intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường Mầm non Thái Bảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường Mầm non Thái Bảo" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ; Sưu tầm những bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ; Tạo tình huống cho trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường Mầm non Thái Bảo

  1. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai! Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, đó là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Bác Hồ ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Việc giáo dục rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với con người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, những sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt trẻ em trong độ tuổi mầm non là lứa tuổi rất nhút nhát, chưa mạnh dạn nhiều vào đầu năm học, bên cạnh đó cũng có rất nhiều trẻ thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống, chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân. Chính vì thế trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Trẻ có thể gặp nguy hiểm bởi sự bất cẩn của người lớn như bỏng, điện giật, trơn trượt, hóc dị
  2. 2 vật, bắt cóc… Những nguy cơ không an toàn đó không những có thể xảy ra ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày như giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ, cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. Để đạt được những mục tiêu về “Giáo dục kỹ năng phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường mầm non Thái Bảo” thì việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ ở từng lớp nói chung, từng cá nhân giáo viên nói riêng phải nâng cao chất lượng của chính nhóm lớp mình phụ trách. Từ đó, một câu hỏi đặt ra đó là: Phải làm gì và phải làm như thế nào để giúp trẻ ở độ tuổi mình phụ trách có kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn tốt nhất. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường Mầm non Thái Bảo” Với báo cáo này tôi đã nghiên cứu trong năm học 2023- 2024 và tôi đã triển khai thực hiện báo cáo này trong năm học 2024 - 2025. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3 -4 tuổi A3 trong trường mầm non Thái Bảo. Năm học 2024 - 2025, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A3 trong trường mầm non Thái Bảo. Để nắm rõ được thực trạng của việc nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ tại lớp tôi phụ trách, tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau: a. Ưu điểm * Về phía nhà trường
  3. 3 - Là trường chuẩn quốc gia mức độ 2, có đủ cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo để chăm sóc giáo dục trẻ. - Trường học được xây dựng khang trang, sạch sẽ, trường mang tính sư phạm cao, môi trường cảnh quan sạch đẹp có nhiều thuận lợi để tổ chức các hoạt động vui chơi và học tập cho trẻ. - Ban giám hiệu, trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn, tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ. - Lớp học có diện tích thông thoáng, đảm bảo, sạch sẽ, dụng cụ học tập được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. - Môi trường trong và ngoài lớp đều đảm bảo an toàn cho trẻ. * Về phía giáo viên - Bản thân tự đăng ký lớp học về đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất, tinh thần và tính mạng cho trẻ. Qua lớp học tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và tính chất cấp thiết và đổi mới các hoạt động, hình thức dạy học nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. - Bản thân yêu nghề, mến trẻ có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo viên mầm non, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, chịu khó tìm tòi học hỏi qua đồng nghiệp và công nghệ thông tin để nâng cao kiến thức cũng như nghệ thuật lên lớp. * Về phía trẻ - Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi, có nền nếp học tập. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi và thích khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. * Về phía phụ huynh - Phần lớn phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến trẻ. - Một số phụ huynh luôn phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà. - Luôn chia sẻ với giáo viên về hoạt động của trẻ, hưởng ứng mọi hoạt động
  4. 4 của lớp của trường. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế * Hạn chế - Về nhà trường: + Trường đã tổ chức học kỹ năng sống nhưng thời lượng học còn ít. - Về phía giáo viên: + Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ song việc rèn kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ còn nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. + Khả năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều, hình thức tổ chức của giáo viên chưa tạo cho trẻ cơ hội thực hành, trải nghiệm nhiều. - Về phía phụ huynh: + Phụ huynh còn bao bọc trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu khiến trẻ quen dựa dẫm không biết những kỹ năng nhận biết phòng tránh những nguy hiểm. + Trẻ ở nhà với ông bà nên được nuông chiều và việc dạy kỹ năng sống của ông bà cũng nhiều hạn chế dẫn đến việc trẻ chưa biết xử lý tình huống khi trẻ gặp phải. + Đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến vấn đề học kiến thức như học toán, học hát, học vẽ... nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng nhận biết phòng tránh các nguy hiểm thường gặp cho trẻ. + Phụ huynh cho con xem ti vi, máy tính, điện thoại nhiều ít được giao tiếp với môi trường xung quanh, dẫn đến việc trẻ không hòa đồng, không biết chia sẻ với mọi người, mọi vật. + Nhận thức của đông đảo phụ huynh về việc giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ còn nhiều hạn chế. - Về phía trẻ: + Trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức lại không đồng đều. + Một số bé còn nhút nhát, một vài trẻ còn hay nghỉ học tự do, trẻ còn hạn chế về thể chất.
  5. 5 + Một số bé lại quá hiếu động thiếu tập trung trong các hoạt động nên cũng ảnh hưởng tới việc tiếp thu của trẻ trong quá trình học. + Đa số trẻ chưa có những kĩ năng cơ bản về nhận biết và phòng tránh nguy cơ mất an toàn dẫn đến khả năng nhận biết và phát hiện về những nguy hiểm thường gặp hằng ngày của trẻ còn thấp. * Nguyên nhân của hạn chế: - Chương trình giáo dục kỹ năng sống còn lồng ghép vào chương trình học còn ít. Vì vậy bản thân chưa dành được nhiều thời gian cho trẻ thực hành trải nghiệm. - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ thì quá hiếu động, một số trẻ đi học chuyên cần chưa cao ảnh hưởng tới giáo dục trẻ. - Một số phụ huynh còn bận rộn với công việc chưa dành nhiều thời gian quan tâm tới con, chưa phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. - Để tháo gỡ những băn khoăn ấy và nhằm giúp cho bản thân có thêm tư liệu, kiến thức trong việc giáo dục trẻ, đồng thời giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ một cách đúng phương pháp, theo khả năng của trẻ cũng như sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm hiểu các kiến thức về kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn và rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ 3-4 tuổi A3 tại trường mầm non Thái Bảo thông qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường mầm non Thái Bảo”. Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau:
  6. 6 Bảng khảo sát đầu vào của trẻ lớp 3T-A3 (tháng 9/2024) Tổng Khảo sát đầu năm số trẻ Đạt Không đạt STT Nội dung khảo sát khảo Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ sát trẻ (%) trẻ (%) - Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón, cho quà 1 23 10 43,5 13 56,5 bánh, hay động vào vùng riêng tư - Trẻ không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây 2 bỏng như phích nước, bếp 23 8 35 15 65 đang đun, không chạm vào ổ điện, nguồn điện - Trẻ không leo trèo bàn 3 23 10 43,5 13 56,5 ghế, lan can hay cầu thang - Trẻ không chạy nhảy vào chỗ nước trơn hay tránh xa 4 23 10 43,4 13 56,5 các nơi nguy hiểm ao hồ, giếng nước, hố vôi. - Trẻ không sử dụng đồ 5 23 15 65,2 8 34,8 dùng sắc nhọn 2. Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ 3 -4 tuổi A3 trong trường mầm non Thái bảo. a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ. * Môi trường trong lớp học: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn xây dựng môi trường giáo dục an toàn thì bản thân tôi thường xuyên vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, cọ rửa bàn ghế, đồ dùng đồ chơi và sắp xếp chúng một cách gọn gàng, khoa học, đảm bảo an toàn
  7. 7 cho trẻ. Sắp xếp các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo ở giá treo trên cao trong nhà kho và các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ như: ổ điện, các loại nước lau sàn, vim, xà phòng ở vị trí ngoài tầm với của trẻ. Hình ảnh: Đồ dùng vệ sinh để trên cao tránh tầm với của trẻ. Bên cạnh đó, việc bố trí đồ chơi ở các góc gọn gàng, ngăn nắp, giữa các góc chơi có khoảng rộng cách nhau hợp lí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi vận động. Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn có, tận dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương và nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: Bìa carton, chai nhựa, lon nước ngọt, que kem. Những nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn, không độc hại, không sắc nhọn để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Từ đó kích thích trẻ ham muốn được tham gia vào các hoạt động, được khám phá, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực.
  8. 8 Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng không độc hại, an toàn như: Bìa carton, chai nhựa…. Các loại tủ đựng chăn màn chiếu, giá góc đựng đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm và bố trí sắp xếp ổn định chắc chắn (bắt vít vào tường) để tránh nguy cơ bị lật, đổ khi trẻ hoạt động. Thiết bị được treo, móc cần đảm bảo không làm va đập vào đầu, vào người trẻ, được cố định chắc chắn tránh rơi xuống phía dưới, chậu cây cảnh ở ngoài hiên được gắn xi măng phía dưới để khi va chạm tránh bị lật đổ. Hình ảnh: Giá đồ chơi sắp xếp gọn gàng, bắt vít chắc chắn * Môi trường ngoài lớp học Xây dựng môi trường ngoài lớp học đảm bảo an toàn cũng rất cần thiết. Trường mầm non Thái Bảo có không gian rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây
  9. 9 xanh, khu vực chơi ngoài trời của trẻ sạch sẽ, đồ chơi phong phú thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động, các góc chơi trải nghiệm trên sân trường dành cho trẻ như: khu vui chơi thể chất, khu vườn cổ tích, khu hoạt động khám phá tạo hình, khu vui chơi cát nước đều được trải thảm cỏ rất êm và sạch sẽ, đồ chơi ngoài trời thường xuyên được bảo trì, sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi cùng với thiên nhiên và khám phá trải nghiệm. Các đồ chơi trong góc chơi rất thân thiện và an toàn với trẻ. Hình ảnh: Khu vui chơi với cát và nước Hình ảnh: Khu vui chơi thể chất
  10. 10 Hình ảnh: Khu vườn cổ tích Hằng ngày cô giáo cho trẻ ra sân chơi, hòa mình vào thiên nhiên, cô tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ như: Trò chơi dân gian: Nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng; Các trò chơi rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay như: Hai chú lính chì, tôm cá cua, hai chú chim xinh, các hoạt động tập thể như nhảy dân vũ, hay chỉ là hoạt động cô và trẻ trò chuyện cùng nhau hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân trường, cây cối, vườn rau, vườn cây ăn quả, cho trẻ chơi cầu trượt, đu quay, chơi thú nhún và cũng có thể là hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe. Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi các trò chơi ở môi trường ngoài lớp học
  11. 11 b. Biện pháp 2: Sưu tầm những bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ. Từ thực tiễn nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và nhận thấy các trò chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó đã sưu tầm các trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để tổ chức giáo dục kỹ năng cho trẻ. Tổ chức các trò chơi, bài thơ, câu chuyện này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Ví dụ: Tháng 9: Qua bài thơ: “Xuống cầu thang” của tác giả Lê Thị Ngọc Các bạn nhỏ ơi Khi xuống cầu thang Bé lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Không được đùa nhau Nhỡ mà bị ngã Nguy hiểm lắm đấy! Tôi giảng nội dung và đàm thoại cùng trẻ: - Khi đi cầu thang các con cần lưu ý điều gì? - Có được xô đẩy nhau khi đi cầu thang không? - Điều gì sẽ xảy ra khi bị bị ngã? Tháng 10: Với chủ đề gia đình: Qua câu chuyện “Đừng tùy tiện đi theo người lạ” Tôi giảng nội dung: Trong câu chuyện Mimi được mẹ cho đi đâu chơi?
  12. 12 - Mẹ Mimi đã dặn bạn những gì? - Mimi có nghe lời không nhỉ? - Chính vì không nghe lời mẹ nên chuyện gì đã xảy ra với bạn? - Các con có được học tập bạn không? Hình ảnh: Trẻ không đi theo người lạ Tháng 12: Với chủ đề “Động vật sống khắp nơi”. Tôi giáo dục trẻ biết làm gì và không nên làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho trẻ biết những hành động như: Giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt…Sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. Bên cạnh đó tôi cũng giáo dục trẻ như: Không được lại gần các con vật lúc đang ăn, ngủ, đang gầm gừ, hoặc cắn nhau với con vật khác như vậy rất nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn tôi kết hợp cho trẻ chơi trò chơi khoanh tròn những con vật hung dữ (hiền lành). Qua đó để trẻ biết và phòng tránh những nguy hiểm từ những con vật hung dữ đến những con côn trùng như con ong, con sâu… để trẻ không tiếp xúc với chúng.
  13. 13 Hình ảnh: Bé khoanh những con vật hiền lành Trong giờ hoạt động âm nhạc tôi đưa một số bài hát có hiệu quả giáo dục cao, đó là những bài hát chứa đựng tình huống không an toàn để giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như bài hát “con mèo ra bờ sông” của nhạc sĩ Hoàng Hà. Một con mèo ra bờ sông Meo... Mèo này chớ xuống sông Một con mèo ra bờ ao Meo... Mèo này chớ xuống ao Em cũng không chơi gần sông Em cũng không chơi gần ao...kẻo ngã...nhào. Tôi không chỉ dạy trẻ thuộc bài hát, giảng nội dung cho trẻ nghe mà tôi còn giúp trẻ hiểu được rằng không nên chơi ở gần bờ sông, bờ ao. Bởi vì đó là những nơi rất nguy hiểm mà khi trẻ ngã xuống có thể bị đuối nước nếu như không được cứu kịp thời. Với những bài thơ, ca dao, tục ngữ, các trò chơi, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày tôi sưu tầm, sáng tác đã giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến thức về nhận biết và phòng tránh nguy hiểm. Trẻ
  14. 14 biết được việc gì nên và việc gì trẻ không nên làm đồng thời nếu không may gặp nguy hiểm trẻ sẽ nhớ lại cách được sử lí trong những bài thơ, câu truyện, bài học trẻ đã học, đã chơi. Tháng 2: Với đề tài giao thông, tôi đưa ra câu truyện “Qua đường”. Tôi đưa ra câu truyện và giáo dục trẻ không tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng. Đồng thời đưa ra hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. - Khi tham gia giao thông các con phải làm gì? - Ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào? - Khi các con đi bộ các con phải đi bên nào? - Đèn nào các con được đi còn đèn nào phải dừng lại? Qua câu truyện trẻ thấy được những nguy hiểm xung quanh mình trẻ cần phải phòng tránh như không qua đường một mình, phải chú ý đèn giao thông... Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào giờ học, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm khi tham gia giao thông an toàn. c. Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Ví dụ: * Tình huống “Bé làm gì khi người lạ cho quà bánh” Ban đầu, các con vẫn vô tư nhận bánh kẹo từ người lạ, tuy nhiên sau khi
  15. 15 được các cô cảnh báo, một số bé đã trả lại phần bánh kẹo đó, tuy nhiên vẫn còn một số bé vẫn vô tư nhận bánh kẹo, có bé thì khóc òa lên. Qua tình huống giả định, có thể nhận thấy rằng các con vẫn còn vô tư và thiếu cảnh giác, cách xử trí khi gặp người lạ, đặc biệt là với các tình huống cho các con bánh kẹo, khi mà tâm lý của trẻ nhỏ dễ tin, thích đồ ngọt, màu sắc rực rỡ. Bằng cách chia sẻ gần gũi, các giáo viên Sakura Montessori Hồ Chí Minh chủ động khơi gợi để trẻ tự nói ra và ý thức về sự nguy hiểm của sự việc. Cho nên, thông qua tình huống kỹ năng sống cho trẻ mầm non này, các con đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích: - Hiểu được, trẻ nhỏ tuyệt đối không được nhận quà của người lạ mặt khi chưa có sự cho phép của người lớn. - Nhận biết các mối nguy hiểm đến từ người lạ - Nhờ vậy, khả năng phản xạ và đối phó với tình huống khẩn cấp của trẻ phát triển linh hoạt và nhanh nhạy hơn. Dạy trẻ kỹ năng ứng phó khi gặp người lạ cảnh giác trước người lạ là một trong những kỹ năng cơ bản thuộc nhóm kỹ năng tự vệ mà trẻ cần được trang bị ngay từ độ tuổi mầm non. Cuộc sống hiện đại luôn chất chứa những nguy hiểm, tiềm ẩn 1 người lạ có thể tốt, song cũng có thể xấu mang đến cho trẻ những mối nguy khôn lường. * Tình huống “Bé làm gì khi bị xâm hại” Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em được đăng tải trên mạng xã hội có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này. Vậy nên người lớn chúng ta cần giáo dục cho trẻ càng sớm càng tốt các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, để trẻ có kiến thức và phản xạ phòng vệ trong những tình huống xấu nhất. Vậy làm sao để dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Dưới đây là một vài kỹ năng các bậc phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ để biết cách phòng tránh. - Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
  16. 16 - Không ở trong phòng một mình với người lạ. - Không nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. - Không đi nhờ xe người lạ. - Không đến gần hoặc để cho người lạ đến gần mình. - Không để người lạ vào nhà, nhất là trong nhà chỉ có một mình. - Không nói chuyện với người lạ là mình đang ở nhà một mình. - Khi bị xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại tình dục, các em cần hành động: - Đứng ngay dậy. - Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục. - Lùi ra xa để người đó không với tay được tới mình. - Nói to, hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại, tôi không cho phép, tôi không muốn. Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với vọi người… - Bỏ ngay đi. - Kể cho người thân hoặc những người đáng tin cậy biết để kịp thời giúp đỡ. Áp dụng Quy tắc 5 ngón tay * Ngón cái – gần mình nhất – tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột: Những người này có thể ôm hôn, tắm, ngủ chung hay làm vệ sinh giúp bé khi còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín. * Ngón trỏ – tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình: Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Nếu bất kỳ ai trong nhóm này chạm vào “vùng đồ lót”, bé sẽ hét to để nhận được sự trợ giúp và nói với mẹ để được giúp đỡ kịp thời. * Ngón giữa – người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ: bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi. * Ngón áp út – người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu: bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào. * Ngón út – ngón tay xa bé nhất – thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ
  17. 17 chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. Hình ảnh: Quy tắc 5 ngón tay * Tình huống “khi trẻ bị lạc” tôi kể câu chuyện: chuyện của bé Lan. “Hôm nay Lan được mẹ cho đi chợ mua sắm để chuẩn bị đón tết, ở chợ có bao nhiêu là các gian hàng nào là bánh kẹo, quần áo, thực phẩm và đặc biệt là gian hàng đồ chơi nhiều màu sắc. Lan thích lắm, Lan ngắm hết đồ chơi này đến đồ chơi khác, nhấc lên, đặt xuống, chạy sang bên nọ, bên kia. Thế rồi... ôi mẹ đâu rồi? hu...hu...” Sau đó tôi cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại về nội dung câu chuyện: - Bé Lan bị làm sao? - Tại sao bé Lan bị lạc?
  18. 18 - Các con đã bị lạc mẹ bao giờ chưa? - Nếu bị lạc con sẽ làm thế nào? Bằng các hình thức như đóng kịch, xem phim, tranh ảnh, video, đọc thơ, kể chuyện...ta đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề, lồng ghép vào những câu chuyện để trẻ dễ hình dung ra hoặc đưa ra tình huống giả định hỏi và hướng trẻ cách giải quyết, từ đó cô và trẻ cùng nhau thảo luận, suy đoán và tìm ra các dấu hiệu để nhận biết được các nguy cơ không an toàn sẽ và sắp xảy ra. Với hình thức này, trẻ được trải nghiệm và hình thành nên vốn kinh nghiệm sống, từ đó trẻ có tri thức về các nguy cơ không an toàn trong cuộc sống và có được những xử lý tốt nhất. * Tình huống: Bé làm gì khi gặp hỏa hoạn Tâm lý chung của trẻ nhỏ nhất là trẻ mầm non khi thấy đám cháy thường sợ hãi, không dám chạy ra ngoài. Để dạy trẻ kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần giúp trẻ hiểu được mối nguy hiểm của đám cháy và cách phản ứng tốt nhất là tìm cách thoát khỏi đám cháy. Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm kỹ năng thoát khỏi đám cháy Trẻ có kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thông qua lối thoát hiểm, thang bộ, các cánh cửa… ở khu vực sinh sống, trường học hay những nơi thường xuyên lui tới. Cô hướng dẫn trẻ quan sát và đọc biển báo chỉ lối thoát hiểm
  19. 19 để trẻ có thể chủ động trong mọi tình huống. Khi di chuyển trẻ cần dùng khăn ướt bịt miệng và mũi để tránh hít phải khói độc và cần chạy khỏi nơi có cháy một cách nhanh nhất. Di chuyển càng nhanh càng tốt để gia tăng cơ hội an toàn. d. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh. - Việc giáo dục trẻ không chỉ là việc riêng của nhà trường mà còn là sự phối hợp của gia đình với toàn xã hội. Để trẻ có kĩ năng phòng tránh tốt và không bị mai một. Tôi đã thực kết hợp với phụ huynh rèn trẻ dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh những nội dung cần rèn trẻ trong ngày trong tháng qua các giờ đón trả trẻ để phụ huynh nắm được và cùng cô phòng tránh nguy hiểm cho trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Qua đó phụ huynh thấy yên tâm hơn khi gửi con ở lớp và phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp cha mẹ học sinh, những buổi đón trả trẻ, hay điện thoại zalo nhóm lớp, cô và phụ huynh cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn cách giáo dục con. Để trẻ có môi trường hoạt động an toàn thân thiện. Năm học 2023 – 2024 lớp được phụ huynh quan tâm về mọi mặt. Được phụ huynh đóng góp hỗ trợ lớp nguyên vật liệu, kinh phí để đầu tư mua những đồ dùng đồ chơi cho trẻ đảm bảo độ an toàn cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi. Với bảng thông tin tuyên truyền ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kết giữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhật thường xuyên và liên tục giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quát về môi trường an toàn thân thiện trong lớp học từ đó tăng thêm hiệu quả trong sợi dây liên kết giữa giáo viên và phụ huynh. Một kênh thông tin hữu hiệu mà hai giáo viên lớp tôi thực hiện trong năm học này là hệ thống zalo nhóm lớp. Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ với các bậc phụ huynh về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy trẻ của giáo viên và phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng nhận biết và
  20. 20 phóng tránh những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên mời phụ huynh đến trải nghiệm với các bé về hoạt động trải nghiệm kỹ năng sống như kỹ năng phòng tránh cháy nổ, kỹ năng phòng tránh thất lạc, hay điện giật……. + Giáo viên: đưa ra các ý tưởng cần thực hiện + Phụ huynh: Phối kết hợp cùng cô tổ chức sự kiện + Học sinh: Được trải nghiệm, tham gia các dự án và được hoạt động. Có sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trẻ cảm nhận được sự gần gũi và cách thức giáo dục ở nhà mẹ cũng là cô giáo và cô giáo cũng như mẹ hiền trẻ có điều kiện thuận lợi khi thực hiện lồng ghép các hoạt động trải nghiệm các kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn đến với trẻ. Hình ảnh: Giáo viên trao đổi với phụ huynh Qua những kinh nghiệm mà trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà đã nhận được sự phản hồi rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng. Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2