intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm tăng trưởng và bảo quản cơ sở vật chất ở trường Mầm non

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Một số biện pháp để tăng trưởng và bảo quản cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả sẽ tăng trưởng cơ sở vật chất, đáp ứng đủ nhu cầu của công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Đề tài này được áp dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm tăng trưởng và bảo quản cơ sở vật chất ở trường Mầm non

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước rất quan tâm đến sự  nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục mầm non. Muốn trẻ  phát triển toàn diện   một cách tốt nhất và tạo động lực cho trẻ  học tập, tiếp thu kiến thức, kỹ  năng, thái độ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ theo nhu cầu của   trẻ. Việc xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) ở trường mầm non có một vai trò,   vị trí quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nuôi dạy các cháu, là  phương tiện để  giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về  các mặt: thể  chất,   nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Nếu như  chúng ta nuôi  dạy các cháu trong điều kiện CSVC thiếu thốn, không đảm bảo, không đúng  quy cách sẽ dẫn đến những hạn chế trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.  Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non   phụ  thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ  sở  vật chất,   trang thiết bị  dạy học trong trường. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo  dục trước hết phải tăng cường xây dựng cơ  sở  vật chất và trang thiết bị  trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để  giúp trẻ  phát triển về  mọi  mặt. Trường tôi là một trường ở vùng thuận lợi, mặc dù cơ sở vật chất được   mua sắm, bổ  sung trang cấp qua hàng năm song vẫn còn nhiều thiếu thốn  chưa đáp ứng đầy đủ  các nhu cầu CS­GD trẻ  trong giai đoạn hiện nay. Đều  đó ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, đồ  dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản, đồ  dùng, đồ  chơi cho trẻ chưa có  tính mở, chưa đồng bộ, nhiều đồ dùng đồ chơi cũ, lạc hậu cồng kềnh nhưng   hiệu quả thấp. Qua hàng năm, số lượng đồ dùng đồ chơi xuống cấp hư hỏng   nhiều. Tính chung ra bên cạnh số lượng CSVC mua sắm, tu sửa thì bù lại số  CSVC đã bị  hư  hỏng thì mức tăng trưởng CSVC  còn quá chậm so với nhu  cầu. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tích cực tham mưu  với hiệu trưởng nhằm tăng trưởng và   bảo quản cơ  sở  vật chất  ở  trường   mầm non một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh  nghiệm của mình với đề tài: "Một số biện pháp nhằm tăng trưởng và bảo   quản cơ sở vật chất ở trường Mầm non". *Điểm mới của đề tài: Đây là đề tài ma ban thân tôi nghiên c ̀ ̉ ưu lân đâu va co nhiêu điêm m ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ới đaṭ   ̣ ̉ hiêu qua cao trong qua trinh tăng tr ́ ̀ ưởng và bảo quản CSVC của nhà trường.  1
  2. Đề tài đưa ra có nhiều giải pháp phù hợp có tính hệ  thống áp dụng vào thực   tiễn mang lại hiệu quả cao.  Nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã nắm vững các  quy định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Bản thân tôi đã   tích cực tham mưu với hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng cơ  sở  vật chất.  Tăng cường vai trò chỉ  đạo công tác sử  dụng, bảo quản của bản thân về  CSVC khoa học đối với đội ngũ. Tăng cường vai trò của đội ngũ CB,GV, NV  trong công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của   nhà trường.  1.2. Phạm vi áp dụng Trong quá trình nghiên cứu đề  tài “Một số  biện pháp để  tăng trưởng và  bảo quản cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích bảo quản tốt, sử  dụng hiệu quả sẽ  tăng trưởng cơ sở  vật chất, đáp ứng đủ  nhu cầu của công   tác chăm sóc giáo dục trẻ  hiện nay. Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và   có tính khả  thi cao. Vì thế, đề  tài  này được áp dụng cho tất cả  các trường   mầm non  ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và có thể  áp dụng rộng rãi ở  các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng bình.  2. PHẦN NỘI DUNG   2.1. Thực trạng Trường mầm non nơi tôi công tác là một trường thuộc vùng thuận lợi,   trường có 09 nhóm lớp. Đồ dùng đồ chơi cơ bản được trang cấp và được mua  sắm qua hàng năm nên khá phong phú về chủng loại, hình dáng, màu sắc. Quá   trình sử  dụng qua hành năm nên đồ  dùng cũng hư  hỏng nhiều, chưa có tính  đồng bộ. Tính sáng tạo, linh hoạt khi sử  dụng còn nhiều hạn chế. Do vậy,   chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong quá trình CS­GD trẻ.  Trước tình hình khó khăn đó, là một người quản lý tôi luôn suy nghĩ, trăn  trở  làm sao để nhà trường, các nhóm lớp, nhà bếp có đầy đủ  cơ  sở  vật chất   và đáp  ứng nhu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn mới. Tôi đã suy   nghĩ và chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm tăng trưởng và bảo quản cơ   sở vật chất ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải  pháp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu bản   thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:  a. Thuận lợi:  Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo,  chuyên viên Phòng giáo GD­ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND xã. 2
  3. Đội ngũ BGH trẻ, khỏe nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong công tác   quản lý và chỉ  đạo trường Mầm non. Đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu  thương chịu khó, có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình  đổi  mới  nhanh. Có  ý  thức trách nhiệm cao trong mọi hoạt  động của nhà  trường.  Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình thường xuyên trao đổi  với giáo viên về tình hình học tập của con.  Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ  khi  giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  hoạt  động CS­GD trẻ. Thực hiện đầy đủ các khoản thu nộp của nhà trường.  Khuôn viên nhà trường rộng có nhiều khu vui chơi, khám phá. Các lớp  học thông thoáng, rộng rãi, khép kín, các góc được bố  trí phù hợp thuận lợi   cho quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. b. Khó khăn Mặc dù được mua sắm và bổ  sung qua hàng năm, song CSVC của nhà  trường vẫn còn nhiều thiếu thốn. Số lượng cháu đông song đồ chơi ngoài trời   ít, khuôn viên quy hoạch chưa hoàn thiện, một số hệ thống công trình vệ sinh  đã xuống cấp, đồ dùng, trang thiết bị còn thiếu và đã hư hỏng nhiều. Đồ dùng   giáo dục trẻ  được sắm qua hằng năm (có những đồ  dùng được mua sắm từ  trước) thì đã cũ, hỏng. Đồ dùng chưa có tính đồng bộ, chưa có tính mở chưa   đáp  ứng mục tiêu giáo dục theo chương trình TT28, chưa đáp  ứng nhu cầu  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Một số  giáo viên trẻ  mới tuyển dụng, một số  giáo viên chưa có nhiều  kinh nghiệm trong công tác bảo quản CVSC lớp, nhà trường. Công tác bảo  quản còn lơ là chưa khoa học. Để  nâng cao hiệu quả trong việc bảo quản và tăng trưởng CSVC, trang  thiết bị cho trường và giải quyết những khó khăn CSVC thực tế nhà trường,  xuất phát từ trách nhiệm của một người làm công tác quản lý, với lương tâm  nghề nghiệp tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra cho trường một hướng đi mới  bằng một số biện pháp cụ thể. 2.2.  Một số biện pháp thực hiện:  Biện pháp 1: Nắm bắt và nghiên cứu kịp thời các văn bản, quy định   về trang thiết bị, CSVC trong trường Mầm non.  Ở  trường Mầm non cần có những tài sản, đồ  dùng, đồ  chơi gì? Ai là   người sử  dụng tài sản đó. Vì vậy, việc nắm bắt và nghiên cứu kịp thời các  văn bản, quy định về  CSVC trong trường Mầm non rất quan trọng. Đây là  3
  4. giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản  lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những yêu cầu  tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm   non lúc đó mới có căn cứ để tham mưu lập kế hoạch phát triển.  Để  xây dựng được kế hoạch phát triển nói chung, kế  hoạch mua sắm   CSVC (đồ dùng bán trú, đồ dùng học tập…) nhà trường nói riêng có tính khả  thi cao tôi đã tập trung nghiên cứu Điều lệ  Trường Mầm non ban hành theo  Quyết  định   số:14/2008/QĐ­BGDĐT;   Thông   tư   số   02/2010/TT­BGDĐT   về  quy định danh mục thiết bị  mầm non tối thiểu phục vụ  chương trình mầm  non;  Thông tư  số  19/2018/TT­BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  kiểm định chất lượng và công nhận đạt   chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Nghiên cứu kỹ văn bản hợp nhất số  01 VBHN­BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 về ban hành danh mục thiết bị  mầm non tối thiểu phục vụ chương trình mầm non;  Như  vậy việc nắm bắt các văn bản, quy định trong quá trình quản lý,  chỉ  đạo thực hiện công tác xây dựng CSVC nhà trường là một yếu tố  quan  trọng hàng đầu và là kim chỉ  nam cho mọi hoạt động của CBQL trong công  tác điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Biện pháp 2: Tham mưu xây dựng kế  hoạch bảo quản và phát triển   CSVC phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.  Đối với công tác lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong   những giải pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình   hoạt động của nhà trường, xây dựng cơ  sở  vật chất không chỉ  một năm, hai  năm mà phải 10 năm, 15 năm thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị  sử  dụng. Để  lập kế hoạch có tính khả thi, tôi tổ chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo  cac tiêu chu ́ ẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp  ứng yêu cầu để  đưa vào trong kế hoạch phát triển. Như vậy, sự thành công của các kế hoạch  đề ra là hoàn toàn có cơ sở và sẽ đạt được mục tiêu.  Mặt khác tôi nắm bắt các văn bản chỉ  đạo, các thông tư, quy định đã  được ban hành. Căn cứ  vào tình hình thực tiễn của trường mình. Từ  đó, tôi  tham  mưu với  hiệu trưởng lên kế  hoạch tu sửa  và phát triển CSVC  của   trường. Để tiến hành tham mưu lập kế hoạch có hiệu quả  cao thì trước hết  bản thân tôi phải thành lập ban kiểm kê tài sản, tôi chỉ đạo ban kiểm kê tiến   hành kiểm kê, rà soát đồ dùng, đồ chơi, CSVC ngay từ đầu năm. 4
  5. Tôi thành lập Ban kiểm kê tài sản. Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ  các  thành phần gồm: Trưởng ban thanh tra nhân dân, CBQL phụ trách công tác cơ  sở vật chất, tổ trưởng các khu vực, kế toán và GV các lớp.  Trưởng ban là hiệu trưởng, phó trưởng ban là phó hiệu trưởng phụ trách   CSVC. Tôi  chỉ đạo các thành viên trong ban kiểm kê, tiến hành kiển tra, từng   loại đồ  dùng đồ  chơi, phân loại chúng theo giá trị  sử  dụng (đồ  dùng có thể  dùng được, đồ  dùng đã hỏng hoàn toàn, đồ  dùng có thể  phục hồi). Từ đó tôi   đối chiếu theo cac tiêu chu ́ ẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng  yêu cầu để tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển CSVC. Ví dụ: Lớp Bé 1 tổng số 38 trẻ, hiện có 16  bàn như vậy còn thiếu 3 bàn   học cho trẻ. Lớp Bé 2 tổng số 36 trẻ, hiện có 36 cái ghế, trong đó đã bị hỏng   6 cái. Tôi phải tham mưu với BGH để tu sửa số ghế đã hỏng.  Khi kiểm kê tài sản tôi phân loại tài sản cố  định, công cụ  dụng cụ, đồ  dùng đồ chơi. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê 2 lần/năm, có biên bản đầy đủ chữ  ký  của người sử dụng, thành phần kiểm tra. Biên bản ghi rõ tên tài sản, công cụ  dụng cụ, đồ  dùng đồ  chơi. Trong biên bản bàn giao, tôi ghi rõ số  lượng tại   thời điểm bàn giao, số  lượng đã hỏng, số  lượng có thể  tu sửa, số  lượng còn  thiếu, năm đưa vào sử dụng.  Sau khi kiểm kê, ban kiểm kê sẽ tiến hành phân loại và thanh lý những  tài sản hư hỏng theo quy định, cũng như lập dự trù mua sắm bổ sung, đề xuất  mua mới tu sửa hay mua mới CSVC phù hợp và cần thiết. Qúa trình kiểm kê cần phải cập nhật đầy đủ các danh mục và lập biên  bản tại chổ, phân thành các loại tài sản khác nhau để  thuận lợi trong việc  quản lý.  Vào đầu năm học 2019 ­2020 tôi đã cùng giáo viên trong lớp kiểm kê  lại trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ quá trình giáo dục trẻ ở lớp. Sau   đó,   căn   cứ   vào   Văn   bản   hợp   nhất   số   01/VBHN­BGDĐT   giữa   Thông   tư  02/2010/TT­BGDĐT và Thông tư  34/2013/TT­BGD­ĐT của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo quy định về  danh mục đồ  dùng, đồ  chơi, thiết bị  dạy  học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, để lên danh mục đồ dùng đồ chơi  trong lớp và tham mưu với BGH nhà trường mua sắm bổ sung. Ở  trường mầm non có một khối lượng tài sản rất lớn ngoài tài sản  kiên cố  là hệ  thống các phòng học, phòng chức năng… thì bên trong còn có   các loại tài sản, đồ  dùng trang thiết bị  như: máy vi tính, ti vi, đầu đĩa…, các  loại đồ dùng như: bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá đến hàng chục triệu đồng,  5
  6. kinh phí này không chỉ của nhà nước mà còn là của nhân dân phụ huynh đóng  góp, nếu chúng ta bảo quản không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo  dục và làm tổn thất đến tài sản chung của nhân dân, của Nhà nước. Chính vì  thế  trong quá trình quản lý chỉ  đạo phần hành CSVC đòi hỏi CBQL phải rõ  ràng, cụ thể, chi tiết để sử dụng CSVC có hiệu quả cao.  Ví dụ: Để tạo không gian xanh thoáng mát cho khu phát triển vận động.   Tôi tham mưu với hiệu trưởng làm giàn hoa phía bên ngoài khu PTVĐ. Tuy   nhiên để  làm giàn hoa có hiệu quả  sử  dụng lâu dài tôi tham mưu với hiệu   trưởng đầu tư  kinh phí làm giàn bằng thép không rỉ. Thép chống rỉ  đắt hơn  sắt, nhưng độ bền lâu hơn và không có rỉ sét đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui   chơi. Tôi truy cập các hình ảnh trên mạng, tham quan các trường bạn để xem  kiểu mẫu, hình dáng. Từ  đó thiết kế  giàn hoa đảm bảo vừa thuận lợi, vừa   phù hợp, vừa thẩm mỹ để không bị lạc hậu sau 10­15 năm nữa.     Giải pháp 3:  Xác định rõ  vai trò,  trách nhiệm của  từng thành viên   trong nhà trường. Qúa trình quản lý chỉ  đạo cơ  sở  vật chất, nhà trường cần nêu cao vai  trò,   trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cụ thể vào tiêu chí thi đua và   thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm không  bị thất thoát, hư hỏng. Phân công phần hành trách nhiệm rõ người rõ việc.   Đối  với  ban giám  hiệu nhà trường phải là những người nắm vững  chuyên môn, hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp  về cấp học Mầm non để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trò, vị trí của cấp  học Mầm non nhất là trong giai đoạn hiện nay. Phải có tầm nhìn xa để  xây  dựng CSVC phù hợp với yêu cầu của GDMN hiện nay. Qúa trình xây dựng   CSVC phải có tính đến giá trị sử dụng lâu dài, bền vững để tránh lãng phí.           Ví dụ: Hệ thống giá phơi khăn của các lớp đã bị hư hỏng, rỉ sắt nhiều,   các móc sắt dùng để  móc khăn chổng lên rất nguy hiểm nếu không may trẻ  chạy nhảy va vào. Yêu cầu thay hệ  thống giá móc khăn mới, kịp thời. Để  đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ  sinh cho trẻ.  Tuy nhiên, khi làm giá phơi khăn tôi thấy mỗi lớp đều có một giỏ  đựng bàn  chải đánh răng, mỗi lớp có thêm một giá úp cốc nhưng đã cũ. Trong một lớp  có đến 2 giá đựng khăn, ca, một giỏ  bàn chải đánh răng. Như  vậy đồ  dùng   vừa nhiều vừa lành cành không thuận lợi cho việc lấy, cất của trẻ. Tôi đã đề  xuất với chuyên môn nhà trường thiết kế kết hợp 3 trong 1 bao gồm giá phơi  6
  7. cả khăn, cả úp cốc, cả móc bàn chải riêng cho mỗi trẻ vừa tiện lấy, tiện cất   lại vừa gọn gàng. Chất liệu inoc có độ bền cao. Qúa trình tăng trưởng CSVC phải bám sát vào tình hình thực tiễn của  nhà trường để  xây dựng đề  án phát triển theo giai đoạn phù hợp, mang tính  hiệu quả  cao. Kế  hoạch phải được bàn bạc và thống nhất trong BGH, phải   được HĐND xã nhất trí thông qua và trở thành Nghị quyết. Ví dụ: Tôi tham mưu với BGH nhà trường tu sửa lại hệ thống bệ rửa,  hệ thống đường dây điện cho các khối lớp là cấp thiết. Bởi nhiều đoạn dây   điện đã bị chắp nối, có đoạn trầy xước vừa không đảm bảo an toàn lại vừa   dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ. Cần thay mới các bệ rửa đã hư hỏng để đảm  bảo cho công tác vệ  sinh sạch, khô, nước không rò rỉ. Bởi tính cấp thiết đó,   BGH nhà trường quyết định tu sửa trước ngày trẻ vào lớp. Đặc biệt là phó hiệu trưởng phụ  trách CSVC hơn hết phải nhận thức  rõ vài trò quản lý chỉ  đạo, tham mưu của mình, phải tăng cường c ông tác  quản lý chỉ  đạo các hoạt động của nhà trường  mua sắm, sử  dụng tài sản,  công cụ dụng cụ của nhà trường. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc mua   sắm, tu sửa đều nắm rõ. Hàng tháng tôi cập nhật đánh giá những hạng mục   đã thực hiện được và những hạng mục nào còn tồn tại, hướng giải quyết ra   sao, kế hoạch cho tháng tiếp theo sẽ làm gì?  Tham mưu kịp thời về  việc bổ  sung CSVC, tu sửa, thu hồi xử lý tài  sản công, thiết bị dạy học đã cũ và hỏng. Đồng thời chỉ đạo công tác nâng cao  chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức đặc biệt là việc sử  dụng đồ dùng trực quan. Vui chơi hoạt động với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ  lĩnh hội kiến thức nhanh nhất.  Tiếp tục chỉ đạo đội ngũ đổi mới hình thức tổ  chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với việc tăng cường làm  đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ nhằm tạo lòng tin  trong quần chúng nhân dân, phụ  huynh, thu hút mọi người quan tâm đến sự  phát triển giáo dục Mầm non. Đối với giáo viên, nhân viên các lớp thực hiện việc giao nhận tài sản,  đồ  dùng đồ  chơi theo nhóm lớp, khối phòng. Các giáo viên thực hiện nghiêm  túc việc tiếp nhận, bàn giao tài sản, công cụ dụng cụ theo quy định. Có trách   nhiệm bảo quản gìn giữ CSVC, đồ dùng chung của trường, đồ dùng riêng của  khối, phòng khi được nhà trường phân công. Tôi phân công trách nhiệm rõ  người rõ việc, rõ tên đồ dùng, tài sản. Ví dụ: Lớp Lớn 1: Chịu trách nhiệm cất giữ  và bảo quản tài sản theo  nhóm lớp phụ  trách, quản lý đồ  dùng đồ  chơi khu PTVĐ. Lớp Lớn 2: Chịu  7
  8. trách nhiệm cất giữ và bảo quản tài sản theo nhóm lớp phụ trách, quản lý đồ  dùng đồ chơi khu Dân gian. Bên cạnh đó, giáo viên, nhân viên phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời  về  tình hình sử  dụng CSVC. Phải tham mưu, đề  xuất các giải pháp về  mua   sắm, tu sửa CSVC. Tìm tòi, nghiêm cứu các đồ dùng đồ chơi mới, đẹp, hiện   đại, phù hợp với công tác CS­ND­GD trẻ.   Ví dụ: Lớn 1: Đề xuất nhu cầu mua sắm bàng xoay đa năng cho lớp để  phù hợp với việc tổ  chức dạy học. Nhà trẻ  đề  xuất mua một màn rèm che  nắng bởi buổi chiều nắng xuyên vào lớp ảnh hưởng đến sưc khỏe của trẻ… Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo   trong việc làm đồ  dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao.  Tôi  thường xuyên trao đổi với giáo viên, nhân viên về  một số  hạng mục mua  sắm, tu sửa. Lắng nghe sự góp ý của đội ngũ để  việc mua sắm, tu sửa tránh   bị lãng phí không phù hợp, mà qua đó nhận được nhiều ý kiến hay.  Như  ta cũng biết, vòng quay của cuộc sống, của thị  trường luôn biến  động, luôn luôn thay đổi để  tạo ra những cái mới, cái hiện đại. Những gì đã  qua thì nó nhanh chóng trở nên cũ đi.  Giáo viên chúng ta cũng là người sẽ tham gia vào vòng quay thị trường,  mỗi người họ  có một cách tiếp cận với những đồ  dùng, dụng cụ  mới, hiện   đại hơn. Do vậy, tiếp thu và lắng nghe ý kiến, tham khảo thông tin qua mạng  sẽ  giúp chúng ta tiếp cận những đồ  dùng ngày càng hiện đại hơn, phù hợp  nhu cầu hơn.  Xuất phát từ  những cuộc trao đổi, trò chuyện bản thân tôi biết được   ngoài kia có những sản phẩm phù hợp với nhà trường, công việc của mình. Ví dụ: Trường tôi đang có kế  hoạch mua nồi cơm điện cho nhà bếp.  Bản thân tôi tham khảo trên thì trường hiện nay chỉ có nồi nấu tối đa được 30  lon gạo. Nhưng nấu nồi đó thường thì cơm không ngon, không tơi xốp, nhân  viên dinh dưỡng phải xới, đảo nhiều lần rất vất vả. Theo sự góp ý của giáo  viên nên dùng bếp cơm công nghiệp. Dù đắt hơn những chất lượng và độ  bền cao hơn. Sản phẩm đó có thể  dùng 20 năm. Dùng bếp cơm công nghiệp   nấu cơm sẽ  ngon hơn, nấu được nhiều hơn, bếp có các khoang để  nấu theo  số  lượng của từng lớp thuận lợi hơn. Nhân viên dinh dưỡng đỡ  mất nhiều   thời gian để đảo và xới.  Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ  đạo đội ngũ trong công tác   quản lý và sử dụng, bảo quản CSVC của nhà trường. 8
  9. Song song với việc xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất thì nhà trường  cần làm tốt công tác sử dụng và bảo quản CSVC. Đây không phải là việc làm  riêng của cán bộ quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào công tác  giáo dục đều có trách nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ CB, GV,  NV trong nhà trường là những người đầu tiên phải làm tốt việc sử  dụng và  bảo quản CSVC tại nhóm lớp và khu vực được phân công. Bởi vì đội ngũ  giáo viên, nhân viên là người trực tiếp sử dụng.  Bản thân tôi luôn động viên, nhắc nhở và gắn trách nhiệm bảo quản và sử  dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các lớp. Có biên bản bàn giao tài sản, biên bản  kiểm tra định kỳ. Kiểm tra tài sản và xác định rõ nguyên nhân hư hỏng của tài sản.   Đề ra chế tài xử phạt nghiêm minh với các hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản, CSVC  của nhà trường. Có biện pháp răn đe với trường hợp thờ ơ, thiếu trách nhiệm để hư  hỏng tài sản. Ví dụ: Hành vi cất giữ tài sản không đúng với tính chất tài sản. Không  có ý thức trong bảo vệ tài sản. Có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên thực   hiện tốt công tác bảo quản CSVC của nhóm lớp.  Ví dụ: Đồ dùng sau khi sử dụng xong cần kiểm tra độ sạch khô, sau đó tùy  theo kích thước, chất liệu mà cất đặt gọn gàng. Đồ dùng to thì có thể cất dưới đất  nhưng phải kê cách mặt đất 2­3 cm. Đồ dùng bằng giấy, kích thước nhỏ thì có thể  phân loại bỏ từng túi, ghi tên bên ngoài cất vào hộp cẩn thận, dồ dùng có kích thước   cồng kềnh thì mang lên kho nhà trường cất giữ cẩn thận… Giáo viên sử dụng, bảo quản tài sản cần có ý thức trách nhiệm cao, không  làm ẩu, bất cẩn dể bị hỏng đồ dùng, không làm qua loa chiếu lệ mà phải đặt trách   nhiệm của cá nhận với nhà trường lên trên hết. Mỗi giáo viên phải thực hiện nghiêm  túc công tác kiểm kê, bàn giao tài sản đảm bảo. Quán triệt trong đội ngũ về ý thức sử  dụng CSVC, trang thiết bị hiệu quả đúng mục đích. Trong quá trình sử  dụng, muốn phát huy hết công dụng, công suất, sự  lâu bền của các loại đồ  dùng trang thiết bị, thì nhà trường cần có cơ  chế  quản lý theo phương thức tự quản. Có nghĩa là: những đồ dùng, trang thiết bị  máy móc cần thiết cho bộ phận nào, cá nhân nào sử dụng thì phải có biên bản   bàn giao. Bộ  phận, cá nhân đó sử  sụng phải có trách nhiệm bảo quản, giữ  gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng và bảo quản CVSC. Lập hồ sơ CSVC nhóm  lớp và của toàn trường. Được theo dõi theo phần mềm tài sản, công cụ dụng   cụ của nhóm lớp. Hồ sơ quản lý tài sản gồm: Kế hoạch phát triển CSVC, biên bản kiểm   kê tài sản công cụ, dụng cụ  của nhóm lớp, biên bản bàn giao, tiếp nhận tài  sản, công cụ  dụng cụ. Sổ  theo dõi CSVC của nhóm lớp. Sổ  theo dõi tài sản  9
  10. cố định của nhà trường. Sổ theo dõi công cụ dụng cụ của nhà trường. Hồ sơ  mua sắm tài sản, công cụ dụng cụ.  Bản thân tôi chỉ  đạo đội ngũ tăng cường giáo dục trẻ  biết cách chơi,   biết sử dụng đồ dùng khi cô cho phép và biết bảo vệ gìn giữ đồ dùng đồ chơi  trong và sau khi chơi. Trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.  Tăng   cường   công   tác   quản   lý,   sử   dụng,   bảo   quản   CSVC   của   nhà  trường là một biện pháp quan trọng để  năng cáo hiệu quả  của việc sử  dụng  CSVC, tài sản nhà trường, nhờ đó mà CSVC được tăng trưởng. Biện pháp 5: Chỉ  đạo đội ngũ tích cực làm đồ  dùng đồ  chơi dạy   học.           Với nguồn kinh phí hạn hẹp, CSVC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu CS­   GD trẻ, bản thân tôi đã tích cực chỉ  đạo giáo viên thực hiện công tác tự  làm   đồ  dùng, đồ  chơi. Vận động phụ  huynh  ủng hộ  các loại nguyên vật liệu,  tham khảo các thông tin liên quan trên mạng để  phối hợp với phụ huynh làm   thêm đồ dùng, dồ chơi cho trẻ như xích đu, bấp bênh, cà kheo, ghế thể dục…           Tổ chức các hoạt động thi đua làm đồ dùng giữa các lớp. Bên cạnh đó  nhà trường tổ  chức hội thi xây dựng góc vân động của các lớp. Qua hội thi  các nhóm, lớp đã chủ  động làm nhiều đồ  dùng đồ  chơi, đã xây dựng các góc   phù hợp, đẹp mắt thuận lợi cho việc học tập, vui chơi của trẻ.          Nhà trường đã chủ động xây dựng khu vui chơi, khám phá, mở rộng khu  vận động. Sử  dụng các góc, lối đi để  tạo góc vui chơi cho trẻ  như  góc vui   chơi với cát nước, góc chơi với cát, đá, góc học tập… Nhà trường đã mua  sắm thêm bộ  phát triển thể  chất. Nhà trường tiến hành tu sửa lại đồ  chơi  ngoài trời.           Để hoạt động tuyên truyền có ý nghĩa cũng như hiệu quả trò chơi được   phát huy cao hơn nữa, thì giáo viên phải biết tận dụng hết các hiệu quả  của   đồ  dùng đó. Nhằm sử  dụng linh hoạt trong các giờ  hoạt động nhằm gây sự  hứng thú vào tiết học nhằm lĩnh hội kiến thức nhanh hơn. Nhờ đó, số lượng   đồ  chơi, đồ  dùng lớp tôi đã được tăng lên và phục vụ  đầy đủ  cho quá trình  hoạt động của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú với các hoạt động do cô tổ chức, nhờ  đó chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.   Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền vận động phụ huynh thực hiện   xã hội hóa giáo dục. Cơ  sở  vật chất, trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  dạy học là  phương tiện để  chuyển tải kiến thức tư  duy cho trẻ.  Đặc biệt  phát triển  10
  11. chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ  làm trung  tâm thì việc đầu tư CSVC và trang thiết bị đồ dùng, đồ  chơi lại rất cần thiết   để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.             Đối với xã tôi, nhân dân, phụ  huynh trong những năm gần đây nhận  thức về công tác giáo dục đã có sự thay đổi lớn, phụ huynh đã nắm bắt được  các chế độ, chính sách đối với giáo dục nên đã có sự quan tâm đúng mục đến  con em của mình đặc biệt là ở bậc mầm non. Việc phụ huynh đồng tình ủng   hộ  là một việc làm hết sức quan trọng, đó là một phần của thành công. Vì  vậy, xây dựng một nhà trường vững mạnh thì trước hết chúng ta phải dựa  vào phụ huynh.     Ngày từ đầu năm nhà trường đã tổ chức họp ban chấp hành hội cha mẹ  học sinh thông qua kế hoạch hoạt động, thông qua các khoản thu chi quỹ hội,  kế hoạch mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ... Thông qua kế hoạch vận động  xã hội hóa. Họp phụ  huynh lấy ý kiến thực hiện các hạng mục xã hội hóa.   Nhà trường phối hợp với Ban chấp hành hội cha mẹ  học sinh để  thực hiện  các hạng mục đảm bảo tính khách quan.   Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết phải làm tốt công   tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với phụ huynh  bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử  dụng có hiệu quả  nguồn huy   động. Quan tâm chăm lo CS­ND­GD đến mọi đối tượng học sinh,  đồng thời  phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo được  môi trường học tập cho học sinh mới được phụ huynh và cộng đồng quan tâm  ủng hộ, công tác xã hội hóa giáo dục mới có hiệu quả và duy trì được lâu dài. Để nguồn xã hội hóa có hiệu quả có tính lâu dài nhà trường phải rà soát  lên kế hoạch cụ thể, thiết thực nhất đối với nhà trường được UBND xã đồng  ý, hội cha mẹ học sinh đồng thuận. Năm học này nhờ  nguồn xã hội hóa nhà  trường đã tu sửa được hệ  thống điện nước, hệ  thống cửa sổ  các lớp. Làm  hành lang bảo vệ an toàn cho trẻ.  Năm học này phụ huynh đã tích cực hưởng ứng các hoạt động của nhà  trường. Ủng hộ nhiều ngày công lao động tạo môi trường xanh sạch đẹp, an   toàn cho trẻ vui chơi. Thực hiện nghiêm túc các khoản thu nộp đúng thời gian   theo quy định của nhà trường.         2.3. Kết quả đạt được *Đối với nhà trường: Có đầy đủ hồ sơ tài sản, công cụ dụng cụ. Có kế  hoạch thực hiện rõ ràng chi tiết. Giáo viên phấn khởi, giảm bớt công việc để  11
  12. thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tài sản nhà trường trong năm qua ít bị hư  hỏng. CSVC đã tăng trưởng đáng kể, nhờ  đó mà chất lượng công tác chăm  sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được nâng lên. Nhờ sự tích cực tham mưu và  áp dụng nhiều phương pháp như  trên nhà trường đã thu được nhiều kết quả  đáng  khích lệ trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Nhà trường có đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 01, 02 cho các lớp.Nhà  trường có đủ đồ dùng vệ sinh, đồ dùng bán trú.Các lớp có đủ tivi phục vụ cho  hoạt động giáo dục trẻ. Hội trường được trang bị 1 tivi phục vụ cho công tác  hội họp. Tivi các nhóm lớp có khung bảo vệ an toàn.          Nhà trường đã tiến hành tu sửa hệ  thống thoát nước, nhà vệ  sinh các  lớp,  thay hệ thống trần nhà vệ sinh lớp Lớn 1, làm hành lang bảo vệ trước và sau   tầng 2 đảm bảo an toàn cho trẻ.          Xây dựng hệ thống đường đi phía sau vườn rau, vườn cây ăn quả, xây  dựng giàn hoa, xây dựng góc vui chơi ngoài trời, xây dựng hệ thống bồn hoa   phía ngoài hàng rào, tu sửa lại hệ thống đồ chơi ngoài trời.           Đã mua bổ sung 30 ghế nhựa bổ sung cho Nhỡ 3.Đã mua sắm  bổ sung  dụng cụ  bếp bán trú. Làm giá đựng bát dĩa và mái che cho khu vực rửa nhà   bếp. Mua cối xay cá mới. Tu sửa hệ thống cửa thống gió, tu  sửa các cửa sổ  bị hỏng.       Làm thang leo phía ngoài khu phát triền vận động, mua mới bộ thể dục   gồm 18 chi tiết cho trẻ học tập. Mua máy bơm nước, tu sửa hệ thống nước  thoát lớp Nhỡ 3, làm khung bảo vệ ti vi.         Nhà trường đã chỉ  đạo đội ngũ làm thêm nhiều đồ  dùng đồ  chơi mới  như xích đu, bấp bênh, ném xa, cầu trượt và nhiều đồ chơi vận động khác. Kết quả  trên là động lực mạnh mẽ  thúc đẩy ý chí quyết tâm của tập  thể  Hội đồng sư  phạm nhà trường, tạo tiền đề  tốt cho việc nâng cao chất  lượng chăm sóc nuối dưỡng và giáo dục trẻ trong những năm học tiếp theo. 3. KẾT LUẬN    3.1. Ý nghĩa:     Cơ sở vật chất ở trường mầm non đóng vai quan trọng quyết định đến  hiệu quả  chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.  Xây dựng cơ  sở  vật chất  ở  trường mầm non có một vai trò, vị trí quan trọng. Nó là nền tảng, là điều kiện  cần thiết để CS­ND trẻ, là phương tiện để  giúp trẻ phát triển một cách toàn   12
  13. diện về các mặt: đạo đức thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và   thẩm mỹ. Nếu như  chúng ta nuôi dạy các cháu trong điều kiện CSVC thiếu   thốn, không đảm bảo an toàn thì sẽ  không đem lại cho các cháu một môi   trường giáo dục toàn diện, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi học tập của  các cháu.     Công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường lớp mầm non là vấn đề  trọng tâm, một nhiệm vụ hàng đầu mà người cán bộ quản lý nhà trường phải   nắm rõ làm tốt công tác này.  Đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường   mầm non” là đề tài mà tôi đã tích cực nghiên cứu và đã được áp dụng vào thực  tế đưa lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu  đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong muốn được các bạn đóng  góp ý kiến thêm để  đề  tài được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả  hơn trong  những năm tiếp theo. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân rút ra từ  công tác chỉ  đạo  bảo quản và tăng trường CSVC trường học, tuy nhiên nhà trường không dừng  lại tại đây mà sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong những năm tiếp theo. Rất   mong sự đóng góp ý kiến chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo. Sự quan tâm hổ trợ  các điều kiện về  CSVC trường học để  giúp cho nhà trường ngày càng phát   triển hơn. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0