intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và các phía của đối tượng khác (có sự định hướng) và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác vẫn còn lẫn lộn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm một số biện pháp giáo dục cho trẻ!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trẻ  em là thế  hệ  tương lai của đất nước. Để  đất nước giàu mạnh thì   những chủ nhân tương lai phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về thể chất, tâm   lý, nhân cách và nhận thức. Trong các hoạt động giáo dục trẻ  trong trường mầm non, hoạt động vui   chơi là hoạt động chủ  đạo, song hoạt động học tập có chủ  định trong các giờ  hoạt động chung đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống cần trang bị cho  trẻ ngay từ khi còn nhỏ.  Giáo dục mầm non của chúng ta đang từng bước hoàn thiện mình  hơn cả  về  nội dung và phương pháp. Trong mỗi một lĩnh vực điều có sự  thay đổi để phù hợp hơn với tâm sinh lý của trẻ theo từng thời kì, theo từng   bước phát triển của trẻ. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, là lĩnh vực  được chú trọng nhất trong giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ 5 tuổi. Trong lĩnh  vực nhận thức trẻ  được lĩnh hội về  tri thức để  hoàn thiện mình. Nhưng  trong thực tế  cho thấy rằng, giáo dục mầm non chưa chú trọng dạy trẻ  định hướng về thời gian và không gian, hoạt động định hướng trong không  gian tuy là một nội dung nhỏ trong việc cho trẻ mầm non làm quen với toán  nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.  Trong chương trình mới chú trọng dạy trẻ  về  số  lượng, kích thước, hình  dạng, còn riêng về  thời gian và không gian thì đã được đề  cập đến tuy  nhiên chưa được quan tâm nhiều và đi sâu, trong kế hoạch có đưa nội dung   dạy trẻ  nhưng hình thức và phương pháp chưa được đổi mới, chưa có   nhiều hoạt động đa dạng được đưa vào trong chương trình nên chưa thu   hút được trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ  làm  quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm   quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp  trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh, khám phá, phân loại... Xuất phát từ  nhận thức của  trẻ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay trở  về thực hiễn. Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ nhận thức tốt về  thế giới xung quanh, hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa   học, hình thành các biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình  dạng, bên cạnh đó thì việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng  1
  2. các vị trí trên ­ dưới, trước ­ sau, phải ­ trái của bản than mình và của đối tượng  khác trong không gian, không những thế  mà còn giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ,  biết sử  dụng chuẩn và chính xác các từ  ngữ  toán học như  phía phải, phía trái,   phía trên, phía dưới, phía trước phía sau.... Từ đó tạo tiền đề cho trẻ tự tin vững  vàng bước vào lớp 1 với hoạt động chính là hoạt động học. Để  làm được điều   đó đòi hỏi giáo viên cần có sự yêu nghề, say sưa, tâm huyết, chu đáo tỉ mỉ, sáng   tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách khoa học, cô giáo cần  phải đầu tư thời gian công sức một cách công phu để chuẩn bị đồ  dùng cho tiết   học mới, có như vậy tiết học sẽ đạt được hiệu quả cao và thu hút các cháu hứng  thú tham gia. Trên thực tế khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế,  nhiều trẻ  tới cuối độ  tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và các phía   của đối tượng khác (có sự  định hướng) và sử  dụng các từ  ngữ  toán học chưa  chuẩn xác vẫn còn lẫn lộn . Chính vì vậy mà tôi chọn đề  tài “  Một số  biện   pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ   5­6 tuổi trong trường mầm non”.  2. Tên sáng kiến:  Một số  biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng   không gian cho trẻ 5­6 tuổi trong trường mầm non.  3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Tô Thị Lan Anh ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Vân ­ Xã Thanh Vân ­   Huyện Tam dương ­ Tỉnh Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0967639318. E_mail: saonhi2007@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ̀ ́ Tô Thị  Lan Anh ­ Giáo viên trương m Nha giao:  ̀ ầm non Thanh vân ­ Tam  Dương ­ Vinh Phuc. ̃ ́ 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức, cụ  thể  là các biện   pháp  sư  phạm giúp trẻ  phát huy mọi khả  năng, tiềm lực trong hoạt động định  hướng trong không gian cho trẻ 5­6 tuổi trong trường mầm non 2
  3. ­ Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Khảo sát thực trạng tình hình của việc   phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động học định hướng trong không  gian. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ­ Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 20 tháng 02 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến:  7.1.1. Cơ sở lí luận Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều có vị trí, hình thức kết cấu, có độ dài  ngắn, cao thấp khác nhau. Tất cả những cái đó được gọi là không gian và khi ta  quan sát không gian mang tính chất ba chiều: Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu.  Mọi   sự   vật,   hiện   tượng   và   bản   thân   đứa   trẻ   đều   tồn   tại   trong   không  gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể  cố  định với những vị  trí  và thuộc tính nhất định như: Có phía trên, có phía dưới, có phía trái, có phía phải,   có phía trước, có phía sau, có chỗ gần, có chỗ xa.  Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động  thực tiễn của bản thân trẻ. Vì thế  cần kịp thời phát triển khả  năng định hướng  trong không gian  ở  trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ  thực hiện có hiệu  quả  các hoạt động khác nhau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy vấn  đề dạy trẻ định hướng trong không gian đã được các nhà khoa học trên thế giới  cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu.  Nhấn mạnh vai trò của định hướng trong không gian trong việc lĩnh hội tri   thức, B.G. Ananhiep cũng khẳng định rằng: “Không có hình thức hoạt động nào  của trẻ  trong quá trình học tập mà trong đó sự  định hướng trong không gian   không là điều kiện quan trọng để lĩnh hội các tri thức cũng như  hình thành và  phát triển kĩ năng, kĩ xảo”. Các tác giả  như: A.A.Liublinxkaia, V.X.Mukhina…   nghiên   c ứu   đặc  điểm phát triển sự  định hướng trong không gian của trẻ em lứa tuổi mầm non.   Các tác giả  đã vạch ra những đặc điểm phát triển biểu tượng về  các hướng  không gian và sự  định hướng không gian của trẻ   ở  các độ  tuổi khác nhau. Họ  khẳng định, ở giai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu giáo trẻ  định hướng được trong   không gian trên cơ  sở  hệ  thống cảm giác quy chiếu tức là trên chính cơ  thể  trẻ. Định hướng “trên chính mình” là nguồn gốc để  trẻ  nhỏ  định hướng vị  trí  các vật khác so với trẻ. Dần dần trẻ biết sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là   vật bất kì để định hướng trong không gian. Nhưng để  định hướng “từ  các vật”   3
  4. trẻ  phải biết phân chia các hướng khác nhau (phía trên, phía dưới, phía trước,  phía sau, phía phải, phía trái) của vật, sử  dụng nó làm vật quy chiếu để  định  hướng vị trí của các vật khác trong không gian.  Tác giả  A.M.Lêusia đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm phát triển các biểu  tượng về  không gian và sự  định hướng trong không gian của trẻ  mẫu giáo. Bà  cho rằng các biểu tượng không gian xuất hiện  ở trẻ  rất sớm và sự  hình thành,   phát triển của nó có sự  tham gia của tất cả  các cơ  quan phân tích khác nhau   như   xúc   giác,   thị   giác,   khứu   giác.   Bà   cũng   nghiên   cứu   đặc   điểm   phát   triển  nhận thức của trẻ mẫu giáo về không gian, về mối quan hệ không gian của các   vật “so với mình”, và “các vật so với nhau”. Bà cho rằng: để  xác định vị  trí   các vật xung quanh, trước tiên trẻ  phải định hướng được trên chính mình (lấy   mình làm gốc toạ độ) sau đó mới xác định được vị trí của đối tượng Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện trên cơ sở  tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời phạm trù không gian. Ví dụ: Vị  trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật. Đối với trẻ mầm non thì sự định   hướng không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là xác định vị  trí. Xác định điểm   đứng vị trí của bản thân so với  các vật xung quanh. Xác định vị trí và diễn đạt vị  trí các vật so với đối tượng khác có sự định hướng hay vị trí các đối tượng so với  nhau. Khi trẻ  xác định đúng vị  trí của mình của bạn khác, của đồ  vật giúp trẻ  định hướng tốt khi di chuyển, định hướng các mối quan hệ trong không gian của  thế giới xung quanh trẻ, góp phần làm chính xác và phong phú hơn vốn ngôn ngữ  của trẻ, phát triển tốt hơn tư  duy trực quan hình tượng và tư  duy trực quan sơ  đồ. Việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5­6 trong hoạt động học định  hướng trong không gian cho trẻ  có vai trò quan trọng trong giáo dục toàn diện  (Đức, trí, thể, mĩ, giáo dục lao động) cho trẻ. Rèn luyện phản xạ cho trẻ nhanh   nhẹn khéo léo để  nhận thức được thế  giới xung quanh. Hình thành cho trẻ  kỹ  năng  định hướng mọi  vật  trong không gian chính xác  và rõ  ràng hơn. Nó là  phương tiện góp phần giáo dục cho trẻ  ý thức kỷ  luật, tính kiên trì, lòng ham   hiểu biết, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hình thành ý thức tập thể lao   động. Ngoài ra nó giúp trẻ phát triển khả năng quan sát có mục đích và phát triển   các thao tác tư duy. Bên cạnh đó việc học định hướng trong không gian giúp phát  triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ  toán học trong các trường hợp cụ  thể, diễn đạt mạch lạc các yếu tố  và mối   tương quan toán học. 4
  5. a) Đặc điểm nhận thức Quá trình hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 –   6 tuổi trong trường mầm non: Việc dạy trẻ mẫu giáo các nội dung định hướng trong không gian bao gồm   nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung này đã được quy định rõ trong các  chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5­6 tuổi do Bộ giáo dục và đòa tạo ban hành,  giúp các giáo viên có thể dễ dàng trong việc lập kế hoạch và tiến hành dạy trẻ  định hướng trong không gian.  Để  việc dạy trẻ   định hướng trong không gian đạt hiệu quả  cao, giáo  viên cũng cần xác định các phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp   với trẻ, phù hợp với sự đa dạng của nội dung chương trình giáo dục mầm non.  ­ Trẻ 5­6 tuổi có thể hình dung không gian là một thể thống nhất. ­ Đã phân biệt được các vùng không gian khác nhau và các phần trong mỗi   vùng đó, hiểu được tính tương đối khi định hướng trong không gian. ­ Trẻ  thực hiện được định hướng trong không gian mà không phụ  thuộc  vào vị  trí của bản thân, trẻ  đã biết thay đổi vật chuyển trong quá trình định  hướng. Trẻ xác định được mối quan hệ trong không gian giữa chúng khi chuẩn là  các vật khác nhau và diễn đạt bằng lời các mói quan hệ đó. b) Lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng  Đối với trẻ  5­6 tuổi xác định vị  trí của đồ  vật (phía trên, phía dưới, phía   trước, phía sau, phía phỉa, phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một   vật nào  đó. Bên cạnh  đó còn hướng dẫn trẻ   định hướng di chuyển và  định  hướng trên mặt phẳng. Nội dung dạy trẻ MG 5­6 tuổi định hướng trong không gian. Trẻ mẫu giáo  lớn 5­6 tuổi đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như phía trên  – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của bản thân  trẻ, không  gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động để tiếp  tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị  trí của những đối tượng  xung quanh  so với trẻ và vị trí của bản thân trẻ giữa những đối tượng xung quanh, mở rộng  hơn nữa không gian định hướng cho trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi còn có khả năng xác định  các hướng không gian cơ  bản như phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau  của người khác.  Một mặt giáo viên cần phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, khác cần  dạy trẻ  xác định phía phải – phía trái của người khác dựa trên sự  xác định tay  5
  6. phải và tay trái của người đó. Đến cuối lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần chú ý  dạy trẻ học cách xác định vị  trí đồ  vật so với đồ  vật khác nhằm hình thành cho  trẻ  kĩ năng xác định và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ  không gian giữa các  vật. Điều đó có tác dụng giúp trẻ dễ dàng thực hiện sự định hướng trong không  gian với việc sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì.  Trong thời gian trẻ  học  ở  lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục phát  triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng như: tờ giấy, tấm bảng, trang  sách… với việc xác định một cách chi tiết hơn các vị  trí trên mặt phẳng như:   góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Tiếp   tục dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển.  c) Quy  trình tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động định hướng trong   không gian Để hình thành kiến thức định hướng trong không gian cho trẻ ta cần được   tiến hành qua các giai đoạn:  + Tổ chức cho trẻ làm quen với các định hướng trong không gian + Tổ chức hoạt động để trẻ lĩnh hội được kiến thức về định hướng trong  không gian. + Tổ chức các hoạt động thực hành, củng cố thông qua hệ thống trò chơi. 7.1.2. Thực trạng hoạt động định hướng không gian của trẻ 5­6 tuổi  trong trường mầm non Thanh Vân­ Tam Dương­ Vĩnh Phúc a) Thuận lợi Nội dung định hướng trong không gian là một nội dung khó cho cả  giáo  viên và trẻ do mang tính trừu tượng đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý định hướng,   việc xác định vật chuẩn, lời nói diễn đạt các mối quan hệ trong không gian phải   mạch lạc, chính xác dẫn tới tiết học dễ bị nặng nề, trẻ nhàm chán nên giáo viên  rất ngại dạy nội dung này. Việc đầu tư  nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tổ  chức các hoạt động định hướng trong không gian cho trẻ  chưa thực sự  được  quan tâm đúng mức. Từ  những yếu tố  trên khi nghiên cứu trường mầm non  Thanh vân gặp những thuận lợi và khó khăn sau: Năm học 2018­2019 nhà trường có 2 khu một khu lẻ và một khu trung tâm  với tổng diện tích là 19.000m2, tổng số  phòng học cho cả  hai khu là 17 phòng  học, Trong đó có 5 lớp 5 tuổi. Các lớp học có nhà vệ  sinh khép kín sạch sẽ,   thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Khuân viên rộng rãi có tường bao  quanh, sân chơi được lát gạch, đổ  bê tông và có mái che với diện tích rộng, hệ  6
  7. thống bồn hoa cây cảnh được bố trí đẹp mắt đảm bảo đúng tiêu chí môi trường  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, năm học 2017­2018 nhà trường tham dự  hội thi  xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với hệ  thống các khu vực vui   chơi đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Hàng năm nhà trường được SGD&ĐT, PGD&ĐT cấp phát hệ  thống đồ  chơi ngoài trời và một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ phục   vụ  cho lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động định hướng trong  không gian. Ngoài ra nhà trường đôn đốc giáo viên làm bổ  sung thêm rất nhiều  đồ  dùng đồ  chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có, đồ  dùng đồ  chơi làm ra đảm  bảo đẹp mắt và bền nhằm phục vụ các hoạt động hàng ngày cho cô và trẻ.  Ngoài ra nhà trường được sở giáo dục đầu tư, xây dựng thêm hai dãy nhà  lớp, học với diện tích rộng rãi thoáng mát ở cả khu trung tâm có 6 lớp và khu lẻ  thôn Đình có 4 lớp đã đi vào sử dụng ­ Đối với đội ngũ giáo viên Nhà trường có tổng số 6 giáo viên 5 tuổi trong đó + Cao đẳng, đại học: 6/6 = 100 % Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động nhiệt tình say mê yêu nghề mến trẻ,   tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường tạo điều   kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè  được tham gia học bồi dưỡng chuyên môn của Sở  GD&ĐT, phòng giáo dục và  đào tạo và của trường mở. Dự  và dạy các hoạt động chuyên môn của phòng,  chuyên đề  của trường, dự  giờ  đồng nghiệp tạo điều kiện cho giáo viên được  học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân đã được bồi dưỡng   về các nội dung giáo dục cho trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức – cho   trẻ  làm quen với định hướng trong không gian nên đã cơ  bản có kiến thức để  giáo dục trẻ.  ­ Đối với phụ huynh Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát   triển nhận thức của cô và trẻ, chủ  động phối hợp với giáo viên cùng giáo dục  trẻ. Đã có nhiều phụ  huynh nhiệt tình  ủng hộ  nguyên vật liệu để  cô giáo cùng  trẻ  làm đồ  dùng phục vụ  cho các hoạt động trên lớp, chủ  động trao đổi với cô  giáo những nội dung cần dạy trẻ ở gia đình. ­ Đối với trẻ 7
  8. Trẻ  được học cùng một độ  tuổi, trẻ  chăm chỉ  đi học và biết vâng lời cô,   ngoan ngoãn, chú ý học bài. b) Khó khăn Hoạt động định hướng trong không gian là một tiết học khó, đòi hỏi sự  chính xác, khoa học đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh  hoạt sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán. Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên phải tính toán đến kinh phí, nguyên vật  liệu khó tìm, số lượng đồ  dùng đồ chơi phục vụ cho tiết  học còn ít, đơn sơ  và  giá thành cao. ­ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục phát  triển nhận thức nội dung định hướng trong không gian cho trẻ Nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa , các nội dung  thực hành dạy trẻ định hướng trong không gian chưa được chú ý, đôi khi thực hiện còn  mang tính hình thức Đồ  dùng phục vụ  cho hoạt động chưa nhiều, còn sơ  sài và chưa phong phú  chưa thu hút được sự tham gia của trẻ. ­ Đối với đội ngũ giáo viên Hoạt dộng định hướng trong không gian yêu cầu giáo viên phải đầu tư về  thời gian nghiên cứu tài liệu. Bên cạnh đó giáo viên phải tìm hiểu về  tính cách   tâm sinh lý của trẻ  từ  đó biết được trẻ  đang thiếu hụt vấn đề  gì mới có biện   pháp dạy trẻ một cách cho phù hợp. ­ Đối với phụ huynh Một số phụ huynh còn mải làm kinh tế nên không có nhiều thời gian quan  tâm đến con và chưa hiểu tầm quan trọng của việc  giáo dục định hướng không  gian cho trẻ. Một số  phụ  huynh có quan điểm sai về  giáo dục phát triển nhận  thức cho trẻ, cho rằng nội dung đó là không cần thiết trẻ còn nhỏ chưa cần cung  cấp, khi nào lớn trẻ sẽ tự biết. ­ Đối với trẻ + Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, hầu hết trẻ là con em nông   thôn nên việc được tiếp cận với các hướng trong không gian qua nhiều hình thức là  hạn chế chủ yếu là cô giáo cung cấp kiến thức còn thực tế ở gia đình phụ  huynh  chưa để ý đến.  8
  9. + Một số trẻ suy dinh dưỡng yếu về thể lực nên ít vận động không hòa đồng  cùng các bạn. Ngược lại một số trẻ lại quá hiếu động, hay đùa nghịch, thường xuyên  nói chuyện trong giờ học.  + Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại như mạng Internet, chơi  game, hoạt hình không có nội dung giáo dục, trong khi các bậc phụ  hynh quá  nuông chiều và cho trẻ xen thường xuyên. Từ những thuận lợi khó khăn trên tôi tiến hành khảo sát trẻ  ngay từ  khi bắt  đầu áp dụng sáng kiến. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Trong khi dạy trẻ 5 tuổi xác định vị trí trong không gian, tôi gặp rất nhiều  khó khăn. Nguyên nhân là do tiết học khô khan, khó hiểu còn dập khuôn máy  móc bài bản của trình tự  tiết học. Đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành  khảo sát trên trẻ kết quả như sau Biểu 1: Khảo sát đầu năm học trẻ trường MN Thanh Vân Xếp loại Số  Tiêu chí Yế trẻ Tốt % Khá % TB % % u Hứng thú tham gia các  32, hoạt động định hướng  37 22,4 46 28 53 29 17,5 1 trong không gian Nhận   biết   được   phía  phải,   phía   trái,   phía  32, trên,   phía   dưới,   phía  165 41 24,7 54 56 34 14 8,5 8 trước,   phía   sau   của  bản thân Nhận   biết   được   phía  phải,   phía   trái,   phía  28, 20, trên,   phía   dưới,   phía  33 20 51 31 47 34 4 6 trước phía sau của đối  tượng khác 9
  10. Kết quả trên cho thấy tỉ lệ trẻ đạt khá tốt trong tiêu chí hứng thú tham gia  hoạt động định hướng trong không gian của trẻ chưa cao chỉ chiếm 22,4%. Tiêu  chí nhận biết được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau   của bản thân tốt chỉ  đạt có 24,7%, trong khi tiêu chí nhận biết được phía phải,   phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng khác lại quá  thấp 20%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ trung bình và trẻ yếu ở các tiêu chí lại chiếm tỷ  lệ khá cao lên đến 20,6% trẻ yếu.  Những năm trước tôi đã nghiên cứu một số  biện pháp phát huy tính tích  cực nhận thức cho trẻ  5­6 tuổi  trong đó có nội dung định hướng trong không  gian, tuy nhiên đề tài tôi làm rất rộng với nhiều nội dung, nội dung định hướng   trong không gian cho trẻ  chỉ  là một nội dung rất nhỏ  của đề  tài. Nên trong quá   trình thực hiện và áp dụng tại trường nội dung định hướng trong không gian và  kết quả đạt được còn hạn chế. Do một số  biện pháp đưa ra chủ  yếu tập trung  vào bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho giáo viên 5 tuổi chưa chú ý nâng cao chất  lượng hoạt động và chưa chú ý tới kết quả  trên trẻ  cũng như  chưa phát huy   được tính tích cực nhận thức từ hoạt động học định hướng trong không gian.  7.1.3. Thực trạng hoạt động định hướng không gian của trẻ 5­6 tuổi  trong trường mầm non Tam Dương­ huyện Tam Dương­ Vĩnh Phúc * Thuận lợi  Luôn nhận được sự  quan tâm của PGD&ĐT cùng với sự quan tâm và chỉ  đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường  luôn hỏi han và khảo sát tình hình  thực tế cơ sở vật chất tại các lớp xem cần bổ sung cơ sở vật chất nào để  phục   vụ các hoạt động giáo dục trẻ tốt hơn.  ­ Đối với trẻ Trẻ  được học theo đúng độ  tuổi và trẻ  đến lớp rất đều đặn.  Đa số  trẻ  được học qua 4 tuổi nên trẻ  rất ngoan, đoàn kết biết giúp đỡ  nhau và có nền   nếp, biết vâng lời cô giáo. ­ Đối với cô Khối 5 tuổi có 3 giáo viên trình độ ĐH: 3= 100% Giáo viên có trình độ  chuyên môn ham học hỏi, còn rất trẻ tuổi nhiệt tình  năng động tích cực học hỏi kinh nghiệm, tích cực trang trí môi trường lớp học  sạch đẹp hấp dẫn đối với trẻ. ­ Đối với Phụ huynh 10
  11. Đa số  phụ  huynh là viên chức nhà nước vàlàm kinh doanh buôn bán nhỏ  nên điêu kiện kinh tế gia đình khá giả, một số phụ huynh nhận thức tốt về tầm   quan trọng của việc giáo dục trẻ  nội dung định hướng trong không gian nên đã   quan tâm đến việc giáo dục của con và đã đồng tình ủng hộ nhà trường mua sắm  một số  trang thiết bị cần thiết, thường xuyên trao đổi về  nội dung giáo dục để  cùng tham gia giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực toán đặc biệt   là nội dung định hướng trong không gian. * Khó khăn ­ Trường mầm non Tam Dương đã được xây dựng từ lâu, diện tích trường   không được rộng, khuân viên trật trội, nhà lớp học không khép kín, khu vệ  sinh   dùng chung đã bị xuống cấp. ­ Số trẻ trong lớp đông, diện tích lớp học trật trội có ảnh hưởng đến việc   giáo dục trẻ. Cơ  sở  vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư  tuy nhiên trang   thiết bị phục vụ hoạt động vẫn còn ít, chưa đa dạng, phong phú, chưa hấp dẫn   trẻ. ­ Kỹ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến   chất lượng truyền thông, công tác phối hợp còn sơ  sài, không phù hợp và chưa  được cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được   sự  quan tâm và đáp  ứng thông tin của các bậc cha mẹ  và cộng đồng. Giáo viên  chưa tận dụng tối đa các hoạt động để  giáo dục cho trẻ  nội dung định hướng  trong không gian ­ Các cháu tuy cùng độ  tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ  không đồng  đều. Trẻ được bố  mẹ ông bà chiều chuộng, sống trong môi trường được bao bọc   nên còn dựa dẫm, ỷ nại chưa có thói quen tự lập.  Bên cạnh đó một số  phụ  huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc định  hướng trong không gian cho con em mình, vẫn còn tình trạng quá nuông chiều   con, chiều theo ý muốn, sở  thích của trẻ  1 cách vô điều kiện trong mọi hoạt   động Biểu 2: Khảo sát trẻ trường mầm non Tam Dương (lần 1đầu năm)  Số  Xếp loại Tiêu chí trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu % 11
  12. Hứng thú tham gia các  hoạt  động  định hướng  19 24 19 24 28 35,4 13 16,6 trong không gian Nhận   biết   được   phía  phải,   phía   trái,   phía  30, 30, trên,   phía   dưới,   phía  79 24 24 25 31,6 6 7,8 3 3 trước, phía sau của bản  thân Nhận   biết   được   phía  phải,   phía   trái,   phía  26, 30, 10, trên,   phía   dưới,   phía  21 24 26 33 8 5 3 2 trước phía sau của đối  tượng khác Kết quả trên cho thấy tỉ lệ trẻ đạt khá tốt trong tiêu chí hứng thú tham gia  hoạt động định hướng trong không gian của trẻ  tuy tốt hơn trường mầm non  Thanh Vân song vẫn còn thấp chỉ  chiếm 24%. Tiêu chí nhận biết được phía  phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân tỷ  lệ  tốt  khá cao hơn một chút =30,3%, trong khi tiêu chí nhận biết được phía phải, phía   trái, phía trên, phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng khác tỷ lệ khá tốt lại   thấp =26,5%. Nhìn vào 2 biểu trên tôi nhận thấy việc định hướng trong không gian của   trẻ còn nhiều hạn chế, tỉ lệ trẻ đạt khá tốt ở các tiêu chí là chưa cao. Ta thấy rõ  rằng khả năng của trẻ phát triển không đồng đều ở 2 trường khá rõ nét (trường   mầm non Tam Dương trực thuộc thị trấn do vậy sự phát triển về  mọi phương  diện theo nhịp điệu cuộc sống trên thực tế  là phát triển hơn trường mầm non  Thanh Vân trực thuộc vùng nông thôn nên nhận thức của trẻ  về  mọi phương   diện kém hơn. Chính bởi sự khác biệt trên là một giáo viên chủ nhiệm bản thân tôi luôn  trăn trở  phải tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ  định hướng trong không gian   như thế nào để đạt được kết quả khả quan hơn. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 12
  13. Chính vì vậy, để  nâng cao tính tích cực nhận thức  ở  trẻ  trong hoạt động  học định hướng trong không gian tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số biện  pháp thực hiện, nhằm nâng cao nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian. Bước 1: Nghiên cứu cơ  sở  lý luận của việc phát huy tính tích cực nhận  thức trong hoạt động học định hướng trong không gian cho trẻ   ở  trường mầm  non. Bước 2:  Tìm hiểu sâu hơn thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận   thức trong hoạt động học định hướng trong không gian cho trẻ Trường mầm non   Thanh Vân và trường mầm non Tam Dương huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Bước 3: Xây dựng hệ thống biện pháp: Biện pháp 1: Xây dựng  kế hoạch đưa các nội dung giáo dục định hướng  trong không gian cho trẻ theo chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo điều kiện cho trẻ  làm quen với   hoạt động định hướng trong không gian  Biện pháp 3: Sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ  hội cho trẻ  trải nghiệm thông qua các   hoạt  động khác nhau Cụ thể các biện pháp như sau: 7.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng  kế hoạch đưa các nội dung giáo dục  định hướng trong không gian cho trẻ theo chương trình của Bộ GD&ĐT  ban hành Kế hoạch có thể là kế hoạch dài hạn cho cả năm, một học kì; có thể là kế  hoạch ngắn hạn (1 tuần), một bài hoặc một hoạt động.Việc lập kế  hoạch phụ  thuộc vào từng cơ sở vật chất của mỗi trường và mỗi giáo viên. Chẳng hạn, xây  dựng kế  hoạch năm phải dựa trên mục đích của quá trình cho trẻ  định hướng  trong không gian, dựa trên những hiểu biết về  nhu cầu phát triển của mỗi trẻ  cũng như  đặc điểm cụ  thể  của từng nhóm. Kế  hoạch năm cho phép lồng ghép   các hoạt động khác vào hoạt động dạy trẻ  định hướng trong không gian như  hoạt động tạo hình, làm quen văn học, giáo dục thể  chất, giáo dục âm nhạc…   Đối với giờ  học định hướng trong không gian, giáo viên cần phải xác định rõ  mục đích của giờ học để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy phù hợp. Để  phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ, giáo viên phải dự  tính hoạt   động nào trong giờ  học, nhiệm vụ nào ngoài giờ  học và sử  dụng hình thức nào   để tổ  chức hoạt động định hướng trong không gian một cách hiệu quả. Sau đó,   13
  14. lựa chọn, sắp xếp theo một hệ thống hợp lý, trên cơ  sở  nâng dần mức độ  khó   của nhiệm vụ  nhận thức. Mỗi hoạt động được lựa chọn cần đáp  ứng các yêu  cầu sau: ­ Hoạt động phải tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện hoàn thành  nhiệm vụ dạy học cho trẻ nội dung định hướng trong không gian. ­ Trẻ được luyện tập và phát triển sự hiểu biết, trí tuệ của mình. ­ Nhiệm vụ  trong hoạt động nhận biết đòi hỏi trẻ  nỗ  lực suy nghĩ, vượt   khó, sử dụng kiến thức kĩ năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các hoạt động phải có sự  kết hợp giữa tính học tập, nghiêm túc với tính  vui tươi hài hước sôi động. Vì vậy các hoạt động nên tổ chức dưới hình thức trò  chơi để thu hút sự tham gia của trẻ. ­ Kế  hoạch phải lập trên bình diện rộng để  cho phép giáo viên và trẻ  tự  lựa chọn nội dung, đồ dùng dạy học, hình thức tiến hành. 7.2.2.  Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo điều kiện cho trẻ làm   quen với hoạt động định hướng trong không gian Môi   trường   cho   trẻ   hoạt   động   là   nơi   có   nguồn   thông   tin   phong   phú,  khuyến khích tính độc lập và khả  năng hoạt động tích cực ở trẻ.Tuy nhiên, môi  trường hoạt động của trẻ không đồng nhất với môi trường giáo dục. Yếu tố cốt   lõi trong môi trường hoạt động là những giá trị, kinh nghiệm chuẩn mực cần   chọn lọc mà trẻ  cần chiếm lĩnh như  tri thức, kĩ năng, chuẩn mực hành vi đạo  đức…chứa đựng tiềm năng trở  thành động cơ  bên trong của trẻ. Chỉ  có những   giá trị  nào thích hợp với đặc trưng của trẻ  mầm non mới trở  thành đối tượng  hoạt động của trẻ.Trong môi trường giáo dục lại có nhiều môi trường hoạt động  khác nhau.Ở môi trường hoạt động thì vai trò chủ thể tích cực của trẻ và vai trò   hướng dẫn của cô giữ vai trò quan trọng. Việc tổ  chức tốt môi trường hoạt động mang tính phát triển cho trẻ  có ý  nghĩa vô cùng to lớn: ­ Nó giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn  trong cuộc sống. Các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. ­ Trẻ được tự lực chọn hoạt động: cá nhân hoặc theo nhóm. ­ Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình. 14
  15. ­ Hơn thế, môi trường phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng thú cho cả cô và trẻ;  góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ  thân thiện, tự  tin giữa giáo viên  với trẻ và giữa trẻ với nhau. Để tổ chức môi trường định hướng trong không gian cho trẻ, phải đáp ứng  các yêu cầu như an toàn và vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ, độ  chính xác  cao. Ví dụ đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng như các thiết bị ngoài trời không sắc   nhọn, nếu bị  gãy hỏng phải được sửa, bổ  sung ngay, nếu có sự  khác biệt cần   phải rõ nét để trẻ dễ phân biệt và so sánh…   a) Tạo môi trường vật chất Trong môi trường vật chất giáo viên cần chú ý đến hai vấn đề: lựa chọn  đồ dùng đồ chơi và bố trí, sắp xếp chúng. Khi lựa chọn vật liệu, đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động của trẻ cần chú   ý: ­ Đồ  dùng đồ  chơi phải mang tính mở, tức là có thể  sử  dụng cho nhiều   mục đích khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau; ­ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi để  tạo cơ  hội cho trẻ được giao tiếp, hợp tác  với nhau trong quá trình hoạt động; ­ Đồ  dùng được lựa chọn cần dễ  sử  dụng, tránh phải hướng dẫn trẻ  nhiều lần vì với những đồ  dùng đồ  chơi mà phải hướng dẫn nhiều lần đôi khi   làm giảm hứng thú của trẻ; ­ Đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với chiều cao, sức khỏe của trẻ; ­ Mỗi góc vật liệu xếp theo trình tự  thao tác của trẻ  (kiến thức phức tạp   dần) phù hợp với trình tự và phương pháp cho trẻ hoạt động với chúng; ­ Đồ  vật không nên quá nhiều để  trẻ  biết đợi đến lượt mình qua đó biết   điều chỉnh mình cho phù hợp với hoạt động của nhóm; ­ Nên bổ  sung thay đổi đồ  dùng đồ  chơi thường xuyên để  thích  ứng với   hứng thú và nhu cầu của trẻ; Bố trí sắp xếp lớp học: Thực tế hiện nay vấn đề  sắp xếp, bố  trí phòng học như  thế  nào cho hợp  lý trong điều kiện phòng chật hẹp và số lượng trẻ trong lớp đông đang là vấn đề  nan giải đòi hỏi sự kết hợp khéo léo một số nguyên tắc sau: ­ Không gian chơi và học phải đủ diện tích để trẻ dễ di chuyển; 15
  16. ­   Nên   chuẩn   bị   sẵn   và   đủ   số   lượng   đồ   dùng   đồ   chơi   cho   mỗi   hoạt   độngcho đủ số lượng trẻ; ­ Ranh giới cho mỗi trẻ hoạt động phải được xác định rõ rang; ­ Cần tính toán xem số lượng trẻ trong mỗi hoạt động là bao nhiêu để bố  trí đồ dùng và tiến hành cho trẻ chơi trò chơi cho phù hợp. Còn môi trường xung quanh lớp học là môi trường trong khuân viên nhà  trường gồm các phòng chức năng, nhóm, lớp của trường, sân chơi, bồn hoa và  các thiết bị chơi ngoài trời, khu chơi với cát nước, cổng trường, hàng rào, vườn  hoa, vườn cây, luống rau và các con vật cũng cần được chú ý để thu hút hứng thú  nhận thức của trẻ.   b) Tạo môi trường xã hội Môi trường xã hội tôi đề cập ở đây là mối quan hệ giữa cô và trẻ và giữa  trẻ với nhau. Để thực hiện tốt việc tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, tạo điểu kiện  thuận lợi cho trẻ trong quá trình tổ  chức giờ  học định hướng trong không gian,  giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: Tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ: Mối quan hệ tốt là mối quan hệ hợp   tác lẫn nhau, bình đẳng, cởi mở, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp giữa cô và trẻ,   giữa trẻ  và trẻ  vơi nhau; Giọng nói thiện cảm của cô, sự   ủng hộ  tinh thần khi   thất bại hoặc thành công sẽ  giúp trẻ  mạnh dạn, chủ  động hơn khi thực hiện   nhiệm vụ. Tạo được mối quan hệ như vậy mới giúp trẻ  tích cực hoạt động và   có điều kiện bộc lộ hết khả năng của mình. Việc tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ được thể hiện ở hai góc độ sau: Tạo bầu không khí tự  tin, phấn khởi cho trẻ: Một bầu không khí thoải   mái, dễ chịu trong quá trình học tập sẽ giúp trẻ tích cực hơn trong việc thực hiện  nhiệm vụ nhận thức. muốn làm được việc này giáo viên cần phải xây dựng môi  trường học tập mang tính phát triển hay còn gọi là tính mở, cô luôn tôn trọng sự  lựa chọn của trẻ, luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, đáp  ứng nhu cầu của trẻ  tạo  điều kiện để mỗi trẻ để trẻ được hoạt động. Quan tâm đến khả năng, tính tính cực của từng trẻ. Mỗi trẻ đều có những  đặc điểm tâm lý, sức khỏe và năng khiếu khác nhau. Vì vậy, trong quá trình tổ  chức giờ  học định hướng trong không gian cho trẻ  5­6 tuổi, giáo viên cần dựa  vào đặc điểm của từng trẻ   ở  thời điểm khác nhau mà có sự  sắp xếp, lựa chọn   từng bài tập, trò chơi, phân nhóm chơi cho phù hợp. 16
  17. Đối với trẻ nhút nhát thiếu tự tin, giáo viên cần phải kiên nhẫn, động viên,   giúp đỡ  nhằm hình thành  ở  trẻ  tính tự  tin, độc lập khi thực hiện các nhiệm vụ  chơi nói riêng. Còn đối với những trẻ  nhận thức nhanh, tự  tin trong quá trình  chơi, thì giáo viên một mặt cần khen ngợi trẻ đúng lúc, mặt khác cần gợi mở để  trẻ gần gũi với các bạn chơi đồng thời giúp đỡ bạn trong quá trình chơi.   Tạo mối quan hệ  hợp tác, hòa đồng giữa trẻ  với nhau: Mối quan hệ  thường ngày giữa trẻ  với nhau là quan hệ bạn bè, còn trong hoạt động học tập   trẻ  cùng tham gia hoàn thành các nhiệm vụ  nhận thức. Tuy nhiên, mối quan hệ  này lại phụ thuộc vào nội dung giờ học: nếu giờ học mang tính chất thi đua (trò   chơi) thì mối quan hệ của trẻ là ngang bằng nhau và cùng gắng sức thi đua nhằm  đạt kết quả cao, còn nếu giờ học là cung cấp bài học mới thì mỗi trẻ sẽ tự phát  huy khả năng nhận thức riêng của mình. Vấn đề đặt ra cho giáo viên là cần tạo  ra ở trẻ một mối quan hệ thân mật, thi đua để làm tốt hơn chứ không phải là sự  ganh đua nhau. Hay nói một cách khác mối quan hệ  giữa trẻ với nhau đó là mối quan hệ  hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nhận thức, cùng nhau học tập vui chơi. Vậy có thể  nói rằng, sự  tích cực nhận thức của trẻ  phụ  thuộc rất nhiều   môi trường xung quanh trẻ, phụ  thuộc vào người dạy dỗ  và cách tổ  chức việc   dạy dỗ đó.Tổ  chức tốt môi trường này và xác định đúng vai trò của người giáo   viên là điều kiện quan trọng, trong giờ  học để  phát huy tính tích cực, sáng tạo  trong nhận thức của trẻ. 7.2.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy Đồ  dùng học tập,  đồ  chơi là phương tiện để  trẻ  hoạt động vui chơi,   không có đồ  chơi trẻ  không có phương tiện, môi trường để  hoạt động  và thực  hiện các trò chơi. Cách thức chơi với đồ  chơi và những thứ  đồ  chơi mà trẻ  yêu   thích được thay đổi theo sự phát triển và hiểu biết của trẻ thì chính đồ  chơi đó   lại trở  thành đồ  dùng học tập của trẻ  giúp trẻ  có nhiều cơ  hội trải nghiệm và  lĩnh hội các kiến thức thông qua đồ chơi được sử dụng trong các trò chơi, vì vậy  càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ  chơi  thì trẻ  càng có cơ  hội học tập  và tích luỹ kiến thức theo các cách khác nhau. Hơn thế  nữa đồ  đồ  dùng học tập, đồ  chơi tự  tạo là nguyên vật liệu dễ  kiếm, rẻ  tiền và nếu được học thì ai cũng có thể  làm được theo ý tưởng riêng   của mình một cách sáng tạo. Những nguyên vật liệu đó từ vỏ  hộp sữa các loại,  chai dầu gội, lọ sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sò… có nhiều kiểu dáng   17
  18. và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận  dụng để làm những việc hữu ích. Đối với hoạt động cho trẻ  làm quen với toán cụ  thể  là nội dung định   hướng trong không gian tôi tận dụng những quả  bóng hỏng làm thành những  chiếc mũ, đôi dép cho trẻ  làm quen với phía trên phía dưới của bản thân trẻ  và   của đối tượng khác. Từ những nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên như lá cây,   hoa …tôi làm thành những chiếc đồng hồ, những chiếc vòng cho trẻ đeo vào tay  để trẻ nhận biết tay phải tay trái với tiết dạy xác định tay phải tay trái của đối  tượng khác. Tôi tận dụng những miếng bìa các tông làm thành những bạn búp bê  có đủ các bộ phận với tay phải và tay trái có thể cử động được, giúp trẻ xác định  các phía của đối tượng khác một cách rễ  dàng. Từ  những chủ  đề  khác nhau tôi  làm đồ dùng phù hợp với từng chủ đề, trẻ cảm thấy những đồ dùng rất gần gũi  đẹp mắt và trẻ rất hứng thú khi học. Tôi thường xuyên làm đồ dùng cùng trẻ và   trước tiết học tôi thường nhờ trẻ giúp tôi chuẩn bị đồ dùng dạy hoc như xếp đồ  cùng cô…Khi được hoạt động trẻ rất hứng thú học vì những đồ chơi đó do chính  tay trẻ được góp sức tạo ra.  7.2.4. Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ  hội cho trẻ trải nghiệm thông qua  các hoạt động khác nhau Đối với trẻ  5­6 tuổi, tâm lý của trẻ  chỉ  phát triển khi trẻ  hoạt động. Trẻ  hoạt động càng tích cực thì tâm lý trẻ  càng phát triển, đứa trẻ   ưa hoạt động là  đứa trẻ  thông minh. Vì vậy hướng trẻ  tham gia tích cực vào các hoạt động là   nhiệm vụ  của người giáo viên, đặc biệt đối với trẻ  5­6 tuổi cần tổ  chức các  hoạt động nhận thức đa dạng để trẻ có cơ hội hoàn thiện các chức năng tâm lý,  chuẩn bị cho việc học ở phổ thông sau này. Hoạt động học tập ở trẻ 5­6 tuổi là một loại hoạt động đặc biệt, nó chưa   hẳn là một giờ  học như   ở  phổ  thông nhưng cũng không là giờ  chơi như   ở  lứa   tuổi nhà trẻ. Nó vừa có hình thức tổ chức như một giờ học  ở trường phổ thông  nhưng những phương pháp, biện pháp tác động lên trẻ trong quá trình hoạt động  lại kết hợp nhiều dạng hoạt  động tự  nhiên, thoải mái; không gò bó trẻ  như  thông qua trò chơi, qua lao động, qua các loại hình văn học, nghệ thuật tạo hình,  âm nhạc…Ở  các loại hình này khi tổ  chức trên giờ  học là giáo viên tạo cơ  hội  cho trẻ  trao đổi, trò chuyện, được phát biểu, nói lên ý kiến của mình, được tự  tìm hiểu, tự làm, tự khám phá để nhận biết bằng nhiều giác quan khác nhau. Một hình thức mà trẻ có nhiều cơ hội hoạt động nhất là trò chơi. Đặc biệt  là trò chơi đối với trẻ  mẫu giáo là biểu hiện  ở  tính tự  nguyện, tự  lực, hợp tác,  giàu xúc cảm chân thực. Trong trò chơi trẻ  hoạt động hết mình độc lập và tự  18
  19. chủ. Như  vậy, trò chơi là con đường, cách thức để  thể  hiện quan hệ  tích cực   của mình đối với môi trường xung quanh. Nó xuất phát từ  tính ham hiểu biết,   tính tò mò và vốn ưa thích hoạt động của trẻ. Để  sử dụng hợp lý trò chơi trong  việc tạo ra các hoạt động giúp trẻ  phát huy tính tích cực trong nhận thức trong  giờ học định hướng trong không gian, giáo viên cần: + Xác định nhiệm vụ nhận thức dựa vào mục đích học tập theo nội dung   chương trình, trên cơ sở đặc điểm nhận thức của trẻ; + Lựa chọn nội dung phù hợp với nội dung chủ điểm dạy trẻ định hướng   trong không gian; + Tổ chức các trò chơi linh hoạt, hợp lí tạo điều kiện để mỗi trẻ tham gia   một cách tích cực, hứng thú…bằng cách động viên giúp đỡ từng trẻ hoạt động; + Lựa chọn đồ  dùng, đồ  chơi, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn   trong thiên nhiên, gần gũi, hấp dẫn, thích hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ. Đồ  dùng, đồ  chơi phải kích thích được sự  hứng thú hoạt động với đối tượng nhận  thức, vận dụng nhiều giác quan cùng lúc để  tri giác đối tượng nhận thức, làm  giàu thêm tư  liệu cảm tính của trẻ. Đồ  chơi là chỗ  dựa bên ngoài cho những  hành động bên trong của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô; + Giữ nhịp điệu hợp lý của trò chơi để tạo hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ  tham gia hoạt động, tạo cơ hội phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ; Giáo viên phải tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được quan sát, tiếp xúc   hoạt động với đối tượng nhiều lần bằng nhìn thấy, trẻ được làm, được trực tiếp  khám phá với sự  giúp đỡ  của nhiều giác quan, được thử  sai, được thể  hiện   những kinh nghiệm, những hứng thú của mình trên cơ  sở  đó trẻ  mới hiểu biết   chính xác về sự vật, hiện tượng. Giáo viên tổ chức cho trẻ thảo luận, mô tả, nói  lên những hiểu biết về đối tượng được củng cố, mở rộng, chính xác hóa giúp tư  duy ngôn ngữ của trẻ phát triển.giáo viên cho trẻ vận dụng những kiến thức kĩ   năng đã có về  đối tượng qua nhiều loại hình công việc: vẽ, nặn, cắt, dán, trò   chơi mô tả bằng lời, thể hiện bằng động tác. + Đàm thoại: cô và trẻ  cùng đàm thoại về  các nhiệm vụ của trò chơi, bài  tập thực hành nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ. Như vậy, hoạt động dạy trẻ định hướng trong không gian được tổ chức và  thiết kế qua nhiều hoạt động nhận thức và các hoạt động đó được sắp xếp, luân   chuyển hợp lý. Thông qua giờ học thì cần sử dụng hợp lý các phương pháp như:  quan sát, thực hành, làm mẫu, giải quyết tình huống có vấn đề, hệ  thống câu   hỏi, trò chơi, bài tập, các loại hình nghệ thuật (bài hát, bài thơ, câu đố…) để kích  19
  20. thích chú ý, hứng thú, lôi cuốn trẻ  tham gia nhiều hoạt động nhận thức. Thông  qua đó, các chức năng tâm lý của trẻ được phát triển, các giác quan của trẻ được  hoàn thiện dần, các biểu tượng không gian, định hướng trong không gian trở nên  phong phú và chính xác hơn, năng lực nhận thức, năng lực hành động, mà quan  trọng là các phẩm chất tư duy của trẻ được phát triển. Đó chính là những cơ sở  cần thiết để phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ. Trong giờ học,  tôi cho trẻ  ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ  học yếu  để những trẻ học khá có thể giúp những bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn  và chính xác hơn. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới  của bản thân. Trước tiên tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan   sát và phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể để trẻ xác định được phía trên –   phía dưới, tôi treo một đồ  vật ở trên cao và để  có thể  nhìn thấy trẻ phải ngẩng  đầu lên. Cô hỏi trẻ: Đồ  vật đó  ở  phía nào của con? Tại sao con biết nó ở  phía  trên? Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu nên con mới nhìn thấy nó. Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định phía dưới tôi dấu đồ vật ở dưới  gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật dấu đó con phải làm như  thế nào? Trẻ  phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô   là cần phải cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó để ở phía dưới. Ví dụ: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi phải tạo tình huống và tổ  chức   cho trẻ  học qua các trò chơi, và sử  dụng các đồ  chơi trong lớp để  trẻ  hứng thú  học. Qua đó giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía  trước còn những gì không nhìn thấy được là  ở  phía sau. Không những dạy trẻ  định hướng phía trên – phía dưới, phía phải – phía trái trong không gian mà tôi  còn dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân rất khó nên đòi hỏi sự  tỉ  mỉ  kiên trì của giáo viên trong việc dạy trẻ. Ví dụ: Tôi dạy lần 1 Dạy trẻ xác định tay phải – tay trái bằng đồ dùng như : Hoa, cờ… Tay phải cầm hoa đỏ, tay trái cầm hoa xanh thì tôi thấy trẻ  vẫn còn bị  nhầm lẫn nhiều. Qua giờ dạy đó, tôi suy nghĩ rất nhiều mình cần phải làm thế  nào để  trẻ  xác định tay phải – tay trái nhanh hơn và chính xác hơn. Tôi dạy lần 2 kết hợp với trò chơi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2