Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non" nhằm giúp trẻ phát triển cân đối về mặt thể chất, hình thành kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vận động nhanh, mạnh, kỹ năng vận động tinh khéo léo phù hợp lứa tuổi của trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ làm tiền đề phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/ Môn : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Hải Hường Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 - 2023
- MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài: ………………………………………………………… 1 2. Mục đích của nghiên cứu: ………………………………………………… 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………. 2 4. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………. 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ………………………………………… 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: …………………………………………………. 3 1. Cơ sở lý luận: ……………………………………………………………... 3 2. Cơ sở thực tiễn: …………………………………………………………… 4 2.1 Đặc điểm chung: ………………………………………………………… 4 a. Thuận lợi: ………………………………………………………………….. 4 b. Khó khăn: ………………………………………………………………….. 5 2.2. Thực trạng: ……………………………………………………………… 5 3. Biện pháp thực hiện: ……………………………………………………… 7 3.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ: ……………………………………………….. 7 3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép các bài tập, trò chơi phát triển vận động tinh trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp, ở trường: …………………………….11 3.3. Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ: ………………………………………… 18 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh một số bài thực hành phát triển vận động tinh cho trẻ khi ở nhà: ………………………………………………… 26 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: ………………………………………… 28 4.1. Hiệu quả kinh tế: ………………………………………………………….29 4.2. Hiệu quả xã hội: …………………………………………………………..29 III. Kết luận và khuyến nghị: ………………………………………………….32 1. Kết luận: …………………………………………………………………… 32 2. Khuyến nghị: ……………………………………………………………… 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới…tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công. Bác nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh”. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non giúp cho cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh. Bởi, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, sức khỏe tăng cường, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng “Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh”. Ngoài ra, những trẻ ít vận động còn có khả năng cao hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Giáo dục phát triển thể chất lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non bao gồm nội dung phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ cho trẻ. Phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ gồm các nội dung phát triển kỹ năng vận động thô như thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, thực hiện các vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động ban đầu, kỹ năng vận động tinh: Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay, thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ. Trong đó, kỹ năng vận động tinh là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này. Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng mà sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác khó. Kỹ năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm của trẻ, học hỏi từ người lớn và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu, thậm chí cả thực phẩm. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ khi mới chỉ vài tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung suốt quá trình phát triển. Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như cầm nắm những đồ vật nhỏ, tự phục vụ được nhu cầu của bản thân trong cuộc sống, làm ra các sản phẩm theo yêu cầu, theo nhu cầu khả năng thực hiện các chuyển động bằng cách sử dụng các cơ nhỏ ở bàn tay và cổ tay. Khi trẻ được cải thiện các kỹ năng vận động tinh giúp trẻ tự lập chủ động hơn trong việc thực hiện
- 2 các công việc như ăn, viết, nói, sáng tạo, vệ sinh cá nhân. Vì vậy, việc hướng dẫn, rèn luyện trẻ thực hiện thuần thục vận động tinh sẽ hỗ trợ vô cùng lớn cho khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân. Hiện nay, ở lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng được gia đình chăm sóc, bao bọc, nuông chiều quá mức với tâm lý lo ngại trẻ còn quá nhỏ, non nớt nên trẻ mất đi cơ hội được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, được phát triển các kỹ năng vận động tinh của đôi bàn tay, ngón tay đó là một thách thức lớn với các cô giáo, các bậc phụ huynh. Là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường, tôi nhận thấy nội dung phát triển vận động tinh cho trẻ là việc làm rất cần thiết có vai trò quan trọng giúp trẻ tự tin, tự lập, phát triển sự phối hợp tay và mắt. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023. 2. Mục đích của nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động để tìm ra các biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi. Giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc cần thiết phải phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi. Tạo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm giúp trẻ phát triển cân đối về mặt thể chất, hình thành kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vận động nhanh, mạnh, kỹ năng vận động tinh khéo léo phù hợp lứa tuổi của trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ làm tiền đề phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi (Lớp D1). 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp thực hành trò chơi. + Phương pháp khảo sát điều tra thực trạng. + Phương pháp thống kê toán học. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hình thành những kỹ năng vận động phù hợp với lứa tuổi ở trường mầm non. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên toàn Thành phố Hà Nội.
- 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục thể chất của nhà trẻ là khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi: Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể); Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay; Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Trẻ từ 1-6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” phát triển. Giai đoạn này, cho trẻ vận động là cực kỳ quan trọng để giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy từ đó phát triển một cách toàn diện. Trong trường mầm non các hoạt động phát triển vận động luôn được chú trọng nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng, phát triển kỹ năng vận động cho trẻ gồm 2 nội dung đó là phát triển vận động thô và phát triển vận động tinh thông qua các hoạt động học vận động cũng như các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường. Thông qua hoạt động phát triển vận động, các bé được phát triển các kỹ năng vận động thô như thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp, thực hiện các vận động cơ bản phát triển tố chất vận động đi, chạy, tung bắt bóng, ném, bò,.. ban đầu; Bên cạnh đó, nội dung phát triển vận động tinh: phối hợp các nhóm cơ nhỏ ở tay - mắt, chân - mắt trong thực hiện các vận động đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ như vẽ, di mầu, cầm, nắm, gập duỗi các ngón tay, múa khéo, cài cúc áo; kỹ năng thăng bằng, kiểm soát cơ thể được lồng ghép tổ chức qua hoạt động chơi tập tại theo ý thích tại các góc, hoạt động rèn kỹ năng, hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi ngoài trời. Vận động tinh của trẻ là khả năng thực hiện các chuyển động bằng cách sử dụng các vận động cử động của bàn tay, ngón tay : Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “Múa khéo” hay phối hợp được cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt trong các hoạt động: Nhào đất nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, vòng cổ; cử động cơ nhỏ ở bàn tay và cổ tay: chồng, xếp hình với 6-8 hình khối; Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khấy đảo, vò xé, đóng cọc bàn gỗ, nhón nhặt đồ vật, cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thẳng, ngang; lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình. Phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ nhà trẻ còn được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với một số kỹ năng tự phục vụ như cầm thìa xúc cơm, lấy cốc uống nước, đi dép, cài quai dép, lau miệng, rửa tay, mặc quần áo,.. dưới sự giúp đỡ của cô giáo và cha mẹ.
- 4 Vì vậy, có thể nói rằng kỹ năng vận động tinh của trẻ càng phát triển thì trẻ càng khéo léo, nhanh nhẹn trong các hoạt động đòi hỏi sự uyển chuyển của tay như ăn uống, viết, vẽ, mặc quần áo, chơi với đồ vật, vệ sinh cá nhân… Do đó, phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ ngay từ sớm là vô cùng cần thiết, góp phần phát triển toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội cũng như sự phát triển não bộ của bé và phát triển toàn diện nhân cách sau này. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Đặc điểm chung Trường Mầm non Tả Thanh Oai B có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445,7 m2, diện tích sân chơi rộng, được trải cỏ nhân tạo chiếm 50% diện tích sân vườn. Trường có đầy đủ các phòng chức năng, khu vui chơi phát triển vận động với đa dạng đồ chơi ngoài trời, trường đạt Quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 20 lớp với tổng số 642 học sinh, trong đó có 6 lớp mẫu giáo lớn, 6 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D1 với 44 trẻ, trong đó có 21 nam và 23 nữ. Giáo viên ở lớp có trình độ chuyên môn trên chuẩn. 65% phụ huynh làm nghề tự do, 35% phụ huynh làm công nhân, viên chức, 59 % phụ huynh trẻ có độ tuổi dưới 30 tuổi; 41% phụ huynh có tuổi trên 30-40 tuổi. Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, với 02 phòng thể chất diện tích 68m2, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ các hoạt động thể chất như xe lắc, thú nhún, cột ném bóng, thang leo, bục bật, gậy, vòng, bộ tập ghim,… sắp xếp bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển thể chất, hoạt động giao lưu, các trò chơi phát triển vận động tinh. Lớp học rộng, thoáng mát, sạch sẽ được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ giáo dục, chăm sóc trẻ theo thông tư 01. Bên cạnh đó, có đa dạng các đồ dùng, đồ chơi dành cho hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô như: Cầu trượt, bệp bênh, thú nhún,.. các đồ chơi phát triển vận động tinh như: Hộp thả bóng, học cụ xâu, xỏ, kẹp, thìa, đũa, bảng vận động busyboard, bàn ánh sáng, bật tắt công tắc, đóng mở ổ khoá, tết tóc, buộc dây giày, các bộ dụng cụ bài tập Montesori góc thực hành kỹ năng, giác quan giúp trẻ tăng cường vận động tinh, phát triển khéo léo linh hoạt của các ngón tay, bàn tay với mắt.
- 5 Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn giáo viên, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Bản thân được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức như chuyên đề “Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương”, “Nghệ thuật xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”, “Xây dựng môi trường lớp học theo hướng hiện đại”, “Ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori vào chương trình giáo dục mầm non”; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Trẻ trong lớp cùng độ tuổi, đa số trẻ khoẻ mạnh, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc tốt về thể chất và tâm lý. Bản thân là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc giáo dục lứa tuổi nhà trẻ, luôn tâm huyết với nghề, đổi mới sáng tạo trong tổ chức hoạt động tại lớp. Có ý thức tự học hỏi trau dồi chuyên môn, sáng tạo ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp. Số cô/trẻ/lớp đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non. Phụ huynh luôn quan tâm chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lớp để nắm bắt và cùng phối hợp với giáo viên. Đa phần phụ huynh trẻ tuổi, có hiểu biết về tầm quan trọng của chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. b. Khó khăn: Trẻ ra lớp không đồng đều ngay từ đầu năm học, một số trẻ mới ra lớp còn quấy khóc và hay nghỉ học nên tôi và giáo viên trong lớp mất nhiều thời gian để rèn nề nếp thói quen và kỹ năng vận động cho trẻ. Hầu hết trẻ còn nhỏ, được bố mẹ nuông chiều, ít có cơ hội được vận động, chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân, rụt rè nhút nhát, thích chơi một mình, không thích tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Trẻ còn nói ngọng, chưa rõ tiếng nên chưa tích cực giao tiếp với cô và bạn. Một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng vận động tinh ở lứa tuổi nhà trẻ với tâm lý sợ con bị ngã, bị đau nên phụ huynh đều không dám cho trẻ tự phục vụ bản thân. 2.2. Thực trạng Trước khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non”. Tôi tiến hành khảo
- 6 sát kỹ năng vận động tinh của trẻ cũng như nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phát triển vận động tinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ qua phiếu khảo sát, hỏi ý kiến phụ huynh ngay đầu năm học. Kết quả khảo sát kỹ năng vận động tinh của trẻ Đầu năm học Tổng (Tháng 9/2022) TT Nội dung đánh giá số Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ trẻ Đạt (%) đạt (%) Trẻ phối hợp cử động của đôi bàn tay, ngón tay và tay, mắt trong hoạt 1 15 34% 29 66% động nhào, nặn, vẽ, xâu vòng, kẹp chuyển đồ 44 Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay 2 13 29.5% 31 70.5% thực hiện “múa khéo” Trẻ có kỹ năng tự phục vụ đơn giản: 3 17 38.6% 27 61.4% Tự xúc ăn, lấy cốc uống nước Kết quả tổng hợp ý kiến phụ huynh về phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ (tháng 9/2022). Mức độ cần Việc hướng Thời điểm Cha mẹ Phát triển Tổng thiết về việc dẫn trẻ kỹ thực hiện thường vận động số phát triển kỹ năng tự các bài tập xuyên hướng tinh cho trẻ phụ năng vận phục vụ khi phát triển dẫn trẻ kỹ cần được huynh động tinh ở nhà cần kỹ năng năng vận được tiến được được thực vận động động tinh tại hành từ sớm khảo hiện thường nhà qua các sát xuyên trò chơi (Tỷ lệ Không Trên Đã Chưa Đồng Không Cần Từ %) cần Đúng Sai 5 thực thực ý đồng ý thiết sớm thiết tuổi hiện hiện 44 17 27 15 29 17 27 15 29 15 29 38.6 61.4 34.1 65.9 38.6 61.4 34.1 65.9 34.1 65.9 100% % % % % % % % % % % Từ kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấy kỹ năng vận động tinh của trẻ còn rất hạn chế, trẻ chưa thực sự sẵn sàng, tự tin tham gia vào các bài tập vận động, kỹ năng hoạt động với đồ vật chưa thành thạo. 66% trẻ chưa có khả năng phối hợp
- 7 cử động của đôi bàn tay, ngón tay và tay, mắt trong hoạt động nhào, nặn, vẽ, xâu vòng, kẹp chuyển đồ, 70.5% trẻ chưa kỹ năng vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay thực hiện “múa khéo” và tỷ lệ trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ đơn giản: Tự xúc ăn, lấy cốc uống nước còn cao. Đa số phụ huynh được khảo sát chưa thực sự quan tâm và chưa hiểu được tầm quan trọng việc phát triển vận động tinh của trẻ, thông qua phiếu lấy ý kiến phụ huynh thì có trên 60% phụ huynh chưa quan tâm và thấy việc phát triển triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi là chưa cần thiết, chưa thường xuyên thực hiện luyện tập. Qua kết quả trên, tôi hiểu rằng giáo viên phải tuyên truyền để giúp cha mẹ trẻ thay đổi nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ. Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng phiếu điều tra hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng, cần thiết phải phát triển vận động, kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tự phục vụ của trẻ khi ở nhà. Việc khảo sát phụ huynh cũng sẽ giúp tôi nắm được cách nhìn nhận, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Tôi tiến hành như sau: Xây dựng nội dung khảo sát kỹ năng vận động, thể trạng trẻ (Phụ lục I: Phiếu điều tra hỏi ý kiến phụ huynh khảo sát kỹ năng tinh của trẻ). Xây dựng phiếu điều tra hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ (Phụ lục II: Phiếu điều tra hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về việc phát triển kỹ năng vận động tinh). Lập nội dung bình chọn trên Zalo lớp để phụ huynh phối hợp khảo sát trẻ. Thông qua ý kiến ban giám hiệu. Tổng hợp kết quả khảo sát và thảo luận với giáo viên trong lớp để áp dụng hiệu quả các biện pháp kết nối với phụ huynh giáo dục kỹ năng vận động, kỹ năng tự phục vụ, nhất là phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi đưa ra một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trên lớp, cũng như ở nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, tôi đã tiến hành song song và đồng bộ các biện pháp. 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống các bài tập, thiết kế đồ dùng, đồ chơi sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ Để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ nói chung cũng như hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh nói riêng được hiệu quả thì việc xác định được mục tiêu giáo dục thể chất cần đạt, xây dựng hệ thống các bài tập phát triển vận động tinh phù hợp với lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở lớp là việc làm
- 8 rất quan trọng và cần thiết. Xây dựng hệ thống các bài tập, thiết kế các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo có tác dụng rèn luyện, phát triển vận động tinh cụ thể từng tuần, từng tháng theo kế hoạch giáo dục trẻ ở lớp giúp tôi định hướng được nội dung các bài tập, dự kiến các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thực hiện kỹ năng vận động tinh đưa vào các hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao. Phát triển kỹ năng vận động tinh qua hệ thống các bài tập, đồ dùng, đồ chơi sáng tao sẽ giúp tôi định hướng, sắp xếp được nội dung giáo dục theo nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ kỹ năng đơn giản đến kỹ năng vận động tinh phức tạp hơn, ngoài ra việc thiết kế các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ thực hành kỹ năng vận động tinh sẽ giúp trẻ hứng thú, say sưa và đạt hiệu quả cao. Đây là việc làm rất cần thiết có vai trò quan trọng giúp trẻ tự tin, tự lập, phát triển sự phối hợp tay và mắt. Chính vì vậy, tôi đã các bước như sau: Nghiên cứu đặc điểm phát triển trẻ nhà trẻ về thể chất và các yếu tố liên quan để có những bài tập, trò chơi tác động phù hợp đến việc hình thành và phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ để xây dựng nội dung các bài tập phù hợp với lứa tuổi, khả năng của trẻ nhà trẻ. Nghiên cứu nội dung phát triển vận động tinh cho trẻ trên internet, tài liệu tham khảo, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường để xây dựng đa dạng các bài tập phát triển vận động, các trò chơi, các bài tập ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori góp phần phát triển kỹ năng vận động tinh. (Hình ảnh: Tham gia tập huấn trực tuyến về ứng dụng yoga kids cho trẻ mầm non)
- 9 Lên kế hoạch và phối hợp với phụ huynh sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi như kẹp, lọ nhỏ mắt, ống bóp, chai, lọ có nắp,.. có tác dụng phát triển kỹ năng vặn, xoáy, đóng mở nắp chai, nắp hộp, gắp, xúc, phát triển cử động tay với mắt, vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phù hợp, an toàn có độ bền cao để thiết kế các đồ chơi, bài tập montessori có tác dụng phát triển kỹ năng vận động cho trẻ làm phong phú thêm đồ dùng, đồ chơi các góc, thu hút trẻ đến lớp, tích cực tham gia hoạt động. (Hình ảnh: Giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, đồ dùng phát triển vận động tinh) Phối hợp với giáo viên trong lớp làm nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho hoạt động phát triển thể chất, các trò chơi bàn tay, các bài tập Montessori phù hợp với lứa tuổi góp phần nâng cao kỹ năng vận động tinh cho trẻ như: Tháp hồng, gắp quả bông bằng kẹp, nhíp, bảng bận rộn, khung cài khuy, kéo khoá, tổ chức trò chơi gắp bóng nhỏ bằng kẹp và di chuyển về đích bỏ bóng vào lọ, các trò chơi bài hát cần sự vận động, múa phụ họa bằng đôi bàn tay.
- 10 (Hình ảnh: Giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động tinh) (Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi sáng tạo phát triển kỹ năng vận động tinh) Học hỏi cách quan sát, ghi chép và đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng vận động tinh, sự phối hợp tay với mắt, tính tự lập của trẻ thông quan các hoạt động chơi tập có chủ định, hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ ở lớp, ở trường.
- 11 Bên cạnh đó, với vai trò tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ, tôi đã trao đổi, chia sẻ cách xây dựng hệ thống các bài tập phát triển vận động tinh, các bài tập Montessori từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dần phù hợp với lứa tuổi. Kết quả: Với việc xây dựng hệ thống bài tập, thiết kế đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ luyện tập, thực hành kỹ năng phát triển vận động tinh, tập kỹ năng tự bám sát chủ đề, sự kiện. Tôi đã tiến hành đưa hệ thống các bài tập giáo dục kỹ năng vận động tinh vào các hoạt động giáo dục qua các bài tập ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori được thể hiện nội dung ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trên ngân hàng nội dung hoạt động giáo dục năm học của lớp, của khối và đưa vào từng hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, hoạt động giáo dục kỹ năng hàng tháng được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tôi đã xây dựng được 19 hệ thống bài tập ứng dụng phương pháp Montessori, 10 hệ thống bài tập giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào hướng dẫn trẻ thực hành kỹ năng vận động tinh hàng ngày. Kết hợp cùng giáo viên trong lớp thiết kế được 12 bộ giáo cụ thực hành phương pháp Montessori sáng tạo và sưu tầm được nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo giúp phát triển kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. (Phụ lục III: Hệ thống bài tập phát triển vận động tinh) 3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép các bài tập, trò chơi cho trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay nhằm phát triển vận động tinh Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngón tay… giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác, kỹ năng này giúp trẻ có thể thực hiện chăm sóc bản thân như đánh răng, tự mặc quần áo, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu. Ngoài ra còn tham gia vào các hoạt động nơi công cộng, làm ra các sản phẩm sáng tạo theo yêu cầu của người khác và các sản phẩm theo nhu cầu của bản thân,…Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải có và thành thạo. Phát triển vận động tinh nhằm rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cử động bàn tay, ngón tay giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện. Rèn luyện năng lực phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể với nhau (Đầu, tay, chân, mình), vận động tinh của tay (cổ tay, bàn tay, ngón tay). Vận động tinh giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ và các lứa tuổi sau này. Vận động bàn tay, ngón tay còn có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý. Vì vậy, việc lồng ghép các bài tập, các trò chơi vận động cho trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay trong các hoạt động học vận động, vận động khi đi dạo, khi chơi ở các góc đều giúp trẻ được phát triển toàn diện kỹ năng vận động tinh cũng như phát triển các tố chất vận động như: Nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, chính xác, vận động “múa khéo”.
- 12 Tôi đã tổ chức lồng ghép các bài tập, các trò chơi phát triển vận động tinh trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp, ở trường có cả hoạt động theo kế hoạch, có cả hoạt động phát sinh trong quá trình tổ chức cũng được giáo viên xử lý tình huống linh hoạt phù hợp và tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và chủ động ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động. Trong hoạt động tạo hình: Tôi tổ chức cho trẻ tập cử động mở, khum bàn tay qua các hoạt động: Chơi với đất nặn, nhào bóp đất nặn, vo giấy tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích, hay trẻ tập di màu, in màu, chơi với màu, với phấn. Từ đó phát triển khả năng nhanh nhẹn, cử động linh hoạt, khéo léo của bàn tay, ngón tay, cổ tay, sự phối hợp giữa tay và mắt. (Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi với đất nặn, bột nặn) (Hình ảnh: Trẻ di màu con cá)
- 13 Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn trẻ sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để thực hiện hoạt động dán, in màu, xâu vòng, hay tham gia các hoạt động: Bỏ vào lấy ra, chuyển đồ vật bằng tay, co duỗi các ngón tay,.. trong hoạt động nhận biết, hoạt động phát triển vận động. (Hình ảnh: Trẻ xâu vòng, xâu hoa) Kỹ năng giữ ổn định cổ tay: Tôi cho trẻ thực hiện các vận động: Gập duỗi cổ tay, vẫy cổ tay, lắc cổ tay, múa khéo qua trò chơi: Chim bay, con chim chích, gió thổi, gieo hạt, chú thỏ con thông qua hoạt động vận động, trò chơi phát triển vận động. (Hình ảnh cô cho trẻ chơi trò chơi: Con chim chích)
- 14 Phát triển sức mạnh trong cơ tay: Đây là khả năng thực hiện các động tác nhỏ bằng bàn tay, trong đó có sự phối hợp giữa đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa như bóc hạt, bóc vỏ hoa quả, vặn, mở nắp hộp, nắp chai thông qua nội dung củng cố trong hoạt động nhận biết, hoạt động làm quen văn học. Hay tổ chức cho trẻ chấm hoa, xé giấy, cắm hoa… giúp trẻ linh hoạt các cơ ngón tay và phối hợp giữa các cơ ngón tay với nhau thông qua hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen văn học, hoạt động nhận biết, phát triển vận động. (Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ thực hành cắm hoa) Trong hoạt động vận động: Tôi tổ chức lồng ghép các bài tập phát triển kỹ năng song song như sử dụng cả hai tay cùng một lúc như khi thực hiện vận động lăn bóng, đào đất, đào cát, bò, tung bóng bằng 2 tay, tung bắt bóng với cô. (Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ lăn bóng bằng 2 tay, tung bắt bóng với bạn)
- 15 Bên cạnh đó, tôi tiến hành lồng ghép các trò chơi, hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh cũng như phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, sự tự lập thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường, ở lớp. Trong hoạt động chơi - tập có chủ định: Chơi với đất nặn, ghép hình, các hoạt động xâu xỏ, các khung cài khuy, kéo khoá, cầm bút, phấn để vẽ, cắm hoa, lật mở sách, dùng kẹp gắp chuyển đồ, cho hạt vào lọ, lật mở sách, tháo lắp đồ dùng, đồ chơi. (Hình ảnh: Trẻ chấm màu trang trí cái cốc trong hoạt động tạo hình) (Hình ảnh trẻ làm quen với sách, cầm, lật, mở sách) Hoạt động xâu xỏ, thả hạt vào lọ, nhặt đồ vật hay chuyển vật thể bằng tay… giúp trẻ dần thành thạo động tác khum lòng bàn tay, sự kết hợp khéo léo giữa các
- 16 ngón tay, và phối hợp mắt, tay một cách tập trung, linh hoạt. Những hoạt động này có thể bố trí trong góc hoạt động với đồ vật hoặc có thể cho trẻ chơi trong giờ đón, trả trẻ, chơi tự do. Ngoài ra, tôi lồng ghép các bài tập, trò chơi cho trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay nhằm phát triển vận động tinh thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng vận động tinh qua hoạt động chiều rèn nề nếp, kỹ năng tự phục vụ, hoạt động ngoài trời: Tự xúc ăn, đi dép, cởi dép, xếp dép lên giá, lau mặt, bấm khuy bấm, kéo khoá quần áo, bê ghế, xâu lá cây, vẽ phấn, chuyển hạt bằng tay, chuyển vật thể bằng thìa, lau mũi, chải tóc, … (Hình ảnh trẻ tự xúc ăn, xếp dép lên giá, bê ghế)
- 17 (Hình ảnh: Trẻ thực hành bấm khuy bấm, kéo khoá, chuyển vật thể bằng thìa) Tập cử động các cơ bàn tay, ngón tay cho trẻ và vận động thô cần gắn chặt với nhau, để giúp cho sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lí của trẻ. Bởi vậy, khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động tinh, tôi luân đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Chọn các bài tập và trò chơi có tác động chung đến sự vận động của cơ thể, đặc biệt là sự vận động tích cực của cơ bắp, các cơ của cánh tay, bàn tay, ngón tay. Tổ chức những buổi tập luyện cho trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay, nhằm
- 18 cho trẻ tập luyện dưới hình thức trò chơi hay các bài tập luyện rèn vận động tinh đảm bảo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với khả năng của trẻ. Tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được vận động, tập cử động các cơ của bàn tay, ngón tay. Động viên, khuyến khích, kích thích trẻ tích cực vận động, song tránh để trẻ vận động quá nhiều, luân phiên giữa các hoạt động tĩnh và hoạt động động, không để trẻ bị mệt vì những cử động của đôi bàn tay quá phức tạp, vượt quá khả năng của trẻ. Đặc biệt làm giảm sự kiên trì, sự hứng thú tham gia của trẻ. Dụng cụ tập luyện các cơ bàn tay, ngón tay của trẻ phải phù hợp với vận động cần tập luyện cho trẻ, phải hấp dẫn, thu hút trẻ tích cực vận động (màu sắc đẹp, sặc sỡ, hình thức ngộ nghĩnh, có thể phát ra âm thanh...) và an toàn đối với trẻ. Nên cho trẻ tự tạo ra sản phẩm thông qua hoạt động. Kết quả: Từ việc nhận thức được những điều này, tôi đã tích cực phối hợp với giáo viên trong lớp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ được tập cử động của bàn tay, ngón tay thường xuyên trong mọi hoạt động một cách thuận tiện, dễ dàng giúp trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng vận động tinh một cách linh hoạt, khéo léo. 100% trẻ được thực hành các bài tập, chơi các trò chơi phát triển vận động tinh mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động ở lớp, ở trường. 95% trở lên trẻ có kỹ năng tự phục vụ phù hợp lứa tuổi, có kỹ năng thực hiện các vận động tinh thành thạo và chủ động trong các giờ hoạt động: Trẻ tự cất, lấy và sử dụng đồ dùng cá nhân không cần sự giúp đỡ của người lớn, tự phục vụ nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, trẻ có kỹ năng thực hiện các các hoạt động làm ra sản phẩm sáng tạo theo yêu cầu và theo nhu cầu của bản thân và chơi tập chủ động tích cực. Trẻ hứng thú, yêu thích đến trường, đến lớp. 3.3. Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori do tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori nghiên cứu và phát triển. Ở lĩnh vực này, trẻ sẽ được làm quen và thực hành, được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo, cài khuy áo…Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp: tưới cây, lau lá cây, quét rác, hót rác…, kỹ năng thể hiện lịch sự, duyên dáng trong các hoạt động như cách đi lại, cách đứng, bê ghế, ngồi ghế, cất ghế, che miệng khi ho, hắt hơi, lau mặt, chào hỏi lễ phép, đóng mở cửa,…thông qua các hoạt động tự phát và có mục đích. Qua đó, trẻ sẽ hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và giúp trẻ trở thành một người lịch sự, duyên dáng có trách nhiệm với bản thân, với môi trường và với bạn bè. Các hoạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn