intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động trò chơi dân gian lớp mẫu giáo ghép bản Trung Chải trường mầm non Sùng Phài

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khắc phục thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, giúp giáo viên dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chơi từ đó trẻ được phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động trò chơi dân gian lớp mẫu giáo ghép bản Trung Chải trường mầm non Sùng Phài

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động trò  chơi dân gian lớp mẫu giáo ghép bản Trung Chải trường mầm non Sùng  Phài                    Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh                    Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non                    Chức vụ: Giáo viên                    Nơi công tác: Trường Mầm non Sùng Phài ­ huyện Tam  Đường ­ tỉnh Lai Châu.
  2. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số  biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  thông qua hoạt động    trò chơi dân gian lớp mẫu giáo  ghép bản Trung  Chải trường mầm non Sùng Phài”. 2. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Năm sinh: 07/ 09/ 1983  Nơi thường trú: Tổ  25 ­ Phường Đông Phong – Thành phố  Lai Châu ­  Tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài Điện thoại: 0963092666 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:  100%  3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến:  Từ  ngày 01 tháng 9 năm 2015 đến  ngày 25 tháng 03 năm 2016 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:  Tên đơn vị: Trường mầm non Sùng Phài. Địa chỉ: Xã Sùng Phài ­ huyện Tam Đường ­ tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 02313751768 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:  Như chúng ta đã biết đối tượng trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo  nói riêng có đặc điểm tâm sinh lí đặc thù là khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ 
  3. có chủ định ngắn, nếu khoảng thời gian cần tập trung cho một hoạt động kéo  dài sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, kém thích thú với hoạt động đó dẫn đến hiệu quả  hoạt động không cao. Trẻ thích được tham gia các trò chơi và việc trẻ chơi trò  chơi cũng giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với kiến thức hơn. Trong khi đó, các trò  chơi dân gian của Việt Nam thường mang tính  ước lượng và thời gian chơi  thường phụ thuộc vào hứng thú của chính người chơi, đặc biệt là những lời   ca trong trò chơi dân gian thường giản dị, mang tính vần điệu, dễ  thuộc, dễ  nhớ, các vận động trong trò chơi dân gian thường gần gũi với đời sống hàng  ngày. Những ưu điểm lớn đó của trò chơi dân gian giúp trẻ dễ dàng tiếp cận,  hiểu và thích được chơi trò chơi.  Ví dụ với trò chơi “ Dung dăng dung dẻ: Các bạn tham gia chơi nắm tay  nhau vừa đi vừa đung đưa tay ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:  “Dung dăng dung dẻ                                     Cho dê đi học  Dắt trẻ đi chơi                                              Cho cóc ở nhà  Đến ngõ nhà trời                                          Cho gà bới bếp  Lạy cậu lậy mợ                                             Xì xà xì xụp   Cho cháu về quê                                           Ngồi thụp xuống đây” Đến câu “Ngồi thụp xuống đây” tất cả  cùng ngồi xổm một lát, rồi  đứng dậy vừa đi vừa đọc đồng dao tiếp, trò chơi lại tiếp tục. Trẻ có thể dừng  chơi trò chơi ở lần chơi mà trẻ muốn. Ngoài ra, sau khi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi đơn giản tôi nhận   thấy trẻ tập trung chú ý, hoạt động tích cực hơn, trẻ hay đọc nhẩm những lời   ca của trò chơi, thích thú với những lời ca đó. Bước đầu tôi dần khẳng định  được: Việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian không những giúp trẻ phát   triển về  thể  chất, trí tuệ  mà còn là một công cụ  hữu ích giúp trẻ  mẫu giáo  vùng dân tộc thiểu số được tăng cường về tiếng Việt, khắc phục hạn chế về  ngôn ngữ phổ thông của trẻ.  Năm h ọc 2015 – 2016, đượ c sự  phân công củ a Ban giám hiệu nhà  tr ườ ng, tôi nhận nhi ệm v ụ  gi ảng d ạy l ớp ghép 2, 3, 4, 5 tu ổi B ản Trung  
  4. Chải t ừ  tháng 9 năm 2015. Qua th ực t ế  gi ảng d ạy và chăm sóc trẻ  tạ i  nhóm lớp tôi nh ận th ấy:  Học sinh trong nhóm lớ p chi ếm 100% là con em   đồ ng bào dân tộc thi ểu s ố  lứa tuổi c ủa tr ẻ  không đồ ng đề u; tr ẻ  r ụt rè,  nhút  nhát  và vốn ngôn ngữ  ph ổ  thông còn hạn ch ế  nhi ều. Tr ẻ  th ườ ng   đượ c h ọc ti ếng m ẹ  đẻ  trướ c khi làm quen với ngôn ngữ  phổ  thông nên  đã t ạo ra nh ững l ỗi phát âm cho tr ẻ  trong giao ti ếp b ằng ngôn ngữ  phổ  thông,   tr ẻ   nói   ng ọng,   không   tròn   vành,   rõ   chữ.   Là   m ột   giáo   viên   mầm  non, tôi luôn mong mu ốn tìm các bi ện pháp để  khắ c phục y ếu điể m về  ngôn ng ữ phổ  thông cho tr ẻ và qua quá trình tr ải nghi ệm th ực t ế tôi nhậ n  thấy vi ệc tổ  ch ức các trò chơ i dân gian cho tr ẻ  là cách làm có hiệ u quả  cao   và   thu   hút   đượ c   tr ẻ.   Vì   vậ y   tôi   lự a   ch ọn   sáng   ki ến   kinh   nghi ệm:  “Một số  bi ện pháp phát tri ển ngôn ngữ  cho tr ẻ thông qua ho ạt độ ng  trò ch ơi dân gian l ớp m ẫu giáo  ghép b ản Trung Ch ải tr ư ờng m ầm  non Sùng Phài”. Sáng kiến nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khắc   phục  thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề  xuất các giải pháp khắc  phục hạn chế, giúp giáo viên dạy trẻ  phát triển ngôn ngữ  thông qua hoạt  động trò chơi từ đó trẻ được phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho trẻ. 2. Phạm vi triển khai thực hiện:  28 trẻ ghép 4 dộ tuổi ( 2,3,4,5 tuổi) lớp mẫu giáo lớn bản Trung  Chải ­  Trường mầm non Sùng Phài. 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Về  cơ  sở  vật chất: phòng học, sân chơi tương đối đảm bảo, sạch sẽ,  thoáng mát. Tỷ lệ chuyên cần đạt 88 % trở lên.  Về  giáo viên: Giáo viên có trình độ  chuyên môn trên chu ẩn,  có 10  năm   kinh   nghi ệm   chăm   sóc,   giáo   d ục   tr ẻ   nên   cũng   nắm   b ắt   đượ c   tâm 
  5. sinh lí của tr ẻ,  nắm vững ch ươ ng trình giáo dụ c m ầm non. Luôn có tinh  thần tự  h ọc h ỏi  đồ ng nghiệp để  nâng cao chuyên môn nghiệ p vụ, đạ t  danh hi ệu giáo viên dạy gi ỏi c ấp tỉnh.  Về  trẻ: Đa số  trẻ  thụ  động khả  năng ngôn ngữ  của trẻ  còn hạn chế,  nhiều trẻ  chưa biết tiếng phổ  thông, có trẻ  biết tiếng phổ  thông nhưng còn   nói ngọng nhiều, chưa mạnh dạn tự tin thi tham gia các hoạt động tập thể và  giao tiếp với mọi người xung quanh. 100% trẻ là người dân tộc Mông do đó   tôi đã tiến hành khảo sát 28 trẻ tại lớp như sau: Thời điểm khảo sát: Tháng 9/2015 Nội dung Tổng số  Đạt chưa đạt học sinh TS % TS % Trẻ chưa biết tiếng phổ thông 28 23 82, 5 17,9 1 Biết sử dụng tiếng phổ thông 28 15 53 13 47 Sử dụng tốt tiếng phổ thông 28 8 28, 20 71,4 6 Trẻ nói ngọng  28 0 0 28 100 Trẻ mạnh dạn tham gia hoạt  28 8 28, 20 71,4 động tập thể  6  Về phụ huynh: Chưa phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo  dục trẻ  nhiều khi còn cho trẻ  nghỉ  học tự  do. Đại đa số  các bậc phụ  huynh  trong bản đều giao tiếp với con em bằng tiếng địa phương.  Qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện những năm học trước và kết quả  khảo sát học sinh đầu năm chúng tôi nhận thấy những  ưu điểm và cần khắc  phục những hạn chế của giải pháp cũ như sau:  Giải pháp 1: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ  huynh và tổ  chức   đoàn viên tại thôn bản  Ưu điểm: Đã có sự  nhận thức đưa con em đi học thường xuyên, đúng  giờ.
  6. Hạn chế: Phụ huynh học sinh đại đa số đều còn khó khăn, thường xuyên đi  làm nương rẫy ở xa, trẻ thường tự đi học, các cháu trong độ tuổi đi học của các   cấp học tự chăm sóc nhau nên việc trao đổi thông tin hai chiều cũng như phối kết   hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  còn gặp  nhiều khó khăn.  Giải pháp 2:  Xây dựng kế  hoạch lựa chọn các trò chơi dân gian phù   hợp cho trẻ chơi. + Ưu điểm: Ngay từ đầu năm học được sự chỉ đạo sát sao của ban giám  hiệu, chuyên môn nhà trường, tôi đã xây dựng  kế  hoạch lựa chọn được các  trò chơi dân gian. Bản thân tôi đã có 10 năm kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục  trẻ nên cũng nắm bắt được tâm sinh lí của trẻ. + Hạn chế: Khi thực hiện xây dựng kế hoạch tôi chưa chú ý trong việc  lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề  và xây dựng kế hoạch cụ  thể theo từng chủ đề để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giải pháp 3: Chuẩn bị  chu đáo đồ  dùng, lời ca, sân chơi trước khi tổ   chức cho trẻ chơi  +  Ưu điểm: Được sự  quan tâm chỉ  đạo sát sao của các cấp, các ngành   và trực tiếp là Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, Ban giám hiệu nhà trường, lớp  học được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. + Hạn chế: Một số đồ dùng chưa đảm bảo, sân chơi còn hơi nhỏ.  * Phân tích các giải pháp trước khi thực hiện sáng kiến Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ  huynh và tổ  chức đoàn viên tại   thôn bản:  Được  Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn đã chỉ  đạo tôi đã  truyên truyền phối kết hợp với phụ huynh và các tổ  chức đoàn viên tại thôn  bản về việc tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phụ huynh đã nhận thức   được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xong một số phụ  huynh ngay bản thân họ cũng không sử dụng thành thạo tiếng phổ thông. Nên  hiệu quả chưa cao. 
  7. Xây dựng kế  hoạch lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp cho trẻ  chơi: Giáo viên đã quan tâm đến việc xây dựng kế  hoạch  xong lựa chọn trò  chơi còn chưa phong phú chưa phù hợp với chủ đề.  Chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức cho trẻ chơi: Lớp học được trang bị  cơ  sở  tương đối đầy đủ. Giáo viên đã quan tâm đến việc làm đồ  dùng, đồ  chơi để  phục vụ  cho trò chơi song đồ  dùng còn chưa phong phú, chưa đảm  bảo về  chất lượng nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức trò  chơi cho  trẻ. Từ thực tế đó tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa thực sự hiệu  quả. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn hoạt động tổ chức thường xuyên các trò chơi  dân gian bằng những biện pháp mới nhằm thu hút sự chú ý và khích lệ trẻ mạnh  dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, giúp trẻ có cơ hội giao lưu, giao tiếp với bạn  bè nhiều hơn, xóa đi khoảng cách về ngôn ngữ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và   hơn thế nữa là tạo tiền đề tốt về ngôn ngữ để  trẻ tìm hiểu, tiếp thu kiến thức   một cách tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và những thay đổi trong  tổ chức trò chơi dân gian sẽ giúp cải thiện nâng cao đáng kể vốn ngôn ngữ phổ  thông của trẻ.  b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: * Tính mới: Trẻ  chủ  động tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ, trẻ  biết   tiếng phổ thông, nhiều trẻ sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, mạnh dạn tự  tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể.  Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, linh hoạt lựa chọn, tổ  chức các trò chơi dân gian và xây dựng kế hoạch phù hợp. Trẻ  được tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc  Mông. * Giải pháp 1: Xây dựng kế  hoạch, lựa chọn các trò chơi dân gian   phù hợp cho trẻ chơi 
  8. Phát triển ngôn ngữ có thể nói là lĩnh vực quan trọng nhất trong chương   trình chăm sóc giáo dục trẻ  mầm non, vì vậy để  cung cấp vốn từ, rèn luyện   và phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi ưu tiên lựa chọn xây dựng kế hoạch cụ thể  từng chủ đề các trò chơi có lời ca: Chủ đề bản thân tôi lựa chọn trò chơi “tập   tầm vông, chi chi chành chành, nu na nu nống”. Chủ đề gia đình: Tôi lựa chọn   trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. Chủ  đề  nghề  nghiệp tôi lựa chọn trò chơi   “rồng rắn lên mây”. Chủ  đề  Thực vật và mùa xuân  tôi lựa chọn trò chơi  “trồng nụ  trồng hoa, Ném còn, ném pao”. Chủ  đề  động vật  tôi lựa chọn trò  chơi “thả  đỉa ba ba” Chủ  đề  Nước và hiện tượng tự  nhiên  tôi lựa chọn trò  chơi “trốn tìm, kéo co” Những trò chơi có lời ca vừa tạo cơ hội cho trẻ được đọc, được chơi vừa tạo   cho trẻ niềm vui thích với những câu chuyện ngộ nghĩnh có trong lời ca mà trẻ đọc  như:  Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thấy thuốc Có nhà hay không? Thầy trả lời,  thầy thuốc không có nhà, trẻ lại tiếp tục đọc lần 2,3. Sau  khi trẻ đọc lần 3 kết thúc đến câu cuối, thầy thuốc nói “ Có tôi xin khúc đầu”.  Mẹ con rồng rắn trả lời: “ Khúc đầu cùng xẩu, cùng xương”. Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc giữa: Khúc giữa không ăn được Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc đuôi: Tha hồ mà đuổi Trẻ làm thầy thuốc rất thích thú khi được đuổi bạn, các trẻ làm mẹ con rồng   rắn cũng sôi nổi ngăn và tránh bị thầy thuốc bắt.  Thông qua trò chơi Rồng rắn trẻ  được đọc lời ca đối thoại cùng bạn  qua đó trẻ được làm quen với nhiều từ mới, từ đó vốn từ của trẻ  cũng được  tăng nhanh thông qua giao tiếp trong khi chơi.
  9. Do đặc điểm của trẻ  mầm non là dễ  nhớ  mau quên nên tôi  lựa chọn  các trò có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ  chơi, dễ  nhớ. Ví dụ  trò chơi  thả đỉa ba ba, kéo co, trốn tìm...  Bên cạnh đó chọn trò chơi cho trẻ chơi phù hợp với khả  năng của trẻ:  Đảm bảo trẻ ở cả 4 lứa tuổi đều có thể chơi được. Trong quá trình chơi tôi cũng luôn luôn khuyến khích, động viên trẻ  cùng tham gia, khám phá những trò chơi dân gian, có thể  trẻ  2 ­ 3 tuổi chưa   thể chơi khéo léo và phản ứng nhanh như trẻ 4 ­ 5 tuổi, 5 ­ 6 tuổi nhưng khi   được cùng tham gia trò chơi với các bạn lớn hơn sẽ tạo động lực hối thúc trẻ  tích cực tham gia hoạt động và trong quá trình chơi, trẻ  không chỉ  học được  cách chơi từ  sự  hướng dẫn của giáo viên mà trẻ  còn học hỏi được từ  chính   những bạn lớn hơn trong lớp.  * Giải pháp 2: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, sân chơi, lời ca trước khi   tổ chức cho trẻ chơi  Trước khi tổ  chức cho trẻ chơi đầu tiên tôi chuẩn bị  đồ  dùng đồ  chơi  cho trẻ, đồ  dùng phục vụ cho trò chơi phải chuẩn bị đầy đủ  đồ  dùng, lời ca,  sân chơi phù hợp với từng trò chơi. Ví dụ: Với trò chơi Rồng rắn lên mây cô  chuẩn bị  lời ca, sân chơi rộng. Trò chơi  kéo co cô cần chuẩn bị  dây kéo to,  chắc chắn nhưng đảm bảo không gây đau cho trẻ  khi chơi “Kéo co”, có thể  lựa chọn dây vải bện hoặc dây thừng to và cứng. Hoặc với trò chơi “ Ném   còn” (Dân tộc Thái) thì lại cần chuẩn bị cây nêu, quả còn, rổ đựng còn, phấn   vẽ vạch mức. Còn với trò chơi “Ném Pao” ( Dân tộc Mông) thì chỉ cần những   quả Pao xinh xắn và khoảng sân chơi bằng phẳng cho trẻ là đủ... Địa điểm chơi cũng rất quan trọng, không gian tổ chức thoải mái thì trẻ  mới có thể chơi một cách thoải mái và hết mình. Tùy thuộc vào từng trò chơi,  hình thức, thời gian tổ  chức chơi sẽ tôi  lựa chon địa điểm chơi sao cho phù   hợp. Ví dụ: Với những trò chơi động, mang tính tập trung như: Rồng rắn lên   mây, kéo co, thả  đỉa ba ba…số  lượng trẻ  chơi trong mỗi lượt chơi nhiều thì 
  10. lựa chọn tốt nhất là sân chơi ngoài trời. Với những trò chơi mang tính chất  tĩnh, trẻ chơi theo nhóm nhỏ như: Chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ…thì có  thể  cho trẻ  chơi ngay trong lớp hoặc chơi ngoài sân chơi đều được.Với trò  chơi “Dung dăng dung dẻ” trẻ  có thể  chơi mọi lúc, mọi nơi. Khi thời tiết   nắng ráo có thể cho trẻ chơi  ở sân chơi ngoài trời, khi trời mưa rét có thể tổ  chức cho trẻ  chơi ngay trong lớp học. Nhưng yếu tố  đầu tiên tôi luôn quan  tâm là địa điểm chơi được lựa chọn cho trẻ chơi luôn phải đảm bảo an toàn  đối với trẻ, đảm bảo về vệ sinh. Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi thật tốt tôi trước khi tổ  chức trò chơi  tôi tổ  chức cho trẻ  làm quen, học thuộc   lời ca của trò chơi trong các hoạt  động như.  Giờ  đón, trả  trẻ, hoạt động ngoài trời… Ngoài cách dạy trẻ  làm  quen với lời ca theo hình thức truyền khẩu, để  tác động giúp trẻ  thêm hứng   thu khi đọc lời ca và tập trung chú ý, mau thuộc lời ca, tôi còn tổ chức cho trẻ  thi đọc nối dưới hình thức luân phiên nhóm hoặc cá nhân.  Ví dụ: Chia 28 trẻ thành 5 nhóm làm quen với lời ca của trò chơi “ Chi  chi chành chành”; Cô giới thiệu lời ca cho trẻ làm quen, khi trong lớp chỉ còn  một vài trẻ chưa thuộc tôi cho trẻ thi đọc nối giữa 5 nhóm, cứ nhóm đầu tiên   đọc câu trước (Chi chi chành chành) thì nhóm thứ  2 đọc câu tiếp theo (Cái  đanh thổi lửa) lần lượt cho đến hết lời ca của trò chơi. Hoặc khó hơn: Tôi tổ  chức cho trẻ  thi đọc nối nhưng theo hiệu lệnh mời; Không phải đọc nối lời  ca tuần tự  từ  nhóm này đến nhóm khác mà trẻ  phải quan sát, khi cô hoặc  nhóm bạn đọc 1 câu của lời ca, cô đưa tay mời hướng về nhóm nào thì nhóm   đó phải đọc câu tiếp theo… (Cô đọc: Chi chi chành chành, kết hợp đưa tay   mời về phía nhóm 1 thì trẻ nhóm 1 đọc: Cái đanh thổi lửa. Cô lại chuyển hiệu  lệnh mời về nhóm 5 thì nhóm  lại đọc tiếp: Dắt dế đi tìm. Cứ như vậy, nhóm  trẻ  được mời thì đọc đúng câu ca nối tiếp, các nhóm còn lại vừa đọc nhẩm   vừa lắng nghe, quan sát để phát hiện lượt đọc của nhóm mình để đọc cho đúng  câu ca. Khi cho trẻ thi đọc hình thức cá nhân cũng vậy. Chỉ thay đổi là số trẻ trực  tiếp tham gia là những cá nhân cụ  thể. Các bạn còn lại là người lắng nghe và 
  11. kiểm tra.Việc tổ  chức cho trẻ  làm quen với lời ca theo hình thức như  vậy sẽ  khiến trẻ thêm hào hứng và khi đã tham gia vào hoạt động thì lúc nào trong đầu   trẻ cùng tư duy về lời ca, lúc nào miệng trẻ cũng nhẩm và chỉ chờ tới lượt nhóm   hoặc bản thân mình để được đọc lên lời ca đúng. * Giải pháp 3: Thực hành trải nghiệm qua việc tổ chức trò chơi. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian tôi cũng luôn chú  ý bao quát trẻ không chỉ để phát hiện, giúp đỡ trẻ khi trẻ cảm thấy khó khăn,  vướng mắc với cách chơi của trò chơi mà còn phát hiện được những lỗi phát  âm của trẻ  khi đọc lời ca và sửa cho trẻ  kịp thời,  tăng cường tiếng Việt cho  trẻ khi trẻ chơi các trò chơi có nhiều âm vực khó. VD: Trò chơi: Rồng rắn lên mây, khi tổ  chức chơi trong quá trình đọc  lời ca, trẻ  thường ngọng “r” với “nh” như từ “rắn” trẻ đọc thành “nhắn” tôi  đã tăng cường sửa cho trẻ, nói cho trẻ  hiểu là từ  “Rắn” chứ  không phải  “nhắn” tôi đã phát âm lại từ “Rắn” nhiều lần và dạy trẻ phát âm cho đúng, và  tôi động viên khuyến khích những trẻ  lớn phát âm đúng dạy những trẻ  còn  ngọng.  Bên cạnh đó tôi cũng luôn tạo điều kiện và khuyến khích trẻ  chơi các  trò chơi, rèn các kĩ năng vận động cho trẻ  và gợi ý cho các trẻ  lớn vừa chơi   vừa giúp đỡ  các em nhỏ  hơn; trong quá trình quan sát thực tế  trẻ  chơi, tôi  nhận thấy: Các cháu 4 ­ 5 tuổi rất thích được dạy cho các em nhỏ  hơn cách  chơi trò chơi, cách đọc lời ca của trò chơi  cho đúng và ngược lại các cháu   nhỏ  cũng rất thích các anh chị  hướng dẫn thêm cho mình trong khi chơi, trẻ  cũng thích được đọc lời ca dưới hình thức thi đọc nối luân phiên.  VD: Sau khi đã được cô giáo hướng trò chơi “Nu na nu nống” vào các  buổi chơi trước, trong các giờ  chơi tự do của trẻ tôi thấy các cháu 4 ­ 5 tuổi   thường vừa chơi vừa để ý lắng nghe các em nhỏ đọc lời ca trong khi chơi và  nhắc em “Không phải đánh trống cất cờ, phải nói là đánh trống phất cờ” rồi   với từ “phất” đó các anh chị còn ra sức phát âm lại cho các em nghe và nhắc   em nói đúng mới thôi, sau đó cả  nhóm trẻ cùng tươi vui phấn khởi hẳn ra vì  
  12. những điều chúng vừa làm được, có những tình huống trẻ  còn khúc khích  cười với nhau như  không hề  có khoảng cách nào… Trong quá trình hướng  dẫn và tổ  chức cho trẻ  chơi tôi cũng sử  dụng từ  trong tiếng địa phương để  giải thích các từ có nghĩa nhằm giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu hơn các câu ca, các  từ  khó trong lời ca của trò chơi khi cần thiết nhưng không quá lạm dụng.   Không sử dụng tiếng địa phương để  dạy hay giao tiếp thường xuyên với trẻ  mà chỉ dùng để giải nghĩa cho trẻ dễ hiểu hơn nhằm nâng cao hiệu quả  của   hoạt động.  * Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ  huynh và tổ   chức đoàn viên tại thôn bản  Đối với cấp học mầm non công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã  hội là một nhiệm vụ thiết thực, tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và cha  mẹ  về  nội dung, phương pháp, cách thức tổ  chức chăm sóc và giáo dục trẻ.   Trong các buổi họp bản và họp phụ  huynh, tôi đã tổ chức tuyên truyền tới các  bậc phụ huynh và tổ  chức đoàn của bản về nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của  năm học 2015 ­ 2016, đặc biệt là nội dung tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân   gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non. Được sự quan tâm và  phối kết hợp của các bậc phụ  huynh có điều kiện về  thời gian cũng như  sự  nhiệt tình hỗ  trợ  của các đoàn viên thanh niên trong bản,  Tuyên truyền phụ  huynh vận động gia đình chơi, giao tiếp cùng trẻ  khi  ở  nhà. Tạo góc tuyên   truyền bằng tranh ảnh các trò chơi dân gian. kết quả hoạt động của trẻ đã  được  nâng lên đáng kể.  4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại  Qua thời gian từ ngày 01 Tháng 09 năm 2015 đến ngày 25 tháng 03 năm 2016   Với sự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, khi thực hiện SKKN “Một số biện pháp  phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động trò chơi dân gian lớp mẫu  giáo ghép bản Trung Chải trường mầm non Sùng Phài”.Tôi đạt được một số  kết quả sau:
  13. 4.1.Hiệu quả kinh tế Nguyên vật liệu sử dụng trong sáng kiến tận dụng được từ nguyên vật  liệu sẵn có tại bản mang lại hiệu quả  kinh tế cao, không quá tốn kém, mất  nhiều thời gian để chuẩn bị và lựa chọn trong tổ chức cho trẻ chơi. 4.2. Quan hệ về mặt xã hội * Giá trị  đối với môi trường:  Giúp trẻ  biết trân trọng cái đẹp, biết  bảovệ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. * Giá trị đối với lĩnh vực an toàn lao động: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho  trẻ. * Giá trị khác:  Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, linh hoạt lựa chọn, tổ  chức các trò chơi dân gian và xây dựng kế hoạch để  phát triển ngôn ngữ cho  trẻ. Sau mỗi chủ đề giáo viên có sự sáng tạo hơn kích thích trí tò mò và hứng   thú của trẻ để tham gia trò chơi cùng cô. Trẻ  chủ  động tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ, trẻ  biết   tiếng phổ thông, nhiều trẻ sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, mạnh dạn tự  tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể.  Đối với phụ huynh đã có chuyển biến trong nhận thức vể giáo dục phát  triển ngôn ngữ cho trẻ. Đã phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ như đưa  trẻ đi học thường xuyên… và chủ động giao tiếp với trẻ bằng tiếng phổ thông. Sau khi áp dụng những giải pháp mới trong hoạt động tổ  chức cho trẻ  chơi trò chơi dân gian, hiệu quả giáo dục trẻ thu được như sau: Trước khi thực  Sau khi thực hiện  hiện SK Sk TS Đạt Chưa  Đạt Chưa  Diễn giải  Nội dung tr đạt đạt kết quả ẻ TS % TS % TS % TS % Trẻ chưa biết  28   tiếng phổ thông. Tăng  17, 9  23 82,1 5  17,9 28  100 0 0 %
  14. Biết sử dụng  Tăng  tiếng phổ thông 17,9% 15 53 13 47 20 71,4 8 28,6 Sử dụng tốt tiếng  8 28,6 20 71,4 19 68 9 32 Tăng  phổ thông 39,3%  Trẻ nói ngọng 0 0 28 100 22 79 6 21 Giảm 79% Trẻ mạnh dạn  Tăng  trong hoạt động  8 28,6 20 71,4 19 68 9 32 39,3% tập thể 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Với sáng kiến kinh nghiệm  “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ  thông qua hoạt động trò chơi dân gian lớp mâu  giáo ghép bản Trung Chải trường   mầm non Sùng Phài” mà tôi đã đã áp dụng trong phạm vi tại lớp  đạt kết quả cao, Tôi  nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm cũng có thể áp dụng đại trà cho các lớp, các trường có   con em đồng bào các dân tộc thiểu số tại các đơn vị khác trong toàn huyện và trong toàn  tỉnh. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Kiến nghị, đề xuất: Không. a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến: Không b) Kiến nghị khác:  * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Cấp phát các tài liệu cho giáo viên tham khảo để  phục vụ  cho chuyên  môn hiệu quả hơn. * Đối với ban giám hiệu Tham mưu với Phòng GD&ĐT, UBND xã về kinh phí tu sửa cơ sở vật  chất, bổ xung  thiết  bị, đồ  dùng đồ  chơi phục vụ  công tác chăm sóc, giáo dục  trẻ.    Ban Giám hiệu cần có sự  chỉ  đạo cụ  thể, làm tốt công tác kiểm tra,   đánh giá kế hoạch rút kinh nghiệm cho giáo viên.
  15. 8. Tài liệu kèm: Không.  Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không  sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ  TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN          Nguyễn Thị Hồng Hạnh XN CỦA HỘI ĐỒNG TĐKT HUYỆN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2