Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận, Như Thanh
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận, Như Thanh" nhằm giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác, mạch lạc; giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người; Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận, Như Thanh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI A1 KHU TRUNG TÂM TRƯỜNG MẦM NON PHÚ NHUẬN, NHƯ THANH Người thực hiện: Hàn Thị Thường Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Nhuận SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2022
- Mục lục Mục lục...............................................................................................................2 2.2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm học..................................................5 2.3. Các biện pháp thực hiện ..................................................................5 2.3.1. Biện pháp 1: Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày..................................................................5 2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định. ........................................................9 2.3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.......................................................................................................14 2.3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp cùng gia đình, cha mẹ trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.......................................................................................................15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................17 3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19 3.1. Kết luận....................................................................................................19 3.2. Kiến nghị.................................................................................................20
- 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”[1], đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện gìn giữ, bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tư duy hay còn gọi là “cái vỏ” của tư duy. Ngôn ngữ là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, những nhu cầu và mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ. Còn là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống. Thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con để trẻ phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em phát triển còn hạn chế. Bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớ chóng quên. Trẻ chỉ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Khả năng giao tiếp của trẻ hiện nay còn hạn chế, trẻ nói trống không, nói không đúng ngữ pháp còn nhiều. Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Ở đây, trẻ được giao tiếp với bạn, cô giáo, trẻ được tiếp xúc, khám phá các đồ dùng, đồ chơi, các sự vật hiện tượng xung quanh làm nảy sinh nhu cầu ngôn ngữ. Trẻ nói ra những mong muốn, ý thích của mình giúp ngôn ngữ của trẻ được tăng lên. Bên cạnh đó, cô giáo bằng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi, thói quen tốt cho trẻ. Đối với nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A1 lớp tôi qua quan sát những giờ hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn và nghe thấy. Thế giới của trẻ là thế giới của những
- 2 câu hỏi như: Ai đấy? cái gì đây? con gì đây? tiếng gì đấy? màu gì đây?...Vậy để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc và nhất là cô giáo cần giải đáp những thắc mắc đó cho trẻ. Bản thân tôi là người trực tiếp làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi luôn trăn trở và tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, nói đủ câu… không thể tách rời giữa các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Vì vậy nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận, Như Thanh" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi chọn đề tài này nhằm giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi A1 khu trung tâm phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác, mạch lạc. - Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người. - Làm phong phú vốn từ cho trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động cho trẻ 24- 36 tháng tuổi A1 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận, Như Thanh 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập, phân tích, tổng hợp về đặc điểm phát triển tâm lý, phát triển ngôn ngữ của trẻ 24-36 tháng tuổi qua các tài liệu, sách báo. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đó tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp. - Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp. - Phương pháp quan sát đàm thoại.
- 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Như chúng ta đó biết, ngôn ngữ được hình thành rất sớm. Trẻ em không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói của những người xung quanh mình. Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên câu hỏi giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng: “Ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của bản thân. Chúng ta thường nghe thấy trẻ tự nói thành tiếng lớn khi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác” [2]. Nhà tâm lý học: Nguyễn Ánh Tuyết đã nêu: Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 24-36 tháng tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ . Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là: + Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết. + Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ rệt. + Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động. + Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn. Ngôn ngữ mang màu sắc cảm xúc rõ rệt. Ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ. [3] Tác giả Trịnh Thị Hà Bắc đã nhấn mạnh: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên, về sau, khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn” [4]. Chương trình giáo dục mầm non là một chương trình xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
- 4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc phát triển toàn diện nhân cách của một đứa trẻ. Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài, đó giúp tôi căn cứ vào đó để tìm ra những biện pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp để tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trường mầm non Phú Nhuận là trường có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tập thể cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình trong công việc yêu nghề, mến trẻ, phát huy truyền thống thi đua dạy tốt, học tốt. Công tác chuyên môn hàng năm luôn được cán bộ giáo viên trong trường trú trọng và nâng cao. Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi A1 Khu trung tâm. Trong nhóm có tổng số 22 cháu qua việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi Trường mầm non Phú Nhuận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay. Trong nhóm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tương đối phong phú về màu sắc hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. Bản thân tôi có nhiều năm công tác trong ngành, cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cùng với sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do phòng Giáo dục và Đào tạo mở, từ đó tôi nắm vững phương pháp dạy học của từng hoạt động. Tôi luôn luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi và nghiên cứu sách báo, tạp chí..., làm đồ chơi và giáo cụ dạy học đủ số lượng và chất lượng đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ, giúp cho việc dạy và học kích thích tính tò mò thích khám phá và sáng tạo của trẻ. Được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh đã phối hợp chu đáo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó khăn. 2.2.2. Khó khăn Trong lớp tôi 100% các cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn. Nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ nói còn chưa rõ, đa phần trẻ còn nói ngọng, thậm chí có trẻ nói mới bập bẹ được từ ma ma..., trẻ chưa biết hết khối
- 5 lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. Đa số phụ huynh bận công việc gửi con cho ông bà hoặc chưa dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được phụ huynh quan tâm, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên việc duy trì sĩ số học sinh chuyên cần chưa đảm bảo cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm học Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của nhóm trẻ tại lớp mình phụ trách. Ngay từ đầu năm học 2021-2022 tôi đã tiến hành khảo sát khả năng về ngôn ngữ của trẻ, kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học Tổng số Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát trẻ khảo Đạt Chưa đạt sát Số trẻ % Số trẻ % 1 Khả năng nghe, hiểu lời nói. 22 10 45,5 12 54,5 Khả năng nghe và nhắc lại các 2 22 11 50 11 50 âm, các tiếng và các câu. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù 3 hợp để giao tiếp, (lời nói rõ 22 12 54,5 10 45,5 ràng, mạch lạc). Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao 4 22 9 40,9 13 59,1 tiếp Qua kết quả khảo sát trên cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn hạn chế. Là giáo viên phụ trách nhóm lớp, bản thân luôn băn khoăn trăn trở. Cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Đó là trẻ phải có kĩ năng nghe, kĩ năng phát âm, được làm giàu vốn từ cho trẻ và phát triển khả năng sử dụng câu từ, tự tin trong giao tiếp.Tôi đã miệt mài nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng, các tập san giáo dục mầm non và học hỏi đồng nghiệp. Từ đó tôi đưa một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi cụ thể như sau. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Biện pháp 1: Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày là rất cần thiết, bởi lẽ ngôn ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức, nói lên những suy nghĩ của mình, chia sẻ kinh nghiệm, thông qua các hoạt động này
- 6 giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp, mở rộng được vốn từ cho trẻ. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ Tôi luôn niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ thông qua giờ đón trả trẻ. Tôi trò chuyện hỏi han trẻ về tên và công việc của các thành viên trong gia đình hoặc gợi ý để trẻ kể về các đồ vật mà trẻ biết ở xung quanh. để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ nói nhiều, vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt cho trẻ. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. Ví dụ: Tùy thuộc từng chủ đề tôi trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan gần gũi với trẻ. - Hôm nay ai đưa con đi học ? - Mẹ con đưa con đi học bằng phương tiện gì? - Ở nhà ai tắm rửa và nấu cơm cho con ăn? - Ai hay đưa con đi chơi? Như vậy, lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ nhận thức thế giới xung quanh trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè. Trò chuyện cởi mở bằng những câu hỏi tôi giúp trẻ có ý thức quan sát, tìm hiểu và từ đó phát triển ở trẻ khả năng tư duy, ghi nhớ gắn liền với việc phát triển lời nói, gắn liền với sự vật mà trẻ biết để kể lại. Vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. Như vậy thông qua việc trò chuyện trong giờ đón trẻ, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng rõ ràng, mạch lạc hơn. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tự chọn theo ý thích Hoạt động chơi với đồ chơi ở các khu vực chơi giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống cho mình. Hoạt động ở các khu vực trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua chơi ở các khu vực chơi của lớp tôi có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngôn ngữ của trẻ bằng cách tạo các tình huống, đàm thoại với trẻ bằng những câu hỏi mở để trẻ trả lời. Ví dụ 1: Ở khu vực hoạt động với đồ vật tôi đến cùng chơi và hỏi trẻ: - Con đang làm gì đấy? - Con đang xâu gì vậy? - Con xâu vòng màu gì ?
- 7 - Con xâu vòng để tặng ai? Ngoài ra tôi tạo các tình huống có vấn đề, để các nhóm chơi được giao lưu cùng nhau. Tình huống chơi đòi hỏi trẻ tham gia vào khu vực chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, không hiểu được lời chỉ dẫn của cô thì không thể tham gia vào các hoạt động chơi được. Ví dụ: Tôi đến khu vực chơi hoạt động với đồ vật: Tạo tình huống - Trẻ đang chơi xếp hình bằng hột hạt. Tôi đến chơi cùng trẻ trò chuyện cùng trẻ: Cô thấy búp bê có vẻ rất thích những hình mà các bạn vừa xếp, bây giờ bạn nào sẽ đem hình đến tặng cho bạn búp bê nào! khi mang hình đến tặng cho búp bê thì phải nói như thế nào?.... Từ tình huống trên kích thích trẻ trò chuyện, trao đổi giao lưu cùng nhau, qua đó ngôn ngữ của trẻ được tăng lên. Hình ảnh: Cô và trẻ chơi ở khu vực hoạt động với đồ vật * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được khám phá. thỏa mãn trí tò mò của trẻ, không những thế còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng, thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời, các cây cối, mọi vật xung quanh trẻ.... Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn ra xung quanh trẻ mà trẻ chưa khám phá tới.
- 8 Ví dụ: Giờ hoạt động dạo chơi ngoài trời cô cho trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời “Cầu trượt”. Tôi cho trẻ xếp hàng đi từ trong lớp xuống sân và dẫn trẻ đến bên khu đồ chơi mới và giới thiệu về đồ chơi cầu trượt - Bạn nào cho cô biết đồ chơi cầu trượt chơi như thế nào? - Phải bước lên những gì đây? (cô chỉ vào các bậc) - Khi bước lên các bậc các con phải vịn tay vào đâu? (lan can) - À muốn chơi đồ chơi cầu trượt các con phải đi lên trên những bậc rồi trượt xuống. Vậy khi chơi vơi đồ chơi cầu trượt chúng mình phải làm gì? - Có bạn nào được nằm để trượt không? Mà chúng mình phải như thế nào? => Giáo dục: Chúng mình phải chờ đến lượt mình, không tranh giành, xô đẩy kẻo ngã đấy nhé. Tôi tổ chức cho trẻ cùng chơi với cầu trượt để trẻ khắc sâu hơn qua đó tôi cũng đặt câu hỏi tương tự, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tham gia và sử dụng ngôn ngữ thành thạo hơn lên. Hình ảnh: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời (Cầu trượt) Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất lớn đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những thứ cần thiết, mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi. Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ được đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng… của sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
- 9 Như vậy qua việc lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động ngoài trời phù hợp đã mang lại hiệu quả cao. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ không còn nói trống không, nói ngọng, trẻ nói lắp, nói tiếng địa phương đã giảm. Từ đó vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ nói đúng câu, diễn đạt mạch lạc. 2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định. Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định rất quan trọng. Vì qua hoạt động học trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao. * Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết Thông qua hoạt động nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sở đó cung cấp những từ tương ứng, từ đó rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. Trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không gọn câu, không đủ câu. Trẻ nhanh nhớ, chóng quên. Chính vì vậy, để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểu tượng, từ mới cung cấp cho trẻ, thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấp dẫn đễ thu hút trẻ. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu. Đặc biệt với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, nhận thức của trẻ luôn luôn gắn liền với đồ dùng trực quan, trẻ phải được nhìn thấy, cầm, nắm, sờ, được hành động với những đồ dùng, đồ chơi xung quanh trẻ. Để trẻ học không bị nhàm chán, không bị gò bó đây là một trong những hình thức quan trọng làm thay đổi trạng thái giúp trẻ hào hứng tiếp thu kiến thức và củng cố sâu hơn nội dung cần truyền thụ ở trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết Quả cam. Tôi đưa quả cam thật ra giới thiệu với trẻ: + Quả gì đây? (trẻ trả lời, tôi chú ý dạy trẻ nói đủ câu: Đây là quả cam). + Qủa cam như thế nào? (Quả cam tròn) + Các con sờ xem vỏ quả cam như thế nào? (Cho trẻ sờ quả cam) + Cô hỏi lại: Vỏ quả cam như thế nào? (Vỏ quả cam nhẵn). + Các con có biết bên trong quả cam có gì không? Cô sẽ bóc vỏ quả cam ra các con cùng xem nhé! + Cô vừa bóc vỏ quả cam vừa nhắc trẻ phải rửa tay trước khi ăn và hỏi trẻ: Cô đang làm gì đây con? + Sau khi bóc vỏ xong thì các con vứt vỏ ở đâu?
- 10 - Các con nhớ vứt vỏ vào thùng rác nhé! + Các con thấy bên trong quả cam có gì? + Bên trong quả cam có rất nhiều múi cam là phần các con có thể ăn được đấy. Cho trẻ nói “múi cam” + Còn đây là hạt cam! Cô chỉ vào hạt cam và hỏi trẻ: Đây là cái gì? - Hạt cam không ăn được nên khi ăn các con phải bóc vỏ và bỏ hạt bên trong nhé! + Còn đây là gì? (Cô chỉ vào phần tép cam). Đây là phần mà các con ăn được đấy. Quả cam này có vị như thế nào nhỉ? Các con hãy nếm thử xem nhé? Cho trẻ nếm cam đã bóc sẵn. + Các con thấy ăn cam có vị như thế nào? Rất ngọt và thơm phải không? Các con ơi nước cam uống rất tốt cho cơ thể bởi bên trong quả cam có chứa rất nhiều chất vitamin và muối khoáng nào chúng mình còn chần chừ gì nữa hãy cùng cô vắt nước cam uống nào. Cô hướng dẫn cách vắt cam cho trẻ. Hình ảnh: Hoạt động nhận biết quả cam - Ngoài quả cam còn những quả nào nữa, bạn nào biết kể cho các bạn và cô nghe nào? Giáo dục: Các loại quả cung cấp vitamin giúp cơ thể chúng ta mau lớn, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, vì vậy các con nhớ ăn nhiều hoa quả nhé. Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”: Cho trẻ nhận biết: “Con chó ”, “Con mèo” Khi cho trẻ nhận biết “Con chó”, “Con mèo” tôi cần chuẩn bị video hoặc ảnh chụp để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp cho trẻ các từ mới: “con chó”, “con mèo”, “đuôi chó”, “đuôi mèo”.....; có thể cung cấp thêm những từ dài hơn: “con chó trông nhà”, “con mèo bắt chuột”... Nhận biết con chó: Để cung cấp các từ mới tôi cần xây dựng hệ thống câu hỏi:
- 11 - Đây là con gì? - Con chó có những bộ phận nào? (trẻ trả lời đến đâu, cô dùng que chỉ chỉ vào các bộ phận của chó như: tai, mắt, mũi, đuôi, chân và cho trẻ phát âm). - Con chó sống ở đâu? - Chó ăn gì? Nhận biết con mèo: Tôi cho trẻ xem video con mèo - Đây là con gì? (đây là con mèo) - Con mèo có những bộ phận gì? (chỉ vào các bộ phận để trẻ quan sát và phát âm) - Ngoài con chó và con mèo còn những con vật nào nuôi trong gia đình nữa? Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong gia đình. Qua nhận biết “con chó, con mèo” trẻ được mở rộng thêm về thế giới xung quanh, biết đặc điểm, cấu tạo, ích lợi của vật nuôi, biết chăm sóc, bảo vệ chúng, biết tránh xa những con vật hung dữ. Bên cạnh đó tôi cung cấp cho trẻ những từ tương ứng. Cứ như vậy tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó, tổng thể đến chi tiết cho trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ tư duy, nhằm làm tăng vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ được nhìn, sờ, ngửi, cầm, nếm. Qua đó tính tích cực tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được nâng lên. Như vậy qua hoạt động nhận biết đã rèn luyện kĩ năng phát âm của trẻ, rèn luyện cho trẻ nói đúng, đủ câu và đặc biệt là vốn từ của trẻ được tăng nhanh. * Thông qua hoạt động thơ, truyện. Giờ thơ, truyện cũng là giờ cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều nhất. Trẻ được trả lời cô, được đọc thơ, được cô sửa lỗi phát âm. Cô khuyến khích trẻ đọc nhiều, kết hợp sửa sai, cô nhắc lại và yêu cầu trẻ phát âm từ đó. Đối với những trẻ cá biệt, cô gây sự chú ý cho trẻ bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Khi trẻ có biểu hiện không nghe lời, cô đặt câu hỏi, nêu tình huống và yêu cầu trẻ đó trả lời, nhằm chuyển sự chú ý của trẻ theo mục đích của cô. Ví dụ 1: Ở chủ đề: “Những con vật đáng yêu” Trong giờ đọc thơ, cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Chú gà con”, bài thơ sẽ hay hơn khi có hình ảnh minh họa. Sau đó cho trẻ đọc nếu thấy trẻ đọc sai hoặc ngọng thì cho trẻ dừng lại và sửa ngay chứ không để cho trẻ đọc hết bài thơ. Khi đặt câu hỏi nên đặt câu hỏi mở để trẻ tư duy và trả lời được câu hỏi của cô. Trong bài thơ: Con voi. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Con voi có những bộ phận gì?
- 12 - Con voi có mấy chân? - Con voi có lông màu gì? - Con voi được nuôi ở đâu? Nếu trẻ không trả lời được thì cô gợi mở cho trẻ trả lời, cho nhiều trẻ nhắc lại để phát triển ngôn ngữ và sửa sai khi trẻ nói ngọng, nói lắp. Thông qua thơ, truyện, trẻ được nói nhiều vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơn được những kiến thức mà cô đó truyền đạt cho trẻ, qua đó vốn kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. Ví dụ 2: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”. Trong hoạt động kể chuyện: “Thỏ con không vâng lời”, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong quá trình trích dẫn, giảng giải tôi chú trọng cung cấp từ mới cho trẻ và cho trẻ đọc từ mới, từ khó. Tiếp theo tôi dùng hệ thống câu hỏi đàm thoại theo hướng mở để kích thích trẻ trả lời những câu dài. Cụ thể: - Cô vừa kể chuyện gì? - Trong truyện có những ai? - Bạn bươm bướm đã nói gì với Thỏ? - Thỏ bị lạc đường đã khóc làm sao? - Khi được bác Gấu dắt về nhà Thỏ đã nói gì với mẹ? - Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn nghe lời người lớn... Sau mỗi câu hỏi tôi cho trẻ nhắc lại nhiều lần Ngoài ra tôi còn kể chuyện sử dụng các nhân vật bằng rối tay, kể chuyện bằng mô hình, sa bàn có các nhân vật minh họa cụ thể phù hợp với từng cảnh trong nội dung chuyện. Cho trẻ nhắc lại nhiều lần tên nhân vật, trẻ kể chuyện cùng cô trên sa bàn. Lần 1 và lần 2 cho cả lớp cùng kể sau đến từng tổ, cá nhân và đặc biệt tôi luôn giành phần đọc cá nhân cho trẻ nhút nhát và những trẻ còn nói ngọng, nói lắp nhiều, nói chưa đủ câu được đọc đi, đọc lại nhiều lần hơn. Kích thích sự hứng thú của trẻ giúp trẻ nhớ lâu hơn về nội dung, thích kể chuyện....Từ đó cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Việc sửa lỗi nói ngọng, nói lộn, nói lắp cũng vô cùng quan trọng. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú ý đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ.
- 13 Hình ảnh: Cô cùng trẻ kể chuyện trên sa bàn Tôi phải luôn thay đổi hình thức dạy để trẻ thực sự có hứng thú, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Như vậy với những bài thơ, câu truyện không những giúp trẻ phát triển nhận thức mà còn mở rộng thêm được vốn từ cho trẻ và trẻ được quan sát những hình ảnh có nhân vật trong bài thơ, câu truyện. Khi trẻ đã biết đọc, kể lại truyện cùng với cô điều đó chứng tỏ trẻ đã ghi nhớ và biết sử dụng câu từ làm phương tiện để lĩnh hội kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức biết sử dụng nhiều từ mới từ đó ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển theo mức độ tăng dần. Trẻ trong lớp tôi vốn từ đã tăng lên rõ rệt, không nói ngọng, nói lắp. Trong câu nói của trẻ bắt đầu thành lập cấu trúc câu. Trẻ nói được câu dài, câu có chủ ngữ vị ngữ. Trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm và mạnh dạn, chủ động khi trò chuyện cùng cô về đối tượng hoạt động, khám phá. Trẻ thích nói, nói nhiều, nói rõ lời và mạnh dạn tự tin khi khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. * Thông qua hoạt động âm nhạc. Khi nói và hát, trẻ cũng sử dụng một bộ máy phát âm. Vì thế, dạy hát cho trẻ cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ, bởi trẻ phải lắng nghe rất cẩn thận để cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bài hát thì trẻ mới hát được. Dạy trẻ hát tức là rèn luyện cho trẻ khả năng điều khiển bộ máy phát âm của mình và khi trẻ hát các bài hát, trẻ phải làm chủ việc điều khiển bộ máy phát âm để hát vừa đúng nhạc, vừa biểu cảm… Ví dụ: Ở chủ đề “Mẹ và người thân của bé”. Với đề tài: Dạy trẻ hát bài- “Cả nhà thương nhau” Đầu tiên cô hát mẫu chậm, rõ lời để trẻ cảm nhận được nhịp điệu, giai điệu và lời của bài hát. Sau đó cô dạy cho trẻ hát từng câu, từng lời. Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ hát đúng lời, rõ lời và đúng nhạc. Ngoài ra nghe hát sẽ phát triển cho trẻ kỹ năng nghe tinh xảo hơn thông qua các giai điệu bài hát. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc góp phần rất lớn
- 14 trong việc luyện tai nghe cho trẻ. Tai nghe âm nhạc giúp cho khả năng nghe tinh tế hơn, nhạy cảm hơn rất nhiều bởi bản chất của âm thanh âm nhạc. Nghe nhạc là nghe một cách toàn diện cả về cao độ, cường độ, nhịp điệu, âm sắc… Vì vậy, để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn. Tôi phải xác định rõ ràng mục đích, yêu cầu cần đạt trong hoạt động âm nhạc hôm nay là gì? Cần áp dụng vào hình thức nào cho phù hợp với nội dung? Cần tích hợp, lồng ghép những trò chơi gì? Bài hát nào cho phù hợp với đề tài thực hiện, dùng thủ thuật hay, hấp dẫn vào bài học một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Như vậy, qua hoạt động âm nhạc các kỹ năng của âm nhạc sẽ giúp trẻ thu nhận và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả học các từ ngữ và cách phát âm. Từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ có vần, có nhịp, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, ngôn ngữ lưu loát hơn, vốn từ tăng lên. 2.3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn... Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được…Tôi đã sử dụng linh hoạt các trò chơi dân gian, vận động, học tập, mô phỏng và sáng tạo tổ chức cho trẻ chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi ở các thời điểm khác nhau. Khi chơi trẻ được nói, được đọc đồng dao kết hợp các vận động nhẹ nhàng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn cảm mà còn giúp trẻ có phản xạ nhanh, linh hoạt, thoải mái, khả năng phán đoán của trẻ được phát triển. Ví dụ: Tổ chức trò chơi: “Con muỗi” * Tổ chức hoạt động - Cô đứng phía trước trẻ, cô cho trẻ đọc và làm động tác theo cô. - Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác: + Có con muỗi vo ve, vo ve (Trẻ giơ ngón tay trỏ ra trước mặt vẫy qua vẫy lại theo nhịp đọc) + Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa. (Lấy ngón tay trỏ vào cánh tay đối diện, chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang). + Úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp. Rửa tay. (Nhún vai 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũi. Sau đó xoa 2 tay vào nhau vờ rửa tay) - Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ mà cho trẻ chơi 3- 4 lần. Khi trẻ chơi tôi nhận thấy tất cả các trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ đọc được cả câu, có trẻ
- 15 bập bẹ bớt một hai từ. Nhưng qua đó cũng giúp ngôn ngữ của trẻ dần dần được hình thành trọn vẹn hơn. Không chỉ vậy để tạo không khí chơi tôi còn trò chuyện cùng trẻ sau mỗi lần chơi. Con bắt được mấy con muỗi nhỉ? Khi bắt muỗi xong thì chúng mình phải làm gì? Ai muốn chơi nữa nào? (trẻ liến thoắng trả lời cô, thậm chí nhảy lên trả lời: Con chơi, con chơi...). Với trò chơi này kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần của lời thơ. Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi đặc biệt là khi chính bản thân trẻ phát âm. Ví dụ: Trò chơi: “Nu na nu nống”. Mục đích yêu câu: - Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói. - Phát triển vận động ở trẻ. - Trẻ biết chơi cùng bạn. Tổ chức hoạt động 4-5 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô cho trẻ đếm bàn chân, ngón chân của mình, cả bạn. Cô hỏi trẻ phía bên phải (trái) của trẻ có bao nhiêu chân, trẻ ngồi cạnh bạn nào, bạn ngồi giữa những bạn nào…Sau đó cô vừa hát “Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân từng trẻ. Từ “trống” cuối cùng kết thúc ở chân nào thì chân đó co lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các chân đều co hết. Những lần chơi sao, cô để trẻ tự chơi với nhau. Tôi cho trẻ chơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Có thể cho từng trẻ một chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi trẻ chơi kết hợp với đọc đồng dao, giúp trẻ đọc rõ ràng, lưu loát, cô dễ dàng chỉnh sửa uốn nắn những từ sai cho trẻ. Hoặc cho trẻ ngồi thành nhóm 1. Cô ngồi cùng với từng nhóm trẻ, vừa đọc thơ. Thông qua việc tổ chức các trò chơi trẻ trong lớp tôi không chỉ thuộc lời các trò chơi mà còn biết vận dụng, sử dụng các câu từ trong trò chơi vào quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó sau khi thực hiện các trò chơi này đã phát huy được tính mạnh dạn, tự tin, mạnh dạn, chủ động trong ngôn ngữ của trẻ, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Trẻ nói nhiều hơn, hỏi nhiều và trẻ nói đủ câu, diễn đạt ý của mình rõ ràng hơn. Trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái. 2.3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp cùng gia đình, cha mẹ trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Gia đình là nền tảng, là xã hội thu nhỏ của trẻ, xác định được điều này tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường bằng nhiều hình thức như: gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, việc học của trẻ, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách nuôi con theo khoa học, thống nhất về kế hoạch hoạt hoạt động cho từng tháng, từng tuần ngoài ra tôi còn phô tô thêm tài liệu như: thơ, truyện, bài hát, để phụ huynh nắm bắt được chương trình, kết hợp dạy trẻ ở tại gia đình. Như vậy sẽ tận dụng được thời gian dạy trẻ, phát triển tư duy với môi trường xung quanh, ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt.
- 16 Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ. Hàng ngày phụ huynh phải dành nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, luôn đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đáp ứng những mong muốn chính đáng của trẻ. Ví dụ: Từ: “Cơm, thịt”, nhưng cháu Hoài An lại phát âm thành: “Chơm, xịt”. Tôi gặp gỡ phụ huynh và cùng thống nhất tuần này cô cùng gia đình dạy cháu phát âm chuẩn từ cơm, thịt. Tôi đưa tranh con lợn, bé đang ăn cơm về nhà cho phụ huynh và nhờ phụ huynh dạy trẻ phát âm ở nhà. Đối với những cháu nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo để trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được nói nhiều, được sửa lỗi phát âm.. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, sách báo, họa báo cũ những hình ảnh ngộ nghĩnh để xây dựng khu vực thư viện sách của lớp. Năm học 2021-2022 là năm học dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Trong thời gian trẻ không đến trường. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, tôi đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội lập các nhóm zalo, youtube... để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp với từng chủ đề để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi đã xây dựng các video, clip với nhiều hoạt động có hình ảnh, nội dung phong phú để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ thực hiện tại nhà. Lồng vào đó phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ. Giúp phụ huynh hiểu được việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. Để trẻ khắc sâu và nhớ lâu thói quen vốn từ có được khi ở trường lớp, thì về nhà trẻ cũng phải được thường xuyên luyện tập thực hiện, có như vậy mới thực sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Từ đó trẻ có kỹ năng phát âm tốt trong mọi hoạt động hàng ngày cũng như các hành vi văn minh lịch sự trong mọi hoạt động và mọi tình huống. Tôi luôn thường xuyên tương tác với phụ huynh, có nhật ký ghi chép lại khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ trong thời gian ở nhà. Nhất là đối với những trẻ rụt rè, nhút nhát hoặc ít nói, nói chậm...
- 17 Hình ảnh: Cô giáo làm video hướng dẫn phụ huynh tại nhà Như vậy ta thấy rằng qua việc kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng là một phương pháp rất quan trọng. Vì qua đây là điều kiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi rất tốt, tạo điều kiện cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở gia đình. Giúp cho phụ huynh hiểu rõ thêm tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ, từ đó có biện pháp quan tâm, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau gần 1 năm áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các cháu của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt và phát triển một cách có hiệu quả, giờ đây các bé đều rất hăng hái, hứng thú tham gia vào hoạt động trẻ nghe chuẩn và lời nói của trẻ cũng rõ ràng, mạch lạc hơn. Tôi tiến hành khảo sát kết quả thu được như sau * Đối với trẻ Bảng khảo sát chất lượng vào tháng 03/2022 Tổng số Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát trẻ khảo Đạt Chưa đạt sát Số trẻ % Số trẻ % 1 Khả năng nghe, hiểu lời nói. 22 19 86,3 3 13,7 Khả năng nghe và nhắc lại các 2 22 18 81,8 4 18,2 âm, các tiếng và các câu. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù 3 hợp để giao tiếp, (lời nói rõ 22 20 90,9 2 9,1 ràng, mạch lạc). 4 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 22 18 81,8 4 18,2
- 18 giao tiếp Kết quả khảo sát so với đầu năm học tôi thấy tỷ lệ chất lượng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trẻ đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, khi giao tiếp trẻ đã biết nói đủ câu hoàn chỉnh, không còn tình trạng trẻ nói ngọng, nói lắp. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú, trẻ đó biết sử dụng vốn từ để giao tiếp vào cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, trẻ lớp tôi rất phấn khởi hào hứng tham gia học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý tập trung phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ như: Câu nói của trẻ đã rõ ràng và mạch lạc hơn. Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiểu câu khác nhau. Trong các câu chuyện trẻ có khả năng kể lại chuyện với những lời thoại đơn giản, ngắn gọn. Chính điều đó làm cho tôi thấy phấn khởi, yêu nghề, mến trẻ giúp cho tôi có nghị lực hơn trong công tác. Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ. Các phụ huynh thì có những biến chuyển rõ rệt, biết quan tâm đến con em mình nhiều hơn. * Đối với bản thân Bản thân đó có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng được môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được nói, được bắt trước, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải phù hợp với thực trạng của lớp, của địa phương, của từng lứa tuổi. Tôi đã tận dụng những hoàn cảnh thực tế và điều kiện có sẵn của địa phương, của trường lớp, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, các nguyên vật liệu phế thải, sử dụng thích hợp, an toàn với trẻ để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá và làm ra các sản phẩm mới mang tính linh hoạt sáng tạo của trẻ. Điều quan trọng hơn nữa là tôi đã hiểu được trẻ để có biện pháp, có kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi được trau dồi thêm kiến thức hiểu sâu hơn về cách thực hiện chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. Bản thân tôi cũng tự tin hơn rất nhiều khi lên lớp. * Đối với đồng nghiệp và nhà trường Từ những kết quả đó mà đồng nghiệp trong trường cũng đã áp dụng vào thực tế của lớp và đã đạt được những kết quả tốt, trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhà trường đã công nhận những biện pháp của tôi là hữu ích và cho áp dụng vào thực tiễn lớp tôi mà còn có thể áp dụng rộng rãi vào tất cả các nhóm, lớp trong trường ở năm học và các năm tiếp theo. * Đối với phụ huynh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn