intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi học tại nhà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi học tại nhà" nhằm góp một phần nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong thời gian nghỉ dịch, với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” của Bộ GD%ĐT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi học tại nhà

  1. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI a. Cơ sở lý luận: Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong giáo dục mầm non, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng CNTT đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm gần đây Ngành giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi , không ngừng phát triển và đổi mới tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp công lao to lớn trong việc đưa giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng phát triển trên thế giới. Dịch Covid 19 đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ cho cho toàn xã hội. Đặc biệt với ngành giáo dục, việc nghỉ học tại nhà đã gây ra những sức ép lớn, đặc biệt cho phụ huynh học sinh. Có một câu nói như thế này “Chúa ban cho một người cha vắng nhà thì cũng thường kèm theo một người mẹ luôn lo lắng đủ điều và cuối cùng sẽ nuôi dạy đứa trẻ thành mất kiểm soát”. Đối với con trẻ mà nói, giáo dục gia đình tốt nhất không phải là cha mẹ cho con bao nhiêu của cải, mà là người cha luôn đi cùng con và người mẹ có tâm trạng tốt. Cả hai điều này đều không thể thiếu nếu muốn con trẻ được giáo dục tốt nhất. b. Cơ sở thực tiễn: Cùng với tình hình dịch bệnh COVID19 diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây, để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình. Là giáo viên giảng dạy với nhiều năm kinh nghiệm, và năm học 2021 – 2022 tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 24- 36 tháng tuổi, lứa tuối đang được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các con mới bắt đầu nhập học tại trường mầm non, lứa tuổi kiến thức và kĩ năng còn nhiều hạn chế. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các con sẽ khó có thể theo kịp chương trình và thích nghi với môi trường lớp học khi quay trở lại trường 1/20
  2. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà học. Hơn nữa sự chú ý của học sinh lớp nhà trẻ là cực kỳ khó khăn, do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp tôi. Với mong muốn giúp các con có những kiến thức và kĩ năng đơn giản, dễ hiểu, không đè nặng áp lực, tiết học quấn hút gây được hứng thú cho học sinh. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp “Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh về chất lượng chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà”. 2. Mục đính nghiên cứu Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp một phần nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong thời gian nghỉ dịch Covid 19, với phương châm “ Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” của Bộ GD%ĐT. Tôi hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc giúp giáo viên dễ dàng thực hiện việc phối hợp cùng phụ huynh học sinh và tạo hứng thú cho trẻ khi học tại nhà. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài hướng tới đề xuất một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh về chất lượng chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà”. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh, phụ huynh lớp NTD3- trường mầm non Cổ Đô. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát; 2/20
  3. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà - Phương pháp trò chuyện qua Zoom - Phương pháp trắc nghiệm; - Phương pháp điều tra khảo sát, so sách đối chiếu; - Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phụ huynh- học sinh lớp NTD3. - Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học tại nhà, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cô và trò trường mẫu giáo khi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong thời điểm khó khăn ấy, dưới sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì về hình thức xây dựng video để truyền tải những nội dung chăm sóc giáo dục trẻ cho đến phụ huynh trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của nhà trường. Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong, giảng dạy, hội nhập với xu hướng chung của xã hội. Ngày 5/11/2021, theo công văn số 2361/HD – SGDĐT Thành phố Hà Nội dưới sự chỉ đạo của nhà trường để phối hợp hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong thời gian không đến trường. Nhận thức được vấn đề trên. Tôi luôn lo lắng, trăn trở và suy nghĩ tìm ra giải pháp làm thế nào để phụ huynh cùng hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ để trẻ không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái của họ. Vậy làm thế nào để đồng hành cùng các bậc phụ huynh chăm sóc và giáo dục các con trong thời gian nghỉ dịch? Đó cũng chính là lý do mà năm học 2021 - 2022 tôi đã đi 3/20
  4. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà sâu nghiên cứu: “ Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà”. II. Khảo sát thực trạng: 1. Thuận lợi: - Về phía nhà trường: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên về các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, đặc biệt là tập huấn cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19. + Giáo viên trong lớp nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao + Giáo viên uôn tìm tòi những cách giảng dạy gây được hứng thú cao cho học sinh.Tìm hiểu chương trình giáo dục mới để có những phương pháp giảng dạy hiệu quả phát huy tính tích cực cho học sinh, luôn học tập, trau dồi kĩ năng CNTT - Cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến các con 2. Khó khăn: *Về phía giáo viên: + Rất trăn trở suy nghĩ về việc chăm sóc giáo dục của học sinh cho phù hợp tại nhà, kĩ năng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. + Không được gặp trực tiếp trẻ, gây ảnh hưởng cho việc nhớ tên, nhớ mặt trẻ. - Về phụ huynh: + Không có nhiều thời gian để quan tâm giáo dục trẻ, cơ bản phụ huynh nhờ cậy vào giáo viên chăm sóc giáo dục cho trẻ; 4/20
  5. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà + Việc thông tin liên lạc, trao đổi giữa học sinh và giáo viên còn hạn chế do nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa gửi con ở nhà với ông bà nên việc sử dụng mạng xã hội cập nhật thông tin chưa được kịp thời. *Về phía học sinh: + Các con độ tuổi quá nhỏ nên không tập trung chú ý. + Kiến thức, kĩ năng chưa có. + Nhiều học sinh gia đình bố mẹ mắc kẹt nơi xa vì tình hình dịch không ở cạnh con do vậy không kèm cặp được con học tập thêm khi ở nhà. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Số trẻ khảo sát: 26 trẻ STT Nội dung khảo sát Số Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ lượng đạt % % trẻ Phụ huynh có sử dụng điện thoại thông minh 1 26 18/26 69% 8/26 31% Trẻ có các kiến thức, kỹ năng cơ bản 2 26 9/26 35% 17/26 65% Trẻ hứng thú với các video bài học 3 26 15/26 57% 11/26 43% Phụ huynh hỗ trợ các con tương tác bài học gửi lên Zalo nhóm lớp. 4 26 14/26 53% 12/26 47% III. Các biện pháp giải quyết. 5/20
  6. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà * Biện pháp 1: Lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh tạo niềm tin, mối quan hệ gắn kết qua các phần mềm: Zalo, Meccenger, facebook, Zoom. Để tuyên truyền, tạo mối liên hệ gắn kết giữa giáo viên với phụ huynh mà phụ huynh là cầu nối với các con, và sử dụng hình thức công nghệ thông tin phù hợp việc đầu tiên là tôi sẽ lập trang Zalo nhóm lớp với tên: Lớp nhà trẻ D3 năm học 2021- 2022 theo số điện thoại phụ huynh đã đăng ký tuyển sinh, để tương tác, chia sẻ với phụ huynh, với trẻ trong việc chăm sóc giáo dục, năm bắt tình hình sức khỏe theo đúng quy định, Thông báo kịp thời đến phụ huynh để phụ huynh biết, cùng hướng dẫn các con, trao đổi phản hồi với giáo viên: Giới thiệu, tuyên truyền đến phụ huynh các kênh truyền hình phù hợp với lứa tuổi mầm non và các video hướng dẫn cho trẻ hoạt động vui chơi tại nhà. Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh để cùng phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà giúp trẻ có một số kiến thức, và rèn luyện kĩ năng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm. Sau khi lập được nhóm zalo lớp, tôi tìm hiểu tâm lý của phụ huynh học sinh qua tin nhắn mecsenger, zoom... Tại lớp nhà trẻ D3 tôi phụ trách phụ huynh làm nông nghiệp, ngư nghiệp, giáo viên… cũng đã biết sử dụng Smatphone, nên có khả năng hiểu biết nhất định. Tôi dành thời gian trao đổi, trò chuyện riêng với từng phụ huynh về công việc, sự ảnh hưởng của đại dịch đến cuộc sống gia đình và con cái họ, trao đổi với tính chất cởi mở, lịch sự về: sức khỏe, tính cách, sở thích của các con, từ đó dần dần các bậc phụ huynh có sự tin tưởng và gẫn gũi nhất định, dễ dàng trao đổi những công việc trọng tâm hơn. ( Hình ảnh 1: Zalo nhóm lớp và buổi trao đổi qua zoom) Tại thời điểm này, việc trò chuyện trực tiếp với phụ huynh là rất khó do giãn cách xã hội và đảm bảo quy tắc 5K của địa phương, cho nên tôi tự làm đã làm Poter 6/20
  7. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà hình ảnh và video giới thiệu cá nhân, về thông tin cơ bản như ngày tháng năm sinh, số điện thoại kết bạn zalo, số năm công tác, trình độ học vấn, thành tích đã đạt được trong những năm học qua,... (Hình ảnh2: Potter giới thiệu của cô giáo) Khi lập được nhóm Zalo của lớp rồi tôi trao đổi với phụ huynh học sinh gửi ảnh các con, tôi đã thiết kế logo ảnh các con trên nền logo của trường, với hình ảnh logo của trẻ bước đầu tôi đã tạo được ấn tượng cho phụ huynh học sinh. (Hình ảnh 3: Lo go trẻ) Đồng thời tôi chia sẻ các hình ảnh hoạt động với trẻ trong những năm học trước để mang đến cho phụ huynh những cái nhìn đa chiều, phong phú về giáo viên chủ nhiệm, họ sẽ tin tưởng và đặt niềm tin cho giáo viên, sẵn sàng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. ( Hình ảnh 4: hoạt động cô và trẻ năm học trước) Từng bước, tôi đã tạo được sự hòa đồng, thân mật giúp bản thân tự tin mạnh dạn hơn khi trao đổi với phụ huynh, ngược lại phụ huynh cũng cởi mở hơn chia sẻ cho tôi những điều liên quan đến con em họ, cũng như họ yên tâm hơn khi gửi con em đến lớp. Để thu hút được sự chú ý quan tâm, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo cùng với nhà trường đưa ra cho phụ huynh nắm bắt, muốn thành công tôi phải suy nghĩ sáng tạo, xây dựng hình thức và nội dung sao cho phong phú, tạo được ấn tượng, dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các con, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hằng ngày. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện, trao đổi về tình hình sức khỏe cũng như những hoạt động của của trẻ ở nhà đến phụ huynh . 7/20
  8. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà * Kết quả: Thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô giáo ở mọi thời điểm như là ở lớp hoặc giai đoạn trẻ nghỉ dịch ở nhà, sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên thì phụ huynh có vẻ rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là động lực của giáo viên. Qua việc thường xuyên trò chuyện, trao đổi dần dần tôi cũng tạo được niềm tin từ phía phụ huynh.Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tôi phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những khoảng thời gian tiếp theo. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp và video có chất lượng chăm sóc giáo dục tạo dứng thú cho trẻ . Năm học 2021- 2022 bị ảnh hưởng của dịch covid -19 nên trẻ không được đến trường. Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục huyện Ba Vì cũng như ban giám hiệu nhà trường về xây dựng kế hoạch phù hợp trên phần mềm để ban giám hiệu duyệt rồi gửi vào nhóm lớp để phụ huynh nắm bắt được kế hoạch học tập của các con.Tôi và các chị em trong tổ chuyên môn họp và thống nhất xây dựng kế hoạch các tháng phù hợp với lứa tuối và học sinh tại lớp mình. * Ví dụ: Kế hoạch phối hợp chăm sóc giáo dục tháng 1/2022. Tuần 1, từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 1/2022 Thứ 2( 4/1) Thứ 3(5/1) Thứ 4(6/1) Thứ 5(7/1) Thứ 6(8/1) Âm nhạc: Đàn Video Kĩ Phụ huynh Tạo hình: Tô VideoTruyện: vịt con năng: không tham khảo màu bông hoa Đôi bạn nhỏ tranh giành đồ cách chọn thực chơi phẩm an toàn Tuần 2: từ ngày 11 tháng 01 đến ngày 15 tháng 1/2022 8/20
  9. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà Thứ 2( 11/1) Thứ 3(12/1) Thứ 4(13/1) Thứ 5(14/1) Thứ 6(15/1) NBPB: màu Tham khảo Dạy hát: Con - Truyện: Qủa - Kĩ năng rửa sắc bảng thành gà trống trứng tay phần dinh dưỡng của thực phẩm Việt Nam. Tuần 3: từ ngày 18 tháng 01 đến ngày 22 tháng 1/2022 Thứ 2( 18/1) Thứ 3(19/1) Thứ 4(20/1) Thứ 5(21/1) Thứ 6(22/1) Tạo hình: Tô Video hướng Cách xúc Video NBPB: Âm nhạc: dạy màu con cá dẫn cách đeo miệng nước hình tròn, hát Cá vàng khẩu trang. muối. vuông bơi Tuần 4: từ ngày 25 tháng 01 đến ngày 29 tháng 1/2022 Thứ 2( 25/1) Thứ 3(26/1) Thứ 4(27/1) Thứ 5(28/1) Thứ 6(29/1) NBPB: Con cá Video kĩ năng: Vận động : Bò Vận động: N Video: thơ Che miệng khi theo hướng Hoa đào ho, ngáp, hắt thẳng hơi. Trên đây là kế hoạch giáo dục tháng 1/2022 về công tác phối hợp chăm sóc trẻ tại nhà, các kế hoạch các tháng đã được xây dựng và lưu trên phần mềm Gokiss Trong tình hình thực hiện các công văn, chỉ thị của thành phố về việc tạm dừng cho trẻ đến trường, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà là một phương pháp thể hiện tính sáng tạo cao về khoa học và thiết thực trong tình hình này. Do bậc mầm non không được dạy trực tuyến nên tôi có phương án làm các video dạy học, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. 9/20
  10. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà Tôi tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng các video có nội dung giáo dục, kĩ năng sống phù hợp với trẻ. Vậy làm thế nào về những kiến thức và kỹ năng trong chương trình khi trẻ còn nhỏ chưa tiếp cận được qua công nghệ thông tin nên tôi đã sử dụng phần mềm zalo, kênh youtube của lớp, cá nhân làm phương tiện hữu ích và là cầu nối với phụ huynh và học sinh. (Hình ảnh 5: Kế hoạch giáo dục được gửi lên nhóm lớp và kênh youtobe của giáo viên) Thực hiện sự chỉ đạo của ban giám hiệu về kế hoạch xây dựng video phối hợp phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà, tôi đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn những nội dung có kiến thức cần thiết, những kỹ năng quan trọng để làm video dạy trẻ qua zalo của lớp. Để làm được những video gửi phụ huynh dạy trẻ thì cần ngắn gọn, chất lượng, hấp dẫn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ. Tôi đã bàn và thống nhất với giáo viên trong lớp và thực hiện cách làm như sau: * Chuẩn bị: - Đề tài theo thời khóa biểu của chương trình trong tháng mà giáo viên xây dựng được tổ chuyên môn, ban giám hiệu duyệt - Đồ dùng cần thiết cho tiết dạy của cô và trẻ. - Giáo án làm video. - Trang phục của cô gọn gàng bắt mắt. Địa điểm làm video. Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho tiết dạy, cô giáo tập trung vào nghệ thuật trong lời nói để làm video sao cho đảm bảo đủ 4 phần: - Phần 1: Cô giới thiệu tên đề tài và đồ dùng cần trong tiết học. - Phần 2: Cô giảng giải (Làm mẫu) kết hợp lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. - Phần 3: Yêu cầu đối với phụ huynh về phối hợp dạy con. 10/20
  11. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà - Phần 4: Phản hồi của phụ huynh qua hình ảnh (Video) trẻ thực hiện. * Ví dụ 1: Tôi thực hiện hoạt động tạo hình, đề tài:“ Tô màu bông hoa”. Tặng bà, mẹ nhân ngày 8/3.Tôi chuẩn bị tranh mẫu, hoa thật, giấy, bút sáp màu. Đây là những nguyên liệu mà phụ huynh có thể tìm thấy một cách dễ dàng ngay trong chính nhà mình.Tôi thực hiện làm mẫu trên đồ dùng của mình, lưu ý khi thực hiện phụ huynh giáo dục con bằng phương pháp học qua chơi, chơi mà học. Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây dựng giáo án và quay video và hoàn thành trước một ngày để gửi lên tổ trưởng tổ chuyên môn, ban giám hiệu duyệt trước khi chuyển lên Zalo nhóm lớp để phụ huynh cập nhật hướng dẫn các con. Sau mỗi buổi gửi video tôi hy vọng và mong phụ huynh phối hợp với cô dạy trẻ và phản hồi bằng những hình ảnh, những dòng tin nhắn, video… ( Hình ảnh 6: Vi deo tô màu bông hoa và phản hồi của học sinh) Hoặc khi xây dựng video kĩ năng sống phối hợp với phụ huynh để giáo dục các con đúng cách và hiểu quả. Với quy trình dạy như sau: + Đưa ra một hành động cụ thể cho trẻ. + Cung cấp các kiến thức liên quan đến hành động: Đối tượng, mục đích, cách thức… + Hướng dẫn trẻ cách học hỏi, quan sát, làm thử... + Đưa ra tình huống để trẻ vận dụng các kiến thức đã học vào. +Thường xuyên tạo môi trường sinh hoạt để trẻ hình thành các thói quen tốt từ việc áp dụng các kỹ năng sống. * Ví dụ 2: Đưa ra hành động cụ thể là phòng tránh dịch bệnh covid 19 cần dạy trẻ. Phụ huynh cần cung cấp kiến thức như Covid 19 là đại dịch toàn cầu, làm 11/20
  12. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà chết rất nhiều người và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì thế để đảmbảo an toàn thì cần sử dụng các biện pháp phòng tránh như: Không đến những nơi đông người, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay và sát khuẩn, đảm bảo quy tắc 5k....Sau đó, hàng ngày luôn nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng xà phòng...để hình thành thói quen sinh hoạt khoa học giúp trẻ phòng chống dịch bệnh. Khi sử dụng thường xuyên biện pháp này sẽ thu được những lợi ích to lớn, vì trẻ sẽ tự nhớ, tự hành động thành thói quen, không cần phải nhắc nhở sau này. Mỗi video chỉ kéo dài có vài phút nhưng lại mất rất nhiều thời gian từ lúc lên ý tưởng, xây dựng giáo án và hoàn thiện. Nội dung của những video xây dựng tập trung hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; những trò chơi vận động, và giáo dục kỹ năng sống; Những video tôi xây dựng đều được các cấp chuyên môn phê chuẩn, nhà trường gửi lại cho giáo viên để chuyển đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như zalo nhóm lớp, đăng trên facebook, website của trường. Tôi tự tìm hướng đi riêng cho lớp mình đó là tôi đăng kí kênh youtube riêng cá nhân.Từ chỗ lần đầu “lên hình” bỡ ngỡ, tôi đã thuần thục hơn ở những lần sau, nâng cao chất lượng của video, cắt, ghép, xử lý hình ảnh, xử lý hiệu ứng trên những phần mềm. Đến nay, có nhiều video chất lượng tốt như: “Nhận biết hoa hồng hoa cúc”, “ Truyện Thỏ ngoan, Quả trứng…”, Kỹ năng rửa tay, kỹ năng đeo khẩu trang, kĩ năng tham gia an toàn giao thông, …( Hình ảnh7: Video kĩ năng đeo khẩu trang và phản hối) Trong khi thực hiện, tôi đều được góp ý, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tổ trưởng tổ chuyên môn, ban giám hiệu. Mục tiêu đặt ra của mỗi tiết học là bằng cách chia sẻ nhẹ nhàng, sinh động, gần gũi giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài học và thực hành. Một số phụ huynh vì điều kiện công việc có thể cho con xem video tiết học với thời gian mọi lúc, mọi nơi sao cho có phản hồi lại với cô qua zalo của lớp. Khi nhận được phản hồi của phụ huynh, tôi luôn cảm ơn phụ huynh, động viên các con và khích lệ các con bằng cách gửi thư khen kịp thời như một phần thưởng 12/20
  13. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà giành cho các con sau mỗi tuần, tháng và học kỳ. Việc làm không thể thiếu đó là mong phụ huynh cho trẻ xem những video của bạn để trẻ thấy mình, thấy bạn nên trẻ rất vui vẻ và hào hứng thực hiện trong những bài tiếp theo . ( Hình ảnh 8: giáo viên tổng kết tương tác và gửi thư khen cho các con) * Kết quả: Mặc dù là nghỉ dịch nhưng sự phối hợp của giáo viên- phụ huynh và học sinh càng chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Điều đó chứng tỏ sự phối hợp và tuyên truyền giữa phụ huynh và giáo viên đạt hiệu quả cao qua zalo của lớp, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên đặc biệt là lưu lại hình ảnh làm minh chứng cho các hoạt động của lớp qua một năm học. * Biện pháp 3: Thiết kế bài giảng qua phần mềm Capcut, Camtamisa... để chỉnh sửa video giáo dục trẻ tại nhà Với tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, làm thế nào để việc chuyển tải những nội dung chăm sóc giáo dục cho trẻ tại nhà đạt hiệu quả. Cá nhân tôi đã tự tìm tòi, học hỏi, chăm chỉ mày mò và thực hiện ý tưởng, thiết kế bài giảng qua ứng dụng Capcut, Canva, Camtamisa, trên đây là một số ứng dụng tôi đã sử dụng trong quá trình chỉnh sửa video phục vụ quá trình giảng dạy. * CapCut là gì: là ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên Android và iOS. Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video, chèn nhạc, hình dán, chữ, thay nền( background )… cung cấp tới giáo viên rất nhiều hiệu ứng thú vị để chỉnh sửa video theo ý của mình trên điện thoại rất tiện lợi. Giao diện của Capcut cũng rất đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên có thể chỉnh sửa từng phần hoặc cả video theo nhu cầu. - Bước 1: Tải ứng dụng Capcut về từ kho ứng dụng Google Play hoặc Apple Store. Giao diện Capcut trên kho ứng dụng điện thoại thông minh. 13/20
  14. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà - Bước 2: Tạo dự án video tại giao diện của ứng dụng chúng ta nhấn vào Dự án mới để tạo một dự án video để chỉnh sửa từ các video có sẵn trong máy điện thoại. - Bước 3: Chỉnh sửa video giáo viên cần đưa video vào luồng chỉnh sửa (Timeline) của dự án trước, lựa chọn bằng cách chạm và chọn các công cụ tương ứng chỉnh sửa cho video, Tách video/hình ảnh. Điều chỉnh tốc độ của video được chọn so với thực tế. Tăng/giảm âm lượng của video … - Bước 4: Thêm văn bản Công cụ chèn văn bản điều chỉnh kiểu chữ, màu chữ, màu nền, phong cách… - Bước 5: Xuất video, video sau khi xuất xong có thể được chia sẻ trực tiếp qua các kênh mạng xã hội từ ứng dụng Capcut. + Quá trình xuất video mất từ 1-3 phút phụ thuộc độ dài và chất lượng Với phần mềm này tôi hướng dẫn cho trẻ thực hiện đề tài: In ngón tay tạo thành cánh hoa, đề tài này cần phải có giấy, màu nước.. để có giấy A4 để luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ tôi trao đổi với các phụ huynh làm ở văn phòng, tận dụng giấy đã in một mặt để cho trẻ in. Hoặc nếu không có thì có thể tận dụng giấy học sinh.Công việc đó lúc đầu tôi cũng thấy ngại, sợ các phụ huynh nghĩ mầu nước làm các con dây bẩn nhưng cũng vì muốn các con có kỹ năng tạo hình tốt, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với màu nước, tôi mạnh dạn trao đổi với các phụ huynh và nhận được sự ủng hộ rất vui vẻ. Ở hoạt động tạo hình, tôi khuyến khích phụ huynh cho con được thực hiện vẽ bằng phấn dưới nền đất, theo ý thích hoặc theo yêu cầu của cha mẹ.Tôi gửi các video để phụ huynh có thể mở ngay trên máy điện thoại hoặc máy tính của mình. Bên cạnh phần mềm Capcut phần mềm tôi sử dụng phần mềm Camtamisa được thực hiện trên máy tính, có những chức năng để tạo một video chất lượng để giáo viên truyền tải đến phụ huynh.Vậy camtamisa là gì? 14/20
  15. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà - Camtasia là: Đây là một phần mềm dựng video và quay màn hình không chuyên. Có nghĩa rằng Camtasia cho phép: Quay màn hình máy tính, và cắt ghép chỉnh sửa video.Camtasia được biết đến như một phần mềm nhẹ, dễ sử dụng người mới học, và dân không chuyên.Ưu điểm lớn nhất của Camtasia là giao diện tối giản, cho phép người dùng tương tác ngay lập tức. Chất lượng video xuất ra từ Camtasia tương đối tốt, đẹp, nhẹ, hỗ trợ đa dạng các hiệu ứng. Chính vì lẽ ngày Camtasia đang là sự lựa chọn hoàn hảo trong giảng dạy. Tôi chia sẻ về cách chỉnh sửa video trên Camtamisa với các bước sau: Bước 1: Khởi chạy phần mềm Camtasia: thực hiện như sau: Từ ô tìm kiếm của window (window + S) -> Nhập từ khoá Camtasia. -> Cuối cùng ấn enter để kế thúc lệnh. Lúc này phần mềm camtasia hiện ra 3 lựa chọn: - New project: Tạo ra một khu vực làm việc mới trong Camtasia. Cho phép thêm các video, âm thanh và hình ảnh vào chỉnh sửa. Kích thước mặc định của project là 1920×1080. - New Recording: Thực hiện quá trình quay màn hình máy tính bằng phần mềm Camtasia. - Open Project: Mở ra các dự án phim (Project) có sẵn trên máy tính. Project này có thể được lưu từ trước hoặc có thể tải về từ trên mạng. Bước 2: Chèn video vào camtasia:: Chọn Import media trong Media Bin; Thả trực tiếp đối tượng vào thanh timeline của Camtasia; Và cuối cùng là thả video vào project trong camtasia. Bước 3: Cắt ghép các video thành video thô hoàn chỉnh. Trong phần Media Bin xuống các track trên thanh Timeline. Ở đây sử dụng các công cụ như Cut, spin, để cắt bỏ những phần thừa của video. Di chuyển qua lại các thanh thời gian để ghép các phân cảnh thành 1 video hoàn chỉnh ở dạng thô. 15/20
  16. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà Bước 4: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh trong Catasia. Từ biểu tượng hộp thoại menu -> chọn Transitions. -> chọn hiệu ứng chuyển cảnh mà mình mong muốn. -> Kéo và thả hiệu ứng vào vị trí muốn tạo hiệu ứng chuyển cảnh. Cuối cùng chỉnh lại thời gian của hiệu ứng chuyển cảnh sao cho video mượt mà nhất có thể. Bước 5: Chèn chữ vào video trong Camtasia.Từ khu vực quản lý menu -> Bạn chọn Anotation -> Chọn kiểu văn bản mà bạn muốn. -> kéo và thả phần văn bản vào project. Cuối cùng thực hiện các hiệu chỉnh cho văn bản của mình trong phần properties Bước 6: Chèn nhạc vào Camtasia: thực hiện như sau: Đầu tiên cần thêm Audio vào phầm Media Bin -> kéo và thả audio xuống timeline. cắt bỏ những phần âm thanh không mong muốn. Ngoài ra còn có thể lọc nhiễu, áp dụng một số hiệu ứng của Audio trong bảng điều khiển Audio Effect. Bước 7: Xuất video bằng camtasia. Từ thanh menu -> chọn Share -> Chọn Local file -> thiết lập các thuộc tính của video. Cuối cùng chọn export để kết thúc quá trình xuất video của mình. ( Hình9: Phần mềm Capcut và camtamisa) Với hoạt động giáo dục âm nhạc qua phần mềm Camtamisa, tôi chia sẻ những video trò chơi âm nhạc“ Tiết tấu vui nhộn” , “Ai nhanh nhất”…của bản thân thực hiện tại nhà, để gửi tới phụ huynh và trẻ. Thấy cô giáo mình thực hiện trẻ cũng bắt chước theo rất nhanh . *Kết quả: Các bài giảng được biên tập chỉnh sửa trên phần mềm Capcut, Camtamisa được tôi ghi âm, ghi hình toàn bộ, trẻ học tại nhà mà hiệu quả như học trực tiếp cùng cô. Các bậc phụ huynh cũng không cần phải trợ giúp con em mình quá nhiều. Đặc biệt, các bậc phụ huynh có thể thấy được kết quả học tập ngay sau 16/20
  17. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà khi con học. Phụ huynh chụp lại hình ảnh và gửi về zalo cho cô giáo để cô nhận xét, tuyên dương. Các bậc phụ huynh cũng bày tỏ sự tin tưởng và dành rất nhiều những lời động viên cho tôi tiếp tục cố gắng. Áp dụng thành công các phần mềm capcut, Camtamisa vào giảng dạy là một bước ngoặt lớn trong hành trình công tác của mình.( Hình ảnh 10: Phản hồi của phụ huynh học sinh về các video cô gửi) * Biện pháp 4: Tuyên truyền phụ huynh thường xuyên truy cập trang Website, Panpage faecbook của trường, các kênh giáo dục khác trên truyền hình. Ngoài các video được truyền tải trên nhóm zalo của lớp, vào mỗi tối thứ 7 tôi sẽ mở phòng Zoom để trò chuyện cùng phụ huynh và các con, trao đổi về sức khỏe của trẻ, trao đổi nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những góp ý trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, từ đó bản thân sẽ hoàn thiện sửa đổi nâng cao chất lượng video giáo dục trẻ. Mặt khác tôi hướng dẫn phụ huynh tham khảo các kênh giáo dục hay và bổ ích trên kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7 đã có chương trình "Ở NHÀ MÙA DỊCH " Chương trình Vì tầm vóc Việt, phát sóng 20h05 hàng ngày trên VTV1, Youtube: https://bitly.vn/f7o, VTV7 phát sóng từ 9h sáng từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần với các nội dung phong phú như dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống); Trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếmVTV7)… Đây là những nội dung rất bổ ích, lí thú cho trẻ mầm non, giúp trẻ có những kiến thức và kĩ năng xã hội cần thiết. Đồng thời gắn kết tình cảm, tình yêu thương giữa cha mẹ và các con Ngoài ra tôi trao đổi để phụ huynh vào trang website, Facebook của nhà trương cấp nhật, nắm bắt thông tin kịp thời của nhà trường, trong dịp tết nguyên đán vừa qua, trường mầm non Cổ Đô triển khai hội thi ảnh “ Bé và mẹ đón tết cổ truyền” với hình thức phụ huynh gửi ảnh lên nhóm lớp rồi giáo viên gửi lên ban tổ chức đăng Website tạo mã số bình chọn trên Facebook, và hiệu quả từ cuộc thi ảnh 17/20
  18. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà mang lại đó là phụ huynh biết thêm nhiều thông tin trên các trang website của trường, cuộc thi tìm ra được rất nhiều bức ảnh đẹp đã được trao giải sau tết. ( Hình ảnh 11: Hình họp zoom, trang wedsite của, Facebook của trường, kế hoạch thi ảnh, phản hồi của phụ huynh…) * Kết quả : Từ việc tuyên truyền thường xuyên mà phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin liên quan đến kế hoạch chăm sóc giáo dục cho các con, tạo mối lien hệ gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên- phụ huynh- nhà trường ngày càng mật thiết hơn. IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 1. Về phía giáo viên - Tạo được sự tin yêu, tín nhiệm từ phía nhà trường, phụ huynh và đồng nghiệp. Có tinh thần hăng hái khi thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong thời điểm dịch bệnh, không còn ỷ lại, tâm lý nặng nề khi thực hiện các video. Tạo được hứng thú cho trẻ và phụ huynh. Có được sự kết nối thường xuyên với trẻ và cha mẹ trẻ.Tìm tòi, khám phá, học hỏi và áp dụng được hiệu quả những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy và thực hiện video chuyên nghiệp hơn. 2. Về phía trẻ - Trẻ rất hào hứng khi được xem các video của cô, -Trẻ vô cùng thích thú khi được vừa học vừa chơi cùng cha mẹ. Trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Trẻ tự tin khi thực hiện các yêu cầu của cha mẹ, cô giáo. Có ngôn ngữ mạch lạc. Có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống ( Hình 12: Bảng khảo sát đầu và cuối năm, biểu đồ so sánh) 18/20
  19. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà 3. Về phía phụ huynh - Phụ huynh quan tâm chu đáo hơn đến con trẻ, cùng làm bạn với con qua các hoạt động giáo dục. Nhận thức rất cao về ngành học mầm non, thông cảm với công việc hàng ngày của giáo viên trong lớp. Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi kết thúc giãn cách đưa con đến lớp. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian phòng chống dịch bệnh covid – 19 tại nhà là giải pháp hữu hiệu tạo nên sự liên kết tốt giữa trường lớp mầm non và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đáp ứng kịp những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục trẻ cá biệt. Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ tốt là khẳng định chất lượng giáo dục được nâng lên. Chất lượng giáo dục là đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của ngành giáo dục. Một việc không thể thiếu được là sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để chia sẻ, trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất trong thời gian phòng chống dịch bệnh covid – 19 tại nhà có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng . 2. Khuyến nghị: Để nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc giáo dục tại nhà, đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường tổ chức tuyên truyền sâu rộng kiến thức về 19/20
  20. Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà phòng tránh dịch bệnh covid 19 đến phụ huynh học sinh và kiến tập chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng cho giáo viên. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác phối hợp cùng phụ huynh học sinh về chất lượng chăm sóc giáo dục và tạo hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng tuổi khi học tại nhà Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Cổ Đô, ngày 10 tháng 04 năm 2022 Người viết Phan Thị Phượng 20/20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2