intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ" được hoàn thành với các biện pháp như: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh hướng dẫn rèn thói quen vệ sinh cho trẻ khi ở nhà; Phối kết hợp cùng đồng nghiệp xây dựng kế hoạch sưu tầm các clip về rèn thói quen vệ sinh cho trẻ; Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động vệ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ

  1. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” I. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN: 1- Lý do chọn đề tài: Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh: bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi mầm non “ học mà chơi, chơi mà học” sự giáo dục trẻ không thể gò bó, áp đặt mà phải nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ về cả nội dung và hình thức. Bên cạnh đó thì việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ chưa được phụ huynh thực sự chú trọng nên việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ nên tôi đã nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ. Việc rèn thói quen giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn, bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt một cách tự giác và đúng quy trình. Tôi tự hỏi mình rằng: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp tối ưu nhất khi thực rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân. Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài nên trẻ trường mầm non 3 nói chung cũng như trẻ lớp lá 3 do tôi phụ trách nói riêng vẫn chưa thể trở lại trường để vui chơi và học tập. Các hoạt động tôi đề ra để rèn trẻ khi trẻ ở trường đã chưa thể thực hiện. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy vấn đề giáo dục vệ sinh cho trẻ là rất quan trọng không thể chờ trẻ đến trường mới rèn mà phải được thực hiện càng sớm càng tốt.. Bởi giáo dục vệ sinh nằm trong nội dung giáo dục trẻ, được thực hiện thường xuyên nhưng tôi nhận thấy trẻ lớp mình chưa có kỹ năng và chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân trẻ”. 2- Mô tả nội dung: 2.1. Khảo sát thực trạng của lớp: Đầu năm học 2021-2022 tôi được Ban giám hiệu trường phân công phụ trách lớp lá 3. Nhưng do dịch bệnh trẻ chưa thể nhập học theo đúng kế hoạch. Vì thế tôi đã thành lập nhóm Zalo lớp lá 3 và mời tập thể phụ huynh có trẻ học lớp lá 3 tham gia Qua thông tin trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, tôi đã tiến hành lượt bình chọn trên Zalo nhóm lớp và thu được kết quả như sau: Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  2. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Kết quả STT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ (%) 1 Trẻ tự giác vệ sinh cá nhân 13/32 40,62 2 Trẻ thực hiện theo yêu cầu của người lớn 15/32 46,87 3 Trẻ có kỹ năng rửa tay đúng qui trình 10/32 31,25 4 Trẻ có kỹ năng đánh răng đúng cách 9/32 28,12 5 Trẻ biết tự rửa chân tay, thay quần áo khi 11/32 34,37 bản 2.2. Nguyên nhân thực trạng có những thuận lợi và khó khăn : Trong quá trình chăm sóc và giáo dục và rèn thói quen cho trẻ tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: a/ Thuận lợi: - Trường mầm non 3 trong những năm vừa qua nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục, lãnh đạo thành phố giúp đỡ về cơ sở vật chất. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường mua sắm bổ sung các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vệ sinh của trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ có một khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. - Nhà trường duy trì được công tác bán trú, trẻ đi học cả ngày nên thuận lợi trong việc rèn thói quen cho trẻ. - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đoàn kết, luôn có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Đa số phụ huynh có ý thức về giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ. b/ Khó khăn: - Một số trẻ mới đến trường, lớp nên chưa quen nề nếp vệ sinh, chế độ sinh hoạt ở trường. - Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế. - Một số phụ huynh còn bận làm kinh tế nên chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ. - Do nghỉ ở nhà quá lâu nhiều trẻ quên đi một số kĩ năng tự phục vụ bản thân. 3- Đề ra biện pháp: Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  3. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” - Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh hướng dẫn rèn thói quen vệ sinh cho trẻ khi ở nhà. - Phối kết hợp cùng đồng nghiệp xây dựng kế hoạch sưu tầm các clip về rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. - Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động vệ sinh. - Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục - Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày 4- Xác định kết quả cần đạt: - Trẻ có ý thứ tự giác vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh cá nhân: 31/32. Tỷ lệ: 96,87% - Phụ huynh tích cực quan tâm nhắc nhở trẻ thường xuyên giữ vệ sinh và thực hiện đánh răng, rửa tay, thay quần áo... đạt: 32/32. Tỷ lệ 100% - Trẻ thực hiện rửa tay với xà phòng và nước sạch đúng qui trình, trẻ thực hiện năng đánh răng đúng cách đạt: 32/32. Tỷ lệ: 100% - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quaynh đạt: 29/32. Tỷ lệ 90,62% - Trẻ biết và thực hiện tự rửa chân tay, thay quần áo khi cần, đạt: 30/32. Tỷ lệ: 93,75%. III. CÁC BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Từ việc khảo sát tình hình thực tế trẻ qua việc lấy thông tin trao đổi từ phụ huynh, tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phối hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và rèn kỹ năng thói quen cho trẻ khi ở nhà cũng như khi trẻ ở trường và tìm ra các biện pháp hữu ích nhất. Trước những suy nghĩ như vậy và những kiến thức đã học tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau: 1. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh hướng dẫn rèn thói quen vệ sinh cho trẻ khi ở nhà. Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua Zalo nhóm, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc giáo dục, rèn luyện thói quen vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con người, có thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, nắm vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luyện cho trẻ. Tuy nhiên, tình hình thực tế lại chưa cho phép giáo viên thực hiện được kế hoạch như đã đề ra vì Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  4. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” trẻ chưa tới lớp. Chính vì lẽ đó, vào đầu năm học, khi tiếp nhận hồ sơ trẻ, tôi đã bắt đầu lập nhóm Zalo phụ huynh lớp lá 3 nhằm mục đích thuận tiện trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin từ phía phụ huynh hoặc trao đổi, bàn bạc về các hoạt động của trẻ trong việc phối hợp với giáo viên để quản lý, chăm sóc và giáo dục và rèn trẻ là rất cần thiết. Zalo nhóm mang tính xây dựng, vì tập thể phụ huynh sẽ giúp giáo viên điều chỉnh và định hướng nội dung để tìm tiếng nói chung. Lúc ban đầu lượt tương tác từ phía phụ huynh phản hồi cho cô giáo còn rất ít. Đa số phụ huynh ngại chia sẻ những ý kiến của mình với cô vì chính bản thân phụ huynh cũng đang phú mặc trẻ cho ông bà trong coi để đi làm kinh tế. Mà không quan tâm đến rèn cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân. Thấy được những hạn chế đó, tôi chủ động liên lạc và tìm ra nguyên nhân để tạo sự gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh. Thực hiện một số khảo sát trên nhóm Zalo vể thói quen vệ sinh của trẻ khi ở nhà và thu được như sau: + Chải răng thường xuyên ngày 2 lần (sáng và tôi) 18/32 tỷ lệ 56,25% + Rửa tay thường xuyên khi bẩn: 14/32 tỳ lệ : 43,75% Thông qua phụ huynh trẻ, tôi biết được tâm sinh lí của trẻ khi ở nhà như thế nào để cùng phụ huynh tìm ra hướng giải pháp tốt nhất. Cụ thể: Tôi tuyên truyền tới tập thể phụ huynh: Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước. Tuyên truyền tới phụ huynh luôn luôn nhắc trẻ ghi nhớ việc rửa tay vào các thời điểm: Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn, sau khi chơi ở ngoài trời, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi chơi cùng động vật nuôi, sau khi vứt rác, sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi, khi tay bẩn. Nhất là trong thời gian dịch bệnh trẻ cần rửa tay ngay sau khi đi ở ngoài về và đến những nơi động người. Với các bước rửa tay đúng cách như sau: Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần. Bên cạnh việc tuyên truyền, cung cấp kiến thưc và kĩ năng cho phụ huynh thì tôi còn sưu tẩm những clip vể rửa tay đúng cách và gởi trên Zalo nhóm lớp nhờ phụ huynh cho tre xem nhằm kích thích trẻ thực hành theo khi phụ huynh nhắc trẻ vệ sinh. Ngoài rửa tay thì vệ sinh răng miệng cũng không kém phần quan trọng trong việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  5. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Luôn đảm bảo sức khỏe răng miệng: Bệnh sâu răng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến, để đảm bảo răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh, chúng ta cần chú ý cho trẻ đánh răng hàng ngày. Điều quan trọng là trẻ cần học cách chải răng ít nhất 1 lần mỗi ngày và phải đúng cách. Tôi cũng sưu tầm các clip hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ những kỹ năng chải răng cơ bản, bao gồm cả sự cần thiết của việc chải lưỡi và tạo thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ con nhỏ, vì lười đánh răng sẽ gây ra những bệnh về nha chu và làm hơi thở của trẻ của trẻ có mồ hôi Rửa chân hàng ngày: Bạn cần đảm bảo rằng trẻ rửa chân đúng cách ít nhất mỗi ngày một lần. Điều quan trọng là được lau khô cẩn thận, đặc biệt ở giữa các kẽ ngón chân. Nếu con bạn được đi bơi quá nhiều, hãy dạy trẻ lau khô chân một cách kỹ lưỡng đề phòng sự phát triển của vi khuẩn lây lan, cần phải tập cho trẻ đi giày dép vì đi chân trần rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thay quần áo bất cứ lúc nào cần thiết: Đồ lót là nơi tích trữ nhiều mồ hôi và vết bẩn nên rất cần phải thay hàng ngày. Nên cho trẻ thay quần áo ít nhất 2 lần mỗi ngày.. Đặt câu hỏi cùng trao đổi với phụ huynh: Làm thế nào để phát triển những thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ? + Tập cho trẻ luôn xem việc giữ vệ sinh chính là nhiệm vụ. + Nếu thấy trẻ phản ứng với việc duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh, hãy nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng đó là nhiệm vụ chung và việc của trẻ là thực hành việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Hãy nhắc nhở và dạy trẻ biết về những hậu quả xấu nếu trẻ không giữ vệ sinh đúng cách + Cha mẹ, ông bà hãy làm gương cho trẻ noi theo, trẻ rất giỏi bắt chước thói quen của người lớn. Khi cha mẹ hoặc ngưởi lón trong nhà vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ làm theo đúng như vậy. + Hãy lập thời gian biểu, huấn luyện và thực hành thường xuyên những thói quen vệ sinh tốt cùng trẻ.. Tuy phụ huynh bạn với công việc nhưng vì tính thương với con cái, dành tất cà những gì tốt nhất cho con lên tôi đã thu được kết quả là sự đồng thuận từ phía phụ huynh rất cao, trẻ đã cảm nhận được và tích cực với những gì người lớn yêu cầu. Đồng thời thông qua phản hồi của phụ huynh trẻ tích cực và hứng thú thực hành rửa tay, đánh răng, những hình ảnh bé thực hiện được phụ huynh chụp lại và gửi cho cô. Qua thực tế cho thấy, nếu như gia đình và giáo viên có sự tương tác kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa hai bên và cả hai bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc giáo dục và rèn kĩ năng cho trẻ. 2. Phối hợp cùng đồng nghiệp xây dựng, sưu tầm và quay clip Như chúng ta đã biết, do tính chất đặc thù của bậc học mầm non, trẻ chưa có khả năng học online nên việc tương tác với trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi đã phối hợp với các chị em đồng nghiệp xây dựng và hoàn thành một số video hướng dẫn hướng dẫn trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt và sau các hoạt động vui chơi. Những video lúc đầu còn đơn sơ, hình ảnh chưa sắc nét nhưng về sau kỹ thuật quay clip đã hoàn thiện. Các hoạt động được chọn lọc phù hợp, gần gũi với trẻ, giúp Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  6. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” trẻ dễ hiểu và hình thành ở trẻ thói quen không thể thiếu sau khi thức dậy là đánh răng, rửa mặt, thay quần áo sạch. Ví dụ: - Sưu tầm clip hướng dẫn trẻ 6 bước rửa tay với xà phòng. - Sưu tầm clip hướng dẫn trẻ chải răng đúng qui trình. Không chỉ các clip trực tiếp hướng dẫn trẻ kĩ năng mà có thể qua các clip hoạt động khác giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ giữ vệ sinh. Ví dụ: - Clip VĐCB “ Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay” của cô Loan sẽ giáo dục trẻ sau khi thực hiện cầm bóng, vòng hoặc túi cát để vận động trẻ phải rửa tay với xà phòng sạch sẽ. - Tôi thực hiện quay Clip “ Vẽ chú bộ đội bảo vệ biển đảo” lồng ghép giáo dục trẻ giữ vệ sinh tập vở, không dùng màu vẽ vào quần áo, bàn ghế.. rửa tay khi thực hiện xong. - Clip tạo hình “ Tạo hoa từ dấu vân tay” của cô Lan Anh, giáo dục trẻ khi sử dụng màu nước phải cẩn thận dùng khăn để lau tay, không bôi màu vào áo. Thông qua các clip cô giáo đã chia sẻ đồng hành với phụ huynh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường, không chỉ dạy học, rèn thói quen mà còn tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng, tổ chức vui chơi cho trẻ trong thời gian nghỉ ở nhà. Với những hình ảnh sinh động, đa dạng sắc màu, phù hợp với độ tuổi. Sau khi hỗ trợ phụ huynh hướng dẫn trẻ, để tương tác với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh sẽ hướng dẫn cho trẻ thực hành và tập thành thói quen không thể thiếu và quay clip khi trẻ thực hiện gửi lại cho cô. Thông qua các clip do phụ huynh gửi, giáo viên sẽ năm bắt tình hình của trẻ để có hướng khắc phục. … Qua đó, vừa gắn kết các cô với trẻ, giáo viên và phụ huynh, vừa giúp trẻ có những hoạt động vô cùng bổ ích khi ở nhà. 3. Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho hoạt động vệ sinh Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc - giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Bản thân tôi xây dựng góc “Rèn kỹ năng sống cho trẻ” với các hình ảnh mang nội dung giáo dục vệ sinh dưới dạng mở để trẻ được thỏa sức lựa chọn những hình ảnh đúng - sai theo khả năng nhận thức của trẻ. Ngoài ra tôi còn làm một số sách, tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh hấp dẫn với trẻ. Cô cần tạo môi trường gần gũi, phong phú bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh tại bồn rửa tay hay trang trí góc vệ sinh cho trẻ. Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  7. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Trong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động vệ sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Cô dạy trẻ úp ca cốc thì phải có giá để cốc và cốc cho trẻ thực hiện úp, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh cho trẻ. Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh , ngay từ đầu năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động như: bàn chải, khăn lau mặt, ca uống nước. Ví dụ: - Làm kí hiệu trên ca uống nước, trên khăn lau mặt và bàn chải đánh răng với hình ảnh dễ thương cho trẻ sử dụng riêng. - Tại bồn rửa tay, tôi thiết kế kệ để xà phòng đủ và thuận tiện khi trẻ sử dụng. - Ngoài ra còn thiết kế chỗ cắm bản chải đánh răng để trẻ dễ lấy. Trong lớp học có chỗ cho trẻ thay đồ có màm che….Tất cả những dụng cụ như: ca uống nước, bàn chải, khăn lau mặt được làm rửa sạch sau khi trẻ sử dụng và được phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Như vậy, rèn thói quen vệ sinh cho trẻ không chỉ thực hiện qua lời nói, qua tranh ảnh mà phải có đầy đủ dụng cụ và khu vực như bồn rửa tay, chỗ đánh răng cho trẻ thực hành và phải được thực hiện thường xuyên mới hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày, giúp trẻ hứng thú, có kĩ năng tự giữ vệ sinh cá nhân mọi lúc mọi nơi. 4. Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục Tổ chức hoạt động vệ sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ngủ trưa… Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật)… để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có hứng thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh. Đòi hỏi người hướng dẫn phải biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và động tác mẫu. Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo - cô đọc lời hướng dẫn. Nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  8. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài học cụ thể như: Khám phá khoa học; Khám phá xã hội; Làm quen với tác phẩm văn học… Cô có thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên khi tiến hành lồng ghép cần chú ý đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng” cô giáo dục trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Hay ở hoạt động khám phá khoa học đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định. Như vậy trong lúc trẻ đọc thơ, hát hoặc nghe kể chuyện sẽ khắc sâu vào trí nhớ của trẻ những thói quen tốt và dần trở thành không thể thiếu đối với trẻ. 5. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi kỹ năng vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (khi đón, trả trẻ, khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những kỹ năng đã hình thành trở thành kỹ xảo, thói quen. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ ăn cô hướng dẫn trẻ rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng đồ chơi… Khi trẻ thực hiện các hành động cô cần giám sát, kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua việc luyện tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá vệ sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên trong của trẻ. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau một năm học thực hiện các biện pháp rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp lá 3, tôi thật sự bất ngờ với đạt được kết quả đáng phấn khởi như sau: Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  9. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” STT NỘI DUNG ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TĂNG 1 Trẻ tự giác vệ sinh cá nhân 13/32 40,62% 30/32 93,75% 53,13% 2 Trẻ thực hiện theo yêu cầu 15/32 46,87% 31/32 96,87% 50% của người lớn 3 Trẻ có kỹ năng rửa tay đúng 10/32 31,25% 28/32 87,5% 56,25% qui trình 4 Trẻ có kỹ năng đánh răng 9/32 28,12% 27/32 84,38 56,26% đúng cách 5 Trẻ biết tự rửa chân tay, thay 11/32 34,37% 30/32 93,75 59,38% quần áo khi bẩn + Đối với giáo viên: - Giáo viên nắm được tâm lí của trẻ, hiểu được những điều trẻ cần để có các biện pháp tập, rèn thói quen phù hợp. - Tạo được niềm tin từ phía phụ huynh trong công tác phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ. - Giáo viên được các trẻ mến và được các bậc phụ huynh tin tưởng khi gửi con vào lớp. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ. + Đối với trẻ: - Trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm và thực hành các kĩ năng và hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho bản thân - Trẻ được phát triển cà về thể chất lẫn tâm hồn - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, không còn rụt rè khi giao tiếp với cô giáo. - Trẻ không còn ỉ lại vào cha mẹ một số công việc tự phục vụ bản thân mà còn tự làm với sự thích thú. + Đối với phụ huynh: - Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên thì giờ đây nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề rèn thói quen cho trẻ được nâng cao, - Các bậc phụ huynh đã dành nhiều thời gian hơn cho việc tập cho trẻ những thói quen cần thiết. - Có nhiều bậc phụ huynh đã không còn e ngại mà chủ động liên lạc với giáo viên để hỏi về phương pháp dạy học cho trẻ khi ở nhà. Đặc biệt đã có ngày càng nhiều ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh với giáo viên về vấn đề dạy trẻ một số việc đơn giản: tự tắm, tự chải tóc, tự thức dạy và tự thay quần áo tới trường học V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  10. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Những biện pháp mà tôi thực hiện ở lớp Lá 3 của mình đã thực sự mang lại hiệu quả, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm ấy cho các bạn trong khối như cô Lan Anh, cô Thùy Trang và giáo viên toàn trường như cô Ngọc Hân, Cô Bích Thủy cùng tham khảo. Ngoài ra, tôi còn chia sẻ với các trường bạn như trường MN9, MN Phước Hậu. Tôi hy vọng rằng, những chia sẻ của mình sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn và được nhân rộng hơn. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp nhằm rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp tôi đã đạt kết quả tốt, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: Việc phối hợp tốt với phụ huynh trong giáo dục rèn hình thành và tập cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân lá hết sức quan trọng, trẻ học hỏi được nhiều kỹ năng sống cho bản thân. Trẻ được thấy cha mẹ, cô giáo cùng thực hiện giống nhau sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ và dần trở thành thói quen hàng ngày. Rèn thói quen cho trẻ không chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà là thực hiện thường xuyên liên tục và phải thống nhất nội dung kể cà ở trường và ở nhà. Đa số phụ huynh đã nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng hình thành thói quen cho trẻ. Từ đó phụ huynh góp phần cùng với cô giáo và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục, hình thành cho trẻ các thói quen tốt. 2. Kiến nghị: Nên mua những thiết bị, đồ dùng cho việc vệ sinh khiến trẻ mong đợi được dùng: đơn giản như kem đánh răng có mùi hương trẻ yêu thích, bàn chải có nhân vật hoạt hình hay thậm chí xà phòng dành cho trẻ em có hình thù ngộ ngĩnh, sẽ làm cho khoảng thời gian vệ sinh cá nhân trở thành điều mà trẻ chờ đợi. Tổ chức những đợt đánh giá, biểu dương, khen thưởng các phụ huynh hoạt động tốt trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, trong quá trình làm đề tài “Một số giải pháp phối hợp với phụ huynh lớp Lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi trẻ ở nhà” tôi vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của bạn bè và các chị em đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn vai trò và nhiệm vụ của mình. Phường 3, ngày 20 tháng 5 năm 2022 Người viết Đỗ Thị Phương Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
  11. SKKN “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp lá 3 trường mầm Non 3 trong việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh lớp Lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ” Của Bà: Đỗ Thị Phương SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của nhà trường: Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ....../....../20..... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN: “Một số giải pháp phối hợp với phụ huynh lớp Lá 3, trường Mầm non 3 trong việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Của: Đỗ Thị Phương đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../20….. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Gv: Đỗ Thị Phương- Trường Mầm Non 3- phường 3- thành phố Vĩnh Long
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2