Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ phòng tránh một số bệnh thường gặp; Giáo viên có thêm những kiến thức kỹ năng chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ; Giáo viên và phụ huynh có sự gắn kết chặt chẽ trong công tác phòng bệnh cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non
- MỤC LỤC 1/30
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Có thể nói rằng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với một giáo viên mầm non là chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay do sự thay đổi của khí hậu do môi trường sống bị ô nhiễm bởi khói bụi, hóa chất, rất nhiều dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Và khi có dịch bệnh thì trẻ em chính là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các dịch bệnh gần đây phải kể đến: dịch chân – tay - miệng, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết…thậm chí có đôi lúc những bệnh viện lớn đã bị quá tải. Và chúng ta cứ thử tưởng tượng nếu dịch bệnh xảy ra tại các trường mầm non thì sức công phá của nó sẽ khủng khiếp như thế nào? Trẻ như con chim non còn vô cùng yếu ớt, sức đề kháng kém, cùng với môi trường tập thể rất dễ tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan và bùng phát. Trẻ em là lớp mầm non tương lai của đất nước. Vậy để bảo đảm an toàn cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần chúng ta phải làm như thế nào?Thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều bà mẹ do quá lo sợ trước các dịch bệnh nên thường có tâm lý chăm sóc và bảo vệ con quá kỹ, che chắn cho con khỏi nắng, khỏi gió, không dám cho con ra khỏi nhà đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Đây có phải là một việc làm tốt hay chỉ là một việc làm khiến cho sức đề kháng của con trẻ thêm yếu đi. Và nhiệm vụ phòng chống bệnh cho trẻ trong mỗi nhà trường Mầm non có phải chỉ cần đặt lên vai của một đồng chí y tế là xong. Còn các cô giáo mầm non, những người ngày ngày trực tiếp chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ, chịu trách nhiệm về sự an toàn của trẻ có trách nhiệm gì trong công tác phòng bệnh cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên lớp nhà trẻ, cũng là một người mẹ trẻ, ngày ngày chăm sóc đàn con ở lớp, và chăm sóc con nhỏ ở nhà. Có rất nhiều điều khiến tôi trăn trở và suy nghĩ. Ở lớp, giáo viên chúng tôi luôn phải cố gắng để duy trì tỷ lệ chuyên cần theo chỉ tiêu thi đua của nhà trường. Quả thực điều này đối với lớp nhà trẻ còn khó khăn gấp bội lần so với các lớp mẫu giáo. Các con lớp nhà trẻ lần đầu tiên dời khỏi môi trường gia đình, vòng tay yêu thương của bố mẹ để đến trường, đến lớp với cô giáo, với các bạn những người mà trẻ gần như chưa quen biết bao giờ. Đây có thể coi là một cú sốc đầu đời đối với trẻ. Cộng với việc sống trong môi trường tập thể, nhiều trẻ nhỏ không thể tránh khỏi tình trạng có rất nhiều các loại virrut, vi khuẩn khác nhau mà mắt thường không thể nhìn thấy. Những loại virut, vi khuẩn này rất dễ lây lan do trẻ nhỏ chưa có ý thức được về vệ sinh, nhiều mũi dãi, trẻ lại hay ngoáy mũi, dụi mắt, cho tay vào mồm...Cuối cùng dẫn đến tình trạng trẻ rất dễ bị ốm, đặc biệt là khi trẻ mới đi học. Cộng thêm thể lực yếu ớt, trẻ rất bị lây bệnh từ các bạn. Thực tế cho thấy 2/30
- nếu trong lớp có trẻ bị sổ mũi, cảm cúm, đau mắt, các trẻ khác rất dễ bị lây và ốm theo. Vậy là sau khi trẻ đi học, vừa làm quen được với trường lớp và các bạn, trẻ lại bị ốm, lại nghỉ học. Khi khỏi ốm, đi học trở lại, trẻ lại khóc, lại mất thời gian thích nghi từ đầu. Cứ như vậy, việc này vừa ảnh hường đến tỷ lệ chuyên cần của lớp vừa ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, vừa ảnh hưởng đến tâm lý, nề nếp, thói quen, sức khỏe của trẻ. Mặt khác qua quan sát, tôi nhận thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa có kiến thức khoa học về cách chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho trẻ, thường có tâm lý bao bọc, bảo vệ con quá kỹ, hạn chế cho con tiếp xúc với nắng, gió, và môi trường bên ngoài. Điều này vô hình chung dẫn đến càng làm giảm khá năng thích nghi với môi trường của trẻ. Tại sao người Nhật luôn tạo mọi điều kiện cho con tiếp xúc với môi trường, nắng gió, thậm chí là cho con cởi trần, mặc quần đùi khi hoạt động ngoài trời. Hay có phải vì thế mà sức chống chịu của trẻ với thời tiết, với môi trường tốt hơn, trẻ kiên cường, mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, cô giáo mầm non là người ngày ngày trực tiếp chăm sóc trẻ càng cần phải có kiến thức về phòng bệnh cho trẻ. Từ đó mới có thể chăm sóc trẻ tốt, phát hiện các trường hợp trẻ bị bệnh để thông báo cho phụ huynh, cho nhân viên y tế để cách ly hay chăm sóc kịp thời. Chúng ta cứ thử tưởng tượng nếu trong lớp có một trẻ bị sởi mà cô giáo không hề hay biết, cứ cho con hoạt động cùng các bạn trong cả một ngày trời thì sẽ có thêm không biết bao nhiêu trẻ bị lây, và có biết bao nhiêu biến chứng có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ khi cô không cách ly chăm sóc kịp thời. Vậy cần phải kết hợp với giáo viên trong lớp, với nhân viên y tế trong trường như thế nào, phải chăm sóc trẻ ra sao để tăng sức đề kháng cho trẻ, tăng khả năng thích ứng với môi trường, với thời tiết và đạt được mục tiêu cuối cùng là phòng bệnh cho trẻ để trẻ khỏe mạnh, tích cực tham gia các hoạt động, phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể chất. Xuất phát từ những trăn trở và suy nghĩ như trên, trong năm học 2016 – 2017 này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non”là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ phòng tránh một số bệnh thường gặp. - Giáo viên có thêm những kiến thức kỹ năng chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. - Giáo viên và phụ huynh có sự gắn kết chặt chẽ trong công tác phòng bệnh cho trẻ. 3/30
- 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tại trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định mục tiêu phòng bệnh cho trẻ. - Nghiên cứu các biện pháp giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng về phòng bệnh cho trẻ. 5. Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào khả năng thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi: Lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non nơi tôi đang công tác. Thời gian tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 6. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm. 4/30
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Những năm gần đây tình hình bệnh dịch ngày càng phức tạp, lan truyền rất nhanh: từ vùng này sang vùng khác, từ huyện này sang huyện khác và từ xã này sang xã khác diễn biến rất phức tạp. Vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa vô cùng quan trọng và cần thiết. Ở tường mầm non quan trọng nhất vẫn là việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để phòng chống dịch bệnh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt với xã hội hiện nay đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh con người phải hứng chịu. Các dịch bệnh ngày càng nhiều lây lan rất nhanh trong cộng đồng, không trừ một ai và trẻ nhỏ là người lây nhiễm nhanh nhất vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu chưa biết cách bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Trong mọi lứa tuổi thì lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao, sức đề kháng rất thấp, khả năng miễn dịch của trẻ đối với các tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thấp. Tác nhân đó có thể là các viruts, ho, vi khuẩn…Nếu trẻ có sức đề kháng tốt sẽ là hàng rào ngăn cản các tác nhân không có lợi cơ thể trẻ sẽ chống lại bệnh tật giúp cơ thể trẻ dẻo dai và phát triển tốt. Đối với trẻ mầm non thời gian ở lớp với cô với các bạn còn rất nhiều. Ở lớp trẻ được học tập vui chơi và được chăm sóc một cách toàn diện nhất. Lớp học như là ngôi nhà thứ 2 của trẻ, trẻ chỉ có thể phòng tránh được bệnh khi trẻ được sinh hoạt trong một môi trường đảm bảo an toàn vệ sinh. Trẻ có khỏe mạnh thì mới tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học, vui chơi. Muốn có cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài. Là một giáo viên ở lớp nhà trẻ 24-36 tháng tôi nhận thấy ngoài việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng thì việc phòng chống các dịch bệnh cho trẻ là vấn đề quan trọng, sức khỏe của trẻ phải được toàn xã hội chăm lo và quan tâm một cách khoa học. Vì vậy cần làm tốt việc phối hợp giữa phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ khỏe mạnh phát triển tốt không mắc các dịch bệnh.Vói thời tiết như hiện nay mưa phùn nhiều, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi trẻ dễ mắc một số bệnh về đường hô hấp, các bệnh về da…Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ khỏe mạnh, thông minh, nên tôi đã sưu tầm tài liệu về phòng và chữa bệnh cho trẻ ở các sách báo họa mi, báo gia đình… tôi chú ý đến bảng tuyên truyền của lớp, phát tận tay các bậc cha mẹ phụ huynh khi có bài báo về phòng và chữa các bệnh cho trẻ qua tờ rơi, qua các buổi họp phụ huynh, qua cuộc trao đổi trực tiếp với phụ huynh đầu giờ đón trẻ, cuối giờ trả trẻ. 5/30
- II.Cơ sở thực tiễn: 1.Đặc điểm chung: Tôi đang công tác tại một ngôi trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 100% lớp học trong trường sạch sẽ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, được trang bị các thiết bị hiện đại như: Máy tính, đầu đĩa, ti vi… - Trong năm học này tôi được phân công dạy ở lớp Nhà Trẻ 24-36 tháng. - Lớp tôi có 50 cháu. Trong đó có 20 nữ, 30 nam. - Đa số phụ huynh làm công nhân, buôn bán, viên chức nhà nước. Từ những thực tế trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Trường có diện tích rộng hơn 4100m2 và được xây dựng gồm 11 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng. Trường cách xa khu vực họp chợ, có nhiều cây xanh bóng mát, môi trường đảm bảo sạch sẽ thoáng mát. - 100% các lớp được nắp sàn gỗ, điều hòa, bình nóng lạnh, lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát sạch sẽ đảm bảo cho trẻ. * Ban giám hiệu: - BGH quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn, tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sát sao chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. - BGH luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - BGH chỉ đạo nhân viên y tế thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch bệnh cho các lớp. * Nhân viên: - Trường có 1 cô nhân viên y tế, có trình độ Đại học, có trình độ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, được trung tâm y tế huyện Thanh Trì cho đi tập huấn về công tác phòng chống dịch bệnh. - Trường có 11 cô nuôi: 4 cô có trình độ Cao Đẳng, 7 cô có trình độ Trung Cấp nấu ăn. Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng tích cực sáng tạo chế biến thực đơn theo mùa, theo tuần để đảm bảo trẻ ăn ngon miệng hết suất. * Giáo viên: - 100% giáo viên được tập huấn, học tập và có kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích và cách phòng chống dịch bệnh. - Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, hiểu biết về tâm sinh lý trẻ. Biết trẻ ở tuổi nay hay ốm đau sài đẹn nên cần sự quan tâm chăm sóc sức khỏe ở mọi 6/30
- lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở trường trẻ được phòng và chống các bệnh, được chăm sóc ăn uống đủ chất, vệ sinh sạch sẽ. - Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm phục vụ cho các hoạt động của trẻ. * Học sinh: - Trẻ ngoan có nề nếp ăn ngủ. * Phụ huynh: - Phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các phong trào hoạt động của trường lớp, phối kết hợp cùng cô giáo chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phụ huynh sưu tầm nhiều bài về nội dung nuôi dạy trẻ giúp giáo viên có nhiều đề tài phong phú để tuyên truyền và phối hợp tốt để nuôi dạy trẻ. 3. Khó khăn: * Cơ sở vật chất: - Một số đồ dùng đồ chơi thường bị mất mát, hao mòn trong quá trình sử dụng, một số đồ dùng đồ chơi do giáo viên sáng tạo hiệu quả chưa cao. * Ban giám hiệu: - Lượng bài tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh chưa nhiều, chất lượng bài tuyên truyền chưa cao. * Giáo viên: - Bản thân tôi mới có 3 năm công tác trong nghề, kinh nghiệm quản lý lớp và công tác chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho trẻ còn hạn chế. - Các giáo viên cùng lớp chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ. * Học sinh: - Trẻ còn nhỏ sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa. - Một số trẻ khó thích nghi với trường lớp, hay quấy khóc nên trẻ dễ bị ốm, dễ bị mắc bệnh. Khi trẻ nghỉ ốm đến khi đi học lại, trẻ lại phải hòa nhập với các bạn chính vì vậy giáo viên lại mất thời gian chăm sóc. - Lớp hiện tại có một số cháu hiếu động, tò mò thích khám phá, ham hiểu biết chính vì vậy dẫn đến những tình huống ngoài ý muốn. * Phụ huynh: - Phụ huynh hạn chế về thời gian nên chưa thực hiện tốt việc chăm sóc phòng chống dịch bệnh cho trẻ. - Kiến thức của phụ huynh về các phương pháp nuôi dạy con khoa học, phòng chống một số bệnh thông thường còn hạn chế. 7/30
- - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, một số phụ huynh có điều kiện thường giao con cho người giúp việc dẫn đến việc chăm sóc trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh chưa thực sự tin tưởng các cô giáo, ít trao đổi với các cô về tình hình sức khỏe của trẻ. Từ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trên để nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh cho trẻ đạt hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP. 1. Tìm hiểu kiến thức về cách xử trí và phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Việc tìm hiểu về cách xử trí và phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non đối với giáo viên mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Đa phần các trường mầm non hiện nay đều có một đồng chí nhân viên y tế phụ trách chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tuy nhiên giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc trẻ hằng ngày. Thực tế cho thấy khi trong lớp có một học sinh bị ốm sốt, hay bị đau mắt đỏ nếu giáo viên không biết cách xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình huống trẻ bị sốt cao co giật hay trẻ làm lây dịch đau mắt sang các bạn khác trong lớp, ngược lại nếu cô xử trí bệnh kịp thời đưa trẻ lên phòng y tế và kết hợp với nhân viên y tế chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ không xảy ra tình huống xấu. Dẫn chứng trên cho thấy không chỉ có nhân viên y tế mà giáo viên rất cần phải có kiến thức về phòng một số bệnh ở trẻ mầm non. Đặc biệt là với giáo viên nhà trẻ như tôi do trẻ nhà trẻ dễ ốm hơn, sức đề kháng kém hơn các lứa tuổi khác. Nếu giáo viên có kiến thức tốt về phòng bệnh cho trẻ mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ: Chăm sóc trẻ khỏe mạnh, đi học chuyên cần, tham gia các hoạt động hiệu quả, không nghỉ học nhiều để không mất thời gian hòa nhập với các bạn. * Cách thực hiện: Tôi đã nghiên cứu tình hình diễn biến dịch bệnh cách xử trí dịch bệnh thông qua việc nghiên cứu tài liệu về các dịch bệnh như: + “Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm” – Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 2002. + “Bệnh học truyền nhiễm” – Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 2002. + “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue”. + “Bệnh tay – chân - miệng” phòng ngừa và xử trí. Sở y tế Hà Nội, trung tâm y tế dự phòng. 8/30
- - Tìm hiểu nguồn thông tin trên mạng Internet, sách báo: Để mình có thêm kiến thức về phòng bệnh cho trẻ tôi đã thường xuyên lên mạng để đọc thông tin về các bệnh dịch truyền nhiễm từ đó có thể thu thập thêm những kiến thức cho mình để phòng bệnh cho trẻ được tốt hơn. * Kết quả. Tôi đã tổng hợp được các kiến thức về cách xử trí và phòng tránh một số bệnh dịch mà trẻ em mắc phải trong trường mầm non. Qua đó giúp chúng tôi phát hiện được bệnh sớm, có biện pháp xử trí kịp thời. Cách xử trí và phòng tránh một số bệnh dịch cho trẻ. Cách xử trí T Tên Nguyên Thời Cách phòng Biểu hiện khi trẻ bị T bệnh nhân điểm tránh bệnh 1 Bệnh - Do vi rút - Trẻ biếng - Bệnh - Rửa tay - Trẻ có triệu tay- đường ruột ăn mệt thường thường trứng bệnh chân- gây ra. Hai mỏi, xảy ra xuyên với xà tay – chân - miện nhóm tác không chịu quanh phòng trước miệng, cha g nhân gây chơi. năm. khi cho trẻ mẹ theo dõi ít bệnh là - Sau đó - Có xu ăn và sau khi nhất 8 ngày. Coxsackie xuất hiện hướng cho trẻ đi vệ Nếu trẻ có virus A16- tổn thương tăng cao sinh. những triệu Enterovirus da, niêm vào hai - Làm sạch trứng bất 71 mạc dưới thời môi trường ô thường như dạng điểm từ nhiễm và các trên thì phỏng tháng 3- vật dụng nhanh chóng nước: tháng 5; bẩn. đưa trẻ đến niêm mạc từ tháng - Khi trẻ bị bệnh viện. miệng,lòn 9- tháng bệnh cần - Trẻ không g bàn tay, 12 hằng cách ly tránh có biến lòng bàn năm. nơi đông chứng thì chân, sau người. điều trị tại đó để lại - Luôn lau nhà bằng các vết thâm. dọn nhà cửa, thuốc giảm - Nếu sốt trường lớp đau, cho trẻ cao và nôn sạch sẽ. ăn thức ăn nhiều dễ - Đảm bảo lỏng, dễ tiêu có nguy cơ vệ sinh ăn và chia thành biến chứng uống nhiều bữa. thần kinh, - Cách ly trẻ 9/30
- tim mạch, bị bệnh với hô hấp. trẻ khác. 2 Bệnh - Nhiễm vi - Nhẹ: Sốt -Bệnh - Ngủ mắc - Loại bỏ nơi sốt rút cấp tính cao đột xảy ra màn, mặc áo sinh sản của xuất do muỗi cái ngột, kéo vào mùa dài tay… muỗi, lăng huyết thuộc chi dài từ 2 mưa, cao Dọn dẹp quăng bọ Aedes đốt. ngày trở điểm nhà cửa sạch gậy. lên, kèm vào sẽ thoáng Đậy kín tất theo đau khoảng mát. cả các dụng đầu dữ dội tháng 6, Dùng rèm cụ chứa nước ở vùng tháng 10 che, màn để muỗi chán, hốc âm lịch tẩm hóa chất không vào đẻ mắt, có thể và giảm diệt muỗi. trứng. có phát dần vào Ăn uống Thau rửa ban. các đủ chất, tăng các dụng cụ - Nặng: tháng cường tập chứa nước Ngoài các cuối luyện để vừa và nhỏ. biểu hiện năm. năng cao sức trên đi Thu gom, đề kháng. kèm theo các vật dụng Phối hợp các dấu phế thải ở với y tế phun hiệu: chấm xung quanh hóa chất xuất huyết nhà. phòng chống dưới da, Bỏ muối dịch bệnh. chảy máu hoặc dầu vào cam, chảy bát nước kê máu chân chân chạn/tủ răng, đi đựng chén ngoài phân bát, thay đen, đau nước bình bụng, khó hoa hằng thở… ngày. - Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa 10/30
- hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng đến các chi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. 3 Bệnh - Đa phần - Triệu - Bệnh - Hạn chế - Cho trẻ ăn hô do virus và trứng đầu thường đưa trẻ đến uống bình hấp do các vi tiên là sốt xảy ra nơi đông thường khi bị trên khuẩn, cao rồi ho. vào thời người trong bệnh. nấm, khí - Chảy điểm mùa dịch - Tăng cường độc. nước mũi giao bệnh. rau xanh và là triệu mùa - Cho trẻ đi cho trẻ uống trứng (khoảng tiêm chủng nhiều nước thường tháng 9- đầy đủ theo hoa quả gặp đặc tháng 3) chương trình - Dùng thuốc biệt là trẻ khi trời tiêm chủng. hạ sốt thông nhỏ. trở lạnh,- Giữ vệ sinh thường và độẩm sạch sẽ cho nước ấm không trẻ, giữ ấm chườm mát. khí giảm cổ cho trẻ - Dùng nước thấp. khi ngủ muối sinh lý - Không cho nhỏ mũi và trẻ ăn, uống làm thông đồ quá lạnh. mũi bé trước - Rửa tay khi cho ăn, sạch bằng xà cho bú. phòng trước khi tiếp xúc với trẻ. 4 Bệnh - Do virut - Các biểu - Mùa hè - Thực hiện - Nước uống tiêu Rota, vi hiện như: nóng đảm bảo ăn bù trong tiêu chảy khuẩn đi ngoài gay gắt, chín uống chảy tốt nhất 11/30
- Ecoli, ký phân lỏng nhiệt độ sôi, vệ sinh là Oresol khi sinh trùng. từ 3-10 có thể an toàn thực ở thể trạng - Do ăn và lần/ ngày, lên tới phẩm. nhẹ. uống phải nôn, khát 40ºC và - Vệ sinh cá - Trường hợp thức ăn, nước, mắt những nhân, vệ nặng đưa đến nước uống trũng, môi cơn mưa sinh môi trạm y tế bị nhiễm và da khô, kéo dài trường. hoặc bệnh khuẩn hoặc ăn bú khiến độ - Sử dụng viện nơi gần tiếp xúc với kém.. ẩm nước sạch nhất. phân của - Đối với không trong sinh người mắc trẻ em và khí tăng hoạt ăn bệnh. người già cao là cơ uống. đôi khi hội - Không nên còn kèm thuận lợi ăn những theo sốt, cho vi thực phẩm hoặc nôn khuẩn ngoài đường ói. Nặng phát phố nhất là nhất là đi sinh. vào mùa hè phân có máu và chất nhầy. 5 Bệnh Do virus - Mới - Thời - Tiêm - Cách ly kịp quai Prammviru nhiễm thấy điểm vacxin thời. bị s truyền sợ gió đau giáp tết, phòng bệnh - Trường hợp qua đường đầu, đau trời trở quai bị bắt nhẹ: Điều trị hô hấp và trước tai, lạnh. đầu từ 12 tại nhà hoặc ăn uống. khó nhai tháng tuổi cơ sở y tế ( bệnh trở lên. gần nhất. xuất hiện - Thực hiện - Không giao 1-2 ngày). vệ sinh cá tiếp với môi - Sốt cao nhân, xúc trường bên 39ºC- miệng bằng ngoài. 40ºC, chảy nước muối - Giảm đau nước bọt. loãng. tại chỗ bằng - Bên má ( - Vệ sinh cách đắp tuyến môi trường khăn ấm tại mang tai sống, dọn vùng bị sưng. sưng to) sạch nhà - Vệ sinh 12/30
- đau khi cửa, thông răng miệng, nuốt nước thoáng. uống nhiều bọt. nước ăn thức - Chỗ sưng ăn mềm dễ nhưng nuốt. không tấy - Không bôi đỏ, da đắp những bóng, ấn thứ thuốc dân không lún, gian như vôi, không hóa trầu nhai. mủ, họng - Khi hạ nhiệt hơi đỏ. dùng khăn ấm không dùng khăn lạnh. Ngoài ra trẻ còn dễ gặp một số bệnh khác như: Sốt phát ban, sốt virut, thủy đậu, sởi, các bệnh về da. Các bệnh này đều được tôi tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân, triệu trứng, cách xử trí kỹ càng để đảm bảo có kiến thức khoa học, và xử trí hợp lý khi trong lớp có trẻ bị bệnh. 2. Khảo sát phụ huynh về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Để hiểu rõ hơn tình hình sức khỏe và bệnh thường gặp ở trẻ nhà trẻ, thì việc phối kết hợp với phụ huynh là việc làm hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên. Vì chỉ có bố mẹ trẻ mới là người hiểu rõ nhất về tình hình sức khỏe của con em mình. Giáo viên cần phói hợp với phụ huynh để nắm được tình trạng sức khỏe trẻ, từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp trẻ phòng tránh một số bệnh thường gặp. Hơn thế nữa mỗi một đứa trẻ có những đặc điểm riêng, có đứa trẻ có sức đề kháng tốt, có những trẻ sức đề kháng không tốt. Và cũng có những bệnh nếu trẻ bị rồi thì trẻ sẽ ít khi bị lại như: thủy đậu, sởi... Tôi nhận thấy nếu hiểu rõ tình hình sức khỏe của trẻ để từ đó phối hợp với giáo viên trong lớp, phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ thi mới đạt kết quả cao nhất. Trẻ có khỏe mới đi học chuyên cần và tham gia các hoạt động của lớp tốt hơn. 13/30
- * Cách thực hiện: - Trao đổi tình hình sức khỏe trẻ với phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ và thông qua các buổi họp phụ huynh, các ngày hội ngày lễ: Hằng ngày khi phụ huynh đưa con đến lớp tôi luôn trao đổi một cách cởi mở về tình hình sức khỏe của trẻ khi ở nhà. - Lập phiếu khảo sát về tình hình sức khỏe của trẻ: Những năm học trước giáo viên thường trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trẻ nhưng kết quả của việc trao đổi không cao. + VD: Trước đây lớp tôi có một cháu bị dị ứng thức ăn tanh, bố mẹ không trao đổi với cô giáo nên khi cháu ăn phải đồ tanh cháu bị nổi nốt khắp người và đến chiều khi phụ huynh đến đón con mới trao đổi việc cháu bị dị ứng thức ăn tanh. Năm học này tôi thực hiện cách làm mới đó là lập phiếu khảo sát. Lập phiếu khảo sát gửi tới phụ huynh để phụ huynh trả lời hết câu hỏi của mình. Từ đó nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ và giúp cho tôi lập ra một sơ đồ tổng thể để biết được tình hình sức khỏe của mỗi trẻ tại lớp mình. * Kết quả Sau khi thực hiện cả hai hình thức khảo sát như trên tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả phiếu khảo sát Tổng số học Câu hỏi Đáp án Số phiếu- % sinh Câu hỏi 1: Trẻ thường A: Bệnh hô hấp 27 phiếu = 54% mắc những bệnh gì? B: Bệnh về tiêu 13 phiếu = 26% hóa C: Bệnh về da 10 phiếu = 20% 50 học Câu hỏi 2: Trong những A: Thủy đậu 25 phiếu = 50% sinh bệnh sau đây trẻ đã mắc B: Sởi 15 phiếu = 30% những bệnh gì? C: Quai bị 10 phiếu = 20% Câu hỏi 3: Tình trạng ăn A: Tốt 15 phiếu = 30% uống của trẻ. B: Bình thường 25 phiếu = 50% C: Không tốt 10 phiếu = 20% Câu hỏi 4: Đánh giá của A: Tốt 10 phiếu = 20% phụ huynh về sức đề B: Bình thường 20 phiếu = 40% kháng của trẻ. C: Không tốt 20 phiếu = 40% 14/30
- Câu hỏi số 5: Kiến thức A: Tốt 15 phiếu = 30% của phụ huynh về xử lý và B: Bình thường 15 phiếu = 30% phòng bệnh. C: Không tốt 20 phiếu = 40% Câu hỏi số 6: Phụ huynh A: Tìm hiểu các muốn tìm hiểu kiến thức bệnh Tay- chân- 10 phiếu = 20% về những bệnh nào sau miệng, sốt xuất đây. huyết, đau mắt đỏ B: Một số bệnh 10 phiếu= 20% khác C: Tất cả các bệnh 30 phiếu = 60% theo mùa Qua kết quả khảo sát ở mẫu phiếu trên tôi đã thể hiện kết quả trên dạng biểu đồ như sau: Biểu đồ khảo sát Qua biểu đồ phiếu khảo sát tôi đã thấy được tình trạng sức khỏe của trẻ khi ở nhà, trẻ mắc những bệnh gì? Và cũng thấy được phụ huynh cũng muốn quan tâm đến sức khỏe và tìm hiểu những kiến thức về một số bệnh để phòng tránh cho con của mình. Từ những ý kiến đó giúp chúng tôi có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ được tốt hơn. 3. Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời (HĐNT). Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có tìm hiểu nghiên cứu một số tài liệu giáo dục của Nhật Bản và Hàn Quốc là các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến gần chúng ta. Tôi nhận thấy rằng thay vì bao bọc và chăm sóc trẻ. Họ rất chú trọng cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời ( HĐNT)để trẻ được tiếp xúc với nắng, gió, thiên nhiên…từ đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng chống đỡ với bệnh tật. Thực tế cũng cho thấy rất nhiều trẻ của chúng ta do được bố mẹ, ông bà chăm sóc bảo vệ quá kỹ, ra đường là bịt kín, tránh không cho tiếp xúc với nắng, gió, mưa… nên chỉ cần hơi thay đổi thời tiết, hơi có gió, mưa là trẻ bị ho, ốm sốt, viêm họng…Từ các lý luận nêu trên có thể kết luận rằng: Việc tăng cường cho trẻ tham gia các HĐNT, tiếp xúc với nắng, gió, giúp trẻ tăng cường sự dẻo dai, khả năng thích nghi môi trường, thay đổi thời tiết, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật của trẻ. *Cách thực hiện - Thực hiện chia ca, chia lớp làm 2 ca để tổ chức các hoạt động. 15/30
- - Cho trẻ tham gia HĐNT theo đúng lịch sinh hoạt trong ngày (Trừ những ngày mưa, rét đậm, rét hại). - Đổi mới hình thức HĐNT để trẻ không nhàm chán: HĐNT trước đây được tổ chức thường gồm có 3 phần: Quan sát, trò chơi vận động, chơi tự do nhưng nếu ngày nào giáo viên cũng dập khuôn, máy móc 3 nội dung như trên trẻ rất nhàm chán. Chính vì vậy trong năm học này tôi tích cực đổi mới hình thức HĐNT để trẻ không nhàm chán và mục đích chính là trẻ được tham gia hoạt động trong môi trường ngoài trời, được hít thở không khí tự nhiên, không g̣ò bó bí bách trong không gian trật hẹp trong lớp giúp trẻ tăng sức đề kháng. VD: Giờ HĐNT “Quan sát lá vàng”. Nếu tiến hành như bình thường thì giáo viên sẽ cho quan sát lá vàng rồi cho trẻ chơi trò chơi và cuối cùng là chơi tự do. Thay vì như vậy tôi chuẩn bị các đĩa màu nước và giấy A4. Sau khi trẻ được quan sát lá vàng, tôi cho trẻ nhặt mỗi bạn 1 chiếc lá vàng và dùng chiếc lá in màu lên giấy và ngồi quan sát về những hình chiếc lá của mình chờ cho bức tranh khô. Tôi có thể hỏi trẻ: + Chiếc lá của con đâu ? + Nó có màu gì? Chiếc lá có điều gì đặc biệt không? + Vì sao mà bức tranh của các con khô được? Bức tranh khô được nhờ có gió, có ánh mặt trời mà màu mới khô được. Từ những hoạt động ở trên tôi thấy trẻ rất hào hứng, thích thú tham gia. 16/30
- Hình ảnh minh họa: Trẻ nhặt lá vàng và in màu lên giấy. VD: Hoạt động “Quan sát cây trong sân trường” được tôi lồng ghép cho trẻ chơi với chong chóng”. Trong quá trình trẻ chơi với chong chóng tôi giải thích cho trẻ vì sao chong chóng quay. Tương tự như vậy qua mỗi giờ mỗi buổi, cho trẻ được vẽ, nặn, chấm màu, thổi màu, in bàn tay… trong không gian ngoài trời. Trẻ được lao động nhặt lá vàng, nhặt rác bẩn…Với chủ trương không ngại để trẻ lấm bẩn, không ngại nắng, gió. Tôi đã cho trẻ đi tham quan một số địa điểm gần trường như: Nhà văn hóa, các ngôi nhà gần trường, sân bóng (1/2 lớp tham gia). 17/30
- Hình ảnh minh họa: Trẻ tham gia HĐNT chơi với chong chóng. -Tích cực cho trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời. Hình ảnh minh họa: Các cháu tham gia trò chơi vận động ngoài trời. - Tổ chức cho trẻ đi dạo ngoài trời, cho trẻ đọc thơ, nghe kể chuyện trong vườn cổ tích của trường: Một số hoạt động học như: Văn học, âm nhạc, tạo hình theo tôi rất phù hợp để học ở môi trường ngoài trời, vừa thay đổi không gian, địa điểm, vừa giúp trẻ thêm hứng thú. Trường lại có vườn cổ tích rất thuận tiện cho giáo viên tổ chức, Vì vậy vào những hôm thời tiết thuận lợi, có giờ hoạt động 18/30
- văn học, âm nhạc…mà phù hợp để tổ chức ngoài trời tôi cùng giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động tại vườn cổ tích. Trẻ vừa được học vừa được tiếp xúc với thiên nhiên, nắng, gió một cách tự nhiên mà thực tế trong những giờ học như vậy trẻ cũng rất hứng thú tham gia. Hình ảnh minh họa: Giờ kể truyện ngoài trời. - Trong giờ hoạt động chiều vào những hôm thời tiết thuận lợi không quá nắng, gió quá to tôi cho trẻ đi dạo, chơi tự do trong vườn cổ tích, ôn lại bài thơ, bài hát, câu chuyện rồi mới vào lớp đợi bố mẹ đến đón về. *Kết quả - Sau khi tăng cường cho trẻ tham gia vào các HĐNT tôi nhận thấy trẻ được tắm nắng, hấp thu Vitamin D, tiếp xúc với thiên nhiên, nắng, gió… trẻ dạn dầy hơn, khả năng chống đỡ với những biến đổi thời tiết như: Gió, rét, nắng nóng tốt hơn rất nhiều. Phụ huynh phản ánh với tôi cháu đỡ ốm hơn. Có những trẻ trước đây ra gió là ho, thay đổi thời tiết là ốm nghỉ học hàng tuần nhưng giờ đây sức đề kháng của trẻ đã tốt hơn, khả năng phòng bệnh của cơ thể trẻ cũng tốt hơn. Một số phụ huynh lúc đầu chưa thực sự tin tưởng vào giáo viên, có ý không muốn cô cho con ra ngoài trời nhiều vì sợ con ốm, không thích nghi được nhưng sau thời gian kiên trì thực hiện và giải thích, tuyên truyền phụ huynh đã hiểu, ủng hộ giáo viên, trong các ngày nghỉ lễ tích cực cho con HĐNT để tăng sức khỏe và khả năng chống đỡ với bệnh tật. 19/30
- 4. Phối hợp với giáo viên trong lớp chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Trong năm học này lớp tôi được phân công có 4 giáo viên. Muốn công tác phòng bệnh cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất thì cần phải có sự phối kết hợp, đồng tâm, nhất trí của cả 4 giáo viên. Hơn thế nữa lớp chúng tôi có số học sinh đông nên hằng ngày chúng tôi thực hiện chia ca để dạy các con, vì thế không chỉ có mình tôi nắm được đặc riêng của từng trẻ mà tất cả các cô đều phải nắm được đặc điểm của từng trẻ. Việc phối hợp với giáo viên trong lớp là vô cùng quan trọng. * Cách thực hiện - Trao đổi với giáo viên trong lớp về kiến thức, cách xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ: Tranh thủ thời gian buổi trưa, sau khi có được một số kiến thức tôi ngồi trao đổi với các giáo viên trong lớp về kiến thức, cách xử trí phòng tránh một số bệnh ở trẻ. Từ đấy các giáo viên trong lớp có những kiến thức, kinh nghiệm của mình để bổ sung cho nhau làm cho kiến thức của mỗi người ngày càng phong phú, đúng và khoa học nhất. - Trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe trẻ. Sau khi có kết quả khảo sát trẻ, nắm được tình hình các dịch bệnh trẻ thường gặp, cũng như tình hình sức khỏe, đặc biệt trú trọng tới các cháu lười ăn, suy dinh dưỡng, thể trạng kém hay bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng thức ăn, tôi đã trao đổi với các giáo viên trong lớp để các giáo viên nắm được mỗi một trẻ có đặc điểm riêng và cùng thống nhất cách chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả cao. - Phối hợp với giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: a) Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trẻ có vệ sinh tốt, môi trường trong và ngoài lớp có sạch sẽ thoáng mát thì công tác phòng bệnh cho trẻ mới đạt kết quả. Trong các hoạt động hằng ngày ở lớp tôi cùng với giáo viên đi sâu rèn cho các con kỹ năng vệ sinh cá nhân. Tôi cùng với các giáo viên tham gia đầy đủ các buổi kiến tập hướng dẫn quy chế chuyên môn về thao tác rửa mặt, rửa tay, xúc miệng nước muối theo đúng hướng dẫn của Sở để thực hiện ở lớp mình. Trao đổi với giáo viên về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ trong công tác phòng bệnh. Mặt khác ngoài giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ chúng tôi luôn thực hiện tốt vệ sinh trong và ngoài lớp đảm bảo phòng nhóm luôn luôn sạch sẽ đầy đủ ánh sáng ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè giúp trẻ có sức khỏe tốt. b) Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ: Muốn trẻ có sức đề kháng để phòng bệnh thì cần phải chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ phải ăn hết suất, ăn đủ khẩu phần ăn, ăn đủ chất thì mới có sức khỏe tốt. Chúng tôi đã trao đổi với nhau làm thế nào giúp trẻ ăn ngon miệng. Trong giờ ăn, chúng tôi chia trẻ ngồi theo bàn 20/30
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 58 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn