Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng của trẻ trong việc phòng chống các tai nạn thương tích; Tìm ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình yêu thương và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói “Cái mầm mới xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ban ngành, đoàn thể. Tuổi thơ gắn liền với bao kỉ niệm đẹp trở thành hành trang giúp các em bước vào đời. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có được tuổi thơ trọn vẹn bởi trong cuộc sống hàng ngày luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Những vụ tai nạn thương tích do hỏa hoạn, bão lũ, cháy nổ, điện giật, đuối nước.....hay những vụ bạo hành trong gia đình đã vô tình đã cướp đi một phần tuổi thơ thậm chí cả tính mạng của các em. Tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có 900.000 ca trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn thương tích. Nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, trẻ hay phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp đỡ nên các nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn và các điều kiện cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi trẻ vui chơi và trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương... Những tai nạn này sẽ để lại hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: Có thể ngây mù. Vết thương gãy xương đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguyên căn, nâng cao nhận thức xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Trong những năm học gần đây các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạo và cả xã hội đã rất quan tâm đến vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. 1/29
- Trong hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2016 - 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đều xác định: Về công tác chăm sóc trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ: “Các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/TT- BGD& ĐT ngày 15/4/ 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần: Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em”. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường tôi đã đặt chỉ tiêu: 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần. Duy trì 68 tiêu chí thi đua xếp loại đạt theo Thông tư 13/2010/TT của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Thực tế ở lớp tôi, lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Trẻ lớp tôi rất tò mò thích tìm hiểu thế giới xung quanh, nhiều cháu hiếu động, chưa có kỹ năng, kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cũng như chưa có ý thức được việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình là một giáo viên với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm cao với công việc. Tôi luôn mong muốn cung cấp cho trẻ lớp mình có những kiến thức, kỹ năng đơn giản nhất để phòng tránh những tai nạn không mong muốn. Giúp trẻ phát triển thành người có hiểu biết, giáo dục trẻ một số kỹ năng sống để trẻ phát triển toàn diện. Nên tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giáo dục và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ lớp mình. Qua một năm thực hiện các biện pháp mà tôi áp dụng đã phát huy được hiệu quả cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp các biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng của trẻ trong việc phòng chống các tai nạn thương tích. - Tìm ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non. * Phạm vi áp dụng: - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2016 -2017. 2/29
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một trong vấn đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố của Đảng và nhà nước là mục tiêu của ngành Giáo dục mầm non “Tai nạn’’ là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. “Thương tích” là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng, yếu tố cần thiết cho sự sống như: Không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. “Tai nạn thương tích ở trẻ” là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thơ. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của nhà trường, các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi tâm lý khá đặc biệt, có lúc rất ngoan ngoãn, có lúc nghịch ngợm không sao bảo được, cũng có thể hình dung tâm lý của trẻ lên 3 theo kiểu biến đổi không ngừng, lúc thế này, lúc thế khác, nhiều đòi hỏi, lắm yêu sách và rất là khó chiều. Nhắc đến trẻ 3 - 4 tuổi các bậc cha mẹ thường hay nghĩ đến cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 3” hay “nổi loạn trẻ lên 3”. Trẻ thích chạy nhảy nô đùa, nghịch ngợm, tò mò khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ như vậy thì trong các hoạt động hàng ngày ở trường cũng như ở nhà, trẻ rất dễ gặp phải những tai nạn, rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, giáo dục trẻ biết cách phòng chống tai nạn thương tích là một việc làm quan trọng nhưng không dễ dàng. Do đó, giáo viên cần trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày cho trẻ đúng lúc và đúng yêu cầu. Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động: Vui chơi, học tập, đi dạo....nhưng trẻ chỉ biết mình học, chơi theo ý thích điều này rất nguy hại bởi trẻ không biết những mối nguy hiểm đang ở quanh mình. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của giáo viên là 3/29
- trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng chống và một số kỹ năng sống đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở huyện ngoại thành. Trường được xây dựng khang trang, sạch sẽ và đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I năm học 2011- 2012, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Trường có khung cảnh rộng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đầy đủ đồ chơi ngoài trời như: Sân bóng mi ni, khu vận động, vườn cổ tích đều được trang trí đẹp có bể vầy và bể cát trắng thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nhà trường có 2 điểm trường gồm 16 lớp: Được trang bị đầy đủ các phòng chức năng, cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. - Năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Lớp có 4 cô có trình độ chuyên môn chuẩn, trên chuẩn và có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. - Tổng số trẻ trong lớp là 58 trẻ, có 33 trẻ gái và 25 trẻ trai. Trẻ đúng độ tuổi phát triển, tâm sinh lý ổn định hòa đồng với mọi người. - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, có kiến thức và kỹ năng sư phạm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt. Giáo viên trong lớp luôn quan tâm đến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi nên mức độ nhận thức của trẻ đồng đều, có 35 trẻ chiếm 60% đã học qua lớp nhà trẻ. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, ngay từ đầu năm học đã tổ chức cho giáo viên tham dự lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. - Lớp tôi được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có nhà vệ sinh sạch sẽ đúng quy cách, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. - Sân trường và các phòng chức năng có nhiều đồ dùng, đồ chơi và thường xuyên được kiểm tra bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Trường có phòng y tế được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế, nhân viên y tế nhiệt tình có trình độ chuyên môn. - Trường học gần trạm y tế xã và bệnh viện Nông Nghiệp I. 4/29
- - Phụ huynh nhiệt tình, phối hợp tốt cùng giáo viên trong việc kết hợp chăm sóc nuôi dạy giáo dục trẻ tại nhà. 3. Khó khăn: - Bản thân tôi và giáo viên trong lớp kỹ năng xử lý tai nạn thương tích cho trẻ còn chưa linh hoạt. - Một số phụ huynh bận công việc nên chưa quan tâm hết đến việc phối hợp cùng giáo viên giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà. Một số gia đình có điều kiện thì nuông chiều con để con tự ý làm những gì mình muốn. - Trẻ trong lớp đông và nhiều cháu hiếu động, 23 trẻ chiếm 40% chưa đi học qua lớp nhà trẻ nên việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ còn hạn chế. - Có một số trẻ do hay ốm vặt đi học không đều nên việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1.Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi thấy bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, với mong muốn trẻ lớp tôi luôn được đảm bảo an toàn. Tôi nhận thức được rằng bản thân mình phải là người nắm chắc các kiến thức, kỹ năng và biết cách lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các hoạt động để đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. * Cách làm: - Ngay từ đầu năm học tôi đã tham gia lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do nhà trường tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống sơ, cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu về kiến thức kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích từ đồng chí giảng viên và kinh nghiệm thực tiễn của chị em đồng nghiệp. (Chùm ảnh minh họa số 1 ở phần phụ lục I) - Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non đặc biệt là cuốn tài liệu tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Bên cạnh đó tôi còn tham gia tìm hiểu các bài viết về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trên mạng internet, trên các bài báo.... 5/29
- - Tiếp theo tôi còn thông qua các buổi họp chuyên môn của khối, của trường, tôi thường xuyên xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của chị em đồng nghiệp, của tổ trưởng chuyên môn và các đồng chí trong Ban giám hiệu về những vấn đề liên quan đến cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mà tôi chưa biết hoặc chưa nắm rõ. Tôi luôn lắng nghe và ghi chép cẩn thận để ghi nhớ những nội dung mà tổ chuyên môn của nhà trường triển khai, hướng dẫn để cập nhật kịp thời những thông tin và nội dung cần thiết, từ đó điều chỉnh kiến thức và kỹ năng của mình cho phù hợp. - Bên cạnh đó tôi tích cực đổi mới các phương pháp dạy học lồng ghép các nội dung phòng chống tai nạn thương tích trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ. * Kết quả đạt được: Thông qua cách làm trên bản thân tôi đã nâng cao được trình độ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ một cách tốt nhất. Qua đó tôi biết được cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp đối với trẻ như: - Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam. - Sơ cứu vết thương khi trẻ bị vật sắc nhọn đâm. - Sơ cứu khi trẻ bị dị vật đường thở. - Sơ cứu khi trẻ bị côn trùng đốt: Ong vàng, ong mật, kiến vàng, muỗi. - Sơ cứu khi trẻ bị bỏng. - Sơ cứu khi trẻ bị tổn thương về mắt. - Sơ cứu khi trẻ bị gãy xương. - Sơ cứu khi trẻ bị ngã, va đập. - Sơ cứu cầm máu vết thương. - Sơ cứu khi trẻ bị điện giật. - Sơ cứu khi trẻ bị đuối nước. (Nội dung sơ cứu các tai nạn cho trẻ ở phần phụ lục II) 2. Biện pháp 2: Khảo sát đầu năm. Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp cùng với 3 giáo viên ở lớp tiến hành khảo sát toàn bộ 58 trẻ trong lớp để nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích của từng trẻ, để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ phòng chống tai nạn cho hợp lý. Bên cạnh đó tôi còn khảo sát cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học để nắm rõ được có bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây mất an toàn và bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi an toàn đối với trẻ để có biện pháp kịp thời tham mưu với Ban giám hiệu sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế đối với đồ dùng, đồ chơi bị hỏng. 6/29
- * Cách làm: a. Khảo sát trẻ: Sau khai giảng năm học mới tôi cùng 3 giáo viên của lớp chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi cô phụ trách đánh giá một nhóm. Giữa các nhóm phải cân đối số trẻ trai, trẻ gái, trẻ sinh đầu năm trẻ sinh cuối năm để đảm bảo trẻ các nhóm có nhận thức đồng đều nhau. Tôi tổ chức và lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn cho trẻ trong các hoạt động như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động chiều, ... cho trẻ tham gia và thông qua kết quả của các hoạt động này mà tôi và các giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức, kỹ năng, thái độ của trẻ trong việc phòng chống tai nạn thương tích. Những kết quả thu được của trẻ sẽ được đánh vào phiếu riêng của mỗi trẻ với những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể. Căn cứ vào kết quả đánh giá này mà tôi và giáo viên cùng lớp sẽ có kế hoạch giáo dục trẻ cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn đánh giá trẻ thông qua phát phiếu thăm dò trao đổi với phụ huynh để nắm rõ đặc điểm riêng của trẻ. Thiết kế một phiếu đánh giá trẻ về kiến thức, kỹ năng, thái độ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi như sau: 7/29
- TRƯỜNG MẦM NON………… PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA TRẺ TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH. Họ và tên trẻ…………………… Lớp ……………………………. Năm học……………………….. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ. Đạt Chưa đạt 1. Kiến thức: - Trẻ biết được một số tai nạn có thể gặp phải như: Bị vật sắc nhọn đâm, bị côn trùng cắn, bị chảy máu cam,… và khi tai nạn xảy ra trẻ sẽ bị thương tích, bị đau. - Trẻ biết tai nạn thương tích có thể xảy ra trong lúc vui chơi, trong giờ học, giờ ngủ,….. - Trẻ biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh xa các đồ dùng, đồ chơi có thể gây nguy hiển cho trẻ như: Dao, kéo, ổ điện,… - Trẻ biết giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh thân thể để không bị mắc dịch bệnh. - Thông qua các hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, video clip được các cô dạy, trẻ biết vận dụng vào bản thân khi tình huống xảy ra. - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách để không xảy ra tai nạn thương tích khi tham gia các hoạt động trong ngày. 2. Kỹ năng: - Trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách để không xảy ra tai nạn thương tích. - Trẻ chơi đoàn kết với bạn không đánh nhau, cắn nhau, xô đẩy nhau khi tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Trẻ không trêu chọc các con vật, tránh xa các khu vực nguy hiểm như: Ao, hồ, sông,…và các công trình xây dựng. 3.Thái độ: -Trẻ có ý thức khi tham gia vào các hoạt động trong ngày để tránh được các nguy cơ gây tai nạn thương tích. Tổng số: Ngày…tháng…năm…. Giáo viên đánh giá (Phụ huynh đánh giá) (Kí và ghi rõ họ tên) 8/29
- b. Khảo sát cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp đều mang nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến thương tích cho trẻ, tôi đã cùng với các giáo viên ở lớp tiến hành kiểm tra các đồ dùng đồ chơi trong lớp, phối hợp cùng Ban giám hiệu và tổ bảo vệ kiểm tra đồ dùng, đồ chơi ở ngoài sân trường. *Đồ dùng, đồ chơi trong lớp: + Kiểm tra các giá học tập, giá ở các góc chơi của trẻ xem có góc sắc nhọn, mối mọt, chân giá có cập kênh không, tủ đựng đồ cá nhân của trẻ, tủ đựng đồ dùng của cô có bị mất ốc vít, có được vít chặt vào tường, cánh tủ có bị tung không. + Các đồ chơi ở góc xây dựng, tạo hình, âm nhạc...xem đồ chơi có an toàn với trẻ không, những đồ chơi đã hỏng, vỡ hoặc các loại hột hạt có kích cỡ không phù hợp với trẻ mẫu giáo bé thì tôi loại bỏ và thay thế bằng các loại đồ chơi phù hợp . + Những chiếc giường trẻ nằm chúng tôi kiểm tra xem đinh có bị nhô lên, rát giường có bị tung hoặc gẫy không. Chiếu trẻ nằm xem có bị tuột sợi không vì khi trẻ ngủ trẻ có thể dùng sợi chiếu bị tuột buộc chặt vào tay hoặc thít vào cổ làm trẻ bị đau hay trẻ có thể cho vào mồm. + Bàn ghế là đồ dùng mà trẻ sử dụng nhiều lần trong ngày như dùng để ngồi học, ngồi chơi, ngồi ăn chúng tôi tiến hành kiểm tra xem ghế có bị mất ốc vít, mất lưng tựa không; mặt bàn, mặt ghế có bị nứt không; chân bàn, chân ghế có bị cập kênh không. + Các loại cửa sổ, cửa ra vào vẫn còn cửa gỗ kiểm tra xem có mối mọt đục cửa dễ bị rơi vào người trẻ, cửa kính kiểm tra xem kính có bị vỡ, bị nứt tạo ra góc sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. + Sàn lớp, sàn nhà vệ sinh kiểm tra xem gạch có bị phồng, bị nứt, bị vỡ gây mất an toàn khi trẻ tham gia vào các hoạt động trong lớp. Giá để đồ trong nhà vệ sinh như để chai nước lau nhà, chai nước tẩy bồn vệ sinh …đã treo cao quá tầm với của trẻ chưa, giá treo có chắc chắn không. + Những chiếc quạt trần, bóng đèn ở trên cao kiểm tra xem có bị lỏng, bị bụi không. Tường nhà có bị bong tróc, mảng tường có bị rạn nứt không. + Bình nước nóng kiểm tra xem đã để ở nhiệt độ thích hợp cho trẻ chưa, vòi nước nhà vệ sinh nước có bị rò rỉ không. + Ổ điện, công tắc điện có quá tầm với của trẻ chưa, đã dán cảnh báo không được sờ vào ổ điện chưa. Kiểm tra hệ thống điện trong lớp tránh chập, cháy nổ, hở điện. ( phối hợp với thợ điện). 9/29
- * Đồ dùng, đồ chơi ngoài lớp học tôi đã phối hợp cùng các đồng chí Ban giám hiệu và tổ bảo vệ: + Sân chơi trường tôi ở một góc vẫn còn sân bê tông, không bằng phẳng tôi kiểm tra xem cát sỏi có bị tung không vì khi trẻ chơi ngoài sân trẻ có thể bị ngã. + Các đồ chơi ngoài sân trường kiểm tra xem có ong làm tổ không, đồ chơi có rỉ, hỏng, gãy, tung các bộ phận của đồ chơi không. Những đồ chơi chơi ở góc vận động xem có đóng cố định một chỗ không vì khi trẻ ra chơi trẻ có thể xê dịch đồ chơi và làm đổ vào người. + Các lan can ở phía trước lớp học và ở phía sau độ cao đã phù hợp với trẻ chưa, các thanh lan can có bị gẫy không. + Những cây ở quanh trường cũng được kiểm tra xem có nhiều cành ngang tầm với của trẻ không, có ong làm tổ, có tổ kiến, sâu ở các cây không. + Bể chứa nước của nhà trường kiểm tra xem có được khóa chặt để đề phòng trẻ chơi mở nắp ra bị rơi xuống. Cầu thang lên xuống kiểm tra xem tay vịn có đảm bảo chắc chắn không. + Kiểm tra hệ thống tường rào có chắc chắn, các hàng rào bằng sắt có bị gẫy không, cổng ra vào có khóa cẩn thận chưa. + Kiểm tra các phòng chức năng xem sắp xếp đồ dùng phù hợp gọn gàng đảm bảo an toàn cho trẻ chưa. + Kiểm tra khu vực để xe của phụ huynh giờ đón trả trẻ có phù hợp không. => Với việc khảo sát toàn bộ cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học, nếu những đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây hại cho trẻ giáo viên ở lớp sẽ loại bỏ, tự sữa chữa, báo cáo với Ban giám hiệu để cho người sửa chữa, thay thế cái mới để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở trong trường. * Kết quả sau khảo sát: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ. NỘI DUNG Tốt Khá Trung bình Yếu ĐÁNH GIÁ SL/58 SL/58 SL/58 SL/58 % % % % trẻ trẻ trẻ trẻ Kiến thức 5 9 9 15 14 24 30 52 Kỹ năng 7 12 11 19 18 31 22 38 Thái độ 6 10 10 17 16 28 26 45 10/29
- BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG VÀ NGOÀI LỚP HỌC. Phân loại Tên đồ dùng, đồ chơi hư Số Biện pháp hỏng gây tai nạn thương lượng khắc phục tích cho trẻ. Đồ dùng, Giá ở các góc chơi bị mối 2 cái Báo Ban giám hiệu để thay đồ chơi mọt, tung chân. thế, sửa chữa . trong lớp. Tủ đựng đồ cá nhân của trẻ, 5 cánh. Báo BGH và kết hợp với đồ dùng của cô, tủ cốc bị thợ sữa chữa . tung cánh. Đồ chơi ở các góc chơi bị 1 túi Cùng giáo viên ở lớp loại vỡ, hỏng. bỏ. Giường bị tung đinh, bị gẫy 3 cái Báo BGH và gọi với thợ rát. mộc sữa chữa. Chiếu bị rách, chiếu bị tuột 3 cái Chiếu rách báo Ban giám sợi. hiệu, cùng giáo viên ở lớp khâu những chiếu bị tuột sợi. Cửa sổ, cửa ra vào bị mối 2 cái Báo Ban giám hiệu. mọt. Bàn bị lỏng chân, ghế ngồi 3 bàn Báo Ban giám hiệu. của trẻ bị nứt, bị vỡ. 9 ghế Gạch nền lớp và nền nhà vệ 4 viên Báo BGH và kết hợp với sinh bị phồng, vỡ, nứt. thợ xây dựng sữa chữa. Vòi nước nhà vệ sịnh bị rò 3 cái Báo BGH sữa chữa. rỉ. Đồ dùng, Sân trường một góc sân vẫn 200m2 Tham mưu với BGH để lát đồ chơi còn sân bê tông. gạch đỏ. ngoài sân Đồ chơi đu quay, cầu trượt 2 cái Báo Ban giám hiệu trường. bị rỉ, bị gẫy. Một số phụ huynh để xe 10 phụ Kết hợp với tổ bảo vệ trong chưa đúng nơi quy định. huynh nhà trường. Cầu thang lên xuống tay vịn 1 cái Báo Ban giám hiệu. bị lỏng. Cầu trượt có tổ ong. 2 tổ Kết hợp với tổ bảo vệ gỡ bỏ ong xuống. 11/29
- 3.Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên, quan trọng để giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Khi xây dựng kế hoạch khoa học, rõ ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên từng bước định hướng được nên dạy trẻ nội dung gì trước, nội dung gì sau trong từng tháng để trẻ tiếp thu và đạt hiệu quả tốt nhất * Cách làm: - Để xây dựng được một bản kế hoạch đầy đủ sát với thực tế tôi phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Vì có những trẻ mới đi học hay khóc chưa thích nghi được mọi sinh hoạt trong lớp, có trẻ hay ốm còn nghỉ học nhiều… do đó việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Ngoài ra tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo độ tuổi, phân phối chương trình giáo dục trẻ theo độ tuổi, căn cứ vào chủ đề, sự kiện mà tôi lồng ghép giáo dục trẻ trong từng tháng để xây dựng kế hoạch dạy trẻ phòng chống tai nạn thương tích phù hợp. * Kết quả đạt được: KẾ HOẠCH DẠY TRẺ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ (3 - 4 TUỔI) NĂM HỌC 2016 - 2017. STT Thời gian Nội dung Kết quả mong muốn 1 Tháng - Dạy trẻ chơi với - Trẻ biết chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn 9/2016 bạn đoàn kết. khi chơi, không đánh bạn, cắn bạn, xô đẩy bạn. - Dạy trẻ phòng - Trẻ biết được khi ăn phải nhai kỹ, chống hóc, sặc. không được nói chuyện, đùa nghịch, với bạn. Khi ăn các loại quả có hạt phải bỏ hạt, bỏ vỏ, ăn các loại kẹo cứng, các loại thạch phải cẩn thận, không ăn nhanh, nuốt vội. - Dạy trẻ cách chơi - Trẻ không cho đồ chơi vào mồm, đồ chơi ở các góc không ném đồ chơi vào bạn. Đất nặn, chơi. sáp màu, giấy màu ...khi chơi ở góc tạo hình không được cho vào mũi, tai mồm của bạn hoặc của mình. - Dạy trẻ khi ra hoạt - Trẻ biết lấy dép xếp hàng lần lượt động ngoài trời. không xô đẩy bạn. - Khi chơi đồ chơi ngoài sân trường 12/29
- không được tranh nhau chơi, không được kéo nhau, đu, chèo lên cao. - Giáo dục trẻ nề - Trẻ biết không được chen lấn, xô nếp ý thức biết xếp đẩy, tránh bị ngã vào bạn. hàng chờ tới lượt. 2 Tháng - Tiếp tục dạy trẻ - Trẻ không cho đồ chơi vào mồm, 10/2016 cách chơi đồ chơi không ném đồ chơi vào bạn. Đất nặn, ở các góc chơi. sáp màu, giấy màu ….khi chơi ở góc tạo hình không được cho vào mũi, tai mồm của bạn hoặc của mình. - Trẻ biết khi chơi đồ chơi song thì cất dọn đồ chơi và sắp xếp gọn gàng. - Giờ đón trả trẻ - Trẻ biết chỗ phụ huynh đỗ xe, quay giáo dục trẻ không xe không được đến gần tránh va vào được đi lại ở chỗ xe hoặc làm đổ xe vào người. phụ huynh đỗ xe. - Dạy trẻ bê ghế - Trẻ biết được cách kê ghế vào bàn. vào bàn và cất ghế - Trẻ biết không được dẫm chân lên đi. ghế, không nhảy từ trên ghế xuống. - Trẻ thao tác đúng kỹ năng. - Biết làm lần lượt từng thao tác. - Trẻ biết được không đội ghế lên đầu, không kéo lê ghế trên sàn nhà để không va vào bạn hoặc làm mình bị ngã. Khi ngồi thì ngồi ngay ngắn, không bê ghế, kéo bàn. - Dạy trẻ biết cách - Trẻ biết cách cầm thìa, bát đúng sử dụng một số đồ cách, không được cầm bát, thìa để nô dùng khi ăn: Bát, đùa, để chạy. thìa. - Bát cơm, canh to để trên bàn giờ ăn không được kéo đẩy về phía mình hoặc phía bạn tránh đổ vào người. - Dạy trẻ với - Trẻ biết không được cầm vào dao, những đồ dùng kéo, phích nước nóng, không chọc trong gia đình có vào ổ điện rất nguy hiểm cho bản thể gây nguy hiểm thân. cho trẻ thì không 13/29
- được cầm. 3 Tháng - Tiếp tục dạy trẻ - Trẻ biết được cách kê ghế vào bàn. 11/2016 cách bê ghế vào - Trẻ biết không được dẫm chân lên bàn. ghế, không nhảy từ trên ghế xuống. - Trẻ thao tác đúng kỹ năng. - Biết làm lần lượt từng thao tác. - Trẻ biết được không đội ghế lên đầu, không kéo lê ghế trên sàn nhà để không va vào bạn hoặc làm mình bị ngã. Khi ngồi thì ngồi ngay ngắn, không bê ghế, kéo bàn. - Giáo dục trẻ khi ngồi trên ghế chân tay ngay ngắn, không đưa chân ra ngoài, bạn khác đi có thể vấp phải bị ngã. - Dạy trẻ tránh xa - Trẻ biết được nghề xây dựng có các khu vực nguy gạch, sỏi, cát, đá...không được đến hiểm. gần các công trình đang xây dựng, các nguyên vật liệu có thể bị rơi vào đầu, vào người, không được cầm cát, sỏi, đá, gạch… để ném nhau rất nguy hiểm. - Dạy trẻ cách - Trẻ biết tập chung chú ý quan sát để đóng mở cửa. đóng mở cửa để cửa không va vào bạn hoặc làm kẹt tay mình vào cửa. - Trẻ nắm được cách đóng mở cửa. - Trẻ thao tác đúng kỹ năng - Biết xếp hàng lần lượt trong khi đi ra vào lớp. - Trẻ biết giữ gìn không xô đẩy cửa. 4 Tháng - Dạy trẻ khám phá - Trẻ biết được một số con vật nguy 12/2016 một số con con hiểm: Hổ, sư tử, báo… khi đi tham vật: Giáo dục trẻ quan thì không được đến gần, không không được đến thò tay, thò đầu, chui vào chuồng các gần, trêu chọc các con vật. con vật. - Đối với một số con vật trong gia đình: Chó, mèo.. thì trẻ không được 14/29
- chêu chọc hay đùa nghịch vì dễ bị con vật cắn, hoặc bị vi khuẩn từ lông con vật bay vào người gây bệnh. - Dạy trẻ cách đi - Trẻ biết được cách thực hiện đi lên lên, xuống cầu xuống cầu thang. thang. - Trẻ nắm được các quy trình đi lên xuống cầu thang. - Biết xếp hàng lần lượt trong khi đi lên, xuống cầu thang không xô đẩy nhau, đi từ từ. - Trẻ biết đi khéo léo để không làm rơi dép. - Dạy trẻ vệ sinh - Trẻ biết phải giữ gìn vệ sinh lớp học lớp học vào chiều sạch sẽ phòng tránh dịch bệnh. thứ 5 hàng tuần. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đi lại vui chơi dễ dàng tránh bị vấp ngã. - Dạy trẻ tư thế khi - Trẻ biết được khi ngủ phải nằm ngủ. ngửa, tư thế thoải mái, đắp chăn ngang ngực. Không nằm sấp, chùm chăn kín mặt dễ ngạt thở. 5 Tháng Tiếp tục dạy trẻ cách đi lên, xuống cầu thang. 01/2017 - Tiếp tục dạy trẻ - Trẻ biết lấy dép xếp hàng lần lượt khi ra hoạt động không xô đẩy bạn. ngoài trời. - Khi chơi đồ chơi ngoài sân trường không được tranh nhau chơi, không được kéo nhau, đu, chèo lên cao. - Đi lại nhẹ nhàng không chạy nhảy quá sức. không ngắt hoa bẻ cành, không trèo leo lên cây, lên hàng rào, không ra khỏi cổng trường. - Khi chơi với cát nước không tung ném vào bạn. - Dạy trẻ khi đi - Trẻ biết được khi đi trong lớp hay ra trong lớp hay ra ngoài sân trường phải đi chậm rãi, ngoài sân trường. tránh trơn trượt, không chạy nhảy vì thời tiết nồm, ẩm ướt. 15/29
- - Dạy trẻ đi dép đi - Trẻ biết được khi đi vào nhà vệ sinh trong nhà vệ sinh. phải đi dép, không được đi chân đất vì nền nhà vệ sinh trơn trượt trẻ dễ bị ngã. - Trẻ biết không được kéo lê dép khi đi trong nhà vệ sinh. 6 Tháng Tiếp tục dạy trẻ cách đi dép trong nhà vệ sinh. 2/2017 - Dạy trẻ không - Trẻ nhận biết được bố mẹ người được theo người thân trong gia đình, không được theo lạ. người lạ khi đến đón, không được nhận quà của người lạ, không được mở cửa cho người lạ vào nhà. - Trẻ biết được không được tự ý ra đường một mình khi không có người lớn đi cùng. - Dạy trẻ một số - Trẻ biết được không leo chèo, bẻ loại cây. Giáo dục cành cây để đùa nghịch. trẻ không bẻ cành - Trẻ biết một số loại cây có gai cây để đùa nghịch, không được sờ vào: Cây xương rồng, không sờ vào các cây hoa hồng…sẽ làm mình bị đau. loại cây có gai. 7 Tháng - Dạy trẻ một số - Trẻ biết một số quy định khi tham gia 3/2017 quy định khi tham giao thông: Khi ngồi trên ô tô, tàu hỏa gia giao thông. không thò đầu, thò tay ra, đi bên phải đường, không chạy đột ngột từ nhà ra ngoài đường, khi qua đường phải có người lớn dắt không tự ý sang đường một mình…. 8 Tháng - Dạy trẻ khi đi - Trẻ biết khi tham quan, giã ngoại 4/2017 tham quan, giã ngồi trên xe ô tô không thò đầu, thò ngoại. tay, phải ngồi yên trên ghế không chạy nhảy trên xe ô tô. Khi đến nơi tham quan, giã ngoại phải đi theo đoàn, theo cô, theo hướng dẫn viên du lịch. - Dạy trẻ về nước - Trẻ biết không được đùa nghịch và hiện tượng tự bên cạnh vật dụng chứa nước như nhiên. chum,vại, xô, chậu... 16/29
- - Trẻ biết không đến gần ao, hồ, giếng nước, bờ đầm..rất nguy hiểm. - Tiếp tục dạy trẻ các nội dung phòng chống tai nạn trẻ đã học. 4. Biện Pháp 4: Xây dựng môi trường học tập phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Việc tạo môi trường học tập, vui chơi, giải trí cho trẻ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối là rất quan trọng. Điều này tránh cho trẻ những tai nạn không đáng có trong quá trình học tập, vui chơi, giải trí của trẻ trong trường mầm non. * Cách làm: - Tôi cùng với giáo viên ở lớp hướng dẫn trẻ kỹ năng tự phục vụ: Tổng vệ sinh lớp học vào chiều thứ 5, đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ tránh dịch bệnh. Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với giáo viên trong nhà trường tổng vệ sinh khu vực sân trường và phía sau trường vào chiều thứ 6 hàng tuần, sắp xếp lại đồ chơi, kiểm tra đồ chơi xem có hư hỏng dẫn đến nguy hiểm cho trẻ không. (Ảnh minh họa số 2 phần phụ lục I) - Trong lớp có tủ thuốc nhỏ và túi sơ cứu (trong túi có đồ dùng sơ cứu sử dụng cho trẻ khi trẻ gặp tai nạn). - Giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo ở các góc và trong các hoạt động phải đảm bảo an toàn với trẻ. Thường xuyên loại bỏ, sữa chữa, thay thế các đồ chơi vỡ, hỏng gây mất an toàn cho trẻ. - Môi trường lớp học với đầy đủ các góc chơi, trong các góc đồ dùng, đồ chơi được bố trí khoa học, sắp xếp gọn gàng, hợp lý để trẻ dễ dàng khi tham gia vào hoạt động. Ở các góc chơi tôi dán các bảng hướng dẫn quy định nội quy góc chơi và nhắc nhở trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn khi chơi không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy bạn khi chơi. - Cây nước nóng để nhiệt độ phù hợp không được quá nóng khi trẻ uống và được để gọn gàng ở vị trí phù hợp, rộng rãi để trẻ dễ dàng, thuận tiện khi đi uống. - Trong lớp đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Trong khu nhà vệ sinh tôi luôn đảm bảo cho khô ráo, sạch sẽ, tránh để sàn bị nước dẫn đến trơn trượt làm trẻ ngã, xô, chậu để gọn gàng và không được chứa nước vào xô, chậu. Giá để đồ trong nhà vệ sinh được treo cao quá tầm với của trẻ và được đóng chắc chắn vào tường. (Ảnh minh họa số 3 phần phụ lục I) - Tủ đựng đồ dùng cá nhân, giá để dép của trẻ được đặt sát vào tường và được đóng cố định để không bị đổ vào người trẻ. (Ảnh minh họa số 4 phần phụ lục I) 17/29
- - Ở góc thiên nhiên các loại cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không để được quá nhiều chậu hoa, cây cảnh làm chật không gian của trẻ khi hoạt động, không trồng các loại cây gây nguy hiểm cho trẻ như: Cây vạn niên thanh, cây hồng môn, cây đỗ quyên, cây cẩm tú cầu, cây thiết mộc lan, cây ngô đồng, cây thông liên,…những loại cây này nếu trẻ ngắt lá hoặc hoa cho vào miệng ăn có thể bị ngộ độc, thường xuyên chăm sóc tránh côn trùng (sâu, bọ, ong ...) gây hại cho trẻ. (Ảnh minh họa số 5 phần phụ lục I) - Đồ dùng học tập ở góc tạo hình: Sáp màu, đất nặn, kéo... phải cất gọn gàng vào trong hộp có nắp đậy khi trẻ học xong, để đúng nơi quy định. (Ảnh minh họa số 6 phần phụ lục I) - Giá ở các góc chơi của trẻ được bố trí gọn ngàng, khoa học làm không gian trong lớp rộng rãi hơn tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng khi trẻ tham gia các hoạt động trong ngày mà không xảy ra tai nạn. (Chùm ảnh minh họa số 7 phần phụ lục I) * Kết quả đạt được: - Môi trường học tập của lớp tôi được xây dựng gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Kỹ năng xây dựng môi trường học tập, bố trí và sử dụng các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của tôi được nâng cao. - Trẻ có hứng thú khi tham gia vào các hoạt động ở trong lớp mà không xảy ra tai nạn thương tích. 5. Biện Pháp 5: Sưu tầm các hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, video clip có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích. Đối với trẻ mẫu giáo bé tư duy trực quan trìu tượng còn yếu nhưng tư duy trực quan hình tượng lại phát triển hơn. Trẻ còn có đặc điểm dễ quên nhưng lại dễ nhớ nên việc sưu tầm hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, video clip có lồng ghép nội dung rõ ràng, dễ nhớ giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích, qua đó giúp trẻ khắc sâu vào trí nhớ. *Cách làm: Tôi đã sưu tầm các hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, video clip trong sách vở, báo trí, trên mạng intenets…có nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích. * Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm được: - 20 hình ảnh ( Ảnh ở phần phụ lục 1.III) 18/29
- - 10 bài thơ (Nội dung bài thơ phần phụ lục 2.III) - 5 câu chuyện (Nội dung câu chuyện phần phụ lục 3.III) - 10 video cilip: Có đĩa kèm theo 6. Biện pháp 6: Đảm bảo an toàn cho trẻ và giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích trong mọi hoạt động. Thời gian trẻ ở lớp nhiều hơn thời gian ở nhà và trải qua mọi hoạt động giáo dục trong ngày. Vì vậy tôi thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động trong ngày là cực kỳ quan trọng đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé, bởi trẻ còn nhỏ luôn cần giáo viên để mắt đến, có hàng chục lý do khiến trẻ xảy ra tai nạn. Với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về một số tai nạn trẻ thường gặp. Đồng thời dạy trẻ một số kiến thức, kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Do đó giáo viên phải luôn nhắc nhở, để mắt đến trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ và giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích khi tham gia vào hoạt động. Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực xuyên xuốt trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. * Cách làm: Giờ đón trẻ: - Tôi cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến lớp hay không, cùng trò chuyện với trẻ về các đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm và cách phòng tránh để trẻ không bị thương. Tôi còn trao đổi, nhắc nhở phụ huynh không mặc áo cho trẻ có đính các loại hạt, không đeo vòng tay, vòng cổ cho trẻ khi đến lớp. Tôi kiểm tra trong túi quần, túi áo trẻ có đồ chơi gây mất an toàn với trẻ không. - Qua giờ đón trẻ tôi giáo dục trẻ không mang đồ chơi, không đeo vòng tay, vòng cổ khi đến lớp. (Ảnh minh họa số 8 phần phụ lục I) Thể dục sáng: - Thể dục sáng tôi cho từng tổ ra lấy dép xếp hàng, nhắc nhở không chen lấn, xô đẩy tranh nhau khi lấy dép, nhắc trẻ đi dép đúng chiều. Trước khi ra sân thể dục tôi phân công một cô ra sân trước kiểm tra xem có sỏi ở sân thể dục không để các con khi ra tập không bị ngã. Vào những hôm trời tạnh mưa tôi bố trí một giáo viên ra sân để quét những vũng nước còn đọng lại sau đó lấy chổi lau khô để các con ra thể dục không bị trơn ngã. Các đồ dùng phục vụ cho giờ thể dục được kiểm tra thường xuyên xem có vỡ, hỏng không. - Qua giờ thể dục sáng tôi giáo dục trẻ từng tổ xếp hàng lần lượt ra lấy dép, không chen lấn, xô đẩy, không lấy dụng cụ thể dục để đùa nhau. (Ảnh minh họa số 9 phần phụ lục I) Hoạt động học: 19/29
- - Đây là hoạt động chính trong ngày thường ít gây tai nạn nhưng cũng có thể trẻ bị tai nạn nếu cô không quan sát, nhắc nhở trẻ. Khi làm đồ dùng dạy trẻ học tôi không sử dụng các loại chai lọ, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. + VD1: Trong hoạt động thể dục. VĐCB: Ném xa bằng 1 tay. TCVĐ: Gấu và ong. Tôi chuẩn bị bao cát để trẻ tham gia giờ thể dục, tôi sử dụng vải dày làm bao đựng cát, không dùng những loại vải mỏng, không dùng vải có nhiều lỗ nhỏ vì khi trẻ học cát có thể bắn vào mắt. Khi dạy VĐCB tôi nhắc nhở trẻ mắt nhìn thẳng để ném, không ném lệch vì có thể ném trúng bạn đứng ở hàng. Khi cho trẻ tập BTPTC: Tập với gậy tôi kiểm tra xem gậy có bị hỏng, bị vỡ không vì khi trẻ tập bàn tay của trẻ có thể kẹt vào chỗ vỡ làm trẻ đau. TCVĐ tôi chuẩn bị các cổng chui để các chú gấu chui qua để đến tổ ong lấy mật, cây có tổ ong. Nhắc nhở trẻ chui khéo léo để không làm đổ cổng vào người. Giáo dục trẻ khi ném mắt nhìn thẳng, không lấy gậy thể dục để đùa nhau, khi bò qua cổng phải khéo léo không làm đổ cổng. + VD 2: Trong hoạt động tạo hình: Vẽ mặt trời buổi sáng và tô màu cây cỏ. Tôi chuẩn bị: Sáp màu, bút dạ, bút lông, phấn để trẻ tô màu. Trong hoạt động tôi nhắc nhở trẻ bê ghế đúng cách để về bàn ngồi, tôi chọn hai bàn bằng nhau để kê cho trẻ ngồi học. Giáo dục trẻ khi học ngồi ngay ngắn, không thò chân ra ngoài, không chèo lên ghế để lấy bút, không đùa nghịch, không lấy bút, phấn chọc vào mắt, vào mũi của bạn và của mình. (Ảnh minh họa số 10 phần phụ lục I) Đối với hoạt động tạo hình có sử dụng các nguyên liệu như: Đất nặn, giấy màu,…giáo viên cần chú ý không để trẻ nghịch nhét vào tai, vào mũi của nhau rất nguy hiểm, các loại cúc áo, hạt vòng, các loại hột phải có kích cỡ phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. + VD 3: Trong hoạt động khám phá: Khám phá về con chó con. Tôi chuẩn bị con chó thật cho trẻ quan sát. Trước khi dạy trẻ tôi vệ sinh cho con vật sạch sẽ. Khi cho trẻ quan sát tôi để khoảng cách giữa con chó và trẻ thích hợp, con chó sẽ được đeo dây xích và khi cho trẻ quan sát tôi luôn giữ để con chó không bị tuột ra. Giáo dục trẻ không chêu chọc hay đùa nghịch vì dễ bị con vật cắn hoặc bị vi khuẩn từ lông con vật bay vào gây bệnh. 20/29
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 74 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 87 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn