Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 9
download
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy nói riêng và trong toàn trường mầm non nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
- 1. Phân m ̀ ở đâu ̀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết, hiện nay tai nạn thương tích của trẻ em đang là mối quan tâm lớn của xã hội. Tỉ lệ thương tật và tỉ lệ tử vong ở trẻ em cao do những tai nạn đã trở thành một vấn đề lớn của cộng đồng, đe dọa sự phát triển và sự sống còn của trẻ em. Tai nạn thương tích có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với cộng đồng, gây ra thương tật vĩnh viễn đối với trẻ. Tai nạn thương tích của trẻ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và chất lượng nguồn lao động tiềm năng tương lai của nước nhà. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò trong cuộc sống hằng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp hợp lý cũng dẫn tới các ảnh hưởng về tâm lý, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vì thế việc đảm bảo an toàn chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non. Mà người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này hơn ai hết chính là những giáo viên mầm non. Hơn nữa, thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển toàn diện hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô 1
- giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề tôi đã đầu tư suy nghĩ để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi phụ trách nói riêng và toàn trường nói chung. Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Trong quá trình công tác, cá nhân tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy, đồng thời mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 45 tuổi trong trường mầm non”. 1.2. Điểm mới cua đê tai. ̉ ̀ ̀ Trên thực tế nhiều đồng nghiệp đang chú trọng quan tâm nhiều đến các nội dung, hoạt động chuyên môn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến sự an toàn tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của lớp, trường, tác động có hiệu quả rất lớn về sự an toàn cho trẻ. Với đặc điểm tâm sinh lý và sức đề kháng còn yếu, khả năng tư duy, ghi nhớ đang phát triển không bền vững. Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cần được thực hiện trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua đề tài này tôi muốn đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. 1.3. Pham vi ap dung c ̣ ́ ̣ ủa đề tài. Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại lớp học nơi tôi công tác để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy nói riêng và trong toàn trường 2
- mầm non nói chung trong năm học 20192020. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy nói riêng và trong toàn trường mầm non nói chung. 2. Phân nôi dung ̀ ̣ 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi. Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường, chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động tốt. Trường đã thành lập ban chăm sóc sức khỏe và ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích ổn định đi vào hoạt động tốt. Trường đã có nhân viên y tế chuyên biệt. Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm y tế huyện, địa phương và phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị đồ dùng dạy học. Lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên trong lớp về việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất. 2.1.2. Khó khăn. 3
- Trẻ đông, lớp học, sân bãi chật hẹp nên việc xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là không thể không tránh khỏi. Trẻ ở độ tuổi này chưa ý thức được nguy cơ các tai nạn xảy ra, trẻ hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao. 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, bản thân tôi nhận thấy sở dĩ có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Trẻ nhỏ không có kỷ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích, chưa biết tránh xa các nơi nguy hiểm... Một số khu vực lớp khi xây dựng chưa phù hợp với độ tuổi, nhà vệ sinh chưa có chỗ thoát nước nhanh dễ dàng, phòng kho còn chật hẹp, đồ dùng nhiều, chất cao dễ gây nguy hiểm. 2.1.4. Điều tra thực tiễn. Một số trẻ hiếu động chưa điều chỉnh được hành vi đúng sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chạy nhảy, nghịch với các dị vật, nước, đá, sỏi...Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ: 35% đạt yêu cầu. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, để công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả và có tính bền vững. Với trách nhiệm của một giáo viên bản thân thấy được vai trò to lớn của việc phòng tránh tai nạn thương tích ở trong lớp nói riêng và nhà trường nói chung vô cùng quan trọng đối với người làm công tác giáo dục và đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ. Và đây cũng chính là động lực để giúp tôi suy nghĩ, trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm các biện pháp chỉ đạo nhằm hạn chế tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học và trường mầm non nơi tôi công tác góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ xứng đáng là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh trong và ngoài địa bàn. 2.2 Các giải pháp. Trong quá trình thực hiện đề tài để công tác phòng tránh tai nạn thương tích ở lớp tôi đem lại hiệu quả thì đòi hỏi phải có thời gian nhất định không dễ dàng ngày một ngày hai mà đạt được. Song qua thời gian thực hiện đã có kết quả khả 4
- quan. Sau đây là những biện pháp mà bản thân đã lựa chọn áp dụng và đưa ra thực nghiệm. 2.2.1. Tích cực tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức nghiệp vụ sư phạm về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non. Bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp nên việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong lớp rất quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong lớp, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững kiến thức, kỹ năng phòng, chống xử lý tình huống tai nạn xảy ra với trẻ. Tôi bam vao kê hoach cua Nhà tr ́ ̀ ́ ̣ ̉ ường đê lên kê hoach ̉ ́ ̣ cụ thể cho tưng ́ Tìm hiểu kỹ và nắm vững Thông tư số 13/2010/TT ̀ thang. BGD&ĐT về thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích là nội dung tích hợp, lồng ghép nên ngoài những nội dung, kiến thức nắm được thông qua tập huấn bồi dưỡng của nhà trường, bản thân tôi cũng tích cực tìm hiểu thêm qua tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí tai nạn thương tích thường gặp, tham khảo tài liệu Trung tâm y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, viết tuyên truyền phòng, tránh dịch bệnh, tự nghiên cứu học tập, tham gia các buổi tọa đàm nội dung quy chế xây dựng trường học an toàn trong nhà trường, đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra ở trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. Có rất nhiều nội dung và biện pháp về phòng tránh tai nạn thương tích mà tôi đã tìm hiểu, sưu tầm, lồng ghép thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt. Ví dụ: * Một số nội dung về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: + Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. + Tai nạn thương tích do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên… 5
- + Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc dẫn đến các biến chứng khác. + Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải... + Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất). + Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống. + Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc. + Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương. * Một số biện pháp phòng tránh hạn chế tai nạn thương tích cho trẻ. + Phòng tránh trẻ ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể: Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt. Cửa sổ, hành lang, lan can phải đảm bảo. Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa kịp thời. Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được. Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn. + Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học : Giáo dục ý thức cho trẻ không được đánh nhau trong, lớp trường. Không cho trẻ mang đến trường các vật sắc nhọn, đồ chơi nguy hiểm đến trẻ. Xây dựng lớp nề nếp, giờ nào việc ấy, đoàn kết và bao quát trẻ tốt. + Phòng ngừa tai nạn giao thông: Trường phải có cổng, hàng rào và được đóng mở theo giờ giấc quy định. Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường. Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. Thường xuyên giáo dục trẻ thực hiện luật an toàn giao thông. + Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc: Phòng học, bếp ăn và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn điện cho trẻ. Không cho trẻ tới bếp nấu nướng, nhà để nước máy. 6
- + Phòng ngừa đuối nước: Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách. Giếng, bể nước và các dụng cụ chứa nước trong trường, lớp phải có nắp đậy an toàn. + Phòng ngừa điện giật: Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để tầm cao so với trẻ. + Phòng ngừa ngộ độc thức ăn: Không cho bán và mang quà bánh trong trường. Kiểm tra việc tiếp phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, lưu thực phẩm sống, chính hàng ngày. Qua những đợt tham gia bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục và Nhà trường tổ chức, đồng thời bản thân tôi sắp xếp thời gian khoa học để tự bồi dưỡng. Tôi đã hiểu và phân loại được các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ theo nhiều nguyên nhân. Hiểu được những nguyên nhân nao la tr ̀ ̀ ực tiêp va nguyên ́ ̀ nhân nao la dán ti ̀ ̀ ếp…việc này giúp cho tôi phòng tránh tai nạn cho trẻ một cách hiệu quả. Tất cả các nội dung trên đều được tôi áp dụng thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, trong thời gian vừa qua trẻ lớp tôi không xảy ra các tai nạn thương tích. Trẻ được tham gia các hoạt động an toàn từ trong lớp cho đến ở gia đình trẻ. Có thể nói, viêc t ̣ ự hoc t ̣ ự bôi d ̀ ương la y th ̃ ̀ ́ ưc trach nhiêm, nghia vu cua môi ́ ́ ̣ ̃ ̣ ̉ ̃ giao viên. ́ 2.2.2.Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hoạt động. Đối với trẻ mầm non, trường lớp gắn bó với trẻ như gia đình của trẻ, là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tất cả mọi thứ trong ngôi nhà thứ hai ấy phải luôn luôn được tươi mới, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Từ những vật dụng như bàn, ghế, tủ, kệ, giá góc, sàn nhà, tường, không gian lớp học, các đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ...đều phải được chú ý quan tâm. Để làm tốt việc đảm bảo an toàn và xây dựng môi trường trong lớp phòng tránh được tai nạn thương tích thì mỗi giáo viên chúng ta phải phát huy hết khả năng của mình, phải làm việc bằng cái tâm, lòng yêu thương con trẻ thực sự. 7
- Là người trực tiếp gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, nên việc tạo cho không gian lớp học gọn gàng sạch sẽ, sắp xếp lau dọn các đồ dùng đồ chơi trong lớp một cách khoa học là việc làm thường xuyên. Khi sắp xếp các kệ để đồ dùng học tập của trẻ, ngoài sách vở cần chú ý đến những đồ dùng như kéo, bút chì, hay đồ chơi ở các góc. Những đồ dùng sắc nhọn để cao trên tầm với của trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh. Hằng ngày, tôi luôn chú ý đến các đồ dùng đồ chơi các góc. Kịp thời loại bỏ những đồ dùng đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng như đồ chơi lắp ghép cũ bị bể hoặc sứt mẻ, hay những đồ vật có kích thước nhỏ như hạt xâu vòng. Những đồ dùng đó rất nguy hiểm, có thể đâm vào chân, tay, mắt của trẻ. Những hạt nhỏ trẻ có thể nhét vào tai, mũi, miệng ...rất nguy hiểm cho tính mạng. Khi chọn đồ chơi cho trẻ chơi tôi cũng đã chú ý lựa chọn đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn cho trẻ chơi. Báo cáo kịp thời với BGH nhà trường khi lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ kịp thời. Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, tôi cũng luôn cẩn trọng với các đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến… sau khi dùng xong phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ. Nhà vệ sinh cũng là một trong những nơi tiềm ẩn các tai nạn thương tích dễ xảy ra. Vì vậy, tôi luôn luôn chú ý sắp xếp ngăn nắp các vật dụng. Sàn nhà vệ sinh thường xuyên lau khô đảm bảo cho trẻ vệ sinh cá nhân không bị trượt ngã trơn trợt. Các xô chứa nước nhà vệ sinh luôn có nắp che đậy kĩ lưỡng. Một vấn đề quan trọng không kém khi xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học đó là việc bố trí các phích cắm, ổ cắm điện. Trẻ ở độ tuổi này rất thích bắt chước bố mẹ sửa điện, hay chưa hiểu biết nên sờ vào ổ điện dẫn đến tử vong.Vì thế, ở lớp tôi đã chú ý bố trí ổ điện cao hơn tầm với của trẻ. Khi sử dụng ổ cắm ở các vị trí thấp thì tôi chú ý bố trí an toàn, có lớp bảo vệ. Sau khi sử dụng xong, cất dọn ngay để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 8
- Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy mà tôi đã luôn luôn quan sát, xử lý kịp thời những mối nguy hiểm đối với trẻ. Đồng thời, luôn nhắc nhở trẻ những đồ vật nào, vị trí nào an toàn, đồ vật nào, vị trí nào không an toàn để trẻ tự mình phòng tránh cho bản thân. Môi trường trong lớp học rất quan trọng, nhưng môi trường ngoài lớp học cũng quan trọng không kém. Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ, là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.Thông qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học, trẻ được tiếp xúc trải nghiệm với sự vật hiện tượng xung quanh. Nói như vậy để khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường ngoài lớp học đối với trẻ. Môi trường ngoài lớp học ở trường tôi khá chật hẹp, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời đã sử dụng lâu năm. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy vì vậy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích. Tôi đã chủ động tham mưu với BGH nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, chậu hoa cây cảnh phù hợp, lối đi lại thuận tiện. Sân chơi luôn khô ráo, thoáng mát, không bị mốc meo trơn trượt. Cổng trường chính, cổng trường phụ luôn đóng kín. Hàng rào xây cao 120cm, phía trên có sắt nhọn tránh kẻ xấu lợi dụng trèo qua dễ dàng bắt cóc trẻ. Có thể nói, thời gian qua, nhờ áp dụng những biện pháp trong xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động có hiệu quả nên không có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra đối với trẻ trong lớp tôi. 2.2.3. Bao quát tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ Bao quát tất cả các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường đối với giáo viên mầm non là rất quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, thích đùa nghịch, chạy nhảy nên thường dễ xảy ra các tai nạn. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải luôn bao quát, dõi theo tất cả các hoạt động của trẻ, không lơ là dù chỉ trong tích tắc để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Hoạt động đón trẻ, trả trẻ là hoạt động đầu tiên và cuối cùng trong ngày, khi nhận trẻ và trả trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh, tôi luôn chú ý quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn hay không, tổ chức các hoạt động chơi tự do nhưng vẫn luôn chú ý bao quát, kiểm tra và đếm thường xuyên tránh trường hợp trẻ chạy theo ba mẹ bị thất lạc. 9
- Hay trong các hoạt động học, nhất là các hoạt động tạo hình, các đồ dùng như bút chì màu, kéo, đất nặn rất dễ chọc vào mắt, nhét vào tai, mũi nếu trẻ đùa nghịch. Tôi luôn chú ý bao quát và nhắc nhở kịp thời. Đối với các hoạt động thể dục tôi chú ý nhắc nhở trẻ nên xếp hàng chờ đến lượt, không xô đẩy chen lấn. Các hoạt động ngoài trời là những hoạt động vui chơi chạy nhảy, đùa nghịch. Vì vậy, trước khi cho trẻ ra sân, tôi đã chú ý kiểm tra khu vực sân chơi khô hay ướt, tránh những chổ rong rêu, kiểm tra các đồ chơi. Khi trẻ chơi, tôi luôn chú ý nhắc trẻ không chơi quá xa các bạn và cô để tôi dễ dàng kiểm soát trẻ. Trong giờ ăn, tôi cũng đã chú ý sắp xếp bố trí bàn ghế có lối đi dễ dàng. Kiểm tra thức ăn trước khi chia cho trẻ, tránh trường hợp nóng gây bỏng cho trẻ. Trong khi trẻ ăn, tôi bao quát nhắc nhở trẻ không được cười đùa tránh bị sặc, không ép trẻ ăn nhanh, nên ăn chậm nhai kĩ tránh bị nghẹn. Trong giờ ngủ, tôi cũng chú ý kiểm tra tay, túi quần áo của trẻ xem có vật lạ như kẹo, hạt, đồ chơi nhỏ để tránh trường hợp trẻ không ngủ mà trêu chọc, nhét vào mũi miệng, tai của bạn gây nghẹt thở...Khi trẻ ngủ, tôi luôn để phòng thông thoáng, bao quát trẻ ngủ, chú ý những trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống gối, sửa lại tư thế ngủ cho trẻ tránh bị ngạt, bị thiếu ôxi. Bằng việc thường xuyên giám sát, bao quát, gần gũi trẻ nên trong thời gian qua lớp tôi không xảy ra tai nạn thương tích nào. Trẻ trong lớp có ý thức hơn khi tham gia chung các hoạt động. 2.2.4. Lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp thông qua các hoạt động Với mục đích trang bị cho trẻ hiểu biết một số tai nạn thường gặp xảy ra trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ mỗi ngày đến trường. Tôi đã tích cực suy nghĩ tìm tòi hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua hoạt động hàng ngày. Đây là biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp tôi. Trong một ngày ở trường của trẻ có rất nhiều hoạt động. Tôi xin chia sẽ một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả như sau: Giờ đón trẻ: Ngoài việc trò chuyện trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ, tôi luôn trò chuyện với trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm và các cách thức phòng tránh. 10
- Trong các giờ hoạt động chung: Lĩnh vực phát triển thể chất (hoạt động thể dục); Tôi luôn chú ý nhắc nhỡ các cháu xếp hàng trật tự, bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không xô đẩy bạn làm bạn ngã, không được chạy nhảy lung tung. Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ (hoạt động tạo hình): Tôi chú ý nhắc nhở trẻ không cho bút màu vào mũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa cầm kéo cắt giấy. Lĩnh vực phát triển nhận thức (hoạt động khám phá môi trường xung quanh): Chủ đề Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học “Một số đồ dùng gia đình” tôi lông ghep giao duc phòng tránh tai n ̀ ́ ́ ̣ ạn thương tích băng cach ̀ ́ ́ ̣ ̉ giao duc tre không tự ý dùng dao, kéo, cắm ổ điện, thiết bị dùng điện người lớn. Hay Chủ đề Giao thông tôi lông ghep giao duc phòng tránh tai n ̀ ́ ́ ̣ ạn thương tích băng ̀ ̣ ̉ cach giao duc tre không ch ́ ́ ơi đùa giữa lồng đường, phải vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy… Chủ đề: “Nước và mùa hè”: Tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ bằng cách giáo dục cho trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi cùng. Trong giờ ăn : Tôi chú ý nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa khi đang ăn dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai… Bên cạnh đó, trong một số hoạt động rèn kĩ năng sống, hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi chú ý dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích như không trèo cây, chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều đường dây điện… Nhờ vào việc rèn luyện một số kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó trẻ dần dần có kĩ năng biết tránh xa những nơi nguy hiểm. Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động bước đầu hình thành cho trẻ nhận thức kĩ năng phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp. 2.2.5. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích đối với phụ huynh là công việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội 11
- dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả nhất định. Nhận biết tầm quan trọng đó, tôi luôn chú ý tìm hiểu cách thức tuyên truyền có hiệu quả về phòng tránh tai nạn thương tích để tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh mang lại kết quả tốt nhất. Trong các giờ đón trả trẻ, tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe trẻ để có biện pháp theo dõi, xử lý kịp thời. Trao đổi với phụ huynh trong việc đưa đón trẻ phải tận tay, không để trẻ tự đi vào lớp một mình, nhắc nhở phụ huynh tuyệt đối không chạy xe vào sân trường, tránh tình trạng cháu đi chạy tự do, dễ gây tai nạn giao thông. Nhắc nhở phụ huynh cho trẻ tham gia giao thông xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ. Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức có hiệu quả, dễ nhớ tôi làm các tờ thông báo một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản dán ở góc tuyên truyền. Trang trí hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt để phụ huynh lưu tâm đọc hàng ngày. Các hình ảnh xoay quanh các nội dung như (Đuối nước, bỏng, điện giật, ngã, hóc, sặc, vật nhọn đâm vào người, rách da, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, tai nạn giao thông…) Mặt khác, trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, học kỳ, tôi chú ý lồng ghép nội dung công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đến cha mẹ học sinh, để họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của việc phòng tránh tai nạn cho trẻ. Thường xuyên sưu tầm nội dung tuyên truyền, triển khai tuyên truyền kịp thời cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại trường cũng như tại gia đình trẻ. Ví dụ như: Tuyệt đối không để anh chị dưới 15 tuổi đi đón em, phải đội mũ bảo hiểm khi trẻ ngồi trên xe máy, thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ, giếng nước, bể nước phải xây cao thành và các dụng cụ chứa nước như chum, vại cần có nắp đậy chắc chắn. Ở những nơi nguy hiểm như sông suối không nên cho trẻ đi một mình mà cần phải có bố mẹ hoặc người lớn đi cùng. Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước…để phụ huynh biết và cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng…Điều quan 12
- trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Có thể nói, công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về cách phòng tránh tai nạn thương tích. Từ đó phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng và cùng phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong lớp cũng như nhà trường trong việc phòng tránh các tai nạn thương tích cho con em mình. 2.3. Kêt qua đat đ ́ ̉ ̣ ược. * Đối với giáo viên. Giáo viên nắm được mục tiêu, nội dung, biện pháp mạnh dạn lựa chọn đưa các nội dung phòng tránh tai nạn thương tích lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ vì thế đã hạn chế được tai nạn thương tích của trẻ. Nắm vững được nội dung, biện pháp và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo viên đã chú ý tạo môi trường cho trẻ hoạt động, các góc chơi đã phản ánh được nội dung tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, vừa tạo ấn tượng cho trẻ vừa giúp trẻ cũng cố và mở rộng kiến thức sau các hoạt động học. Giáo viên biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ các đồ dùng an toàn đối với trẻ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Thực hiện tốt các cuộc vận động, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Giáo viên tích cực tìm hiểu thông tin, sưu tầm trên mạng internet những trường hợp, hình ảnh có thể xảy ra tai nạn. * Đối với trẻ. 100% trẻ trong lớp không gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đa số trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động, biết thể hiện được hành vi, ý kiến của mình trong từng hành động, lời nói, trong quá trình tạo các sản phẩm... 13
- 100% trẻ có nền nếp, thói quen trong các hoạt động, độc lập, tự tin trong giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mình một cách thoải mái, nhẹ nhàng. 100% trẻ có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn sức khỏe, tự phục vụ vệ sinh cá nhân.... Trẻ tham gia các hoạt động tích cực, thích tìm hiểu khám phá môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, thích tham gia vào các hoạt động trong và ngoài lớp. Trẻ tự tin mạnh dạn, tham gia chơi tích cực cùng bạn, biết được cách phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra như: không chơi các đồ chơi nguy hiểm, không được đánh bạn, không nên đến gần ổ điện, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, biết sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tiết kiệm năng lượng. * Đối với phụ huynh. Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng khi cho trẻ đến trường. Phụ huynh ngày càng quan tâm, đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh biết vận dụng kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Phụ huynh đóng góp mua đồ dùng học liệu, áo quần đồng phục, đồ dùng vệ sinh cá nhân (khăn, bàn chải đánh răng..) đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ tham gia cać hoạt động được tốt. Nhiều phụ huynh tích cực trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu, học liệu Phối hợp chặt chẽ với giáo viên từng lớp để mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ, trao đổi để thống nhất phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đưa trẻ đến lớp chuyên cần và đảm bảo thời gian. Phụ huynh đã ý thức được việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe máy để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường. 3. Kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Xác định đảm bảo an toàn cho trẻ là môt nhi ̣ ệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng hàng ngày đối với tất cả mọi người. Bản 14
- thân là người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, vì thế tôi luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp tạo một môi trường vui chơi và học tập tập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất cũng như tinh thần. Khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị cho trẻ về không gian, môi trường, đồ dùng, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động hằng ngày mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động và an toàn đối với trẻ. Qua việc thực hiện va áp d ̀ ụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ được vui chơi thỏa thích, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ mà trong thế giới đó không có sự nguy hiểm đôi v ́ ới trẻ. Những nguy hiểm mà trong khả năng của trẻ có thể phòng tránh được qua những hướng dẫn của giáo viên mà trẻ đúc kết được. Tôi thiết nghĩ, công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Có như vậy mới có được một môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ được thỏa sức vùng vẫy. Đây là tránh nhiệm và lương tâm của mỗi giáo viên mầm non nói riêng và các cấp các ngành nói chung cùng vì mục đích cho một cuộc sống an toàn đến những chủ nhân tương lai của đất nước. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. Có thể nói, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non hiện nay cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau: + Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Mở các lớp tập huấn chuyên môn về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tổ chức cho giáo viên cốt cán tham quan học tập các trường có chất lượng trong và ngoài địa bàn. Duy trì và tăng số lần sinh hoạt chuyên môn các cụm để giúp giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu. + Đối với địa phương 15
- Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. + Đối với giáo viên Tăng cường công tác tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 45 tuổi trong trường mầm non” bước đầu có những hiệu quả tích cực. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực tiễn. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nưa. ̃ Tôi xin chân thành cảm ơn./. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 97 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 142 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn