intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự phục vụ; Xây dựng môi trường trong lớp học; Tạo môi trường rèn kỹ năng tự phục vụ; Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. 4. Tác giả Họ và tên: Trần Thị Gấm Năm sinh: 22/9/1991 Nơi thường trú: xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Trung cấp Sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Cường, xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0338447369 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Cường. Địa chỉ: Xóm Đề Thám – xã Trực Cường- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định. Điện thoại:…........................................................ 1
  2. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trẻ được lớn lên phát triển toàn diện là nhờ một phần vào sự chăm sóc của gia đình và nhà trường. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay, đang là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vậy phải làm như thế nào để có được những công dân có ích cho xã hội đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta, bồi dưỡng và phát triển trẻ em thành những con người toàn diện. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ,... của trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thông. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” - Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dặn dạy như thế. Và điều đầu tiên chúng ta dạy đứa trẻ không phải là thuộc nhiều bài hát, bài thơ… mà là cách thực hiện các công việc phục vụ chính bản thân chúng. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức từ yêu cầu thực tiễn đòi hỏi mỗi người đều phải biết tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, những năng lực không thể thiếu như: năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội. Những khả năng, kĩ năng sẽ giúp con người có thể chung sống trong một thế giới, một mái nhà và đó là những kĩ năng cơ bản nhất của con người. Chúng thực sự cần thiết cho con người nói chung và trẻ em nói riêng. Kỹ năng tự phục vụ là một trong những kĩ năng đòi hỏi trẻ biết tự làm những công việc đơn giản liên quan tới trẻ trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: đi giầy dép, mặc quần áo, xúc cơm ăn, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, biết lấy gối và tự lên giường đi ngủ….mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Đối với trẻ mẫu giáo, những kỹ năng tự phục vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chính cuộc đời đứa trẻ vì đây là giai đoạn nền móng vững chắc cho một nhân cách mới. Nó như tấm lá chắn bảo vệ và giúp trẻ có thể tự biết ăn, ngủ, học hành. Khi trẻ làm là trẻ đã lớn lên cả về thể chất và tâm hồn, trẻ khẳng định với những người xung quanh là “con đã lớn”. Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ tôi nhận thấy kỹ năng tự phục vụ là cần thiết cho trẻ mẫu giáo là đối tượng càng cần được quan tâm giáo dục kỹ năng tự phục vụ hơn cả. Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” 2
  3. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN Năm học 2020 -2021 tôi được phân công dạy lớp 3-4 tuổi, sĩ số 39 cháu. Trong quá trình làm quen với trẻ tôi thấy một số trẻ đã có kĩ năng tự phục vụ bản thân như cầm thìa xúc cơm ăn, tự cất ghế khi ngồi xong và chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định. Tuy nhiên vẫn còn có trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế các bé chưa biết cầm thìa xúc cơm ăn, chưa biết cất đồ chơi khi chơi xong, chưa biết tự cởi – kéo quần khi đi vệ sinh…. Bên cạnh đó lớp Mẫu giáo bé của tôi thường xuyên đón các cháu mới nhập học nên các cháu còn chưa quen nền nếp của lớp, rụt rè, nhút nhát chưa tự tin thể hiện hiểu biết của mình. Vì vậy, trong quá trình triển khai nghiên cứu để thực hiện đề tài này, tôi có gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ. - 100% học sinh ở lớp được đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ. Giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo. Giáo viên trong lớp kết hợp chặt chẽ việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Đơn giản nhất là biết cất đồ dùng cá nhân của mình vào đúng tủ, đúng ngăn. - Môi trường sư phạm sạch đẹp khang trang, có đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ. - Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi hoạt động. * Khó khăn - Lớp học chỉ có một phòng chung cho tất cả các hoạt động. - 30% phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ vào buổi sáng, nhiều trẻ đến lớp với quần áo, đầu tóc không gọn gàng, sạch sẽ. - 25% phụ huynh ít đưa đón con đi học thường nhờ ông, bà, anh chị hàng xóm vì thế giáo viên không có cơ hội trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp để cùng phối hợp. - Nhận thức của phụ huynh về ngành học, về trẻ còn hạn chế, nuông chiều con quá mức luôn làm mọi công việc hộ con từ bé, không muốn con phải lao động dẫn đến trẻ không có tính tự giác, không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ. Mặt khác nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình phải lao động sợ con mệt, sợ con 3
  4. bị bẩn quần áo, phụ huynh thường làm hết việc hộ cho trẻ, vì thế nhiều trẻ không biết làm những việc phục vụ cho bản thân. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Dẫn đến hay dỗi hờn làm nũng hay ỷ lại không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình. Do đó việc đưa trẻ vào nề nếp rất khó khăn. Đầu năm tôi đã khảo sát thực tế và khả năng trẻ tự phục như sau: TT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Xếp hàng đúng cách 20 51,3 19 48,7 2 Tự lấy và cất ghế 22 56,4 17 43,6 3 Tự xúc cơm ăn 28 71,8 11 28,2 4 Tự lấy cốc và uống nước đúng cách 30 76,9 9 23,1 5 Tự rửa tay 24 61.5 15 38,5 6 Tự xúc miệng nước muối sau khi ăn cơm 29 74,4 10 25,6 7 Tự lấy tay che miệng khi ho 31 79,5 8 20,5 8 Tự biết cách lau mặt 19 48,7 20 51,3 9 Tự biết lau miệng đúng cách 20 51,3 19 48,7 10 Tự biết mặc, cởi áo 25 64,1 14 35,9 11 Tự biết cách cất dép và đi dép 30 76,9 9 23,1 12 Tự biết cài khuy áo 15 38,5 24 61.5 13 Tự biết lấy và cất gối 25 64,1 14 35,9 14 Tự biết cách cầm kéo, cầm dao 12 30,8 27 69,2 15 Tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy 30 76,9 9 23,1 định 16 Tự biết cách gấp, mắc quần áo 12 30,8 27 69,2 4
  5. 17 Khả năng trẻ tự làm được không cần cô 4 10,3 35 89,7 nhắc nhở Bảng 1: Bảng khảo sát khả năng tự phục vụ của trẻ trong lớp Thời gian đầu khi tôi mới nhận lớp , tôi thấy khả năng nhận thức của trẻ còn chưa có, khả năng tự phục vụ của trẻ còn rất hạn chế.Có nhiều trẻ nói có chưa rõ, chứ biết những kỹ năng tự phục vụ đơn giản như : Có những trẻ muốn uống nước nhưng không biết lấy nước uống, không biết cách cầm cốc lấy nước sao cho đỡ đổ, một số trẻ có như cầu đi vệ sinh nhưng không biết cởi quần và mặc quần nên thường hay đấi dầm luôn ra quần, ... Bên cạnh đó có những trẻ nghe chưa kịp hoặc không hiểu những hiệu lệnh của cô nên không thực hiện được. Tuy nhiên cơ một số trẻ lại có những kỹ năng tự phục vụ rất tốt nhưng thiếu tính chủ động nên trẻ luôn chờ đợi người lớn nhắc nhở mới thực hiện. Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng. Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lau mặt cho sạch, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám ơn... Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình giáo dục. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy tay bẩn trẻ đi rửa tay, mặt bẩn trẻ đi lau mặt, ăn cơm xong là đi chải răng chứ không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy tay bẩn, mặt bẩn thì đi rửa tay, rửa mặt, chải răng ngay sau khi ăn để răng sạch chứ không làm vì người khác sai bảo. Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt, chải đầu tóc, gấp quần áo hay nói chung là giữ gìn vệ sinh cá nhân... chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: "đưa hành động vào trong ý thức" thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậc cha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống. Trong phạm vi đối tượng cần dạy là 3- 4 tuổi, dạy trẻ một số kỹ năng phục vụ, tôi đã đề ra một số biện pháp sau: Việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói. Để bồi dưỡng, hình thành thói quen tốt cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, tôi đưa ra một số biện pháp sau đây. 5
  6. 2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 2.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự phục vụ. Đối với trẻ 3- 4 tuổi thì nhận thức của trẻ là còn hạn chế. Vì vậy để trẻ dễ hiểu hơn và để dễ đánh giá kết quả của trẻ. Tôi đã định ra các kế hoạch và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày theo từng tháng như sau: TT KỸ NĂNG T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 1 Cách xếp hàng x 2 Cách lấy và cất ghế x x 3 Cách cất dép và đi dép x giầy 4 Cách cất đồ dùng , đồ x chơi đúng nơi quy định 5 Cách sử dụng bát, x thìa,cốc đúng cách 6 Cách lấy nước và uống x nước 7 Cách lấy và cất gối x 8 Cách rửa tay x 9 Cách xúc miệng nước x muối 10 Cách sử lý khi ho x 11 Cách lau mặt x 12 Cách mặc và cởi quần x áo 13 Cách gấp và mắc quần x áo 14 Cài khuy áo x 15 Cách cầm dao, kéo x 6
  7. Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ các kỹ năng. Tôi vạch ra kế hoạch đưa các kỹ năng vào các tháng để chú trọng hơn, để biết trong tháng này ngoài các kỹ năng trẻ đã biêt thì sẽ dậy trẻ kỹ năng gì mới. Hơn nữa làm như vậy trẻ sẽ nhớ hơn là dạy trẻ liền một lúc nhiều kỹ năng , sau rồi trẻ không nhớ gì. Đưa các kỹ năng theo tháng cô giáo cũng dễ định hướng là tháng này cần dạy trẻ kỹ năng gì mà không bị bỏ quên, hay sót các kỹ năng. 2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong lớp học Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng quan trọng cơ bản của cuộc sống thông qua tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, do đó tạo ra một môi trường học tập tốt cho trẻ là ưu tiên số một của chương trình dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ . “Môi trường” ở đây, không chỉ bao gồm vùng không gian mà trẻ sử dụng, nội thất phòng học, đồ chơi; mà còn là những giáo viên, nhân viên nhà trường và các trẻ khác mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày. Do đó, cần chuẩn bị tất cả mọi thứ có thể để mang lại môi trường tốt nhất cho trẻ. Trong lớp, tôi xây dựng riêng một góc tự phục vụ. Trẻ được thực hành các kỹ năng trong giờ chơi, được ôn luyện củng cố và tái tạo lại những kiến thức về kỹ năng đã được cô giáo dạy . Không những thế, tôi còn đưa 1 số kỹ năng xen kẽ vào các góc chơi khác nhưng vẫn đảm bảo phù hợp nội dung chơi, đặc thù riêng của góc. ( Hình ảnh 1) Ngoài các đồ dùng được nhà trường cung cấp cho, giáo viên rất tích cực tạo ra những đồ dùng tự tạo nhằm giúp trẻ có thể dễ dàng học tập và rèn các kĩ năng tự phục vụ. Với những bộ sách học mà chơi, chơi mà học trẻ được thựchành các kĩ năng như: Cài khuy áo, kéo khóa, buộc dây giày, … 7
  8. (hình ảnh 2) Quyển sách sử dụng chất liệu vải dạ bền, màu sắc đẹp đưa ra những hình ảnh sống động giúp trẻ được rèn luyện các kĩ năng một cách dễ dàng, mỗi trang sách là một bài học riêng với trẻ . (Ảnh 3) 8
  9. Những bộ sách như thế này cũng chính là “bộ học cụ Montessori” của lớp. Do điều kiện nhà trường chưa thể trang bị các học cụ Montesssori chuẩn, nên tôi đã tìm tòi và làm ra những bộ học cụ như thế này. Chúng vẫn đảm bảo các nguyên tác như tính thẩm mỹ, khoa học, an toàn và hiệu quả với trẻ. 2.3.Biện pháp 3: Tạo môi trường rèn kỹ năng tự phục vụ. Tính tự phục vụ của trẻ được trẻ trải nghiệm trong hoạt động, trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức được điều đó và luôn muốn chính tỏ, thử thách năng lực của mình. Vì vậy, cần tạo ra môi trường vật chất cũng như môi trường tinh thần thật phong phú, hấp dẫn để tạo sự hứng khởi, niềm vui thích khi được tự làm những việc phục vụ bản thân, như: dọn đồ chơi, tự xúc cơm, tự cất ghế, tự dọn bàn ăn...dần dần sẽ hình thành cho trẻ tính tự giác, tính tự quyết định khả năng tự xoay sở của mình, giúp trẻ hình thành “kỹ năng tự phục vụ”. * Môi trường vật chất Ngay từ đầu năm học tôi đã căn cứ vào diện tích phòng học của lớp mình, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi để tạo môi trường vật chất vừa mang tính thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ. Xây dựng môi trường trong lớp cho trẻ chính là "xây dựng các góc" cho trẻ hoạt động. Góc hoạt động là một trong những thành viên quan trọng của môi trường giáo dục. Góc hoạt động là nơi riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu cá nhân để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới và rèn luyện kĩ năng. Nói cách khác, góc hoạt động là nơi được thiết kế, che chắn, trang trí để thực hiện cách tiếp cận theo chủ đề nhằm mục đích giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi cũng như rèn các kĩ năng tự phục vụ. Xây dựng góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú hơn, đa dạng hơn, qua đó hình thành ở trẻ tính hợp tác và chia sẻ với nhau trong hoạt động. Để góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển các kĩ năng tụ phục vụ của bản thân nên khi xây dựng tôi luôn chú trọng đến các nguyên tắc nhất định: + Góc hoạt động phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề. + Ví trí góc phải hợp lí, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào. Vì vậy khi bố trí các góc hoạt động của lớp mình tôi thường bố trí những góc ồn ào cạnh nhau và cách xa góc tĩnh như góc xây dựng và góc phân vai là hai góc ồn ào nên thường được tôi bố trí cạnh nhau và cách xa góc học tập và góc nghệ thuật. 9
  10. + Có chỗ hoạt động chung và chỗ cho hoạt động cá nhân cho trẻ. + Tôi tạo ranh giới giữa các góc hoạt động (sử dụng tủ, giá nhỏ..) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ranh giới giữa các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của tôi cùng các đồng nghiệp đối với hoạt động của trẻ. + Đặc biệt tôi luôn chú trọng thay đổi, bố trí, sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ, “làm mới cảm giác” về lớp học, môi trường đang sống. + Đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, dễ lấy dễ cất, đồ chơi phong phú, màu sắc bắt mắt thu hút sự hứng thú hoạt động của trẻ. Tủ để đồ chơi có ký hiệu rõ ràng để thuận tiện cho trẻ có thể cất đồ chơi đúng nơi qui định. + Ngoài ra tôi còn làm bổ sung một số đồ chơi tự tạo để cho trẻ vui chơi và rèn kĩ năng tự phục vụ. Ví dụ như bổ sung thêm đồ chơi cho góc thực hành kĩ năng cuộc sống tôi đã may 10 bộ quần áo để cho trẻ tập mặc quần áo mùa hè, tập cài cúc, kéo khóa, 10 bộ quần áo mùa thu đông vừa được vui chơi cũng như rèn cho trẻ biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết…… May 5 bộ váy, 5 bộ quần áo cho búp bê để trẻ được chơi mặc quần áo cho búp bê. Qua trò chơi cũng rèn được cho trẻ các kĩ năng tự mặc quần áo, tự cài cúc, kéo khóa.. chọn trang phục phù hợp với thời tiết.. Tôi xin được 30 chiếc bàn chải đánh răng có hình các con vật ngộ nghĩnh như con chim cánh cụt, con cá ngựa, con rùa về cho các con thực hành tập đánh răng với mô hình hàm răng. Làm một số đồ ăn bằng mút xốp cắt vụn cho trẻ chơi đút cơm cho em búp bê qua đó cũng rèn được cho trẻ kĩ năng tự cầm thìa.. Làm 6 giá để sách – truyện để thuận tiện cho việc cất sách truyện con rối của trẻ qua đó rèn kĩ năng cất đồ dùng đúng nơi qui định. Thiết kế 5 hộp để đựng con rối tay… Làm thêm 5 cây xanh có thể tháo lắp tán lá để cho trẻ chơi ở góc xây dựng. Làm thêm 3 quyển sách hình bằng vải dạ dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ. * Môi trường tinh thần Môi trường tinh thần chính là trẻ được sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh vui vẻ cô giáo và các bạn thân thiện hòa đồng giúp cho trẻ thoải mái tự tin bộc lộ khả năng của bản thân. Môi trường tinh thần được xây dựng chủ yếu dựa vào giáo viên người điều hành các hoạt động trong lớp. Trong trường mầm non cô giáo chính là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Những lời nói cử chỉ của cô, những điều cô dạy bảo sẽ gây ấn tượng cho trẻ mang theo đến suốt cuộc đời. Qua các hoạt động cũng 10
  11. như khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất hay bắt chước và rất nhạy cảm. Trẻ tiếp thu rất nhanh những cái hay những cái dở. Vì vậy là một người giáo viên trước khi đến lớp tôi đặc biệt chú ý đến hình dáng bên ngoài như: đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Khi đến lớp tôi hay mặc đồng phục của trường trang phục phẳng phiu, phù hợp với nghề và thuận tiện trong công việc, luôn tạo cho mình có tác phong nhanh nhẹn nói đi đôi với làm, làm đâu sạch đấy, luôn gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng tư trang, đồ dùng cá nhân của cô như quần áo, giày dép, mũ, túi của cô cất vào phòng giành riêng cho giáo viên. Bằng chính những việc làm, hành động cũng như thói quen nề nếp của cô sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ. Khi hướng dẫn trẻ kĩ năng tự phục vụ tôi luôn hướng dẫn trẻ làm một cách nhẹ nhàng. Nhắc nhở động viên khen ngợi trẻ một cách kịp thời. Mỗi khi trẻ làm sai cô lại nhắc nhở trẻ uốn nắn để sửa sai từ đó hình thành thói quen tốt cho trẻ. Đồng thời tôi cũng luôn tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững tâm sinh lý trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực để nhằm phục vụ trẻ tốt hơn. Ví dụ như muốn trẻ cất ghế của mình khi không ngồi ghế nữa thì tôi cũng làm mẫu và cất ghế của cô giáo vào đúng nơi qui định sau đó khích lệ trẻ cất ghế của trẻ với lời nói và biểu cảm trên khuôn mặt thật vui vẻ. Giờ ăn cơm tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ hướng dẫn trẻ cách cầm thìa giữ bát để tự xúc cơm ăn động viên trẻ bạn nào tự xúc cơm ăn cô sẽ thưởng cho 1 chiếc lá cờ… Ví dụ: Khi trẻ chơi xong đồ chơi tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ “Các con hãy cùng thi đua xem nhóm nào sẽ cất đồ chơi đúng vị trí của nó…” cùng với biện pháp thi đua chính là giọng nói nhẹ nhàng biểu cảm trên khuôn mặt của cô giáo thật là vui vẻ khiến trẻ hào hứng tích cực tham gia… 2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi * Giáo dục kỹ năng tự phục qua giờ đón trả trẻ Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần nhắc nhở trẻ cất giày dép, ba lô đúng cách và đúng chỗ. Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách cởi áo, cất áo một cách gọn gàng. Nếu dành thời gian hướng dẫn trẻ trong những giờ đón trẻ như thế này, sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ, trẻ sẽ hình thành các kĩ năng này một cách thuần thục, nhanh nhạy trong một thời gian ngắn bởi đó đều là những kĩ năng đơn giản mà trẻ ngày nào trẻ cũng được làm nên rất dễ dàng được hình thành ở trẻ. Ngoài những lúc đón trẻ thì thời gian trả trẻ cũng là thời điểm giúp trẻ được thực hành lại những kĩ năng này, giáo viên vừa trả trẻ vừa nhắc nhở nhẹ nhàng trẻ lấy 11
  12. đồ đạc, mặc áo khoác (áo chống nắng) trước khi về. Được cô giáo và cha mẹ khen trẻ sẽ rất thích thú và hằng ngày tự thực hiện các kĩ năng đó một cách tự giác. (Hình ảnh 4) * Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng-sức khoẻ: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi không chỉ được tiến hành trong các giờ học, giờ chơi mà còn được tôi đưa vào các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. * Hoạt động vệ sinh. Tôi đã lên kế hoạch rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào các buổi chiều thứ 5 hàng tuần nội dung liên quan đó là hoạt động vệ sinh. Khi trẻ thực hiện các thao tác lại, giáo viên quan sát gợi ý để trẻ tự mình tìm ra được những sai sót và có thể sửa chữa. Gợi ý trẻ tự nhận xét về mình, nhận xét của bạn trẻ sẽ hiểu thêm quy tắc sống, kỹ năng sống cần thiết. Thực hành vệ sinh cho trẻ có rất nhiều nội dung để mình lựa chọn. Tôi đã chọn những nội dung phù hợp với lứa tuổi tôi đang phụ trách như: Rửa tay, rửa mặt, súc miệng bằng nước muối loãng, chải đầu..... Giờ ăn trưa , ăn chiều : Giáo dục trẻ kỹ năng: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Xúc miệng nước muối; Có thói quen lau mặt hàng ngày. Đây đều là những công việc thường xuyên trẻ làm nên những kỹ năng này 12
  13. nhanh chóng trở thành những kĩ xảo, trẻ tự giác thực hiện mà không cần cô giáo phải nhắc nhở. Chính trẻ sẽ trở thành những người phát hiện lỗi saivà sửa lỗi sai cho nhau khi có bạn thực hiện chưa tốt. Thói quen rửa tay trước khi ăn. Trẻ tự rửa mặt. Qua đó cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Trước giờ đi ngủ tôi hướng dẫn trẻ tự sắp xếp chỗ ngủ của mình, tìm gối lấy chăn sắp xếp gọng gàng chuẩn bị cho giờ ngủ. Cô chỉ phụ thêm nếu trẻ chưa làm được. 13
  14. * Trong giờ ăn: Trẻ tự kê chỗ ngồi, tự xúc cơm ăn. Đặc biệt với hoạt động buffe, trẻ tỏ ra vô cùng hào hứng với các món ăn phong phú mà trẻ yêu thích. Việc tổ chức cho trẻ ăn buffe không những tạo ra sự khác lạ trong bữa ăn của trẻ, mà trẻ còn được tự do lựa chọn và dùng những chiếc kẹp để gắp thức ăn mà mình thích, thông qua đó giúp trẻ hình thành những kỹ năng về tự phục vụ bản thân mình rất tốt. 14
  15. Trẻ 3-4 tuổi đã có khả năng tự mình làm một số việc đơn giản. Trẻ cũng đã có ý thức được việc đó và mong muốn được làm. Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự lập, thói quen vệ sinh cá nhân đòi hỏi phải tác động đến trẻ một cách lâu dài. Vì vậy, việc luyện tập thường xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Trẻ chỉ tiếp thu những gì trẻ thích, hứng thú, tự nguyện ta không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay sẽ không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở trẻ. Do đó không thể truyền thụ hàng loạt những việc làm qua những mệnh lệnh và câu nói mà cô phải thật kiên trì dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ với phương pháp cơ bản là trình bày cách làm của từng động tác đơn giản vừa làm mẫu, vừa giải thích. Quá trình hướng dẫn cho trẻ có được những thói quen tốt đòi hỏi giáo viên phải luôn củng cố, kiểm tra, nhắc nhở, nêu gương và đưa trẻ vào rèn luyện hàng ngày. Nhận thức được vấn đề đó tôi nghiên cứu lồng ghép nội dung lao động tự phục vụ vào trong các hoạt động trong ngày của trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, gây hứng thú tự nguyện nhằm gieo vào lòng trẻ những thói quen tốt. * Hoạt động học tập: Khi thực hiện tôi luôn nghiên cứu lồng ghép nội dung giáo dục các kỹ năng tự phục vụ vào các tiết học. Ví dụ:Hoạt động: Giáo dục Âm nhạc. Đề tài: Hát "Đôi dép xinh " Chủ đề "Bản thân" Sau khi hát và cho trẻ hát và quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu tôi tiến hành đàm thoại nhằm lồng kĩ năng tự phục vụ vào dạy trẻ: + Bài hát nhắc cái gì? 15
  16. + Tác dụng của đôi dép là gì? + Khi không đi dép chúng ta cất dép vào đâu? + Muốn cho chân tay chúng ta sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì? Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chân tay như: rửa tay, rửa chân sạch sẽ, đi dép thường xuyên… cất dép đúng nơi qui định. Đề tài: Chuyện “ Quả trứng” Chủ đề: Gia đình. Nội dung câu chuyện như sau: Cậu bé đang háo hức chờ mẹ bóc vỏ quả trứng cho ăn. Vừa cần quả trứng lên thì chuông điện thoại reo, sau khi nghe điện thoại, người mẹ ra khỏi nhà, trước khi đi bà mẹ dặn cậu con trai “ con ở nhà và tự ăn trứng đi nhé mẹ có việc phải ra ngoài ngay bây giờ”. Đến trưa bà mẹ trở về nhà và ngạc nhiên khi thấy quả trứng vẫn còn y nguyên trên bàn. Bà mẹ hỏi con “Tại sao con không ăn trứng”. Cậu bé mếu máo trả lời “con rất đói con rất muốn ăn nhưng chẳng có ai bóc cho con ăn cả mẹ ạ”. Bà mẹ nhìn con ngỡ ngàng bối rối.....bà hiểu ra một điều gì đó. + Câu chuyện đã nhắc đến điều gì? + Qua câu chuyện này các con rút ra bài học gì? Qua câu chuyện này giáo dục trẻ biết tự phục vụ mình tất cả mọi việc và muốn làm được thì trẻ phải học hỏi hàng ngày dần dần trở thành kỹ năng . Thông qua câu chuyện này các bậc phụ huynh cũng tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong cách rèn kỹ năng tự phục vụ cho con mình. Ngoài ra trong hoạt động tạo hình trẻ biết chia vở cho bạn thông qua ký hiệu. Cô rèn cho trẻ tự lấy ghế ngồi vào bàn. Hoạt động ăn trẻ biết tự chuẩn bị bàn ăn, tự bê ghế vào đúng chỗ ngồi của mình, tự lên bê cơm cho mình, tự giác xúc cơm ăn. ăn xong biết cất bát, thìa vào đúng nơi qui định * Hoạt động vui chơi. Cô cho trẻ tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Ví dụ khi trẻ chơi ở góc thực hành kĩ năng cuộc sống cô muốn rèn kỹ năng gấp áo: Cô cùng trẻ trò chuyện về trang phục của mùa hè, mùa đông và thời tiết của ngày hôm nay như thế nào?. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Sau đó cô hướng dẫn trẻ cách gấp áo như sau: Đầu tiên chải phẳng áo ra sau đó gấp hai ống tay vào trước ngực vuốt phẳng. Cuối cùng gấp đôi áo lại. Trẻ quan sát cô làm mẫu. Cô mời trẻ nhắc lại cách gấp áo. Sau đó cô mời trẻ nhắc lại cách gấp áo và mời trẻ lần lượt thực 16
  17. hiện. Khi trẻ gấp xong cô gợi ý một số câu hỏi để trẻ nhận xét mình làm đúng chưa? Cho trẻ nhận xét xem bạn gấp quần áo có phẳng phiu gọn gàng chưa? Vì sao?. Từ đó cô giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, tự mặc thêm quần áo khi trời lạnh, cởi bớt quần áo khi trời nóng để bảo vệ sức khoẻ và sau khi thay quần áo xong phải biết gấp gọn gàng cất vào tủ cá nhân. Ảnh do phụ huynh gửi qua zalo. 2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong gia đình. Việc phối hợp với phụ huynh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Để giúp các kỹ năng mà trẻ được học ở lớp được tiếp tục rèn luyện và thực hành ngay tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Tuyên truyền cho phụ huynh thấy rằng nên cân bằng giữa việc nuôi dưỡng và khuyến khích sự độc lập để trẻ khám phá và trải nghiệm giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Ngay từ đầu năm học qua buổi họp phụ huynh tôi đã phổ biến nội dung trọng tâm của lớp năm học năm nay là đi sâu vào việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.Qua cuộc họp tôi trao đổi với phụ huynh đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phân tích cho phụ huynh thấy rằng những việc nhỏ đó hoàn toàn phù hợp với trẻ và trẻ có thể làm được. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phụ huynh nên giao nhiệm vụ cho trẻ hình thành tính tự giác độc lập qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Để làm tốt điều đó thì phụ huynh phải gương mẫu. Ở nhà đồ dùng cất gọn gàng ngăn nắp. Khi đưa con đi học thì cho trẻ rửa mặt mũi chân tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ. Ngoài ra tôi và phụ huynh thường xuyên giữ liên lạc trao đổi với nhau 17
  18. qua zalo, giờ đón trả trẻ. Mỗi cháu có một quyển nhật ký riêng để trao đổi tình hình của trẻ hàng ngày của cô giáo và phụ huynh như: Hôm nay con được học những gì? Con học thế nào? Những việc làm tự phục vụ nào của con còn chưa tốt? Tôi kết hợp với phụ huynh rèn thêm cho trẻ những kỹ năng trẻ làm chưa tốt. Ở góc tuyên truyền của lớp tôi dán kế hoạch rèn kỹ năng cho trẻ theo từng tháng để cho phụ huynh biết được nội dung rèn kỹ năng cho trẻ. Trang trí những hình ảnh liên quan đến kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như: Hình ảnh bé tự cất đồ, tự xúc cơm .... Ngoài ra tôi còn gửi kế hoạch rèn kĩ năng lên zalo nhóm lớp cho phụ huynh theo dõi và tiếp tục rèn cho con tại nhà. Việc phối kết hợp giữa với phụ huynh trong dạy học cũng như rèn kĩ năng tự phục vụ cho các con được kết hợp khá chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Dù các con phải nghỉ học vì dịch bệnh nhưng việc rèn kĩ năng của các con không hề bị gián đoạn, phụ hunh vẫn tiếp tục rèn kĩ năng cho các con theo kế hoạch mà tôi đã gửi lên nhóm zalo và quay video gửi lại cho cô và các bạn cùng xem. Khi phụ huynh đưa con đi học tôi luôn tận dụng thời gian trao đổi với phụ huynh về rèn tính tự lập cho con Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ của trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc bởi công tác giáo dục của gia đình và trường mầm non. Mỗi môi trường giáo dục có thế mạnh riêng trong việc rèn kỹ năng cho trẻ. Do vậy, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là rất cần thiết. Một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Mặt khác, nó giúp cho nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tránh được tình trạng 18
  19. “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ của trẻ giữa gia đình và nhà trường. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ Sau một thời gian dài thực hiện sáng kiến “Một số biện rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” tôi đã đạt được một số kết quả sau: Đồ dùng học liệu tự tạo cho trẻ sử dụng trong lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội đẹp, độc đáo, phong phú về chủng loại, độ bền cao, dễ sử dụng, phù hợp, gần gũi đủ số lượng cho trẻ. So sánh với giá cả bán ngoài thị trường, lớp chúng tôi tiết kiệm được kinh phí khi mua đồ dùng học liệu cả năm học như sau: Tên đồ dùng Số lượng Đơn giá Thành tiền Quần áo mùa hè 8 bộ 80.000đ 640.000đ Quần áo thu đông 8 bộ 83.000đ 664.000đ Váy, quần áo cho búp bê gái 9 bộ 30.000đ 240.000đ Bàn chải đánh răng trẻ em 35 chiếc 16.000đ 560.000đ Giá để sách – truyện 6 cái 25.000đ 150.000đ Hộp đựng con rối 9 cái 14.000đ 126.000đ Cây xanh đồ chơi 20 cây 57.000đ 1.140.000đ Tổng 2.381.000 đ 19
  20. Vậy lớp tôi đã tiết kiệm được số tiền là: 2.381.000 đ. Phong trào làm đồ dùng đồ chơi tranh ảnh phục vụ cho lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội đặc biệt là phục vụ cho việc rèn kĩ năng tự phục vụ của trẻ được các cô giáo trong trường nhiệt tình hưởng ứng và áp dụng cho lớp mình. Lớp nào cũng làm những bộ đồ dùng để cho trẻ hoạt động. 2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. * Đối với trẻ: Trẻ đã say mê, hứng thú trong các hoạt động tự phục vụ. Những hoạt động lao động tự phục vụ ở lớp như: Rửa mặt, rửa tay, lau bàn ...tôi nhận thấy trẻ là một cách tự giác và cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Khi được cô giáo phân công giao nhiệm vụ thì trẻ rất tích cực hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Kết quả khảo sát kỹ năng tự phục vụ của 39 trẻ đầu năm so với cuối năm đạt được như sau. Kết quả đánh giá trên trẻ cuối năm như sau: TT Nội dung khảo sát Đầu năm đạt Cuối năm đạt Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Xếp hàng đúng cách 20 51,3 39 100 2 Tự lấy và cất ghế 22 56,4 39 100 3 Tự xúc cơm ăn 28 71,8 39 100 4 Tự lấy cốc và uống nước đúng cách 30 76,9 39 100 5 Tự rửa tay 24 61.5 37 94,8 6 Tự xúc miệng nước muối sau khi ăn cơm 29 74,4 36 92,3 7 Tự lấy tay che miệng khi ho 31 79,5 39 100 8 Tự biết cách lau mặt 19 48,7 36 92,3 9 Tự biết lau miệng đúng cách 20 51,3 35 90 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2