Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi<br />
B trường mầm non Tân An<br />
Thứ tư - 22/02/2017 23:02<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn sáng kiến<br />
Ngày nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân<br />
trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử,<br />
trẻ chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân chứ không nói đến một số công việc nhẹ nhàng vừa sức để<br />
giúp đỡ người lớn, trẻ tự động làm theo ý mình, chưa biết hợp tác chia sẻ…đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội<br />
hiện nay. Những ngày đầu đến lớp, mặc dù trẻ đã 5 tuổi nhưng khi cha mẹ đưa đến lớp, vẫn còn nhiều trẻ cha mẹ bế<br />
trên tay, vẫn còn quá nhút nhát và quấy khóc. Khi ở lớp, trẻ rất ít vận động và chưa biết làm những công việc tự<br />
phục vụ bản thân như: lấy và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự thay quần áo khi bẩn, vẫn còn<br />
trẻ khi ăn cơm còn chờ cô giáo xúc cơm hộ trẻ, nhiều trẻ tự xúc cơm thì quá rơi vãi cơm,… Chính vì lẽ đó, nên tôi<br />
nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng sống nói chung hay kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non là một việc làm<br />
vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì các con sẽ không thể<br />
chủ động và tự lập trong cuộc sống. Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là dạy cho trẻ những thói quen sinh<br />
hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh.<br />
Muốn vậy, người lớn không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ học kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ<br />
năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi, phải tạo điều kiện để trẻ học kỹ năng sống ngay từ nhỏ, tạo cho trẻ<br />
tính tự giác, tự lập, tự tin, tinh thần tập thể, đây là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy hoàn thiện nhân<br />
cách trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế,<br />
trong xã hội hiện nay, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển<br />
các kỹ năng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Các bậc cha mẹ thường luôn bao bọc, nuông chiều,<br />
làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng tự phục vụ bản thân trong cuộc<br />
sống còn rất nhiều hạn chế.<br />
Xuất phát từ những ý nghĩa trên nên tôi lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ<br />
năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An ”.<br />
2. Điểm mới của sáng kiến<br />
Qua việc nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B<br />
trường mầm non Tân An” bản thân tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, không chỉ trên lý luận mà đặc biệt là<br />
trên thực tiễn. Tôi thiết nghĩ rằng, khi áp dụng đề tài này, trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,<br />
nâng cao tính tự giác tự lập, góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc<br />
chăm sóc giáo dục của nhà trường, phong trào học tập của nhà trường được phụ huynh ngày càng tin tưởng, chất<br />
lượng giáo dục nói chung, của hoạt động rèn kỹ năng sống (đặc biệt kỹ năng tự phục vụ bản thân) nói riêng có<br />
những bước phát triển nổi trội hơn. Qua đó, sự phát triển các kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ ngày càng tốt<br />
hơn.<br />
3. Nhiệm vụ cuả sáng kiến<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non.<br />
Đề xuất một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non.<br />
Tổ chức quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo<br />
5-6 tuổi B trường mầm non Tân An.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Để tìm ra một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B trường mầm non<br />
Tân An tôi đã sử dụng những phương pháp sau:<br />
* Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu.<br />
* Phương pháp quan sát.<br />
* Phương pháp điều tra.<br />
* Phương pháp đàm thoại nêu gương.<br />
* Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.<br />
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B<br />
trường mầm non Tân An.<br />
* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường mầm non Tân An.<br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình” Đúng vậy, chúng ta<br />
cần phải rèn kỹ năng sống (đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ ) cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất<br />
như: quét nhà, quét lớp học, kê bàn ghế, tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân,...Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan<br />
trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết những kỹ năng tự phục<br />
vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc<br />
sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong<br />
các công việc nhỏ hàng ngày. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi<br />
nhớ để thực hiện lại. Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính tự tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể,<br />
biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh…Nhưng trong thực tế hiện nay, trong nhiều gia đình, các bậc cha<br />
mẹ thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả, ngoài việc học tập và vui chơi. Đến trường các cháu cũng<br />
vậy. Do đó, việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Sự tự<br />
tin, cách ứmg xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi<br />
trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi đã lựa<br />
chọn và nghiên cứu:“ Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B<br />
trường mầm non Tân An ”.<br />
2. Thực trạng<br />
Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lứa tuổi mầm non là một trong những hoạt động giáo dục vô cùng cần<br />
thiết và cũng rất khó so với các hoạt động khác.Trong quá trình nghiên và thực hiện :“Một số biện pháp rèn kỹ<br />
năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Tân An” tôi thấy có một số thuận<br />
lợi, khó khăn sau:<br />
* Thuận lợi<br />
Hoạt động “rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ” luôn gây được hứng thú cho trẻ, nên trẻ rất hào hứng<br />
tham gia hoạt động.<br />
Trẻ ngoan ngoãn đồng đều về độ tuổi.<br />
Giáo viên có niềm đam mê với nghề, yêu thương trẻ. Vì vậy, giáo viên luôn tìm tòi học hỏi để rèn kỹ năng tự<br />
phục vụ cho trẻ được tốt hơn.<br />
Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để giáo viên hoàn thành tốt việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản<br />
thân cho trẻ.<br />
* Khó khăn<br />
Tân An là một xã có nhiều thôn, nằm rải rác không tập trung, đời sống một số bộ phận dân cư còn nghèo nàn,<br />
lạc hậu, hiểu biết của người dân về bậc học mầm non còn hạn chế.<br />
Ngoài ra, như tình trạng phổ biến hiện nay, ở một số trường các bậc phụ huynh còn yêu cầu nhà trường thuê<br />
lao công vệ sinh trường, nên trẻ rất ít phải thực hiện các công việc vệ sinh. Chính vì việc đó nên trẻ ít được thực<br />
hành những kỹ năng lao động tập thể, do đó vốn kinh nghiệm và các kỹ năng của trẻ chưa được nâng cao.<br />
Các bậc cha mẹ thường luôn nóng vội trong việc dạy con, chưa biết cách giáo dục con phù hợp. Hơn thế nữa,<br />
các bậc cha mẹ còn luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và<br />
các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.<br />
Ở một số giáo viên chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống<br />
cơ bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn<br />
luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.<br />
Nhận thức của học sinh còn chậm dẫn đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chưa đạt kết quả cao nhất.<br />
3. Giải pháp<br />
3.1. Giải pháp 1: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ<br />
- Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ<br />
Giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ<br />
chơi khi muốn chơi, tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn, chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm<br />
ăn, biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt bỏ thức ăn) khi ăn<br />
xong biết lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quy định, biết vệ sinh cá nhân,…Khi trẻ đến lớp mầm non thì các trẻ vẫn<br />
đang học cách tự chăm sóc mình vì vậy giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động của trẻ để kịp thời khuyến<br />
khích và chỉ dạy. Bất cứ lúc nào trẻ thử làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu<br />
dương sự cố gắng của trẻ và khuyên cháu thử làm lại một lần nữa. Giáo viên không nên vội giúp trẻ mà điều cần<br />
thiết là hướng dẫn trẻ tự làm và cho trẻ có đủ thời gian để tự mình làm những điều này, việc nhanh hay chậm tuỳ<br />
thuộc vào mỗi đứa trẻ.Vì thế đừng tạo áp lực với trẻ mà hãy cử xử khéo léo và rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho<br />
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành động và thói quen cho trẻ trong sinh hoạt<br />
<br />
- Rèn trẻ kỹ năng hợp tác<br />
Cô tổ chức và khuyến khích trẻ cùng tham gia các công việc ở lớp theo từng nhóm hoặc theo nhóm đôi như: hai bạn<br />
hoặc bốn bạn cùng khiêng một bàn để kê bàn ăn, hợp tác cùng cô giáo và bạn khiêng giường (sạp) ngủ, gấp và xếp<br />
lại tủ quần áo, thu dọn bàn ăn,…Việc hợp tác trong công việc này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội cao, trẻ<br />
đoàn kết với nhau để thực hiện tốt công việc.<br />
<br />
Hình ảnh bé và bạn cùng kê bàn chuẩn bị cho giờ ăn<br />
- Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân<br />
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ.<br />
Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôn tự tin trong công việc và có suy nghĩ mình sẽ làm được việc. Kỹ<br />
năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởng vào khả năng của mình hơn, sẽ cố<br />
gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhất có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn.<br />
<br />
3.2. Giải pháp 2: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua việc tổ chức lồng ghép trong các hoạt<br />
động và ở mọi lúc mọi nơi (đặc biệt trong hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động vệ sinh, hoạt<br />
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường)<br />
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường<br />
để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy, tôi thường kể chuyện cho trẻ nghe và thông qua nội dung các câu<br />
chuyện để rèn kỹ năng sống cho trẻ( Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ). Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú,<br />
tự nguyện.<br />
Ví dụ: khi kể chuyện:“Gấu con bị sâu răng” giáo viên có thể gợi mở hỏi trẻ như: vì sao gấu con bị sâu răng?<br />
Gấu đã làm gì?...thông qua truyện giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, đánh răng hàng ngày. Tôi thường kể chuyện cho<br />
bé nghe những câu chuyện trong “tủ sách bé rèn luyện kỹ năng sống”. Qua những câu chuyện giáo dục đạo đức cho<br />
trẻ, giáo dục tình yêu thương gia đình, yêu quê hương đất nước…<br />
- Hưởng ứng tích cực phong trào (xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực) với yêu cầu tăng<br />
cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động của nhà trường.<br />
- Hưởng ứng các cuộc thi, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều<br />
kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của cha mẹ trẻ, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân<br />
trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.<br />
- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ trẻ cùng hoạt động với trẻ sắp đặt đồ, làm một số đồ<br />
dùng đồ chơi qua đó rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm và sử dụng các đồ dùng.<br />
- Giaó dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh và hoạt động lao động (chiều thứ 3 và chiều thứ<br />
5 hàng tuần)<br />
Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ rửa tay trong hoạt động vệ sinh chiều thứ 3<br />
3.3. Giải pháp 3: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ.<br />
Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương tôn trọng trẻ. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được vui<br />
chơi, học tập. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành<br />
nhiều, khuyến khích và luôn động viên trẻ làm những công việc vừa sức giúp cha mẹ như (nhặt rau, quét nhà, tự vệ<br />
sinh cá nhân) trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau(bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch<br />
sẽ gọn gàng, một số thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn<br />
uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng dễ chịu, cung<br />
cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hoá, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người<br />
xung quanh trẻ. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân<br />
cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.<br />
Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý. Cha mẹ nên tham gia các buổi trao đổi với<br />
giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá,…<br />
<br />
Hình ảnh bé Ánh Hồng giúp mẹ nhặt rau<br />
3.4. Giải pháp 4: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ cho<br />
trẻ.<br />
- Thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng bảng đánh giá trẻ mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá<br />
riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô,<br />
với bạn, ghi chép những kỹ năng mà trẻ đạt được trong ngày.Tôi đã trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh,<br />
xây dựng thư viện cho bé tại nhóm, lớp. Khuyến khích giáo viên, các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe.<br />
- Thực hiện nghiêm túc các buổi hoạt động vệ sinh và hoạt động lao động (chiều thứ 3 và chiều thứ 5), tổ chức<br />
các buổi cho bé cùng cô chăm sóc vườn rau, cây xanh của nhóm lớp.<br />
- Tổ chức hội thảo“ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.<br />
3.5. Giải pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp nhận thức sâu sắc về việc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ<br />
- Việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non, rèn kỹ năng<br />
tự phục vụ bản thân giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống.<br />
- Giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, người lớn, được trải nghiệm thực hành và luyện<br />
tập thường xuyên ở trường cũng như ở gia đình thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng như học tập, vui chơi,<br />
lao động, sáng tạo nghệ thuật,…<br />
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo<br />
viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc<br />
biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.<br />
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo<br />
một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và<br />
thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức,<br />
kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.<br />
- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ<br />
chăm sóc, trẻ cần phải học về cách ứng xử, biết lắng nghe trình bày và mạnh dạn diễn đạt được ý của mình khi vào<br />
trong các nhóm trẻ khác nhau, trẻ tham gia mọi hoạt động tích cực và hứng thú. Giúp trẻ luôn cảm thấy mạnh dạn tự<br />
tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối<br />
với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào?<br />
- Giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động của trẻ để kịp thời khuyến khích và chỉ dạy trẻ. Các bài học đều là<br />
những hành động đơn giản, nhưng với trẻ là những điều mới lạ và rất khác biệt, đồng thời không phải tốc độ thực<br />
hiện của trẻ nào cũng như nhau nên điều quan trọng là giáo viên cần khuyến khích trẻ. Bất cứ lúc nào trẻ làm thử<br />
việc gì, dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắng của trẻ và khuyên cháu làm thử<br />
lại một lần nữa. Giáo viên không nên vội giúp trẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ tự làm và cho trẻ có đủ thời gian<br />
để tự mình làm được những điều này, việc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ. Vì thế giáo viên đừng tạo áp<br />
lực cho trẻ mà hãy cư xử thật khéo léo.<br />
- Giáo viên nên khuyến khích trẻ nói lên quan điểm, suy nghĩ của trẻ, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các<br />
hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.<br />
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội<br />
dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.<br />
3.6. Giải pháp 6: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân<br />
- Giáo viên cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục mầm non. Giáo viên tích<br />
cực dạy dự giờ, hội giảng, trao đổi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp<br />
vụ. Giáo viên không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng, đọc tạp chí chuyên san, tài liệu về giáo dục mầm non để có<br />
biện pháp, kỹ năng tốt nhất chăm sóc giáo dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ<br />
năng tự phục vụ nói riêng cho trẻ.<br />
4. Kết quả<br />
Qua khảo sát đánh giá cuối năm, các chỉ số ở các lĩnh vực trẻ đạt cao hơn so với năm học trước .<br />
+ Kết quả trên trẻ:<br />
- 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng<br />
tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.<br />
- 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao.<br />
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập.<br />
100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống sống hòa<br />
bình, không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.<br />
- Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99,5% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao<br />
động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp khay để khăn ăn bằng vỏ hộp sữa, tự chuẩn bị khăn ăn, chén,<br />
bát, thìa ….trong các giờ ăn, biết tự mở, tự rửa vỏ hộp sữa sau khi uống sữa hoặc đường cho cô giáo làm đồ chơi,<br />
biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp gối trước và sau khi ngủ ...<br />
- 100% trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn,<br />
phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển. 80% trẻ luôn có kết quả tốt trong<br />
học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và qua kết quả kiểm tra đánh giá chất<br />
lượng sau mỗi chủ đề đối với từng trẻ đạt khá và tốt:<br />
* So sánh đối chiếu kết quả trước khi thực hiện sáng kiến:<br />
Trước khi áp dụng biện <br />
Các tiêu chí đánh giá Số lượng trẻ Sau khi áp dụng biện pháp<br />
pháp<br />
<br />
Mạnh dạn tự tin 32 56,2% 93,7%<br />
<br />
Kỹ năng hợp tác 32 53,1% 90,6%<br />
<br />
Kỹ năng giao tiếp 32 50% 93,7%<br />
<br />
Tự lập, tự phục vụ 32 53,1% 93,7%<br />
<br />
Kỹ năng thích khám phá học hỏi 32 50% 87,5%<br />
<br />
Kỹ năng tự kiểm soát bản thân 32 50% 87,5%<br />
<br />
Nhìn vào bảng so sánh đối chiếu trên chúng ta có thể thấy rằng sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả trên trẻ đã được<br />
cải thiện rõ rệt.<br />
+ Kết quả về phía phụ huynh: Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở<br />
nhà trừơng.<br />
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống,<br />
trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ bé ngoan.<br />
- Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng có rất nhiều điều con mình có thể làm<br />
được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ con mình còn bé và luôn làm hộ trẻ. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn,<br />
đa số cha mẹ dịu dàng, ít quát mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung<br />
phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại<br />
xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự để đồ dùng ngay ngắn, tự xúc cơm ở trẻ nhỏ ….<br />
+ Kết quả phía giáo viên và nhà trường<br />
Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý,<br />
công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.<br />
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,<br />
Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường<br />
xuyên với cha mẹ trẻ. Trong các năm qua, nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, như: Hội thi “Bé khéo tay”<br />
“Bé khỏe bé ngoan ”, “Ngày hội thể thao của bé” Qua phát động phong trào có 100% trẻ tham gia và cũng được phụ<br />
huynh nhiệt tình ủng hộ.<br />
Kết quả qua các lần tổ chức, phát động các phong trào, nhà trừơng đã nhận được tham gia đông đảo và ủng hộ<br />
nhiệt tình của các bậc phụ huynh,của quần chúng nhân dân. Hiệu quả lớn nhất là nhà trừơng đã huy động được sự<br />
tham gia của cha mẹ trẻ em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho trẻ,<br />
đồng thời đây là những cơ hội nhằm dạy trẻ kỹ năng sống.<br />
Giáo viên luôn lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ dẫn, truyền cho trẻ những<br />
kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.<br />
Giáo luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ. Khai thác tiềm năng sáng<br />
tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho<br />
trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.<br />
Đặc biệt với những tình huống đưa ra không chỉ giúp trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống tương tự mà<br />
còn giúp trẻ có kỹ năng biết cách suy luận, suy đoán tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và hình thành cho<br />
trẻ kỹ năng sau này.<br />
<br />
<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN<br />
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến<br />
* Ý nghĩa<br />
Dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân sẽ giúp trẻ hình thành một số thói quen và thái độ tốt với công việc,<br />
dạy bé các bài học có giá trị về cuộc sống, không phải mọi thứ đều có sẵn mà phải do con người lao động làm nên.<br />
Để trẻ có kỹ năng phục vụ bản thân tốt, cha mẹ và giáo viên cần luôn bên cạnh để khuyến khích động viên trẻ,<br />
tránh để mất thói quen tự phục vụ ở trẻ. Người lớn không làm hộ trẻ mà cần tạo cơ hội cho bé làm để hình thành ở<br />
bé ý thức và suy nghĩ “ con có thể tự làm được” trước các việc, tin tưởng bé và cho bé tự làm, dù lúc đầu có thể là<br />
chưa đúng, có sai sót nhưng dần bé sẽ tự phục vụ được bản thân.<br />
Qua một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình<br />
thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong<br />
hoạt động học tập, vui chơi, lao động và vệ sinh. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được<br />
thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán<br />
đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt.<br />
*Phạm vi áp dụng của sáng kiến<br />
- Đề tài này tôi nghiên cứu và ứng dụng trong lớp học, ứng dụng trong trường và trong các kì thi, sinh hoạt<br />
chuyên môn được đồng nghiệp tham khảo và học tập, qua đây tôi đã đúc rút được và sáng tạo thêm cho bản thân.<br />
- Theo tôi nghĩ từ đề tài nghiên cứu một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ này thành công ta còn có thể ứng<br />
dụng linh hoạt trong hoạt động chuyên môn của mỗi giáo viên cho tất cả các trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo, vào tất cả<br />
các hoạt động khác trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tùy theo thực tế của lớp mình phụ trách mà có thể lựa<br />
chọn để đưa vào thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.<br />
- Tôi rất mong sáng kiến này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các trường mầm non trong toàn huyện.<br />
2. Bài học kinh nghiệm<br />
Qua việc nghiên cứu:“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B<br />
trường mầm non Tân An ” tôi nhận thấy rằng để nâng cao được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cho trÎ cần:<br />
- Giaó viên phải nắm vững phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ<br />
chức hoạt động phải thoải mái không gò bó áp đặt trẻ. Luôn luôn động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ tham gia<br />
mọi hoạt động.<br />
- Kết hợp giữa gia đình và nhà trường thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân<br />
cho trẻ đạt kết quả cao nhất.<br />
- Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh bằng các hội nghị, hội thi, qua bảng tuyên truyền treo ngoài cửa<br />
lớp. Thường xuyên trao đổi thông báo tới các bậc phụ huynh về nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ theo kế hoạch.<br />
- Bản thân giáo viên phải có kinh nghiệm trong giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ, phải luôn tìm tòi học hỏi những<br />
kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu ngoài chương trình có nội dung giáo<br />
dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để vận dụng vào thực tế khi giảng dạy.<br />
- Qua thời gian nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân và học sinh, cô và trẻ đều phấn khởi hào hứng, trẻ đã<br />
có khả năng tự phục vụ bản thân và phối hợp vận động tốt, trẻ có ý thức giữ gìn sức khoẻ bản thân, thích tham gia<br />
các hoạt động, luôn mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập<br />
thể, biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.<br />
- Giáo viên phải thường xuyên tham mưu với nhà trường và các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho lớp<br />
mình ngày càng đầy đủ và phong phú hơn.<br />
Một số điều ngừơi lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ<br />
- Không hạ thấp trẻ: Khi chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích<br />
cực về chính bản thân trẻ. Không nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo.<br />
- Không doạ nạt trẻ: Khi trẻ làm bất cứ việc gì không theo ý của người lớn, chúng ta không nên doạ nạt trẻ vì việc<br />
làm đó sẽ làm cho trẻ sợ hãi và căm giận ngừơi lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho<br />
hành vi của trẻ tốt hơn.<br />
- Không bắt trẻ hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với trẻ vì nếu trẻ cảm nhận được và cắn<br />
rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở trẻ sẽ phát triển cảm giác hối lỗi.<br />
- Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ<br />
cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái qúa sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ<br />
không thể làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được.<br />
- Không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự<br />
thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở trẻ<br />
- Không yêu cầu những điều không phù hợp với lứa tuổi của trẻ vì những yêu cầu ở trẻ phải thực hiện một hành vi<br />
chín chắn mà trẻ chưa có khả năng hoặc trẻ phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc<br />
cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hửơng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức ở trẻ.<br />
3. Kiến nghị , đề xuất<br />
Qua nghiên cứu tìm hiểu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi b<br />
trường mầm non Tân An” tôi đưa ra một số kiến nghị sau:<br />
Về phía Sở giáo dục: Đề nghị với Sở giáo dục mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại các huyện để giáo viên<br />
được học tập và nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non; quan tâm hỗ trợ kinh phí cần<br />
thiết cho phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.<br />
Về phía Phòng giáo dục: Đề nghị Phòng giáo dục tổ chức cho Ban giám hiệu và giáo viên nòng cốt thăm quan<br />
học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.<br />
Về phía nhà trường: Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức tốt các hoạt động nuôi dưỡng,<br />
chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trườngđã đưa ra. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa<br />
đến việc tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.<br />
Nhà trường tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động<br />
nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.<br />
Về phía giáo viên: Nghiên cứu kỹ cách tổ chức, phương pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo hướng đổi<br />
mới để trẻ có kỹ năng sống tốt.Từ đó, trẻ tích cực tự giác thực hiện các công việc tự phục vụ. Giáo viên cần thường<br />
xuyên đổi mới phương pháp giáo dục, động viên khích lệ trẻ kịp thời để việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu<br />
quả cao.<br />
Rất mong ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục, sở giáo dục xem xét kiến nghị của tôi để đáp ứng yêu cầu<br />
của hầu hết cán bộ giáo viên mầm non để chúng tôi giảng dạy tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác chăm<br />
sóc giáo dục nói chung và rèn kỹ năng cho trẻ nói riêng.<br />
Trên đây là “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường<br />
mầm non Tân An” mà tôi đã áp dụng tại trường mầm non Tân An. Tuy nhiên sáng kiến của tôi không tránh khỏi<br />
những hạn chế, rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp để sáng<br />
kiến của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi cao.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
Tân An, ngày 15 tháng 9 năm 2016<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................<br />
Xác nhận đánh giá HĐKH Sở giáo dục<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
.........................................<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
- Tâm lý giáo dục trẻ em (Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.<br />
- Bồi dưỡng thường xuyên hè các năm.<br />
- Tạp chí giáo dục mầm non.<br />
- Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.<br />
- Tủ sách bé rèn luyện kỹ năng sống<br />
- Cuốn sách giúp bé có kỹ năng tự phục vụ và thể hiện bản thân.<br />
PHẦN V: MỤC LỤC<br />
Phần 1: phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn sáng kiến<br />
2. Điểm mới của sáng kiến<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
5. Đối tượng và phạm vi áp dụng<br />
Phần 2: Nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2. Thực trạng<br />
3. Giải pháp <br />
4. Kết quả<br />
Phần 3: Kết luận<br />
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng<br />
2. Bài học kinh nghiệm<br />
3. Kiến nghị, đề xuất<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 1: phần mở đầu<br />
6. Lý do chọn sáng kiến<br />
7. Điểm mới của sáng kiến<br />
8. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
9. Phương pháp nghiên cứu<br />
10. Đối tượng và phạm vi áp dụng<br />
Phần 2: Nội dung<br />
5. Cơ sở lý luận<br />
6. Thực trạng<br />
7. Giải pháp<br />
8. Kết quả<br />
Phần 3: Kết luận<br />
4. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng<br />
5. Bài học kinh nghiệm<br />
6. Kiến nghị, đề xuất<br />