intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như rèn luyện các kỹ năng cần có khi thực hiện theo nhóm; rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động; Thủ thuật chia nhóm (Thiết lập nhóm, mô hình hoạt động nhóm).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  ---------- ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI”               Năm học: 2023 – 2024 ---------------  --------------
  2. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI”                       Giáo viên: Nguyễn Thị Tình                      Điện thoại: 0974383567 Năm học: 2023 – 2024 ---------------  --------------
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................2 I. Cơ sở khoa học...............................................................................................2 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................2 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................2 II. Thực trạng của đề tài....................................................................................3 1. Thuận lợi:......................................................................................................3 2. Khó khăn:...................................................................................................... 4 III. Các giải pháp thực hiện...............................................................................4 1. Rèn luyện các kỹ năng cần có khi thực hiện theo nhóm...............................4 2. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động .........11 3. Thủ thuật chia nhóm (Thiết lập nhóm, mô hình hoạt động nhóm)................18 IV. Kết quả đạt được:.........................................................................................20 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................22 1. Ý nghĩa của đề tài. ........................................................................................22 2. Những kiến nghị, đề xuất..............................................................................22
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ đang trở nên ngày càng quan trọng, nhất là khi trẻ không chỉ có một mình nữa mà trong mọi hoạt động của trẻ đều cần có sự hỗ trợ từ mọi người. Trong các hoạt động học tập và xã hội hiện nay, vai trò của hoạt động nhóm chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Người xưa thường nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là đánh giá cao vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nhưng hơn thế nữa việc làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp trẻ thuận lợi hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, quan trọng hơn là giúp trẻ có thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống. Vì đôi khi tình bạn được xây dựng nên từ sự tin tưởng và ăn ý trong công việc với nhau. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như qua vui chơi, học tập, nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng phối hợp, làm việc cùng nhau của trẻ, qua đó sẽ tạo tiền đề cho việc học tập của trẻ có hiệu quả. Đối với trẻ thì làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ tăng khả năng đoàn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như hoạt động chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ không quá khó chỉ là chưa được chú ý quan tâm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, Đối với bản thân tôi, cho trẻ làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tạo lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai. Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm được hiệu quả. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Với mong muốn là thông qua các hoạt động làm thế nào để các cháu ở lớp tôi hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển sau này. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học
  5. 1. Cơ sở lý luận Dạy học theo nhóm đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Việc xây dựng môi trường lớp học cũng đã có sự đổi mới, giáo viên không phải làm đồ chơi mà chỉ cung cấp đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu thiên nhiên tạo một môi trường lớp học linh động, trẻ có thể sử dụng khi có nhu cầu. Giáo dục mầm non hiện hay sử dụng phương pháp dạy học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy việc học, tiếp thu kiến thức bằng thử sai, bằng sự trải nghiệm và tự tìm ra kết quả, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân trẻ. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn trẻ tự học. Lớp học do trẻ tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. trẻ được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với cô giáo, được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Trẻ khá giỏi được phát huy, trẻ còn hạn chế, yếu kém được trẻ của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm trẻ. trẻ trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. trẻ thường được phát huy hơn, cơ hội cho trẻ tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. trẻ có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của trẻ đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy hết tính tích cực, sáng tạo, chủ động của trẻ thì vai trò của hoạt động nhóm luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Hiện nay một số giáo viên đã tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động theo hình thức hoạt động nhóm nên đã đạt hiệu quả cao trên trẻ.. Khi trẻ được tham gia vào nhóm trẻ sẽ nhận thấy rằng chỉ có làm việc theo nhóm trẻ mới hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng từ đó kích thích, khơi gợi sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động nhóm. Tuy vậy bên cạnh những thành công đã đạt được, thực tế vẫn còn một số mặt hạn chế như: Trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin trước đám đông; chưa biết phối hợp với bạn, chưa biết cách tạo nhóm và phân công nhiệm vụ, nêu lên ý tưởng của mình, trẻ
  6. chưa thực sự có cơ hội để trải nghiệm theo nhóm tôi thấy do một số nguyên nhân sau: Do chưa hình thành ở trẻ các kỹ năng cho trẻ tham gia vào hoạt động nhóm tốt như: Kỹ năng thiết lập nhóm, kỹ năng phối hợp nhóm, kỹ năng trải nghiệm hoạt động nhóm cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. II. Thực trạng của đề tài Trường tôi là một trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhất. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy. Năm học 2023 - 2024, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Lớp có 2 cô, với tổng số 39 trẻ trong đó có 22 trẻ trai và 17 trẻ là nữ. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: Được sự hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường về thực hiện chương trình theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới Steam. Với bản thân yêu nghề, mến trẻ; luôn có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, được Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp tin tưởng. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; luôn quan tâm, đồng hành cùng các cháu nên tôi cũng phần nào nắm bắt được tâm lý của trẻ và có một số kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ trong từng hoạt động. 100% trẻ học đúng độ tuổi, thích tò mò, khám phá, có nhiều nhóm trẻ chơi thân nhau Nhìn chung phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển của con mình. 2. Khó khăn: Lớp có một số trẻ còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, không giao tiếp với bạn bè. Kỹ năng của trẻ còn hạn chế: Kỹ năng trình bày ý kiến của bản thân, lắng nghe ý kiến của bạn, tôn trọng ý kiến của bạn khác. Khi cô tổ chức hoạt động nhóm thì không có sự hợp tác, bàn bạc cùng nhau để đi đến thống nhất một ý kiến thực hiện, thường có một vài bạn sẽ làm hết các nhiệm vụ của các bạn trong nhóm Giáo viên còn ít quan tâm, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhóm nhiều, chưa chuyên sâu về việc định hướng kỹ năng làm việc nhóm, có thực hiện nhưng còn
  7. theo cảm tính, mơ hồ, thiếu sự đầu tư, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm, do đó hiệu quả chưa cao Khảo sát thực tế trẻ đầu năm: Năm 2023-2024, tôi phụ trách lớp mẫu giáo lớn B, với 39 cháu ở độ tuổi 5-6 tuổi. Đầu năm học, tôi khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện kỹ năng làm việc theo nhóm và có kết quả như sau: Số trẻ khảo Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ TT Nội dung Đạt sát % đạt đạt % Trẻ hứng thú, tích cực, chủ 1 động, sáng tạo khi tham gia 39 12 30% 27 70% vào hoạt động nhóm Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp 2 39 6 15% 33 85% tác cùng bạn. Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, 3 phân công nhiệm vụ, nêu ý 39 8 21% 31 79% tưởng. Kỹ năng trình bày ý kiến của 4 39 10 26% 29 74% bản thân Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý 5 39 6 15% 33 85% kiến của bạn trong nhóm Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý 6 39 4 16% 35 84% tưởng cả nhóm III. Các giải pháp thực hiện 1. Rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả Muốn nhóm làm việc được hiệu quả thì bản thân mỗi trẻ tham gia trong nhóm phải có những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ giải quyết công việc chung của nhóm. Có thể kể đến một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm như: Kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ khi trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động. Mục đích của hoạt động nhóm ở lứa tuổi mầm non là bước đầu, là tiền đề cho việc học của trẻ ở trường tiểu học. Cho nên bằng những lời nói nhẹ nhàng, những nhắc nhở của cô giáo đối với từng trẻ trong và sau mỗi hoạt động chơi, dần dần sẽ hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết. a. Rèn luyện kỹ năng phát biểu ý kiến
  8. Kỹ năng phát biểu ý kiến là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm hay một tập thể. Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trên thực tế nhiều trẻ do bản tính nhút nhát, biết nhưng không phát biểu ý kiến. Do đó tôi nhận thấy việc cần làm là làm sao để trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân khi tham gia hoạt động trong nhóm. Để trẻ có thói quen, có ý thức mỗi khi hoạt động nhóm phải đưa ra được ý kiến của mình tôi thường tổ chức nhiều trò chơi nhiều hoạt động buộc trẻ phải tự đưa ra ý kiến của mình. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên trẻ nói, nêu cảm xúc của mình ở mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên khen ngợi trẻ dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trong các nhóm chơi. Khi chơi nếu trẻ không nói thì cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến. Tôi cũng cho trẻ hiểu lợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm. Mỗi người cần đóng góp ý kiến thì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về một vật, hiện tượng hay một sự việc nào đó, những ngày đầu trẻ còn nhút nhát tôi thường tổ chức trò chơi “Mỗi trẻ vẽ lên giấy một ý kiến của riêng mình” thì cho trẻ dán lên bảng cho cả lớp cùng xem sau khi trẻ tự tin thì cho trẻ về nhóm và làm theo cách tương tự nhưng ý kiến nào trùng thì cho trẻ xếp gần nhau để khi lên trình bày ý kiến không bị trùng lặp. Cách khác, cô phát cho mỗi nhóm một tờ giấy và một cái bút, các bạn trong nhóm phát biểu ý kiến và bạn tổng hợp viết hết ý kiến của các bạn và viết ký hiệu của từng bạn lên mỗi ý kiến và khi bạn đại diện lên trình bày cũng sẽ trình bày từng ý kiến và mời tác giả của ý kiến đó đứng lên vẫy tay chào, tạo sự hãnh diện, làm động lực cho tất cả các bạn trong nhóm
  9. Từng trẻ vẽ ý kiến của mình và dán vào bảng ghi chú chung của cả nhóm b. Rèn luyện kỹ năng tôn trọng ý kiến của bạn Với hoạt động theo nhóm quan trọng nhất là phải xây dựng được cho trẻ tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Ý kiến cần phải được thống nhất cả nhóm hay đa phần thống nhất. Do vậy tôi dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ qua bất cứ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ cần phải có thời gian và phương pháp khéo léo để rèn kỹ năng này cho trẻ. Để hình thành được kỹ năng này tôi tạo ra nhiều tình huống và câu hỏi cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, yêu cầu các bạn lắng nghe sau đó hỏi ý kiến cả nhóm. Nếu ý kiến đó không phù hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền không chấp nhận thực hiện theo, chứ không cá nhân ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. Ví dụ: Trong lớp thường có các bé rất thông minh nhanh nhẹn, các bé tham gia nhóm nào hầu như nhóm đó rất sôi nổi và hoàn thanh yêu cầu của cô rất nhanh, hiệu quả. Như lớp tôi năm nay có bé Hiền Anh, Minh Khôi, Võ Bảo Anh nhưng khi vào hoạt động nhóm bé thường hay tự làm hết việc trong nhóm, hoặc chỉ nghe ý kiến một số bạn thân, còn ý kiến của các bạn khác đều bị Hiền Anh gạt đi. Nắm bắt được điều này nên tôi đã sử dụng một số biện pháp. Thứ nhất tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trực tiếp cần tôn trọng ý kiến của bạn. Tôi giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng có cảm nhận và ý kiến của riêng mình, dù đúng hay sai bé cần hỏi ý kiến chung của cả nhóm trước khi gạt bỏ. Thứ hai, tôi gặp riêng từng bé sau giờ hoạt động, khen trẻ thông minh nhưng đồng thời hỏi trẻ cảm giác của mình nếu con bị bạn bác bỏ ý kiến, không thừa nhận ý kiến của mình con sẽ như thế nào. Từ đó tôi giáo dục trẻ không nên hành động như vậy khi tham gia vào hoạt động. Thứ ba, khi đưa ra yêu cầu cho cả nhóm trẻ giải quyết như
  10. “Làm một chiếc cầu bắc qua sông và chiếc cầu đó giữ được vật nặng nhất thì đội đó giành chiến thắng” tôi ra điều kiện lần lượt bạn nào cũng phải nêu cách làm, yêu cầu cả nhóm nghe và lựa chọn hoặc thử hết cách làm mà đạt kết quả tốt nhất. Sau đó, nhóm thống nhất lựa chọn một cách làm để lên trình bày cách làm của nhóm Hoạt động “Làm cầu” c. Rèn luyện kỹ năng phân chia công việc cho trẻ Kỹ năng phân chia công việc là một kỹ năng khó vì để phân chia công việc cho mọi thành viên trong nhóm thì phải hiểu được khả năng của từng thành viên và phải thuyết phục được các bạn trong nhóm mình đặc biệt là bạn trưởng nhóm, phân công làm sao để các thành viên trong nhóm hứng thú nhận công việc mà mình được giao và hoàn thành nó. Hướng dẫn trẻ phân công công việc khi làm việc nhóm là dạy trẻ cách phân chia việc cụ thể cho từng bạn trong nhóm. Để làm được điều này nhóm phải theo khả năng của mỗi bạn để tự chọn hay cắt cử bạn làm một việc nào đó. Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm: Nhóm trưởng: Là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề
  11. trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này, học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn. Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một thầy cô giáo của một lớp học nhỏ. Đôi khi nhóm cần cử ra một người đứng đầu, tập hợp ý kiến chung của cả nhóm. Đó là nhóm trưởng. Lúc này vai trò của nhóm trưởng là người nhạy bén, nắm bắt khả năng của mỗi bạn trong nhóm mà phân công công việc cho cụ thể. Tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ hay nghĩ rằng các bạn không có khả năng làm được mà không phân công. Như vậy thì hiệu quả sẽ không cao và mất thời gian. Là người hướng dẫn, giáo viên cần giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung, vì mục tiêu chung của nhóm. Khi trẻ tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành trao đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. Ví dụ: Trong hoạt động chơi góc, tôi quan sát thấy có một nhóm bạn rất thích chơi ở góc gia đình đó là bé Hùng vĩ, Thùy Dương, An Nhiên, Trần Bảo anh, Phương Anh. Tuy nhiên các bé về nhóm không phân chia công việc mà lao vào chơi ngay, bạn nào cũng xách túi đi chợ. Hiểu được xu thế chung này, do các bé chưa biết phân công công việc, nên những lần chơi sau tôi thường lại góc hỏi trẻ. Các con đang chơi góc gì? Thế các bạn đây có phải cùng một gia đình không? Vậy ai là bố, ai là mẹ, ai làm con? Bố mẹ và các con trong gia đình thường làm những việc gì? nhắc trẻ hãy thảo luận và phân công công việc trước khi chơi. Hoặc tôi về tại nhóm gợi ý cho các bé: “Trước khi cùng làm một công việc chung nhóm các con cần phải làm gì? (thống nhất ý tưởng, thông nhất công việc cần làm), sau khi thống nhất được ý tưởng rồi cần làm gì tiếp theo? Gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm”. Sau một thời gian hướng dẫn, nhóm này đã có một kỹ năng tương đối tốt. Không cần tôi gợi ý, các bé cũng tự phân công nhiệm vụ cho nhau và hoạt động rất hiệu quả, đoàn kết. Khi trẻ tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành tráo đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiệm vụ khác cho mình. Ví dụ: khi giao nhiệm vụ cho nhóm trẻ “Làm lều cắm trại” tất cả các thành viên trong nhóm cùng vẽ thiết kế cùng bàn bạc xem sử dụng nguyên gì và làm như thế nào. Các con cùng nhau nói ra công việc phải làm khi dựng lều cắm trại và ai làm được việc gì thì sẽ nhận việc đó và tiến hành làm việc
  12. Bé dựng lều cắm trại d. Rèn luyện kỹ năng hợp tác với bạn Hợp tác cùng bạn trong khi chơi là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với công việc của các bạn trong nhóm, có tác dụng tương tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi định hướng cho trẻ biết làm việc theo nhóm tuy là kết quả của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lập thành. Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợp tác với nhau. Dần dần, với các hoạt động chơi khác nhau tôi cho các bé làm quen với cách hợp tác với bạn. Kỹ năng này đã được hình thành ở nhiều trẻ lớp tôi. Các bé đã biết cách hợp tác và hăng hái nêu ý kiến trong mỗi lần chơi. Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ “Làm khung ảnh” các con đã thiết kế bàn bạc cách làm và phân chia ai làm gì, bạn thì đo khung cắt khung từ bìa catong, bạn viết chữ đẹp thì viết chữ, cắt chữ, bạn không khéo tay thì sẽ nhận nhiệm vụ xé giấy. Trong khi hoạt động nhóm đã có sự phân công nhưng có một số bạn vẫn thích làm nhiệm vụ khác như bạn đình khôi đang nhận nhiệm vụ cắt khung ảnh tự nhiên chuyển sang tham gia cùng các bạn xé vụn giấy màu. Thấy vậy tôi hỏi trẻ: “Hôm nay con được giao công việc gì? con làm xong chưa? (Dạ chưa), nhiệm vụ con đang làm là gì? Có đúng với nhiệm vụ được phân công chưa? con đã xin ý kiến trao đổi với các bạn trong nhóm chưa? (Dạ chưa), nếu công việc đó không có con hay bạn khác nào làm thì nhóm có hoàn thành kết quả không?” Tôi giáo dục trẻ cần phải có tinh thần kỷ luật và nguyên tắc làm việc trong nhóm sau đó hỏi trẻ: “Hướng giải quyết của con bây giờ là gì?” Sau đó trẻ chọn cách xin ý kiến cả nhóm cho đổi nhiệm vụ với bạn khác và được bạn Minh Khang đồng ý đổi nhiệm vụ nên được cả nhóm đồng ý. Tôi nhắc nhở, dặn dò cả lớp sau buổi hoạt động. Từ đó về sau không chỉ riêng bé Đình khôi mà các trẻ khác cũng hạn chế tình trạng trên
  13. \ Bé làm khung ảnh e. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm Đây là kỹ năng cuối cùng khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kết quả. Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức. Hình thức thứ nhất, cả nhóm cùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất, khuyến khích nhiều trẻ được thể hiện. Hình thức thứ hai, nhóm cử ra một người đại diện ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình. Nhóm trưởng này được tôi chú ý hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng. Quan trọng nhất là khuyến khích trẻ mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên vai trò diễn đạt ý tưởng thì tôi chú ý phát huy ở nhiều trẻ trong nhóm chứ không chỉ có một trẻ duy nhất. Trên đây là một số kỹ năng chính cần có để trẻ tham gia làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tôi cũng chú ý giúp đỡ cho trẻ một số thói quen như: Giao tiếp với bạn, không ỷ lại vào bạn, tập giải quyết những vấn đề 7 phát sinh trong quá trình làm việc… để việc hoạt động theo nhóm của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học tìm hiểu về cơ thể con người, đến giờ trình bày của từng nhóm, trong nhóm 1 (do đầu năm nên trẻ còn hoạt động nhóm theo tổ mình ngồi) có cả 3 trẻ đều tranh nhau lên trình bày cho nhóm (bé Hiền Anh, Minh Hưng, Nhật Minh) và Minh Hưng với Nhật Minh xô nhau, đó là lỗi do cô chưa bao quát chú ý đến trẻ. Vì tôi không ngờ rằng đầu năm mà trẻ đã mạnh dạn như vậy, tôi gợi ý: “hai bạn trai mình có thể nhường cho bạn gái được không và nếu lần sau các bạn đều muốn lên trình bày mình sẽ chia nhau mỗi bạn trình bày một phần cho vui, không được tranh giành nhau, bây giờ hai bạn xin lỗi làm hòa nhau nha”. Có rất nhiều vấn đề phát sinh giáo viên không thể đoán trước được, chỉ có thể bao quát và gợi ý cho trẻ cách giải quyết tốt nhất.
  14. Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến 2. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chơi là hoạt động chủ đạo luôn hiển hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động chơi, hầu hết các kỹ năng của trẻ được hình thành. Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm cũng được thiết lập. Để hình thành và phát triển kỹ năng này, tôi tổ chức, hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động chơi như: Hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động chiều, hoạt động lao động. a. Rèn kỹ năng nhóm trong hoạt động góc Chơi trong góc chơi là một môi trường rất tốt để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được. Điều mà tôi quan tâm là phải làm sao để tạo những cơ hội giao tiếp, thảo luận và làm việc cùng nhau nhiều nhất. Bên cạnh đó tôi chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng xử với bạn chơi cho tốt. Ví dụ: Hoạt động góc chủ đề “Mừng sinh nhật bạn” (Bạn Bảo Uyên). Để tạo ý nghĩa cho các bé và cũng là cơ hội để trẻ được tham gia hoạt động nhóm, tạo sự gắn kết, yêu thương bạn bè, tôi để trẻ phân làm 4 nhóm chơi. Tôi gợi ý cho trẻ thống nhất các nội dung chơi: Góc tạo hình “trang trí trang phục cho bạn”, góc xây dựng “trang trí phông”, góc gia đình “bày bàn tiệc”, góc bé yêu âm nhạc “múa hát”, góc trang điểm “Tạo mẫu tóc và trang điểm cho bạn”. Sau đó trẻ chơi theo nhóm. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi các trẻ phải thống nhất giao nhiệm vụ cho từng thành viên, phối hợp và làm việc cùng nhau. Nếu không, trong một thời gian nhất định chủ đề sẽ không được hoàn thành. Kết quả là các bé đã phối hợp và tạo ra một bàn tiệc chúc mừng sinh nhật bạn và một bộ trang phục đặc sắc và bạn Bảo Uyên xuất hiện đã được trang điểm
  15. tỉ mỉ, mái tóc hợp thời trang. Trong quá chơi tôi hướng dẫn để trẻ giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Tôi luôn gợi mở, động viên, khuyến khích, khen gợi để trẻ phát huy hết khả năng của bản thân và tinh thần đoàn kết của nhóm trẻ với nhau, xử lýnhững tình huống xảy ra trong quá trình trẻ chơi. Tất cả sẽ tạo ra sức mạnh để trẻ góp sức cùng nhau lĩnh hội tri thức. b. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động học Học bằng chơi, chơi mà học. Chơi trong hoạt động học cũng là một môi trường tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Do đó trong tất cả các hoạt động học, tôi tận dụng tối đa cách học bằng các trò chơi. Thay vì tổ chức hoạt động cho từng cá nhân, tôi thường tổ chức cho trẻ tìm hiểu kiến thức, luyện tập kỹ năng theo nhóm. Vừa để giờ học sinh động, vừa khai thác tiềm năng mỗi cá nhân, vừa tận dụng các trò chơi này để giúp trẻ hình kỹ năng làm việc theo nhóm. * Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động nhận thức khám phá Hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Trẻ không chỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu. Thực tiễn cho thấy việc tích cực tham gia các hoạt động như vậy rất có hiệu quả cho trẻ ở các cấp học tiếp theo. Thời gian gần đây, việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung trâm khám phá đang được ngành giáo dục quan tâm đặc biệt nhờ tạo được sự hứng thú, tích cực trong đổi mới cách dạy và học phù hợp. Với quan niệm đó thì việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá theo nhóm trẻ tự khám phá dưới sự giao nhiệm vụ và gợi mở của giáo viên, là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có, nhờ sử dụng tổng hợp các giác quan như nghe, nhìn, chạm, ngửi… để đánh giá, phân tích, tìm giải pháp giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống, thông qua đó giúp trẻ ghi nhớ những điều đã tiếp cận được lâu hơn, phát huy khả năng sáng tạo, năng động và thích nghi với hoàn cảnh thực tế, giúp phát triển năng lực cá nhân, tính kỷ luật, sự mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia tích cực vào hoạt động, việc học của trẻ trở nên thú vị hơn… từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm thực tế cho trẻ. Khi tôi tổ chức hoạt động khám phá khoa học tại lớp mình, tôi luôn lựa chọn hình thức hoạt động nhóm để trẻ được cùng nhau thảo luận, phát biểu ý kiến của mình, thống nhất các ý kiến chung để lên trình bày ý kiến của nhóm đầy đủ nhất, phát huy được khả năng tự học tự nghiên cứu sau này của trẻ. ở mỗi hoạt động khám phá có thể một đến bốn đối tượng khác nhau và tuỳ thuộc vào đối tượng để cô giáo lưạ chọn cho trẻ khám phá một hay nhiều đối tượng. Nếu khám phá một đối tượng cho cả lớp thì tất cả các nhóm đều khám phá đối tượng đó và thi đua xem nhóm nào sẽ kể được nhiều đặc điểm, cấu tạo, công dụng nhất. Còn nếu hoạt động khám phá nhiều đối tượng thì giáo viên sẽ cho mỗi nhóm trẻ tự khám phá một đối tượng khác nhau và sau khi các con đã trình bày ý kiến theo nhóm thì các nhóm khác được quyền bổ sung ý kiến của nhóm bạn Ví dụ: Với hoạt động khám phá một đối tượng như quan sát đồng hồ, cô cho trẻ tự khám phá các đặc điểm cấy tạo bên ngoài, các nhóm có thể dùng tuavit để tháo mở
  16. đồng hồ ra xem bên trong có gì, khám phá ra công dụng của đồng hồ là gì và các bộ phận có đặc điểm cấu tạo công dụng gì. Cả nhóm nêu ý kiến và bạn thư ký sẽ tổng hợp ý kiến bằng các ký hiệu riêng của trẻ sau đó cả nhóm thông nhất ý kiến cử đại diện hay phân chia nhiều bạn chịu từng phần lên trình bày trước lớp. Với hoạt động khám phá mỗi nhóm một đối tượng khác nhau như biển báo phương tiện gia thông thì cô sẽ phân cho mỗi nhóm một loại biển báo khác nhau, biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm. các nhóm khám phá tương tự như một đối đượng nhưng sau phán trình bày thì có bổ sung ý kiến của các bạn nhóm khác, đến phần luyện tập củng cố cô sẽ đổi đối tượng cho các nhóm chơi Hoạt động khám phá biển báo giao thông * Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động thể chất Giáo viên có thể cho trẻ hoạt động nhóm trong hoạt động thể chất ngoài giúp trẻ vận động thì vận động có sự phối hợp với đồng đội để tăng tình thàn đoàn kết, phát triển tư duy thì vận động đó càng đạt hiệu quả ngoài mong đợi Ví dụ: Trò chơi vận động “Đưa vật về đích” Cô giáo có thể tổ chức cho từng trẻ mang đồ về đích, đội nào mang nhiều vật về đích thì đội đó sẽ dành chiến thắng, nếu chơi như thế này thì đảm bảo phát triển thể chất, vận động cho trẻ. Nhưng bản thân tôi sẽ tổ chức cũng trò chơi mang vật về đích nhưng vật ở đây được thay thế bằng vật nặng hơn, dài hơn, to hơn so với khả năng của một đến ba trẻ. không cần trẻ phải lần lượt mà cần sự phối hợp tất cả các bạn trong nhóm để mạng được vật vừa nặng vừa to cồng kềnh đi qua được cửa hẹp. Quá trình mạng vật vừa to và cồng kềnh, nhóm trẻ phải chia người thế nào, phải phối hợp bưng thế nào, để đi lọt qua cửa hẹp. Như vậy ngoài đảm bảo vận động phát triển vận động còn phát triển tư duy sự phối hơp với nhau trong vận động còn gây sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động
  17. Mang vật cồng kềnh đi qua cửa hẹp * Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động tạo hình Một đặc thù của hoạt động tạo hình là để thực hiện được hiệu quả thì trẻ phải cần thực hiện nhiều kỹ năng và sự khéo léo của đôi bàn tay. Hoạt động tạo hình là nơi trẻ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo từ nhiều nguyên vật liêụ và đồ dùng khác nhau. Trong hoạt động tạo hình cũng có thể rèn luyện cho trẻ kỹ năng đôngu lập cũng nhưng rèn luyện kỹ năng theo nhóm. Khi rèn luyện kỹ năng theo nhóm thì các trẻ có thể hỗ trợ lẫn nhau bù trừ cho nhau để tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng nhất. Ngoài những hoạt động để hình thành kỹ năng tạo hình cá nhân thì tôi thường tận dụng mọi cơ hội để rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ, vậy nên khi tổ chức hoạt động tạo hình tôi luôn lựa chọn các đề tài có thể cho trẻ hoạt động theo nhóm, đề tài cần sự phối hợp, cần nhiều kỹ năng khác nhau. Mỗi trẻ sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau tự hoàn thành và hợp sức lại thành tác phẩm chung của nhóm Ví dụ: Tôi cho trẻ hoạt động tạo hình các đề tài “làm bàn tay rô bốt” Trẻ cắt bàn tay, trẻ cắt ống hút, trẻ cắt dây, trẻ cắt băng dính và cùng nhau dính các nguyên vật liệu làm bàn tay rôi bôts, hay như đề tài: “Nặn cái cốc” trẻ phân chia nhiệm vụ: bạn nặn cáí thân, bạn nặn cái quai bạn thì nặn hình trang trí. Đề tài “xé dán tranh mùa xuân” các con lại phân công nhiệm vụ bạn vẽ đẹp thì vẽ các hình, bạn xé giỏi thì ngồi xé hình bạn yếu hơn thì xé dải xé vụn, tô màu nền sau đó cùng dán thành bức tranh, Như vậy, trẻ thấy được vai trò của mình trong nhóm, cũng như cảm nhận được niềm vui chung. Sự liên kết và tác dụng của việc hợp tác của trẻ với các bạn sẽ nhanh hơn. c. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong chơi hoạt động chiều.
  18. Đây là hoạt động mà trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động mà trẻ ưa thích, trẻ được tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự do chọn đồ chơi, được trải nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân mình. Đây cũng là những trẻ hay chơi với nhau tự nguyện, tập hợp theo nhóm. Trẻ thể hiện rõ sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm chơi. Nắm bắt được điều này tôi để trẻ được tự do chọn trò chơi, tự do chọn bạn chơi. Tôi khơi gợi, hướng trẻ đến với trò chơi mà trẻ thích, rủ thêm bạn chơi. Còn lại tôi để trẻ được tự do tranh luận, tự do sáng tạo, Ví dụ: Một hôm Phan Nhật Minh khởi xướng trò chơi “Rồng rắn lên mây”. Khi đi vào chơi các bạn tranh nhau làm thấy thuốc, chưa ai chịu nhường ai. Thấy một hồi vẫn không giải quyết được tôi nói: “Cô rất thích chơi trò chơi này, cô cũng thích làm thầy thuốc, nhưng nếu cô giành phần làm thầy thuốc thì không được hay cho lắm. Bây giờ cô có cách này, chúng mình chơi oản tù tì và loại dần, sau mỗi lần bạn nào thắng bạn đó được làm thầy thuốc”. Sau đó các bạn đồng ý chơi và lần sau phân công rất vui vẻ. Khi tổ chức chơi tự do ở hoạt động chiều cô có thể cho trẻ tự lựa chọn đồ chơi bạn chơi, có thể tự lập thành nhóm chơi d. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động lao động. Thông qua chơi trong hoạt động lao động tự phục vụ, tôi giúp trẻ nhận thức rằng không ai có thể làm việc hiệu quả nếu không có sự đoàn kết, hợp tác với các bạn. Bằng những việc làm hàng ngày như bày bàn ăn, bàn học, lau dọn bàn ăn, thu dọn đồ dùng sau khi chơi, xếp nệm gối...tôi giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và san sẻ với các bạn. Tôi cũng cho trẻ tự nhận xét hiệu quả làm việc giữa cá nhân và tập thể. Một bạn tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi sẽ như thế nào so với một tổ cùng thu dọn đồ dùng, từ đó rút trẻ ra kết quả và làm vốn kinh nghiệm cho mình. Khi trẻ phối hợp cùng nhau làm việc, tôi gợi ý cho trẻ hát, đọc thơ để tạo không khí vui tươi. làm việc mà như chơi, làm động lực giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua việc hình thành ý thức các hoạt động lao động mọi lúc mọi nơi. Trước hết tôi giáo dục cho trẻ thấy vai trò của hoạt động lao động, hình thành cho trẻ ý thức lao động trong nhóm hay tập thể. Sau đó tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ trước, trong và sau quá trình hoạt động với hình thức vừa làm vừa chơi, trên tinh thần đồng đội chứ không áp đặt hay gò bó từng trẻ. Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tôi đã phân công nhiệm vụ cho từng tổ trực nhật theo ngày. Mỗi ngày một tổ giúp cô hoàn thành các cộng việc như cùng xếp bàn ăn, cùng trải nệm, cùng lau dọn xắp xếp đồ dùng, Sau mỗi ngày tôi đều cho các nhóm đánh giá nhóm trực nhật và có đánh giá ghi điểm vào sổ. Tôi thấy mỗi lần được điểm tốt các thành viên trong tổ đều rất vui mừng và lần sau, tổ sau đều cố gắng hơn. Lúc đầu tôi còn phải nhắc nhở, nhưng bây giờ những công việc đó như là việc hiển nhiên, không cần tôi phải nhắc mà bản thân các bạn trong tổ đều tự biết phân công công việc cho nhau. Nếu trẻ nào quên các bạn trong tổ hay bạn tổ khác tự biết và nhắc nhở cho bạn, không cần tôi phải nhắc lại nữa. e. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động ngoài trời
  19. Hoạt động ngoài trời luôn mang lại những niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi mà môi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các trò chơi tập thể, trò chơi nhóm. Tận dụng cơ hội này trò chơi mà tôi đưa ra không ngoài mục tiêu tập cho trẻ tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. Chơi trong hoạt động ngoài trời không thể thiếu các trò chơi vận động và trò chơi dân gian. Để chơi được các trò chơi trẻ không thể chơi một mình. Vì thế để chơi được thì hợp tác nhóm, tinh thần đồng đội là yêu cầu cần thiết của các trò chơi này. Nhiệm vụ của tôi là tìm thật nhiều trò chơi và tăng cường cho trẻ được chơi mỗi ngày. Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đua vịt” như sau: Cách chơi: Lớp chia thành hai hay nhiều nhóm. Có một vạch một vạch xuất phát, các nhóm ngồi chồm hổm xếp hàng, mỗi nhóm thành một hàng dọc trước vạch xuất phát. Người ngồi sau đặt hai tay lên eo của người ngồi trước. trước vạch xuất phát. Người ngồi sau đặt hai tay lên eo của người ngồi trước. Trước mặt mỗi nhóm cách 5 -10m đặt một vật làm đích. Khi có hiệu lệnh xuất phát, cả nhóm phải nhịp nhàng vẫn ở tư thế ngồi chồm hổm, đi lên đích nhưng không được để bị rời ra. Nếu nhóm nào để bị rời sẽ bị loại, không được tiếp tục cuộc đua. Chọn phân nửa nhóm trong tổng số nhóm chơi về trước làm nhóm thắng, các nhóm thua phải cõng nhóm thắng một vòng quanh sân. Có thể thay động tác đi chồm hổm như vịt bằng động tác dùng sức bật hai chân nhảy như ếch, nhưng nếu nhảy không đều dễ bị đứt hang. Vì vậy người dẫn đầu phải phát hiệu lệnh là khi nào người dẫn đầu hô “nhảy” thì tất cả phải nhảy theo. Trò chơi này luyện dẻo dai đôi chân và phối hợp tinh thần đồng đội cao. Ví dụ: Giờ hoạt động có chủ đích tôi đưa ra chủ đề “Vệ sinh sân trường”. Tôi giao nhiệm vụ của các nhóm là: Nhặt lá sân trường, lau đồ dùng đồ chơi các khu vực. Tôi cho trẻ tự phân nhóm, các thành viên phân công, lựa chọn khu vực việc làm của nhóm mình sau đó tôi thống nhất lại nhiệm vụ trên sự thống nhất của trẻ để trẻ rõ hơn và về nhóm cùng thực hiện. Sau đó trẻ tập hợp nêu kết quả của nhóm cho cả lớp cùng nghe. Tôi giải thích cho trẻ biết đó là tác dụng của cách làm việc theo nhóm. Ngoài ra tôi ưu tiên tổ chức những trò chơi cần sự phối hợp giữa các trẻ với nhau như: Trò chơi “Rồng rắn”, “Nhảy bao bố”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Cặp kè"... Tận dụng mọi hình thức nhóm chơi có thể khi ra ngoài trời, trong nội dung chơi tự do tôi cũng hướng trẻ tham gia chơi chung với nhau. Tôi chuẩn bị những bảng to có dán giấy A0 mặt trước và sau. Khi chơi tôi gợi ý cho một nhóm trẻ cùng phối hợp với nhau tham gia vẽ hay phun màu chung một bức tranh trên tấm bảng đó. Kết quả là sản phẩm hoàn thành nhanh chóng hơn, các trẻ cùng làm vui vì được tham gia, cùng làm ra một sản phẩm chung. h. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động liên khối. Để hình thành và phát triển kỹ năng cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được tham gia luyện tập thường xuyên, mọi cơ hội có thể. Có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững. Với hoạt động giao lưu liên khối tinh thần của nhóm trẻ sẽ được phát huy mạnh mẽ, khi trẻ hoạt động luôn muốn đưa chiến thắng về cho lớp mình, hoạt động liên khối thường được tổ chức bằng các trò chơi giao lưu và được các giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch trước nên tôi thường lưu ý các cô ưu tiên cho những hoạt động, trò chơi
  20. cần sự phối hợp bàn bạc của nhóm trẻ trong đội chơi. Mỗi tuần một lần các con ở khối mẫu giáo lớn sẽ cũng nhau ra sân để hoạt động chung, nếu các hoạt động cần sự phối hợp từng nhóm hay cả lớp thì giáo viên các lớp sẽ cho các bạn thảo luận trước cùng nhau tìm ra phương án, cách thực hiện tối ưu nhất, có thể cho các lớp chơi lại nhiều lần nhằm giúp trẻ có cơ hội nhận ra sự thất bại để tìm cách sửa sai, thay đổi để có kết quả tốt hơn. Ví dụ: tôi xây dựng hoạt động liên khối cho hoạt động tháng, ngày đầu tiên tôi ra yêu cầu là các con hãy chuẩn bị nhiều loại hộp và chồng lên nhau. Lớp nào chồng cao nhất thì lớp đó dành chiến thắng. Ngày đầu tiên các con đã bàn nhau và thông nhất hộp to sẽ để phía dưới và hộp nhỏ để phía trên nhưng chồng không khéo nên bị đổ. Ngày thứ hai có thay đổi yêu cầu là có thể dùng thêm các nguyên liệu khác để tạo khối hộp cao nhất có thể thì cháu lớp tôi đã về bàn bạc và cùng nhau thống nhất sẽ dùng bằng dính hai mặt vào các mặt hộp để các hộp dính vào nhau và kết quả lớp tôi đã dành chiến thắng Hoạt động liên khối: “Xếp tháp” 3. Thủ thuật chia nhóm (Thiết lập nhóm, mô hình hoạt động nhóm) Có nhiều cách chia nhóm khác nhau nhưng bản thân tôi sẽ chia nhóm của lớp mình theo khả năng, sở thích, theo số lượng và nhóm ngẫu nhiên, cho trẻ tự đặt tên cho nhóm dựa vào đặc trưng của nhóm ví dụ nhóm chăm chỉ, nhóm đoàn kết, nhóm cần cù...., các con tự làm và trang trí biển tên nhóm, quy định việc bố trí sắp xếp các đồ dùng dùng chung trong nhóm hay của từng cá nhân cho phù hợp. Qua việc này, mỗi nhóm đều có ‘‘bản sắc’’ riêng, hứng thú và đoàn kết, có trách nhiệm với nhau trong việc đề ra các quy định riêng của nhóm và tự giác thực hiện. a. Nhóm theo khả năng Trong quá trình dạy học để tổ chức hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, ngay từ đầu năm học giáo viên nên tìm hiểu phân loại học sinh về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất làm tiền đề cho việc chia nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2