intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4 - 5 tuổi

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động chăm sóc - giáo dục của cô giáo đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ, cô giáo cần có định hướng, có mục đích để giáo dục. Các hoạt động của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4 - 5 tuổi

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số  biện pháp rèn luyện nề  nếp thói quen ban đầu   cho trẻ 4 ­ 5 tuổi”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. 3.Tác giả:  Họ và tên:                 Nữ          Điện thoại:  Ngày, tháng, năm sinh:  Trình độ chuyên môn:  Chức vụ, đơn vị công tác:  4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :  5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:   6. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: ­ Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu phục vụ công tác  chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.  ­ Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, sự phối hợp của đồng nghiệp và phụ  huynh học sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến:  TÁC GIẢ     XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP  DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
  2. TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.        “ Giáo dục” là một môi trường trong sự nghiệp trồng người. Để đảm bảo   cho sự tăng trưởng của xã hội, việc phát triển nhân tố của con người, sự hình  thành thói quen của trẻ  ngay từ  khi trẻ  còn nhỏ  là rất cần thiết. Trong quá   trình phát triển của trẻ nhất là trẻ 4 ­ 5 tuổi thì việc rèn luyện nề nếp cho trẻ  vô cùng quan trọng. Thông qua việc rèn luyện thói quen từ đó hình thành được  thói quen nề  nếp ngay từ  ban đầu. Trẻ  mẫu giáo bé lên mẫu giáo nhỡ  chưa   quen cô quen lớp, quen bạn . Có trẻ  lại mới ra lớp lần đầu thường còn bỡ  ngỡ, sợ  hãi, né tránh bạn  không chấp nhận sự giúp đỡ  của cô, thậm chí còn  không ăn, không ngủ, không tham gia vào hoạt động cùng các bạn.....Vậy làm  thế nào để đưa trẻ vào nề nếp ngay từ những ngày đầu đến lớp. Theo tôi nghĩ  đây không chỉ  là vấn đề  trăn trở  của riêng tôi mà là của tất cả  các giáo viên   nói chung. Nhận thức được điều này nên tôi đã lựa chọn đề  tài :  “Một số   biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ  4 ­ 5 tuổi” để  nghiên  cứu 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. ­ Điều kiện: Cơ sở vật chất, trường, lớp, phòng học đầy đủ, được sự  quan tâm của nhà trường và giúp đỡ của đồng nghiệp. ­ Thời gian: Từ tháng / 202 ­ Tháng / 202 ­ Đối tượng: Trẻ 4 ­ 5 tuổi. 3. Nội dung sáng kiến * Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:  Qua nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp mình năm học   ……  tôi nhận  thấy điểm mới tính sáng tạo của sáng kiến này là giáo viên tìm ra biện pháp  
  3. hữu hiệu nhất và phù hợp để rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong trường   mầm non. * Khả năng áp dụng của sáng kiến:              Khi áp dụng các biện pháp này đã đem lại được kết quả khá khả quan có  khả năng áp dụng ở các lớp 4 ­ 5 tuổi trong trường mầm non nơi tôi công tác.        Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày chi tiết nội dung   cụ thể của từng biện pháp để rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ. * Lợi ích thiết thực của sáng kiến là:  Trẻ  đã nhận thức được việc làm của mình, những hành vi  ứng xử  đối   với bạn thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ  nhằm tạo điều kiện cho   trẻ có thói quen nề nếp tốt,  có tác phong nhanh nhẹn mạnh dạn, lễ phép và tự  tin hơn.         Giúp giáo viên hiểu sâu hơn có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn   nề nếp thói quen cho trẻ mầm non           Phụ huynh kết hợp với giáo viên và nhà trường cùng rèn luyện cho trẻ có  nề nếp thói quen tốt.  4. Khẳng định kết quả đạt được. Qua thực tế  nghiên cứu áp dụng các biện pháp trong việc rèn nề  nếp  thói quen ban đầu cho trẻ  đã xóa đi những suy nghĩ cứng nhắc của một số  phụ  huynh. Giáo viên thì càng tích cực dạy, rèn cho trẻ  có nề  nếp tốt, phụ  huynh đã quan tâm tích cực kết hợp với giáo viên rèn cho trẻ có thói quen nề  nếp  ở  mọi lúc mọi nơi. Điều đó đã nâng cao sự  hiểu biết của các bậc phụ  huynh về  thói quen nề  nếp của con em mình là rất cần thiết, để  từ  đó phụ  huynh sẽ cùng phối kết hợp với nhà trường, cô giáo rèn cho trẻ có nề nếp thói  quen ban đầu tốt nhất. 5. Đề xuất, khuyến nghị Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên được tham dự,   học hỏi để  tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả. Hỗ  trợ  kinh phí mua  sắm đồ dùng để phục vụ cho môn học ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
  4. Tổ chức các buổi bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn cho giáo viên Tích cực tham mưu với các cấp, các nghành làm tốt công tác xã hội hóa  giáo dục. Hỗ trợ  kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ  dùng đồ  chơi cần thiết   phục vụ cho việc dạy và học
  5. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.          Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng   và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ  to lớn này thì gia đình và nhà  trường là sợi dây chăm sóc và kích thích của trẻ. Trẻ đến trường thời gian bên  cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy cô   phải làm sao hình thành cho các con bước đầu có một đức tính tốt để sau này   trẻ  trở  thành người công dân tốt.  Vậy làm thế  nào để  nhanh chóng đưa trẻ  vào nề  nếp thói quen ngay từ  những ngày đầu, những ngày mà trẻ  không   muốn rời xa mẹ để  đến với cô giáo và các bạn . Bởi thế muốn rèn luyện nề  nếp cho trẻ thì những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo cần phải làm như nào  để  trẻ  cảm nhận được sự  gần gũi, thương yêu, thấy mình được an toàn khi  đến lớp.          Hoạt động chăm sóc ­ giáo dục của cô giáo đòi hỏi phải rất linh hoạt,   nhạy bén, kịp thời, phải có sự  sáng tạo để  phát hiện và đáp  ứng những nhu   cầu phát triển của trẻ, cô giáo cần có định hướng, có mục đích để  giáo dục.  Các hoạt động của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển   của trẻ.Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề  tài : “Một số  biện pháp rèn luyện   nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4­5 tuổi” để nghiên cứu. 2. Thực trạng của vấn đề. Về thực trạng: Trong quá trình giáo dục rèn luyện nề nếp thói quen ban  đầu cho trẻ tuổi mẫu giáo nhỡ nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là hoàn thiện các nề  nếp thói quen như: nề nếp thói quen chào hỏi, nề  nếp cất đồ  dùng đồ  chơi,   nề nếp giờ ăn, giờ ngủ, giờ vui chơi, giờ học tập, nề nếp vệ sinh. Năm học …. tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp …. qua thời gian  đứng lớp cũng như  nghiên cứu đề  tài bản thân tôi gặp một số  thuận lợi và   khó khăn sau: 5
  6. 2.1 Thuận lợi: ­ Bản thân đã được đào tạo đúng chuyên ngành nhiệt tình, có tinh thần  trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. ­ Được sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu tạo  điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các buổi sinh hoạt tổ, dự chuyên đề  các tiết dạy mẫu...để nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. ­ Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: lớp học được trang bị đầy  đủ đồ dùng đồ chơi, ti vi...sân tập rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng trực quan đầy  đủ, đẹp mắt, đã thu hút trẻ thích đi học tích cực học tập . ­ Một số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập, sức khỏe của con   em mình, đã phối kết hợp thường xuyên với giáo viên trong công tác chăm sóc   giáo dục trẻ. 2.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn sau : ­ Trẻ chưa quen với nề nếp thói quen của lớp khi lên 4 tuổi ­ Trẻ chưa quen cô, cô chưa tạo được sự gần gũi với trẻ ­ Một số  phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé chưa   biết gì nên việc rèn nề  nếp cho trẻ  không quan trọng, một số  phụ huynh lại  hay cho con nghỉ học tự do. Nhưng là một giáo viên tôi không ngừng học hỏi,   tìm tòi, trau dồi kiến thức để tìm ra những biện pháp: “Rèn nề nếp thói quen  ban đầu cho trẻ 4 ­ 5 tuổi”. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ đem lại kết   quả nhất định cho trẻ. 2.3 Những giải pháp cũ thường thực hiện. ̣ ước trong quá trình rèn nề nếp cho tre tôi đa th Trong năm hoc tr ̉ ̃ ực hiên ̣   dươi môt sô hinh th ́ ̣ ́ ̀ ức qua các hoạt động như: ­ Rèn nề nếp cho trẻ qua thói quen chào hỏi, thói quen đi học, thói quen  cất đồ dùng đồ chơi, giờ ăn, ngủ, giờ học, giờ chơi, giờ vệ sinh. ­ Rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 6
  7.  Nhưng giai phap trên tôi đa tô ch ̃ ̉ ́ ̃ ̉ ức, hướng dân cho tre th ̃ ̉ ương xuyên va đa ̀ ̀ ̃  ̣ ược nhưng kêt qua b đat đ ̃ ́ ̉ ươc đâu măc du biên phap đo rât phu h ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̀ ợp vơi đăc ́ ̣   ̉ ́ ̉ ̉ điêm tâm sinh li cua tre trong qua trinh th ́ ̀ ực hiên kêt qua vân ch ̣ ́ ̉ ̃ ưa thực sự tôt. ́  Chính vì áp dụng những phương pháp cũ kết quả  trên trẻ  chưa cao nên tôi  mạnh dạn áp dụng sáng kiến:  “Một số  biện pháp rèn luyện nề  nếp thói   quen ban đầu cho trẻ 4­ 5 tuổi” Trước khi chưa áp dụng phương pháp mới tôi đã khảo sát trẻ  và kết  quả khảo sát như sau: Tổng số 31 Tháng 9/ 2020 Các thói quen nề nếp Đạt Chưa đạt Số trẻ  Tỉ lệ Số trẻ % Nề nếp chào hỏi 19 61 12 39 Nề nếp đi học 22 71 9 29 Nề   nếp   cất   đồ   dùng   đồ  20 64,5 11 35,5 chơi Nề nếp giờ ăn 22 71 9 29 Nề nếp giờ ngủ 17 55 14 45 Nề nếp vui chơi 15 48,3 16 51,7 Nề nếp vệ sinh 23 74,1 8 25,9 Nề nếp học tập 24 77,4 7 22,6 Qua kết quả trên bản thân tôi thấy việc rèn luyện nề nếp thói quen cho  trẻ  kết quả  trẻ thực hiện còn thấp. Để  thực hiện được những mục tiêu trên  thì vấn đề  rèn luyện nề  nếp thói quen ban đầu cho trẻ  mầm non phải được   chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới. Đặc biệt việc giáo  dục nề  nếp thói  quen ban  đầu cho trẻ  4 ­ 5 tuổi nếu cứ  thực hiện theo   phương pháp cũ thì sẽ  không đưa lại kết quả  cao, không phát huy được tính  chủ động tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ. Để  đi vào nề  nếp thói quen  cho trẻ  từ  những thuận lợi và khó khăn nêu trên, dựa trên cơ  sở  thực tế bản   7
  8. thân tôi đã tìm tòi, áp dụng một số  biện pháp tích cực nhất để  rèn luyện nề  nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách tốt nhất 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Nghiên cứu tham khảo, tự  bồi dưỡng nâng cao trình độ  chuyên môn   và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ   mẫu giáo 4 ­ 5 tuổi. Mỗi độ  tuổi của trẻ mẫu giáo nói riêng, và trẻ  4 ­ 5 tuổi nói chung sẽ  có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Chính vì tình hình thực tế, dựa vào đặc  điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những   tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản   thân nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Nắm vững  tình hình cụ  thể  của lớp, của trẻ, tích cực tham khảo qua tài liệu, sách báo,  tạp chí giáo dục mầm non, internet...cần chịu khó tìm tòi sáng tạo trong bài  dạy, từng tiết học và sáng tạo trong việc làm đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ... Xác   định rõ những khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp của   bản thân trẻ. Từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất. Ví dụ: Khi trẻ  vào đầu năm học tôi sẽ  phải gần gũi quan tâm đến trẻ  nhiều hơn, mỗi lúc đón trẻ vào lớp để tạo được sự tin tưởng với trẻ. Tùy vào   trẻ để cô có những biện pháp quan tâm cụ thể hơn. 3.2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là vấn đề  trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các con đi vào nền nếp thói   quen  ở  mọi lúc mọi nơi. Vì thế  mọi hoạt động trong ngày của trẻ  tôi đều   phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự  phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý: + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn 8
  9. + Trẻ  khá ngồi cạnh trẻ  ít chú ý đến hoạt động, để  trẻ  có thể  hỗ  trợ  nhau + Trẻ  hiếu động cá biệt ngồi cạnh trẻ  ngoan, ngồi cạnh cô giáo để  dễ  quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. Với những cách sắp xếp chỗ  ngồi như trên tôi đã giúp trẻ  đan xen ngồi   với nhau để trẻ sẽ được học tập giúp đỡ  nhau, vì trẻ sẽ học qua cô, qua bạn   để trẻ sẽ có nề nếp trong mọi hoạt động. 3.3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức của giáo viên để rèn nề nếp cho trẻ. Một số  trẻ  4 ­ 5 tuổi mới bắt đầu đi lớp, trẻ  bắt đầu rời khỏi bàn tay   ấp  ủ  yêu thương của cha mẹ, ông bà để  đến chỗ  mà với trẻ  tất cả  đều lạ  lẫm và mới mẻ: Trường mới, cô mới, bạn mới vì thế  các cháu  đến trường,   đến lớp mang một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình,   thậm chí có cháu còn sợ  hãi khóc lóc... Vì  ở  độ  tuổi này trẻ  sống nhiều về  tình cảm nên rất cần sự  âu yếm, nhẹ  nhàng của cô nhất là những ngày đầu  trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh  phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể được coi là một   thành viên trong cộng đồng mà trẻ  đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với  trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như  quan hệ mẹ con, biết tôn trọng   và đồng cảm với trẻ  tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để  thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể  sử  dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách   dễ dàng. Ví dụ:   Những ngày đầu khi đón trẻ vào lớp, trẻ còn bỡ  ngỡ, sợ  hãi và  khóc lóc, gào thét, cô có thể đến bên bế trẻ âu yếm rồi trò chuyện dỗ dành, cô  đưa trẻ đến gần các bức tranh hỏi trẻ về nội dung bức tranh để trẻ quên đi nỗi  nhớ  nhà, nhớ  cha mẹ  như: Bức tranh này vẽ  gì? Con thấy bạn nhỏ  trong bức   tranh đang làm gì? Con thấy bạn có vui không? Con thấy không bạn được đến  lớp được vui chơi múa hát bạn cười xinh thế kia mà….. 9
  10. Kết quả: Thông qua nội dung các bức tranh, với lời dẫn nhẹ nhàng đầy tình cảm   cô đã kích thích lòng ham muốn của trẻ  được đến lớp, được vui chơi, được  múa hát, được có nhiều đồ  chơi mới và có nhiều bạn mới. Thông qua các  hoạt động trên lớp, bằng tình cảm chân thành cô sẽ  chiếm được trái tim của   trẻ trong từng bữa ăn, từng giấc ngủ, trẻ sẽ được rèn luyện để có những thói  quen tốt, cứ như vậy trẻ sẽ thực sự yêu mến cô giáo,yêu quý các bạn và yêu  mến lớp, tình cảm thân mật giữa cô và các bạn ngày càng gắn bó và gần gũi  hơn. 3.4.  Lựa chọn đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động.  Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là “Trẻ học mà chơi, chơi mà   học”. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho  trẻ  tốt hơn giáo viên cần không ngừng và tích cực sưu tầm, làm và sử  dụng   đồ  dùng đồ  chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an   toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ  tuổi của trẻ để  thu hút   trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn. Đồng thời tận dụng  các khoảng không gian và vị trí trong và ngoài lớp học để trang trí các đồ chơi  tự tạo do cô và trẻ làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi   gợi niềm vui thích thú của trẻ  khi đến lớp. Hãy để  trẻ  hoạt động một cách  tích cực, ngoài việc cung cấp cho trẻ số đồ chơi cần và đủ, cô giáo cần sáng  tạo thêm các góc mở  để  cô và trẻ  cùng hòa nhập, cùng suy nghĩ và sáng tạo   thêm nhiều đồ  chơi mới, kích thích vào các giác quan khiến trẻ chủ  động và  tự tin hơn khi đến lớp. Ví dụ: Cháu mới ra lớp đang còn khóc vì nhớ  bố  mẹ, ông bà, giáo viên   hãy đưa trẻ đến các góc chơi, giới thiệu và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và  tác dụng các loại đồ  dùng, đồ  chơi trong lớp. Cô giáo có thể  cùng trẻ  gấp  máy bay, gấp thuyền và làm những dây xích nhiều màu sắc, điều này sẽ đem  lại niềm vui trẻ được sáng tạo và sử dụng những sản phẩm tự tay bé làm và  10
  11. sau đó là những bài học quý báu về sự quan tâm chia sẻ, tinh thần hợp tác và   biết nghĩ đến người khác, hơn nữa nó sẽ giúp cho trẻ thích thú đi lớp hơn. Kết quả: Từ  việc chú trọng đến đồ  dùng, đồ  chơi trang bị  cho trẻ  hoạt động   trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt  động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và   khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. 3.5. Nêu gương bạn tốt, việc tốt thông qua các hoạt động trong ngày Trẻ    4 ­ 5 tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  phát triển mạnh, trẻ  hay tò mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ  và hết sức   công bằng, sử dụng khen, chê  đúng  mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến  hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung   chung khiến trẻ mất lòng tự ái. Ví dụ: Đầu năm có trẻ  đi lớp rất ngoan nhưng có trẻ  đi lớp sáng nào  cũng khóc như bạn Minh Quân, cô đã phải thường xuyên động viên, khen trẻ  và hỏi chuyện để  trẻ trả  lời, giúp trẻ  quên đi khóc, dần dần trẻ sẽ ngoan và  đi lớp có nề nếp tốt hơn. Cô khen những trẻ  đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn  gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu   chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn   hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với   trẻ  về  một số  nền nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng  nhẽo không  nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ. Vào ngày cuối  tuần cô giáo sẽ  tuyên dương trước lớp các bạn ngoan, không khóc nhè, các  bạn có ý thức tốt biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết cất đồ chơi vào đúng nơi  qui định; đồng thời động viên những trẻ còn khóc chưa hòa nhập với lớp tuần   sau cố gắng hơn. 11
  12. Kết quả: Từ  sự  giúp đỡ  của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ  mất  dần. Do được cô tạo điều kiện giúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự  hoà nhập vào nề  nếp, khuôn khổ  của tập thể  lớp một cách thoải mái, dễ  dàng và tự tin. 3.6.  Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong hoạt động hàng ngày. Mỗi ngày đến lớp trẻ  đều đượ c tham gia các hoạt động như: thể  dục   sáng, học tập, vui chơi, v ệ  sinh, gi ờ   ăn, giờ  ngủ... mọi sinh hoạt   đều là  những hình thức để  trẻ  được rèn luyện. Đối với độ  tuổi này trẻ  cũng đã có  chút nề nếp, nhưng để  cho trẻ vào nề  nếp với quy định của nhóm lớp mình  như  nào mới là điều cần quan tâm. Muốn tạo cho trẻ  có được thói quen  thường xuyên cô phải luôn nhẹ  nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ  để  uốn   nắn trẻ  hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện... trò chơi có nội dung  nói về nề nếp thói quen, cô cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới   bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo. * Nề nếp đi học Như chúng ta đã biết trẻ lứa tuổi mầm non bước vào năm học mới, học  lớp mới, cô mới không thể  tránh khỏi sự  mới lạ  nên tôi luôn nhẹ  nhàng gần  gũi với trẻ cho trẻ làm quen với cô và các bạn trong lớp để  trẻ  nhớ  tên bạn,   tên cô. Nhưng tôi thấy trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn, một số trẻ vẫn   không chịu tham gia các hoạt động của lớp, nên tôi đã tìm hiểu tính cách của  từng trẻ trong lớp. Ví dụ : Với những trẻ mẫu giáo bé mới lên bước đầu đã có thói quen đi  lớp tôi có sự  quan tâm đặc biệt hơn tôi luôn gần gũi dỗ  dành trẻ, chơi cùng  trẻ, gợi ý giới thiệu đồ  chơi, các góc chơi để  cho trẻ  không bị  hụt hẫng. Cứ  như vậy tôi thấy trẻ gần gũi với nhau hơn, thích tham gia các hoạt động hơn.  Dần dần tôi đã tạo được tình cảm giữa cô và cháu. Khi đã quen với việc đi   học rồi tôi luôn khen những trẻ  đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn  gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp, biết cất đồ  dùng đúng nơi qui định   12
  13. gọn gàng, ngăn nắp, không khóc nhè... trước lớp, ngay hôm sau tôi thấy các  bạn khác cũng đi học ngoan,  biết chào cô vì cháu muốn được khen và bắt  chước các bạn. Qua trao đổi với phụ  huynh được biết trẻ  ngày càng thích đi  lớp hơn.  (Hình ảnh)                                  Trẻ biết cất dép đúng nơi quy định * Nề nếp thói quen chào hỏi Với tâm lý của trẻ là dễ nhớ, mau quên nên việc tạo nề nếp thói quen   cho trẻ  phải được thường xuyên và lặp đi lặp lại. Hàng ngày các cháu đến  lớp tôi rèn luyện cho trẻ  thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như:   Lời chào buổi sáng, Mẹ  yêu không nào...Các bài thơ: Miệng xinh hoặc câu  chuyện : Cháu chào ông  ạ… Bên cạnh đó vào giờ  đón, trả  trẻ  cô có thể  dạy  cháu biết chào cô, chào bạn ra về, chào cha mẹ  khi đến đón về. Nếu cháu  không chịu làm cô có thể làm gương cho trẻ nhìn thấy và cháu sẽ làm theo. * Hình thành thói quen trong nề nếp học tập Để  hình thành thói quen nề  nếp học tập tôi cũng thực hiện các bước:  Sắp xếp chỗ  ngồi, chia tổ, chia đội….Khi tiến hành hoạt động tôi thấy trẻ  lớp tôi còn uể oải, lơ đãng ít tập trung nề nếp còn lộn xộn. Tôi đã đi tìm hiểu  nguyên nhân thấy trẻ thích học nhưng nhanh chán vì vậy mà tôi sử  dụng các   hình thức động viên thi đua giữa các tổ và áp dụng một số trò chơi vận động  để tăng sự hứng thú cho trẻ Ví dụ:  + Rèn cho trẻ  ngồi đúng chỗ  tôi đã sử  dụng nhạc bài hát “Chim mẹ  Chim con” để trẻ về vị trí ngồi của mình. + Khi xếp hàng tôi đã sử  dụng trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”…   Như vậy tôi thấy trẻ học rất hứng thú kết quả lại cao. Hướng dẫn trẻ cách ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách đứng dậy trả lời  cô….Tôi hướng dẫn trẻ cách sử  dụng đồ  dùng trực quan sinh động, khi thực   13
  14. hiện tôi cùng nhóm trẻ nhanh nhẹn làm mẫu cho cả lớp xem nhờ vậy mà trẻ  tiếp thu yêu cầu của cô một cách chính xác ngay từ đầu. Tôi đã rèn luyện và   hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy. Trong giờ học trật tự  nghiêm túc ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô. Để có   sự  tập trung chú ý nghe cô giảng bài tôi đã dùng câu nói nhẹ  nhàng và nhắc   trẻ làm theo. Ví dụ: Cô xem bạn nào ngồi đẹp như  cô, lại chú ý lên cô nào? Những  trẻ nào làm đúng tôi nêu tên, khen ngợi trẻ... Nhắc nhở trẻ không nói chuyện   riêng, không khóc nhè hoặc châm chọc bạn trong giờ học, cho nên nề nếp của  trẻ  rất tốt trẻ  nhiệt tình hăng hái hoạt động tích cực. Sau khi áp dụng biện   pháp trên trẻ lớp tôi rất ngoan, có nề nếp hứng thú học tập, qua các tiết dạy  đều được đánh giá 100% trẻ có nề nếp học tập tốt. * Nề nếp lấy cất đồ dùng đồ chơi  Trong các môn học đồ  dùng học tập rất quan trọng, nó tác động trực  tiếp đến sự  tiếp thu của trẻ  . Đối với mẫu giáo lớn thì rất đơn giản nhẹ  nhàng nhưng  ở  mẫu giáo nhỡ  việc lấy đồ  dùng đồ  chơi còn vụng về  lúng   túng nên tôi đã chỉ bảo trẻ cách sắp xếp như thế nào?  Ví dụ: Khi dạy môn toán tôi để đồ dùng trên bàn tôi quy định rõ ràng 3   tổ, tổ  hoa hồng bên tay trái, tổ  hoa sen bên tay phải, tổ  hoa cúc  ở  giữa. Khi   vào giờ học trẻ lần lượt lấy đồ dùng về chỗ ngồi khi học xong trẻ biết tự cất   đồ dùng theo yêu cầu của cô.  Trong các giờ  chơi khác tôi luôn rèn cho trẻ  chơi ngoan đoàn kết, biết  nhường nhịn và giúp đỡ  bạn trong khi chơi. Trẻ có ý thức bảo quản, giữ  gìn  đồ dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn, chơi xong   biết cất đồ dùng đúng nơi qui định. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc trẻ đã tự lấy đồ dùng đồ chơi đúng với   vai chơi mà trẻ  thích và biết cất đồ  chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy  định khi trẻ chơi xong. 14
  15. * Nề nếp giờ ăn, giờ ngủ Rèn luyện cho trẻ  có nề  nếp trong khi ăn, khi ngủ  điều độ  đúng giờ  đúng giấc. Trước khi ăn tôi thường cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”, trò chuyện  giới thiệu món ăn với trẻ  để  kích thích vị  giác của trẻ  tạo cho trẻ  ăn ngon   miệng, ăn hết xuất. Biết xếp hàng chờ đến lượt khi lên lấy cơm, trước khi ăn  trẻ  biết mời cô, mời bạn, khi ăn ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói  chuyện trong giờ ăn, biết rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn. Khi ăn xong trẻ  biết để bát nhẹ nhàng vào rổ. Sau giờ ăn tôi cho trẻ ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi đến  giờ đi ngủ, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” tôi rèn cho trẻ 3 thói quen đến   giờ  đi ngủ: Ngủ ngoan, ngủ đủ  giấc, không nói chuyện và chêu trọc bạn khi  ngủ. Khi trẻ ngủ tôi cho trẻ  nghe những bài hát ru trẻ sẽ  từ  từ  cảm nhận và  ngủ ngon giấc hơn. Khi ngủ dậy trẻ có ý thức tự đi vệ sinh nhẹ nhàng, không  làm ồn ào ảnh hưởng đến các bạn. * Rèn nề nếp vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ. Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.    ­ Trẻ  biết giữ  gìn vệ  sinh thân thể  sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết  mặc quần áo theo mùa phù hợp với thời tiết    ­ Trẻ  biết giữ  gìn vệ  sinh trong ăn uống, không ăn quà vặt, không   uống nước lã, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.    ­ Trẻ  biết cùng nhau tham gia giúp cô giáo một số  công việc như:   chải chiếu cất gối, biết đi vệ  sinh đúng nơi quy định và không vứt rác bừa   bãi. (Hình ảnh) Trẻ biết thực hiện các thao tác rửa tay sạch sẽ * Nề nếp vui chơi Tôi luôn sưu tầm những nguyện vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi  sao cho đẹp, sáng tạo, hẫp dẫn với trẻ  vè màu sắc, tính ngộ  nghĩnh nhưng   15
  16. phải đảm bảo an toàn, sử  dụng hợp lý và phù hợp với trẻ. Đồ  dùng đồ  chơi   sắp xếp gọn gàng vừa tầm với của trẻ để thu hút trẻ vào hoạt động vui chơi  một cách thoải mái và tự  tin hơn. Đây cũng là yếu tố  góp phần quyết định  chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao  Kết quả: Nhờ   sự   tạo   điều   kiện   giúp   đỡ   của   cô   trẻ   đượ c   uốn   nắn   kịp   thời  thườ ng xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong  mọi hoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao h ơn, các con ngoan   và nề  nếp hơn. Trẻ  chơi có nề  nếp, có ý thức không tranh dành đồ  chơi,  chơi đoàn kết cùng các bạn. 3.7. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với   gia đình để rèn nề nếp thói quen cho trẻ. Ngoài góc tuyên truyền với phụ  huynh cô giáo còn có trách nhiệm trực  tiếp trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức: Trao đổi trực tiếp với phụ  huynh qua các giờ đón trả trẻ, ngoài ra còn qua điện thoại, qua zalo của nhóm  lớp. Để phụ huynh và cô giáo luôn có những kết hợp tốt trong công tác chăm  sóc và giáo dục trẻ (Hình ảnh) Hình ảnh trao đổi với phụ huynh Với trách nhiệm của một cô giáo mầm non, người mẹ  thứ  hai của trẻ,   cô giáo cần thường xuyên theo dõi và nắm tình hình mọi tính cách của trẻ   ở  mọi hoạt động trong ngày, tìm nguyên nhân để  có biện pháp thích hợp kịp  thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để  bồi dưỡng thêm cho  trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học  và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc ­ giáo dục trẻ. Ví dụ: Giáo viên động viên và khuyến khích phụ huynh cùng kết hợp với   cô trong việc rèn trẻ giờ ăn, giấc ngủ để trẻ ngủ đúng giờ và ăn đủ bữa, nhắc   16
  17. nhở  phụ huynh hãy rèn cho con mình thói quen vệ sinh, thói quen tự phục vụ  bản thân hay thói quen giữ gìn vệ sinh chung vứt rác vào đúng nơi qui định.  Khi gia đình và nhà trường cùng phối hợp với nhau trong việc rèn nề nếp  cho trẻ điều đó sẽ khiến cho việc giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. 4. Kết quả đạt được Trong thời gian học vừa qua tôi đã áp dụng   thực hiện một số  biện   pháp rèn luyện nề nếp cho trẻ, đến nay trẻ  đã thực sự  có nề  nếp trong mọi   hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn, cụ thể: ́ ́ ́ ́ ưc trong hoc tâp sô chau nghich ng ­ Cac chau rât co y th ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ợm hay gheọ   ̣ ban nh ư  chau B ́ ảo An, Văn Hiếu… nay chau đa ngoan h ́ ̃ ơn hoăc nh ̣ ư  nhưng ̃   ́ ̀ ơi đô dung day hoc trong tiêt hoc cung đa y th chau hay pha đô ch ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̃ ̃ ́ ức hơn. Giơ ̀ hoạt động có chủ đích cac chau đăc biêt chu y lăng nghe cô không con lam mât ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̀ ́  ̀ ́ ̉ ơp n nê nêp cua l ́ ưa, môi ho ̃ ̃ ạt động xong cac chau đêu co y th ́ ́ ̀ ́ ́ ức thu don đô ̣ ̀  chơi, đô dung hoc tâp cung cô ch ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ ứ không vứt bưa bai nh ̀ ̃ ư  khi mơi vao hoc ́ ̀ ̣   nưa.  ̃ Cụ thể: ­ Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông   bà, cha mẹ, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với  bạn, biết cảm ơn xin lỗi.  ­ Đặc biệt các cháu về  nhà đã biết tự  mình làm một số  việc tự  phục  vụ: Tự  xúc ăn, tự  uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ  sinh,   khi chơi xong tự cất đồ  chơi… biết đọc thơ, hát cho ông bà, bố mẹ  nghe. Vì  vậy các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. Từ đó  phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn.   Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là  kết quả so sánh về việc thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban  đầu cho trẻ: THÁNG 1/ 2021 17
  18. Các thói quen nề nếp Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % Nề nếp chào hỏi 31 100 0 0 Nề nếp đi học 31 100 0 0 Nề nếp cất đồ dùng đồ chơi 30 97 1 3 Nề nếp giờ ăn 31 100 0 0 Nề nếp giờ ngủ 31 100 0 0 Nề nếp vui chơi 31 100 0 0 Nề nếp vệ sinh 31 100 0 0 Nề nếp học tập 30 97 1 3 + Đối với bản thân: ­ Bản thân tôi đã tạo được cho trẻ môi trường giáo dục có thói quen nề  nếp tốt đến nay trẻ  đã thực sự  yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học, có   nề nếp trong mọi hoạt động. ­ Tôi lĩnh hội được nhiều những kinh nghiệm về  giáo dục rèn luyện   thói quen nề nếp cho trẻ. Chuyên môn của tôi được vững vàng hơn. + Đối với trẻ: ­ Trẻ có tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin khéo léo, hứng thú hơn   khi tham gia vào các hoạt động. ­ Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông  bà, cha mẹ, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết nói lời cảm ơn xin lỗi ­ Kết quả thể hiện rõ qua bảng khảo sát trên. + Đối với phụ huynh: ­ Khi trẻ  về  nhà đã tự  biết làm một số  việc tự  phục vụ: tự  xúc ăn, tự  lấy nước  uống, khi   chơi   xong biết  tự  cất  đồ   đồ   chơi....biết  đọc thơ,  kể  chuyện vì vậy các bậc phụ huynh rất vui, yên tâm khi gửi con đến trường. ­ Đa số các bậc phụ huynh thấy được sự thay đổi rõ rệt của con, trẻ có  nề nếp thói quen tốt hơn rất nhiều so với trước. 18
  19. ­ Phụ huynh thấy được tầm quan trọng khi kết hợp với giáo viên cùng  quan tâm, chăm sóc giáo dục cho trẻ, biết hướng dẫn, rèn luyện thêm cho trẻ  khi ở nhà. 5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: Sáng kiến : “Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu   cho trẻ 4 ­ 5 tuổi” được tôi thử nghiệm trực tiếp tại lớp mình và đã thu được  kết quả khả quan. Trẻ có nề  nếp khi tham gia vào các hoạt động. Từ  những  kết quả  đó tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp mà mình đã áp dụng   trong buổi sinh hoạt chuyên môn cho chị  em đồng nghiệp trong trường cùng  nghiên cứu và áp dụng. Những giải pháp trên không những được áp dụng cho  lứa tuổi 4 ­ 5 tuổi mà còn áp dụng vào các độ tuổi mẫu giáo trong toàn trường. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận .  19
  20.           Hoạt động rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ  không chỉ hình thành  cho trẻ có nề  nếp tốt. Mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ  luật,  biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ học bằng  chơi ­ chơi mà học. Như vậy hoạt động rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ  trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát   triển nhân cách cho trẻ.       Qua nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban   đầu cho trẻ  4 ­ 5 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác đã thu được   những kết quả khá tốt, tạo được lòng tin đối với các bậc phụ huynh. 2.  Khuyến nghị: 2.1. Đối với Phòng giáo dục ­ Cần có sự  đầu tư  thích đáng về  cơ  sở  vật chất như: Phòng học, sân chơi,   các phương tiện và đồ dùng dạy học, tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động học  tập. 2.2. Đối với nhà trường: ­ Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành đầu tư kinh phí bổ sung cơ  sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Duy   trì thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn.. Để giáo vien học hỏi. 2.3. Đối với phụ huynh:         Nâng cao ý thức trách nhiệm và phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường   trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.         Trên đây là một số  bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi thực hiện .   Tuy nhiên bài sáng kiến của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót.   Rất kính mong sự góp ý, bổ sung của Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp để  tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy và sáng kiến kinh  nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.                                                 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2