Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 trường Mầm non Nhân Thắng
lượt xem 1
download
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 trường Mầm non Nhân Thắng” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường mầm non của tôi nói riêng và ngành học nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 trường Mầm non Nhân Thắng
- 1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3 1. Thực trạng việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 3 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 Trường Mầm non Nhân Thắng a) Ưu điểm. 3 b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 4 2. Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 Trường Mầm non Nhân Thắng a) Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình với Nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm 6 theo các chủ đề b) Biện pháp 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế phẩm 8 c) Biện pháp 3: Cho trẻ khám phá trải nghiệm những nguyên liệu thiên nhiên, phế phẩm và các tác 10 phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc mọi nơi d) Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thực hành hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, 15 phế phẩm e) Biện pháp 5: Phối hợp tốt với phụ huynh sưu tầm và tích cực cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên 19 nhiên, phế phẩm trong hoạt động tạo hình 3. Kết quả. 21 a) Kết quả đạt được . 21 b) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn) 23 4. Kết luận. 23 5. Kiến nghị , đề xuất . 24 a) Đối với tổ/ nhóm chuyên môn. 24 b) Đối với Lãnh đạo nhà trường. 24 c)Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo 24 PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP. 25 PHẦN IV. CAM KẾT 26 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai”. Vâng, trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc, sinh trưởng và phát triển một cách toàn diện.Các nhà tâm lý học đã nói rằng “Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp ngay từ thủa còn thơ. Bởi nó là cơ sở đầu tiên hình thành lên nhân cách con người mới.” Chính vì vậy, hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong chương trình giáo dục Mầm non..
- 2 Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Đối với trẻ thơ, trong thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá những gì mà trẻ được nhìn thấy ở thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ phát triển cảm xúc, tình cảm tích cực để trẻ phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ với sự phong phú của các thể loại như: vẽ, nặn, xếp, gấp, cắt, xé, dán... Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố cảm xúc, tình cảm và hứng thú của trẻ. Từ những hứng thú trong hoạt động tạo hình nó làm nảy sinh ra những ý tưởng thú vị, là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Vậy làm thế nào, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình và tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho trẻ. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Đặc biệt là với nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê vô tận chính là thiên nhiên và các nguyên vật liệu tạo hình lấy từ thiên nhiên. Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng. Vì vậy nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lý do này tôi đã tìm tòi các nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm kích thích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Với mong muốn sẽ đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đặc biệt là phát huy chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng kịp thời với chương trình giáo dục hiện nay và để trong mắt trẻ “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- 3 Xuất phát từ những lý do này và bản thần tôi là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy việc cho trẻ sử dụng những nguyên vật liệu thiên trong hoạt động tạo hình là rất cần thiết. Tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp trẻ có được những kỹ năng, năng lực sáng tạo và sự hứng thú sau mê của mình trong hoạt động học tạo hình tại trường mầm non. Và đây cũng là lý do thúc đẩy tôi mạnh dạn suy nghĩ tìm hiểu, nghiên cứu đề tài“Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 trường Mầm non Nhân Thắng” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường mầm non của tôi nói riêng và ngành học nói chung. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 tại trường Mầm non Nhân Thắng. Năm học 2024 – 2025, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 trường mầm non Nhân Thắng với tổng số học sinh là 27 trẻ trong đó có 15 nam và 12 nữ. Trong quá trình thực tế giảng dạy tại lớp tôi rút ra được một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như sau: a. Ưu điểm: * Về phía nhà trường: Trường Mầm non Nhân Thắng nằm trên quốc lộ 17 thuộc địa phận thôn khoái khê, xã Nhân Thắng. Trường được thành lập năm 1992, với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhiều năm liên trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến , tiến tiến xuất sắc và được đón bằng công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh vào năm 2002. Từ đó đén nay phát huy bề dày thành tích của nhà trường , buổi lễ khai giảng năm học 2024 – 2025 vừa qua nhà trường tiếp tục được đón bằng công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II và kiểm định chất lượng mức độ III. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Đảng, chính
- 4 quyền từ tỉnh, huyện đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo về chuyên môn, góp ý kinh nghiệm, tư vấn cho giáo viên về chuyên môn cũng như trong việc xây dựng môi trường lớp học đặc biệt là các chuyên đề trong đó có chuyên đề phát triển thẩm mỹ * Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình có ý thức và tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao, đưa chất lượng chăm sóc giáo dục ngày càng nâng cao. Bản thân là giáo viên trẻ, năng động luôn có trách nhiệm và tinh thần học hỏi cao trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ, nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức, linh hoạt khi sử dụng nguyên liệu tạo hình cho trẻ. * Về phía trẻ: Đa số trẻ ngoan có nền nếp trong các hoạt động, hợp tác với cô giáo, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp. * Về phía phụ huynh Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của các con, nhiệt tình ủng hộ các phong trào của lớp và của trường. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: * Hạn chế - Về phía nhà trường: + Khuôn viên của trường rất rộng nhưng chưa có mái vòm nên bị hạn chế về không gian và thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ngoài trời. + Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên còn ít, chưa phong phú. - Về phía giáo viên:
- 5 + Một số giáo viên chưa tạo dựng được kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình, chưa có có hệ thống, chưa theo hướng tích hợp với các hoạt động chơi trong ngày. + Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cho giờ hoạt động tạo hình ở lớp chưa phong phú và đa dạng. - Về phía phụ huynh: + Một số phụ huynh quá bận công việc, chưa chủ động kết hợp với giáo viên trong việc sưu tầm và cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên - Về phía trẻ: + Trẻ thường hoạt động thụ động theo cô. + Kỹ năng sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn hạn chế. Kết quả tạo hình của trẻ chưa phong phú. + Tuy trẻ cùng một độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ lại khác nhau, một số trẻ rụt rè, thiếu tự tin, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động của nhóm, tập thể. * Nguyên nhân của hạn chế: - Do vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình còn hạn chế. Nhất là về các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm. - Do giáo viên đứng lớp ngày hai chiều nên thời gian để giáo viên làm đồ dung, đồ chơi còn ít và chưa linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm để gây hứng thú với trẻ trong hoạt động tạo hình. - Đa số các bậc phụ hunh bận buôn bán, làm đồng ruộng nên í có thời gian quan tâm đến việc học của các con do quan niệm trẻ mầm non chăm sóc là chính chưa cần học kiến thức. * Từ những thực trạng nêu trên, đầu năm học 2024 -2025 tôi đã tiến hành khảo sát về khả năng tạo hình, kỹ năng sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên, phế phẩm trong hoạt động tạo hình của trẻ lớp tôi, với kết quả khảo sát đầu năm như sau: Bảng khảo sát thực trạng trước khi thực hiện biện pháp STT Nội dung Trước khi thực hiện biện pháp
- 6 Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ có kỹ năng sử dụng một số nguyên vật liệu thiên nhiên 1 16/27 59 trong hoạt động tạo hình 2 Trẻ hứng thú tích cực tạo ra sản phẩm 15/27 56 3 Sản phầm tạo hình của trẻ sinh động, sáng tạo 14/27 52 Trẻ ngắm nhìn nói lên cảm nhận về vẻ đẹp trước sản phẩm 4 16/27 59 tạo hình 5 Trẻ mạnh dạn, tự tin chia sẻ sản phẩm của mình 18/27 67 Dựa vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy: Tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình còn chưa cao, sản phẩm tạo hình của trẻ chưa có nhiều sáng tạo, kỹ năng sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin chia sẻ sản phẩm của mình. Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo cùng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 5TA4 Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm cho trẻ theo các chủ đề năm học Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ được phân bố theo chương trình giáo dục mầm non và theo hướng dẫn thực hiện chuyên môn của nhà trường. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ tôi thường nghiên cứu từng hoạt động cụ thể. Đối với trẻ mầm non, thì giáo viên đóng vai trò là thang đỡ, là điểm tựa và là cầu nối để cho trẻ phát triển một cách toàn diện, linh hoạt và chủ động. Nhận thức được tầm quan trọng
- 7 của vấn đề, tôi đã luôn nghiên cứu, tham khảo tài liệu qua các kế hoạch giảng dạy trong chương trình giáo dục Mầm non, qua sách báo, qua mạng internet và thông qua các lớp học bồi dưỡng chuyên đề hoạt động tạo hình. Tích cực trao đổi với các đồng nghiệp trong trường về việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm trong hoạt động tạo hình. Khi đã hiểu hơn thì tôi bắt tay đi sâu vào nghiên cứu và lựa chọn những nội dung điển hình trong hoạt động tạo hình. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm phù hợp với các chủ đề trong năm học. Tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm vào trong các hoạt động tạo hình theo 10 chủ đề trong năm học như sau: ST Chủ đề Nội dung Nguyên vật liệu T Làm tranh về Trường, Rơm khô, giấy vụn, vỏ hạt hướng 1 Trường Mầm non Lớp mầm non dương Làm đồ dùng đồ chơi: Chai, lọ, can nước giặt, bìa carton lọ hoa, xích đu, cầu trượt Tạo hình bạn thân Bông len, bìa carton, hoa khô Trang trí chiếc váy từ Hoa khô, lá cây, cỏ khô, vỏ các loại 2 Bản thân nguyên vật liệu thiên hạt, màu nước, cúc áo nhiên Bé tạo hình người thân Cốc giấy, giấy màu, sỏi cuội, màu 3 Gia đình nước Làm đồ dùng, đồ chơi Chai , lọ, vỏ sữa chua, lõi giấy, xốp trong gia đình: ca cốc, dạ, giấy màu, ống hút, thìa sữa chua, bát thìa, tivi, tủ lạnh, bìa carton. bếp ga, ấm nước Tạo hình cô giáo Giấy màu, băng dính hai mặt, bông len, hoa khô, sỏi ... Làm tranh sáng tạo tạng Bìa carton, màu nước, vỏ các loại 4 Nghề nghiệp chú bộ đội hạt, vỏ ngao, vỏ hến Tạo hình chú cá đáng Lá cây, cành cây khô, vỏ ngao, vỏ sò, yêu các loại hột hạt, màu nước, giấy màu
- 8 5 Thế giới động vật Làm đồ dùng đồ chơi Vải dạ, bông len, lọ sữa su su các con vật Tạo hình bông hoa từ Lá cây, đá cuội, vỏ lạc, vỏ ngao, các các nguyên vật liệu loại hạt, cành cây khô, màu nước 6 Thế giới thực vật khác nhau Làm đồ dùng, đồ chơi Vải dạ, bông len, bìa carton các loại rau củ quả Tạo hình thuyền trên Lá cây, màu nước, bìa carton,băng biển dính 2 mặt, sỏi cuội, cát Làm đồ dùng đồ chơi, Hộp bánh, bìa carton, giấy màu, keo 7 Giao thông các phương tiện giao nến thông: ô tô, máy bay, tàu hỏa Làm tranh sáng tạo về ống hút, vải dạ, bông, bìa carton, 8 Nước và các hiện hiện tượng tự nhiên băng dính 2 mặt, màu nước Làm đồ dùng: tạo các Bìa carton, vải dạ, bông gòn tượng tự nhiên đám mây, mặt trăng Trang trí ảnh bác từ Lá cây, khoa khô, hạt gấc, vỏ lạc, vỏ 9 Quê hương - Đất nguyên liệu thiên nhiên ngao, các loại hột hạt Làm tranh quê hương Giấy màu, màu nước, vỏ lạc, vỏ em ngao, nắp chai, ống hút nước – Bác Hồ Chế tạo mô hình trường Thùng bìa carton, cành cây, lá cây, 10 Trường Tiểu Học tiểu học keo nến Làm đồ dùng học tập: Lọ sữa, hộp bìa carton, keo nến hộp bút, cặp sách b. Biện pháp 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế phẩm Nguyên vật liệu từ thiên nhiên xung quanh rất phong phú và đa dạng bao gồm các nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật như: rau, củ, quả, cành cây, vỏ lạc, hột, hạt; các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật như: vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ trứng... và các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như: cát, nước, sỏi, đá... Tất cả các loại nguyên liệu thiên nhiên này, khi tôi tiến hành sưu tầm tôi luôn chú ý đảm bảo tính an toàn, không gây độc hại với trẻ.
- 9 Hình ảnh một số nguyên vật liệu thừ thiên nhiên, phế phẩm Trong quá trình sưu tầm để có được các ngyên vật liệu phong phú và đa dạng, tôi chủ động nghiên cứu, tìm tòi các nguyên vật liệu phù hợp với từng hoạt động. Tuy nhiên, không phải lúc nào cô giáo cũng là người chuẩn bị các nguyên vật liệu mà trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi còn linh hoạt giao nhiệm vụ cho trẻ nhặt lá cây, cành cây rụng, hoa rụng, sỏi đá...để làm phong phú thêm nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ ở lớp. Qua việc làm này cũng tạo cho trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, kích thích tính độc lập sáng tạo của trẻ. Sau khi sưu tầm được các nguyên vật liệu, tôi tiến hành phân loại, sắp xếp: đối với những nguyên vật liệu sẵn có và có thể sử dụng trực tiếp, tôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ sau đó tổ chức cùng trẻ phân loại theo đặc điểm của từng nguyên vật liệu để dễ dàng phục vụ trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình sau đó. Tôi hướng dẫn trẻ phân loại nguyên vật liệu theo màu sắc, hình dáng, kích thước và theo đặc điểm hình thái bề mặt của vật liệu như: bóng, sần, nhẵn, mịn, khô, ướt, cứng, mềm... rồi sắp xếp vào các hộp riêng có ghi nhãn mác. Đối những nguyên vật liệu từ rau củ quả có màu đặc trưng như: củ cà rốt, củ rền, lá dứa, vỏ cam, cải tím, hoa đậu biếc...là rau củ quả tươi nên rất dễ bị hỏng tôi tiến hành sơ chế và tạo màu tự nhiên để sử dụng trong hoạt động tạo hình và trải nghiệm. Những màu sắc được tạo ra từ nguyên vật liệu rau củ quả tươi có màu đặc trưng, không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn với trẻ. Sau khi có được nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú tôi tiến hành cho trẻ khám phá, trải nghiệm với những nguyên vật liệu và tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi và vào từng bài học cụ thể. c. Biện pháp 3: Cho trẻ khám phá trải nghiệm những nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.
- 10 Việc cho trẻ được khám phá trải nghiệm, tiếp xúc thường xuyên với các nguyên vật liệu tạo hình và kết hợp cho trẻ xem các tác phẩm sáng tạo trên tivi, các tác phẩm của các họa sĩ, các sản phẩm sưu tầm hoặc các sản phẩm của cô và trẻ để trẻ quan sát, nhận xét về nội dung, cách thể hiện, cách trình bày, cách làm... từ đó để trẻ thấy được giá trị và ý nghĩa của các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm trong hoạt động tạo hình giúp trẻ kích thích niềm say mê sáng tạo của bản thân thông qua các hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Hình ảnh trẻ khám phá trải nghiệm với một số nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm Thông qua việc quan sát, khám phá, trải nghiệm trực tiếp với các nguyên vật liệu ở mọi lúc, mọi nơi trẻ sẽ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, hình dạng, tính chất của các loại nguyên vật liệu khác nhau qua các giờ hoạt động của trẻ như: *Trải nghiệm trong các giờ hoạt động tạo hình Giờ hoạt động tạo hình của trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua hoạt động tạo hình trẻ được trải nghiệm, khám phá trực tiếp với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm và được tự do lựa chọn, thảo sức sáng tạo nghệ thuật theo ý tưởng của riêng mình để tạo nên những sản phẩm rất độc đáo và mang những phong cách rất hồn nhiên của trẻ thơ. Từ đó, trẻ được cùng cô sử dụng các sản phẩm đó vào việc trang trí và phục vụ cho hoạt động học tập nên trẻ rất hăng hái tích cực sáng tạo trong các giờ hoạt động tạo hình. Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm đơn giản trẻ nói lên ý tưởng của mình và sau đó được sự gợi ý, hướng dẫn của cô, trẻ đã làm ra được các sản phẩm, tác phẩm tạo hình sáng tạo giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và tư duy của mình để trẻ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm mình đã tạo ra. Đặc biệt, trong các giờ hoạt động tạo hình tôi luôn xác định rõ đề tài theo từng chủ điểm và lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp để trẻ khám phá, trải nghiệm đạt mục tiêu giáo dục đã
- 11 đề ra, mang hiệu quả tính thẩm mỹ cao. Qua đó, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo và đảm bảo an toàn cho trẻ. VD: Đề tài làm tranh ngày Tết, tôi đã sử dụng rất nhiều các loại hột hạt để làm bức tranh lọ hoa. Trước khi cho trẻ thực hiện tôi cho trẻ quan sát, trải nghiệm về nguyên vật liệu như là cho trẻ nhìn, ngắm, sờ để trẻ khám phá tên gọi, màu sắc, tính chất, công dụng của từng loại nguyên vật liệu khác nhau và dẫn dắt trẻ từng bước để thực hiện đề tài Hay cho trẻ khám phá những nguyên vật liệu như: giấy màu, vải dạ, … tôi đã cho trẻ làm nên các bức tranh, bức thiệp để tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo và các bạn nhân “Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10”
- 12 Hình ảnh trẻ làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10 Như vậy, chính trong các giờ hoạt động tạo hình đã giúp cho trẻ được khám phá, trải nghiệm và hoạt động với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm để tạo ra các sản phẩm hết sức phong phú và sáng tạo phục vụ cho hoạt động học tập, trang trí và vui chơi của trẻ ở trường mầm non. *Trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm ở mọi lúc, mọi nơi (hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều …) Tôi thiết nghĩ, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Trên sân trượng rộng có nhiều cỏ cây, hoa, lá nên tôi tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn như: lá cây khô, hoa quả khô, sỏi đá hoặc các gian hàng để cho trẻ hoạt động tạo hình sáng tạo trong giờ hoạt động ngoài trời. Qua đó, tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng và diễn đạt cảm xúc của mình, với không gian thoáng mát, sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên sẽ kích thích khả năng tư duy, sáng tạo nghệ thuật cho trẻ. Trẻ được phối hợp cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật khiến trẻ đam mê sâu sắc với hoạt động ngoài trời. Và qua đó, trẻ cũng cảm nhận chân thực vẻ đẹp thiên nhiên, từ đó trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ ngày một nâng cao.
- 13 Ví dụ: trong giờ hoạt động ngoài trời với đề tài: Quan sát cây bằng lăng. Sau khi trò chuyện, quan sát và cùng tìm hiểu khám phá về cây hoa bằng lăng, tôi cho trẻ nhặt và lựa chọn những chiếc lá rụng sạch mang về chỗ ngồi tôi đã chuẩn bị sẵn trước đó. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ tạo hình từ những chiếc lá cây già, lá vàng, lá rụng, tôi hướng dẫn trẻ tạo hình những con vật như: con trâu, con thỏ, xếp đàn cá… Từ đó, tạo cho đôi tay trẻ ngày càng khéo léo và góp phần nâng cao ý thức cho trẻ trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Hình ảnh trẻ khám phá, trải nghiệm với nguyên vật liệu thiên nhiên trong giờ hoạt động ngoài trời Ngoài ra, tôi cũng cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo hơn nữa với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm trong các giờ hoạt động góc và hoạt động chiều để từ đó giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa, tác dụng của các sản phẩm tạo hình làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua các góc chơi, giúp trẻ hiểu nhau hơn, biết hợp tác cùng nhau để sáng tạo ra những ý tưởng thú vị của mình. Tận dụng được ý nghĩa thiết thực của từng góc chơi của trẻ mà tôi đã phối kết hợp cho được trải nghiệm hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm vào một số góc chơi điển hình như: góc sáng tạo, góc học tập, góc thiên nhiên hay góc nghệ thuật.
- 14 Ví dụ: ở góc học tập tôi cho trẻ xếp các chữ cái, con số bằng các loại hột hạt. Góc thiên nhiên tôi cho trẻ sưu tầm những chiếc lá, hoa để trẻ ép khô thành bộ sưu tầm hoa lá. Ở góc nghệ thuật tôi cho trẻ làm những đồ chơi, con vật từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Hay như ở góc sang tạo tôi cho trẻ làm tranh, xếp dán tranh bằng bìa carton, vải vụn… Hình ảnh sản phẩm của trẻ trong giờ hoạt động góc Hay trong các buổi hoạt động chiều, buổi dạo chơi tôi cho trẻ trải nghiệm với các nguyên liệu khác như: sỏi cuội, lá cây, vỏ chai, vỏ hến... Tôi cũng giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm và nói lên ý tưởng của mình để tạo ra những bức tranh đẹp, sáng tạo như gia đình sỏi, các con vật nghộ nghĩnh và rất nhiều các con vật được tạo ra từ các loại lá cây. Trẻ rất hứng thú, say mê với những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo ra những sản phẩm đẹp, sáng tạo mang nét hấp dẫn độc đáo của tâm hồn trẻ thơ.
- 15 Hình ảnh một số tác phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên lá cây d. Biện pháp 4: Cho trẻ thực hành hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm. Trẻ tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm là cơ hội để trẻ được hoạt động một cách tập trung, chú ý, sáng tạo giúp trẻ hiểu và yêu cái đẹp ở thế giới xung quanh, đặc biệt, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.Từ đó, khơi gợi cho trẻ khơi gợi sự hứng thú, ham học hỏi, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ và tình cảm xã hội của trẻ. Mặt khác khi cho trẻ thực hiện chúng ta cần phải ghi nhớ đó là việc tham gia trải nghiệm của trẻ phải tự nhiên không thể gò ép thì trẻ mới thực hiện tốt được. Tôi luôn chú trọng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ tập trung tự làm ra sản phẩm theo cách của mình. Qua đó phát huy tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, kích thích động cơ bên trong của trẻ tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho trẻ tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, phát triển những kỹ năng vận dụng những hiểu biết của trẻ vào
- 16 thực tiễn đồng thời giúp trẻ được hòa nhập, thích ứng với cuộc sống.Tôi để trẻ chủ động quan sát, tìm hiểu và đưa ra ý tưởng của từng nhóm, cô giáo chỉ là người gợi ý, phát triển ý tưởng của trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần thiết còn tất cả trẻ được làm chủ trong các hoạt động của mình. Hình ảnh các bé thực hành hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu tự nhiên Để trẻ có thể hình dung ra những sản phẩm có thể tạo ra từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm đầu tiên tôi chuẩn bị một số mẫu tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu này để trẻ có thể quan sát trước, trò chuyện cùng trẻ để kích thích sự hứng thú của trẻ.
- 17 Hình ảnh trẻ quan sát tranh mẫu trong tiết học hoạt động tạo hình Khi cho trẻ thực hành hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm trẻ sẽ được quan sát, khám phá, so sánh, phân loại và chia sẻ cùng cô và các bạn qua cách trẻ đặt câu hỏi: tại sao? Vì sao? Như thế nào? Từ đó trẻ sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và những kỹ năng cần thiết của trẻ cũng được hình thành như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm và khả năng sáng tạo Ví dụ: trẻ thực hành hoạt động tạo hình với đề tài: “làm tranh đàn cá” trong chủ đề thế giới động vật. Để thực hiện đề tài này tôi tổ chức cho trẻ thực hiện qua các bước như sau: - Bước thứ nhất: chuẩn bị các nguyên vật liệu để trẻ tạo hình đàn cá, gồm có: vỏ ngao, màu nước, băng dính 2 mặt, bút lông vẽ, giấy màu, khăn tay, tranh mẫu của cô, rổ đựng các nguyên vật liệu để trẻ thực hiện. - Bước thứ 2: gây hứng thú cho trẻ qua hoạt động thăm quan thế giới đại dương. Sau đó tôi đưa ra các câu hỏi để đàm thoại, trò chuyện và giáo dục trẻ, như: ở dưới đại dương có những gì? Các chú cá như thế nào? Các con biếu gì về cá? - Bước thứ 3: cho trẻ quan sát và đàm thoại về tranh mẫu. Tôi chia trẻ làm 3 nhóm để trẻ thảo luận, quan sát, khám phá và đàm thoại về 3 tranh mẫu cô tặng. Tôi đưa ra các gợi ý để trẻ nhận xét về các kỹ năng và các nguyên vật liệu để làm lên bức tranh. Sau đó tôi cũng giới thiệu thêm một số bức tranh khác làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm khác nhau để khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho trẻ.
- 18 - Bước thứ 4: hỏi ý tưởng sáng tạo của trẻ. Tôi đưa ra các câu hỏi để khơi gợi, kích thích ý tưởng của trẻ như: Con dự định sẽ làm gì trong giờ tạo hình hôm nay? Con sẽ làm bức tranh đàn cá bằng nguyên vật liệu gì? Ý tưởng của con như thế nào? Con sẽ làm như thế nào cho bức tranh của mình? Con thực hiện các bước như thế nào? Có bạn nào có ý tưởng khác nữa ko? Sau đó, tôi sẽ khái quát lại cách sử dụng các nguyên vật liệu và các bước thực hiện để cho trẻ tạo hình bức tranh theo ý tưởng sáng tạo của mình đạt hiệu quả tốt nhất. - Bước thứ 5: cho trẻ thực hành hoạt động tạo hình dưới sự bao quát của cô. Trong quá trình trẻ thực hiện, tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ nhóm trẻ và cá nhân trẻ kịp thời khi cần thiết, không gò bó, áp đặt trẻ . Gợi ý cho trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với bố cục sắp xếp bức tranh. + Tôi không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong quá trình trẻ hoạt động, bình tĩnh lắng nghe và đửaa các lời khuyên phù hợp. + Tôi chú ý quan sát, hướng dẫn khi trẻ không thực hiện được. Khuyến khích những trẻ có sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Không so sánh sản phẩm của trẻ với sản phẩm mẫu hoặc sản phẩm của bạn, không chê bai sản phẩm của trẻ mà thể thay thế bằng những nhận xét ngộ nghĩnh hoặc khơi gợi thêm ý tưởng cho trẻ. + Luôn tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, quan hệ gần gũi, yêu thương, tôn trọng trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tạo hình. Nhắc nhở trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Bước thứ 6: kết thúc hoạt động, sau khi trẻ thực hành xong bức tranh tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày ở góc tạo hình của lớp. Những sản phẩm đẹp, đọc đáo, hấp dẫn tôi sẽ mang trưng bày ở góc tuyên truyền và làm tranh trang trí ở góc chủ đề của lớp để trẻ được thường xuyên quan sát.
- 19 Hình ảnh trẻ thực hành làm tranh đàn cá từ nguyên vật liệu thiên nhiên Đối với trẻ mầm non sản phẩm do trẻ làm ra dù nhỏ bé nhưng đều rất đáng trân trọng. Những sản phẩm ấy là dụng cụ học tập đơn giản, gần gũi, dễ dàng phục vụ hoạt động vui chơi của trẻ, trẻ càng được chơi, được trải nghiệm với một số đồ chơi hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì trẻ sẽ càng lĩnh hội được nhiều kiến thức và kỹ năng. Như vậy, để hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm đạt hiệu quả cao, kích thích sự tập trung, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ thì giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hành hoạt động tạo hình qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: trong tiết học hoạt động tạo hình, trong giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động dạo chơi của trẻ. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để trẻ dễ dàng thực hiện hoạt động, đặc biệt là các nguyên vật liệu. Ngoài ra cần có các phương pháp thích hợp nhằm thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách nhẹ nhàng, e, Giải pháp 5: Phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên. Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, việc phối hợp với cha mẹ học sinh nhằm cung cấp thông tin hai chiều và nâng cao chất lượng công chăm sóc, giáo dục trẻ là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết. Muốn cho trẻ phát triển một cách hài
- 20 hòa phải kết hợp giữa 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh, tôi động viên các bậc phụ huynh lớp mình tham gia đầy đủ để nắm được công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ của lớp mình. Để góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm trong hoạt động tạo hình tôi đã phối hợp với phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho trẻ có được môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm học của lớp Để các biện pháp áp dụng thực tiễn tại lớp của mình đạt kết quả cao hơn. Tôi đã gửi hình ảnh, video trẻ hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm qua nhóm zalo hay facebook tới phụ huynh của lớp mình để phụ huynh hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tạo hình với các nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Hay qua những giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền tôi phổ biến đến cho phụ huynh những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, tầm quan trọng của việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình của trẻ, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ một số kỹ năng tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được chơi, được thể hiện khả năng tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có trong gia đình khi ở nhà, khi đi thăm quan du lịch…. Qua công tác tuyên truyền tôi còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ phụ huynh về việc chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế phẩm gần gũi xung quanh như là: những
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn