intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non A xã Ngũ Hiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non A xã Ngũ Hiệp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp một phần nào đó để tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm; biết được những nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm; biết lựa chọn những thực phẩm sạch an toàn và sạch sẽ;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non A xã Ngũ Hiệp

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................ 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................3 1. Mô tả thực trạng: ............................................................................................ 3 a. Thuận lợi: .........................................................................................................4 b. Khó khăn: ....................................................................................................... 4 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ................................................................ 5 1. Biện pháp 1: Khảo sát nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. ...............................................................................................................................5 2. Biện pháp 2: Kiến nghị , tham mưu với Ban Giám Hiệu về các giải pháp thực hiện trong năm học: ..........................................................................7 3. Biện pháp 3:Cải tiến cách chế thực phẩm đảm bảo VSATTP mà tránh hao hụt lượng các chất dinh dưỡng: ...............................................................10 4. Biện pháp 4: Phối hợp với các thành viên trong tổ nuôi chăm sóc cải tạo vườn rau sạch để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ . ...................................... 14 5. Biện pháp 5 : Phối kết hợp với nhân viên, giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh về việc đảm bảo VSATTP, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. ........................................................................................15 6. Biện pháp 6: Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm : .......................................................................................... 16 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................17 I. Kết luận .......................................................................................................... 17 1.Kết quả : ......................................................................................................... 17 2. Hiệu quả của SKKN : .................................................................................. 17 II. Khuyến nghị ................................................................................................. 18
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ “ Hạnh phúc không có gì hơn là khi có một cơ thể khỏe mạnh” Một cơ thể khỏe mạnh được coi là tài sản vô giá nhất mà ngay cả vàng, bạc châu báu cũng không thể mua được. Sức khỏe được ví như chiếc chìa khóa vạn năng giúp mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của bản thân mình. Đối với trẻ mầm non cũng vậy, để mỗi ngày tới trường của trẻ thực sự là một ngày vui và tràn đầy hạnh phúc thì trước tiên trẻ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí mà cấp học mầm non nói chung và các trường mầm non nói riêng đang phấn đấu khi hướng tới mục tiêu xây dựng “ Trường lớp mầm non hạnh phúc” trong năm học 2020 - 2021. Trẻ từ 0 – 6 tuổi là lứa tuổi đang phát triển rất nhanh về thể chất và trí tuệ nhưng đây cũng là giai đoạn sức khỏe của trẻ dễ bị tổn thương nhất do sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Trẻ lại chưa có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non đang là những vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu đối với các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú tại trường. Tuy nhiên đứng trước những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến thực phẩm sản xuất các mặt hàng ảnh hưởng như : Nội tạng thịt heo hết hạn được nhập về, sữa tươi có chứa Milamine…Hoặc một số trường học như trường mầm non Kid’s Club ở TPHCM ,Trường Xuân ở Đồng Tháp , hay trường mầm non Vườn Mặt trời tại Thanh Hóa …Làm cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm ,phải nhập viện sau khi ăn tại trường. Làm cho phụ huynh và người tiêu dùng ngày càng trở lên hoang mang, lo lắng đồng thời làm mất dần đi cái nhìn thiện cảm, sự tin tưởng của họ tới nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác VSATTP trường mầm non A xã Ngũ Hiệp có tổ chức ăn bán trú đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để đảm bảo công tác VSATTP và không có trường hợp nào ngộ độc thức ăn xảy ra. Bản thân là một nhân viên nuôi dưỡng hơn 6 năm công tác trong trường mầm non. Tôi cũng muốn góp một phần nào đó để tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP? biết được những nguy cơ gây mất ATTP có thể xảy ra? biết lựa chọn những thực phẩm sạch an toàn và sạch sẽ ? Từ đó phối hợp với đồng nghiệp sơ chế và chế biến ra những món ăn ngon, đảm bảo VSATTP giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối nhằm hình thành cho trẻ có sức khỏe tốt nhất, làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện sau này? Từ những băn khoăn suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Một số biện pháp tăng cường
  3. 2 vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non A xã Ngũ Hiệp’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp để đảm bảo VSATTP để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. - Phạm vi nghiên cứu : Tại trường mầm non A xã Ngũ Hiệp nơi tôi đang công tác năm học 2020 – 2021 - Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9/2020 đến đầu tháng 5/2021.
  4. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, con người…Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời nó cũng không có giá trị dinh dưỡng và có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2020, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 373 người bị ngộ độc. Tính chung 10 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 81 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.040 người bị ngộ độc, trong đó có 21 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào phối hợp với sở y tế hướng dẫn, chỉ dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các biện pháp đảm bảo VSATTP, các quy định quy định của Luật an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học, Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Chính bởi vậy các nhà trường đã nhận thấy rằng đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt thì việc đầu tiên phải làm là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mọi khâu từ việc nắm được nguồn gốc thực phẩm, lựa chọn thực phẩm trong quá trình giao nhận hàng ngày, sơ chế và chế biến, vận chuyển, tổ chức bữa ăn cho trẻ... từ đó nâng cao chất lượng bữa ăn giúp trẻ luôn có bữa ăn ngon lành, bổ dưỡng và an toàn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Mô tả thực trạng: - Trường tôi đang công tác được thành lập ngày 28/8/2012, gồm 1 điểm trường. Những năm gần đây, trường đã làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
  5. 4 và vệ sinh an toàn thực phẩm qua các đợt kiểm tra y tế đều đạt tốt . Trường vừa được công nhận là trường Chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2018 - Năm học 2020 – 2021, trường có 12 lớp với tổng số cháu là 483 trẻ. Đội ngũ CB – GV – NV gồm 51 đồng chí. Trong đó có 10 nhân viên nuôi dưỡng Từ thực tế trên khi bắt tay vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: - Trường đã được trang bị bếp ăn một chiều rộng rãi, thoáng mát đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường. - BGH cũng rất quan tâm tới việc phòng chống dịch bệnh cũng như công tác VSATTP, vệ sinh môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp. - Nguồn thực phẩm: Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp có đủ điều kiện về VSATTP được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt. - Trường có nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm - 100% nhân viên nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang …để thực hiện VSATTP trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. - 100 % nhân viên nuôi dưỡng được khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm phân theo kế hoạch hàng năm và đạt ,đủ sức khỏe điều kiện làm việc. - 100% trẻ ăn bán trú tại trường. - Bản thân tôi đã có bằng trung cấp kỹ thuật nấu ăn, tôi luôn có ý thức tự học hỏi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Bếp ăn của nhà trường được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. b. Khó khăn: - Giá cả thực phẩm không ổn định, tăng cao nên ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và bữa ăn của trẻ. - Đơn vị cung cấp thực phẩm lấy từ nhiều đơn vị khác nhau do vậy mà việc kiểm tra thực phẩm tại nguồn gốc khó - Mức lương nhân viên còn thấp nên chưa khích lệ được sự nhiệt tình tuyệt đối của người lao động . - Nhận thức của nhiều phụ huynh về dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng cũng như cách phòng chống dịch bệnh còn hạn chế - Nhà trường không có nhân viên y tế nên còn nhiều bất cập. - Tỷ lệ SDD, thấp còi của trẻ trong trường đầu năm còn cao,số liệu khảo sát đầu năm cho thấy :
  6. 5 Bảng khảo sát tỷ lệ trẻ SDD, thấp còi, béo phì của trẻ đầu năm học Cân nặng Chiều cao Tổng số Chỉ tiêu học sinh Kênh Nguy cơ Kênh Kênh BT Kênh BT SDD béo phì thấp còi Số lượng 483 467 6 10 478 5 Tỷ lệ% 100 97% 1,2% 1,8% 98,9% 1,1% Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường. Tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non cụ thể như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Khảo sát nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp con người hoạt động và làm việc. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề con người luôn phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế, vì các mục đích khác nhau, nhiều người vẫn bàng quang, thậm chí quay lưng lại với nhu cầu thiết yếu này. Hiện nay do bất chấp đạo lý và vì lợi nhuận, những người trồng rau đã sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả thiết yếu tiêu thụ hàng ngày, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại ... Chính vì thế bản thân tôi luôn nghiên cứu, rà soát các nguy cơ tiềm ẩn gây mất VSATTP, thực tế nguyên nhân các vụ ngộ độc xảy ra. Qua nghiên cứu khảo sát tôi thấy một số nguy cơ gây mất VSATTP bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: * Nguyên nhân do quá trình chăn nuôi , gieo trồng ,sản xuất thực phẩm lương thực. - Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. - Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian
  7. 6 cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. * Nguyên nhân do sử dụng nước không sạch trong sơ chế và ăn uống. - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối không qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ. - Nước đục, có mùi, có vị lạ. - Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh thường xuyên, để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, không có nắp đậy. - Dùng nước lã chưa đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm đá … * Nguyên nhân do giữ vệ sinh cá nhân không tốt. - Người chăm sóc trẻ không rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống. - Mặc quần áo không sạch sẽ, đầu tóc không gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn. - Nhân viên trực tiếp làm công tác nấu ăn bị mắc bệnh truyền nhiễm. - Để móng tay dài và không sạch sẽ. * Nguyên nhân do giữ gìn vệ sinh môi trường sống không sạch sẽ. - Môi trường bếp, lớp có nhiều ruồi, gián, chuột … và không thực hiện vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế. - Rác thải không có chỗ đựng, thùng rác không có nắp đậy, rác thải không đổ đúng giờ và đúng nơi quy định. - Các khu vui chơi lâu ngày không được lau rửa, hoặc có nước tồn, nước đọng, các bụi cây rậm rạp … * Nguyên nhân do vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm không đảm bảo. - Khu vực chế biến thực phẩm có nước đọng, gần các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm khó cọ rửa, không giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. - Bếp không đủ ánh sáng và thông gió. - Có nhiều gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm đi lại. * Nguyên nhân do sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống. - Để dụng cụ bẩn qua đêm. - Bát đĩa dùng xong không rửa ngay, dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau bát đĩa, dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay không tráng lại bằng nước sôi. - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống không để riêng biệt.
  8. 7 - Sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa. * Nguyên nhân do quá trình chế biến không đúng. - Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định. - Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ y tế để chế biến thực phẩm. - Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. - Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. - Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. * Nguyên nhân do không ăn thức ăn khi vừa nấu hoặc vừa chuẩn bị xong. - Không ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. Để thức ăn nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác không ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra * Kết quả: Sau khi khảo sát tôi nhận thấy có 7 nguyên nhân cơ bản gây mất VSATTP, tôi đã trao đổi với đồng nghiệp cùng nhau phòng tránh tất cả các nguyên nhân đó và thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo VSATTP trong chế biến một cách tốt nhất. Tháng 10/2020 chúng tôi đón đoàn kiểm tra y tế Huyện kiểm tra tất cả các điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất của lớp học và bếp ăn trường tôi được đánh giá cao về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác VSATTP trong trường xếp loại tốt 2. Biện pháp 2: Kiến nghị , tham mưu với Ban Giám Hiệu về các giải pháp thực hiện trong năm học: Là một nhân viên nuôi dưỡng với tầm huyết nghề nghiệp ,tôi luôn chủ động trong công tác tham mưu qua các buổi họp ,buổi sinh hoạt chuyên môn để đóng góp ý kiến và bổ sung vào kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng hàng tháng với các giải pháp sau : 2.1 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu: * Đảm bảo vệ sinh cá nhân khi làm việc tại bếp ăn: - Vệ sinh cá nhân khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm là một yêu cầu tất yếu của cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. - Đối với cá nhân, tôi đã tạo cho mình một thói quen vệ sinh khi làm việc như: Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ, Đầu tóc luôn sạch, cặp gọn gàng, Mặc
  9. 8 quần áo đồng phục lao động, đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề và đội mũ khi làm việc,rửa tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn chín và sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ sinh và có khăn lau tay riêng. - Bản thân tôi và các chị em đồng nghiệp thực hiện nghiêm túc nguyên tắc của Trung tâm y tế hàng năm khám sức khoẻ, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm Kết quả: 100% cô nuôi nêu cao ý thức vệ sinh, có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt khi tham gia nuôi dưỡng trẻ là góp phần đảm bảo VSATTP trong nhà trường. * Đảm bảo vệ sinh trong giao nhận thực phẩm: Giao nhận thực phẩm là khâu đầu tiên trong quá trình nấu ăn. Để có được nguồn thực phẩm sạch, an toàn, chúng tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi lựa chọn các công ty thực phẩm có uy tín, tư cách pháp nhân để ký hợp đồng thực phẩm trong các buổi họp khi được tham gia đóng góp ý kiến. - Khi tiếp nhận thực phẩm hàng ngày , chúng tôi luôn nghiêm túc kiểm tra chất lượng từng loại thực phẩm đảm bảo tươi ngon, ghi chép vào sổ giao nhận thực phẩm đầy đủ số lượng và tình trạng thực phẩm, Nếu phát hiện thực phẩm có dấu hiệu lạ sẽ không tiếp nhận báo Ban giám hiệu để xin ý kiến giải quyết. Đối với thực phẩm đóng gói khi nhận, tôi yêu cầu phải có đủ thông tin cần thiết trên báo bì như số lượng, trọng lượng, các thành phần chính,cách bảo quản,sử dụng,nơi sản xuất, thời hạn, số đăng ký sản xuất. Nếu các chủ hàng mang đến thực phẩm đảm bảo chất lượng, đủ số lượng mới nhận. Vì vậy, khi giao nhận thực phẩm, tôi cùng chị em tổ nuôi thực hiện sát sao việc giao nhận như: -Thực phẩm khi giao nhận song để trên bàn, không để xuống đất trành vi khuẩn có hại xâm nhập. Kết quả :Thực phẩm khi đã nhận vào bếp được đảm bảo cả về chất lượng, số lượng và độ an toàn thực phẩm tuyệt đối. * Đảm bảo vệ sinh khi sơ chế thực phẩm: Nơi sơ chế thực phẩm là một yếu tố để đảm bảo độ an toàn cho thực phẩm. Nếu nơi sơ chế bẩn, âm ướt sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn , côn trùng gây bệnh, do đó thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Hoặc khi sơ chế không gọn gàng, ngăn nắp thì sẽ rất dễ làm cho thực phẩm này nhiễm bẩn sang thực phẩm khác. + Với các loại củ, quả có bám đất như : Cà rốt, khoai tây, su hào...tôi đều rửa sạch trước khi sơ chế phần thải bỏ. + Đối với thực phẩm giàu chất đạm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò...thì rửa sạch trần bằng nước sôi sau đó bỏ nước trần thịt đi rồi mới chế biến( lọc, xay..).
  10. 9 Chính vì vậy để đảm bảo vệ sinh trong sơ chế thực phẩm, tôi cùng chị em tổ bếp rút ra được một số kinh nghiệm sau: + Khi sơ chế các loại thực phẩm phải để vào khay, rổ riêng theo chủng loại + Rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch Kết quả: Nhờ việc luôn chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hiện sơ chế đã giúp chúng tôi tạo được thói quen ngăn nắp, sạch sẽ góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước và trong khi chế biến. * Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và chia ăn chín: Quá trình chế biến – chia ăn nó quyết định giá trị dinh dưỡng và mức độ cảm quan của từng món ăn. Để chất lượng bữa ăn được đảm bảo tuyệt đối thì vệ sinh nơi chế biến thực phẩm - chia ăn chín là một việc làm không thể thiếu trong mỗi bếp ăn. - Khu chế biến: + Trước khi chế biến người trực tiếp chế biến phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chế biến. Mọi đồ dùng dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo: xoong, chảo được tráng nước nóng. + Có găng tay nilong để thay thường xuyên đảm bảo không mất vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. - Khu chia chín: Khi đã hoàn thành tốt công việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu sơ chế và chế biến thì khâu chia ăn góp phần rất lớn để hoàn thiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bữa ăn của trẻ. Kết quả: Nhờ thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, dây chuyền của tổ nuôi luôn được đảm bảo và nhịp nhàng. Bếp ăn luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mang đến cho các con những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo định lượng calo và vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm xảy ra. *Bảo quản thức ăn sau khi chế biến: Bảo quản tốt thức ăn sau khi chế biến là khâu cuối cùng rất quan trọng trong quy trình bếp ăn một chiều. Việc lưu mẫu thức ăn 24 giờ, tổ nuôi chúng tôi thực hiện đúng theo quy định. Các thức ăn, cơm, hoa quả tối thiểu ≥ 300 gam, canh, sinh tố, sữa tối thiểu ≥500gam, nhiệt độ lưu từ 0°C đến 5°C ghi đầy đủ các thông tin như món ăn, người lưu, giờ lưu vào từng hộp đựng thức ăn. Không những thế, chúng tôi phải cập nhật vào sổ lưu để các mẫu thức ăn này nhà trường Kết quả: - Các cô nuôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo quản thực phẩm. - Đảm bảo đúng giờ giao nhận, sơ chế, chế biến, chia thực phẩm.
  11. 10 - Bếp có dụng cụ đảm bảo để lưu thực phẩm. - Các loại thực phẩm khô (hàng kho) được bảo quản riêng, có ký hiệu, ghi chú đầy đủ. * Vệ sinh môi trường, đồ dùng dụng cụ: Nhân dân ta có câu: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Đúng vậy, Nếu có thực phẩm sạch mà môi trường cũng như dụng cụ bị nhiễm bẩn sẽ là nguồn gốc của dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm thì hậu quả khó lường. Nhà bếp luôn giữ sạch sẽ là một trong những vấn đề quan trọng, vì thức ăn dễ bị nhiễm bẩn nên bất cứ dụng cụ nào dành cho việc chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Để giữ môi trường bên trong và bên ngoài nhà bếp luôn sạch sẽ, vệ sinh tôi làm như sau: + Hàng ngày thực hiện đúng quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh. + Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng. + Thùng rác để đúng nơi quy định và có nắp đậy. Các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời + Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày như vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống, các khu vực trong nhà bếp như: Nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, nơi nấu ăn, nơi chia thức ăn chín…..hàng tuần, hàng tháng nhân viên nuôi dưỡng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, khơi thông cống rãnh, đường ống thoát nước, rửa bể chứa nước sạch,…. Kết quả: Với việc thực hiện tốt vệ sinh môi trường và dụng cụ chế biến, năm học 2020 -2021 nhà trường không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra, công tác vệ sinh của nhà trường được đoàn kiểm tra đánh giá cao. 3. Biện pháp 3:Cải tiến cách chế thực phẩm đảm bảo VSATTP mà tránh hao hụt lượng các chất dinh dưỡng: a. Cải tiến phương thức sơ chế Như chúng ta đã biết nấu ăn cũng là một nghệ thuật đòi hỏi những người đầu bếp phải yêu nghề, khéo léo và có niềm say mê với công việc muốn đạt được điều đó cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất về nấu ăn đặc biệt là khâu sơ chế nguyên liệu để vừa đảm bảo được VSATTP mà vẫn tránh hao hụt lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. * Cách thực hiện: Muốn sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết ta phải hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ là gì, thịt, cá, rau, củ, đều phải an toàn, biết rõ tình trạng
  12. 11 nguồn nước sơ chế phải là nguồn nước sạch. Trước và sau khi sơ chế phải rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt khi tiếp xúc với thực phẩm tuyệt đối không được để móng tay dài, dao phải luôn được làm sạch và sát trùng bằng nước rủa bát lau khô sau khi dùng xong thớt luôn được kiểm tra và thay mới theo han sử dụng. VD: Cách rửa rau, củ an toàn: Cách sơ chế cũ Cách sơ chế mới - Cắt, gọt, nhặt bỏ những phần không - Rau chúng ta cũng phải chia làm 4 ăn được để vào rổ, đổ cả rổ vào rửa loại đó là lá, quả, củ và hoa mỗi loại hoặc cầm cả nắm rau rửa rất dễ bị có nguy cơ nhiễm bẩn và ô nhiễm nẫu, dập nát làm hao hụt mất các khác nhau nên cách rửa của chúng ta vitamin. cũng theo đó mà khác nhau: - Các loại củ, quả có vỏ, hạt cắt bỏ vỏ + Rau ăn lá: nhặt sạch rau ngâm qua hạt thái trước khi rửa hoặc không rửa nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng ngay nên nguyên liệu hay bị khô,héo dưới vòi nước xối. Cách tốt nhất hiện làm mất chất dinh dưỡng. nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước muối pha loãng trong vòng 5 phút. + Rau ăn quả: nên rửa sạch từng củ quả dưới dòng nước và ngâm nước muối. + Rau ăn củ: nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt + Rau ăn hoa: chỉ cần rửa hoa dưới vòi nước là được. VD: Cách rửa thịt bị dính nhiều bụi bẩn: Cách sơ chế cũ Cách sơ chế mới - Rửa thịt trong chậu rửa, sau đó thái, - Rửa thịt lần 1 dưới vòi nước sạch; xay 2 lần Rửa lần 2 nước muối loãng, để ráo nước thái ngay rồi xay 1 lần hoặc 2 lần tùy thuốc từng món ăn. - Thịt gà, chim bồ câu rửa sạch, ngâm - Thịt gà, chim bồ câu rửa sạch, sát nước muối, lọc thịt rồi xay 2 lần. muối rửa lại ngay, để ráo nước, lọc cho vào xay nhỏ ướp gia vị và chế biến ngay. Xay 1 lần hoặc 2 lần tùy thuốc từng món ăn để tránh hao hụt cac chất dinh dưỡng
  13. 12 VD: Cách khử mùi tanh của tôm, cua, cá: Cách sơ chế cũ Cách sơ chế mới *Với tôm: - Rửa sạch, ráo nước - Cắt loại bỏ phân ở đầu tôm, rửa - Luộc hoặc hấp chín sạch, tiếp tục bóc loại bỏ những phần - Bóc vỏ, xay nhỏ rồi chế biến không ăn được - Rửa sạch lại, ráo nước, xay nhỏ ướp gia vị rồi chế biến *Với cua: - Cua rửa sạch đất, bóc bỏ mai, yếm -Cua xóc, rửa sạch đất, bóc bỏ mai - Rửa lại cua, để ráo nước, xay nhỏ yếm cho ít muối Xay nhỏ cho ít muối - Cho nước vào lọc lấy thịt cua. - Cho nước 3-4 lần lọc lấy hết thịt cua b. Cải tiến phương pháp chế biến Chế biến thực phẩm là giai đoạn cuối cùng quyết định một bữa ăn có độ cảm quan cao. Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy trong quá trình chế biến phải biết cách phối hợp các loại thực phẩm để tạo ra mỗi món ăn ngon có mùi vị đặc trưng. Tăng cường vị để các món ăn thêm đậm đà, thơm ngon hơn như: cho thêm một chút nước mắm hoặc ướp các loại thịt với một chút dầu ăn hoặc trước khi xào thực phẩm tôi phi thơm hành tỏi, để cho món ăn thơm hơn, có cảm giác mềm ngon, ngọt… * Cách thực hiện: Khi nấu các món ăn có gừng, hành khô, xả….tôi đập dập để mảnh to và cho vào túi lọc thả vào xoong để lấy hương vị khi múc cho trẻ ăn thì tôi nhấc ra, còn đối với quả me và sấu chua thì tôi cho vào xoong đun riêng cho nhừ rồi vớt ra dầm nhuyễn lọc lấy nước. VD: Cách chế biến một số món đơn giản: + Khi nấu cháo, ta có thể đun nước với lửa to, nước sôi cho gạo vào khoắng đều gạo lên đun sôi ta giảm lửa nhỏ dần để cháo nhừ và sánh. + Khi xào phải để to lửa để tránh hao hụt chất dinh dưỡng và vitamin làm món ăn thơm hơn. Đặc biệt cần lưu ý một số cách chế biến có hiệu quả mà vẫn giữ được lượng vitamin C trong rau thì ta phải rửa rồi mới thái sau đó cho vào nấu ngay, nấu nhanh đun lửa vừa phải và cho trẻ ăn ngay, nếu để lâu thì lượng vitamin sẽ bị hao hụt hết. Ngoài ra tôi cùng ban giám hiệu kết hợp với các chị em đồng nghiệp cũng cải tiến một số món canh gồm nhiều nguyên liệu ,để món canh thêm hấp dẫn và táo hứng thú cho trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất.
  14. 13 Tên món Cách chế biến cũ Cách chế biến mới ăn Cơm tẻ - Cho gạo vào từng khay, tra Cho gạo vào từng khay, tra lượng nước vừa đủ lượng nước vừa đủ - lần lượt cho khay vào tủ cơm - Đun sôi nước đáy của tủ cơm, ga ,bật bếp nấu cơm sôi, đồng lần lượt cho các khay vào tủ và hồ báo 100 c giảm lửa đun đun tiếp, đồng hồ báo 100 c giảm khoảng 30 phút. lửa để thời gian vừa đủ chín cơm, không để quá vì nhiệt trong tủ ga cao dễ bị hao hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là B1. *Yêu cầu thành phẩm: *Yêu cầu thành phẩm: Cơm trắng, chín đều, có mùi Cơm trắng dẻo, chín lục, có mùi thơm thơm *Kết quả: Với cách nấu cơm mới này, lượng B1 giữ lại nhiều hơn đến 30% cách nấu cũ Món mặn: -Rán cá chín vàng, gỡ bỏ - Cá ướp gia vị, hấp chín tới, gỡ Cá thịt xương bỏ xương. sốt nấm -Phi hành thơm, xào cà chua, - Phi hành thơm, xào cà chua, cho cá, thịt lơn, nấm xào săn, cho cá, thịt lơn xào săn 70% cho nêm gia vị, cho hành, thì nấm xào tiếp săn chín mềm, nêm làvào, món ăn chín gia vị, cho hành, thì là vào, món ăn chín =>Cách nấu cũ cá rán hay bị Với cách nấu mới, món ăn không sát, cháy, gỡ còn xương giòn còn xương nhỏ vụn, đảm bảo trẻ vụn đễ gây mất an toàn khi trẻ ăn an toàn, hạn chế hao hụt các ăn, các chất dinh dưỡng bị chất dinh dưỡng hơn so với cách haao hụt nhiều khi rán nấu cũ.
  15. 14 Bữa phụ: - Chim luộc nhừ, gỡ thịt, băm - Chim lọc, xay nhỏ ướp gia vị, Món cháo nhỏ ướp gia vị, hạt nêm; - Gạo xào săn; Xương chim ninh nhừ chim nếp, gạo tẻ đãi cho sạch ninh lấy chắt lấy nước dùng. nhừ 70% cùng nước dùng luộc - Cho gạo nếp, gạo tẻ vo đãi chim. sạch, đậu xanh ngâm nở, hạt sen - Cho thịt chim đun nhỏ lửa luộc xay nhỏ cùng ninh nhừ 70% chín nếm gia vị vừa cho hành với nước dùng; lá chín. - Cho thịt chim đã xào săn đun nhỏ lửa chín nếm gia vị vừa cho hành, mùi là cháo chín. => Cách nấu cũ cháo sánh, =>Cách nấu mới cháo dẻo, sánh dẻo, có vị thịt nồng, mùi thơm vị ngọt đậm đà của thịt, thịt mềm đặc trưng, màu sắc không hấp nhừ và có màu sắc, mùi thơm dẫn. đặc trưng, hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng. Món canh: - Nước cua đun nhỏ lửa, - Nước cua đun nhỏ lửa, khuấy Canh cua khuấy đều nhẹ tay. đều nhẹ tay, đậy vung khi sôi nấu rau - Sôi nước cua cho rau cải đun nhỏ lửa, cái cua chín vớt ra cải xanh xanh, gạch cua vào đun sôi bát nhỏ lửa rau chín mềm nêm - Phi hành khô xào cái cua thơm. gia vị vừa đủ là chín. - Cho rau vào nước cua đun chín mềm. Cho cái cua đã xào, nêm => Cách nấu cũ cái cua bị xác gia vị vừa đủ là chín khô mất chất dinh dưỡng, => Cách nấu mới, cái cua mềm, không dậy mùi đặc trưng xốp, canh dậy mùi thơm, đã hạn chế giảm hao hụt chất dinh dưỡng Kết quả: Chính từ các cách cải tiến, sáng tạo khi chế biến món ăn, tôi thấy trẻ của trường tôi rất hứng thú trong bữa ăn, ăn ngon miệng, hết xuất, đảm bảo khẩu phần ăn đủ lượng calo, cân đối tỷ lệ các chất hợp hơn và điều đặc biệt trẻ rất thích ăn cơm ở trường với lý do: “Vì ở trường các cô nuôi chế biến ngon hơn bố mẹ chế biến món ăn ở nhà”. 4. Biện pháp 4: Phối hợp với các thành viên trong tổ nuôi chăm sóc cải tạo vườn rau sạch để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ . Nhà trường chúng tôi với lợi thế có diện tích vườn rộng rãi và thoáng mát nên để có thêm rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ thêm cho bữa ăn của trẻ .Được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu tận dụng diện tích sau
  16. 15 trường tôi và các cô nuôi trong tổ cùng phối hợp tăng gia trồng rau theo mùa nhằm bổ sung các chất xơ cho các bữa ăn của trẻ và nhất là rau được các cô tự tay chăm sóc nên rấ đảm bảo và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi đã gieo trồng rất nhiều loại rau và mùa nào thì rau đấy ,mùa hè thì rau dền ,rau muống,rau đay,mồng tơi…..mùa đông rau cải ,su hào ,bắp cải,súp lơ…. Hàng ngày chúng tôi đều sắp xếp ngoài công việc chính ra cứ mỗi buổi chiều chúng tôi lại phân công nhau tưới nước và chăm sóc vườn rau . *Kết quả: Với kinh nghiệm và luôn học hỏi trau dồi kiến thức để chăm sóc và cải tạo vườn rau thêm phong phú và đa dạng đạt hiệu quả cao nên vườn rau của trường chúng tôi luôn tươi tốt ,xanh đẹp,đảm bảo phục vụ cho trẻ hàng tuần 2 đến 3 lần . 5. Biện pháp 5 : Phối kết hợp với nhân viên, giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh về việc đảm bảo VSATTP, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ không phải là công việc một sớm một chiều, không phải của một ngành mà là của toàn xã hội. Đối với một trường mầm non có tổ chức cho trẻ ăn bán trú thì điều đó đặc biệt quan trọng .Trong trường mầm non tổ chức ăn bán trú thì nhân viên nuôi dưỡng thực sự là chiếc cầu nối để tạo nên sự gắn kết và thống nhất trong công tác đảm bảo VSATTP, nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ. Chính bởi vậy, mỗi ngày trong giờ ăn tổ nuôi chúng tôi cử cô nấu chính đi dự giờ ăn và xem xét tình hình bữa ăn của trẻ, trực tiếp trao đổi với giáo viên, học sinh hỏi ý kiến xem trẻ có ăn ngon miệng không? Những món ăn mới đưa vào thực đơn có phù hợp không? Có cháu nào bị dị ứng với thức ăn không? Để từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình nấu ăn. Bên cạnh đó tôi cùng các cô giáo đăng tải hình ảnh và video về VSATTP tuyên truyền lên trang wed của nhà trường để tuyên truyền được rộng rãi hơn đến các phụ huynh nắm bắt được tầm quan trọng . Yêu cầu phụ huynh thường xuyên xem bảng tuyên truyền của lớp và sân trường để phụ huynh cần biết thực đơn ăn hàng ngày của trẻ, một số nguyên nhân, triệu trứng, cách phòng tránh một số bệnh thường gặp do môi trường, thời tiết, ăn uống gây lên. Đồng thời lắng nghe những phản hồi của phụ huynh để có được sự thống nhất trong công tác phối hợp chăm sóc trẻ. Bản thân tôi luôn mạnh dạn trao đổi với các cấp lãnh đạo và phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đảm bảo VSATTP, đưa ra nhiều nội dung tuyên truyền như sưu tầm, in các bài tuyên truyền về VSATTP như tầm quan trọng, nguy cơ gây mất an toàn, những thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  17. 16 của trẻ. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách xử lý làm phong phú nội dung trên bảng tuyên truyền của nhà trường. * Kết quả: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhà trường đã tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau và ngày càng rộng rãi giúp cho việc chăm sóc cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường và năm học 2020 – 2021 nhà trường đã thu được một số kết quả đáng mừng: - 100% trẻ ăn bán trú tại trường. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng nắm chắc kiến thức về VSATTP, tầm quan trọng của VSATTP đối với con người. - Phụ huynh yên tâm gửi gắm con em tại trường. 6. Biện pháp 6: Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm : “Học, học nữa, học mãi ” Câu nói của vị lãnh tụ V.I.Lenin nhằm mục đích khuyên nhủ chúng ta rằng kiến thức là nguồn kho tàng vô tận mà nhận thức của con người thì chỉ là hữu hạn. Chính bởi vậy việc tự học tập để bồi dưỡng kiến thức là rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi luôn có ý thức tìm tòi. tự học hỏi, tự bồi dưỡng để tích lũy cho mình kiến thức, kinh nghiệm về đảm bảo dinh dưỡng các món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: - Tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn về dinh dưỡng, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện tổ chức hàng năm - Qua nghiên cứu tài liệu, các kênh trên truyền hình và trên mạng Internet. theo dõi các chương trình truyền hình về nấu ăn như: “Bếp việt”, “Món ngon mỗi ngày”, “Vào bếp với người nổi tiếng”… Bên cạnh đó tôi thường xuyên học kinh nghiệm qua chị em ,người thân ... - Tôi và các nhân viên trong tổ nuôi được đồng chí phụ trách chuyên môn dạy tính khẩu phần ăn trên phần mềm quản lý và 100% các nhân viên nuôi dưỡng đã hiểu và tính được .Chúng tôi cũng được nhà trường tạo điều kiện thử nấu các món ăn khác nhau và cùng nhau phân tích rồi rút ra kinh nghiệm và đề xuất Ban Giám Hiệu thay đổi thực đơn cho trẻ thêm phần phong phú và đa dạng gây hứng thú cho trẻ hơn . Kết quả: Sau một thời gian học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo sách báo tài liệu tôi có thêm nhiều vốn kiến thức, kinh nghiệm để làm tốt công việc cô nuôi của mình. Các bữa ăn do tôi nấu đều đảm bảo an toàn, trẻ ăn hết xuất được giáo viên, đồng nghiệp khen ngợi và còn hỏi cách nấu.
  18. 17 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận 1.Kết quả : Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng cũng như nhờ có sự chăm sóc nuôi dưỡng , giáo dục tận tình của các cô giáo và cô nuôi , tỷ lệ trẻ tăng cân đều đặn , tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm hẳn so với đầu năm và sau đây là bảng so sánh cân đo đầu năm và cuối năm của trẻ : Bảng so sánh số liệu cân đo đầu năm – cuối năm 2020 – 2021 Cân nặng Chiều cao Tổng số Nguy Kênh Chỉ tiêu Kênh Kênh Kênh học sinh cơ béo thấp BT SDD BT phì còi Số lượng 483 467 6 10 478 5 Đầu năm Tỷ lệ% 100 97% 1,2% 1,8% 98,9% 1,1% Số lượng 483 472 4 7 481 2 Cuối năm Tỷ lệ% 100 97,7% 0.8% 1.4% 99,6% 0,4% 2. Hiệu quả của SKKN : Qua một thời gian áp dụng SKKN tại trường trong năm học 2020-2021 tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm đã đạt hiệu quả rõ nét , cụ thể kết quả đạt được như sau: * Đối với nhà trường : - Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh - Không sảy ra trường hợp ngộ độc nào trong nhà trường. - Được UBND Xã đánh giá là nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Được phụ huynh tin tưởng và gửi con đông. - Tạo nguồn thực phẩm sạch, đăng ký với những cơ sở như rau sạch, thịt sạch, có uy tín chất lượng. * Đối với nhân viên : - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh chế biến,vệ sinh ăn uống. - Nhân viên nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và VSATTP nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ.
  19. 18 - Có thêm kinh nghiệm trong công tác sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ, đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. - Được trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. * Đối với trẻ : - Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động. - 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ giảm hẳn so với đầu năm. - 100% trẻ ra lớp được đảm bảo an toàn, được cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe theo định kỳ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. - Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. - Trẻ ăn ngon miệng, hứng thú với các bữa ăn hơn. - Được thực hiện đề tài này tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường Mầm Non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.Vì vậy việc nâng cao chất lượng bữa ăn đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non. - Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền. - Chú trọng công tác vệ sinh khu vực nhà bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trong nhà trường. - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non. II. Khuyến nghị Đề xuất với các cấp lãnh đạo thường xuyên cho chị em chúng tôi đi kiến tập ở các trường điểm để chúng tôi học hỏi thêm kinh nghiệm. Đề xuất với trung tâm y tế Huyện tổ chức thêm các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và cách thực hiện kiểm thức 3 bước theo quy định Trên đây là “Một số biện pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non A xã Ngũ Hiệp ’’ mà tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác .Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấc cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp bổ
  20. 19 sung cho đề tài hoàn thiện hơn giúp cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường ngày càng phát triển, cá nhân tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác vệ sinh ATTP trong trường mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngũ Hiệp, ngày 10 tháng 04 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, Không sao chép nội dung của người khác. Người viết Võ Thị Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2