intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Tìm ra hệ thống các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON BỘT XUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAM MƯU, PHỐI HỢP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm Non Tên tác giả : Nguyễn Thị Hồng Huyên Đơn vị : Trường mầm non Bột Xuyên Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng NĂM HỌC 2020 - 2021
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Trường Mầm non Bột Xuyên - Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Huyện Mỹ Đức Trình Ngày Nơi công Chức độ Họ và tên tháng Tên sáng kiến tác danh chuyên năm sinh môn Một số biện pháp tham mưu phối hợp Trường Nhân để nâng cao Nguyễn Thị Mầm non viên Cao 04/02/1986 chất lượng Hồng Huyên Bột nuôi đẳng chăm sóc nuôi Xuyên dưỡng dưỡng trẻ trong trường Mầm non - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến. * Thuận lợi: Trường Mầm non đã đạt trường tiên tiến trong nhiều năm qua. Trong thời gian qua nhà trường cũng đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Bếp khu trung tâm được xây dựng khang trang, rộng đẹp, thoáng mát, trang bị một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng theo hướng hiện đại như: Tủ lạnh, tủ cơm gas, tủ sấy bát, và các đồ dùng bằng inox ... Cô nuôi được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang. 13 đồng chí trong bếp có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn. 2 đồng chí có bằng trung cấp chế biến món ăn. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao. Bản thân tôi là cô nuôi có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn, và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
  3. Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty cổ phần thực phẩm sạch Bình Minh và trang trại rau an toàn Mỹ Đức có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt. * Khó khăn: - Trường có 3 khu lẻ nên việc giao nhận thực phẩm, chia thực phẩm về các bếp còn gặp một số hạn chế. Việc nắm bắt tình hình của trẻ giữa các khu còn chưa đồng nhất. - Chế độ ưu đãi với cô nuôi trong trường mầm non còn chưa có, mức lương còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, nên đới sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn - Đa số các cô nuôi còn mới vào ngành nên kinh nghiệm cũng còn hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả công việc. - Trường có cả các cháu ở hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc sơ chế và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi còn khó khăn. - Trước đặc điểm tình hình của trường với những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tìm ra hệ thống các biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường và cũng mang lại những kết quả nhất định. Để hoàn thiện bản sáng kiến này tôi đã sử dụng một số biện pháp sau để áp dụng nghiên cứu: + Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. + Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn. + Biện pháp 3: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý: + Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trên lớp. + Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Cơ sở vật chất đồ dùng, dùng cụ phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. + Chị em trong tổ nuôi dưỡng tại trường. + Trẻ tại trường mầm non Bột Xuyên. + Phối hợp với giáo viên đang công tác tại trường. + Tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
  4. Sau khi áp dụng "Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non", kết quả thu được như sau: + Bản thân tôi và các chị em trong tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. + Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Các cô nuôi cũng như giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và được phòng giáo dục đào tạo cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao. + Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ đã được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân cuối năm giảm so với đầu năm rõ rệt. + Tất cả các bếp ăn trong trường đều được cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các món ăn khi chế biến ra rất hợp khẩu vị với trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng ăn hết xuất từ đó cháu ở khu tôi tăng cân khỏe mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm hẳn. Đặc biệt trong năm học này khu tôi và các khu khác không xảy ra một trường hợp ngộ độc thực phẩm nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bột Xuyên, ngày 26 tháng 4 năm 2021 Người làm đơn Nguyễn Thị Hồng Huyên
  5. MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu đề tài: ........................................................................... 2 III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:....................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 2 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................... 3 I. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................. 3 1. Mô tả thực trạng: ............................................................................................ 3 2. Thuận lợi: ....................................................................................................... 3 3. Khó khăn: ....................................................................................................... 4 4. Khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm. ...................................................................... 4 III. Các biện pháp thực hiện: .............................................................................. 5 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. ............................................................................. 5 2. Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn. ................................ 6 2.1. Trang bị cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trong trong nhà trường, nó là thành tố không thể thiếu được trong công tác nuôi dưỡng trẻ. ............................................................................................. 6 2.2. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa: .......................................................... 7 3. Biện pháp 3: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý: .................................. 11 4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trên lớp. ............................................... 12 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình. ........................................................................................... 13 IV. Kết quả chung: ........................................................................................... 14 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 16 I. Kết luận: ....................................................................................................... 16 II. Bài học kinh nghiệm: ................................................................................... 17 III. Khuyến nghị: .............................................................................................. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 19 PHỤ LỤC
  6. 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ… hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu, giúp đỡ cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ có kiến thức tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đều có cuộc sống đầy đủ hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt hơn của gia đình và xã hội. Nhưng làm thế nào để sự quan tâm đó được hài hòa, hợp lí, không thái quá thì đó là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, dễ mắc các dịch bệnh vì vậy chúng ta phải phối hợp nhiều các biện pháp khác nhau một cách xuyên suốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Trẻ em, những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Tôi hiểu được công tác chăm sóc nuôi dưỡng là một vấn đề hết sức quan trọng chính vì vậy với cương vị là tổ trưởng tổ nuôi và đặc biệt được phân công tính khẩu phần ăn cho trẻ nên tôi rất trăn trở để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách tốt chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” với mong muốn để các bé luôn được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non.
  7. 2 II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Tìm ra hệ thống các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài “Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non” được nghiên cứu tại trường mầm non Bột Xuyên; áp dụng đối với toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên và tất cả trẻ ăn bán trú trong nhà trường. IV. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bằng cách dựa vào lý luận thực tiễn, qua các tài liệu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non mới nhất, các trang web có nội dung nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua thực tế công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tính khẩu phần ăn, chế biến thực phẩm và phối hợp với giáo viên cho trẻ ăn tại lớp. c. Phương pháp thống kê: Điều tra – kiểm tra, xử lý số liệu đã thu thập được.
  8. 3 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Trẻ từ 0 – 6 tuổi phát triên rất nhanh về cả thể lực và trí tuệ. Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật. Ở lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng của cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức đề kháng của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và chức năng tiêu hóa hấp thu chưa được hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng có thể dẫn đến một số bệnh khó lường Ở lứa tuổi này, bữa ăn hàng ngày của các bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì khi có sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được một số bệnh tật. Xác định được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tôi luôn tìm tòi và suy nghĩ làm sao để tham mưu nâng cao được chất lượng chăm sóc trẻ, trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Mô tả thực trạng: Trường Mầm non nơi tôi đang làm việc là một ngôi trường có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng khá tốt trong nhiều năm qua. Trường đã đạt trường tiên tiến trong nhiều năm liền, các hội thi cấp huyện đều đạt giải. Toàn trường có 3 khu. Có 2 bếp ăn với tổng số trẻ là 515 trẻ, trong đó trẻ ăn bán trú là 479 trẻ, mẫu giáo 366 trẻ, nhà trẻ là 113 trẻ. Năm học 2020 - 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm tại bếp ăn khu A, tổng số cô nuôi làm việc tại bếp là 15 đồng chí. Trong đó có 13 đồng chí có bằng cao đẳng nấu ăn, 2 đồng chí có bằng trung cấp nấu ăn. Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó có một đồng chí hiệu phó phụ trách riêng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Trường có một đồng chí phụ trách y tế học đường có kinh nghiệm về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. 2. Thuận lợi: Trường Mầm non đã đạt trường tiên tiến trong nhiều năm qua. Trong thời gian qua nhà trường cũng đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Bếp khu trung tâm được xây dựng khang trang, rộng đẹp, thoáng mát, trang bị một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng theo hướng hiện đại như: Tủ lạnh, tủ
  9. 4 cơm gas, tủ sấy bát, và các đồ dùng bằng inox... Cô nuôi được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang. 13 đồng chí trong bếp có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn. 2 đồng chí có bằng trung cấp chế biến món ăn. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao. Bản thân tôi là cô nuôi có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn, và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty cổ phần thực phẩm sạch Bình Minh và trang trại rau an toàn Mỹ Đức có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt. 3. Khó khăn: - Trường có 3 khu lẻ nên việc giao nhận thực phẩm, chia thực phẩm về các bếp còn gặp một số hạn chế. Việc nắm bắt tình hình của trẻ giữa các khu còn chưa đồng nhất. - Chế độ ưu đãi với cô nuôi trong trường mầm non còn chưa có, mức lương còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, nên đới sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn - Đa số các cô nuôi còn mới vào ngành nên kinh nghiệm cũng còn hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả công việc. - Trường có cả các cháu ở hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc sơ chế và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi còn khó khăn. 4. Khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm. Khảo sát để nắm được thực trạng sức khỏe của trẻ từ đó đưa ra biện pháp thực hiện là một việc làm không thể thiếu đối với bất cứ một công việc nào. Để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với nhân viên y tế và giáo viên trên lớp để cân, đo kiểm tra tỉ lệ duy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi của trẻ để có biện pháp khắc phục. Bảng kháo sát sức khoẻ của trẻ đầu năm Mẫu giáo (366 trẻ) Nhà trẻ (113 trẻ) Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 7 1,91% 1 0,88% Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 4 1,09% 0 0% Trẻ béo phì 22 6,01% 0 0%
  10. 5 Trước đặc điểm tình hình của trường với những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tìm ra hệ thống các biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường và cũng mang lại những kết quả nhất định. III. Các biện pháp thực hiện: 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Với yêu cầu nghề nghiệp, muốn phục vụ trẻ được tốt nhất thì các cô nuôi phải hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng cần và đủ đối với trẻ trong từng độ tuổi có được những kiến thức đó thì mới tham mưu đưa ra được những thực đơn phong phú, kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, cung cấp cho trẻ những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Là những người trực tiếp nấu ra các món ăn hàng ngày cho trẻ nên mỗi cô nuôi phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định về giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm và phải biết cách phối hợp những loại thực phẩm nào với nhau nhằm đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho trẻ trong các bữa ăn. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng bữa ăn. Để thực hiện tốt vấn đề này các chị em trong tổ nuôi nói chung và bản thân tôi nói riêng đã không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức cho mình bằng cách: Thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa để phù hợp với trẻ. Tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế huyện tổ chức. Tham gia đầy đủ các buổi kiến tập do phòng Giáo dục tổ chức nhằm tìm hiểu và tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm xây dựng thực đơn ở các trường bạn. Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin: Qua sách, báo, tạp chí Theo dõi các chương trình truyền hình: Bếp Việt, Giai điệu lửa hồng, Hà thành đặc sản, Sức sống mới, Góc nội trợ, món ngon mỗi ngày… Học kinh nghiệm dân gian: Qua bạn bè, người thân, chị em đồng nghiệp. Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiêm trong việc kết hợp, thay thế các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nắm được tỷ lệ các chất cân đối của nhà trẻ P:13-20% (Tỉ lệ L động vật và L thực vật = 70% và 30%) L: 30 - 40%; G: 47-50%. Tỉ lệ các chất cân đối của mẫu giáo: P : 13-20% (tỉ lệ L động vật/L thực vật) = 70% và 30%. L : 25 - 35%; G: 52 - 60%. Năng lượng đạt 600 - 650 Kcl (đối với nhà trẻ) 617 - 726 Kcl (đối với mẫu giáo).
  11. 6 2. Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn. Tham mưu là việc làm rất cần thiết trong mọi công việc, nó giúp cho người tham mưu được cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định phù hợp công việc của mình đề xuất. Vì vậy để có hiệu quả cao trong công việc thì một biện pháp không thể thiếu được đó là tham mưu. Để chất lượng nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu một số nội dung sau: 2.1. Trang bị cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trong trong nhà trường, nó là thành tố không thể thiếu được trong công tác nuôi dưỡng trẻ. Để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao, một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với một bếp ăn nói chung và bếp ăn cho trẻ mầm non nói riêng. Nếu như các đồ dùng dụng cụ cũ, hỏng, xuống cấp sẽ dẫn đến gây mất an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ và các cô nuôi trong quá trình chế biến. Như chúng ta đã biết, cơ thể, sức đề kháng trẻ còn non nớt nên rất cần đảm bảo về an toàn thực phẩm. đảm bảo an toàn thực phẩm ở đây không chỉ quan tâm đến thực phẩm mà còn phải quan tâm đến các đồ dùng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh không gây độc cho trẻ thì dụng cụ sơ chế, chế biến là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy ngay từ cuối tháng 5 năm 2020 tôi đã cùng chị em tổ nuôi liệt kê, rà soát những đồ dùng, dụng cụ đã cũ, hỏng và bổ sung danh mục còn thấy thiếu trong khi làm việc, nêu rõ lí do xin bổ sung, sửa chữa. Cụ thể như sau: BẢNG KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG NUÔI DƯỠNG STT Tên đồ dùng Số lượng có Số lượng cũ, hỏng Hiện còn 1 Bát con 470 0 489 2 Muôi múc canh 20 0 20 3 Rổ nhôm 20 7 13 4 Xô xách nước 3 1 2 5 Thìa con 475 20 455 6 Bếp ga 5 0 5 7 Xoong nhôm nhỡ 40 0 40 Nhiều chỗ đã bị vỡ hỏng, gạch ốp bị nổ vỡ không 8 Bệ bếp đảm bảo an toàn. 9 Vòi rửa Một số vòi khu vực rửa bát bị tắc Cống rãnh thoát 10 Hệ thống thoát nước kém, hay bị ứ đọng nước nước
  12. 7 Kết quả: Kế hoạch tham mưu của chúng tôi đã được Ban giám hiệu chấp nhận. Trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày. Tường xung quanh bếp được ốp lát toàn bộ gạch men trắng cao 1,8m. Tường chỗ bếp đun được ốp thêm bằng tấm inox chịu nhiệt độ cao. Bổ sung bát con, xoong đun thức ăn, muôi thìa và các vật dụng khác theo đúng số lượng. Hệ thống cống nước cũng đã được làm mới thoát nước rất tốt. (Hình ảnh 1 - Phụ lục) 2.2. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa: Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ là thực đơn phù hợp với trẻ, tỉ lệ chất cân đối. nếu thiếu đi một trong hai điều kiện trên thì công tác nuôi dưỡng trẻ chưa đạt được kết quả toàn diện. Vì vậy xây dựng thực đơn cho trẻ là một việc làm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ngay từ tháng 8/2020 tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phát động mọi người cùng tham gia xây dựng thực đơn tới toàn bộ tổ nuôi chúng tôi, các chị em cũng rất nhiệt tình. Bản thân tôi, tôi đã thực hiện cách xây dựng thực đơn theo các bước sau:  Xác định nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi: (Kcal/24h) Tháng Hiện nay 3 - 6 tháng 650 Kcal 6 - 12 tháng 930 Kcal 1 - 3 tuổi 1000 Kcal 4 - 6 tuổi 1320 Kcal  Với nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi trong một ngày như trên thì ở trường mầm non trẻ phải đạt 50%. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất Gluxít (bột đường) và Lipít (chất béo) vì vậy khi xây dựng thực đơn tôi đã chú ý kết hợp loại thực phẩm nhiều calo và loại thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo năng lược cần thiết cho trẻ hàng 1 ngày. Ví dụ: Thực đơn: + Thịt lợn thịt vịt sốt vang + Canh bí đỏ nấu xương vịt + Tráng miệng: cam. Vì thịt vịt có lượng calo thấp cho nên ta kết hợp món tráng miệng là cam để bổ sung thêm năng lượng.
  13. 8 Cân đối tỷ lệ giữa các bữa chính, phụ  Trong các bữa ăn của trẻ tôi luôn nghiên cứu sao cho các loại thực phẩm kết hợp với nhau đảm bảo tỉ lệ phù hợp. Ví dụ: Bữa phụ của mẫu giáo uống sữa, tỉ lệ calo sẽ thấp do vậy khi xây dựng thực đơn tôi phối hợp cho trẻ ăn thêm bánh bao hoặc xôi để tăng thêm lượng calo cho trẻ. Thực đơn đa dạng, phong phú nhiều loại thực phẩm. Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non, mà một loại thực phẩm không thể cung cấp nhiều loại dinh dưỡng vì vậy chúng ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm để có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ: Thực đơn: - Sáng: + Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả. + Canh cua nấu rau thập cẩm. + Tráng miệng: Cam - Chiều: + Mỳ thịt ninh xương.  Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng vô cùng quan trọng vì thế khi xây dựng thực đơn cho trẻ, tôi đã chú ý đến thực phẩm theo từng địa phương, theo mùa thì sẽ đảm bảo giá cả hợp lý, thực phẩm tươi ngon. Ví dụ: Mùa hè thì nên cho trẻ ăn món canh mát như: Mùng tơi, rau dền, rau đay, mướp… Mùa đông: su hào, bắp cải, khoai tây, cà rốt…  Với mức tiền ăn thấp mà giá cả thực phẩm đắt đỏ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo calo cao và tỷ lệ chất cân đối thì đòi hỏi người lên thực đơn phải tính toán sao cho kỹ lưỡng theo số tiền đã có. Vì vậy ta phải phối hợp thực phẩm có giá tiền cao với thực phẩm có giá tiền thấp. Ví dụ: + Thịt lợn, trứng hấp nấm hương + Bí xanh, cà rốt xào thịt. + Canh cua nấu rau cải.
  14. 9 Kết quả: Sau một thời gian nghiên cứu cùng với các đồng chí trong tổ nuôi dưỡng và tôi là người trực tiếp tính khẩu phần ăn cho trẻ, nên tôi đã xây dựng được thực đơn sau: THỰC ĐƠN TUẦN CHẴN Thứ Mẫu giáo Nhà trẻ Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, thịt bò thịt bò nấu sữa chua. nấu sữa chua. Canh rau cải nấu thịt. Canh rau cải nấu thịt. 2 Bữa phụ: Xôi thịt, lạc, vừng Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa chính chiều: Cơm tẻ - thịt lợn xốt cà chua - Canh bầu nấu thịt Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, thì bò thì bò hầm củ quả hầm củ quả 3 Canh rau cải nấu thịt. Canh rau cải nấu thịt. Bữa phụ: Mỳ thịt xương ninh Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa chính chiều: Mỳ thịt xương ninh Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn trứng cút trứng cút kho tàu, kho tàu, Canh bí xanh, cà rốt ninh Canh bí xanh, cà rốt ninh xương 4 xương Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa phụ: Bánh bao + Sữa Bữa chính chiều: Cháo thịt bò, thịt lợn nutyfood bí đỏ Bữa chính: Cơm tẻ - tôm thịt Bữa chính: Cơm tẻ - tôm thịt lợn rim lợn rim ngũ sắc ngũ sắc Canh bầu nấu tôm Canh bầu nấu tôm 5 Bữa phụ: Cháo thịt vịt đậu Bữa phụ: Sữa nutyfood xanh khoai môn Bữa chính chiều: Cơm tẻ - thịt lợn thịt vịt hầm bí đỏ Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - Thịt lợn, thịt vịt thịt vịt sốt cam sốt cam Canh xương vịt nấu bí đỏ Canh xương vịt nấu bí đỏ 6 Bí xanh, cà rốt xào thịt Bí xanh, cà rốt xào thịt Bữa phụ: Mỳ gạo nấu cua Bữa phụ: Sữa nutyfood đồng Bữa chính chiều: Mỳ gạo nấu cua đồng
  15. 10 THỰC ĐƠN TUẦN LẺ Thứ Mẫu giáo Nhà trẻ Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, thịt Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, thịt bò bò hầm cà rốt khoai lang nhật hầm cà rốt khoai lang nhật 2 Canh cá nấu rau cải. Canh cá nấu rau cải. Bữa phụ: Mỳ thịt ninh xương Bữa phụ: Sữa nutyfood cà chua Bữa chính chiều: Mỳ thị ninh xương Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, trứng hấp trứng hấp nấm hương nấm hương Canh cua đồng nấu rau cải Canh cua đồng nấu rau cải 3 Bí xanh, cà rốt xào thịt Bí xanh, cà rốt xào thịt Bữa phụ: Cháo thịt bò rau cải Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa chính chiều: Cháo thịt bò rau cải Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, thịt vịt thịt vịt hầm củ quả hầm củ quả Canh bí đỏ nấu xương vịt Canh bí đỏ nấu xương vịt 4 Tráng miệng: Cam Tráng miệng: Cam Bữa phụ: Mỳ gạo nấu cua đồng Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa chính chiều: Cơm tẻ - thịt lợn, thịt bò xốt cà chua - Canh bầu nấu thịt Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn trứng cút trứng cút kho tàu kho tàu Canh bí xanh, cà rốt ninh Canh bí xanh, cà rốt ninh xương 5 xương Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa phụ: Xôi lạc vừng + sữa Bữa chính chiều: Cháo thịt bò bí đỏ nutyfood Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, Bữa chính: Cơm tẻ - thịt lợn, tôm rim tôm rim ngũ sắc ngũ sắc Canh bí xanh cà rốt nấu đầu Canh bí xanh cà rốt nấu đầu tôm 6 tôm Bữa phụ: Sữa nutyfood Bữa phụ: Cháo vịt đậu xanh Bữa chính chiều: Cơm tẻ, thịt lợn hầm khoai môn bí đỏ, canh rau cải nấu thịt Mỗi thực đơn xây dựng lên tôi đều tính trên định xuất 1 trẻ để thấy được tỉ lệ các chất và các nhóm thực phẩm phù hợp, thấy được số lượng calo mà thực đơn đạt được. (Hình ảnh 2 - Phụ lục)
  16. 11 Nếu như xây dựng được thực đơn phong phú, đảm bảo đủ các tỷ lệ chất mà không đưa vào thực hiện thì chúng ta chưa khẳng định được đó là thực đơn phù hợp. Để khẳng định được thực đơn của mình là phù hợp, đảm bảo tỷ lệ hợp lý và áp dụng tại trường mình. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu cho áp dụng thử thực đơn của tôi trong 2 tuần tháng 9 để theo dõi bữa ăn của trẻ và chất lượng bữa ăn. Sau khi được Ban giám hiệu chấp thuận và áp dụng thực đơn của tôi vào bữa ăn của trẻ. Ban giám hiệu, nhân viên y tế cùng các chị em trong bếp của tôi tiến hành nấu thử các món ăn trong thực đơn đã lựa chọn. Khi áp dụng thử những ngày thực đơn của chúng tôi, tôi và chị em trong tổ nuôi thường xuyên lên lớp để quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng, có phù hợp với khẩu vị không. Và kết quả trẻ rất thích những món ăn trong thực đơn của tôi. Hình ảnh 3. Qua 2 tuần áp dụng thực đơn của tôi đã được Ban giám hiệu áp dụng vào thực đơn chính của nhà trường. Các con ăn ngon miệng, hết suất. Thực đơn của tôi đã được áp dụng vào thực đơn của nhà trường. Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp tham mưu trên tôi đã thu đươc kết quả hết sức khả quan. Bếp tôi đã được Ban giám hiệu trang bị đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo cơ hội tốt cho việc thực hiện công tác nuôi dưỡng trong nhà trường. Với thực đơn của chúng tôi trẻ ăn rất ngon miệng, hết xuất. 3. Biện pháp 3: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý: Phối hợp dây chuyền phân công trong tổ là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nếu như thực hiện dây chuyền không linh hoạt, đều tay thì công việc chồng chéo không đạt hiệu quả dẫn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hạn chế. Trước đây, bảng phân công chức năng tổ nuôi là do Ban giám hiệu trực tiếp xây dựng. Song trong thực tế khi thực hiện thì còn một số nội dung chưa phù hợp với múi giờ hoặc còn thiếu một số nội dung công việc chưa có trong bảng phân công, vì vậy trong năm học này, ngay từ đầu tháng 8 trong hè tôi đã đưa ra ý kiến tham mưu với Ban giám hiệu để chị em tổ nuôi của từng bếp thực hiện dây chuyền dựa trên bảng phân công của Ban giám hiệu đối chiếu với thực tế, bổ sung các nội dung còn thiếu vào các múi giờ cho hợp lý, sau đó trình Ban giám hiệu xem xét. Đề xuất Ban giám hiệu giành thời gian dự trực tiếp dây chuyền phân công mới. Để làm tốt biện pháp này trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi đã xây dựng nội dung để các đồng chí trong tổ cùng thảo luận đóng góp ý kiến thực hiện đúng theo quy định. Chính vì vậy tôi đã xây dựng được bảng phân
  17. 12 công dây truyền cho các thành viên trong tổ hợp lý, luôn phối hợp với nhau hài hòa để đạt hiệu quả cao trong công việc. (Hình ảnh 4- Phụ lục) Kết quả: Sau hai tuần thực hiện chúng tôi đã đưa ra được một bảng phân công dây chuyền hợp lý, khoa học không chồng chéo. Đã được Ban giám hiệu dự và khẳng định khoa học, phù hợp, đưa vào áp dụng từ đầu năm học 2020 - 2021. Và qua các đợt thanh tra, dự giờ bếp tôi được Ban giám hiệu cũng như thanh tra viên đánh giá công việc thực hiện giây chuyền của chúng tôi xếp loại tốt. 4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trên lớp. Hàng ngày đến lớp, người trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc thường xuyên với trẻ không ai khác đó là các cô giáo, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chế biến ra được sử dụng có hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu được đó là sự kết hợp giữa các cô nuôi và giáo viên trên lớp, hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã cùng các chị em trong tổ nuôi bàn bạc và đưa ra những biện pháp phối hợp chặt chẽ với giáo viên để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Với các món ăn mới: Tôi trao đổi để giáo viên nắm bắt được đặc thù của món ăn và có tác dụng tới sức khỏe của trẻ để giáo viên giới thiệu món ăn đầy đủ cho trẻ trước bữa ăn, gây hứng thú động viên trẻ ăn ngon miệng Trước mỗi giờ ăn: Tôi cùng giáo viên trò chuyện với trẻ về các món ăn để trẻ biết được lợi ích khác nhau của món ăn. Với những trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân: Tôi trao đổi với giáo viên về chế độ ăn của trẻ để có cách chia thức ăn hợp lý cho trẻ mà vẫn đảm bảo đủ khẩu phần ăn của trẻ. (Hình ảnh 5 - Phụ lục) Ví dụ: Với những trẻ thừa cân không nên cho trẻ ăn thêm nước của các món xào, không chắt nước canh ở trên chan cho trẻ vì váng mỡ rất nhiều, và với trẻ suy dinh dưỡng thì ngược lại. Bên cạnh đó thực hiện theo đúng lịch phân công cô, đi thăm giờ ăn của trẻ để tận mắt nhìn thấy các con cảm nhận về món ăn do tay mình nấu. Thường xuyên phối hợp với giáo viên trò chuyện, xúc cho những trẻ ăn chậm và quan sát các món ăn để biết được những món ăn không phù hợp với trẻ và có kế hoạch đề xuất với Ban giám hiệu thay đổi Kết quả: Trong năm học vừa qua chúng tôi đã phối hợp rất tốt với giáo viên trên lớp. Trẻ hàng ngày ăn rất ngon miệng, hết xuất. Các món ăn đã thay đổi rất phù hợp với trẻ trong hai tuần, do đó trẻ của trường tôi sau mỗi đợt cân
  18. 13 đo tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân giảm rất nhiều và trẻ tăng cân đạt tỷ lệ cao. Cuối mỗi kỳ cân đo đều đạt kết quả phát triển rõ rệt. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình. Đối với trẻ mầm non thì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có hiệu quả. Hơn thế nữa, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là một vấn đề mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh có con em đang theo học ở trường tôi, khu tôi. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch cùng với chị em tổ nuôi đề xuất với Ban giám hiệu cho chúng tôi kết hợp trong buổi họp phụ huynh để tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về một số công việc trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ như sau: Tuyên truyền giúp họ hiểu biết hơn về tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ, đồng thời còn giúp họ có thêm kiến thức nên kết hợp các nguyên liệu nào với nhau để có được những món ăn ngon, lạ miệng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn của gia đình họ cách lựa chọn thực phẩm phong phú, phù hợp. (Hình ảnh 6 - Phụ lục) Cách phối hợp các nhóm thực phẩm sao cho phong phú, tốt nhất mỗi bữa chính đảm bảo 15 loại thực phẩm trở lên, trong ngày đảm bảo từ 21 loại thực phẩm trở lên. Trong các bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường, đạm, béo, vitamin. (Hình ảnh 7 - Phụ lục) Các thực đơn trong tuần không trùng nhau. Kết hợp với nhà trường để tìm hiểu thực đơn và tránh ăn thực đơn trong ngày của gia đình trùng với thực đơn nhà trường. Đồng thời trao đổi thêm những kinh nghiệm tạo cho trẻ bầu không khí, để tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ chúng tôi còn vận động phụ huynh cố gắng không cho các con ăn quà vặt, ít ăn ngọt, vận động họ ở nhà trong các bữa ăn nên động viên trẻ để trẻ tự xúc ăn cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa đũa để nâng cao hứng thú cho bé.
  19. 14 Kết quả: Với cách làm như trên thì hầu hết các phụ huynh có con em gửi ở trường chúng tôi đều đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho con em mình tại gia đình. Phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến thực đơn của nhà trường hơn, có những phụ huynh đã xin thực đơn của nhà trường để tham khảo. Năm học vừa qua tiền ăn của trường tôi vẫn đóng là 17.000 đồng/trẻ. 100% phụ huynh rất yên tâm khi sáng suốt gửi con mình vào một địa chỉ tin cậy và họ rất ủng hộ nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em mình cũng như ký hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm sạch như công ty cổ phần thực phẩm sạch Bình Minh. Trang trại rau an toàn Mỹ Đức. IV. Kết quả chung: Trong năm học 2020 - 2021 bản thân tôi và các chị em trong tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩmcho trẻ. Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm học 2020 - 2021 tất cả các chị em trong tổ nuôi đều được đánh giá xếp loại cao. Các cô nuôi cũng như giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và được phòng giáo dục đào tạo cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao. Công tác kiểm tra y tế học đường năm học này được đảm bảo tuyệt đối và được đánh giá xếp loại tốt. Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ đã được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân cuối năm giảm so với đầu năm rõ rệt. Bảng kháo sát sức khoẻ của trẻ đầu năm Kết quả sau khi thực hiện biện pháp Mẫu giáo Nhà trẻ Nội dung khảo sát (366 trẻ) (113 trẻ) Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 3 0,81% 0 0% Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 1 0,27% 0 0% Trẻ béo phì 10 2,73% 0 0% Tất cả các bếp ăn trong trường đều được cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các món ăn khi chế biến ra rất hợp khẩu vị với
  20. 15 trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng ăn hết xuất từ đó cháu ở khu tôi tăng cân khỏe mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm hẳn. Đặc biệt trong năm học này khu tôi và các khu khác không xảy ra một trường hợp ngộ độc thực phẩm nào. Từ những kết quả đó Ban giám hiệu cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn được sự tin cậy của phụ huynh. Phụ huynh rất tin tưởng vào các hoạt động của nhà trường, luôn luôn ủng hộ, nhất chí cao trong mọi kế hoạch của nhà trường nói chung và trong công tác nuôi dưỡng trẻ nói riêng. Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Để đạt được những kết quả trên, trước hết bản thân tôi có tâm huyết với trẻ, luôn duy trì, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mang hết sức mình để chăm lo cho từng bữa ăn của các cháu. Luôn học hỏi các chị em ở trường và các đồng nghiệp qua các buổi đi kiến tập của Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Trong thời gian khảo sát đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG NUÔI DƯỠNG SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Số Số Tên đồ Số lượng Bổ STT lượng lượng Ghi chú dùng cũ, hỏng sung có hiện tại Trẻ đông so với 1 Bát con 470 0 30 500 năm học trước Trẻ đông hơn so 2 Muôi 20 7 7 24 với năm học trước 3 Rổ nhôm 13 7 7 20 Mua rổ mới to hơn Xô xách 4 2 1 1 2 nước Trẻ đông hơn so 5 Thìa con 475 10 30 495 với năm học trước Đã được bảo 6 Bếp ga 5 0 0 5 dưỡng Xoong Trẻ đông hơn so 7 40 0 4 44 nhôm nhỡ với năm học trước Đã được xây mới, tường xung quanh được ốp lại bằng 8 Bệ bếp gạch men trắng. 9 Vòi rửa Vòi nước đã được thay mới bằng vòi inox. Cống rãnh Hệ thống thoát nước đã được làm lại giúp thoát nước tốt 10 thoát nước hơn, nước thải không bị ứ đọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2