Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả tại Trường Mầm non Xuân Khang
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả tại Trường Mầm non Xuân Khang" nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ mầm non; sáng tạo một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc; nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đặc biệt là chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non 5-6 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả tại Trường Mầm non Xuân Khang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI A1 ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN KHANG Người thực hiện: Quách Thị Đào Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Khang SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2022
- 2 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lí luận 2 2.2 Thực trạng nghiên cứu 3 Một số biện ph¸p tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5- 6 2.3 5 tuổi A1 đạt hiệu quả tại trường Mầm non Xuân Khang Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp học phong phú, 2.3.1 5 sáng tạo 2.3.2 Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp chủ đề 7 Đổi mới phương pháp, hình thức,áp dụng công nghệ thông 2.3.3 9 tin vào tổ chức hoạt động âm nhạc Tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc cho trẻ ở mọi thời 2.3.4 12 điểm phù hợp 2.3.5 Tham gia hoạt động âm nhạc ở hội thi, ngày hội 16 2.3.6 Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh 17 2.3.7 Công tác tham mưu 18 HiÖu qu¶ cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm ®èi víi ho¹t ®éng 2.4 18 gi¸o dôc, víi b¶n th©n, ®ång nghiÖp vµ nhµ trêng 3 Kết luận, kiến nghị 19 3.1 Kết luận. 19 3.2 Kiến nghị. 20 Tài liệu tham khảo Danh mục
- 3 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng rất yêu thích. Âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và bộ môn này còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Như hoạt động : “Phát triển ngôn ngữ” hay “Hoạt động Khám phá khoa học”…Có thể coi âm nhạc là một bộ phân không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ tay theo lời ca, trò chơi âm nhạc...Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, là lứa tuổi sắp bước sang một cấp học mới là cấp Tiểu học, tôi nhận thấy bộ môn âm nhạc với các bé là vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất . Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người, âm nhạc là ngôn ngữ chung của con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là những dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi A1, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi đã nắm rõ đặc điểm tâm lý của trẻ. Chính vì vậy trong công việc giảng dạy tôi nhận thấy âm nhạc là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ khi trẻ ở trường, âm nhạc là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động đó. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trên thực tế khi trẻ ca hát tôi thường nhận thấy trẻ hát không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý, sức khỏe, khả năng của trẻ để vận dụng những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để khơi dậy nguồn cảm hứng âm nhạc cho trẻ. Để âm nhạc thực sự là món ăn tinh thần của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, tôi đã nghiên cứu để tìm ra : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả tại Trường Mầm non Xuân Khang” làm đề tài nghiên cứu.
- 4 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ mầm non, - Sáng tạo một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc. - Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đặc biệt là chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. - Bản thân tôi dựa trên thực tế của lớp và dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học nhằm xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả. - Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng của hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ, hình thành thái độ tích cực.Trẻ được nghe hát, vận động theo nhạc, nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (thiếu nhi, dân ca,...) thể hiện sự sáng tạo với những bài hát động tác thật uyển chuyển và tự nhiên. Trẻ hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát bản nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu…Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc đói với trẻ, cùng phối hợp để phát triển một cách toàn diện cho trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả cao tại Trường Mầm non Xuân Khang làm đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp dùng lời. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê toán học. \ 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận. Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong quá trình phát triển, trẻ hình thành các ý tưởng, tìm hiểu môi trường và luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh. Dưới sự kích thích thường xuyên của âm nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh và kích thích trẻ biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích, sáng tạo của trẻ. Giai điệu của âm nhạc, sôi động còn có thể cải thiện chức năng của bộ não, khiến tư duy của trẻ linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1, đây là thời kì ở trẻ đang xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động, thích nghe nhạc, nghe hát, thích tự biểu diễn như cử chỉ của người khác. Đặc biệt tâm lý của trẻ có liên quan đến sự tiếp nhận âm nhạc, trẻ có thể nhận ra cái đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và rất
- 5 thích được biểu diễn. Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Quá trình trẻ được tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy nhiều lúc chưa chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn sáng tác lời không phù hợp hoặc sai với nội dung lời bài hát... Ngoài ra trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về tiết tấu...làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Do đó nhiệm vụ của cô giáo mầm non là làm sao để trẻ yêu âm nhạc, cảm nhận âm nhạc một cách chính xác và tốt nhất thông qua các hình thức hoạt động âm nhạc phong phú đa dạng và sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ. Chính vì mà việc tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 sao cho đạt hiệu quả là một yêu cầu rất quan trong trong công tác giáo dục trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. 2.2. Thực trạng nghiên cứu * Thuận lợi - Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công đứng lớp 5-6 tuổi A1 Khu trung tâm trường mầm non Xuân Khang, tổng số 23 cháu, trong đó 15 nam, 8 nữ. Trường mầm non Xuân Khang là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, các điều kiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. - Trẻ chăm ngoan, đi học thường xuyên, đa số trẻ được học qua các lớp dưới, nhanh nhẹn, hiếu động thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động âm nhạc. - Lớp có phòng học rộng thoáng mát có đầy đủ ánh sáng cho các cháu học hành và vui chơi. - Bản thân được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của ban giám hiệu nhà trường và sự động viên khuyến khích của tổ chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến để nâng cao chất lượng giờ dạy, thường xuyên tham gia các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi đồng nghiệp và có một số năng khiếu về lĩnh vực thẩm mỹ. Bên cạnh đó tôi luôn được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh. Phụ huynh cùng quan tâm giúp đỡ cô về việc sưu tầm tranh ảnh, tìm kiếm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho việc dạy và học, phụ huynh quan tâm và chia sẻ cùng cô việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. - Đối với giáo viên. Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết và yêu nghề. - Đối với trẻ. Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động Âm nhạc, trẻ thích ca hát và biểu diễn âm nhạc.
- 6 - Đối với phụ huynh. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con và luôn ủng hộ các hoạt động âm nhạc, phong trào văn nghệ hay hoạt động chung ở tại lớp điều đó đã tạo điều kiện cho bản thân xây dựng được những tiết học hay, có chất lượng. Bên cạnh đó phụ huynh còn ủng hộ tinh thần và vật chất các chương trình hội thi về âm nhạc cho trẻ do trường tổ chức. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó vẫn còn có những khó khăn sau: * Khó khăn - Đối với giáo viên. Trong năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1, với tổng số trẻ là 23 cháu trong đó có 15 trẻ nam và 8 trẻ nữ. Tuy nhiên điều kiện cho trẻ hoạt động âm nhạc của nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là đồ dùng để trẻ tham gia biểu diễn. Dụng cụ âm nhạc chưa phong phú, đa dạng về các chủng loại, chưa có phòng chức năng riêng và một số dụng cụ âm nhạc như: Đàn, mích,... chưa đáp ứng cho trẻ hoạt động. Bản thân tôi vẫn chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa chính xác, chưa thật sự mạnh dạn tự tin và có nhu cầu hứng thú được tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc hàng ngày, nên trẻ chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Hoạt động âm nhạc thực sự cần năng khiếu múa hát của trẻ. Tuy nhiên, đa số trẻ trong lớp chưa mạnh dạn, chưa có năng khiếu bẩm sinh về lĩnh vực này Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, bản thân có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến đề tài này mà chỉ quan tâm đến môn làm quen với toán, làm quen với chữ cái... Vì tất cả những lí do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm gì đó để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực cố gắng đó, tôi đã tìm ra: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả tại Trường Mầm non Xuân Khang” - Đối với trẻ. Mặc dù số trẻ trong lớp có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều: Có những cháu rất mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động nhưng cũng có những trẻ nhút nhát, ít hoạt động, thiếu tự tin nên chưa mạnh dạn để thể hiện năng khiếu của mình. Trong năm học 2021-2022 tình hình dịch bệnh covit-19 diễn ra vô cùng phức tạp lây lan trong diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến việc học sinh đến trường, lớp các cháu thường xuyên phải nghỉ học. Một số hoạt động ở trường,
- 7 lớp không tổ chức được như hội thi: “Tiếng hát dân ca” cấp trường, tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động học… - Đối với phụ huynh. Một số phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc học của con, cho con đi học không chuyên cần, không đúng giờ, phụ huynh chưa thực sự xem trọng hoạt động Âm nhạc đối với trẻ… Đây là những nguyên nhân dẫn đến hoạt động Âm nhạc đang còn rời rạc, kết quả giáo dục chưa cao. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, không cho các cháu đi học thường xuyên. Trước những tình hình thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và có kết quả như sau. * Bảng kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả khảo sát Số Tổng Trẻ đạt yêu Chưa đạt TT Nội dung khảo sát số khảo cầu sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) Trẻ hứng thú hoạt động 10 1 23 13 56,5 % 43,5% âm nhạc. 2 Trẻ hát thuộc và rõ lời bài 23 14 60,8 % 9 39,2 % hát. 3 Trẻ hát đúng giai điệu bài 23 12 52,1 % 11 47,9 % hát. Trẻ thể hiện cảm xúc và 4 kỹ năng vận động phù hợp 23 12 52,1 % 11 47,9 % với nhịp điệu bài hát. 5 Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động âm 23 13 56,5 % 10 43,5 % nhạc. - Qua khảo sát đầu năm học chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc trẻ chưa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu của lớp đề ra. Đa số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát. Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời sai tiết tấu, một số trẻ chưa thật sự mạnh dạn còn e dè với các bạn trong lớp và trước đám động. Trước tình hình thực trạng trên với vai trò, trách nhiệm là giáo viên phụ trách lớp tôi đã suy nghĩ để tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 do tôi phụ trách. 2.3: Các biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi A1 đạt hiệu quả 2.3.1: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp học hấp dẫn, sáng tạo. Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể
- 8 thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người bằng những hình tượng âm nhạc. Âm nhạc còn phản ánh niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ của con người. Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục toàn diện, phát triển nhân cách trẻ và được trẻ Mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem là phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả ở trường Mầm non. Quá trình tổ chức hoạt động Âm nhạc đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó môi trường giáo dục chiếm một vị trí quan trọng, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tối đa trong hoạt động Âm nhạc ngay từ đầu năm học tôi đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục thật phong phú, đa dạng để trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học, cụ thể như sau: * Môi trường âm nhạc trong lớp học Ở lứa tuổi này, nhận thức của trẻ đang phát triển mạnh mẽ nên trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Để tổ chức hoạt động Âm nhạc cần tạo ra một môi trường Âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để gây hứng thú cho trẻ hoạt động. Tôi xây dựng góc hoạt động Âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Hình ảnh đồ dùng đồ chơi góc âm nhạc Ở góc Âm nhạc tôi bố trí sắp xếp, tạo khung cảnh hấp dẫn, đẹp mắt thu hút trẻ như: Trang trí sân khấu có nhiều hình ảnh, xếp dán hình trẻ hát múa, nốt nhạc, các loại đồ dùng đồ chơi đa dạng mới lạ…Trẻ có thể hiện các bài hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo ở góc Âm nhạc một cách thoải mái. Ngoài ra góc Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, đồng thời phát triển thẩm mỹ và nhận thức, giúp trẻ bước đầu làm quen với nền
- 9 văn hóa dân tộc thông qua các nhạc cụ như: Đàn Tơrưng, đàn tranh và nhiều loại hình âm nhạc khác nhau... Bên cạnh đó góc Âm nhạc còn góp phần giúp trẻ linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, trẻ bớt căng thẳng vì trẻ có thể chơi, nghe nhạc... và thể hiện những ý thích của mình. Để tạo dựng góc Âm nhạc đa dạng phong phú, phù hợp cho trẻ hoạt động tôi tận dụng nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các nhạc cụ âm nhạc: Ví dụ: Tôi sưu tầm, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như tre để làm phách tre, bìa cứng trang trí giấy đề can để tạo thành các loại đàn khác nhau. Vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xắc xô, vỏ hộp sữa làm trống cơm…Để tạo ra các loại đò dùng đồ chơi đẹp mắt, gần gũi, an toàn cho trẻ hoạt động trong góc Âm nhạc. Từ đó giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động Âm nhạc hơn. Ngoài ra còn khuyến khích, hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cùng cô theo khả năng của trẻ giúp trẻ hiểu hơn về các dụng cụ Âm nhạc từ đó hiểu hơn về cách sử dụng. Tạo cho trẻ hứng thú hơn khi hoạt động Âm nhạc. * Môi trường âm nhạc ngoài lớp học Ngoài việc tạo môi trường ở trong lớp thì bên cạnh đó môi trường hoạt động ngoài lớp học cũng có tầm quan trọng không kém giúp tạo cho trẻ không gian hoạt động thoải mái mới mẻ để kích thích hoạt động âm nhạc cho trẻ. Vì vậy tôi đã tận dụng không gian ở ngoài sân trường để tạo nên các khu vực cho trẻ hoạt động Âm nhạc bằng cách thiết kế một góc Âm nhạc ngoài trời để vào những ngày đẹp trời, trẻ có thể ra sân rộng, thoáng mát, trẻ vui chơi, biểu diễn văn nghệ… Để tạo môi trường hoạt động ngoài lớp học cạnh lớp tôi đã tận dụng khoảng không gian phù hợp để tạo thành một góc Âm nhạc ngoài lớp học với rất nhiều những sản phẩm là những dụng cụ Âm nhạc do cô và trẻ tự làm từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Quạt múa được làm từ giấy lụa và tre, các loại đàn được làm từ bìa cát tông và xốp màu, trống được làm từ vỏ những sữa, hộp bánh... Ở không gian này trẻ được tự mình trải nghiệm, khám phá về các loại nhạc cụ, trẻ có không gian hoạt động thoải mái, vui vẻ, rộng rãi và tự do thể hiện bản thân qua hoạt động âm nhạc và từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức về các loại nhạc cụ một cách sâu sắc hơn, mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân mình thông qua môi trường hoạt động âm nhạc bên ngoài. Bên cạnh đó tôi luôn luôn gần gũi trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong bộc lộ cảm xúc nhằm phát huy hết tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ. * Kết quả đạt được Với việc chuẩn bị đồ dùng, tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp phong phú, sáng tạo tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia vào hoạt động, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng không gò bó, trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân và năng khiếu âm nhạc của mình một cách tự nhiên và có thói quen biểu diễn trước đông người mang lại hiệu quả cao sau mỗi hoạt động. 2.3.2: Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp chủ đề Đặc điểm của trẻ Mẫu giáo là: "Học bằng chơi - chơi mà học". Một giờ hoạt động Âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ hoạt động
- 10 chọn một phần trọng tâm. Nếu nội dung trọng tâm là dạy hát thì yêu cầu chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc và hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những cảm nhận sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô cần hướng dẫn trẻ các cách vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát như vỗ tay theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp hay vận động múa minh hoạ, các vận động này không chỉ giúp trẻ tập phối hợp nhịp nhàng các vận động của tay mà còn tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, có tư thế đẹp, duyên dáng. Để có một giờ hoạt động Âm nhạc đạt kết quả cao bản thân tôi, mỗi khi tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ tôi luôn tìm tòi nghiên cứu, tham khảo ý kiến Ban giám hiệu, chuyên môn để có những phương pháp và hình thức tổ chức thu hút trẻ và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động với Âm nhạc. Vào đầu giờ học tôi có thể trò chuyện cùng trẻ về chủ đề, cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh...phù hợp với nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Ví dụ 1: Chủ đề: “Thế giới thực vật” Chủ đề nhánh: “ Cây xanh”. Tôi lựa chọn dạy hát bài '' Em yêu cây xanh''; Sáng tác: Hoàng Văn Yến. Nghe hát: 'Cây trúc xinh'' Dân ca quan họ Bắc ninh. Vào đầu giờ học tôi cho trẻ quan sát cây xanh và trò chuyện cùng trẻ, trẻ rất hứng thú và lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó cô cần hát đúng nhạc, hát hay để thu hút trẻ vào hoạt động. Khi hát tôi luôn thể hiện tình cảm, sắc thái giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về nội dung bài hát. Đồng thời tôi chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ như: Phách tre, phách bằng vỏ gáo dừa, trống lắc... để dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Đặc biệt với mỗi giờ hoạt động Âm nhạc tôi lựa chọn các vận động phù hợp với từng bài hát khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng của mình trên sân khấu, khi đó trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về Âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương và đa số trẻ lớp tôi rất hứng thú hoạt động. Ví dụ 2: Chủ đề ''Thế giới động vật'' Đề tài: Hát vận động: ''Cá vàng bơi'' Nghe hát: ''Con chim vành khuyên '' Trò chơi: '' Nghe thấu đoán tài'' Với đề tài này tôi lựa chọn hình thức hát vận động múa. Ví dụ 3: Chủ đề ''Giao thông'' Chủ đề nhánh: ''Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông'' Đề tài: Hát vận động:'' Em đi chơi thuyền''
- 11 Nghe hát: “ Anh phi công ơi '' Trò chơi: ''Đoán tên bạn hát''. Với đề tài này tôi lựa chọn hình thức hát vỗ tay theo nhịp. Tương tự với những chủ đề khác tôi cũng nghiên cứu và đưa ra những đề tài, nội dung phù hợp để trẻ hoạt động. Trong chương trình chăm sóc giáo trẻ hiện nay, các nội dung cho trẻ hoạt động được đưa vào các chủ đề. Do vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế của nhà trường nói chung cũng như của lớp học mà tôi giảng dạy nói riêng. Tuy nhiên kế hoạch này phải được sự đồng ý nhất trí và phê duyệt của Ban giám hiệu. Giờ hoạt động Âm nhạc thường được tôi đưa vào ngày thứ 6 của mỗi tuần theo từng chủ đề trong chủ đề những tuần còn lại trẻ sẽ có thời gian để ôn luyện những bài hát đã học bằng nhiều hình thức và vào các thời điểm phù hợp, giúp trẻ khắc sâu vào tâm trí những lời ca tiếng hát, giai điệu và các hình thức vận động nhịp nhàng. * Kết quả đạt được. Thông qua biện pháp này đã tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động theo đúng nội dung và đề tài, không những vậy trẻ còn có những sáng tạo trong những hoạt động, hướng dẫn bạn cùng tham gia hoạt động Âm nhạc một cách tự nhiên và sôi động. 2.3.3: Đổi mới phương pháp, hình thức, áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động Âm nhạc * Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Âm nhạc Giáo dục Âm nhạc trong giờ hoạt động Âm nhạc là giáo dục cho trẻ tình yêu âm nhạc, biết cảm thụ Âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Nhưng ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục Âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ hát, vận động đơn giản mà phải tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động. Do đó với mỗi giờ tổ chức hoạt động Âm nhạc ở các chủ đề khác nhau tôi đều nghiên cứu rất kĩ trong việc thay đổi và sáng tạo trong hình thức giảng dạy nhằm đạt kết quả cao nhất. Tránh lặp đi lặp lại theo một hình thức cũ đơn điệu, dễ gây nhàm chán với trẻ. Thông thường tôi tổ chức tiết học cho trẻ hoạt động Âm nhạc theo hình thức một chương hay một trò chơi, một chuyến du lịch, đi thăm quan…Mang tính sáng tạo để kích thích sự hứng thú và tò mò của trẻ. Ví dụ 1: Chủ đề: ''Các hiện tượng tự nhiên''; Chủ đề nhánh: “ Giọt nước tí xíu” Đề tài: Hát vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với” Nghe hát: “Tia nắng hạt mưa” Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh Để gây hứng thú cho trẻ tôi thiết kế khung cảnh trời mưa, hình ảnh mưa ở sân khấu trong lớp trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ. Sau đó cho trẻ chơi trời nắng trời mưa, Mưa có lợi ích gì? Mưa giúp cho con người, cây cối như thế nào?...Cô hô mưa to rồi cho trẻ về vị trí ngồi vào nội dung bài học. Khi cho trẻ chơi trò chơi “ tai ai tinh”, cô cho một trẻ lên đội mũ chóp cho cả lớp đi xuanh
- 12 quanh và cử một bạn hát, bạn đội mũ chóp phải chú ý lăng nghe xem bạn hát tên là gì? Tên bài hát? Tác giả... Những điều đó thực sự rất cuốn hút trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động với cảm giác học mà như không học, phù hợp với đặc điểm trẻ Mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học” và tôi thấy giờ học đạt hiệu quả rất cao. Hình ảnh cô và trẻ đang múa vận động trong tiết âm nhạc Ví dụ 2: Chủ đề: “ Nghành nghề ”(Chủ đề nhánh: Nghề giúp đỡ cộng đồng) Đề tài: Hát vận động: “Cháu yêu cô thợ dệt” Nghe hát: “ Anh phi công ơi” Trò chơi: Đoán tên bạn hát. Tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức giống như một trò chơi âm nhạc. Tất cả trẻ đều được tham gia với vai trò là các thành viên trong các nghề và được tham gia vào các phần chơi. Khi đó trẻ được hát vận động theo tổ, nhóm, cá nhân, được lên sân khấu biểu diễn cùng với các nhạc cụ âm nhạc…Và kết quả tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và luôn cố gắng trong quá trình hoạt động, kết quả đạt được trên trẻ sau một giờ âm nhạc đều rất tốt. Với mỗi giờ hoạt động Âm nhạc ở mỗi đề tài, mỗi chủ đề khác nhau tôi đều nghiên cứu rất kĩ trong việc thay đổi và sáng tạo trong hình thức giảng dạy nhằm đạt kết quả cao nhất. Tránh lặp đi lặp lại theo một hình thức cũ đơn điệu, dễ gây nhàm chán với trẻ. Ví dụ: Chủ đề: “Động vật”: Chủ đề nhánh: “Một số con vật sống trong rừng” Đề tài: Hát vận động: “Đố bạn” Nghe hát: “Ta đi trong rừng xanh” Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát Thay vì tổ chức một tiết dạy theo hình thức cũ, tôi đã tiến hành tiết học dưới hình thức trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”, với 4 vòng quay. Ở mỗi vòng quay cô mời trẻ lên quay, vòng quay dừng lại ở hình ảnh các con vật (Khỉ, hươu, voi và gấu đen), nếu cả lớp hát đúng bài hát có tên các con vật thì điều bí mật sẽ được mở ra. Vòng quay thứ nhất với câu hỏi và hình ảnh về một số con vật sống trong rừng, vòng quay thứ 2 với câu hỏi và hình ảnh về chú khỉ, tương tự vòng quay tiếp theo với các câu hỏi và hình ảnh về chú hươu, voi và bác gấu đen con
- 13 theo nội dung bài hát và sau mỗi vòng quay trẻ sẽ được hát bài hát và vận động theo ý tưởng của tổ, của nhóm và của cá nhân trẻ theo sự định hướng của cô. Vòng quay cuối cùng sẽ mở ra với câu hỏi về bài học giáo dục đối với trẻ, cụ thể: “Các con có yêu quý các con vật sống trong rừng không? Yêu quý các con vật sống trong rừng chúng ta phải như thế nào” ? Ngoài việc liên tục đổi mới hình thức tổ chức phù hợp với từng đề tài, từng chủ đề trong mỗi giờ hoạt động Âm nhạc tôi luôn chú trọng đến việc sửa sai về câu hát, về tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu, cách trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc, chú ý đến việc thể hiện lời bài hát kết hợp với vận động sao cho nhịp nhàng với nhau. Với hình thức này trẻ thực sự hứng thú và giờ học đã mang lại kết quả cao trong suốt quả trình hoạt động. * Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ Bên cạnh việc thay đổi hình thức tổ chức tiết học tôi còn thường xuyên ứng dụng Công nghệ thông tin trong các giờ dạy. Bởi lẽ trên thực tế, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đặc biệt thu hút trẻ với ưu điểm nổi trội về màu sắc, âm thanh, sự chuyển động linh hoạt…Với những tiết học mà giáo viên gặp khó khăn trong việc cho trẻ tri giác những đồ dùng là vật thật hay những hình ảnh khó tìm kiếm, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp thật sự hữu hiệu. Hơn thế nữa nó lại đặc biệt tiết kiệm được nhiều thời gian làm đồ dùng đồ chơi. Tuy nhiên để bài học thực sự hiệu quả sinh động thu hút được trẻ thì bản thân tôi phải chịu khó tìm hiểu và làm quen với cách soạn và giảng bài mới này. Cụ thể giáo viên cần phải: - Có kiến thức hiểu biết về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint. - Biết cách truy cập Internet. - Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt phim cắt các file âm thanh, làm các ảnh động bằng Plash, Photosop… Là một giáo viên có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với Công nghệ thông tin, do vậy tôi thường xuyên sử dụng máy tính đưa các hình ảnh, tư liệu, kết hợp âm thanh sinh động ứng dụng vào các hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp, nhất là trong các hoạt động chung. Đối với giờ học “Hoạt động Âm nhạc”, tôi luôn đầu tư xây dựng giáo án điện tử kết hợp với việc thay đổi hình thức dạy học đã thực sự khiến trẻ hứng thú và chủ động tham gia hoạt động cùng cô. Bởi trên máy vi tính các hình ảnh có thể xuất hiện và mất đi theo ý muốn của giáo viên mà hình ảnh lại có màu sắc đẹp, phù hợp, hấp dẫn trẻ. Tôi còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trên máy tính như: Trẻ được thao tác với kỹ năng đơn giản như ấn chuột, di chuột đề tìm các hình ảnh với nội dung theo bài hát đã học ( Mỗi hình ảnh tôi đã chèn bài hát nội dung tương ứng) và quan sát hiệu ứng. Như vậy cô và trẻ có thể thấy được ngay kết quả lựa chọn của trẻ, nếu chưa chính xác trẻ có thể tự biết để tìm lại và thực hành theo sự hướng dẫn của cô. Vì vậy mà đưa
- 14 công nghệ thông tin vào hoạt động Âm nhạc mang lại hiệu quả rất cao đối với cả cô và trẻ giúp cho hoạt động Âm nhạc thêm phần thú vị, hấp dẫn và thu hút trẻ tham gia sôi nổi hơn. Hình ảnh cô cùng trẻ học trên PowerPoint trong giờ âm nhạc *Kết quả đạt được Qua việc đổi mới phương pháp, hình thức và ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động Âm nhạc cho trẻ thực tế đã thu lại kết quả rất cao đối với trẻ 5 - 6 tuổi A1 do tôi phụ trách. Cụ thể trẻ đã phát huy được tính tích cực chủ động của bản thân, dễ thuộc bài hát và nhớ tên bài hát, hát múa và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát đúng tiết tấu và giai điệu, vì vậy mà mỗi giờ học đều đạt hiệu quả rất cao. 2.3.4 Tổ chức lồng ghép hoạt động Âm nhạc cho trẻ ở mọi thời điểm phù hợp Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên năng khiếu âm nhạc của trẻ không thể tự nó phát triển được, mà phải qua một quá trình: “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy mà việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc cho trẻ không chỉ ở trong hoạt động có chủ đích mà còn được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, ở tất cả các hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi đã lồng ghép hoạt động Âm nhạc vào các hoạt động cụ trong ngày của trẻ. * Giờ đón trẻ Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn để trẻ đến trường, đến lớp. Tạo cho trẻ tâm lý đi học để được tham gia các hoạt động của lớp cùng các bạn, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn đến trẻ vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm tòi một số bài hát lôi cuốn trẻ bằng các bài hát phù hợp theo từng chủ đề như: Ca khúc “Em đi mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên,“Trường chúng cháu là trường mầm non” của Phạm Tuyên. Hay những bài hát để trẻ được hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây”. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở trẻ phải biết chào hỏi ông bà, bố mẹ... Nếu có điều kiện cô bật băng đĩa để trẻ có thể bắt chước điệu múa, nhún nhảy cùng các bạn trong các ca khúc, từ đó hình thành ở trẻ hứng thú quan sát, phát triển tai nghe cho trẻ và vác kĩ năng âm nhạc khác. * Giờ thể dục sáng:
- 15 Họat động thể dục sáng nếu được lồng ghép âm nhạc vào thì sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt cho trẻ. Khi trẻ tập thể dục sáng, giáo viên cho trẻ cảm nhận âm thanh, nhịp điệu của bài nhạc tập thể dục sáng, hướng dẫn trẻ tập các động tác thể dục theo đúng tiết tấu và nhịp điệu của bài hát, bản nhạc, khuyến khích trẻ có những biểu hiện cảm xúc, hành động tích cực với âm nhạc. Khi tiếng nhạc cất lên tất cả các cháu đều rất hứng thú tham gia, qua đó giúp giáo viên bớt mệt mỏi mỗi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng. Thể dục sáng có 3 phần: khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Tôi chọn các đoạn nhạc phù hợp với từng phần. Riêng phần trọng động tôi chọn các bài hát có tiết tấu vui, nhịp nhàng, và theo từng chủ điểm: Ví dụ: Chủ điểm: Trường mầm non tập kết hợp bài trường chúng cháu là trường mầm non ; Chủ điểm : Mùa xuân kết hợp bài Sắp đến tết rồi; Chủ điểm: Thế giới động vật kết hợp bài Con cào cào… Hình ảnh cô cùng trẻ tập thể dục buổi sáng * Lồng ghép hoạt động Âm nhạc trong các hoạt động có chủ đích Ngoài hoạt động có chủ đích môn Âm nhạc thì âm nhạc còn có thể lồng ghép một cách có hiệu quả trong các môn học khác như: Làm quen với Toán, hoạt động Thể dục, Khám phá khoa học, làm quen Chữ cái, Văn học, Tạo hình, hoạt động Âm nhạc đều có thể được vận dụng thích hợp góp phần đạt hiệu quả hơn trong các giờ hoạt động có chủ định khác. Mỗi một môn học tổ chức khi đưa hoạt động Âm nhạc lồng ghép vào đều tạo nên những hiệu quả tích cực góp phần thành công và thu đươc hiệu quả cao cho hoạt động khi tổ chức, làm cho tiết dạy thêm sinh động, vui nhộn và thu hút trẻ. Cụ thể: - Đối với hoạt động Làm quen với Toán. Đây là một hoạt động được áp dụng theo chương trình giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hoạt động cho trẻ làm quen với Toán cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ ở từng giai đoạn. Áp dụng phương pháp cho trẻ làm quen Toán phù hợp, đúng đắn giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện. Cũng như Toán, hoạt động làm quen Chữ cái và Khám phá khoa học là những môn học mang tính chất tư duy trừu tượng, logic... hình thành tri thức ban đầu cho trẻ
- 16 là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện sau này. Đây là những môn học có thể nói là ít tạo được hứng thú và thu hút được trẻ hoạt động tích cực vào nội dung bài học, vì vậy mà khi đưa Âm nhạc vào các môn học này đã góp theo từng chủ đề từng đề tài, lồng ghép một cách phù hợp đã làm tăng thêm hiệu quả, chất lượng của môn học, đặc biệt là tạo cho trẻ không khí vui tươi cuốn hút vào các môn học. Hay như với môn Thể dục có thể đưa hoạt động Âm nhạc vào các phần như: Khởi động trên nền nhạc của bài hát, Tàu lướt, Mời anh lên tàu, Đoàn tàu tí xíu...Hoặc trong phần trọng động cho trẻ tập bài tập phát triển chung kết hợp động tác và các bài hát phù hợp với chủ đề. Ở phần trẻ thực hiện thi đua có thể cho trẻ thực hiện thi đua giữa hai đội trên nên nhạc không lời... Ví dụ cụ thể: - Đối với hoạt động Văn học. Ví dụ: Chủ đề : Thế giới động vật Đề tài: chuyện: “ Thỏ con không vâng lời’’ Cô có thể lồng ghép hát và vận động bài “ Chú thỏ con tinh nghịch” vào phần trò chuyện gây hứng thú vừa tạo không khí vui nhộn vừa là đề tài dẫn dắt phù hợp cho phần giới thiệu bài của hoạt động Văn học một cách nhẹ nhàng mà mang lại hiệu quả cao. Mỗi đề tài đều có thể lồng ghép được những hoạt động Âm nhạc thông qua những bài hát múa, hát vận động ... có nội dung phù hợp với với từng nội dung của hoạt động Văn học theo từng chủ đề. - Đối với hoạt động Tạo hình. Đối với hoạt động Tạo hình cũng rất phù hợp để đưa hoạt động Âm nhạc lồng ghép tạo hứng thú cũng như không khí cho tiết học, trong hoạt động Tạo hình, Âm nhạc có thể sử dụng được ở rất nhiều nội dung như sử dụng âm nhạc ở phần gây hứng thú, phần trẻ thực hiện và phần kết thúc bài tùy thuộc vào hình từng thức. Ví dụ: Với chủ đề nhánh : Hiện tượng tự nhiên. Đề tài: “ Vẽ mưa” Tôi lựa chọn bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” ngay ở phần mở bài cho trẻ hát múa trên nền nhạc bài hát và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát để hướng trẻ vào nội dung hoạt động Tạo hình, đến phần trẻ thực hiện tôi lồng ghép bài nhạc không lời của bài hát “Mưa rơi” tạo hứng thú và không khí trong quá trình trẻ thực hiện, góp phần khuyến khích trẻ lại vừa giữ được tự giúp trẻ chú trọng hơn để hoàn thiện bài của mình một cách thoải mái. * Giờ hoạt động ngoài trời Có thể nói, hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được chơi tự do, thoải mái, chính vì vậy cô có thể lồng ghép các bài hát trong chủ đề vào quá trình trẻ hoạt động ngoài trời để giúp trẻ thoải mái, bớt căng thẳng hơn, trong trò chơi vận động, nhất là khi trẻ thi đua nhau, âm nhạc sinh động sẽ kích thích trẻ cố gắng thi đua giành phần thắng về mình. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Nội dung: "Quan sát đồ chơi ngoài trời". Sau khi quan sát xong cho trẻ hát bài "Đu quay”, qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn những đồ chơi ngoài trời, chơi đoàn kết với bạn bè. Hình thành cho trẻ tình yêu
- 17 thiên nhiên cuộc sống...Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động. * Giờ hoạt động góc Ở hoạt động góc trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố và vận dụng những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo, vì vậy tôi gợi ý để trẻ thực hiện những mong muốn của mình thể hiện theo các chủ đề bằng hoạt động Âm nhạc như: Chơi các trò chơi âm nhạc hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm bài hát, múa hát theo từng nhóm, nghe nhạc, xem đĩa, chơi nhạc cụ, hoá trang diễn kịch, tham gia hoạt cảnh tiểu phẩm ở góc âm nhạc… Giai đoạn đầu cô có thể giành một số thời gian của hoạt động góc giúp trẻ luyện tập kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động trong giờ hoạt động góc, tùy theo tính chất của các góc và nội dung chủ đề giáo dục cô gợi ý để trẻ lựa chọn tiết mục văn nghệ cho trẻ phù hợp tiến hành hoạt động có hiệu quả. Tôi cho trẻ vừa chơi, vừa nghe những bài hát một cách nhẹ nhàng và khi kết thúc giờ chơi trong hoạt động góc tôi sẽ cho trẻ hát một bài hát trong chủ đề. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc - Chủ đề : “Phương tiện Giao thông”, ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Đóng vai các chú công an giao thông. Bố mẹ dạy cho các con đi dạo chơi cho trẻ bài hát: "Em đi qua ngã tư đường phố, bác đưa thư vui tính", “Đường em đi”... Hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ đề, nhằm củng cố những kiến thức đã học. Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc. Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, như trẻ đang chơi mà là học. Ở góc âm nhạc cho trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc ( phách, trống lắc, xắc xô…) để gõ theo tiết tấu, theo nhịp của các bài hát, * Trong giờ ăn và trước khi đi ngủ Vào giờ ăn tôi thường cho trẻ nghe bài hát “ Mời bạn ăn” thay cho lời mời và động viên nhau ăn ngon miệng. Trong giờ ngủ trưa trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe những bài hát có tính chất nhắc nhở như bài hát “ Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến, cô hát cho trẻ nghe những làn điệu dân ca để đưa trẻ vào giấc ngủ như những bài hát “ Ru con, Ru em”...tạo cho trẻ cảm giác êm đềm như đang ở chính ngôi nhà của mình, dễ dàng đưa trẻ đi vào giấc ngủ ngon. * Giờ hoạt động chiều Giờ hoạt động chiều cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học và sắp học, trẻ được nghe những bài ca, bản nhạc không lời mang tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, trẻ được nghe những bài hát ưa thích, nội dung lành mạnh như dân ca, ca khúc thiếu nhi trong thời gian chơi và chờ bố mẹ đón về cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan, đi học về… Như vậy ở lớp từ lúc đến trường cho đến khi bố mẹ đón về, âm nhạc luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí vui tươi, nếu không có âm nhạc thì trường lớp đối với trẻ thật là buồn tẻ vì vậy âm nhạc là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm cho các hoạt động trong ngày của trẻ thêm linh hoạt, tươi vui, âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. * Kết quả đạt được
- 18 Hoạt động Âm nhạc được coi như là một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, một hoạt động luôn thu hút được sự chú ý, yêu thích của trẻ. Đặc biệt hoạt động Âm nhạc có thể nói là hoạt động học duy nhất mà có thể lồng ghép được vào tất cả các hoạt động khác đều có thể phù hợp. Ngoài ra có thể đưa âm nhạc vào các phần của từng hoạt động của mỗi môn học như phần gây hứng thú giới thiệu bài, phần nội dumg và phần kết thúc tùy thuộc vào hình thức mà giáo viên lựa chọn, tạo không khí sôi động và góp phần mang lại hiệu quả cao cho môn học có lồng ghép âm nhạc cũng như các hoạt động khác trong ngày đều diễn ra vui tươi cuốn hút trẻ hoạt động tích cực sôi nổi trong mọi hoạt động. 2.3.5. Tham gia hoạt động Âm nhạc thông qua ngày Hội, ngày Lễ Tổ chức ngày Hội, ngày Lễ là một hoạt động rất có ý nghĩa trong chương trình giáo dục tạo điều kiện hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kĩ năng nghệ thuật, vào các ngày Hội, ngày Lễ như: “ Ngày hội đến trường của bé, ngày Tết Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam…” là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo môi trường âm nhạc phong phú, sinh động cho trẻ, có nhiều các hoạt động nghệ thuật đa dạng như múa, hát, múa rối, kịch, thơ…tạo cho trẻ niềm phấn khởi vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, trẻ được giao lưu, hiểu biết nhau hơn, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ví dụ: “Ngày hội đến trường của bé” như bài “Đi học”, bài “Những lá thuyền ước mơ”, bài “ Niềm vui theo em đến trường”…Vào ngày Tết trung thu tôi cho trẻ hát múa những bài hát có nội dung nói về chú Cuội, chị Hằng hay những bài nói về ngày Tết trung thu như bài “Chiếc đèn ông sao”, bài “Thằng cuội” bài “Rước đèn tháng tám”… Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho trẻ biểu diễn một chương trình văn nghệ như vậy sẽ đem lại cho trẻ sự hào hứng, tạo những ấn tượng tốt đẹp về ngày Lễ. Trong ngày Hội tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự, qua đó nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình, có tác dụng rất lớn đến việc đưa con đến lớp, để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong ngày Hội trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động có Âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ ngày trường đón chuẩn mức độ I
- 19 * Kết quả đạt được Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa...đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công có giá trị giáo dục sâu sắc đối với trẻ. Giúp trẻ 5 - 6 tuổi A1 hoạt động Âm nhạc đạt hiệu quả thì không phải là ngày một ngày hai mà cần tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và biết phối hợp giữa các biện pháp, hình thức một cách linh hoạt, sáng tạo. Tuỳ vào thực tế của lớp, của trẻ mà cô sử dụng các biện pháp cho phù hợp và đã mang lại hiệu quả thực tế trên kết quả ở trẻ. 2.3.6. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh Việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh là rất cần thiết, bởi đây là chiếc cầu nối cho sự phát triển tư duy và nhận thức của trẻ. Nếu chỉ có sự tác động của cô mà không có sự động viên khuyến khích trẻ đến trường của các bậc phụ huynh thì bản thân tôi khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ của mình và ngược lại nếu chỉ có sự tác động của gia đình thì trẻ ít có cơ hội được tiếp xúc với bạn bè, môi trường tự nhiên, xã hội. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp tiến hành họp phụ huynh để phổ biến nhiệm vụ năm học và mục tiêu phấn đấu của lớp và nhà trường. Qua cuộc họp tôi nói rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc, thống nhất về nội dung và cách dạy trẻ làm quen với hoạt động Âm nhạc. Tôi cùng thảo luận với các bậc phụ huynh về việc đóng góp xây dựng góc âm nhạc của bé. Bố mẹ trẻ đã ủng hộ rất nhiệt tình, bàn bạc thống nhất từng nhóm phụ huynh ủng hộ về nguyên vật liệu. Giờ đón, trả trẻ một lần nữa tôi tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh bằng cách mời phụ huynh vào xem trẻ đang hoạt động ở góc Âm nhạc, trao đổi với phụ huynh về mặt mạnh, mặt yếu của từng trẻ qua các hoạt động trong ngày mà tôi đã nắm bắt được ở trẻ để phụ huynh quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ thêm bằng cách dạy trẻ các kỹ năng múa hát để trẻ thêm yêu hoạt động Âm nhạc. Hình ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ Động viên phụ huynh ngoài những giờ làm việc, vui chơi hàng ngày của gia đình nên dành một số thời gian nhất định để hát cho trẻ nghe để bố mẹ và trẻ cùng được thư giãn bằng các bài hát có nội dung giáo dục nhẹ nhàng. Tôi hướng dẫn cho các bậc phụ huynh chọn các bài hát trong và ngoài chương trình để đọc
- 20 và kể cho trẻ nghe nhằm mở rộng kiến thức cho trẻ đồng thời cùng phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy trẻ. Theo từng chủ đề, ngày lễ, ngày hội nhà trường tổ chức tổ chức chương trình văn nghệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ biết yêu cuộc sống có những mơ ước và mong muốn tốt đẹp cho tương lai, có cuộc sống hướng thiện, tốt bụng biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, bảo vệ và gìn giữ các nét đẹp văn hóa và những truyền thống uống nước nhớ nguồn, tiếp bước cha anh để bảo vệ tổ quốc: Để tổ chức tốt các hoạt động cần có sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh vì đặc điểm của trẻ mau nhớ nhưng rất mau quên. Vì vậy giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về khả năng tiếp thu của từng cháu và nhờ phụ huyên luyện tập thêm cho cháu ở nhà và đặc biệt động viên cháu đi học đều thường xuyên để cháu được tham gia tập luyện đầy đủ… 2.3.7: Công tác tham mưu - Để có thể thực hiện có hiệu quả nội dung yêu cầu đề ra đối với hoạt động Âm nhạc đạt hiệu quả thì trước hết phải có phòng học đúng quy cách, có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng. Vì vậy trước khi thực hiện tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi bổ sung thêm vật liệu để xây dựng sân khấu. Trang phục để phục vụ những hội thi văn nghệ, và trang trí sân khấu của nhà trường đẹp hơn. Hằng năm tổ chức thêm các hội thi giữa các lớp, các khối, cấp trường tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ hoạt động Âm nhạc. Ngoài ra còn kết hợp với hoạt động chuyên môn nhà trường trong những buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên tập hát múa, luyện giọng và ứng dụng sử dụng công nghệ thông tin vào giờ Âm nhạc nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.. 2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường * Đối với hoạt động giáo dục Sau một thời gian áp dụng những biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 do tôi phụ trách. Tôi thấy có sự chuyển biến rõ nét trong từng trẻ, trẻ hứng thú hơn, hát đúng giai điệu, rõ lời, thể hiện được cảm xúc và mạnh dạn tự tin hơn, yêu thích và thích tham gia hoạt động Âm nhạc. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kết quả khảo sát Số trẻ Trẻ đạt yêu Chưa đạt Số được cầu TT Nội dung khảo sát khảo Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ sát lượng (%) lượng (%) Trẻ hứng thú hoạt động âm 0 1 23 23 100 % 0 nhạc 2 Trẻ hát thuộc và rõ lời bài 0 23 23 100 % 0 hát Trẻ hát đúng giai điệu bài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn