intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú

  1. UBND HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI PHÚ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HẢI PHÚ Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo Tên tác giả : Đỗ Thị Thanh Loan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Mầm non Hải Phú
  2. MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN .......................................................................... 3 II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN ........................ 3 1.Tính mới, sáng tạo của sáng kiến ....................................................................... 3 1.1. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................... 4 1.1.1. Tổ chức các trò chơi âm nhạc trong hoạt động âm nhạc………….............4 1.1.2. Tổ chức trò chơi âm nhạc trong các hoạt động khác…...………………..5 1.1.3 Sử dụng đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đa dạng……………………............. 6 1.1.4 Phối hợp với phụ hunh ………………….. ……..……….……………... 6 1.2. Điểm mới cơ bản của giải pháp...................................................................... 6 1.3. Tính thực tiễn của sáng kiến .......................................................................... 7 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến................................... 7 2.1. Hiệu quả sáng kiến đưa lại. ............................................................................ 7 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ................................................................. 8 III. KẾT LUẬN.................................................................................................... 8 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………9
  3. 3 UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hải Phú, ngày 12 tháng 3 năm 2024 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ THANH LOAN Giới tính: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: CĐSP Mầm Non - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Phú - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2023 I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người, âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơi của bà, của mẹ. Đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Trò chơi âm nhạc giúp cho trẻ mầm non phát triển toàn diện hơn về mặt ngôn ngữ, gia tăng vốn từ và khả năng giao tiếp, tương tác xã hội linh hoạt hơn. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, chú ý, ghi nhớ, sáng tạo và nhạy bén. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú”. II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến
  4. 4 Các biện pháp mang tính toàn diện, phù hợp với nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế của lớp, nhà trường và địa phương. Thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như: khảo sát, quan sát, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn nhằm thay đổi được thực trạng của lớp, qua đó giúp trẻ hứng thu hơn khi tham gia vào hoạt động 1.1. Các giải pháp cụ thể 1.1.1. Tổ chức các trò chơi âm nhạc trong hoạt động âm nhạc Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu của trẻ. Hoạt động học vẫn là hoạt động chủ đạo, tuy vậy hoạt động vui chơi vẫn giữ một vai trò quan trọng, có ý nghĩa lớn lao đổi với trẻ. Trong giờ học âm nhạc các trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động được lồng ghép vào một cách hợp lý theo từng chủ đề sẽ mang lại hiệu quả cao đối với nhận thức và sự phát triển vận động của trẻ.Các trò chơi âm nhạc mang đến cho trẻ mầm non rất nhiều lợi ích,chính vì vậy tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, vui chơi thư giãn đúng với lứa tuổi để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. * Trò chơi rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc Ví dụ: Trong giờ học dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố ”, nghe hát“ Cô dạy bé bài học giao thông” tôi sử dụng trò chơi âm nhạc: “Con đường âm nhạc". - Mục đích: Rèn luyện cho trẻ tai nghe âm nhạc, tập phân tốc độ âm thanh (nhanh, chậm) biết điều chỉnh cơ sở để phù hợp với nhịp độ đó. - Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội, xếp thành hàng ngang nhau 4m, phát cho mỗi trẻ hai tín hiệu đèn giao thông: Một đèn xanh và một đèn đỏ; hoặc một đèn vàng và một đèn đỏ. Khi có âm nhạc phát ra, trẻ căn cứ vào tốc độ âm thanh để chuyển hướng: Tốc độ âm thanh của đoạn nhạc thay đổi phiên luân phiên (nhanh, chậm, dừng). Khí có âm thanh tốc độ nhanh trẻ cầm đèn xanh lên, hát nhanh và đèn đi nhanh. Tốc độ chậm lại của những trẻ cầm đèn vàng giơ nhẹ nhàng lên hát châm và đi chậm. Nhạc chậm trẻ cầm đèn đỏ dừng lại và dậm chân tại chỗ. - Luật chơi: Trẻ đi theo tín hiệu phù hợp với tốc độ âm thanh quy định. * Trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc -Trò chơi: “Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. - Chuẩn bị: Đàn ocgan có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã đã học , trò chơi giai điệu thân quen trên máy tính - Cách chơi: Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung xắc xô giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
  5. 5 https://docs.google.com/presentation/d/1kud6u3cd_B1IPCIWPlDDS_WPH zR1GoiG/edit?usp=drive_link&ouid=105291568946577072263&rtpof=true&sd =true * Trò chơi với các nhạc cụ âm nhạc * Trò chơi: “Tai ai tinh” Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. - Chuẩn bị: Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, đàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô... - Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: + Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ. + Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa. + Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre... Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó. 1.1.2 Tổ chức trò chơi âm nhạc trong các hoạt động khác Ngoài ra các trò chơi âm nhạc còn tổ chức lồng ghép trong hoạt động văn học, tao hình, môi trường xung quanh, toán…Các trò chơi âm nhạc luôn được bổ trợ cho các hoạt động khác một cách nhẹ nhàng ,hấp dẫn và đạt những kết quả cao. Ví dụ : Với hoạt động dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố, nghe hát “Chúng em với an toàn giao thông” chủ đề giao thông trong quá trình gây hứng thú tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: "Con đường âm nhạc" *Trong hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời: Ngoài các trò chơi vận động thông thường tôi lựa chọn các trò chơi vận động mang tính chất âm nhạc. Lúc đó trẻ sẽ vừa được chơi, vừa được vận động theo nhịp bài hát khiến trẻ thích thú và tích cực hơn. Đặc biệt là những trò chơi dân gian có tính vận động giáo viên lồng ghép những bài hát phù hợp. https://www.youtube.com/watch?v=F3xteJDzQYM Ví dụ: Trò chơi Trời nắng trời mưa, chú thỏ con…trong những trò chơi này tất cả trẻ em đều được tham gia, có luật chơi rõ ràng. - Cho trẻ nghe nhạc, xem video, băng, đĩa và múa hát theo từng nhóm. Trẻ thuộc lời ca và thích thú được chơi với các trò chơi. Giáo viên tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, hỗ trợ thực hiện các trò chơi âm nhạc.
  6. 6 * Trong giờ hoạt động chiều thì tôi thường lồng ghép một số hoạt động âm nhạc dưới hình thức các trò chơi thi đua và đặt tên cho mỗi chương trình theo nội dung khác nhau như: bước nhảy hoàn vũ, nhóm múa tài , ca sĩ nhí, …. Ví dụ: Chương trình “bước nhảy hoàn vũ” tôi cho trẻ tự chọn đôi chơi sau đó chọn một bài hát có tiết tấu rõ ràng: Sôi động hay nhẹ nhàng để từng đôi trẻ tự sáng tạo theo cách biểu diễn của riêng đôi mình. Bản nhạc kết thúc đôi nào Biểu diễn ăn ý và đẹp nhất là đội dành chiến thắng . Ví dụ: Ở chương trình “Tập làm ca sĩ” cho một nhóm trẻ lên đứng trước màn hình ti vi bật một video với bài hát quen thuộc, có vận động minh họa đơn giản.Trẻ có nhiệm vụ hát và vận động theo nội dung trong video. Trẻ thể hiện tốt nhất nhóm sẽ thi với nhau để tìm ra người chiến thắng chung cuộc. Trẻ xuất sắc nhất sẽ được tặng một món quà…. 1.1.3. Sử dụng đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đa dạng Đồ dùng,dụng cụ là thứ không thể thiếu được với hoạt động âm nhạc. Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động cô cần phải linh hoạt, sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung, lứa tuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt đối. Tăng cường cho trẻ sử dụng những đồ dùng tự tạo và có sẵn trong thiên nhiên. Ví dụ: Gáo dừa, các loại lon bia, lon nước ngọt, các dụng cụ nhà bếp, các đoạn ống nước… - Giáo viên sử dụng các dụng cụ âm nhạc như mũ chóp, thanh gõ ,nơ tay , mũ múa, đàn t-rưng, sáo, kèn…để cho trẻ sử dụng trong các trò chơi âm nhạc để giúp trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi âm nhạc. https://youtu.be/FNmbizdBHpI?si=PjmEnwwMgj2sXWXb 1.1.4. Phối hợp với phụ huynh - Giáo viên kết hợp với phụ huynh cùng tham gia sưu tầm, ủng hộ nguyên vật liệu thiên nhiên, thùng giấy cứng, hộp sữa su su, lon sữa, tre nứa …để làm đồ dùng dạy học, dụng cụ, nhạc cụ, âm nhạc cho trẻ. https://studio.youtube.com/video/vYFhXYgkYDc/edit Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng những tre già để đẽo phách tre, bìa cattong, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều loại đàn, trống, xúc xắc, làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ, vải vụn của thợ may làm hoa cài tay, mút xốp làm mũ múa..v.v để cho trẻ sử dụng trong giờ hoạt động âm nhạc. 1.2.Điểm mới cơ bản của giải pháp - Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ rất thích nghe nhạc và hào hứng tham ra vào các trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện tiện ích nâng cao năng lực trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa múa trò chơi âm nhạc... Sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. - Trước khi viết giải pháp, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng rồi đưa ra những giải pháp cụ thể. Vì thế giải pháp mang tính khả thi cao phù hợp
  7. 7 với thực tế, đúng độ tuổi của trẻ 5-6 tuổi.Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy trẻ hoạt động tích cực vào các trò chơi âm nhạc và đạt kết quả tốt hơn, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các trò chơi. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. 1.3. Tính thực tiễn của sáng kiến Để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành áp dụng các giải pháp trong suốt năm học và kết quả mang lại kết quả cao. Qua việc áp dụng “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú”.đã đem lại nhiều hiệu quả với bản thân tôi, với phụ huynh và giúp trẻ hứng thú hơn với trò chơi âm nhạc. Bên cạnh đó giúp trẻ có sự tự tin và sôi nổi, trẻ không còn rụt rè, nhút nhát mà đã mạnh dạn tham gia hoạt động học một cách vui vẻ, tự tin, chủ động tích cực hơn. 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 2.1. Hiệu quả sáng kiến đưa lại. Qua áp dụng các giải pháp “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú” trẻ mạnh dạn, linh hoạt và tự tin hơn chơi tốt các trò chơi âm nhạc ,hứng thú tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin , mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. *Bảng khảo sát tỉ lệ đánh giá trẻ 9/2023 Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp: Nội dung Số lượng Sau khi áp dụng trẻ Số trẻ đạt Số trẻ đạt Trẻ hoạt động tích cực vào trò chơi 30 15 50 % âm nhạc Kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc 30 16 50,3 % Trẻ hứng thú tham gia vào các trò 30 17 56,6 % chơi âm nhạc Trong năm học 2023 - 2024, qua quá trình nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi”, tôi đã nhận thấy kết quả đạt được trên trẻ có chuyển biến , trẻ hứưng thú tham ra vào các hoạt đồng âm nhạc, hiểu được nội dung của bài hát, hát thuộc và rõ lời nhạc, vận động nhịp nhàng theo nhạc... * Bảng khảo sát tỉ lê ̣đánh giá tháng 3/2024 Nội dung Số lượng Sau khi áp dụng trẻ Số trẻ đạt Số trẻ đạt Trẻ hoạt động tích cực vào trò chơi 30 30 100 % âm nhạc Kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc 30 29 96,6 % Trẻ hứng thú tham gia vào các trò 30 29 96,6 % chơi âm nhạc
  8. 8 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Áp dụng tại trường mầm non Hải Phú và có thể áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non trong toàn huyện Hải Lăng. + Thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 III. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú”. Các giải pháp tôi đưa ra đã được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao. Qua việc áp dụng một số biện pháp, tôi tự nhận thấy chất lượng về hoạt động giáo dục âm nhạc ở lớp tôi nói riêng, khối 5 tuổi nói chung tăng lên khá rõ. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác. Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn, bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường, phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình. Trên đây là sáng kiến đã giúp tôi đạt được kết quả cao trong việc thực hiện “Một số biện pháp tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Phú”. Tôi mong rằng, đề tài tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến tiếp tục thực hiện trong năm học tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy rất mong được sự góp ý bổ sung, những ý kiến sữa đổi của quý cấp trên để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ./. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CÁC CẤP TRÌNH SÁNG KIẾN NGƯỜI VIẾT SKKN PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Xinh Đỗ Thị Thanh Loan
  9. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non (Mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi; 5- 6 tuổi) 2.Tài liệu bồidưỡng giáo dục mầm non 3.Các tập san tạp chí giáo dục mầm non. 4.Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. 5. Kênh thông tin, Web…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2