intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3 trường Mầm non Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3 trường Mầm non Yên Lạc" nhằm tìm ra các biện pháp tốt nhất tổ chức các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển toàn diện nâng cao chất lượng các hoạt động thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ bên cạnh đó bồi dưỡng lưu giữ các truyền thống văn hóa dân tộc cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3 trường Mầm non Yên Lạc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI LỚP A3 TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẠC Người thực hiện: Trần Thị Trang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Lạc SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2022
  2. Mục lục Mục lục.................................................................................................................................................. 2 1. Mở đầu............................................................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 2 2. Nội dung............................................................................................................................................ 2 2.2. Thực trạng..................................................................................................................................... 4 2.2.1 Thuận lợi..................................................................................................................................... 4 2.2.2. Khó khăn.................................................................................................................................... 4 2.2.3. Kết quả khảo sát........................................................................................................................ 4 2.3 Các biện pháp thực nghiệm.......................................................................................................... 6 2.3.1 Biện pháp sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ, với chủ đề thực hiện ................................................................................................................................................................ 6 2.3.2 Xây dựng kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ....................................... 7 2.3.3 Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh.................................................................................... 8 2.3.4 Biện pháp tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian linh hoạt sáng tạo gây hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi........................................................................................................................ 9 2.3.5. Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động ............................ 16 2.4 Hiệu quả đạt được....................................................................................................................... 19 3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................................................... 20 3.1 Kết luận........................................................................................................................................ 20 3.2. Kiến nghị..................................................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................ 22 DANH MỤC............................................................................................. 1
  3. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, bởi vui chơi là một hoạt động hữu ích gây ra những biến đổi về chất, ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách và là tiền đề cho hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi tiếp theo. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều trò chơi, trong đó trò chơi dân gian luôn được trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo yêu thích nói riêng, qua vui chơi phát triển ở trẻ khả năng tư duy, óc quan sát, sáng tạo, ngôn ngữ phát triển đồng thời góp phần quan trọng vào việc hình thành toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay. Trò chơi dân gian với chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích, vui chơi là con đường gần nhất giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp, vì vậy trong các hoạt động vui chơi giáo viên cần lồng ghép tích hợp các trò chơi các trò chơi một cách hợp lí để tạo sự thu hút cho trẻ tham gia trẻ và dễ dàng tiếp thu kiến thức cần đạt đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui với bạn bè mạnh dạn giao lưu với bạn tạo tính hòa đồng, thân thiện, nhanh nhẹn, hoạt bát, làm cho thế giới xung quanh các em đẹp và rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời{1} Trò chơi dân gian được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn… đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trên thực tế, khi tôi nhận lớp mẫu giáo bé 5-6 tuổi A3 tại trường mầm non Yên Lạc, thì việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình. Bên cạnh đó ngày nay, khi nền công nghệ điện tử phát triển mọi trẻ em đều bị lôi cuốn vào những trò chơi có sẵn trên mạng xã hội nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe, trí tuệ, tinh thần của trẻ nhiều trò chơi mang tính bạo lực là mầm mống sinh ra những hành động nguy hiểm, tàn bạo. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn thu hút trẻ tham gia vào hoạt động là một bài toán khó đối với giáo viên mầm non như chúng tôi. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
  4. 2 Là một giáo viên mầm non, tôi luôn hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi muốn học sinh được tham gia vào hoạt động vui chơi được trải nghiệm tư duy, được biết những gì mà trẻ còn chưa được biết một cách thoải mái, vui vẻ nhất. Bản thân trăn trở rất nhiều nên tôi đã quyết định đi tìm lời giải cho những trăn trở của mình. Hiện nay phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” và đặc biệt mấy năm trở lại đây Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các hội thi mà trong đó đưa các trò chơi dân gian vào các cuộc thi, qua các trò chơi tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú thoải mái khi tham gia vào hoạt động vui chơi mà nội dung các mục tiêu đặt ra đạt kết quả rất cao. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3 trường Mầm non Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra các biện pháp tốt nhất tổ chức các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển toàn diện nâng cao chất lượng các hoạt động thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ bên cạnh đó bồi dưỡng lưu giữ các truyền thống văn hóa dân tộc cho trẻ. Hơn nữa tìm ra giải pháp sáng tạo để tổ chức trò chơi đạt kết quả như mong đợi cho trẻ trên cơ sở phân tích đánh giá, nêu lên ý kiến đề xuất hạn chế và khắc phục những thực trạng còn tồn tại ở trường Mầm non Yên Lạc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi lớp A3 tại trường Mầm non Yên Lạc 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 2. Nội dung 2.1.Cơ sở lý luận Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, chi phối toàn bộ đời sống tâm lý và các hoạt động khác của trẻ mầm non. Trò chơi dân gian là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, là một di sản văn hóa truyền thống của Việt nam là các trò chơi dân gian mang những đặc trưng riêng của dân tộc nhằm phát triển thể lực và hình thành nhân cách cho trẻ, loại hình trò chơi này thu hút lôi cuốn trẻ tham gia, đặc biệt là trẻ mẫu giáo trò chơi vừa thể hiện tính sáng tạo của người lao động vừa là giải trí thoải mái sau những ngày lao động mệt nhọc, bày tỏ niềm chiến thắng thiên nhiên. Thông qua trò chơi giúp trẻ nắm được những tiêu chuẩn, hành vi, chuẩn mực của con người, những phẩm chất của trẻ đuợc hình thành như lòng dũng cảm, tính kỷ luật, ý chí quyết thắng của trẻ... Trong trò chơi trẻ nào cũng tỏ ra cố
  5. 3 gắng hết sức mình, mối quan hệ tập thể mật thiết, ai cũng sẵn sàng hết sức mình để mang lại thành tích chung cho tập thể, cùng nhau tạo ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình chơi của tập thể…cùng nhau hát, đọc đồng dao khi chơi có tác giúp bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Trò chơi dân gian còn là món ăn tinh thần tạo không khí vui vẻ cởi mở, tạo sự thân thiện cùng tương tác với nhau khi chơi. Trò chơi dân gian gắn với môi trường sống, đơn giản, dễ chơi, nguyên vật liệu dễ tìm, không tốn kém và không gian nào cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi được dù trong lớp, ngoài sân hay hành lang lớp học cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi được, tất cả đều rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, khéo léo, sáng tạo nhằm bồi dưỡng cho nét vô tư, hồn nhiên của độ tuổi Mầm non. (2) Trong những năm học vừa qua khi đưa “Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” hay “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và đặc biệt là phương pháp dạy học bằng hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” vào các phong trào thi đua thì Phòng giáo dục đã triển khai sâu rộng đến các nhà trường trong huyên việc đưa trò chơi dân gian vào chương trình là điều cần thiết nhằm tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm giao tiếp giúp trẻ rèn luyện kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống hợp lí, tích cực, chủ động (3) Tuy nhiên, trong nhịp sống công nghiệp hóa hiện nay thì việc các bậc phụ huynh lựa chọn và hướng dẫn một trò chơi dân gian cho con mình còn nhiều hạn chế mà thay vào đó là những trò chơi hiện đại, những trò chơi mang tính bạo lực khiến cho tâm hồn trẻ thơ trở nên tàn bạo và hung hãn. Đồ chơi hiện đại có sức thu hút đối với trẻ bởi màu sắc cũng như phong phú về chủng loại, không phủ nhận vai trò của những đồ chơi đó nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhưng chính những đồ chơi hiện đại đó làm nảy sinh tính ích kỷ ở trẻ, trẻ chỉ muốn độc chiếm chơi một mình, không thích chơi với bạn, trẻ dễ thu mình vào thế giới cô độc của riêng mình mất khả năng hòa đồng tập thể, đoàn kết, chia sẻ với bạn bè. Do đó việc đưa trò chơi dân gian vào giảng dạy, vui chơi trong trường mầm non sẽ làm làm nền móng cho trẻ khi học lên lên các bậc cao hơn, trẻ không những dễ thích nghi hơn mà còn rèn khả năng ứng xử văn hóa trong các hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích, các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không sa vào những trò chơi bạo lực. Và với cương vị là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tôi nhận thấy việc kết hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động tại trường có ý nghĩa quyết định sự phát triển thể lực, khéo léo, nhịp nhàng, khả năng tư duy nhanh nhạy, óc phán đoán, tinh thần tập thể, sự nổ lực bản thân … góp phần hình thành nhân cách trẻ một cách toàn diện mang đậm bản sắc Dân tộc Việt Nam ngay từ bậc học đầu tiên. Từ những vấn trên, tôi đã quyết định nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3” trường mầm non Yên Lạc.
  6. 4 2.2. Thực trạng 2.2.1 Thuận lợi Trường Mầm non Yên Lạc là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I luôn được sự quan tâm của các cấp các ban ngành tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở vật chất để phục vụ cho dạy và học. Đặc biệt là học sinh được phân chia theo đúng độ tuổi nên trẻ có kĩ năng và kiến thức đồng đều, trẻ ra lớp đầy đủ, đi học chuyên cần nên mạnh dạn và tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi hàng ngày. Giáo viên được phân công đứng lớp 5-6 tuổi là những giáo viên trẻ khỏe năng động nên phát huy được ưu thế bản thân luôn yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn vững vàng, thành thạo công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Mặc dù dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp, kéo dài và bùng phát mạnh tại địa phương, nhưng dưới sự tuyên truyền của cô và sự quan tâm của phụ huynh đến chất lượng học tập của con em nên phụ huynh luôn đảm bảo việc đưa trẻ đến trường tương đối đầy đủ trong mùa dịch đạt chỉ tiêu cao so với các trường trong toàn huyện, bên cạnh đó phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho con em mình như mua ti vi, giường lưới,… đồ dùng, đồ chơi cho lớp học. Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình khi giáo viên cần nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phụ huynh sẵn sàng giúp đỡ cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. 2.2.2. Khó khăn Tuy trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, cơ sở vật chất đã được đầu tư cơ bản song vẫn chưa đáp ứng hết được so với nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ, trang thiết bị dạy học đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng. Đa số phụ huynh đi làm ăn xa, làm công nhân không có nhà chăm sóc dạy dỗ con được mà chủ yếu là nhờ ông bà ở nhà chăm sóc, khi giáo viên phối hợp đưa những bài học, bài hát, trò chơi… cho trẻ về nhà dạy thêm một số kiến thức kĩ năng ông bà chưa hướng dẫn để trẻ thực hiện được nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của trẻ. Giáo viên chưa đầu tư thời gian khai thác hết các trò chơi dân gian để dạy trẻ. Học sinh vùng nông thôn, miền núi chưa được tiếp xúc va chạm nhiều nên trẻ còn nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin. 2.2.3. Kết quả khảo sát Ngay từ những ngày đầu năm học 2021-2022 tôi đã tiến hành khảo sát lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 với tổng số 22 trẻ, đa phần các cháu chưa chú ý vào nội dung cô hướng dẫn, chưa hứng thú với các trò chơi dân gian, chưa nắm bắt được nội dung, cách chơi, luật chơi của các trò chơi dân gian, chưa hứng thú chơi các trò chơi dân gian trẻ còn nhút nhát thiếu tự tin khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều một số trẻ phát triển trí tuệ còn chậm thể lực sức khỏe kém
  7. 5 các kĩ năng về trò chơi còn hạn chế chưa có kĩ năng tạo nhóm khi chơi, khả năng chú ý tập trung chưa cao hứng thú nhanh nhưng cũng dễ chán, dễ quên. Từ thực trạng trên của học sinh trong lớp, tôi thiết nghĩ trò chơi dân gian đang bị mai một, lãng quên chưa mang lại hiệu quả trong quá trình học tập, vui chơi của trẻ, cụ thể qua khảo sát như sau: Bảng khảo sát trước khi áp dụng các biện pháp Đạt Chưa đạt Số Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ trẻ % trẻ % Trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn 22 14 63,6 8 36,4 trò chơi dân gian Trẻ hoạt động tích cực vào các trò chơi 22 15 68,2 7 31,8 dân gian Trẻ nắm được kỹ năng chơi trò chơi 22 15 68,2 7 31,8 dân gian Trẻ hứng thú tham gia trò chơi dân 22 15 68,2 7 31,8 gian Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, suy nghĩ tìm ra các biện pháp tối ưu để áp dụng nhằm kích thích tính tò mò, sự sáng tạo và lòng ham hiểu biết của trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi dân gian và phát triển toàn diện cho trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiệu quả chưa cao, thứ nhất do chưa được đầu tư trang thiết bị, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian đang còn thiếu cho trẻ hoạt động. Thứ hai về giáo viên: Còn phụ thuộc vào tài liệu chưa có sự linh hoạt, sáng tạo tổ chức các trò chơi còn mang tính hình thức, làm đồ dùng, đồ chơi chưa thường xuyên, chưa phát huy được hết các ưu điểm của các trò chơi mặt khác, tổ chức trò chơi chưa lồng ghép và tích hợp các hoạt động học có chăng cũng chỉ là hình thức. Thứ ba về phía trẻ: Tỉ lệ trẻ/lớp khá đông nên khi tổ chức trò chơi dân gian phải chia trẻ ra nhiều nhóm khả năng bao quát của cô không hết được, trẻ đang còn nhút nhát thiếu tự tin khả năng nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều một số trẻ khuyết tật sức khỏe thể lực kém, kĩ năng chơi các trò chơi dân gian còn hạn chế chưa có kĩ năng tạo nhóm, khả năng chú ý chủ định còn hạn chế nhanh nhớ, dễ quên . Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
  8. 6 2.3 Các biện pháp thực nghiệm 2.3.1 Biện pháp sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ, với chủ đề thực hiện Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thực hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Trò chơi vận động: Với trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi thì không phải trò chơi nào cũng phù hợp, mà trẻ ở độ tuổi này trò chơi cần phải được vận động chân tay, chạy nhảy, ném, tung, bắt tạo không khí vui nhộn chứ không phải là những trò chơi ngắn và đơn giản nữa mà đã trẻ có khả năng chủ định và nhận thức rõ rệt. Ví dụ: Ở chủ đề: Trường mầm non tôi chọn trò chơi: “Rồng rắn lên mây” “Tập tầm vông”, “Lộn cầu vồng”, “Trốn tìm” “ Oẳn tù tì”…. những trò chơi này được tổ chức chơi ngoài trời để trẻ thoải mái vận động và tiếp xúc với thiên nhiên, cảnh vật xung quanh giúp tăng cường sức khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ. Ở chủ đề gia đình tôi chọn các trò chơi: “ Kéo co”, ném vòng cổ chai.... Hay ở chủ đề: Thế giới động vật tôi chọn các trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”… Trò chơi học tập: Cần tìm những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ, dạy trẻ cách quan sát, tính toán… Trò chơi mô phỏng: Những trò chơi này giúp trẻ tái hiện bắt chước các công việc hàng ngày như “Gieo hạt,” “Cày ruộng” “Nấu ăn”… để qua đó trẻ biết được công việc của người lớn để thiết lập mối quan hệ cách ứng xử học cách làm người. Trò chơi sáng tạo: Với nguồn nguyên vật liệu sẵn có trẻ thả sức sáng tạo như làm chong chóng từ lá dừa, làm con trâu từ lá mít hay làm cái kèn từ lá chuối… qua đó giúp cho trẻ khéo tay, khơi dậy tính thẩm mĩ, óc sáng tạo cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ. Tuy nhiên, khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: + Trò chơi đơn giản không quá phức tạp, phù hợp với độ tuổi của trẻ. + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. + Giúp củng cố ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ. Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, phải giúp trẻ phát triển về tư duy, ngôn ngữ và các kĩ năng khác như kĩ năng khéo léo, nhanh nhạy, kĩ năng phối hợp... + Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Bám sát chương trình mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ với nội dung công việc cụ thể rõ ràng nhằm đạt mục tiêu cần đạt như: Rèn luyện kĩ năng lắp ghép phát huy óc sáng tạo, trí tưởng tượng, tạo không khí vui vẻ hứng khởi cho trẻ, dạy trẻ biết trao đổi bàn bạc với nhau, phối hợp cùng nhau và hơn nữa là giáo dục thái độ thân thiện, hòa đồng với bạn khi chơi.
  9. 7 2.3.2 Xây dựng kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ Để làm được điều này tôi đã dựa trên tình hình thực tế của lớp, khả năng nhận thức của trẻ từng giai đoạn phát triển để tích hợp lồng ghép các trò chơi dân gian vào nội dung các chủ để. Cụ thể các giai đoạn tôi lựa chọn như sau: Ở giai đoạn đầu năm tôi lựa chọn trò chơi mang tính vui nhộn, đơn giản kết hợp đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc để trẻ tham gia hoạt động. -Ví dụ chủ để trường Mầm non, tôi lựa chọn trò chơi: Bắt muỗi, oản tù tì… -Ví dụ chủ đề bản thân tôi lựa chọn trò chơi: Nhảy bao bố, nhảy dây, chùm chụm… -Ví dụ chủ đề thế giới động vật tôi chọn: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây… Vào giữa năm học khi trẻ đã được làm quen với tất cả các hoạt động tôi lại lựa chọn trò chơi học tập sáng tạo mô phỏng để phát huy trí tuệ. -Ví dụ chủ đề thực vật tôi lựa chọn trò chơi: Mít mật mít gai, chồng nụ chồng hoa, chồng đống chồng đe… -Ví dụ chủ để Tết và mùa xuân tôi lựa chọn: Ném còn, cướp cờ, nhảy sạp ,… Đến cuối năm học trò chơi học tập tiếp tục được lựa chọn tuy nhiên mức độ khó hơn và bài đồng dao dài hơn. -Ví dụ: Chủ đề phương tiện giao thông tôi lựa chọn trò chơi chèo thuyền trên cạn, qua sông, bơm xe… -Ví dụ chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên tôi lựa chọn: Đếm sao, hát chuyền sỏi… Khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn các nội dung phù hợp từng loại kế hoạch trò chơi dân gian cụ thể như sau: Với kế hoạch tháng kế hoạch ngắn gọn xác định nhiệm vụ cần trợ giúp để trẻ chơi tốt các trò chơi, phát triển trò chơi từ dễ đến khó, nội dung chơi, kĩ năng chơi, kĩ năng phối hợp và phát triển tính tự lực, sáng tạo của trẻ khi chơi cùng cô và các bạn. Tuy nhiên trò chơi phải phù hợp với chủ đề, thời gian chủ đề lớn tập trung giới thiệu 1 hoặc 2 trò để trẻ chơi được thành thạo ở nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ chủ đề thế giới động vật tôi sử dụng trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Mèo đuổi chuột”… Đối với kế hoạch tuần, khi tổ chức chơi tôi thực hiện xen kẽ vào các ngày trong tuần lồng ghép vào trong các hoạt động trong ngày sao cho phù hợp với từng nội dung hoạt động. Ví dụ: Chơi trong giờ đón trả trẻ, chơi sau giờ ăn trưa hay chơi ngoài trời…trẻ cùng nhau tham gia chơi bằng các trò chơi đơn giản, giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và đồ dùng trong khi chơi để trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trong ngày. Ví dụ: Ở chủ đề thế giới thực vật tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp như: “Ném còn” , “Cướp cờ”, “Mít mật mít gai”…
  10. 8 Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp trẻ chơi “Ném vòng cổ chai”, “ Nấu ăn”… Từ biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch cho các buổi hoạt động của trẻ, tổ chức các trò chơi khác nhau theo giai đoạn lôi cuốn trẻ tham gia trẻ hứng thú và chơi một cách mạnh dạn, khéo léo, tự tin. 2.3.3 Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đã quên mất tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò vè. Khi đón trẻ về nhà thường cho trẻ xem các băng đĩa hoạt hình, các trò chơi điện tử…đã lãng quên bản sắc dân gian của dân tộc. Gia đình - Nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường mới đạt kết quả tốt. Chính vì vậy mà tôi đã tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau: Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch về tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập và vui chơi hàng ngày cho trẻ qua đó tuyên truyền với phụ huynh về kế hoạch đã xây dựng và đi đến thống nhất về nội dung đã lên. Từ đó tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh về công tác phối hợp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và thu gom phế liệu sẵn có ở địa phương về làm đồ dùng đồ chơi, đa dạng hóa các góc chơi, để đồ dùng chuẩn bị cho các trò chơi đầy đủ, đẹp, sáng tạo phục vụ cho các trò chơi nhằm lôi cuốn trẻ vào hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng. + Về tinh thần tập thể cần được nâng lên rõ rệt những phụ huynh không có thời gian để quan tâm tới việc chăm sóc trẻ thì tôi dùng nhiều hình thức: Trao đổi qua ông, bà, gọi điện thoại, in những bài đồng dao và những trò chơi dân gian để gửi về nhà nhờ phụ huynh dạy trẻ. + Đối với phụ huynh cần tạo thêm nhiều thời gian quan tâm đến trẻ, tạo không gian rộng rãi sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho trẻ vui chơi. Tận dụng góc tuyên truyền với phụ huynh tôi đưa những bài đồng dao, lời ca của những trò chơi dân gian mà tôi đã cải biên để đưa vào góc để mỗi khi phụ huynh đưa - đón con em sẽ học thuộc và về nhà dạy cho con em mình. Ngoài ra, tôi còn tham mưu với nhà trường tổ chức thêm buổi dã ngoại và mời phụ huynh tham gia chơi trò chơi dân gian cùng với trẻ, qua đó kích thích sự phấn khích của trẻ và sự vui vẻ của phụ huynh.
  11. 9 Hình ảnh: Giáo viên lên kế hoạch và phối hợp với phụ huynh cùng làm đồ dùng đồ chơi Qua áp dụng biện pháp trên tôi thấy các bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ, vì vậy mà đã chú trọng quan tâm hơn, phối kết hợp cùng cô giáo dạy và tổ chức các trò chơi dân gian cho con em mình, ngoài ra tích cực đi đầu trong phong trào sưu tầm, quyên góp cùng làm các đồ dùng đồ chơi cho lớp để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: Tôi và phụ huynh đã cùng làm được 30 quả còn và 2 cái đích để trẻ chơi “ Ném còn”, 1 bộ đồ chơi “Ném vòng cổ chai” gồm 10 cái chai và 50 cái vòng có chiều rộng 15-20cm. 50 lá cờ, 6 cái ống đựng cờ cho trẻ chơi trò chơi “Cướp cờ,”. Bộ con kê và sào cho trẻ chơi “Nhảy sạp”, 20 bộ quần áo, khăn bịt mắt từ các mảnh vải vụn cho trẻ mặc chơi các trò chơi dân gian, 10 bộ con vật quang gánh từ chiếu cói, 10 bộ con vật từ các lá cây…. Và rất nhiều đồ chơi khác nữa 2.3.4 Biện pháp tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian linh hoạt sáng tạo gây hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi * Chuẩn bị trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trang phục phù hợp với trò chơi Để đạt được kết quả cao khi tổ chức thực hiện thu hút trẻ tham gia lôi cuốn tính tò mò của trẻ vào hoạt động thì việc chuẩn bị đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ tham gia là một mắt xích quan trọng để thu được kết quả như mong đợi. Do đó đồ dùng đồ chơi phải phong phú, đa dạng và mang đặc trưng riêng của từng trò chơi, trang phục đồ dùng phải tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được không thể thu hút trẻ tham gia vào hoạt động được nên ngay từ đầu năm học tôi đã lên xây dựng nội dung hoạt động vui chơi và phối hợp cùng với phụ huynh làm đồ chơi phục vụ cho các trò chơi, thu gom nhiều loại phế liệu sẵn có tại địa phương phục vụ cho làm đồ dùng Chuẩn bị cho trò chơi “ Ném vòng cổ chai” tôi đã lên kế hoạch và nhờ phụ huynh làm 1 bộ gồm chai và vòng có chiều rộng 15-20cm đủ cho trẻ tham gia chơi. Chuẩn bị cho trẻ chơi “Nhảy sạp ”tôi lên kế hoạch xin phụ huynh đem tre, nứa, trúc để làm đồ chơi cho trẻ nhảy sạp.
  12. 10 Chuẩn bị cho trò chơi “Ném còn” tôi lên những đồ dùng cần thiết liên quan đến trò chơi là may quả còn và làm đích ném sau đó phối hợp nhờ phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng cho trẻ chơi. Chuẩn bị cho trò chơi “Cướp cờ” tôi lên đồ dùng cần thiết gồm cờ và các ống đựng cờ hướng dẫn cho phụ huynh cách làm để phụ huynh cùng làm đồ dùng để cho trẻ hoạt động. Các trò chơi khác như kéo co, bịt mắt bắt dê, … cô cũng lên kế hoạch làm các đồ dùng cần thiết phối hợp với phụ huynh cùng làm để tạo ra các loại đồ dùng đẹp, độc đáo, sáng tạo phục vụ cho hoạt động lôi cuốn trẻ tham gia vào chơi. Ví dụ:” Ném vòng cổ chai” 3-5 chai đựng cát hoặc nước, vòng cổ có đường kính 20-25cm * Dạy trẻ thuộc lời ca (trò chơi có lời bài đồng dao) Đặc điểm của trò chơi dân gian trò chơi có kết hợp với lời đồng dao nhằm luyện phát âm cho trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa lời ca với hành động chơi chú ý cho trẻ phát âm rõ, chính xác lời ca theo hành động đó. Trong đồng dao, lời ca đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc thường nhấn mạnh vào các nhịp (nhịp 2 từ, 3 từ hoặc 4 từ) trước khi chơi cho trẻ làm quen với lời bài đồng dao trong giờ đón trả trẻ, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời… cho trẻ đọc đi đọc lại để trẻ nhớ để khi tổ chức khớp với hành động. Ví dụ: Như trò “Rồng rắn lên mây”, “oẳn tù tì”, “Nu na nu nống” … Lời đồng dao kết hợp hành động làm cho trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi, giúp trẻ phát triển trí nhớ cũng như chơi thuần thục trò chơi. * Chuẩn bị địa điểm Trong trò chơi dân gian mỗi trò chơi có cách chơi và luật chơi riêng có trò mang tính tập thể cần có nhiều người tham gia cần có địa điểm rộng rãi sạch sẽ như: Kéo co, Rồng rắn lên mây, Nhảy bao bố … Nhưng cũng có trò chơi tĩnh trẻ chơi theo nhóm theo cặp thì có thể bố trí địa điểm trong phòng học hay hành lang lớp học cho phù hợp như: Đua thuyền trên cạn, Ô ăn quan,… Với trò chơi mang tính tập thể như: “ Kéo co” hay “Nhảy bao bố” thì số lượng trẻ tham gia đông yêu cầu địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ thì tôi đã bố trí địa điểm rộng rãi ngoài sân trường. Do vậy, giáo viên cần nắm rõ cách chơi luật chơi đặc điểm của từng trò chơi để lựa chọn đặc điểm cho phù hợp Như vậy khi sử dụng biện pháp này tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia khi tôi đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi sắp xếp địa điểm hợp lí trang phục phù hợp lí đẹp mắt, tạo tinh thần phấn khởi không khí tưng bừng náo nhiệt giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Để có thể truyền tải hết nội dung trò chơi dân gian tôi đã xác định mục tiêu cần đạt khi cho trẻ tham gia chơi cũng như đầy đủ các các phương tiện chơi, dạy trẻ thuộc lời ca và chuẩn bị địa điểm chơi để tổ chức thực hiện trò chơi dân gian.
  13. 11 Bởi trò chơi dân gian nó không đòi hỏi nhiều về mặt thời gian cũng như kinh phí không tốn kém khi mua sắm đồ dùng. Ngoài phổ biến rõ cách chơi trò chơi, luật chơi nếu giáo viên tổ chức không khéo léo, linh hoạt, bao quát không hết được sẽ dẫn đến trẻ nhanh nhàm chán không gây hứng thú cho trẻ. Như vậy để trò chơi luôn mới mẻ với trẻ, hấp dẫn lôi cuốn nhưng vẫn giữ bản chất của trò chơi dân gian thì ngay trong quá trình tổ chức cho trẻ tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo mang đến sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào tham gia. Ngoài ra việc lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và đặc điểm của trẻ tôi đã khéo léo biến trò chơi thành hội thi nhỏ kích thích trẻ tham gia nhưng không gây căng thẳng, áp lực cho trẻ - Phương tiện chơi + Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng, đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong phú và mang đặc thù riêng biệt, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng ta không thể thực hiện được. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó tôi tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi,cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức được tốt. Ví dụ: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” không tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Hay sáng tạo thay đổi từ “Bịt mắt bắt dê” thành “Bịt mắt tìm quà” Hay như trò chơi kéo co cũng cần phải có dây kéo mới phân thắng bại cho đội chơi. + Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trò chơi Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác , trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó . Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi, nhí nhảnh và nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy và hồn nhiên của trẻ. Ví dụ: Trò chơi “ Đua thuyền trên cạn” Tổ chức chơi: Số lượng người chơi từ 14 người trở lên là tốt nhất. Sân bãi đủ rộng và bằng phẳng. Trẻ nắm rõ luật chơi. + Luật chơi: Các thuyền đua phải cố gắng bám chặt vào nhau không để bị đứt thuyền khi đang di chuyển. Thuyền đua nào về đích sớm nhất và không bị đứt là đội giành chiến thắng + Cách chơi: Chia trẻ thành nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7-8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng). Những trẻ cùng 1 đội ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước thành 1 chiếc thuyền đua .
  14. 12 Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích. Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi trò chơi đua thuyền trên cạn Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt đông ngoài trời. Khi trẻ đã thuộc lời dồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. + Chuẩn bị địa điểm Đồ dùng đã có và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để tổ chức trò chơi thì cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tích rộng như trò chơi “ Kéo co”… Nhưng lại có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Ô ăn quan”, “ kéo cưa lừa xẻ”, tuy nhiên tôi cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Trò chơi: Nhảy bao bố Địa điểm : Ngoài sân trường Chuẩn bị : Bao bố Vạch kẻ xuất phát, vạch đích Luật chơi: Bé nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát thì phạm luật hoặc bé nào nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật, nhảy chưa đến đích bỏ bao ra cũng phạm luật. Cách chơi: Quy định số người ở mỗi đội cho đều nhau, mỗi đội 1 ô hàng dọc để nhảy từ vạch xuất phát đến vạch đích, bé đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao sau khi nhận được lệnh xuất phát thì bé đứng đầu
  15. 13 mỗi đội mới nhảy đến đích tiếp theo quay trở về vách xuất phát đưa bao cho người thứ hai, cho tới khi người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ hai mới bắt đầu nhảy. Cứ liên tiếp như vậy cho đến khi đội nào về trước là đội đó thắng. Hình ảnh: Trẻ chơi nhảy bao bố ngoài sân trường Trò chơi: Mèo đuổi chuột Tôi tổ chức cho trẻ chơi tập thể Luật chơi: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc. Cách chơi: Tôi cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai trẻ, một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 1m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt. Những trẻ đứng thành vòng tròn sẽ hát đề trẻ làm chuột chạy cho trẻ làm mèo đuổi bắt.
  16. 14 Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột Trò chơi: Rồng rắn lên mây Cách chơi : Tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm khoảng 10 trẻ, cho một trẻ làm thầy thuốc đứng một chỗ, các bạn còn lại nắm đuôi áo nhau làm con rồng, bạn đứng đầu làm đầu rồng. Các bạn làm rồng vừa đi vừa hát : Rồng rắn lên mây Có cây xúc xắc Có nhà điểm minh Thầy thuốc có nhà hay không? Sau khi hát xong trẻ đến trước mặt thầy thuốc - Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đầu. Rồng trả lời: Cục sương cục sẩu - Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc giữa, Rồng trả lời: Cục máu cục me - Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đuôi, Rồng trả lời: Tha hồ thầy đuổi Khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi - Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” trẻ cuối cùng phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy Luật chơi : Nếu rồng bị gẫy hoặc bạn cuối cùng bị thầy bắt có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
  17. 15 Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây Một điều có thể thấy rõ rằng đặc điểm nổi bật của trò chơi dân gian là không quy định số người chơi, càng nhiều người chơi càng tốt. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích và động viên trẻ cùng chơi, bằng cách trao đổi, bàn bạc và thăm dò ý kiến với trẻ trước để tạo dựng tính tích cực chủ động của trẻ trong quá trình chơi, làm cho trò chơi mang tính tập thể cao hơn, lôi cuốn nhiều trẻ chơi. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn sẽ bị tập thể phê phán , loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Bên cạnh đó tôi đã hướng dẫn cho trẻ tham gia chơi “Nhảy sạp” ngoài sân trường tôi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ được chơi và hướng dẫn cách chơi cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào các trò chơi về âm nhạc phát huy ở trẻ lòng yêu nghệ thuật giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa của dân tộc. Trò chơi: Nhảy sạp Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ Đồ dùng: Hai khúc cây tre to đặt hai con kê nằm song song dài khoảng 3 - 4m Khoảng 6-8 cây sào con bằng nứa hoặc trúc làm cây gõ theo nhạc. Số lượng trẻ chơi tùy thuộc cô chọn chia trẻ làm 2 đội 1đội gõ sào và 1 đội nhảy theo nhịp. Cách chơi: Người gõ sào: Lấy cái sào làm con kê, lấy con sào đặt lên trên, số lượng chẵn và đặt song song với nhau. Bố trí người cầm sào để gõ sao cho mỗi người ở mỗi đầu hai tay cầm hai con sào để gõ theo nhịp điệu 1234, 1234, 1234…đến nhịp thứ 4 thì đập 2 cây lại với nhau. Người nhảy: Người nhảy sẽ nhảy vào khoảng trống giữa các sào nhảy cẩn thận theo nhịp, đến nhịp cuối người nhảy phải rút chân nhanh khỏi ra khoảng
  18. 16 trống để không bị cây gõ vào chân. Khi gõ kết hợp với nhạc cho trò chơi thêm sôi động hứng thú Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi nhảy sạp Kết quả: Qua áp dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ hứng thú tích cực trong các trò chơi dân gian, tinh thần tập thể được nâng cao. Đặc biệt trẻ có thể tự tổ chức chơi được các trò chơi đơn giản. 2.3.5. Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động Thời điểm để trẻ chơi các trò chơi dân gian thì ít và chỉ những khi có hoạt động, sự kiện có liên quan như: Hội khỏe, hội thi, các ngày lễ, có thể tổ chức cho trẻ chơi nhảy sạp, ném còn … để trẻ mới được chơi với thời gian và số lượng các trò chơi tương đối. Trò chơi dân gian thể vận dụng linh hoạt vào trong các hoat động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên ở mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động, phù hợp với hoạt động giáo dục, phù hợp với từng chủ đề mới có thể đem lại kết quả như mong muốn. *Với hoạt động giáo dục thể chất
  19. 17 Tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt, nên đòi hỏi trẻ phải biết định hướng chính xác, khéo léo có thì mới chơi được và ngược lại khi tham gia vui chơi thì trẻ mới có sức khỏe, nhanh nhẹn, củng cố kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ, biết ước lượng để ném trúng đích. Trò chơi ném còn - Chuẩn bị: 1 cột đích ném cao 1,5m trên đỉnh có vòng tròn đường kính 30-40cm làm đích 6-8 quả còn bằng vải Vạch chuẩn cách đích 2 - 2,5m - Cách chơi: Trẻ chơi thành nhóm đứng cách đích 2 - 2,5m, lần lượt từng trẻ lên ném quả còn vào đích, đội nào ném được nhiều còn vào đích là đội đó dành chiến thắng. - Luật chơi: Trẻ nào dẫm lên vạch hay ném quả còn không trúng đích mà ném ra ngoài là không được tính. Hình ảnh: Ảnh trẻ chơi ném còn * Với hoạt động Khám phá khoa học Tôi chọn các trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi… Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “Con ruồi có cánh - Đòn gánh có mấu - Châu chấu có chân” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc. Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2