![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng" được hoàn thành với các biện pháp như: Tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh kết nối liên lạc tương tác hiệu quả; Ghi hình, quay clip làm thế nào đạt chất lượng để truyền tải đến phụ huynh cho trẻ xem và có thể thực hiện theo; Chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học để phụ huynh yên tâm và sẵn sàng cho trẻ trở lại trường; Phối hợp tốt với phụ huynh để trẻ đạt các mục tiêu của độ tuổi khi trẻ trở lại trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng I. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN: 1- Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là nền tảng cơ bản đảm bảo quyền trẻ em. Sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai cả cuộc đời, đặc biệt giai đoạn từ 0-3 tuổi là giai đoạn bộ não phát triển và hoàn thiện. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục có chất lượng cho trẻ mầm non là nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội nói chung và trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người nói riêng, vì nếu làm tốt công tác này thì trẻ em sẽ nhận được sự nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Nhưng không thể coi trường Mầm non là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho trẻ, bởi vì hàng ngày trẻ chỉ ở trường Mầm non với một thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của gia đình. Vì vậy công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực và quan trọng. tạo sự thống nhất và liên kết giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở gia đình. Năm học 2021 – 2022, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở rất nhiều tỉnh, thành trên thế giới, các cơ sở giáo dục khác nói chung và cơ sở giáo dục mầm non nói riêng thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, nên các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể mở cửa đón học sinh trở lại trường. Đối với các cấp học khác thì có thể dạy và học trực tuyến, nhưng đối với trẻ mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, nhà trường – giáo viên đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để truyền tải kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất với nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với tình hình hiện tại cho phụ huynh. Bản thân là một giáo viên được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng, tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón trẻ trở lại trường. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng” 2- Mô tả nội dung: 2.1 Khảo sát thực trạng: Bản thân được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 - 36 tháng, là giáo viên tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Trước khi thực hiện đề tài một số biện pháp tuyên truyền đến GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 1
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tôi nhận thấy kết quả khảo sát như sau: Kết quả STT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ (%) 1 Liên lạc với phụ huynh 10/23 43,48 2 Tương tác với trẻ 9/23 39,13 3 Phản hồi từ phụ huynh và trẻ 12/23 52,17 Khả năng nhận thức của trẻ 12/23 52,17 2.2 Nguyên nhân thực trạng có những thuận lợi và khó khăn như sau: Trong năm học này, Ban Giám hiệu nhà trường phân công cho tôi giảng dạy nhóm trẻ 24 - 36 tháng. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: a/ Thuận lợi: Tuy tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng được sự chỉ đạo, quan tâm của phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường luôn góp ý, xây dựng, thường xuyên quan tâm giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn vướng mắc về chuyên môn, cũng như các nhiệm vụ khác trong nhà trường. Tôi đã thực hiện soạn giảng đầy đủ và đúng thời gian trên phần mềm Gokids. Phối hợp với giáo viên cùng nhóm có kế hoạch lựa chọn các đường link phù hợp, các clip trên youtube cũng như xây dựng và ghi hình được các clip hoạt động phù hợp với độ tuổi mình đang phụ trách để tuyên truyền đến phụ huynh (cho trẻ xem) đầy đủ và kịp thời. Bản thân luôn tâm huyết với nghề, làm tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. Được phụ huynh phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. b/ Khó khăn: Vẫn còn một vài phụ huynh chưa quan tâm trao đổi thông tin với giáo viên vì nghĩ trẻ còn quá nhỏ nên không quan trọng các hoạt động khi trẻ đến trường. Do một số ít phụ huynh đi làm về trể, khi về bé đã ngủ nên chưa cho các cháu xem các clip kịp thời. Trẻ nhà trẻ lần đầu tiên đến trường – lớp, nhưng ảnh hưởng dịch bệnh chưa đến trường nên cũng không biết các cô, các bạn và không biết gì về trường - lớp mầm non. Tôi thì có số điện thoại cá nhân của cha, mẹ, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ thông qua hồ sơ cá nhân trẻ mà phụ huynh đã nộp vào trường, nhưng phụ huynh thì chưa biết số điện thoại của tôi. Do tình hình xã hội hiện nay nhiều người cũng rất ngại nghe điện thoại từ số lạ gọi đến, vì vậy tôi cũng mất khá nhiều thời gian mới liên lạc được hết tất cả GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 2
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng các phụ huynh trong nhóm trẻ mình phụ trách và đề nghị phụ huynh đồng ý kết bạn zalo cùng tôi, để thành lập nhóm phụ huynh nhà trẻ tiện cho việc trao đổi thông tin với phụ huynh trong thời gian trẻ chưa trực tiếp đến trường. 3- Đề ra biện pháp: Tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh kết nối liên lạc tương tác hiệu quả. Ghi hình, quay clip làm thế nào đạt chất lượng để truyền tải đến phụ huynh cho trẻ xem và có thể thực hiện theo. Chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học để phụ huynh yên tâm và sẵn sàng cho trẻ trở lại trường. Phối hợp tốt với phụ huynh để trẻ đạt các mục tiêu của độ tuổi khi trẻ trở lại trường. 4- Xác định kết quả cần đạt: Liên lạc với phụ huynh qua zalo nhóm đạt 23/23, tỷ lệ 100% Tương tác với trẻ đạt 20/23, tỷ lệ 86,96% Phản hồi từ phụ huynh và trẻ đạt 20/23, tỷ lệ 86,96% Khả năng nhận thức của trẻ đạt 20/23, tỷ lệ 86,96% III. CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Từ việc khảo sát tình hình thực tế, tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng trong trời gian nghỉ trách dịch ở nhà và tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất. Trước những suy nghĩ như vậy với những kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau: 1/ Biện pháp 1: Tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh kết nối liên lạc tương tác hiệu quả. Thời gian chuẩn bị khai giảng năm học mới đã đến nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp nên tất cả các trường trên đại bàn Tỉnh Vĩnh Long nói chung và trẻ của Trường Mầm non 3 nói riêng đều chưa được đến trường như những năm học trước đây. Bản thân tôi – là một giáo viên mầm non tôi tự xây dựng kế hoạch cho mình là phải tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng để phụ huynh kết nối liên lạc tương tác hiệu quả khi trẻ không đến trường trực tiếp. Vì tôi đã nhận được sự phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng từ Ban giám hiệu nhà trường nên tôi đã thực hiện danh sách với đầy đủ thông tin các trẻ nhóm mình phụ trách, đồng thời cũng nắm được thông tin của phụ huynh chẳng hạn như nghề nghiệp và tuổi tác,… Để thuận tiện trong việc tuyên truyền, trao đổi thông tin đến phụ huynh cũng như đến trẻ thì tôi đã liên hệ đến từng số điện thoại của cha hoặc mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ để giới thiệu với phụ huynh tôi là giáo viên phụ trách nhóm – lớp có trẻ nhà mình đã gởi hồ sơ đăng ký học tại trường, xem phụ huynh xác nhận có chính xác chưa? Đồng thời yêu cầu phụ huynh đồng ý kết bạn zalo với tôi để tôi sẽ tạo thành nhóm “Phụ huynh nhà trẻ” để dễ dàng trao đổi thông tin từ giáo viên đến phụ huynh, đến trẻ cũng như sự phản hồi thông tin từ phụ huynh về trẻ đến giáo viên. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 3
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng Tuy mất rất nhiều thời gian do phụ huynh bận đi làm không nghe máy, phụ huynh không muốn nghe số máy lạ…lúc đầu tôi chỉ có 10/23 phụ huynh nghe điện thoại tôi gọi lần đầu và đồng ý kết bạn zalo để vào nhóm, nhưng tôi cũng không bỏ cuộc mà kiên trì gọi điện thoại cho phụ huynh nhiều lần, cuối cùng tôi cũng đã thành công là liên lạc được 100% các phụ huynh của nhóm mình phụ trách và may mắn hơn là do công nghệ thông tin phát triển nên 100% phụ huynh đều sử dụng điện thoại thông minh và đều đồng ý kết bạn zalo với tôi. Kết quả là 23/23 phụ huynh đã được kết nối vào nhóm zalo của lớp đạt 100%. 2/ Biện pháp 2: Ghi hình, quay clip làm thế nào đạt chất lượng để truyền tải đến phụ huynh cho trẻ xem và có thể thực hiện theo. Hướng dẫn năm học của ngành giáo dục mầm non yêu cầu không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Các nhóm zalo, youtube... giữa giáo viên và các phụ huynh sẽ giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nhà. Có sự phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh, cộng đồng để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt nhất. Tổ chức xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, các công cụ hỗ trợ (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,…) phù hợp với điều kiện của từng trường – lớp và hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trong thời gian trẻ mầm non nghỉ học do dịch bệnh COVID-19, được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã phối hợp với giáo viên trong nhóm lựa chọn các đường link, các hoạt động phù hợp và đã xây dựng các video ngắn, trực quan, sinh động nhằm hỗ trợ trẻ vừa học, vừa chơi tại nhà. Nhưng ghi hình, quay clip làm thế nào đạt chất lượng để truyền tải đến phụ huynh cho trẻ xem và có thể thực hiện theo, đó cũng là sự lo lắng và suy nghĩ không ngừng của tôi. Thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, trên các trang mạng thông tin, báo chí, các trang youtube, … có rất nhiều cách hướng dẫn phụ huynh chăm sóc các cháu tại nhà, vì vậy tôi vận động phụ huynh nên tìm hiểu cách chăm sóc trẻ tại nhà trong tình hình dịch bệnh; dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 24-36 tháng; đặc diểm tâm, sinh lý của trẻ 24-36 tháng;... Dù không đến lớp giảng dạy, nhưng tôi - giáo viên lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, trường mầm non 3 luôn bận rộn với công việc chuyên môn. Để thực hiện video dạy học cho trẻ theo chương trình, hôm nay, tôi quay video bài giảng giúp trẻ nhận biết phân biệt quả to – quả nhỏ. Do không có thiết bị quay phim chuyên dụng nên tôi và nhóm đồng nghiệp sử dụng điện thoại cá nhân để quay bài học. Từ cách đặt điện thoại, góc máy đến điều chỉnh giọng nói, hướng nhìn tôi đều phải tìm hiểu từ mạng Internet và đồng nghiệp. Cô giáo Ngô Thị Ngọc Hiền - Giáo viên lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, chia sẻ: “Trong quá trình đến trường làm video cũng rất khó khăn về kỹ thuật và vì tiếng ồn bên ngoài do trường sát lộ lớn cho nên các cô hỗ trợ nhau và cũng được sự hợp tác của các bậc phụ huynh, khi cô giáo gửi GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 4
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng video thì các bậc phụ huynh cho con xem và cùng học theo con. Đối với 1 giáo viên đứng lớp cũng rất mong có trẻ đến trường nhưng do dịch cô phải làm video nên cũng khó hơn dạy trực tiếp”. Với thời lượng khoảng 5-7 phút tùy vào nhóm lớp nhưng để hoàn thành được một video gửi cho trẻ, các cô phải mất rất nhiều thời gian, có khi cả buổi loay hoay mãi cũng chỉ quay được một clip. Trước tiên là lựa chọn hoạt động phù hợp với nhóm tuổi, xây dựng kịch bản, viết lời dẫn, quay hình, tiếp đến là xử lý hậu kỳ để thành một bài giảng hoàn chỉnh, bảo đảm 4 yếu tố: theo chương trình khung của Bộ giáo dục đào tạo, có tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Đó là những kỹ năng mới mà các cô đã phải tập huấn, học tập, nghiên cứu nhiều mới có được video đảm bảo chất lượng để gửi cho trẻ. Cô giáo Tăng Thị Cẩm Vân chia sẻ: “Mặc dù đã được tập huấn về cách tạo video, cắt, ghép video hoàn thiện cần làm 15-20 phút là xong, nhưng có những video gặp nhiều khó khăn ví dụ như người quay không biết lấy hình thế nào cho đẹp và người thực hiện cũng thế cho nên chỉ cần vấp một câu hoặc một động tác gì không đẹp là phải quay lại cảnh đấy, cho nên khi thực hiện có rất nhiều kỷ niệm. Có hôm làm một video mất cả một buổi sáng, có khi đến 12 giờ mới xong, mới được về”. Mỗi tuần nhóm tôi quay hai video theo kế hoạch giảng dạy trong năm về các lĩnh vực, các hoạt động thể dục, đồ vật, nhận biết, thơ, truyện, âm nhạc, …. Các video sau khi dựng hoàn chỉnh được giáo viên gửi lên nhóm Zalo tổ chuyên môn của trường xem, nếu chưa thống nhất thì trao đổi để giáo viên chỉnh lại cho phù hợp, sau khi được tổ thẩm định duyệt thì giáo viên mới gởi lên nhóm zalo của lớp. Sau đó, phụ huynh tải về cho trẻ xem, hướng dẫn làm theo cô giáo và gửi hình ảnh các cháu thực hiện cho giáo viên. Đây chính là sự gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh vừa giúp trẻ có những hoạt động bổ ích khi ở nhà. Cô Lương Phượng Khánh - Phó Hiệu trưởng trường MN3 cho biết: “Trường mầm non 3 thực hiện linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh theo điều kiện thực tế của trường và chỉ đạo của cấp trên, nên nhà trường đã triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên và thực hiện các lớp quay video gửi tới các bậc phụ huynh. Video được quay trong ngày với các hoạt động chính và gửi đến các bậc phụ huynh, sau đó phụ huynh cho con học và chụp ảnh, quay video lại cho gửi cho giáo viên. Các cô cũng đã rất cố gắng tìm hiểu bạn bè, trên mạng để cắt, ghép, dựng video đảm bảo chất lượng gửi cho phụ huynh để cho các bậc phụ huynh cho con học ở nhà cho tốt hơn”. Tôi đã phối hợp tốt với giáo viên cùng nhóm nhiệt tình để duy trì tốt sự tương tác với phụ huỳnh và trẻ. Con đã có nhận thức cơ bản về sự vật, hiện tượng được nêu trong video để làm theo những gì cô hướng dẫn nên rất vui. Về kỹ năng, con đã có phản xạ tốt hơn. Tôi mong muốn các con sớm được trở lại trường học, được giao tiếp với cô giáo, bạn bè để phát triển toàn diện tất cả kỹ năng và có môi trường hòa nhập. Tóm lại: Không chỉ có Trường Mầm non 3, cách làm hay này cũng đã được các trường mầm non trong Thành phố vĩnh long triển khai rộng rãi, góp phần tích cực trong việc giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng cần thiết cho trẻ tại nhà khi trẻ chưa thể đến trường. Đó cũng là minh chứng cho những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nói chung, các giáo viên mầm non nói riêng trong việc quan tâm, chăm lo thế hệ tương lai. 3/ Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học để phụ huynh yên tâm và sẵn sàng cho trẻ trở lại trường. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 5
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng Dù các con vẫn phải nghỉ dịch, nhưng không vì thế mà các cô được ngơi việc. Hàng ngày, nhà trường vẫn duy trì các hoạt động như công tác vệ sinh trường lớp, cơ sở vật chất, làm đồ dùng đồ chơi hay trang trí lớp học để làm đồ chơi tự tạo. Khuôn viên trường học luôn được dọn dẹp vệ sinh, bồn hoa, vườn cây ngày nào cũng có người tưới nước đều đặn để bảo đảm không gian sư phạm luôn tươi mới. Ngoài ra, các cô cũng chủ động duy trì sự kết nối với trẻ và phụ huynh. Những ngày đầu tháng 1/2022, dù trẻ vẫn nghỉ ở nhà nhưng không khí làm việc của các cô giáo nơi đây đã sôi động trở lại. Hàng tuần, giáo viên các lớp quay video bài giảng, hướng dẫn gửi tới phụ huynh một số kỹ năng cơ bản phù hợp với từng độ tuổi của trẻ theo chương trình học. Giáo viên cũng thường xuyên kết nối trực tuyến với cha mẹ trẻ để nắm bắt tình hình học tập, sức khỏe của các bé. Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về bồi dưỡng thường xuyên hay dọn dẹp vệ sinh, chỉnh trang lại cơ sở vật chất, làm đồ dung dồ chơi cũng được nhà trường chú trọng và tổ chức linh hoạt. Một vài hình ảnh giáo viên chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học để phụ huynh yên tâm và sẵn sàng cho trẻ trở lại trường cũng được chia sẻ lên nhóm. Ví dụ như: Các giáo viên sẽ cạo đi các mảng cột, mảng tường đã bị bông tróc sơn, sau đó các cô chà nhám lại, rồi các cô đi bê, tiếp theo là các cô sẽ sơn lại màu nền, cuối cùng là khâu trang trí các hình ảnh hoa, cỏ, con vật xinh xắn và phù hợp với lứa tuổi mầm non. Các giáo viên khác thu nhặt các mảnh giấy vụn bỏ đi rồi xé vụn ra cho vào nước để rả hết giấy, tiếp theo vắt giấy cho ráo nước đem trộn ít hồ và với những bàn tay khéo léo của các cô thì rất nhiều loại rau, củ, quả, trái cây xuất hiện. Các cô sẽ làm đồ dùng đồ chơi để bổ sung cho các hoạt động trong nhà trường…. Các giáo viên trong các nhóm sẽ tự trao đổi với nhau, hỗ trợ nhau thực hiện các công việc khác như: Vẽ, trang trí các mảng tường ngay cầu thang; Sơn màu, vẽ nét… các loại rau, củ, quả, trái cây khi đã được phơi khô; Sơn, vẽ các mảng trên sân trường, tạo sân chơi cho trẻ. Cô Lan Anh, giáo viên Trường Mầm non 3 tâm sự: “Khi tham gia các công việc này, bản thân chúng tôi đều cảm thấy rất vui và ý nghĩa. Để trang trí các mảng tường cần sự tham gia của nhiều người. Mỗi người sẽ thực hiện một công đoạn khác nhau như làm lau sạch mảng tường, phát họa hình ảnh bằng phấn, chọn màu phù hợp…. Tất cả đòi hỏi sự kỳ công, cẩn thận, tỉ mỉ và tập trung”. Tiếp tục làm đồ dung đồ chơi trong lớp, trang trí lớp học luôn đẹp, thu hút trẻ để sẵn sàng chào đón các bé trở lại trường. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để phụ huynh an tâm sẵn sàng đưa trẻ trở lại trường, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh là: Mỗi trẻ khi ăn, uống sử dụng đồ dùng như ca, chén, muỗng riêng; có yếm đeo và khăn lau mặt riêng cho từng trẻ, có phản ngủ riêng và có thể giữ khoảng cách cho trẻ tuy không đủ 2 mét vì lớp chật nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách tối đa có thể so với diện tích lớp và số trẻ trên nhóm. Tóm lại: Việc trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh cùng với các hình ảnh mà giáo viên chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học thì tất cả 100% phụ huynh của nhóm trẻ yên tâm và sẵn sàng cho trẻ trở lại trường. 4/ Biện pháp 4: Phối hợp tốt với phụ huynh để trẻ đạt các mục tiêu của độ tuổi khi trẻ trở lại trường. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 6
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng Để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dạy trong tình hình mới. Khi trẻ em đến trường trở lại, nhà trường đã điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp. Lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong nhóm, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non. Các mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi mà Ban giám hiệu đã gợi ý cho giáo viên truyền tải vào các chủ đề, các hoạt động trước, những mục tiêu mà trẻ chưa đạt trong thời gian trường nghỉ do ảnh hưởng dịch bệnh, thì hôm nay trẻ đã được trở lại trường, bản thân tôi cùng phối hợp với giáo viên trong nhóm chuyển các mục tiêu chưa hướng dẫn trẻ được đến các chủ đề, cũng như các hoạt động cụ thể để hướng dẫn trẻ. Ví dụ: + Mục tiêu 22. Trẻ biết tên và công việc của người thân, những người gần gũi. Nội dung: Trẻ biết gọi tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình (của chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé, giờ được chuyển sang chủ đề: Mùa hè đến rồi). + Mục tiêu 55: Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). Nội dung: Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò, xếp hình. xem tranh (của chủ đề: Đồ chơi của bé, giờ được chuyển sang chủ đề: Mùa hè đến rồi và chủ đề bé lên mẫu giáo).. + Mục tiêu 37: Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. Nôi dung: . Nghe, các câu hỏi: “Cái gì đây?”; “làm gì?”; “Để làm gì?” ; “Ở đâu?” “Như thế nào?”,… . Trả lời và đăt câu hỏi: “cái gì?” “Làm gì?”; “Ở đâu?”; “thế nào?”, “để làm gì?” “Tại sao?”... . Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. (của chủ đề: Đồ chơi của bé, giờ được chuyển sang chủ đề: Động vật). Trong thời gian trẻ trở lại trường tôi và các giáo viên trong nhóm xác định được các mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi, sau đó định hướng cho các cháu tham gia các hoạt động thiết thực nhất phù hợp nhất dành cho trẻ 24-36 tháng. Đồng thời tôi luôn phối hợp tốt với phụ huynh để giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ, sẵn sàng cho trẻ vào lớp mầm, hạn chế tối đa tình trạng khủng hoảng tuổi lên ba. Khi phụ huynh đưa và đón trẻ tại trường, việc phối hợp trao đổi thông tin về tình hình tham gia các hoạt động của các cháu khi ở tại trường của tôi, cùng với sự chia sẻ của các bậc phụ huynh khi trẻ ở nhà, thì tôi có những định hướng, gợi ý nhờ phụ huynh hướng dẫn thêm cho trẻ để trẻ đạt được các kết quả mong đợi đáp ứng được các mục tiêu cuối độ tuổi. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 7
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng Trong năm học 2021-2022 tôi thực hiện một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 và đã đạt được kết quả đáng phấn khởi như sau: STT Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Tăng 1 Liên lạc với phụ huynh 10/23 43,48% 23/23 100% 13 56,52% 2 Tương tác với trẻ 9/23 39,13% 21/23 91,30% 12 52,17% 3 Phản hồi từ phụ huynh và trẻ 12/23 52,17% 21/23 91,30% 9 39,13% Khả năng nhận thức của trẻ 12/23 52,17% 21/23 91,30% 9 39,13% + Đối với giáo viên: - Nắm vững về chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 24-36 tháng. - Thực hiện đầy đủ và kịp thời một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng. - Giáo viên phải luôn luôn cẩn trọng và tinh tế trong vấn đề sử dụng những dòng tin nhắn hay những hình ảnh, những đoạn video ngắn, các clip ghi hình các hoạt động thay cho những gì mà giáo viên muốn tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh, vì trình độ, công việc, tuổi tác của phụ huynh rất khác biệt nhau. - Giáo viên cần tạo niềm tin đối với phụ huynh khi trẻ trở lại trường và phối hợp để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. + Đối với trẻ: - Trẻ được xem và có thể thực hiện theo các hoạt động mà giáo viên đã gởi cho phụ huynh vào nhóm. - Hàng ngày dù ở nhà hay ở trường, dù bên cạnh ông, bà, cha, mẹ, hay bên cạnh cô giáo thì các cháu cũng được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện. Trẻ được tự do thể hiện những nhu cầu mong muốn của bản thân. - Khi trẻ đến trường trẻ sẽ được tham gia tất cả các hoạt động trong nhà trường, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, và giao tiếp với các bạn cùng độ tuổi nhiều hơn không còn nhút nhác, sợ hãi, rụt rè khi giao tiếp với cô giáo hay người lạ. + Đối với phụ huynh: - Chấp nhận kết zalo với giáo viên và báo với giáo viên khi có thay đổi số điện thoại kịp thời. - Tranh thủ và dành thời gian cho trẻ xem các clip mà giáo viên đã chia sẻ lên nhóm zalo chung của lớp, hướng dẫn con thực hiện theo, quay video hoặc chụp hình của con đang hoạt động theo nội dung các clip gởi lên nhóm, phản hồi thông tin, tạo sự tương tác tốt giữa cô và trẻ (nếu có thể), cũng như quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ khi ở nhà tránh dịch. - Tương tác tốt với giáo viên của con mình, cần phản hồi những thông tin thật sự cần thiết, không trao đổi những việc không phù hợp lên nhóm. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 8
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng - Mạnh dạn đóng góp với giáo viên, chia sẻ về đặc điểm, tâm sinh lý của con mình để cùng nhau phối hợp đưa ra những phương án tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng mà tôi đã thực hiện tại trường Mầm non 3 đã thực sự mang lại hiệu quả, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm ấy cho các bạn trong khối như cô Ngọc Hiền, cô Cẩm Vân và giáo viên toàn trường như cô Mỹ An, cô Kim Mỹ cùng tham khảo. Ngoài ra, tôi còn chia sẻ với các trường bạn như trường mầm non tuổi xanh 2, trường mầm non 2 về hình thức tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kỹ thuật quay clip, ghi âm, cắt ghép; tuy lúc đầu chưa có kinh nghiệm, nhưng sau một thời gian tìm tòi, học hỏi, tôi đã tìm ra phần mềm, các ứng dụng hữu ích như (Ulike, Capcut,..) để tạo ra các clip có hình ảnh đẹp mắt, sinh động để truyền tải đến phụ huynh cho trẻ xem và thực hiện theo. Tôi hy vọng rằng, những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn và được nhân rộng hơn. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1-Kết luận: Qua một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng, tôi đã rút ra được những kết luận sau: - Đối với trẻ mầm non vì còn quá nhỏ mà không được trực tiếp đến trường để gặp giáo viên thì giáo viên cần tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh phải là cầu nối quan trọng và phồi hợp chặt chẻ với giáo viên trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống, hình thành hoàn thiện nhân cách trẻ và trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện. - Giáo viên giúp phụ huynh hiểu rõ hơn đây là giai đoạn phát triển mạnh của trẻ, không phải trẻ vào trường là chỉ được chơi, ăn và ngủ. - Giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên trao đổi những thông tin về trẻ, phối hợp chặt chẻ để thực hiện tất cả những gì có thể tốt nhất cho trẻ. 2- Kiến nghị: - Tạo điều kiện cho phụ huynh hiểu được giáo dục mầm non là nền tảng cơ bản đảm bảo quyền trẻ em. Sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai cả cuộc đời, đặc biệt giai đoạn từ 0-3 tuổi là giai đoạn bộ não phát triển và hoàn thiện. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, trong quá trình làm đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng”, tôi vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các chị em đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục mầm non. Phường 3, ngày 19 tháng 5 năm 2022 Người viết GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 9
- SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng Tống Thị Bích Duyền NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng” Của Bà: Tống Thị Bích Duyền SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của nhà trường: Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ....../....../20..... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN: “Một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh để phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng” Của: Tống Thị Bích Duyền đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../20….. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 10
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p |
200 |
42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p |
115 |
12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p |
102 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p |
110 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p |
171 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p |
42 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p |
123 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p |
65 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p |
65 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p |
91 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p |
153 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p |
109 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p |
118 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p |
101 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p |
101 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p |
145 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p |
105 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p |
69 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)