intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng các hoạt động giáo dục đảm bảo Chương trình GDMN để hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh; giúp trẻ tiếp nhận được các kiến thức và kỹ năng phù hợp với độ tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch

  1. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I:ĐẶT VÂN ĐỀ 1. Tên đề tài 2. Lý do chọn đề tài: 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Cơ sở thực tiễn 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Đối tượng khảo sát thực nhiệm 6. Các phương pháp nghiên cứu 7. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 2. Khảo sát thực trạng 3. Các biện pháp thực hiện đề tài 4. Biện pháp thực hiện từng phần 5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tàì PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I:ĐẶT VÂN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. NguyÔn ThÞ Chanh 1 Nguyễn Thị Hiến 1
  2. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. 2. Lý do chọn đề tài: 2.1. Cơ sở lý luận. Mỗi đứa trẻ sinh ra là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục để các con lớn lên sống có ích cho xã hội là trách nhiệm của nhà trường gia đình và của toàn xã hội.Trẻ đang ở độ tuổi mầm non nếu việc giáo dục và chăm sóc các con bị gián đoạn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức và kĩ năng, vì đây đang là giai đoạn vàng cho sự phát triển, đặc biệt là sự hoàn thiện của bộ não.Chính vì vậy cho dù có bị ảnh hưởng của dịch bệnh thì mỗi giáo viên chúng ta cần phải linh động và có trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau.Có các kế hoạch cụ thể để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục một cách vẹn toàn, đảm bảo được quyền lợi của mỗi trẻ em. Với tình hình thực tế như hiện nay do dịch bệnh Covid - 19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề học tập của học sinh các cấp học nói chung và trẻ mầm non nói riêng.Để đảm bảo trẻ mầm non có được kiến thức cơ bản, kỹ năng sống và kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho chính mình trong thời gian có dịch bệnh là điều hết sức cần thiết và quan trọng của những người làm công tác giáo dục cũng như của những người có trách nhiệm. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, việc ngày ngày đến lớp chăm sóc giáo dục các con là nhiệm vụ và cũng là niềm vui của tôi. Vậy nhưng khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã khiến cho các con phải nghỉ ở nhà để phòng, tránh dịch. Bản thân tôi và các đồng nghiệp cũng chỉ có thể truyền đạt tới các con những bài học thông qua các kênh truyền thông phối hợp giữa gia đình và nhà trường, qua những video tiết dạy theo chương trình giáo dục các độ tuổi.Biết bao khó khăn và bất lợi cho cả cô, cả trẻ và cả gia đình của các con trong việc chăm sóc, giáo dục các con mỗi ngày. Làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhà trường và gia đình cùng chăm sóc, giáo dục trẻ em, hiểu được trẻ ở lứa tuổi NguyÔn ThÞ Chanh 2 Nguyễn Thị Hiến 1
  3. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với lứa tuổi khác. Chúng ta cần hiểu rằng các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ không hấp thu sự sống và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, chúng ta là những người làm công tác giáo dục mầm non tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu, cùng nhận thức tốt việc giáo dục các cháu phát triển đầy đủ về phẩm chất “Đức - Trí - Thể - Mỹ và Lao động” góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hôm nay. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Thực tế tại trường mầm non công tác phối hợp với cha mẹ trẻ vẫn đang thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả ở các lớp khi trẻ đi học thông qua các hoạt động: đón trả trẻ, các cuộc họp với cha mẹ trẻ trong năm, bảng tuyên truyền,… Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính trẻ cũng như của mọi người dân mà đảng và nhà nước cũng như các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương đã cho mọi người thực hiện giản cách, không tập trung nơi đông người.Với các trường học thì đóng cửa và mọi hoạt động học tập đều theo hình thức học trực tuyến”. Chính vì lẽ đó, các cháu trong độ tuổi mầm non cũng không được đến trường và công tác chăm sóc giáo dục bị gián đoạn. Các con được ở nhà vui chơi với gia đình, đây cũng là niềm vui thích của trẻ khi được thoải mái vui chơi không mà bị quản thúc trong khuôn khổ như ở trường mà trẻ được sống trong sự yêu thương đùm bọc của bố ông bà.Tuy nhiên mặt trái đó thì gia đình cũng gặp nhiều khó khăn khi vừa phải chăm sóc trông nom trẻ và phải làm việc mưu sinh kiếm sống khiến nhiều gia đình gặp không ít khó khăn và có sự xáo trộn sắp xếp lại công việc cho phù hợp.Nhiều phụ huynh vì bận kiếm sống nên khá vất vả và không có thời gian để dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết cũng như bao quát trẻ trong mọi hoạt động như ở trường lớp. Chính vì thế, nhiều trẻ sau thời gian nghỉ ở nhà trẻ không có nề nếp, thường hay ỉ lại, dựa dẫm, hay phá phách và sử dụng điện thoại ti vi để giải trí thay vì tham NguyÔn ThÞ Chanh 3 Nguyễn Thị Hiến 1
  4. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. gia vào các hoạt động hữu ích khi ở nhà...gây ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe và những thói quen không tốt của trẻ . Đều này một phần do phụ huynh hay nuông chìu trẻ vì nghĩ trẻ làm không được, sợ trẻ làm hư hỏng vật dụng đồ dùng và không có thời gian hướng dẫn chỉ bảo do bận nhiều công việc, bên cạnh đó do phụ huynh chưa nắm bắt kịp thời các kiến thức chương trình học của độ tuổi mầm non...Chính vì lẽ đó với mong muốn dù ở trường hay ở nhà các con cũng cần được chăm sóc và giáo dục tốt nhất, định hướng chỉ dẫn cho các con những nề nếp thói quen để các con có được kỹ năng sống thật tốt và được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm bổ ích tại nhà nên tôi luôn tìm các phương pháp hình thức khác nhau để tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, cùng với các giáo viên ở trường xây dựng các video, các bài tuyên truyền gửi lên nhóm zalo của lớp, gọi điện trao đổi với phụ hunh về cách thức chăm sóc giáo dục phù hợp khi trẻ ở nhà để cùng gia đình chăm sóc nuôi dưỡng các cháu Và sau một thời gian thực hiện các biện pháp tôi nhận thấy có nhiều kết quả đáng mừng, dù trẻ không đến lớp nhưng luôn biết cách tự lập, ngoan ngoãn lễ phép, học được nhiều kỹ năng sống tốt, đặc biệt là luôn có ý thức phòng tránh dịch bệnh. Từ những thành công đạt được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm của tôi khi phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. 3. Mục đích nghiên cứu. - Xây dựng các hoạt động giáo dục đảm bảo Chương trình GDMN để hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch COVID. NguyÔn ThÞ Chanh 4 Nguyễn Thị Hiến 1
  5. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. - Trẻ tiếp nhận được các kiến thức và kỹ năng phù hợp với độ tuổi.Tạo cho trẻ biết thích ứng với điều kiện học tập mới tùy tình hình thực tế, trẻ có cơ hội được học tập liên tục để phát triển một cách tốt nhất. - Thể hiện sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh và đối với phụ huynh trong tình hình dịch bệnh kéo dài.Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và trẻ. - Tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Đối tượng nghiên cứu. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”. 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. Đề tài được thực hiện trong năm học 2021-2022. Tại lớp mẫu giáo bé 3 tuổi C2 nơi tôi công tác. Với số trẻ là 19 cháu. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lý luận. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sử dụng đề tài. 7. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài. Thời gian từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022 (Một năm học). Tại lớp mẫu giáo bé 3 tuổi C2, nơi tôi đang công tác. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ học kéo dài, trường mầm non nơi tôi công tác NguyÔn ThÞ Chanh 5 Nguyễn Thị Hiến 1
  6. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. đã đưa ra những kế hoạch, những giải pháp về việc tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình, giáo viên các lớp đã thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền như: kỹ năng nuôi dưỡng, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và khả năng chống đỡ bệnh tật nói chung và phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng. Tuy trẻ mầm non không được tổ chức dạy học trực tuyến, nhưng giữa cô và trẻ thường xuyên duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp qua các nhóm zalo, zoom, messenger... giữa giáo viên các lớp và các phụ huynh giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN Trong thời gian tạm dừng đến trường, không được gặp gỡ trực tiếp với cô, với bạn nhưng các con vẫn vui vẻ, được học nhiều kiến thức và kỹ năng mới hàng ngày thông qua video, clip, đường link cô giáo gửi. Các cô còn khuyến khích cha mẹ hướng dẫn các con, sau đó quay clip hoặc chụp ảnh gửi cô để cô có hình thức khen thưởng con nên cả bố mẹ và các con đều rất hứng thú, đã góp phần tích cực trong việc giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng cần thiết cho trẻ tại nhà khi chưa thể đến trường. Đó cũng là minh chứng cho những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nói chung, các giáo viên mầm non nói riêng trong việc quan tâm, chăm lo thế hệ tương lai. Dù dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. 2. Khảo sát thực trạng. 2.1. Khảo sát thực tế. NguyÔn ThÞ Chanh 6 Nguyễn Thị Hiến 1
  7. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. Đầu tháng 8 của năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi C2 nơi tôi công tác, với số lượng là 19 cháu, trong đó: Có 10 trẻ gái và 9 trẻ trai. Để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này. Trong thực hiện có những thuận lợi, khó khăn sau. 2.2. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao cũng như kịp thời hỗ trợ các giáo viên trong việc xây dựng các video hay các phần mềm để giao lưu kết nối gặp gỡ trẻ vào cuối tuần - Giáo viên nhiệt tình ham học hỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng. Đặc biệt sử dụng thành thạo máy tính cũng như các phần mềm hỗ trợ khác để tạo các video cũng như các bài viết tuyên truyền đẹp đảm bảo chất lượng - Nhiều phụ huynh nắm bắt được kịp thời với tình hình mới, có kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con khoa học. - Bản thân luôn cố gắng học hỏi, áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, bên cạnh đó tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non. 2.3. Khó khăn. - Thời gian trẻ nghỉ học nhiều nên các thói quen nề nếp và cách học tập cũng thay đổi, nhiều trẻ chỉ thích xem điện thoại ti vi chứ không chịu tương tác thực hành theo các video giáo viên gửi - Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức nên trẻ hay không để ý việc học. - Quá trình trao đổi tuyên tuyền cũng gặp một số vướng mắt do phụ huynh không sử dụng zalo, nhiều phụ huynh bận bịu nên ít trả lời hoặc nghe điện thoại - Một số phụ huynh chưa xem trọng việc học của con trẻ nên ít cho trẻ học các kiến thức bài giảng cô gửi. NguyÔn ThÞ Chanh 7 Nguyễn Thị Hiến 1
  8. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. 2.4. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài. Qua quá trình khảo sát tình hình tôi nhận thấy kết quả thực hiện trên trẻ chưa cao và cụ thể như sau. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm. STT Nội dung khảo sát Tổng Đầu năm Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ số lượng % chưa đạt % đạt 1 Sự tương tác của phụ 19 63,2 7 36,8 12 huynh và trẻ trên hội nhóm 2 Trẻ thực hành các bài 19 10 52,6 9 giảng giáo viên chia sẻ 47,4 3 Phụ huynh nắm bắt chương trình cũng như các phương 19 6 31,6 13 pháp chăm sóc trẻ tại nhà 68,4 3. Các biện pháp thực hiện. Khi thực hiện đề tài tôi khảo sát và đưa ra một số biện pháp sau: * Biện pháp 1: Tạo được sự quan tâm của phụ huynh tới việc tương tác trên nhóm lớp từ đó kích thích phụ huynh tương tác với trẻ khi ở nhà. * Biện pháp 2: Lên kế hoạch xây dựng các bài tuyên truyền gửi đến phụ huynh * Biện pháp 3: Chia sẻ với phụ huynh cách rèn trẻ thói quen, nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự và giáo dục trẻ một số kỹ năng tự phụ vụ khi ở nhà * Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hạn chế sử dụng điện thoại mà thay vào đó là cùng trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi hữu ích. NguyÔn ThÞ Chanh 8 Nguyễn Thị Hiến 1
  9. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. * Biện pháp 5: . Xây dựng và gửi các video tổ chức các hoạt động vui chơi học tập theo kế hoạch đã xây dựng nhằm hỗ trợ phụ huynh tương tác cùng con tại nhà 4. Biện pháp thực hiện từng phần. *Giải pháp 1: Tạo được sự quan tâm của phụ huynh tới việc tương tác trên nhóm lớp từ đó kích thích phụ huynh tương tác với trẻ khi ở nhà. Vào đầu năm học, khi nhận lớp tôi cùng giáo viên đứng lớp lập zalo của nhóm lớp và mời tất cả các phụ huynh của lớp tham gia.Công việc này lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn bởi nhiều phụ huynh không sử dụng điện thoại chính để tạo zalo, một số phụ huynh nằm trong diện nghi ngờ nhiễm bệnh phải cách li tập trung nên không có tâm trí để tham gia nhóm.. Khi lập nhóm zalo tôi đã trao đổi thăm dò từ phía phụ huynh trong thời điểm trẻ ở nhà về tình hình sức khỏe của trẻ như: trẻ Có ăn uống tốt không? Tình hình sức khỏe vui chơi khi ở nhà như thế nào?Nhằm nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ.Tuy nhiên trong quá trình trao đổi thì chỉ nhận được tương tác của một số bậc phụ huynh. Vẫn còn có những phụ huynh hầu như rất ít tương tác lại mà chỉ xem rồi để đấy.Vì vậy, khi thấy báo đã xem mà phía phụ huynh không phản hồi thì tôi đã nhắn tin nhắc tên hỏi trực tiếp phụ huynh đó về tình hình của trẻ.Trường hợp khác nếu phụ huynh vẫn không trả lời tôi sẽ gọi điện trực tiếp để trao đổi. Khi đã nắm chắc từng đối tượng phụ huynh, tôi lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhắn tin nhóm, nhắn tin riêng, gặp mặt trực tiếp... - Giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh về một số biện pháp phòng tránh dịch và nêu lên kế hoạch cô dự định làm. NguyÔn ThÞ Chanh 9 Nguyễn Thị Hiến 1
  10. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. - Đưa ra nội dung bài tập lên nhóm lớp (có thể là 1 câu truyện, bài thơ, trò chơi, cách đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách…) sau đó kèm hướng dẫn các câu hỏi tương tác, cách chơi với trẻ: + Có thể dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải dạy trẻ ngay sau khi cho trẻ xem. + Cho trẻ xem đi xem lại nhiều lần, trong khi xem bố mẹ có thể kèm giải thích để trẻ khắc sâu kiến thức hơn. => Tạo thêm sự gắn kết gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh. - Nhắn tin với 1 số phụ huynh thân quen hơn, nhờ phụ huynh nêu ý kiến, tham gia tương tác cùng cô khi cô đưa ra các chủ đề trên zalo nhóm lớp nhằm gây thêm sự chú ý cho những phụ huynh ít quan tâm. * Giải pháp 2. Lên kế hoạch xây dựng các bài tuyên truyền gửi đến phụ huynh a. Hỗ trợ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại nhà: Tối thứ 6 hàng tuần tôi và các bậc phụ huynh thường trao đổi qua zoom về các chất dinh dưỡng có trong 4 nhóm thực phẩm chính trong bữa ăn nhằm giúp trẻ có sức khỏe thật tốt. Trẻ nhỏ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển não bộ trí tuệ thể lực vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Phụ huynh có thể kích thích sự ham thích ăn của trẻ bằng cách tạo ra những món ăn với những hình ảnh ngộ nghĩnh, trẻ nhỏ thường không thích ăn rau xanh hoa quả phụ huynh kết hợp các loại rau quả với cơm trứng thịt cá thành một món ăn có hình nhân vật búp bê, gấu bông thu hút sự thích thú ở trẻ.Khi chế biến phụ huynh chú ý lựa chọn các thực phẩm tươi xanh sạch. Hạn chế và không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều giàu mỡ, thức ăn nhiều chất ngọt như bánh kẹo, nước uống có ga… NguyÔn ThÞ Chanh 10 Nguyễn Thị Hiến 1
  11. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. Trẻ nhỏ thường hay thích ăn vặt phụ huynh không nên chiều theo ý của trẻ. Nhất là trước bữa ăn nếu trẻ ăn vặt sẽ có cảm giác no và không thích ăn những món cơm trong các bữa chính. Trước khi ăn phụ huynh nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mắt mũi miệng. Dạy cho trẻ thói quen lễ phép mời ông bà bố mẹ khi ăn cơm. Ăn xong phụ giúp gia đình xếp ghế, lấy tăm… Trong bữa cơm cần tạo cho trẻ không khí vui vẻ khích lệ trẻ ăn hết suất. Phòng ăn cần sạch sẽ thông thoáng. Thức ăn cần thay đổi theo mùa. Chú ý đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến bữa cơm cho gia đình. Phụ huynh cần chú ý quan tâm hơn đến trẻ suy dinh dưỡng, cần bổ sung thêm các khoáng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Đồng thời với trẻ thừa cần béo phì phụ huynh cần giảm lượng ăn trong ngày cho trẻ. Đặc biệt loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất ngọt, nước có ga… Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh, cụ thể: + Cho trẻ uống đủ nước. + Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá...để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. + Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh. + Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. + Cha mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ, rèn luyện cơ thể thường xuyên, tắm nắng để hấp thụ vitamin D... Ở độ tuổi mầm non trẻ rất thích ăn vặt và chưa có ý thích vệ sinh răng miệng, các món ăn nhanh trẻ rất thích ăn nhưng lại không đảm bảo đủ chất và NguyÔn ThÞ Chanh 11 Nguyễn Thị Hiến 1
  12. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy tôi cũng thường hay trao đổi gửi bài viết tuyên truyền hoặc xây dựng video chia sẻ với phụ huynh không nên cho trẻ ăn vặt nhất là trước khi ăn bữa chính vì khi ăn vặt trẻ sẽ có cảm giác đã no và không muốn ăn bữa chính. Tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, hoặc nếu trẻ đói có thể cho trẻ uống một ly sữa vào buổi tối trước khi cho trẻ ngủ. b. Hỗ trợ hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Để trẻ có một sức khỏe tốt ngoài ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng bữa, hợp vệ sinh thì tôi cũng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc cho trẻ luyện tập thể dục thể thao vui chơi vận động tại nhà để nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật. Các bài vận động cũng rất đơn giản phụ huynh có thể cho trẻ thực hành theo các bài video giáo viên xây dựng hoặc học theo trên youtube, phụ huynh có thể vui chơi cùng với con các trò chơi dân gian truyền thống như “ Ô ăn quan, lộn cầu vồng, bịt mắt bắt dê…”. Bởi tôi nghĩ hiện nay với các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thì các trò chơi dân gian đang bị mai một ở cả thành thị và ở cả nông thôn. Trẻ con ngày nay không còn say mê với các trò bắt bướm hái hoa mà thay với đó là cắm đầu vào chiếc điện thoại thông minh với các trò chơi điện tử có thể làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy ngoài các tiết học được xây dựng thì tôi cũng đưa vào các bài tập dạy trẻ cách tham gia trò chơi dân gian và gửi đến phụ huynh. Đặc biệt tôi lựa chọn hướng dẫn các trò chơi đơn giản, ít tốn kém đồ dùng và phù hợp với trẻ với địa phương ví dụ trò chơi: lộn cầu vồng, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, rồng rắn lên mây…Bởi tôi thiết nghĩ hiện tại dịch bệnh đang phức tạp thì các trò chơi dân gian cầu kỳ sẽ khiến phụ huynh khó thực hiện. NguyÔn ThÞ Chanh 12 Nguyễn Thị Hiến 1
  13. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. c. Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống các bệnh truyền nhiễm và đại dịch corona. Như chúng ta đã trong thời gian dịch covid xuất hiện cả nước ghi nhận rất nhiều ca dương tính lên tới gần chục nghìn ca nhiễm covid 19 trong cả nước. Với biến thể mới của SARS- COV-2 thì nguy cơ lây lan mạnh, nhanh ra cộng đồng rất lớn. Để phòng dịch covid-19 thì quan trọng nhất là trẻ cần có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tốt. Chính vì vậy việc tuyền truyền phụ huynh nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cũng như hướng dẫn giáo dục trẻ các kỹ năng cơ bản để giữ gìn vệ sinh phòng tránh dịch bệnh là điều giáo viên không thể bỏ qua. Tôi tuyên truyền phụ huynh nên vệ sinh không gian nhà cửa sạch sẽ hàng ngày, luôn mở cửa phòng để tạo sự thông thoáng. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi và các các bề mặt như bàn ghế cầu thang khi tiếp xúc hàng ngày. Hàng ngày hoặc hàng tuần phụ huynh nên sử dụng dung dịch cloramin B, đọc cách hướng dẫn pha dung dịch với nước. Cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng, súc miệng họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt mũi miệng và tiêm phòng đầy đủ. Cha mẹ và gia đình cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với những người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính ( sốt, ho, khó thở), khi đi ra chỗ đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín. NguyÔn ThÞ Chanh 13 Nguyễn Thị Hiến 1
  14. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. Đảm bảo sức khỏe trẻ theo mùa, tăng cường sức khỏe trẻ bằng ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật như: Chó, mèo.. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào, cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau sàn nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Khi trẻ có triệu chứng ho, sốt, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế. Đồng thời thông tin về các triệu chứng, lịch trình di chuyển trong thời gian gần nhất để có biện pháp hỗ trợ đúng. Ngoài ra để phòng tránh dịch bệnh tôi cũng thường gửi trên nhóm zalo của lớp các hình ảnh video rửa tay đeo khẩu trang đúng cách. Đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà; nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết (BlueZone), ứng dụng khai báo y tế (NCOVI). Tuyên truyền với phụ huynh cần làm sạch các bề mặt thường chạm vào hàng ngày như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa, tay cầm, bàn làm việc, toilet và bồn rửa. Vệ sinh bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước. Sau đó khử trùng bằng dung dịch khử trùng Thường xuyên giặt, rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ. * Giải pháp 3 : Chia sẻ với phụ huynh cách rèn trẻ thói quen, nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự và giáo dục trẻ một số kỹ năng tự phục vụ khi trẻ ở nhà. Trao đổi với phụ huynh nên giáo dục trẻ một số thói quen vệ sinh văn minh như rửa tay trước khi ăn, ăn xong xúc miệng, đánh răng, không nhặt thức NguyÔn ThÞ Chanh 14 Nguyễn Thị Hiến 1
  15. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. ăn rơi để ăn, biết “chào, mời” trước khi ăn, biết ngồi ngay ngắn khi ăn, che miệng khi ho ngáp, khi ăn phải từ tốn không để thức ăn rơi vãi,...Khi trẻ ăn bố mẹ kịp thời uốn nắn khi trẻ có tật xấu: Trẻ ngậm cơm hoặc không ăn rau, thịt, cá,...Khi trẻ ăn phụ huynh nên tạo không khí vui vẻ, không quát mắn khi trẻ ăn chậm hoặc lỡ tay làm đổ thức ăn.Việc giáo dục các trẻ cần phải kiên trì bền bì và dùng lời nói phù hợp, tránh việc quát mắng trẻ trong giờ ăn. Ví dụ: một cách giáo dục rất đơn giản trong phương phâp giáo dục lễ giáo cho trẻ đó là có nhiều trẻ có thói quen nói trống không, nói không đủ câu, khi trao đổi với người khác thì không nghiêm túc vừa đi vừa chào…bố mẹ nên chú ý và nhắc nhở trẻ vào những lúc ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ bố mẹ có thể cho trẻ xem một đoạn video về sự ngoan ngoan lễ phép như câu chuyện “ khỉ con không vâng lời” hay bố mẹ có thể kể cho bé nghe một câu chuyện về giáo dục lễ giáo cùng trẻ đàm thoại về câu chuyện vừa nghe sau đó giáo dục và uốn nắn dần trẻ. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh rèn luyện giáo dục trẻ các kỹ năng giúp trẻ tự lập và phụ hợp với độ tuổi. Tôi có đọc một đoạn văn của ông Hot Mom Phan Hồ Điệp cho biết: “Một em bé tự lập sẽ luôn trưởng thành, tự tin vào khả năng của bản thân, luôn vui vẻ và “tròn đầy” kỹ năng để hội nhập, kết nối toàn cầu. Các em sẽ là “trái ngọt” ba mẹ sẽ nhận được nếu biết cách ươm mầm và vun trồng”. Vì vậy bản thân tôi cũng luôn tâm niệm và luôn giáo dục trẻ các thói quen tự phục vụ giúp trẻ tự biết làm những công việc phục vụ cho bản thân mà không phải lúc nào cũng nhờ vào sự giúp đỡ của người lớn. Đối với một số phụ huynh qua thăm dò trao đổi thì rất nhiều phụ huynh thường hay làm tất cả mọi việc cho trẻ từ việc cho trẻ ăn, mặc quần áo cho trẻ, giúp trẻ đánh răng cột tóc… Thậm chí còn rất nuông chiều thực hiện mọi điều trẻ thích. Đây là hành động nuông chìu con quá mức và sẽ gây ra tác động xấu, tương lai trẻ sẽ sống theo thói quen dựa dẫm ỉ lại và không thích lao động. Theo NguyÔn ThÞ Chanh 15 Nguyễn Thị Hiến 1
  16. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. chuyên gia IsmartKids “nếu chúng ta muốn trẻ trở thành một người độc lập, có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống và giải quyết được những vấn đề gặp phải thì người lớn không nên làm thay, nghĩ thay hoặc quyết định thay cho trẻ, hãy tin rằng trẻ có thể làm được mọi việc và ủng hộ, động viên trẻ để trẻ cố gắng. Chính vì lẽ đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh không nên làm thay trẻ, hãy để các con tự làm những việc vừa sức như mỗi sáng thức dạy hãy nhắc nhở con dạy đúng giờ, tự gấp chăn màn, tự đánh răng xúc miệng, hay trước khi ăn cơm giao nhiệm vụ cho còn lấy bát thìa, chuẩn bị ghế cho các thành viên trong gia đình, hay nhắc nhở trẻ khi chơi xong phải tự dọn dẹp đồ chơi của mình và để đúng nơi quy định. Việc giáo dục uốn nén nếu nhắc nhở nói suông và nếu trẻ không thực hiện bố mẹ lại làm thay thì vô hình dung trẻ sẽ không coi trọng những lời nói của bố mẹ, khi dạy trẻ phụ huynh nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho trẻ và các thành viên khác đồng thời giải thích cho trẻ hiểu công việc đó để trẻ hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc.Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen, phụ huynh có thể hướng dẫn làm mẫu trẻ cách thực hiện nếu trẻ chưa rỏ. Bố mẹ nên là một tấm gương khi áp dụng các cách giáo dục con cái với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, nghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, bố mẹ cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người trong gia đình đều có vai trò quan trọng như nhau. Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, tưới cây hay nhặt rau... Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn. Luôn có những biện pháp khen thưởng, khích lệ, động viên công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó và đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. NguyÔn ThÞ Chanh 16 Nguyễn Thị Hiến 1
  17. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. Khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, bố mẹ chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của trẻ, để trẻ biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao. Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Người ta thường nói “mưa dầm thấm lâu” hay “uốn cây từ thở còn non, dạy con từ thuở con còn ngay thơ” .Thì tôi tin không có đứa trẻ nào là không giáo dục được. * Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hạn chế sử dụng điện thoại mà thay vào đó là cùng trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi hữu ích. Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chính vì vậy muốn trẻ học và lĩnh hội các kiến thức kỹ năng thì không thể chỉ bằng những lời nói suông hay bắt trẻ nhồi nhắt kiến thức. Khi không được vui chơi để giảm đi sự buồn chán vì không được đi ra ngoài, không được tiếp xúc với bạn bè hay các hoạt động vui chơi vận động khác thì trẻ sẽ thường sử dụng điện thoại và xem các kênh giải trí, chơi game để giải trí. Không thể phủ nhận điện thoại thông minh với nhiều tính năng công dụng đã giúp con người gắn kết nhau hơn, nếu biết sử dụng đúng cách thì hiệu quả mang lại cũng rất đáng kể. Tuy nhiên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ bản thân, trẻ chưa hiểu rỏ những video nào tốt video nào xấu, nếu hàng ngày hàng giờ trẻ cứ dán mắt vào việc xem điện thoại và không có sự nhắc nhở chỉ bảo của phụ huynh thì tương lai sẽ để lại hậu quả nặng nè. Chính vì vậy tôi dựa vào khung kế hoạch đã xây dựng, tìm tòi những ý tưởng hay độc đáo hướng dẫn phụ huynh tương tác với trẻ thông qua việc phụ NguyÔn ThÞ Chanh 17 Nguyễn Thị Hiến 1
  18. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. huynh hãy cùng tham gia các trò chơi hay làm các đồ dùng đồ chơi đơn giản với trẻ khi ở nhà. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại nhà ngoài việc giúp trẻ phát triển tối đa còn là sự gắn kết giữa trẻ với cha mẹ, sự tận dụng được điều kiện ở tại gia đình là rất phù hợp với việc tổ chức vui chơi cho trẻ . Với môi trường tại nhà, trẻ có cơ hội hiểu biết về thế giới xung quanh với một tâm trạng thoải mái bình yên vì ở đó là môi trường quen thuộc. Đây là cơ hội để duy trì thực hiện các kỹ năng và phẩm chất như: Sự khéo léo, tính kiên trì sáng tạo...và đặc biệt là sự sáng tạo vô hạn nếu chúng ta có khả năng đồng hành, quản lý. Khuyến khích, hướng dẫn phụ huynh lựa chọn một vài nguyên vật liệu tái chế nhưng làm ra nhiều đồ chơi và sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Từ các lõi giấy vệ sinh, que kem bằng gỗ, ống hút, hộp bìa để phụ huynh cùng trẻ làm ra nhiều sản phẩm để phát triển tư duy và sáng tạo, cảm xúc ở trẻ Ví dụ: Tận dụng những đôi tất đã cũ làm nguyên liệu để tạo ra các con thú nhồi bông hay làm thành những chiếc túi nhỏ đựng điện thoại, hay các thìa sữa chua, hủ sữa chua làm các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu, các ống hút làm nên các ghế đá, ngôi nhà, tủ lạnh.... Bên cạnh cho trẻ tham gia làm các đồ dùng đồ chơi tự tạo thì việc giáo dục trẻ phải biết giữ gìn, sắp đặt đồ cùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp cũng cần phải rèn luyện cho trẻ. Đặc biệt trẻ phải được nhận biết đồ dùng nào chơi được và những đồ dùng nào là nguy hiểm nếu không có người lớn giám sát. Yêu cầu đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu tại gia đình phải đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, tính giáo dục, phù hợp độ tuổi và sự phát triển của trẻ ở mỗi gia đình. Ngoài ra các hoạt động vui chơi thí nghiệm làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo là các hoạt động trẻ rất hứng thú và muốn tham gia trải nghiệm. Chính vì vậy tôi lựa chọn các hoạt động phù hợp xây dựng hướng dẫn hoặc chia sẻ các hình ảnh bức tranh phù hợp gửi tới phụ huynh để phụ huynh tương tác hướng dẫn trẻ. NguyÔn ThÞ Chanh 18 Nguyễn Thị Hiến 1
  19. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. Khi trẻ thực hiện tôi động viên trao đổi để phụ huynh giúp trẻ hoàn thành bài tập và gửi lại cho giáo viên xem nhận xét. Dù quá trình thực hiện như thế nào thì giáo viên và phụ huynh cũng luôn động viên khen ngợi để trẻ cố gắn hơn. Trong khi tổ chức trẻ vui chơi học tập phụ huynh cần tạo không gian chơi cho con, luôn đảm bảo an toàn, sử dụng hiệu quả và luôn trong tầm mắt của cha mẹ.Đối với những gia đình có sân vườn, sống ở nông thôn không gian thoải mái. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp trẻ chơi với thiên nhiên, với các loại lá cây, cỏ một cách tự nhiên thoải mái. Tôi trao đổi với phụ huynh những lúc đưa trẻ dạo chơi, hít thở bầu không khi trong lành thì phụ huynh có thể cùng trẻ nhặt các viên sỏi, các vỏ hến sò, các nắp chai nhựa... giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường và phụ huynh có thể hướng dẫn con sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để tạo ra những sản phẩm ngộ nghĩnh cho trẻ xem Không phải cấm đoán trẻ sử dụng hoặc xem điện thoại ti vi, nếu sử dụng đúng mục đích, thời gian phù hợp và lựa chọn các kênh giải trí phù hợp cho trẻ xem thì sẽ có tác dụng khá tốt để trẻ cũng như phụ huynh học được các kiến thức và kỹ năng sống tốt. Các kênh giải trí trên điện thoại ti vi phù hợp với trẻ, giúp trẻ học nhiều điều bổ ích, tránh trường hợp trẻ buồn chán và sử dụng điện thoại *Giải pháp 5. Xây dựng và gửi các video tổ chức các hoạt động vui chơi học tập theo kế hoạch đã xây dựng nhằm hỗ trợ phụ huynh tương tác cùng con tại nhà. Dựa vào kế hoạch của nhà trường xây dựng cho khối mẫu giáo bé, các giáo viên trong tổ sẽ lập kế hoạch giáo dục theo chủ điểm chủ đề và khả năng cần đạt được của lứa tuổi theo chủ đề trong năm học để lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ ở độ tuổi Khi thực hiện các video tôi luôn cố gắng lựa chọn những nội dung phù hợp với trẻ, đưa vào những hình ảnh sống động, đẹp mắt kèm theo những âm NguyÔn ThÞ Chanh 19 Nguyễn Thị Hiến 1
  20. “Một số biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch”. thanh nhạc điệu phù hợp cũng như tích hợp các trò chơi bài hát vui tươi để thu hút sự chú ý của các con. Lần đầu tiến hành xây dựng các video để gửi đến phụ huynh bản thân tôi cũng như các giáo viên khác đều không tránh khỏi sự hoang mang lo lắng vì việc truyền thụ kiến thức không chỉ cho trẻ xem học mà còn rất nhiều phụ huynh xem và thông qua các kênh mạng những video giáo viên xây dựng có thể được chia sẻ cho nhiều người xem. Nếu bài dạy không đảm bảo, phong cách lên lớp không phù hợp… Thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân cũng như giảm sút uy tín của nhà trường. Chính vì vậy tôi và nhiều giáo viên trong trường luôn tìm mọi cách để cho ra các video vừa phù hợp vừa thu hút người xem. Vì vậy để có được video hay chất lượng đòi hỏi nhiều yếu tố như: + Thứ nhất giáo viên cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt các phần mềm ứng dụng với phiên bản mới nhất, kết hợp với chiếc máy tính để sử dụng tạo các sile powepoit cho từng hoạt động. + Thứ 2 giáo viên cần học hỏi tìm tòi cách để tạo được các video hay sống động. + Thứ 3 giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức cần truyền tải sao cho trẻ và phụ huynh nắm bắt.Thời gian không quá ngắn và cũng không quá dài (video khoảng 5-10 phút cho trẻ mẫu giáo bé) + Thứ 4 giáo viên thường xuyên tham gia học tập, tập huấn các lớp chuyên đề cắt ghép video. Trong quá trình quay, khi đứng trước máy quay phải thật tươi vui, âm thanh ánh sáng phù hợp, video phải đảm bảo. Có thể không xuất sắc như các chuyên gia nhưng phải đảm bảo trẻ và phụ huynh xem được và làm cách nào để trẻ thích thú mỗi khi cô giáo xuất hiện trên màn hình điện thoại máy tính mà phụ huynh cho trẻ xem. Tôi tìm tòi học hỏi chị em đồng nghiệp cũng như trên các phương tiện thông tin trên internet cách làm video hấp dẫn sáng tạo mà không cầu kỳ phức NguyÔn ThÞ Chanh 20 Nguyễn Thị Hiến 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2