Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch" được hoàn thành với các biện pháp như: Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà; Hướng dẫn phụ huynh Cách xây dựng thực đơn hợp lý khoa học cho trẻ tại nhà; trao đổi với phụ huynh để có kiến thức lựa chọn thực phẩm sạch và cách chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B ------------------------------------- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN VỚI PHỤ HUYNH VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19 Lĩnh vực/môn : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Tạ Thị Dung Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng Năm học: 2021-2022
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét duyệt SKKN trường Mầm Non Tả Thanh Oai B Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Họ và tên Tên sáng kiến năm sinh danh chuyên môn Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế Trường Mầm Nhân độ dinh dưỡng và Tạ Thị Trung cấp 06/12/1989 non Tả Thanh viên nuôi an toàn thực phẩm Dung nấu ăn Oai B dưỡng cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 14/9/2021 3. Mô tả bản chất của sáng kiến Biện pháp 1: Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. * Cách làm cũ: Các năm học trước nhà trường tổ chức các buổi học zoom với nội dung chủ yếu là hoạt động tuyên truyền tuy nhiên chưa đạt kết quả cao. * Cách làm mới: Nhà trường tận dụng các phương tiện nền tảng mạng xã hội qua zoom tạo điều kiện để nhân viên nuôi dưỡng kết nối với phụ huynh truyền đạt những kiến thức an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Thông qua các buổi học zoom nắm được rõ hơn về kiến thức an toàn thực phẩm và những bài video về chế biến các món ăn và chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ nhỏ. * Kết quả: Trong năm học này tôi đã quay được 07 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 05 bài tuyên truyền về phòng chống dịch và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà đã gửi vào kho học liệu của trường để gửi zalo các lớp. Qua các bài video, tuyên truyền đã chia sẻ với phụ huynh tôi nhận được nhiều lượt tương tác và phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, rất nhiều cha mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu biết nhiều hơn về an
- toàn thực phẩm để các con có những bữa ăn ngon, đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh “Cách xây dựng thực đơn hợp lý- khoa học cho trẻ tại nhà. * Cách làm cũ: Khi trẻ được học trực tiếp tại trường, để xây dựng thực đơn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa đồng chí hiệu phó nuôi và các thành viên trong tổ nuôi, qua đó kết hợp giữa các loại thực phẩm sao cho hợp lý, khoa học. * Cách làm mới: Hướng dẫn phụ huynh nhận biết 4 nhóm thực phẩm chính. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ được khuyến cáo cụ thể theo từng nhóm thực phẩm trẻ nên ăn và khẩu phần ăn trong một bữa. Về cách ăn uống đối với các trẻ theo từng độ, tuổi và chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và trẻ béo phì. * Kết quả: Thông qua hoạt động kết nối những thông tin gợi ý mà tôi gửi đến các bậc phụ huynh đã có những hiểu biết và kiến thức nhất định về dinh dưỡng. Hiểu được giá trị lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ. Thay vì chế biến một số món ăn quen thuộc từ thịt lợn, bò, thịt gà…. Thì giờ đây các phụ huynh đã mạnh dạn hơn trong việc kết hợp nhiều lại thực phẩm với nhau tạo sự đa dạng trong việc chế biến các món ăn cho các con tại nhà. Nắm được nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn, biết thay thế các loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến, tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ giúp cơ thể trẻ luôn phát triển hiền hòa cân đối, khỏe mạnh. Biện pháp 3: Trao đổi với phụ huynh để có kiến thức lựa chọn thực phẩm sạch và cách chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo an toàn thực phẩm. * Cách làm cũ: Hàng năm, nhà trường xây dựng những bài tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, phát trên loa của trường vào giờ đón và trả trẻ, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. * Cách làm mới: Phối hợp cùng các đồng chí giáo viên qua điện thoại, SMS, hay Zalo để nắm bắt tình hình của các con khi ở nhà xây dựng một số phương pháp hướng dẫn phụ huynh học sinh đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở nhà: Hướng dẫn phụ huynh cách kiểm tra chất lượng thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Hướng dẫn phụ huynh giữ gìn vệ sinh sau khi chế biến thực phẩm. Hướng dẫn phụ huynh cách bảo quản thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đến khi chế biến. * Kết quả: Thông qua các bài video, tuyên truyền các buổi học zoom tôi tiếp cận được nhiều hơn với trẻ và phụ huynh. Các bậc phụ huynh đều có ý thức
- thực hiện tốt khẩu hiệu làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay, kỹ năng nhận biết về chất lượng thực phẩm được nâng cao. Qua đó, các bậc phụ huynh cũng đã hiểu được an toàn thực phẩm rất quan trọng với đời sống con người đặc biệt là với trẻ nhỏ. Biện pháp 4: Tuyên truyền phụ huynh tạo thói quen vệ sinh ăn uống cho con để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch. * Cách làm cũ: Khi các con được đến trường, các đồng chí giáo viên là cầu nối trao đổi trực tiếp với phụ huynh và là người hàng ngày thông qua các hoạt động có chủ đích giúp các con ghi nhớ, thực hiện việc ăn uống có văn hóa và vệ sinh. * Cách làm mới: Hướng dẫn cho cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học bằng các gợi ý cần thiết về chế độ ăn đúng bữa, đúng giờ. Đảm bảo lượng nước uống cho trẻ trong ngày, hạn chế ăn kẹo ngọt, ăn nhiều quà vặt. Duy trì các chế độ sinh hoạt hằng ngày đảm bảo giấc ngủ dù trẻ ở với ông, bà hay bố, mẹ. Phụ huynh nên lập một chế độ sinh hoạt riêng cho trẻ, hướng dẫn trẻ giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vệ sinh trước trong và sau khi ăn. * Kết quả: Dinh dưỡng đối với trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh, qua những gợi ý giải pháp mà tôi gửi đến tạo được mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh tạo cho trẻ được thói quen ăn uống khoa học, giờ giấc sinh hoạt có nề nếp. Trẻ biết ăn chín uống sôi không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Hầu hết các con biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. 4. Những thông tin cần được bảo mật: Không 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Đối với bản thân: - Có thêm nhiều kĩ năng nhận biết về chất lượng thực phẩm, về sơ chế chế biến món ăn được tốt hơn. - Trong hội thi giáo viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường năm học 2021 - 2022 tôi đã đạt giải nhất. * Đối với nhà trường: - Các biện pháp mà tôi đưa ra tạo sự chuyển biến trong công tác tuyên truyền cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà trong bối cảnh dịch Covid- 19. - Các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm về đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
- - Công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được ban giám hiệu nhà trường cũng như phòng giáo dục huyện ghi nhận và đánh giá cao. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. - Phụ huynh tạo cho trẻ được thói quen ăn uống khoa học, giờ giấc sinh hoạt có nề nếp. Trẻ biết ăn chín uống sôi không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Hầu hết các con biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng cao. Các trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm. Không xảy ra tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tả Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022. Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Dung
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ...................................................................... 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................... 3 I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 3 1. Đặc điểm chung ................................................................................................. 3 2. Thuận lợi và khó khăn ....................................................................................... 4 3. Điều tra số liệu trẻ đầu năm .............................................................................. 5 III. Các biện pháp .................................................................................................. 5 1. Biện pháp 1: Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. .......................... 5 2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh “Cách xây dựng thực đơn hợp lý- khoa học cho trẻ tại nhà. ................................................................................................ 7 3. Biện pháp 3: Trao đổi với phụ huynh để có kiến thức lựa chọn thực phẩm sạch và cách chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo an toàn thực phẩm. ..................... 9 4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phụ huynh tạo thói quen vệ sinh ăn uống cho con để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch. ................................................................ 15 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 18 1. Kết luận ........................................................................................................... 18 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 19
- 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về năm mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội. Để đạt được mục tiêu đó thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Ngày nay cùng với sự phát triển và hòa nhập của đất nước với khu vực và thế giới vì thế trình độ dân trí được nâng cao, cuộc sống đầy đủ hơn do vậy người dân quan tâm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhiều hơn. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mức để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tập tốt, phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo an toàn thực phẩm. Trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 hết sức phức tạp, học sinh trên cả nước nói chung và trẻ mầm non nói riêng được nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng xây dựng các bài video, bài tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Nhưng một thực tế là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn, trẻ thường xuyên tiếp xúc sử dụng điện thoại, tivi, máy tính trên nhiều giờ để giải trí, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều gia đình bố mẹ đi làm nên trẻ ở nhà với ông, bà được nuông chiều nên trẻ không ngoan. Lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và tiếp thu rất nhanh những điều được người lớn dạy bảo. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Việc này đã được triển khai tuyên truyền rộng tới các bậc phụ huynh để thực hiện tốt về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ và cộng đồng. Vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, nhằm giúp trẻ có những thực phẩm an toàn và vệ sinh nhất trong từng bữa ăn tại gia đình. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng thực hiện tại trường mầm non Tả Thanh Oai B, huyện Thanh Trì đạt kết quả tốt. Đây cũng là một thông
- 2 điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe của mình nói chung và trẻ mầm non nói riêng. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đặc điểm tình hình về chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch nhằm mục đích đưa ra các biện pháp phù hợp nhất, đạt hiệu quả góp phần nâng cao chế độ dinh dưỡng khoa học và cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trong nhà trường và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. III. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ phụ huynh học sinh trường Mầm non Tả thanh Oai B. Áp dụng cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid-19. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên thực tiễn. + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp trao đổi và tuyên truyền - Phương pháp kiểm tra đánh giá - Phương pháp thống kê V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm dành cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022.
- 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Hiện nay con người đang phải đối mặt với những thực phẩm bẩn, không đảm bảo về chất lượng, độ an toàn trong chế biến, sản xuất. An toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, khi ngày càng có nhiều người mắc các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Đa phần trẻ là con thuần nông, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ ăn tùy thích, không được bắt buộc trẻ như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh, ngoài ra thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì tuyến nước bọt mới tiết ra nhiều, gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Khẩu phần dành cho trẻ thì phải cho trẻ ăn cùng lúc để trẻ ăn quen ăn hết khẩu phần. Vậy cho trẻ ăn uống đúng cách và hợp lý có phải tất cả chúng ta đều hiểu, nắm rõ và thực hiện tốt? Trên thực tế chúng ta vẫn phải thừa nhận có những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trẻ. Làm thế nào để không có điều đáng tiếc xảy ra? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng cho trẻ? Làm thế nào để các cháu ăn ngon miệng, hết suất? Làm thế nào để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con vào trường, tin tưởng vào đội ngũ cô nuôi trong trường? Câu hỏi đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như chúng tôi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để tôi đưa ra các biện pháp, nguyên tắc nhằm nâng cao dinh dưỡng trong các món ăn khi tổ chức cho trẻ ăn mỗi bữa hàng ngày. Với vai trò là một cô nuôi làm việc lâu năm có kinh nghiệm, tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm để có thể tuyên truyền phụ huynh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình và nhất là các cháu trong trường mầm non. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung Nhà trường có đội ngũ quản lý, giáo viên và cô nuôi nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại trường được ghi nhận đánh giá cao của phòng giáo dục huyện Thanh Trì qua các đợt kiểm tra cũng như các bậc phụ huynh. Tổng số CB,GV,NV nhà trường có 68 đồng chí (3 đồng chí ban giám hiệu, 48 đồng chí giáo viên, 11 đồng chí cô nuôi, 1 đồng chí kế toán và 5 đồng
- 4 chí bảo vệ). Trường có 576 trẻ với 20 lớp học trong đó có 17 lớp mẫu giáo, 3 lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng. Ba khu bếp được nhà trường trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, dụng cụ sơ chế, chế biến và thực hiện đúng theo quy trình bếp một chiều. Từ thực tế trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng GD&ĐT, của Đảng ủy, UBND xã và sự nhất trí cao của các bậc phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài trường về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh. 20/20 lớp và 3 bếp ăn được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường đã chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng thường xuyên kết nối với phụ huynh để chia sẻ những bài video, bài tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua Zalo các lớp và trang Wedsite nhà trường. Đội ngũ cô nuôi nhiệt tình yêu nghề, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Bản thân tôi là cô nuôi lâu năm nên tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình và tích lũy được một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ để tuyên truyền với phụ huynh về an toàn thực phẩm và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tôi đã được tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình. b. Khó khăn Năm học 2021-2022 là năm học rất đặc biệt, trẻ phải nghỉ dịch ở nhà không đến trường được. Nhà trường có triển khai các lớp và tổ nuôi gửi bài video và bài tuyên truyền tới phụ huynh qua hình thức zalo, trực tuyến qua zoom đôi lúc đường truyền không ổn nên khó khăn cho việc truyền tải nội dung. Các cô nuôi trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc xây dựng video để truyền tải nội dung đến phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một số phụ huynh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, chưa có nhận thức đúng sự nguy hiểm và thói quen ăn uống không lành mạnh.
- 5 3. Điều tra số liệu trẻ đầu năm Tôi dùng phiếu điều tra để khảo sát gửi đến các lớp sau đó tổng hợp được kết quả như sau: Tổng số trẻ 576, trẻ mẫu giáo là: 511, nhà trẻ là 65 trẻ. Mẫu giáo STT Nội dung thử nghiệm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ đạt % chưa đạt % Biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường và 1 457 79.3 119 20,7 ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ Trẻ biết ăn uống đầy đủ, hợp lý 2 316 54.9 260 42,1 để cơ thể khoẻ mạnh. Trẻ biết vệ sinh tay sạch sẽ trước 3 358 62,2 218 37,8 khi ăn. Phụ huynh có kiến thức về sử 4 342 59,4 234 40,6 dụng các loại thực phẩm sạch. Phụ huynh phối kết hợp với nhân 5 viên trong cách lựa chọn và chế 328 56,9 248 43.1 biến món ăn đảm bảo ATTP. Phụ huynh quan tâm đến những 6 280 48,6 316 51,4 video tuyên truyền về ATTP Xuất phát từ thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện “Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19” đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Cách làm cũ: Những năm học trước nhà trường đã xây dựng hình thức tổ chức các buổi học zoom kết nối, chia sẻ tới phụ huynh học sinh trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp học sinh không được đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền này chưa thu hút được phụ huynh và học sinh nên các buổi họp chưa đạt kết quả cao. Cách làm mới: Khắc phục những hạn chế từ cách làm cũ năm học này. Do dịch bệnh
- 6 Covid-19 diễn biến phức tạp nên các trường mầm non vẫn chưa thể đón học sinh trở lại trường, tuy không thể triển khai các hoạt động chăm sóc và giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó nhà trường đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để kết nối và truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Nhà trường tạo điều kiện các nhân viên nuôi dưỡng được kết nối với phụ huynh để truyền đạt những kiến thức về ATTP cho trẻ tại nhà thông qua Zoom, hàng tuần cô và các con chỉ được gặp nhau qua các video tiết học. Chính vì vậy, việc tham gia kết nối qua Zoom giúp trẻ được gặp cô và các bạn được trò chuyện và giao lưu trực tiếp. Buổi giao lưu diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, học sinh phụ huynh tương tác với cô, trò chuyện lắng nghe về những việc mà cô, trẻ và phụ huynh đã làm trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid-19 ở nhà. Bạn nào cũng thấy vui khi được gặp cô và các bạn. Các bạn thi nhau kể về những việc làm của mình khi ở nhà. Niềm hân hoan vui sướng đã làm từng khuân mặt trẻ dạng ngời và sáng bừng không gian ấm áp của buổi họp zoom như bạn Bảo Nam lớp A2 hào hứng khoe với cô là con biết rửa tay bằng xà phòng trước ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Bạn Khánh chi lớp B1 thì kể về những việc giúp đỡ gia đình khi ở nhà như rửa rau cho mẹ, vứt rác đúng nơi quy định. Các bạn hào hứng, vui vẻ khoe với cô những việc mình đã biết làm trong thời nghỉ dịch ở nhà. Cô đã nhận được sự phối hợp của phụ huynh và sự hào hứng tích cực tham gia vào các hoạt động với cô của trẻ trong các buổi giao lưu. Bên cạnh đó trong buổi họp Zoom cô trò chuyện, giao lưu với phụ huynh để nắm được những hiểu biết về kiến thức an toàn thực phẩm của phụ huynh từ đó hỗ trợ, hướng dẫn và tuyên truyền với phụ huynh về cách đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến món ăn, chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe và cách chế biến món ăn trong mùa dịch. Chia sẻ của phụ huynh bạn Nguyễn Minh Anh lớp A1 là rất mong cô tổ chức các hoạt động kết nối thường xuyên hơn nữa để phụ huynh hiểu biết nhiều hơn về an toàn thực phẩm khi chế biến món ăn cho trẻ để nấu cho trẻ những bữa ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm để trẻ phát triển toàn diện. Như trước kia mỗi ngày đến lớp cô nuôi sẽ phụ trách bữa ăn của trẻ và khi trẻ ở nhà nghỉ dịch cũng vậy, cô nuôi chúng tôi luôn cố gắng đồng hành cùng giáo viên cũng như phụ huynh quay những bài video về chế biến món ăn để hướng dẫn phụ huynh có thể đem lại những món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho trẻ khi ở nhà mà lại đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
- 7 Trước khi quay, chúng tôi chuẩn bị nghiên cứu thật kỹ nội dung, kịch bản, để làm sao có thể làm ra một video, clip gần gũi, dễ hiểu để phụ huynh có thể thực hiện trong những ngày nghỉ dịch. Tôi luôn nỗ lực, trăn trở làm sao để những video, clip do mình làm ra có thể làm tư liệu để các bậc phụ huynh có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm. Tôi thường lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, nội dung sinh động phù hợp nội dung đề tài để lồng ghép vào video, tạo nên sự hứng thú với trẻ. Tôi đã kết hợp với các cô trên lớp tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học cũng như tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm giúp phụ huynh thấy được tác hại của việc không đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó phụ huynh kết hợp với nhà trường chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ ở nhà đạt hiệu quả cao. Để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tôi còn xây dựng một số bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc. Qua đó các phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong gia đình. Những video của tôi nhận được rất nhiều lượt xem và phản hồi tích cực từ phía các bậc phụ huynh. Đây là nguồn động lực to lớn đối với những cô nuôi như chúng tôi. Kết quả: Trong năm học này tôi đã quay được 07 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 05 bài tuyên truyền về phòng chống dịch và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà đã gửi vào kho học liệu của trường để gửi zalo các lớp. Qua các bài video, tuyên truyền đã chia sẻ với phụ huynh tôi nhận được nhiều lượt tương tác và phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, rất nhiều cha mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu biết nhiều hơn về an toàn thực phẩm để các con có những bữa ăn ngon, đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh “Cách xây dựng thực đơn hợp lý- khoa học cho trẻ tại nhà. Cách làm cũ: Để xây dựng được một thực đơn hợp lý khoa học ở trường thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thành viên trong tổ nuôi, qua đó sẽ kết hợp các loại thực phẩm sao cho hợp lý, bổ dưỡng và phù hợp với sở thích, lứa tuổi của trẻ. Cách làm mới:
- 8 Do tình hình dịch bệnh nhiều phụ huynh bận công việc, đa phần phụ huynh là nông thôn nên hiểu biết và nhận thức còn hạn chế. Do đó, tôi đã chủ động tìm tòi những tài liệu, hình ảnh để hướng dẫn phụ huynh xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học cho trẻ tại nhà như sau: Ở lứa tuổi này việc ăn uống của trẻ giống như 1 người lớn, tức là trẻ có thể tham gia vào 3 bữa ăn chính cùng gia đình, và 1-2 bữa phụ tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ nhận biết đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo bữa ăn cho trẻ gồm đầy đủ 4 nhóm cụ thể như: Nhóm chất bột đường: Gồm có Gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì…Nhóm chất đạm: Gồm có thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm chất béo: Gồm có mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng. Nhóm VTM và khoáng chất: Có trong các loại rau, củ, quả và trái cây. Thực đơn đinh dưỡng cho trẻ được khuyến cáo như sau: Nhóm thực phẩm trẻ nên ăn Khẩu phần trong một bữa Trái cây và rau quả Khuyến khích con bạn chọn trái cây và rau ½ đĩa rau củ chín hoặc 1 chén quả sau mỗi bữa ăn và cho những bữa ăn canh, 1 chén súp rau củ. nhẹ. Điều này bao gồm trái cây và rau có 1 quả táo, lê, cam hoặc 2 quả nhiều màu sắc và mùi vị khác nhau. họ mơ, quýt hoặc 1 đĩa nhỏ nho,… Tinh bột và thực phẩm ngũ cốc 1 lát bánh mì Các loại thực phẩm ngũ cốc bao gồm gạo, Hoặc 3 chiếc bánh quy bánh mì, mì ống, mì, ngũ cốc, ngô, yến Hoặc 1 bát cơm hoặc mì sợi mạch và lúa mạch… Những thực phẩm Hoặc 1 bát cháo bột yến mạch này cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để tăng trưởng thể chất, phát triển trí tuệ. Sữa và các chế phẩm từ sữa 1 ly sữa 200ml Sữa, phô mai và sữa chua là những thực 1 miếng phô mai hoặc 1 hũ sữa phẩm chứa nhiều protein và canxi, giúp chua phát triển hệ xương và răng trẻ chắc khỏe. (Tổng lượng sữa trong ngày nên đảm bảo khoảng 400 – 500ml) Chất đạm Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, 60g cá cá, gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu Hoặc 50g thịt gà phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này Hoặc 50g thịt bò rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát Hoặc 2 miếng đậu phụ triển thể chất và trí não của con bạn.
- 9 Về cách ăn uống đối với tất cả các trẻ: Trẻ phải được ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày. Khi ăn bố, mẹ cho các con ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa, phụ huynh nên thay đổi cách chế biến món ăn cho trẻ không nhàm chán, nếu có điều kiện về thời gian các bậc phụ huynh có thể trang trí các món ăn sao cho đẹp mắt để thu hút và kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong 1 ngày/1 trẻ của từng độ tuổi như sau: Trẻ 24-36tháng tuổi: 930 - 1000 kilocalo; Trẻ 3 - 6 tuổi: 1230 -1320 kilocalo. Đó là những trẻ bình thường, còn đối với những trẻ suy dinh dưỡng thì các bậc phụ huynh chia ra làm nhiều bữa và có thể thêm 1-2 bữa hơn trẻ bình thường. Với trẻ béo phì tăng cường ăn cá, hải sản và rau giảm thức ăn giàu chất béo, đường hạn chế dầu, mỡ trong bữa ăn chứ không phải là cấm ăn dầu mỡ. Vì dầu, mỡ ngoài cung cấp năng lượng còn là dung môi hòa tan các loại vitamin tan trong dầu như Vitamin A phòng bệnh khô mắt giúp trẻ phát triển thể lực, Vitamin D chống bệnh còi xương, Vitamin K,E tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể. Vì thế, khẩu phần ăn của những trẻ này giảm bớt dầu, mỡ, cơm bằng cách thêm rau, củ, quả, ít ngọt để đảm bảo các cháu vẫn có cảm giác no mà không thừa năng lượng. Thường xuyên thay đổi thực phẩm, kết hợp nhiều loại thực phẩm, món ăn hỗn hợp để trẻ ăn nhiều rau xanh và thường xuyên thay đổi cách chế biến các món ăn, thực đơn cho trẻ để tránh béo phì. Kết quả: Thông qua hoạt động kết nối những thông tin gợi ý mà tôi gửi đến các bậc phụ huynh đã có những hiểu biết và kiến thức nhất định về dinh dưỡng. Hiểu được giá trị lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ. Thay vì chế biến một số món ăn quen thuộc từ thịt lợn, bò, thịt gà…. Thì giờ đây các phụ huynh đã mạnh dạn hơn trong việc kết hợp nhiều lại thực phẩm với nhau tạo sự đa dạng trong việc chế biến các món ăn cho các con tại nhà. Nắm được nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn, biết thay thế các loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến, tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ giúp cơ thể trẻ luôn phát triển hiền hòa cân đối, khỏe mạnh. 3. Biện pháp 3: Trao đổi với phụ huynh để có kiến thức lựa chọn thực phẩm sạch và cách chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo an toàn thực phẩm. Cách làm cũ: Khi đời sống ngày một nâng cao thì vấn nạn ô nhiễm thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, chứa phụ gia, phẩm màu đang xảy ra tràn lan là một vấn đề đáng lo ngại. Hàng năm, nhà trường đã xây dựng những bài tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phậm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn phát trên loa của
- 10 trường để tuyên truyền đến phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Cách làm mới: Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, bên cạnh việc đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên thì việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm được xem là vũ khí hữu hiệu nhất giúp bảo vệ cơ thể. Để giúp giảm thiểu và phòng tránh các trường hợp mất an toàn thực phẩm tại gia đình trẻ, tôi thiết nghĩ chỉ một mình cô nuôi thôi là chưa đủ mà phải có sự phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường để cùng thực hiện. Khi trẻ nghỉ dịch ở nhà thì phụ huynh chính là những người luôn sát cánh bên trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên các lớp qua điện thoại, tin nhắn SMS hay zalo để nắm bắt tình hình của các con khi ở nhà có xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc không. Tôi đã xây dựng bài video tuyên truyền về hướng dẫn phụ huynh học sinh đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở nhà. Qua đó, các bậc phụ huynh cùng có biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, tôi chia sẻ các bài báo, các đường link, các bài viết trên trang Website của nhà trường, các kênh youtube vv, về đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở nhà để phụ huynh nắm bắt được. Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra chất lượng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Để an toàn nhất thì phụ huynh nên tận dụng nguồn thực phẩm sạch sẵn có, tươi ngon, biết rõ nguồn thực phẩm sạch mà mình nhập. Các loại thực phẩm nhập trong ngày không chỉ đủ về số lượng mà phải kiểm tra đánh giá chất lượng và phải đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi nhận. Đây là một việc làm rất quan trọng mang tính cấp thiết, thể hiện trách nhiệm của người sử dụng và người cung ứng thực phẩm. Đồng thời để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm thì khi lựa chọn tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm như sau: Đối với nhóm gia súc: (thịt lợn, thịt bò). Thịt lợn tôi lựa chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Còn thịt bò thì thịt phải có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. Đối với nhóm gia cầm: (thịt gà, vịt, ngan) khi lựa chọn thịt phải mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra.
- 11 Đối với nhóm hải sản: (Tôm, cua, cá). Đối với Tôm nên chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng trong. Khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu và dâu tôm dùng để nấu canh. Đối với cá phải còn sống, bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy sước. Khi sơ chế nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấy nước nấu canh. Đối với cua nên chọn những con còn sống, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to. Đối với nhóm rau, củ, quả: Đối với rau cần lựa chọn loại rau phải tươi ngon, không bị dập nát hoặc vàng úa. Phụ huynh có vườn rộng có thể trồng 1 số loại rau vừa tiện lợi lại đảm bảo rau ngon sạch. Đối với loại hạt, củ, quả khô không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, bánh đa khô, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có mấy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc… + Đối với bún và phở: Chúng ta cũng nên kiểm dịch mẫu rồi cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sẽ sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua. Thực phẩm sống chỉ chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát và không có mùi lạ. Thực phẩm khô chỉ chọn những thực phẩm có màu sắc tự nhiên không ẩm mốc. Thực phẩm đóng gói sẵn nên chọn hàng hóa có nhãn mác rõ ràng và ghi hạn sử dụng, nơi sản xuất, thời gian sản xuất rõ ràng. Thực phẩm mua hàng ngày từ ngoài chợ hay trong các siêu thị nên cần phải kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trước chế biến. Chính vì vậy, trong thời gian trẻ ở nhà nghỉ dịch không có cháu nào bị ngộ độc thực phẩm. Thực hiện tốt vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm. Chất lượng bữa ăn có tác động đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Giữ vệ sinh cá nhân khi sơ chế, chế biến thực phẩm là một yêu cầu tất yếu của một người đầu bếp. Như chúng ta đã biết nơi sơ chế, chế biến thực phẩm là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, tôi hết sức lưu ý đến khâu sơ chế, chế biến các món ăn cho trẻ. Đảm bảo bếp nấu ăn đủ ánh sáng và thông thoáng khí. Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Nơi sơ chế thực phẩm cũng là một môi trường hết sức quan trọng để đảm bảo thực phẩm được an toàn. Chính vì vậy tại nơi đó cần nêu cao tiêu chí “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”. Nếu như khi sơ chế mà không gọn gàng thì vô hình chung chính chúng ta có thể làm cho thực phẩm này nhiễm bẩn sang thực phẩm khác. Vì nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính người chế biến lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. Chính vì
- 12 vậy, phụ huynh hãy tạo cho mình một thói quen vệ sinh cá nhân trước và trong khi chế biến món ăn cho trẻ như: Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ; Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ sinh và có khăn lau tay riêng; Đầu tóc luôn cặp gọn gàng; Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề khi sơ chế, chế biến thực phẩm; Bản thân ý thức cao trong việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho trẻ để phòng tránh các dịch bệnh lây nhiễm sang trẻ. Hơn nữa, nơi chế biến thực phẩm phải luôn luôn sạch sẽ và khô ráo. Nhà bếp luôn sạch sẽ, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống. Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen được. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải luôn ý thức tự giác vệ sinh cá nhân mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc. Trước khi chế biến thực phẩm sống luôn phải rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch để tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao, thớt. Với những loại rau củ bám đất như: Khoai tây, khoai lang, khoai môn, cà rốt, củ cải, su hào… chúng ta đều phải rửa sạch trước khi sơ chế phần thải bỏ. Các loại rau ăn lá như: Bắp cải, rau muống, rau cải…sau khi loại bỏ những phần không ăn được chúng ta đều rửa sạch dưới vòi nước chảy. Những phần thải bỏ của rau, củ được cho vào thùng rác kịp thời ngay sau khi sơ chế rồi mới chuyển sang loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, khâu vệ sinh cũng phải chú trọng như thùng rác phải có nắp đậy, để đúng nơi quy định và rác phải được đổ hàng ngày và cọ rửa sạch sẽ, cuối tuần rắc vôi bột khử khuẩn quanh khu vực thoát nước. Với những thực phẩm cung cấp chất đạm như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò… đều rửa sạch bằng nước máy sau đó tráng nước sôi rồi mới đưa vào sơ chế (xay, lọc..). Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật thì rửa sạch nhiều lần bằng nước, sau đó mới xay nhỏ, chế biến. Còn đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sau khi sơ chế sạch sẽ rửa sạch và ngâm nước muối 30 phút mới chế biến.Có khay sơ chế riêng cho từng loại thực phẩm cùng loại để tránh chảy nước ra bàn bếp. Khay được rửa sạch, lau khô trước khi sử dụng. Chính vì vậy, mà tôi luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tôi thường xuyên vệ sinh vào các buổi sáng trước khi nhận thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến xong. đảm bảo nơi chế biến luôn khô ráo, sạch sẽ. Trước khi chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ và cho vào cối say nhỏ. Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh. Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.Khi chế biến thực phẩm đảm bảo nấu vừa các món ăn, không nấu quá nhừ, về mùi vị phải thơm ngon, màu sắc phải bắt mắt hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác kích thích sự ngon miệng. Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon, đẹp,
- 13 phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong sơ chế và chế biến món ăn. Để phù hợp với lứa tuổi mầm non khi chế biến món ăn cho trẻ tôi đã lưu ý những vấn đề sau: Trẻ cần được ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rõ nguồn gốc, cần chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm với nhau để phát huy tối đa các chất bổ dưỡng cho cơ thể trong các loại thực phẩm và món ăn. Khi chế biến các món ăn của trẻ nên làm mềm, thái miếng nhỏ, nêm gia vị nhạt hơn so với người lớn, đảm bảo cho trẻ ăn ấm nóng, không nên cho trẻ ăn thức ăn khi đã nguội lạnh. Khi nấu cơm cũng thêm một chút nước để cơm mềm, nát hơn so với cơm nấu cho người lớn. Đặc biệt trẻ cũng hay ăn bằng mắt nên trẻ rất thích thú với các món ăn có màu sắc đẹp, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả. Nên cho trẻ ăn các món hấp, hầm mềm, không nên cho trẻ ăn nhiều món ăn có nhiều dầu mỡ như chiên, nướng. Trong quá trình chế biến, phụ huynh nên sử dụng nước sạch đã qua kiểm tra, có kết quả xét nghiệm nước đạt tiêu chuẩn, đảm bảo yêu cầu để nấu thức ăn. Chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng hấp dẫn, phù hợp với trẻ đảm bảo an toàn, không xảy ra ngộ độc. Hướng dẫn phụ huynh giữ vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến. Dụng cụ chế biến là một yếu tố cơ bản không thể thiếu của một người đầu bếp, nhưng làm sao để đảm bảo được dụng cụ đó an toàn thì đó là điều cần thiết với người chế biến. Nếu như thực phẩm sạch nhưng dụng cụ biến lại nhiễm bẩn thì đấy cũng là nguồn gốc của dịch bệnh, ngộ độc dẫn đến hậu quả khó lường. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi và mỗi phụ huynh phải luôn có ý thức về vấn đề vệ sinh dụng cụ chế biến hàng ngày như sau: Có đầy đủ và để riêng dụng cụ chế biến thực phẩm sống - chín. Tủ lạnh được vệ sinh hàng ngày và tổng vệ sinh 1lần/ tuần đảm bảo không có mùi, không bị đóng đá, không có bụi bẩn, cặn thải. Phụ huynh có thể đầu tư 2 bộ cốc lưu nghiệm thức ăn dùng luân chuyển, đảm bảo được sấy khô tiệt trùng trước khi lưu. Thức ăn được lưu nghiệm đảm bảo 24 tiếng. Các dụng cụ bát, thìa, xoong nồi chia ăn cho các cháu hàng ngày được sấy sạch sẽ trong tủ sấy bát có khóa an toàn chống chuột, gián, kiến…. nếu không có tủ sấy phụ huynh phải tráng nước sôi các dụng cụ trước khi sử dụng. Dụng cụ sử dụng cho trẻ ăn uống phải sạch sẽ rửa sạch, giữ khô thường xuyên. Các dụng cụ chế biến như: Muôi, đũa, thìa… được đựng vào khay inox đã sấy khô, đảm bảo vệ sinh. Có bát, thìa riêng để nếm thức ăn. Không dùng đồ nhựa như rổ, dao, thớt phải khô ráo được treo và kê cao thoáng. Rổ, khay đựng thực phẩm được cọ, rửa sạch sau khi dùng và phơi ngoài trời để tránh ẩm, mốc.
- 14 Lọ đựng gia vị bằng thủy tinh và được rửa sạch phơi khô vào chiều thứ 6 hàng tuần. Tủ cơm ga, nồi nước đáy được tháo nước, cọ rửa sạch sẽ hàng ngày vào cuối giờ chiều và thay nước đáy mới vào đầu giờ sáng trước khi nấu cơm. Cối xay thịt, máy xay sinh tố hàng ngày được tráng nước sôi trước khi dùng và cọ rửa bằng nước rửa bát và phơi nắng sau khi sử dụng. Sau khi thực hiện thường xuyên những công việc trên, các loại dụng cụ chế biến của chúng tôi luôn luôn đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và độ bền rất cao. Hướng dẫn phụ huynh giữ vệ sinh sau khi chế biến thực phẩm. Để chất lượng bữa ăn được đảm bảo tuyệt đối thì vệ sinh nơi chế biến thực phẩm là một việc làm không thể thiếu trong mỗi bếp ăn. Vì nếu tất cả các khâu đều đảm bảo nhưng khi chế biến không vệ sinh thì coi như bỏ đi hết các bước vệ sinh khác.Bếp nấu thường xuyên được lau chùi sạch bằng nước tẩy rửa, xung quanh khu vực nấu luôn đảm bảo vệ sinh, không bị bụi. Khăn lau được giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và xếp gọn gàng, ngăn nắp ngay nơi chế biến thuận tiện khi sử dụng. Có găng tay nilong để thay thường xuyên đảm bảo không mất an toàn thực phẩm khi chế biến.Nền nhà lau rửa thường xuyên chống ruồi, muỗi. Thực hiện nghiêm túc an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế, chế biến thực phẩm sống, chín đến chia ăn. Bếp luôn được giữ sạch sẽ lau chùi dọn dẹp gọn gàng làm đâu sạch đấy, các bệ bếp, dao thớt, dụng cụ sơ chế và chế biến luôn được rửa sạch ngay sau khi chế biến và để đúng vào nơi quy định. Các dụng cụ chế biến và xoong, nồi được rửa ngay sau khi chế biến không để qua đêm và được cất vào nơi quy định. Chạn bát thường xuyên được lau sạch sẽ có cửa đóng, lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của ruồi, muỗi, gián, chuột...Thực phẩm khi sơ chế và chế biến luôn được đựng trong dụng cụ chế biến, rồi để ở trên bàn cao, không đặt ở dưới đất, làm đâu sạch đó không để bừa bãi. Thực phẩm cho vào nấu được múc từng muôi bỏ vào xoong, tuyệt đối không bê cả xoong để đổ vào. Bảo quản thực phẩm đảm bảo chất lượng đến khi chế biến. Bảo quản thực phẩm là một việc làm hết sức quan trọng và không thể thiếu để thực phẩm được an toàn tuyệt đối. Nếu như nơi nhận thực phẩm và khâu nhận đã đảm bảo mà bảo quản không tốt thì vấn đề ngộ độc vẫn có thể xảy ra. Phụ huynh nên mua hộp inox, thủy tinh có nắp đậy để đựng thực phẩm và để 2 nhóm thực phẩm tươi và thực phẩm khô riêng.Với những thực phẩm để chế biến bữa chiều là chất đạm như: Thịt, cá, trứng...cho vào hộp, xoong, nồi có nắp đậy để vào ngăn mát tủ lạnh, điều chỉnh nhiệt độ từ 0 - 4 độ C. Riêng cá phải làm sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Với kinh nghiệm làm như trên thực phẩm đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 197 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 85 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn