Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà" nhằm tìm ra các cách sử dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy vieo sao cho phù hợp với độ tuổi Nhà trẻ, giúp trẻ thích thú khi tham gia học. Giúp cho bài học đạt được kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà
- PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học đường, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng công nghệ thông tin đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập. trong những năm gần đây ngành Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển và đổi mới tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp công lao to lớn trong việc đưa giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng phát triển trên thế giới. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây, với phương châm “dừng đến trường nhưng không dừng việc học” bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình, là giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2, một khối lớp được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các con mới bước vào cấp học mần non, mới làm quen với cô giáo và các bạn do vậy việc để trẻ tập trung vào các bài dạy video còn hạn chế. Nếu cứ xây dựng video theo các hình thức thông thường thì sẽ khó có thể thu hút các con. Hơn nữa sự chú ý của trẻ 24-36 tháng còn ít do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy video giúp các con hứng thú khi học Online tại nhà cho học sinh lớp tôi. Với mong muốn giúp các con có những giờ học Online nhẹ nhàng, học bằng chơi, chơi mà học bằng những bài học quấn hút gây được hứng thú cho trẻ, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ thật sự yêu thích các giờ học Online.
- 2 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các cách sử dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy vieo sao cho phù hợp với độ tuổi Nhà trẻ, giúp trẻ thích thú khi tham gia học. Giúp cho bài học đạt được kết quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Nhà trẻ lớp D2. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ Nhà trẻ lớp D2. Số trẻ nghiên cứu là 19 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát. Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực hành. Phương pháp tuyên truyền. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường mầm non nơi đang công tác. Thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022.
- 3 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực là một điều tất yếu. Việc hiểu biết và ứng dụng được công nghệ thông tin vào dạy học đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả to lớn của công nghệ thông tin. Với mục đích là sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao động trí tuệ giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Năm học 2021 - 2022 bắt đầu trong tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vì vậy ngành Giáo dục – Đào tạo đã triển khai nhiều hình thức học tập như: học tập trực tuyến, học trên truyền hình...với phương châm “tạm dừng đến trường không dừng việc học”. Theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu đã thống nhất tổ chức dạy học online qua hình thức quay video gửi lên nhóm lớp nhằm phối hợp với phụ huynh giao lưu kết nối dạy trẻ học tập tại nhà. Trong quãng thời gian này tôi đã dày công nghiên cứu tìm tòi những biện pháp tốt nhất để thiết kế những bài video làm sao để ngắn gọn, sinh động mang đến cho các con kiến thức cốt lõi nhất. Đối tượng giảng dạy là trẻ mầm non với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập trung chú ý của trẻ còn ngắn chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh rõ nét, minh họa gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động... vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế lên những bài giảng video sẽ kích thích sự hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ. Hiện nay các giáo viên đã được tập huấn cách sử dụng các phần mềm dành cho cấp học mầm non như Phần mềm Camtasia, Canva, Powpoint... Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế bài dạy video vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được
- 4 tính sinh động, hấp dẫn, hiệu quả của bài dạy. Chỉ cần kích chuột, vài giây sau hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc thật tươi sáng, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy múa theo tiếng nhạc hiện ngay ra thu hút được sự chú ý, tò mò khám phá của trẻ. 2. Khảo sát thực trạng. Tại lớp Nhà trẻ D2, với sĩ số là 19 cháu trong nam 6 cháu, nữa 13 cháu. Giáo viên được phân công 3 cô trong đó 1 cô đạt trình độ chuẩn và 2 cô đạt trình độ trên chuẩn. 2.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện. Đầu năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ D2. Qua các buổi giao lưu kết nối, làm quyen với các con và các bậc phụ huynh tôi nhận thấy các bé còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chưa tập trung hứng thú giao lưu cùng cô. 2.1.1. Thuận lợi. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên trong nhà trường. Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch Covid -19. Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, đã được tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo. Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh rất quan tâm đến các con và luôn mong muốn được cùng với giáo viên thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Và thật may mắn khi 100% phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ đều có điện thoại kết nối internet. 2.1.2. Khó khăn. Học sinh còn nhỏ chưa có nề nếp, giáo viên rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các con. Nhiều trẻ còn non chưa có nhiều kỹ năng. 2.2. Khảo sát đầu năm.
- 5 Để việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài học nhằm thu hút sự chú ý của các con đạt kết quả cao tôi đã tiến hành khảo sát sự tham gia học video, sự tương tác của các con và đã cho thấy kết quả như sau. (Minh chứng 1: Hình ảnh bảng khảo sát đầu năm) Từ những thuận lợi và khó khăn cùng những nguyên nhân tình hình thực trạng trên và qua quá trình giao lưu làm quen với trẻ tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà” nhằm tạo cho các con những giờ học vui vẻ nhẹ nhàng qua các video sinh động, các trò chơi trên ứng dụng di động giúp trẻ có được kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất, từ đó có được niềm tin yêu của trẻ cũng như phụ huynh. Đồng thời nâng cao được năng lực của bản thân trong việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho bản thân. 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các video giảng dạy. 3.3. Thiết kế các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động. 3.4. Xây dựng các dạng phiếu bài tập kết nối với phụ huynh dạy để giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học. 3.5. Phối hợp cùng với phụ huynh hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần): 4.1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho bản thân. Để cung cấp cho trẻ kiến thức một cách chính xác, gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động thì giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ trong các hoạt động học. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi thường xuyên tự học tự rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi tập huấn về công nghệ thông tin, dự giờ đồng nghiệp, thao giảng, học hỏi trường bạn, sinh hoạt chuyên môn tôi thường trao đổi kinh nghiệm tiếp thu ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mình. Đồng thời để ứng dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo thì tôi phải tự tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có kiến thức về tin
- 6 học, thường xuyên truy cập mạng internet để tham khảo thêm, các video, hình ảnh động để từ đó tự thiết kế các bài giảng theo ý tưởng của mình. Để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và công tác giảng dạy nhất là trong thời điểm dịch bệnh covid như hiện nay, tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng giáo dục tổ chức như: Thiết kế truyện tranh trên phần mềm Canva, cắt ghép chỉnh sửa video trên phần mềm Camtasia, thiết kế các silde bài giảng sinh động hấp dẫn trên phần mềm Powerpoint...Ngoài ra tôi được các đồng nghiệp chia sẻ các khóa học về công nghệ thông tin của các thầy cô nổi tiếng về công nghệ thông tin như thầy Bùi Duy Phương, cô Phạm Ngọc Huệ, cô Nguyễn Thị Lan Hương và tôi đã tham gia để nâng cao trình độ tin học cho bản thân. Trong mỗi hoạt động tôi luôn sưu tầm tìm kiếm các hình ảnh, video trên mạng phù hợp với nội dung bài dạy. Những hình ảnh rõ ràng chân thực có màu sắc bắt mắt nhằm thu hút trẻ. Hoặc những hình ảnh không có trong bài dạy tôi sử dụng điện thoại di động, hoặc máy tính chụp lại và đưa lên kho học liệu điện tử của mình. Ví dụ: Trong hoạt động nhận biết hình tròn, hình vuông từ kho học liệu tôi đã chọn những hình ảnh đẹp mắt, những hình ảnh động về hình tròn, hình vuông biết nhảy múa nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ. (Minh chứng 2: Hình ảnh kho học liệu) 4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các video giảng dạy. Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi dạy trẻ bằng phương pháp truyền thống, giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để sử dụng đúng thời điểm, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở trẻ. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẳn, trẻ được tiếp xúc vời hình ảnh sắc nét, video sống động bài dạy giờ đây đã thu hút trẻ hơn rất nhiều. Năm học 2021-2022 này vì dịch bệnh trẻ chưa thể đến trường nên việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các video bài giảng kết nối phụ huynh là vô
- 7 cùng quan trọng, là một người giáo viên không những giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi về công nghệ thông tin để xây dựng ra các video đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau vừa thu hút sự chú ý của trẻ vừa giúp phụ huynh dễ dàng khi dạy trẻ ở nhà giúp trẻ tiếp thu được kiến cơ bản thông qua video. Ngày nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ cắt, ghép, chỉnh sửa âm thanh, video. Qua tìm hiểu tôi thấy phần mềm Camtasia rất dễ sử dụng ở phần mềm này tôi có thể thiết kế được một video hoàn chỉnh và hấp dẫn bằng cách sửa dụng các tính năng trong phần mềm như: tách nền, ghép với khung cảnh phù hợp với nội dung bài học. Tách, ghép âm thanh hình ảnh. Khi thiết kế tiêu đề của bài dạy tôi có tạo các hiệu ứng cho văn bản. Để các đoạn video đã cắt ghép không bị thô, chuyển cảnh giật cục, đột ngột và cứng ngắc, tôi đã sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh tạo nên sự chuyển động mượt mà giữa các khung hình trong video. 4.2.1 Trong các giờ hoạt động dạy trẻ phát triển nhận thức. Qua tìm tòi và qua những lần tham gia các khóa bồi dưỡng tôi thấy phần mềm Powpoint có rất nhiều ứng dụng hay, tôi có thể chọn các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học mà tôi muốn đưa đến với trẻ. Bằng phần mềm này tôi xây dựng các file âm thanh, đoạn video, slie hình ảnh tạo các hiệu ứng như hiệu ứng, xuất hiện, biến mất, di chuyển hiệu ứng nhấn mạnh. Với các hiệu ứng này trẻ rất hứng thú đặc biệt là đối với độ tuổi nhà trẻ. Ví dụ: Khi làm video dạy trẻ nhận biết con gà – con vịt, tôi chọn các hình ảnh con gà con vịt và một số con vật nuôi trong gia đình có sẵn trong kho học liệuncủa mình sau đó tôi làm hiệu ứng như gà mổ thóc, gà vẫy cánh, gà gáy, vịt đang bơi. Tôi chèn các file âm thanh như tiếng kêu của gà, vịt vào các slide cho trẻ nghe. Ví dụ: Khi làm video dạy trẻ nhận biết hoa hồng. Tôi lồng ghép video quá trình nở của hoa. Khi xem video trẻ rất thích thú và chú ý quan sát. Sau đó tôi cùng trẻ đàm thoại về đặt điểm của hoa hồng. (Minh Chứng 3: Hình ảnh dạy trẻ nhận biết con gà con vịt và hình ảnh dạy trẻ nhận biết hoa hồng) 4.2.2. Đối với các hoạt động dạy trẻ phát triển ngôn ngữ.
- 8 Với những bài học dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, thay bằng thường dùng các hình ảnh tĩnh tôi đã sử dụng các hình ảnh động trên phần mềm Canva như trong bài thơ: con tôm, con voi, cá vàng bơi… từ đó tôi chọn ghép với các cảnh phù hợp như cá đang bơi trong hồ nước, con voi đang đứng trong rừng. Khi trẻ được nhìn tận mắt những hình ảnh sống động như thật trẻ sẽ vô cùng thích thú từ đó giúp trẻ hiểu thơ và thuộc thơ rất nhanh. Hoặc tôi chọn các video có nội dung phù hợp với bài dạy đã sưu tầm trong kho học liệu điện tử của mình sau đó tôi cắt ghép, tách tiếng bằng phần mềm Camtasia để làm cho đoạn video phù hợp với từng nội dung minh họa cho bài thơ. Ví dụ: Bài thơ: “Con cá vàng” đầu tiên tôi chọn video có hình ảnh cá vàng bơi sau đó tôi sử dụng phần mềm Camtasia tách bỏ tiếng, cắt hoặc kéo dài đoạn video sao cho đoạn phim có độ dài phù hợp với bài thơ. Sau khi cắt được đoạn video theo ý muốn, tôi tiến hành ghi lại màn hình đoạn video vừa rồi và lồng tiếng bằng chế độ “Record full screen” trong phần mềm Camtasia sau đó tôi lưu và thế là tôi đã có một đoạn video con cá vàng đang bơi nhẹ nhàng cùng với giọng thơ của mình. Đối với trẻ nhà trẻ, trẻ rất thích xem phim hoạt hình nên sau khi được tham gia lớp tập huấn về thiết kế truyện tranh trên phầm mềm Canva tôi nhận thấy phần mềm này rất phù hợp với độ nhà trẻ. Trong kho thành phần của phần mềm có sẵn rất nhiều các hình ảnh tĩnh, động với đồ họa đẹp mắt, các hiệu ứng sinh động. Ngoài ra giáo viên còn có thể lồng ghép được chữ, âm thanh vào các sile, vì vậy mà tôi đã thực hành và vận dụng ngay vào việc thiết kế truyện tranh và phim hoạt hình cho trẻ lớp mình. Tôi sử dụng lồng ghép vào các vieo bài học của mình và đưa lên youtube chia sẻ cho các phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Ví dụ: Với câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”. Đầu tiên tôi chia câu chuyện ra làm 5 cảnh khác nhau: Cảnh 1: Trước nhà Thỏ. Thỏ mẹ đi chợ và dặn Thỏ con ở nhà không được đi chơi xa Cảnh 2: Bươm bướm đến rủ Thỏ con đi chơi. Cảnh 3: Thỏ và bướm mải chơi chạy mãi vào rừng sâu.
- 9 Cảnh 4: Trời tối Thỏ con bị lạc trong rừng. Thỏ con ngồi khóc và Bác gấu đi qua đã nhìn thấy Thỏ con. Cảnh 5: Bác gấu đưa Thỏ con về nhà và Thỏ con chạy tới ôm Thỏ mẹ. Khi đã xác định được các cảnh tôi sẽ xây dựng các hình ảnh sao cho phù hợp với diễn biến của các nhân vật và nội dung câu truyện như: Cảnh 1 khi ở nhà thỏ thì tôi chọn cảnh ngôi nhà có vườn rau, có thỏ mẹ và thỏ con. Cảnh 2 khi bướm đến rủ Thỏ con đi chơi thì có Bướm và Thỏ con cùng với ngôi nhà của Thỏ. Cảnh 3 khi bướm và thỏ đi chơi thì tôi chọn cảnh thỏ đang chạy chơi cùng Bướm trên lối mòn vào rừng. Khi thỏ bị lạc thì tôi chọn cảnh trời tối có Bác gấu và hình ảnh Thỏ con đang khóc. Khi Thỏ con được Bác gấu đưa về nhà thì tôi chọn hình ảnh nhà Thỏ và hai mẹ con Thỏ ôm nhau và Bác gấu đứng nhìn. Khi tìm hình ảnh tôi lựa chọn các hình ảnh động sao cho các sile sinh động và hấp dẫn nhất. Sau đó tôi ghi âm lại nội dung câu chuyện và chèn vào các sile sao cho thời gian của mỗi đoạn kể phù hợp với từng cảnh trong câu chuyện. (Minh chứng 4: Hình ảnh truyện tranh “Thỏ con không vâng lời” được tôi thiết kế trên phần mềm Canva và đăng lên kênh Youtube) 4.2.3. Ở các hoạt động phát triển thể chất. Trong thời kì dịch bệnh covid – 19 đang có nhiều diễn biến phúc tạp vì thế trẻ đều phải ở nhà ít vận động vì vậy hoạt động phát triển thể chất là vô cùng quan trọng. Để giúp trẻ nâng năng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh. Khi xây dựng các video phát triển thể chất cho trẻ thay vì quay hình ảnh cô tập các bài khởi động và phát triển chung như bình thường thì tôi lựa chọn video tập thể dục có những nhân vật hoạt hình có sẵn trong kho học liệu điện tử của mình, sau đó tôi cắt ghép cho phù hợp với nội dung bài học rồi tôi cho trẻ xem và tập theo. Với đoạn video hoạt hình vui nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động. (Minh chứng 5: Hình ảnh video tập thể dục có nhân vật hoạt hình) 4.2.4. Trong các hoạt động phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Ở các bài học dạy trẻ các kỹ năng cần thiết như: Đeo khẩu trang đúng cách, xúc miệng bằng nước muối, kỹ năng cầm bát cầm thìa. Tôi sưu tầm các đoạn phim
- 10 hoạt hình thực hành các kỹ năng đó rồi cắt ghép, lồng tiếng rồi lồng ghép vào bài dạy. Với đoạn video sinh động với hình ảnh các bạn nhỏ thực hành các kỹ năng giúp trẻ thích thú và làm theo rất nhanh. Ví dụ: Ở hoạt động dạy trẻ kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách sau khi cô thực hiện mẫu xong tôi lồng ghép đoạn video bạn nhỏ thực hiện các đeo khẩu trang đúng cách. Đối với hoạt động âm nhạc: Hình thức cho trẻ làm quen với âm nhạc nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự cảm thụ về giai điệu bài hát. Dạy trẻ kỹ năng lắng tai nghe, hát đúng giai điệu, vận động theo nhạc. Khi tôi gửi các bài dạy về âm nhạc trẻ đều rất thích thú hào hứng tham gia, biểu diễn, thể hiện mình như ca sĩ. Để làm được điều đó đầu tiên tôi lựa chọn các hình ảnh, thiết kế các silde thể hiện nội dung bài hát, chèn nhạc bài hát, cho trẻ quan sát, đàm thoại giúp trẻ hình tượng hóa nội dung bài hát, trẻ dễ nhớ tên bài hát, lời bài hát, nhớ giai điệu bài hát và hiểu nội dung bài hát đó. Ví dụ: Ở bài dạy hát “ Con gà trống”. Tôi lựa chọn hình ảnh con gà trống, ông mặt trời, ngôi nhà, cây rơm, bãi cỏ. Tôi chèn file nhạc ghi âm bài hát “Con gà trống” vào sile vừa cho trẻ nghe nhạc vừa cho trẻ quan sát hình ảnh. (Minh chứng 6: Hình ảnh dạy trẻ hát “Con gà trống”) Ngoài ra ở các hoạt động nghe hát tôi còn sưu tầm các video trên Youtube của các kênh như: Hát cùng siêu chíp, mầm chồi lá... sau đó cắt bớt và chỉnh sửa lại, để đổi mới các hình thức nghe hát, cho trẻ không bị nhàm chán. Ví dụ: Ở đề tài nghe hát “Chim vành khuyên”. Tôi chọn video “Hát cùng siêu chip” rồi chỉnh sửa lại độ dài ngắn của bài hát sao cho phù hợp rồi tôi cho trẻ nghe vào lần hai, với hình ảnh những chú gà đáng yêu đang nhảy múa và ca hát trẻ rất thích xem và nhảy múa theo. (Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ hào hứng khi xem video âm nhạc) Đối với hoạt động tạo hình. Thay vì phải vẽ tranh mẫu vừa mất thời gian, tốn kém chi phí mà hình ảnh lại không được rõ nét, màu sắc không được tươi sáng. Tôi
- 11 đã chọn ngay tranh mẫu có sẵn trong kho học liệu của tôi đã sưu tầm, hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra tôi thực hiện vẽ hoặc tô màu mẫu luôn trên màn hình máy tính bằng phần mềm Powpoint, với bảng màu chuẩn trẻ sẽ nhớ lâu kích thích trí tưởng tượng óc sáng tạo cho trẻ. Vì với các bé nhà trẻ các con mới được làm quen với tạo hình nên màu sắc chúng ta đưa tới phải chính xác để giúp trẻ hình thành được kiến thức cơ bản nhất cho sau này. Ví dụ: Với hoạt động “Di màu lá cờ”. Tôi cho trẻ quan sát tranh bức tranh mẫu, rồi đàm thoại cùng với trẻ, sau đó tôi thực hiện tô mẫu luôn lá cờ trên màn hình máy tính bằng cách sử dụng các hiệu ứng xuất hiện và di chuyển. Với những chi tiết được tô trên máy tính trẻ sẽ được làm quen những màu chính sác hơn và thu hút trẻ chú ý, giúp trẻ làm theo yêu cầu của bài tập, trẻ rất thích tô màu và hứng thú với giờ tạo hình hơn. (Minh chứng 8: Hình ảnh tạo hình “Di màu lá cờ” được tôi thiết kế trên phần mềm Powerpoint) Hoạt động kỹ năng cho trẻ nhà trẻ cũng là hoạt động quan trọng nhằm giúp cho trẻ bước đầu có những kỹ năng phục vụ bản thân. Tôi đã xây dựng các video giúp trẻ có những kỹ năng tự phục vụ như cầm thìa, cầm bát đúng quy cách, kỹ năng xúc hột hạt… Ngoài ra tôi còn xây dựng các vidoe dạy trẻ các kỹ năng phòng chống dịch như kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng nước muối. Ví dụ: Trong hoạt động dạy trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, trước khi vào bài học tôi lồng ghép 1 đoạn phim hoạt hình của kênh “Babybus” từ đó giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động. 4.3. Thiết kế các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động. Để làm cho các giờ học video trở nên thú vị và đạt hiệu quả như mong muốn, tôi đã tận dụng những ứng dụng trên phần mềm Powerpoint thiết kế những sile câu hỏi đố vui, trò chơi… tạo cho các con không khí sôi nổi trong giờ học. Phần này tôi thấy rất hữu hiệu. Không chỉ giúp các con hào hứng hơn hẳn mà còn tiếp thu được rất nhiều kiến thức thông qua trò chơi. Giúp trẻ có cảm giác thoải mái, dễ
- 12 chịu “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Qua trò chơi trẻ ôn lại được kiến thức đã học, tạo hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Ở đề tài “Nhận biết con gà – con vịt”. Tôi thiết kế 2 trò chơi. Trò chơi 1: Con gì biến mất. Tôi tạo slide có hình ảnh con gà và con vịt tôi tạo các hiệu xuất hiện và biến khi con vật gì biến mất trẻ sẽ nói to tên con vật đó. (Minh chứng 9: Hình ảnh trò chơi “con gì biến mất”) Trò chơi 2: Bắt chước tạo dáng con vật. Tôi sưu tầm hình ảnh động, video về dáng đi, các hoạt động của các con vật như: gà gáy, gà mổ thóc, vịt vẫy cánh, vịt đi sau đó mời trẻ thực hiện theo. Tương tự tôi đã thiết kế rất nhiều các trò chơi khác như: Mảnh ghéo kỳ diệu (tôi mở một phần của miếng ghép rồi cho trẻ đoán xem đằng sau là hình ảnh gì). Nào bé cùng đoán (tôi thiết kế bóng của con vật, đồ vật và cho trẻ đoán). Nhanh chầm dừng (tôi mời trẻ đứng lên và vận động nhún nhảy theo nhịp bài hát, nhạc nhanh trẻ làm nhanh, nhạc chận trẻ làm chậm, nhạc dừng thì trẻ dừng lại)… Kết quả: Trẻ hứng thú chơi các trò chơi, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ. 4.4. Thiết kế các dạng phiếu bài tập Nhằm giúp trẻ khắc sâu được những kiến kiến thức đã học thì việc giao bài tập về nhà cho các con là rất cần thiết. Hiểu được vấn đề này Phòng giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các buổi tập huấn cách thiết kế các dạng phiết bài tập như: Phiếu bài trên phần mềm Livewordsheet: Đây là dạng phiếu bài tập online, phụ huynh không phải cài đặt gì chỉ cần ấn vào link điền tên trẻ rồi thực hiện theo yêu cầu. Có nhiều hình ảnh và nhiều dạng câu hỏi như: tích chọn đáp án đúng, kéo thả, ghép đôi, nối, điền câu trả lời đúng... Trẻ được thao tác trực tiếp lên màn hình. Đặc biệt, việc soạn một phiếu bài tập trên Livewordsheet rất nhanh. Tôi chỉ cần thiết kế câu hỏi, các đáp án rồi chuyển thành file ảnh sau đó tôi đặt các câu lệnh cho đáp án đúng. Đặc thù của trẻ mầm non là chưa biết đọc vì vậy ngoài cách soạn câu hỏi bằng văn bản tôi còn ghi âm các câu hỏi để cho trẻ nghe và dễ thực hiện. Khi trẻ được thao tác trực tiếp trên máy, tiếp cận công nghệ thông tin trẻ rất là thích
- 13 thú, sau khi trẻ thực hiện xong phụ huynh có thể xem được kết quả trực tiếp trên phiếu bài tập sau đó gửi kết quả vào zalo nhóm lớp để chia sẻ cùng cô và các bạn. Phần mềm này còn mới lạ với rất nhiều phụ huynh nên để dể có thể thao tác một cách dễ dàng tôi đã xây dựng một video hướng dẫn phụ huynh cách truy cập và sử dụng phần mềm Livewordsheets. Ví dụ: Ở đề tài “Nhận biết màu đỏ, màu vàng” tôi đã thiết kế phiếu bài tập trên Livewordsheets như sau: Trong phiếu bài tập sử dụng những hình ảnh rõ ràng, đẹp mắt trong kho học liệu của bản thân như: các đồ dùng, đồ chơi có màu đỏ, màu vàng và một số màu khác. Trong bài tập tôi sử dụng các dạng câu hỏi như: chọn đáp án đúng để cho trẻ chọn các đồ vật có màu đỏ, màu vàng. Đối với câu hỏi ở dạng nối tôi cho trẻ nối các đồ dùng có màu sắc giống nhau trẻ rất dễ dàng thao tác. Google form là một công cụ được cung cấp hoàn toàn miễn phí và dễ dàng thao tác. Với Google form người giáo viên có thể tạo các phiếu bài tập thông qua môi trường mạng, ứng dụng này giúp giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi dưới dạng âm thanh, hình ảnh, văn bản…còn trẻ thì dễ dàng thực hiện và phụ huynh có dễ dàng kiểm tra được luôn kết quả trên màn hình. Ví dụ: Ở hoạt động “Nhận biết quả cam, quả chuối” tôi đã tạo phiếu bài tập trên Google form. Tôi đặt câu hỏi kết hợp cả văn bản và âm thanh là bé hay tìm cho cô đâu là hình ảnh quả cam, đâu là hình ảnh quả chuối kèm với câu trả lời là các loại quả ở bên dưới để cho các con lựa chọn. Sau đó tôi gửi đương link lên nhóm lớp để phụ huynh hướng dẫn các con thực hiện. (Minh chứng 10: Hình ảnh phiếu bài tập trên Livewordsheets, và phiếu bài tập trên Google form) Ngoài ra qua sự giới thiệu của các đồng nghiệp và tự tìm hiểu trên internet tôi thấy các trò chơi trên phần mềm Quizizz, Kahoot rất hấp dẫn và phù hợp với trẻ mầm non. Hai phần mềm này giúp tôi thiết kế được các trò chơi tạo ra không gian học tập thỏa mái qua hình ảnh, video và trẻ có thể dễ dàng ôn luyện bài, tiếp thu bài đã học qua các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi. 4.5. Tuyên truyền, phối hợp cùng với phụ huynh hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
- 14 Trong thời gian các con học tập tại nhà thì việc phụ huynh phối hợp tốt với với cô cũng là nguồn động lực lớn nhất để giúp cô tạo ra các bài video hấp dẫn và sinh động nhất. 4.5.1. Công tác tuyên truyền. Ngay đầu năm học khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp D2 tôi đã phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền về việc chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian trẻ chưa đến trường được. Trong năm học tôi ứng dụng công ghệ thông tin vào việc khảo sát, lấy ý kiến của phụ huynh trên Google from hay tạo bình chọn trên nhóm zalo của lớp. Từ đó cô giáo sẽ dễ dàng nắm bắt được ý kiến của phụ huynh để cùng trao đổi, giao lưu và kết nối. 4.5.2. Phối kết hợp cùng với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Đúng như câu hát “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” trong thời gian trẻ học tập ở nhà phụ huynh cũng là người thầy, người cô trực tiếp dạy các con. Vì thế khi quay xong các bài dạy video và gửi lên zalo nhóm lớp. Phụ huynh sẽ cho các con xem và hướng dẫn các con làm theo. Đối với các bài có ứng dụng mới phụ huynh còn lạ lẫm thì tôi quay video các bước thực hiện để phụ huynh có thể dễ dàng hướng dẫn trẻ. (Minh chứng 11: Hình ảnh hướng dẫn phụ huynh làm quen với phiếu bài tập trên phần mềm Livewordsheets) Trong khi trẻ thực hiện bài tập tôi nhờ phụ huynh quay video, chụp ảnh gửi lên zalo, nhóm lớp từ đó tôi động viên, nhận xét góp ý giúp các con tiến bộ hơn. Để nắm bắt được tình hình học tập của các con và sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Mỗi tháng tôi yêu cầu phụ huynh sẽ giao lưu kết nối với cô ít nhất 1 lần để trao đổi về tình hình học tập của các con. Ngoài ra trong các ngày lễ lớn như: Noel, 20 - 11, tết Nguyên Đán mùng 8 - 3 tôi tổ chức các buổi giao lưu trò chuyện với trẻ gắn kết thêm tình cảm của của cô và các con. Trong các buổi giao lưu đó tôi thiết kế các video liên quan đến chủ đề sự
- 15 kiện và hóa thân thành các nhân vật như: Ông già noel, ông địa, nhà ảo thuật gia, cô tiên… đề trò chuyện, vui chơi cùng trẻ tạo cảm giác gần gũi thân thiết với trẻ, chính vì thế các buổi giao lưu trẻ và phụ huynh đều rất thích thú, nhiệt tình tham gia. (Minh chứng 12: Hình ảnh giao lưu trò chuyện kết nối phụ huynh nhân dịp Noel) 4.5.3. Khuyến khích động viên trẻ. Sau mỗi tuần, mỗi tháng tôi dựa vào sự tương tác và kết quả của các con qua các lần giao bài tập về nhà tôi đã thiết kế các thư khen ngợi trẻ trên phần mềm Canva nhằm khích lệ, động viên và dành những lời khen cho trẻ. Những lời nhận xét của cô rất quan trọng đối với trẻ tạo cho trẻ cảm giác tự tin có động lực để cố gắng ở các lần tiếp theo. Ví dụ: Sau mỗi tuần tôi đều thiết kế thư khen ngợi. Tôi tạo silde với các hình ảnh đẹp mắt, soạn văn bản gồn tên trẻ và các lời nhận xét, động viên của tôi dành cho các con sau đó tôi chèn ảnh của các con vào góc của silde rồi xuất ra thành file ảnh. (Minh chứng13: Hình ảnh thư khen ngợi trẻ được thiết kế trên Canva) 5. Kết quả thực hiện. Việc ứng dụng một số phần mềm công nghệ thông tin vào các bài dạy và học đã góp phần làm cho chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một nâng cao, trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động, chăm tương tác lại với cô. Giáo viên ngày một hứng thú trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và trong tiết dạy, kỹ năng soạn và xây dựng các video cho trẻ học tại nhà ngày một nâng cao, tiết kiệm thời gian cũng như công sức trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học. Nhờ ứng dụng phần mềm vui chơi, học tập đạt kết quả cao mà công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn. Phụ huynh rất thích thú và bất ngờ khi con mình được tiếp cận, trực tiếp sử dụng, thao tác với công nghệ hiện đại, nâng cao lòng tin đối với nhà trường. Các video bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, các kinh nghiệm khi sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập, các kỹ năng mềm khi áp dụng những phần mềm vui
- 16 chơi, học tập của bản thân cũng như các giáo viên trong trường khi đưa lên mạng Internet rất được ủng hộ và đó cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho mọi người. Với một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào các video dạy trẻ tôi đã thấy thu hút 100% trẻ chăm chú vào tiết học bởi những hình ảnh âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính xác, tạo cho trẻ tham gia một các chủ động. Chất lượng kiến thức ở mỗi bài học truyền đạt đến trẻ đạt kết quả hết sức khả quan. Cụ thể: (Minh chứng 14: Hình ảnh bảng khảo sát kết quả đạt được) Để ứng dụng công nghệ thông tin vào các video bài giảng nhằm thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ đòi hỏi người giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về tin học để có thể áp dụng các phần mềm có sẵn cũng như sáng tạo ra các tiết học sinh động, phù hợp, hiệu quả với từng lĩnh vực. Trong quá trình đó tôi cũng đã chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ, năng lực bản thân. Năm học này tôi đã thiết kế được rất nhiều các video bài giảng để gửi lên nhóm lớp giúp phụ huynh chăm sóc giáo dục các con tại nhà. Đồng thời ứng dụng hầu hết các phầm mềm vui chơi, học tập Livewordsheet, Quizizz cho trẻ. Khi thiết kế các video bài giảng tôi tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, các đồng nghiệp cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Các video bài giảng của tôi cũng được các giáo viên trong tôt chuyên môn đánh giá khá cao. Điển hình như thời gian vừa qua phòng giáo dục đã triển khai hội thi “Xây dựng video kết nối phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà” từ những kiến thức về công nghệ thông tin đã học hỏi được tôi đã thiết kế video dạy trẻ “nhận biết màu đỏ, màu vàng” video của tôi đã được nhà trường đánh giá cao và gửi đi cấp Huyện và video đó đã đặt giải Nhì cấp huyện. 6. Bài học kinh nghiệm. Qua hơn 10 năm ứng dụng và trải nghiệm ở trường Mần non Phú Cường và hơn 1 năm thực hiện giáo dục, chăm sóc trẻ qua hình thức quay video, tôi có một số bài học kinh nghiệm muốn chia sẻ như sau:
- 17 Giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo. Hãy tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử qua đó giáo viên có thể tự mình tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê, tự mày mò của mình. Ví dụ: Làm quen với phần mềm Powerpoint và phần mềm Camtasia: Tôi thấy hai phần mềm này khá tiện ích với giáo viên mầm non. Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Các bạn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim. Trong quá trình thực hiện không hiểu chỗ nào tôi lên mạng và xem hướng dẫn sau đó chép vào sổ tay của mình. Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái “nhấp chuột”. Khi sử dụng các phần mềm, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh… bạn nên chọn màu chữ và màu nền không qua tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược. Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin. Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là giaovien.net,dayhocintel.org, mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn, Download.com.vn…Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế bài dạy của bạn.
- 18 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trong thời đại hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghê nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sông xã hội, để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nhệ thông tin vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ một cách chính xác và hiệu quả. Hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bi cho bản thân và tập thể một tinh thần nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo của bản thân. Mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức cho giáo viên. Qua công nghệ thông tin cô truyền thụ đến trẻ tất cả nội dung giáo dục không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hình ảnh, video minh họa, âm thanh một cách sống động và chân thực. Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học có tác dụng giúp cho giáo viên giải quyết những khó khăn về giáo cụ trực quan vừa không mất nhiều thời gian vừa không tốn nhiều chi phí. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng đặt kết quả cao, tạo được sự tin cậy từ phụ huynh. 2. Khuyến nghị. Phòng giáo dục quan tâm đầu tư thêm các trang thiết bị, cơ sở vật chát như: máy tính, ti vi, máy chiếu, cài đặt các ứng dụng công nghệ thông tin... để nhằm nâng cao chất lượng dạy học giữa cô và trò trường Mầm non Phú Cường. Phòng giáo dục hường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về công nghệ thông tin giúp giáo viên được tiếp xúc với nhiều ứng dụng mới, phần mềm mới phục vụ trong công tác giảng dạy. Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên Internet.
- 19 Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình và đã áp dụng thành công trên trẻ. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đây là đề tài tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi trân thành cảm ơn! Phú Cường, ngày 04 tháng 04 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Vui
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 186 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 159 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 148 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 102 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 130 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn