intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:64

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tích hợp phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi giúp trẻ phát huy tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 3-4 TUỔI ” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC: 2023 - 2024 1
  2.                                                     SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN ---------------  -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 3-4 TUỔI” Lĩnh vực: Giáo dục Mầm Non Người viết: Dương Thị Thúy Nghi Đơn vị: Trường mầm non Hoa Sen Năm học: 2023 – 2024 2
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đã và đang tiếp cận rất nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới. Và một trong những phương pháp đó chính là phương pháp giáo dục Steam. Vậy STEAM là gì? STEAM có quan trọng không? Có thật sự cần thiết để tiếp cận hay không? Cốt lõi của giáo dục theo phương pháp giáo dục STEAM chính là dạy trẻ học tập thông qua trải nghiệm thực tế và giải quyết tình huống. Để ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “Kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi và tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. Trong năm học 2022-2023, được sự quan tâm của Trường mầm non Hoa Sen, giáo viên ở trường được nhiều lần tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM, là một giáo viên may mắn được tham gia, tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ. STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và trải nghiệm trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. Đồng thời STEAM trang bị cho trẻ những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm. Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn và nghe thấy. Trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi trẻ được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp Steam chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhất là đối với độ tuổi mẫu giáo bé, trẻ còn non nớt về thể chất lẫn nhận thức ngôn ngữ của trẻ đang dần hoàn thiện chính vì vây trường học không 1
  4. chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm được thoả sức chia sẻ những kiến thức thực tiễn mà trẻ biết qua đó trẻ được lớn khôn hơn chính vì vậy nhiệm vụ của những người giáo dục cần phải cho trẻ được tiếp cân phương pháp Steam ngay từ nhỏ Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ 3-4 tuổi, năm nay bản thân được đứng lớp tiên tiến cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với phương pháp STEAM tôi thấy trẻ chủ động hơn, linh hoạt hơn và để cho các con say mê, hứng thú với hoạt động tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi” . II. Tính mới của đề tài Điểm mới lạ của STEAM là các môn khoa học quen thuộc được giảng dạy một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực phát triển giáo dục vào trong thực tế, cung cấp kiến thức toàn diện về năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Ví dụ: khi giao cho trẻ một nhiệm vụ, trẻ có thể dùng máy tính, ti vi, ipad để thu thập thông tin qua sự trợ giúp của người lớn bởi vì ngày nay những đứa trẻ thế kỷ 21 thời kỳ 4.0 trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin từ rất sớm trẻ tích lũy được cho mình nhiều kiến thức vì vậy thông qua hoạt động STEAM, trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm thực tế giúp trẻ ham học hỏi, tìm tòi, khám phá là tiền đề cho việc hình thành tố chất thông minh cho trẻ. Tích hợp phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi giúp trẻ phát huy tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động 2
  5. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận STEAM là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thay cho các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, trẻ chỉ được học lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Kiến thức trẻ học được rất nhiều nhưng trẻ lại không nhớ được lâu. Điều này vô tình gây ra khó khăn cho trẻ trong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng trong cuộc sống. STEAM xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp trẻ hình thành tố chất trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Việc dạy trẻ khám phá khoa học ngay từ nhỏ sẽ hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tính kiên trì cũng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng bằng cách sử dụng các thuật ngữ khoa học phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giáo dục STEAM có thể ứng dụng tổ chức nhiều hoạt động, song hoạt động khám phá khoa học là hoạt động có thể ứng dụng giáo dục SEAM một cách rõ nét và đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy để thực hiện tốt đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi” tôi đã nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng vào trong lớp tôi phụ trách thành công nhất định II. Cơ sở thực tiễn Trước đây chương trình giáo dục mầm non khám phá khoa học chủ yếu cho trẻ tìm hiểu về các đặc điểm, cấu tạo hoạt động, môi trường sống của sự vật và các hiện tượng thiên nhiên nhưng không áp dụng vào thực tế. Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Các kiến thức của STEAM được giảng dạy và sử dụng đòi hỏi một kỹ năng toán học, vật lý thuần túy kích thích sự tò mò, tìm tòi và sáng tạo của trẻ. Nói một 3
  6. cách đơn giản giáo dục STEAM phản ánh cuộc sống thực tế. Trong cuộc sống đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử dụng một kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ kết hợp các kiến thức với nhau và ứng dụng kiến thức đó trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần khuyến khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ STEAM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Từ khi còn nhỏ chúng ta khuyến khích gợi ý trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó, rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo 1. Thực trạng của đề tài Trường tôi là một trường mầm non thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhất. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Năm học 2023- 2024, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo Bé B là 1 trong 6 lớp tiên tiến của trường. Lớp có 2 cô, với tổng số 28 học sinh trong đó có 16 nam và 12 nữ. Lớp tôi thực hiện chương trình dạy trẻ ứng dụng phương pháo giáo dục STEAM trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi nhằm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. Có phòng học STEAM riêng, phòng vẽ, phòng âm phòng chiếu phim,.. Đầu năm nhà trường đã sơn lại phòng học và trang trí lớp STEAM và mua sắm các góc , đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đẹp hấp dẫn, phòng lớp học rộng rãi, ấm áp về mùa đông, mùa hè thì mát mẻ, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ tham gia các hoạt động được tốt và thường xuyên. 4
  7. Năm học 2023- 2024 lớp cùng với 4 lớp khác thực hiện mô hình lớp tiên tiến, cùng với ban giám hiệu và các giáo viên lên kế hoạch thực hiện hoạt động các dự án và ứng dụng phương pháp STEAM trong quá trình dạy trẻ bước đầu còn bỡ ngỡ vì mới tiếp xúc nhưng đến nay đã quen dần và đi vào thực hiện bài bản hòa thiện hơn, hai giáo viên phụ trách lớp đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi nên nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, hiểu được suy nghĩ, mong muốn của trẻ mình phụ trách Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ trên 27 năm, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng, ứng dụng CNTT thành thạo thích tìm tòi, sáng tạo, có năng khiếu tạo hình. Bản thân được nhiều lần tham gia: “Tập huấn tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM” do trường tổ chức nên tôi nắm được kiến thức về phương pháp giáo dục STEAM. Phụ huynh đều quan tâm đến tình hình học tập cũng như sự phát triển của con em mình, ủng hộ nguyên vật liệu phong phú cho lớp hoạt động. 3. Khó khăn: Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tập theo phương pháp giáo dục STEAM đã có nhưng chưa nhiều . Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào giảng dạy. Phương pháp giáo dục STEAM là một phương pháp giáo dục mới và khó đòi hỏi phải có thực hành và tính ứng dụng cao. Giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp này nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động và một số trò chơi sáng tạo học tập cho trẻ. Tài liệu về phương pháp giáo dục StTEAM cho giáo viên tham khảo không nhiều và chưa phong phú nên giáo viên khó khăn trong quá trình tìm hiểu xác định nội dung, hình thức tổ chức nào có thể ứng dụng phương pháp STEAM vào cho trẻ khám phá khoa học. Tuy số lượng trẻ rất thuận lợi (28 trẻ) nhưng sự chênh lệch về nhận thức, kĩ năng của trẻ phụ thuộc vào tháng sinh (trẻ sinh đầu năm và trẻ sinh cuối năm) còn rõ rệt: Sự tập trung chú ý không cao; khả năng ghi nhớ có chủ định chưa nhiều, trẻ chưa có kỹ năng hoạt động theo nhóm 5
  8. Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, có rất nhiều trẻ nói không rõ và nói ngọng nên khó khăn việc chia sẻ và trình bày trong các hoạt động, chưa có hợp tác, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe ý kiến của bạn Vì là năm đầu tiên tiếp cận triển khai mô hình lớp tiên tiến nên đầu năm, phụ huynh vẫn còn trong trạng thái “thăm dò”, “theo dõi” các hoạt động của lớp nên áp lực của người giáo viên rất nhiều. 4. Tổ chức khảo sát Năm 2023-2024, tôi phụ trách lớp mẫu giáo Bé B, với 28 cháu ở độ tuổi 3- 4 tuổi. Đầu năm học, tôi đã có một vài nét về đối tượng khảo sát như đồ dùng đồ chơi có trong lớp để phục vụ cho việc trẻ khám phá khoa học, khả năng hoạt động nhóm, Kỹ năng thực hành, trải nghiệm của trẻ. Nội dung và hình thức tổ chức trẻ khám phá, sự quan tâm của phụ huynh với các hoạt động khám phá khoa học có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM Bảng khảo sát đầu năm Số trẻ Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ TT Nội dung Đạt khảo sát % đạt đạt % Đối với trẻ Kiến thức về môi trường 1 28 16 57% 12 43% xung quanh 2 Kỹ năng làm việc nhóm 28 11 39% 17 61% Kỹ năng tham gia hoạt 3 28 18 64% 10 36% động trải nghiệm 4 Kỹ năng trình bày ý kiến 28 12 43% 16 56% Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt. III. Các giải pháp thực hiện 1. Giải pháp 1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động khám phá khoa học theo phương pháp ứng dụng STEAM Giáo dục STEAM là giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, khuyến khích trẻ tạo cơ hội để trẻ tự mình giải quyết nhiệm vụ, tự mình tìm kiếm và thu thập thông tin, chủ động trong công việc của mình 6
  9. Việc tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái là một trong nhưng cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp STEAM mầm non. Môi trường giáo dục STEAM được hiểu là môi trường vật chất và môi trường xã hội a. Môi trường vật chất Môi trường vật chất bao gồm không gian trong và ngoài lớp học, nơi mà trẻ có thể tự do khám phá cũng có thể có những khoảng không gian đặc thù do giáo viên tạo ra để dành riêng cho hoạt động khám phá nói riêng và hoạt động STEAM nói chung. * Tạo môi trường trải nghiệm trong và ngoài lớp học. Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Một môi trường học tập tốt, có hiệu quả là môi trường gây hứng thú, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Đó là nơi đáp ứng tốt nhất cho mục đích chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy trang trí môi trường lớp học luôn được tôi quan tâm hàng đầu. Ở mỗi chủ đề, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó. Đồ dùng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi luôn đảm bảo tính thuận tiện, góc khám phá phải được bố trí thật nổi, đẹp mắt đảm bảo tính thẩm mĩ, chính xác. Khi trẻ đến góc khám phá khoa học thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp trẻ hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đó. Ngoài ra tôi còn chú ý trang trí lớp học, phòng học hài hòa hợp lý tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn luôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo dự án nội dung từng bài. 7
  10. Trang trí các góc luôn để ở tư thế “ mở” Không những chú trọng trang trí bên trong lớp mà trang trí ngoài lớp học cũng được tôi quan tâm như: Khu vực chơi tôi gắn những mô hình dòng nước chảy sự chuyển màu của quả, góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ khám phá khoa học. Tôi luôn nhận thấy khu vực chơi ngoài trời là nơi trẻ được hoạt động và chú ý rất nhiều, qua học tập trên mạng cũng như các trường bạn tôi đã trang trí những hình ảnh, đồ chơi ngộ nghĩnh để trẻ có thể chơi và trải nghiệm ở giờ chơi tự do, hay những lúc đón trẻ. Với việc tạo môi trường như vậy trẻ được tiếp cận trực tiếp, khám phá, luyện tập lại các thí nghiệm trên tiết học từ đó củng cố, khắc sâu thêm kiến thức. Góc khám phá ngoài lớp học * Góc hoạt động khám phá khoa học Khi có môi trường thì tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng, như: kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp, khai thác các công cụ thông tin truyền thông... Các kỹ năng đó chỉ có thể hình thành được trong quá trình “Thực làm” trải nghiệm chứ không thể có được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi. Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo gây ấn tượng và tạo hứng thú cho trẻ tôi đã tạo góc để đồ dùng khám phá khoa học. Ở đây, trẻ được tiếp xúc với những nguyên liệu mới, được khám phá và thiết kế, thi công các sản phẩm của mình một cách khoa học, được trải nghiệm các thí nhiệm và được thực hành. Ngay 8
  11. từ đầu tôi giới thiệu vị trí góc chơi giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ dùng khi cần thiết để tiến hành quá trình khám phá khoa học một cách dễ dàng. Do đó góc chơi hoạt động khám phá khoa học phải chú ý đảm bảo yếu tố: Không gian và đồ dùng, học liệu. Do không gian lớp nên tôi chú ý đến cách xếp bày đồ chơi thật gọn gàng, khoa học đầy đủ các đồ dùng cho trẻ hoạt động, lấy cất phải dễ dàng, có vị trí cho giáo viên đưa thử thách cho trẻ và trẻ trưng bày sản phẩm, trưng bày dự án mà nhóm thực hiện. *Ví dụ : Trong lớp giáo viên tạo nên các góc như: Góc khoa học, không gian sáng tạo cho trẻ hoạt động trẻ dễ lấy dễ cất vừa tầm với của trẻ Góc khám phá khoa học của trẻ * Học liệu Để tổ chức hoạt động khám phá ứng dụng phương pháp dạy học STEAM, giáo viên không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn môi trường trong lớp học. Mà điểm mấu chốt của STEAM là quá trình trẻ được tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ, trẻ tận dụng những gì mình có để hoàn thành nhiệm vụ khám phá. Giáo viên chỉ cần bổ sung thêm nhiều học liệu, phương tiện và đồ dùng Các công cụ, dụng cụ, phương tiện sinh hoạt, học tập được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi và sắp xếp an toàn, thuận lợi, sẵn sàng cho việc sử dụng. Các mô hình, tranh ảnh, vật thật được sưu tầm, trưng bầy và mời gọi sự tò mò, tìm tòi và mong muốn khám phá. Vật liệu thiên nhiên và tái chế là nguồn học liệu hữu dụng, rẻ tiền và sẵn có tại địa phương cần được khuyến khích thu thập, sử dụng thường xuyên 9
  12. *Ví dụ : Học liệu ở góc STEAM tôi sưu tầm rất nhiều các nguyên học liệu khác nhau để trẻ thoải mái sáng tạo khi hoạt động như: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo sữa, keo dán, keo nến, dây ruy băng, dây gai, len, đất nặn…; nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy, bìa cattong, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, hoa khô;…. Tôi phân loại từng nguyên học liệu, để riêng từng rổ, hộp nhựa trong có dán tên nguyên liệu kèm hình ảnh, để vừa tầm với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, cất và sử dụng. Ngoài ra còn có đồ dùng trải nghiệm: Màu nước, hạt gạo, đường, muối, giấy ăn… Các đồ dùng phục vụ thí nghiệm: Cốc có chia vạch ml, chai cốc lọ có nhiều kích thước khác nhau, bộ dụng cụ đo thể tích, xi lanh, kính lúp, cân. Các học liệu để trẻ hoạt động khám phá khoa học b. Môi Trường xã hội Môi trường xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ, người lớn với người lớn và giữa trẻ với nhau. Môi trường xã hội trong trường mầm non cần tạo cho trẻ cảm thấy: được an toàn, có giá trị, được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng, được tự do. Bên cạnh đó môi trường STEAM cần tạo cho trẻ không khí vui vẻ, sôi nổi, hào hứng với những câu hỏi, chia sẻ, giải đáp, thảo luận về các vấn đề trẻ quan tâm 10
  13. và cùng giải quyết tâm. Trẻ luôn bận rộn: Một “công xưởng” bận rộn với các hoạt động trải nghiệm, thiết kế, sắp đặt, tháo lắp hay sửa chữa hoặc sáng tạo, cùng với các công cụ, vật liệu phong phú. Trẻ vui vẻ và hạnh phúc: trẻ được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ với bạn bè và cô giáo trong các hoạt động. *Ví dụ : Tôi cho các con mang vật dụng đồ chơi (bị hỏng) đến lớp và cho các con tự khám phá, tự bàn bạc tìm cách tháo xem bên trong có gì mà đồ dùng đó có thể sử dụng được Một số đồ dùng bị hỏng trẻ mang đến lớp 2. Giải pháp 2. Hình thành các kỹ năng chia sẻ, hoạt động nhóm cho trẻ Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ngôn ngữ còn hạn chế hầu như trẻ nói chưa rõ câu, các hoạt động của trẻ còn mang tính chất cá nhân vì vậy việc hình thành kỹ năng chia sẻ và hình thành kỹ năng hoạt động nhóm là một việc làm hết sức khó khăn đối với giáo viên đòi hỏi giáo viên phải đủ kiên nhẫn chịu khó mới có thể thành công hình thành các kỹ năng cho trẻ. Mỗi trẻ có điểm mạnh và điểm yếu riêng do đó khi hoạt động giáo viên cần phải nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ để từ đó có biện pháp phù hợp để phát triển cá tính riêng của trẻ khả năng tư duy sáng tạo, biết giao tiếp với cô và bạn, biết cách hợp tác với các bé khác để hoàn thành công việc chung 2.1. Hình thành kỹ năng chia sẻ cho trẻ Việc chia sẻ giúp trẻ rèn luyện khả năng tương tác xã hội, xây dựng quan hệ tốt với bạn bè, người lớn và trở thành một thành viên có ích trong cộng đồng. 11
  14. Không những giúp trẻ phát triển sự tự tin, lòng nhân ái, lòng biết ơn và trách nhiệm mà trẻ còn biết giúp đỡ người khác, cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với bản thân Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tôi luôn để ý quan sát tìm hiểu và phân tích đặc điểm tình hình tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, nghiên cứu qua tài liệu và áp dụng, phân tích tình hình tâm lý của trẻ tại lớp. Trước tiên tôi tiến hành phân tích đặc điểm tâm lý chung của trẻ trong độ tuổi, ghi chép thật chi tiết ở nhật kí cuối ngày, sổ tay để từ đó có thể đưa ra những phương pháp rèn luyện cụ thể đạt hiệu quả cao. Sau khi tiến hành phân tích đặc điểm tâm lý của từng cá nhân trẻ tôi bắt đầu tiến hành phân ra các nhóm như sau: + Nhóm những trẻ nhút nhát gồm các cháu: Nguyễn Trúc Nhi, Thảo Nguyên, Gia Kiên, Đức Đam + Nhóm những trẻ hiếu động gồm các cháu: Minh Khôi, Quốc Đăng, Cao Cường, Quốc Bảo, Tấn Phước + Nhóm những trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn hoạt bát gồm các cháu: Hoàng Quốc Bảo, Khả Ngân, Bảo Trân, Minh Nhật, Quang Minh, Hải Minh, Minh Phương, Hà An. Khánh Toàn, Bá Lâm, Khánh Trang, Thuỳ An Sau khi phân nhóm, tôi sẽ dựa vào đó để sắp xếp trẻ ngồi theo 3 tổ sao cho mỗi tổ đều có trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có trẻ nhút nhát để trẻ giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày. + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. + Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi gần cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc quản lý trẻ tốt hơn. *Ví dụ : Trong hoạt động khám phá khoa học khi cho trẻ lên chia sẻ ý kiến của mình bạn nhút nhát không nói được thì cô gợi ý cho bạn bên cạnh nói to rõ ràng lên chia sẻ cho bạn nghe và trẻ nhút nhát có thể diễn đạt lại Ngoài ra giáo viên là người thường xuyên trò chuyện với trẻ gợi ý và đặt ra một số câu hỏi gần gũi để trẻ có thể tự kể ra một điều gì đó mà trẻ biết trong cuộc sống hàng ngày lúc đó trẻ cảm thấy vui và tự tin khi được giao tiếp cùng cô và bạn để từ đó trẻ không còn nhút nhát khi đưa ra ý kiến của mình điều này tôi nhận thấy trẻ mẫu giáo bé lớp tôi phụ trách rất thành công trong lĩnh vực chia sẻ cùng cô và bạn từ đó trẻ yêu thích đến lớp đến trường hơn 12
  15. Trong các hoạt động khám phá khoa học ngoài các câu hỏi kheo léo mang tính cởi mở giúp trẻ đưa ra ý kiến , suy nghĩ của trẻ thì giáo viên đặt ra câu hỏi định hướng để trẻ cùng nhau đưa ra thảo luận và trò chuyện cùng với bạn để từ đó dần hình thành cho trẻ một số kỹ năng hoạt động cùng với nhóm *Ví dụ : Dự án khẩu trang Cô gợi hỏi trẻ con đã biết gì về khẩu trang ? con muốn biết thêm hay thắc mắc gì về khẩu trang không, cô chú ý lắng nghe và để ý đến những trẻ nói không rõ nói không đủ câu rồi cho trẻ nhắc lại dưới dạng câu hỏi : Bạn Cường bảo rằng khẩu trang đeo khi đi ra ngoài đường còn bạn Quang Minh thì bảo bạn ấy đeo khẩu trang ở trong bệnh viện vậy theo con khẩu trang sẽ đeo lúc nào ? Cô cho trẻ tự thảo luận với nhau sau đó nói cho cô biết. 2.2. Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến của mình Tôi đã rất khó khăn để rèn kỹ năng này cho trẻ, vì đa số trẻ đầu năm ngôn ngữ còn hạn chế nói chưa rõ, còn rụt rè nhút nhát chưa dám đưa ra chính kiến, một phần chưa quen, trẻ hay nói chen ngang, nói tự do. Cô giáo cần quan tâm đến những trẻ này động viên trẻ nói, nếu trẻ không nói cô gợi ý cho dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn phát biểu, nêu lên ý kiến của mình * Ví dụ : Khi thực hiện dự án “Ngôi nhà”mở dự án cô trò chuyện cùng với trẻ về ngôi nhà như: nhà của bạn An làm bằng gạch , ngoài ra nhà bạn An còn làm bằng chất liệu gì nữa không nhỉ? Cho trẻ thảo luận về ngôi nhà của bạn An, cô rèn cho trẻ nói rõ câu và bắt đầu bằng câu “dạ, thưa cô”. Gọi những trẻ nhút nhát lên nhiều lần và thảo luận cùng cô, cùng các bạn. Rèn cho trẻ đặt câu hỏi với từ làm gì..với ngôi nhà và con có muốn hỏi gì về ngôi nhà của bạn An không? Không những rèn cho trẻ chia sẻ trong các hoạt động mà cô còn rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 13
  16. Giáo viên trò chuyện gợi hỏi để trẻ chia sẻ ý kiến của mình 2.3. Hình thành kỹ năng hoạt động nhóm trong hoạt động học Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non việc tổ chức những hoạt động nhóm, tập thể là vô cùng cần thiết. Việc tham gia hoạt động nhóm sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển, đầu óc của trẻ linh hoạt hơn. Thể hiện ở việc trẻ sẽ cố gắng suy nghĩ để đưa ra nhiều câu trả lời hoặc bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết kết hợp với những trẻ khác để hoàn thành những công việc chung. Từ đó giúp trẻ hình thành các kỹ năng để trẻ lớn lên và phát triển một cách toàn diện.Những kỹ năng này giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, tôi đã rèn cho trẻ khi bước vào giai đoạn mà trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động, nghĩa là không phải ở cái giai đoạn hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, vì đây là giai đoạn cho trẻ làm quen với việc làm việc cùng nhau để vui hơn và nhanh hơn. Bắt đầu vào giai đoạn kế tiếp tôi từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả hơn. Bằng những việc tập cho trẻ nói rõ ràng, nói đủ câu và biết chơi, trò chuyện cùng bạn 14
  17. Tập cho trẻ nói rõ câu và chơi cùng bạn Khi trẻ đã dần có một số kỹ năng trò chuyện và chơi với bạn thì giáo viên cho trẻ cùng nhau hoàn thành một sản phẩm hoặc cùng nhau hợp sức chơi một trò chơi mà giáo viên đưa ra. Nếu trẻ đã biết như thế nào là cùng làm nhóm với bạn, thì trẻ sẽ biết giao lưu trò chuyện cùng bạn để thực hiện nhiệm vụ của cô giáo. Bên cạnh đó tránh tình trạng trong thời gian dài trẻ quen với các bạn cùng hoạt động một nhóm, đã hiểu ý nhau để hoạt động, khi trẻ đã bắt đầu có kỹ năng làm việc cùng một nhóm với bạn, có nhiều khi trẻ mẫu giáo bé chưa biêt nhường nhịn nhau trong khi thực hiện 1 hoạt động vì vậy đòi hỏi giáo viên cần phải khéo léo giải quyết tình hướng để dẫn dắt trẻ tham gia cùng với bạn * Ví dụ : Khi trẻ khám phá xong về biển thì tôi cho trẻ tô màu bức tranh lớn về biển hai trẻ tranh nhau 1 chiếc bút màu xanh, tôi đến gần trẻ cùng trao đổi xem trên bức tranh các con cần tô những màu gì nếu bạn Bảo tô nước biển màu xanh rồi thì bạn Nhật Minh sẽ lấy màu đỏ để tô ông mặt trời sau đó hai bạn sẽ đổi bút cho nhau để tô thuyền và các chi tiết tiếp theo của bức tranh theo yêu cầu của cô nhé 2.4. Hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ trong một số hoạt động Phần lớn thời gian của một đứa trẻ mầm non là ở trường, do đó việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn tạo điều kiện của giáo viên. Vì vậy, Tôi tranh thủ lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để cho trẻ hình thành và luyện tập kỹ năng làm việc nhóm Trước khi hướng cho trẻ cùng làm một công việc gi đó, cô cho trẻ thực hiện riêng lẻ theo ý mình trước. Sau đó tôi sẽ tập trung lại và gợi ý cho trẻ nói thật lòng 15
  18. mình nêu ý kiến cá nhân khi phải thực hiện công việc đó một mình Tôi gợi ý lần sau sẽ cho phép trẻ tự mình rủ bạn cùng phụ mình rồi mình sẽ phụ bạn. Dần dần tự chủ động rủ bạn cũng như trẻ biét tự ý giúp đỡ bạn Rất mất nhiều thời gian nhưng chỉ là thời gian đầu, giáo viên cần kiên nhẫn quan sát và ghi chép lại những gì trẻ chưa có ý cùng làm việc với bạn để có hướng giáo dục riêng *Ví dụ : Trong khi chuẩn bị giờ ăn cô sẽ phân công cho 1trẻ xếp ghế, 2 trẻ xếp bàn, 1 bạn chia thìa, 1 bạn chia bát cơm.. Trẻ thực hiện và cảm thấy buồn tẻ lúc đó cô gợi ý cho trẻ : Sao con không thử rủ bạn cùng làm và con sẽ làm cùng bạn. Sau đó những lần sau cô giáo giao nhiệm vụ trẻ sẽ chủ động giúp đỡ bạn và thích thú hơn khi làm việc. Từ đó cô yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ cho cả nhóm, trẻ có thể phân công nhiệm vụ cho nhau. Vào buổi chiều tôi thường dành thời gian để cho trẻ xem những phim thiếu nhi có nội dung các bạn cùng hỗ trợ nhau để trực nhật lớp kể những câu chuyện do tôi viết ra với mang nội dung mà tôi muốn giáo dục trẻ, vì rất hiếm những câu chuyện kể về công việc nhóm phù hớp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy, phải dựa vào thực tế mà viết ra một câu chuyện ngắn đơn giản đủ cho trẻ hiểu. * Ví dụ : Cô khen bạn, vì sao cô khen những người bạn tốt, cùng chung sức… Sau mỗi câu chuyện trẻ sẽ nói về suy nghĩ của mình khi xem, nghe chuyện, có lời nhận xét về nhân vật, tôi luôn dùng những hình ảnh trong chuyện giáo dục trẻ về sự đoàn kết nhau để hoàn thành nhiệm vụ và cùng nhau sẽ làm được nhiều điều tốt giúp đỡ bạn 2.5. Hình thành kỹ năng làm việc nhóm bằng các trò chơi Với trẻ chơi là một hoạt động chủ đạo, hiểu được điểu đó nên tất cả những nhiệm vụ cô muốn giao cho trẻ thực hiện tốt thì luôn phải thông qua các trò chơi. Trẻ thường có sức tập trung kém hơn người lớn, vì vậy các hoạt động cũng như trò chơi mà giáo viên xây dựng thì phải luôn tạo sự vui vẻ và hứng thú cho trẻ. Bước đầu trẻ đã phần nào hiểu được lợi ích của việc cùng bạn làm việc, thì bước tiếp theo cô chỉ cần linh hoạt và chịu khó tìm cách đưa nội dung cô cần giáo dục vào trong trò chơi và khéo léo “ép trẻ” phải thực biết thực hiện cùng bạn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự thật là những lần đầu tiên để hướng trẻ vào hoạt động nhóm cùng làm việc với nhau là rất khó và mất thời gian cần sự hướng dẫn và tạo điều kiện thật sự cho trẻ, để trẻ dần dần thích nghi với cách làm việc theo nhóm. Trẻ cần có rất nhiều 16
  19. thời gian để hình thành thói quen cùng nhau giải quyết vấn đề, phải đi từ từ từng bước nhẹ nhàng không nóng vội sẽ làm trẻ rất lúng túng, khó thích nghi. *Ví dụ : Hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về các con vật sống trong nhà, mình sẽ chơi trò chơi tìm nơi sống cho từng con vật. Cách chơi: Các con hãy tìm và dán chúng lên bảng và nếu con nào hai chân con sẽ cho nó vào cái chuồng, con nào bốn chân con cho nó đứng trước sân. Trẻ đã quen với cách học cô đã hướng dẫn từ đầu: trẻ sẽ về nhóm bạn có cùng hình ảnh và bắt đầu làm việc. Trong nhóm sẽ có một trẻ trội hơn các bạn và sẽ lên tiếng chia việc cho từng bạn trong nhóm, cứ như vậy trẻ cùng làm việc với nhau dưới sự hướng dẫn gợi ý của cô. Bé Gia Bảo nói “Bạn Toàn với Linh Chi đi tìm con vật có hai chân còn Bảo với Nhật Minh với Hải Minh đi tìm con bốn chân sống trong nhà ” Bước đầu trẻ đã biết chia việc cho nhau và biết lắng nghe ý kiến của bạn . 3. Giải pháp 3. Ứng dụng phương pháp dạy học 5E trong Steam trong hoạt động khám phá khoa học Việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM là một việc làm rất cần thiết. Đây chính là cơ hội để giáo viên cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải xác định mục tiêu trong khám phá khoa học là trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, sự phát triển, nguồn gốc, các loại và hiện tượng; Trẻ thực hiện: Quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận và chia sẻ. Nhưng lồng ghép như thế nào cho phù hợp, điều đó phụ thuộc vào giáo viên, muốn thực hiện tốt giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn hình thức phù hợp, nội dung sáng tạo với bài dạy, với chủ đề và nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú. Khi thực hiện một dự án thì việc lựa chọn dự án cấn phải căn cứ vào nhu cầu hứng thú của trẻ bởi vì trẻ thường thích khám phá nhiều, phong phú và phụ thuộc vào nhận thức của lứa tuổi, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm để trẻ học được tốt hơn *Ví dụ: Qua phần mở dự án khi đã trò chuyện cùng trẻ về dự án, cô cho trẻ khám phá về đối tượng đó: tên gọi , hình dáng, màu sắc , tác dụng.. khám phá về nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm của dự án, sau đó trẻ mới hoạt động để sáng tạo ra sản phẩm, để lên một hoạt đông dự án tôi thường ứng dụng phương pháp 5E để soạn bài và tổ chức hoạt động. 17
  20. Thông qua quá trình nghiên cứu, học hỏi khi xây dựng hoạt động khám phá cho trẻ, tôi xác định rõ mục tiêu 5E: Gắn kết, khảo sát, giải thích, áp dụng, đánh giá. Với hoạt động khám phá khoa học thì mục tiêu chính của hoạt động là khoa học, mục tiêu tích hợp là cộng nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán. Khi tiến hành tổ chức hoạt động thay vì giáo viên cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng đã định sẵn, tôi cho trẻ khám phá đối tượng phù hợp bằng 5 giác quan, yêu cầu trẻ tự đặt ra các câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Khi nào? Ở đâu?... và tiến hành cho trẻ tìm tòi khám phá, phát triển kỹ năng diễn đạt và trẻ được nói về những gì trẻ khám phá được bằng câu có nghĩa, câu hoàn chỉnh, kỹ năng làm việc nhóm... để đi đến kết luận về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ chính xác hơn, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một số thí nghiệm khoa học, giáo viên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, để trẻ khám phá ra vấn đề cần giải quyết, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy những gì gần gũi xung quanh trẻ. *Ví dụ : Khám phá quả cam I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức S - Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm của quả cam: màu sắc, hình dạng, hương vị, cấu tạo từ ngoài vào trong: vỏ, múi, tép, hạt. T - Sử dụng dao, kéo, bút, băng dính để khám phá quả cam M - Cung cấp một số biểu tượng toán cho trẻ: Một và nhiều, Số lượng đếm. A – Trẻ biết vẽ hình tròn để tạo thành quả cam 2. Kỹ năng - Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn khả năng quan sát, so sánh, tổng hợp, ghi chép và trình bày cho trẻ. - Rèn vận động khéo léo của đôi tay thông qua vận động tách, bóc vỏ 3. Thái độ - Trẻ biết quả cam có ích lợi cho sức khoẻ con người và ăn nhiều loại quả cho cơ thể khỏe mạnh. - Trẻ tích cực, vui vẻ tham gia vào hoạt động II. Chuẩn bị 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2