intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, sáng tạo của trẻ taọ ra môi trường giáo dục, trẻ đến lớp vui vẻ thân thiện hạnh phúc với mỗi ngày đến trường và củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ xảo thông qua các hoạt động trải nghiệm giao lưu tình cảm ở các hoạt động, học tập, làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục trong các hoạt động học và chơi mục đích nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng

  1. UBND THỊ XÃ THUẬN THÀNH TRƯỜNG MẦM NON HOÀI THƯỢNG =========== SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI E TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOÀI THƯỢNG” Tác giả : Lê Thị Thanh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường mầm non Hoài Thượng Chuyên ngành : Giáo dục mầm non. Hoài Thượng, tháng 01 năm 2024 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp trường. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. Có thể áp dụng cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ 3. Tác giả sáng kiến: Lê Thị Thanh - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoài Thượng - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. - Địa chỉ: Thôn Nghĩa Vy - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh 4. Đơn vị đầu tư: Trường Mầm non Hoài Thượng. - Địa chỉ: Thôn Đại Mão - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. 5. Các tài liệu kèm theo: Thuyết minh mô tả giải và kết quả thực hiện sáng kiến. Hoài Thượng, ngày 08 tháng 01năm 2024 Người làm đơn Lê Thị Thanh 2
  3. 3
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SK 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ: Tháng 08 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn, yêu thương, tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục. Giáo viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ và phụ huynh; tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp. Môi trường lớp học thường xuyên được cải tạo và làm mới theo tiêu chí xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, hấp dẫn thu hút trẻ đến trường * Nhược điểm của giải pháp cũ Giáo viên gắn tiêu chí lớp học hạnh phúc vào thực tiễn còn lúng túng. Một bộ phận giáo viên cao tuổi ngại đổi mới môi trường trong và ngoài lớp học, ngại thay đổi cách thể hiện cảm xúc, ứng xử với trẻ. Giáo viên áp lực về số lượng trẻ trong lớp đông nên cách ứng xử của cô với trẻ trên lớp học chưa thân thiện, gần gũi. Việc tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ trong lớp còn mờ nhạt dẫn đến việc quan tâm đến cảm xúc của trẻ chưa tốt. 5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Hạnh phúc là trạng 4
  5. thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này. Và giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện. Môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi: “Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường, liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp. Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”. Nghiên cứu xây dựng lớp học hạnh phúc với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất. Nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, sáng tạo của trẻ taọ ra môi trường giáo dục ,trẻ đến lớp vui vẻ thân thiện hạnh phúc với mỗi ngày đến trường” và củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ xảo thông qua các hoạt động trải nghiệm giao lưu tình cảm ở các hoạt động, học tập, làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục trong các hoạt động học và chơi mục đích nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, thân thiện , tích cực Biện pháp 3: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng với cô giáo xây dựng lớp học hạnh phúc. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến * Kết quả của sáng kiến: Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội; phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám 5
  6. phá, trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng. khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt thể hiện rõ và tích cực 7.3 .Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến. - Từ những biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng với nhóm lớp học của mình và trẻ lớp 4-5 tuổi toàn trường. 7.4. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến. Khi thực hiện sáng kiến, áp dụng các giải pháp không tốn kém về kinh tế cũng như nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chủ yếu là giáo viên và sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh. Qua quá trình thực hiện các biện pháp tôi đã đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế thông qua các biện pháp này tôi đã đạt được mục đích đề ra đó là khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các biện pháp khi áp dụng trong những năm học trước. Giáo viên đã có nhiều đổi mới và sáng tạo trong tổ chức các hoạt xây dựng lớp học hạnh phúc trẻ đã có các kỹ năng lễ giáo tốt, biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép, biết xưng hô đúng mực với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích tham gia hoạt động giao tiếp với mọi người, tạo ra môi trường vui vẻ thân thiện hạnh phúc cho trẻ trải nghiệm một ngày đến trường là một ngày vui góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Sau khi thực hiện biện pháp: “ xây dựng lớp học hạnh phúc” đã gặt hái được thành công đáng khích lệ. Đề tài đã có sức lan tỏa đến các khối, các lớp trong nhà trường Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến 6
  7. MỤC LỤC Mục lục Trang 1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2 2 Thuyết minh mô tả giải pháp…. 3 3 Mục lục 6 4 Quy ước viết tắt 7 5 Phần 1: Mở đầu 8 1.Mục đích của sáng kiến. 8 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 9 3. Đóng góp của sáng kiến 9 6 Phần 2 : Nội dung 10 Chương 1 : Thực trạng vấn đề 10 Chương 2 : Những biện pháp được áp dụng 12 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và 12 sự chia sẻ Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, thân 12 thiện , tích cực Biện pháp 3: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi 16 Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các 18 hoạt động trải nghiệm Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng với cô giáo xây 20 dựng lớp học hạnh phúc. 7 Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của SK 22 8 Phần 3: Kết luận 24 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập trong sáng kiến 24 2. Hiệu quả của sáng kiến nếu dược triển khai 25 3. Kiến nghị với các cấp quản lý 26 9 Phần 4: Phụ lục 27 7
  8. 8
  9. QUY ƯỚC VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA GV Giáo viên BGH Ban giám hiệu PH Phụ huynh TCVĐ Trò chơi vận động SK Sáng kiến 9
  10. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến. Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tới xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để có trường học hạnh phúc thì phải có những lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay. Là những giáo viên mầm non, tôi luôn mong muốn trường tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. Đưa ra một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để giúp cho giáo viên dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi, quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng thay đổi. Tìm và áp dụng những giải pháp để xây dựng lớp hạnh phúc giúp cho trẻ, phụ huynh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Nhằm giúp cho bản thân và giáo viên trong trường có sự thay đổi, có thêm kinh nghiệm, hoàn toàn vui vẻ khi đến với trẻ bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự linh hoạt, sáng tạo để giúp cô và trẻ thấy hạnh phúc và đều có cảm giác “Lớp học là ngôi nhà thân yêu”. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non. 10
  11. Với suy nghĩ đó, đầu năm học 2022-2023 tôi đã lên kế hoạch chia sẻ ý tưởng với cô giáo tại lớp, với phụ huynh và đặc biệt là với trẻ của mình để thực hiện xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Tôi đã đưa ra và thực hiện một số các biện pháp cũng chính là đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 E tuổi tại trường mầm non Hoài Thượng ” 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài và áp dụng vào thực tế trên lớp học tại trường “biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ 4- 5 tuổi E” lớp tôi phụ trách. Với kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của phụ huynh và đồng nghiệp cùng chỉ đạo của ban giám hiệu. Tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ và việc tạo môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi. 3. Đóng góp của sáng kiến. - Áp dụng được nhiều các môn học – các hoạt động. - Có thể áp dụng rộng rãi. - Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tư duy. - Giáo viên sẽ biết được những nhu cầu nguyện vọng của trẻ. - Tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Tạo được sự gắn kết, gần gũi của giáo viên đối với trẻ. 11
  12. Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết hạnh phúc là điều ai cũng luôn luôn mong muốn có được trong cuộc đời mình. Vậy hạnh phúc là gì, hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được theo ý nguyện của mình. Đối với giáo dục việc mang lại hạnh phúc cho người học là vô cùng quan trọng. Mỗi lớp học chỉ thật sự hạnh phúc nếu được xây dựng bắt đầu từ sự thấu hiểu, sự quan tâm, sự chia sẻ với người khác. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao của cô giáo, của phụ huynh và của trẻ. Nếu mọi ứng xử của các thành viên đều xuất phát từ trái tim thì sẽ nhận lại được hạnh phúc. Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường từ Ban Giám hiệu đến các giáo viên. Một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Ở đó, các giáo viên phải có năng lực, kĩ năng ứng xử sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn. Đặc biệt, phải có môi trường làm việc tốt, môi trường lớp học phải được bài trí khoa học phù hợp với trẻ. Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc! Khi trẻ em đang hạnh phúc nghĩa là chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Vậy làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho trẻ em đó là một câu hỏi cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đó là trách nhiệm vô cùng lớn lao của mỗi gia đình và xã hội. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường hạnh phúc chắc chắn sẽ có sự phát triển tốt và có những bước tiến lớn trong tương lai. Tuy nhiên thực tế, xây dựng môi trường hạnh phúc để trẻ phát triển chưa được thực sự quan tâm và đặt lên hàng đầu. “Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường ? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp là câu hỏi tôi luôn trăn trở cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 E tuổi tại trường mầm non Hoài Thượng ” Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi E với tổng số trẻ 26 trẻ, bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp một số ưu điểm và hạn chế như sau: a. Ưu điểm: Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình 12
  13. giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi. Khung cảnh nhà trường khang trang, mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên có nhiều năm giảng dạy, ham học hỏi, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trẻ được phân chia học đúng theo độ tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh. Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm chia sẻ với giáo viên về đặc điểm tâm lý, sở thích cá nhân của trẻ. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Giáo viên còn chịu nhiều áp lực do khối lượng công việc nhiều nên đôi khi chưa quan tâm đến cảm xúc của trẻ, chưa mạnh dạn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Sĩ số trẻ đông nên giáo viên khó khăn trong việc bao quát trẻ. Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, có những trẻ quá hiếu động khi tham gia các hoạt động trong lớp. Diện tích lớp chật hẹp chưa đủ cho trẻ hoạt động. Phụ huynh đa phần chưa hiểu được các hoạt động của trường lớp, chưa chia sẻ với nhà trường, với giáo viên những khó khăn, luôn có những đòi hỏi với giáo viên phải nuông chiều con. Một số phụ huynh quá quan tâm, nuông chiều con dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐẦU NĂM HỌC Qua tiến hành khảo sát 26 trẻ trong lớp 4 - 5 tuổi E cho thấy: Số Tỷ lệ STT Các nội dung khảo sát trẻ % 1 Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố mẹ và đi vào lớp 18 69 2 Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi người. 13 50 3 Trẻ hiểu quy tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm yêu 15 58 thương, chia sẻ, với cô giáo và các bạn 4 Trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, yêu thích 14 54 đến trường , lớp 13
  14. CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ Để có lớp học hạnh phúc trước hết cô giáo phải cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và hiểu được cách tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng giáo viên xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã: Học tập nghiên cứu các tập san, internet, youtube cách xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc. Bản thân tôi không ngừng học tập học tập phấn đấu để: + Tôi và trẻ luôn có cảm xúc tích cực + Có ý thức hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau giữa đồng nghiệp với mọi người xung quanh và nhất là với trẻ + Có năng lực chuyên môn, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có cảm hứng và biết truyền cảm hứng trong mọi hoạt động hàng ngày với trẻ. + Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn. + Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau + Tôi luôn tạo có cơ hội cho trẻ được thể hiện và được công nhận giá trị bản thân trẻ. Từ sự thay đổi của bản thân, trẻ lớp tôi vui vẻ hơn khi tới lớp, trẻ gần gũi, thích trò chuyện cùng cô hơn, tôi cảm nhận được bản thân và trẻ đều cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, thân thiện , tích cực Bầu không khí lớp học có vai trò rất quan trọng về mặt tinh thần nó mang đến sự vui vẻ, tích cực cho trẻ nghĩa là quyết định mức độ hạnh phúc vì thế tôi luôn luôn chú ý trong hoạt động đón trẻ, giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi và cho đến khi trẻ ra về Ví dụ: giờ đón trả trẻ, khi trẻ đến lớp cô có thể chào đón các bạn dưới nhiều hình thức như: ôm, đập tay, vẫy tay chào...các bạn trong lớp thì khoanh tay chào bạn, chào phụ huynh thể hiện sự lễ phép và cũng là nhắc nhở bạn của mình chào ba mẹ, chào cô giáo. Sau đó trẻ cùng cô tập thể dục sáng, trẻ có thể giúp cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, sách vở cho các bạn, .... trẻ làm việc rất vui từ đó trẻ ý thức được việc tự phục vụ bản thân và sự giúp đỡ mọi người. Sau mỗi 14
  15. ngày cô và trẻ kể lại các hoạt động một ngày tại lớp, chủ yếu cô nhận xét những việc làm tích cực của trẻ, nhắc nhở những việc cần lưu ý một cách tế nhị, khéo léo. Khi bố mẹ đến đón trẻ sẽ ôm cô, khoanh tay chào cô giáo,chào tạm biệt bạn, , chào ba mẹ trước khi ra về. Hình ảnh: Giờ đón trẻ Đối với hoạt động học tôi lưu ý đến sự tương tác tích cực của cô và trẻ làm sao để đến cuối giờ trẻ vẫn trong tâm thế thoải mái, vui vẻ, ví dụ như trẻ được lựa chọn bạn học ghép đôi hay được tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình. Cô giáo vui vẻ hòa mình cùng với trẻ trong giờ học, ân cần gần gũi hướng dẫn trẻ, cô gợi ý những bạn làm xong trước, hỗ trợ những bạn chưa làm xong các bạn sẽ cảm thấy rất vui khi được nhận sự giúp đỡ . 15
  16. Hình ảnh: Trẻ giúp đỡ nhau cùng học tập Trong các hoạt động chơi tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm cả thành công và thất bại. Đây cũng chính là giúp trẻ tiếp cận các thử thách với niềm say mê, lạc quan và đầy tính kiên trì. Khi trẻ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc của sự thành công mang lại thì trẻ sẽ luôn mong muốn lần sau trẻ sẽ nỗ lực, cố gắng đạt được thành công để cảm nhận được niềm vui, niềm lạc quan mà trẻ đã được trải qua. Hình ảnh: Trẻ cùng nhau chơi đoàn kết Đối với bữa ăn trẻ được thưởng thức một bữa ăn thực thụ là khi tâm trạng của trẻ được vui vẻ, ăn với sự thèm muốn Ví dụ: Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa dưới hình thức tự phục vụ. Trẻ sẽ tự bưng bát cơm và thức ăn về bàn ngồi cùng với bạn mình, chỗ ngồi không quy định cho trẻ. Nay trẻ có thể ngồi chỗ này với bạn này mai trẻ có thể ngồi chỗ khác với bạn khác tùy ý trẻ thích để mở rộng mối quan hệ bạn bè. 16
  17. Hình ảnh: Trẻ tự xúc ăn và xúc cho bạn ăn Với giờ ngủ trẻ sẽ tự cùng nhau xếp giường, lấy gối cô mở những bản nhạc không lời, những bài hát ru để cho trẻ ngu ngon. Khi trẻ ngủ dậy cô hỏi trẻ về những giấc mơ của mình giúp trẻ phấn khích và tỉnh táo hơn. Luôn thể hiện sự âu yếm và lắng nghe khi trẻ nói và đó là cách tốt nhất xây dựng mối quan hệ cởi mở, tin tưởng giữa cô và trẻ , sự âu yếm thể hiện bằng lời nói ngọt ngào, bằng hành vi, cử chỉ ân cần, gần gũi như: vuốt tóc, lắng nghe trẻ, hay có những lúc trẻ chưa kìm nén được cảm xúc như là hét khi tức giận, khóc khi buồn cô kiên nhẫn ôm trẻ vào lòng giúp trẻ vượt qua bằng sự bình tĩnh, chia sẻ và cảm thông. Hình ảnh: Cô quan tâm, giúp đỡ trẻ hoàn thành bài tập 17
  18. Và một điều rất quan trọng làm lên một lớp học hạnh phúc đó là tạo nên tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ trong lớp học cũng như trong nhà trường. Hàng ngày các bạn giúp đỡ nhau như: xúc cho bạn ăn, giúp bạn thay quần áo, hay hỏi han khi thấy bạn đau, tổ chức cho trẻ các buổi trải nghiệm ....trẻ cảm nhận được niềm vui khi được cho đi và sau này sẽ mong muốn được làm những việc như thế một lần nữa từ đó lan tỏa yêu thương và giáo dục lòng nhân ái và đây cũng chính là vấn đề cốt lõi sẽ mang lại hạnh phúc cho trẻ khi bước vào cuộc sống, vừa giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Hình ảnh: Trẻ quan tâm, giúp đỡ bạn Biện pháp 3: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi Lớp học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống trong tìnhyêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái. Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Thể chất các con được đảm bảo chế độ ăn uống. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng bếp đầy đủ tiện nghi, thực hiện quy trình bếp một chiều. Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung ứng thực phẩm sạch theo sự chỉ đạo giám sát của phòng. Với đội ngũ các cô nhân viên với nhiều kinh nghiệm chế biến, nấu ăn, đã nấu cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định lượng giúp trẻ ăn hết suất của 18
  19. mình. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều thường xuyên, Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp, trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Có những hoạt động tôi chia trẻ theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100%. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhàvệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. Hình ảnh: Lớp học an toàn, sạch đẹp, bố trí khoa học Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đihết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhấtvà cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt đượctâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đãnắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thốngcâu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là con làm được”. Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương 19
  20. pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ,Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, khi cô đặttrẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng thì mới có thểyên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. Trẻ đến trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc. Hình ảnh: Để đồ dùng vệ sinh trên cao, nhà vệ sinh xanh, sạch Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm Lớp học hạnh phúc là trẻ phải được tham gia trải nghiệm nêu ý tưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá ,được chia sẻ và tôn trọng. Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: Được sờ, cầm, ngửi… là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy thích thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thụ “Cô nói trẻ nghe”. Vì vậy tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng chuẩn bị, cùng làm, cùng trang trí. Ở đây mỗi chủ đề từ đầu năm tôi đưa ra kế hoạch cho trải nghiệm ở các tiết học. Sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ chơi, cùng cô trang trí… Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2