Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sen
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng phòng học thân thiện; Xây dựng giờ học hạnh phúc; Phát triển sự chủ động tích cực sáng tạo của trẻ trong các hoạt động trong ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sen
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ======***===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC: 2023 – 2024 1
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN ======***===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Tác giả: Nguyễn Thị Hà Điện thoại liên hệ: 0916934834 NĂM HỌC: 2023 - 2024 2
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................. 2 I. Cơ sở khoa học................................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 3 2.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 3 2.2. Khó khăn ........................................................................................................ 3 II. Tổ chức khảo sát ............................................................................................... 3 III. Các giải pháp thực hiện ................................................................................... 4 1. Xây dựng phòng học thân thiện. ....................................................................... 4 2. Xây dựng giờ học hạnh phúc. ........................................................................... 8 3. Phát triển sự chủ động tích cực sáng tạo của trẻ trong các hoạt động trong ngày. ............................................................................................................................... 12 4. Phối kết hợp với phụ huynh. ........................................................................... 20 IV. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 22 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 23 1. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................ 23 2. Những kiến nghị, đề xuất. ................................................................................. 25 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hạnh phúc của trẻ em là trạng thái tâm lý và cảm xúc tích cực mà trẻ cảm thấy khi đạt đƣợc sự hài lòng, an lành và có niềm vui trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một trạng thái tâm lý quan trọng cho sự phát triển và trƣởng thành của trẻ. Theo các chuyên gia giáo dục, hạnh phúc là định nghĩa mang tính chủ quan bởi hạnh phúc của ngƣời lớn khác trẻ con. Vậy điều gì giúp trẻ trở nên hạnh phúc? Hạnh phúc là khi trẻ đƣợc TÔN TRỌNG: Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một cá tính, một sứ mệnh riêng để mang đến sự đa chiều và màu sắc cho thế giới. Chỉ khi trẻ đƣợc tôn trọng, trẻ mới có cơ hội học đƣợc cách tôn trọng bản thân và giá trị khác biệt của ngƣời khác. Cho nên, hãy tôn trọng và chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ, đừng so sánh, đừng áp đặt, hãy đồng hành giúp cùng con phát huy điểm mạnh của chính mình. Hạnh phúc là khi trẻ đƣợc TỰ DO, TỰ CHỦ: Cũng giống nhƣ ngƣời lớn, trẻ chỉ đạt đƣợc sự vui vẻ, hạnh phúc khi làm những gì mình yêu thích và say mê. Trong khi ngƣời lớn dùng khả năng phân tích và tƣ duy logic, trẻ nhỏ đƣợc thiên phú bởi sức mạnh vô thức từ khi sinh ra và dần dần trẻ kiến tạo bản thân, tìm hiểu và khám phá thế giới thông qua đôi bàn tay và các giác quan. Trao quyền cho trẻ thực hiện những công việc phù hợp với khả năng nội tại, mức độ phát triển, và đúng thời kỳ nhạy cảm sẽ giúp trẻ đạt đƣợc hạnh phúc và phấn khích tột độ. Vậy nên hãy để trẻ vui chơi không giới hạn ngoài thiên nhiên, để tâm trí trẻ trọn vẹn với hoạt động mà con lựa chọn, để trí tƣởng tƣợng của con bay nhảy… mà không cần phán xét. Trẻ chơi, học và trƣởng thành từ chính cuộc sống vui vẻ và tự do! Hạnh phúc là khi trẻ đƣợc YÊU THƢƠNG. Không gì có thể thay thế tình yêu thƣơng của bố mẹ dành cho con cái. Môi trƣờng hạnh phúc sẽ là nơi để phát triển trẻ thành những con ngƣời hạnh phúc, lạc quan, biết sẻ chia và thấu hiểu. Vậy nên hãy dành thời gian bên con thật nhiều, cho con những khoảng thời gian ý nghĩa, để con cảm nhận con quan trọng đến nhƣờng nào. Hạnh phúc là khi trẻ đƣợc TIN TƢỞNG: Chắc chắn, khi đứa trẻ đƣợc cha mẹ tin tƣởng, không phải sống dƣới sự kỳ vọng, bao bọc quá mức, trẻ sẽ tự tìm ra hạnh phúc cho chính mình. Ba mẹ, thầy cô giáo sẽ chỉ là “trợ tá đắc lực” của trẻ, hỗ trợ trẻ tự trang bị những kỹ năng quan trọng, bao gồm độc lập, hợp tác linh hoạt, có trách nhiệm, có hiểu biết, có ý thức mạnh mẽ về bản thân để phát triển trong thế giới thực tế… Maria Montessori đã từng nói “Không ai có thể đoán trƣớc đƣợc số phận của bất kỳ cá nhân nào sẽ ra sao. Điều duy nhất ta có thể làm đó là trao quyền cho mỗi đứa trẻ cơ hội để phát triển theo đúng tiềm năng của chính trẻ” 1
- Với trẻ, để có đƣợc hạnh phúc, trƣớc hết là đƣợc sống trong một gia đình hạnh phúc, đƣợc sự yêu thƣơng của bố mẹ và ngƣời thân. Bên cạnh đó,các con cần đƣợc trƣởng thành trong một ngôi trƣờng hạnh phúc – nơi các con đƣợc học tập, đƣợc vui chơi, chia sẻ, đƣợc thấu hiểu, yêu thƣơng và tôn trọng. Nhƣng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trƣờng học đƣờng: tỉ lệ stress học đƣờng tăng nhanh chóng, bạo lực học đƣờng ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn, tất cả những điều đó đƣợc phản ánh thƣờng xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trƣờng là một ngày vui, giáo viên đến trƣờng là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vƣơn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trƣờng học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần đƣợc các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Lớp học hạnh phúc hiểu một cách đơn giản nhất là mỗi ngày đến lớp cô trò gặp nhau đều vui tƣơi, phấn khởi. Vì thế, nhiệm vụ của các thầy cô không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để đối với các con, mỗi khi đến lớp trở thành một nơi thú vị để sống và học đƣợc một điều thú vị để làm. Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hƣớng đến vì tƣơng lai của các con học sinh. Vì vậy, sứ mệnh của ngƣời thầy, ngƣời cô lại càng trở nên thiêng liêng và cao cả hơn bao giờ hết. Để xứng đáng với sứ mệnh vẻ vang và cao cả trong sự nghiệp trồng ngƣời, xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội, bản thân mỗi nhà giáo chúng ta hãy yêu thƣơng học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho các con niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tƣơng lai. Hãy làm cho mỗi lớp học, mỗi ngôi trƣờng thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trƣờng của các con thực sự là một ngày vui! Có thể ngày hôm nay, đời sống của đại đa số những thầy cô giáo nhƣ chúng ta vẫn còn khó khăn, thử thách, nhƣng tôi tin rằng, với trách nhiệm của hai chữ “nhà giáo” trên vai, chúng ta sẽ luôn luôn phấn đấu và cố gắng hết mình để xứng đáng với sứ mệnh cao cả đó. 2
- 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi - Môi trƣờng trong và ngoài lớp học rộng rãi, thoáng đãng phù hợp với hoạt động dạy và học. - Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đi sâu, đi sát uốn nắn về nội dung, phƣơng pháp chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác giảng dạy. Tài liệu về giáo dục mầm non luôn đƣợc cập nhập kịp thời, đƣợc tham quan học hỏi trƣờng bạn. - Bản thân là ngƣời trực tiếp xây dựng kế hoạch chuyên môn cho lớp mình phụ trách, nên tôi nắm bắt đƣợc tình hình học tập, đặc điểm phát triển của từng trẻ để từ đó lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất đối với sự phát triển của trẻ ở lớp mình. - Tôi luôn tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. - Sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh trong việc phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ nên đƣa trẻ đi học đều đặn (trung bình 90% học sinh đi học chuyên cần). 2.2. Khó khăn - Giáo viên còn quá nhiều áp lực: công việc hàng ngày bận rộn, bên cạnh tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ còn phải đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi nên thời gian để trang trí và tạo môi trƣờng nhóm lớp hạn chế; áp lực từ phía phụ huynh: nhiều phụ huynh bận đi làm giao khoán con cho ngƣời giúp việc và cô giáo trên lớp nên nhiều trẻ đi học với tâm thế chƣa ổn định, thiếu thốn tình cảm động viên khích lệ từ cha mẹ vì vậy trẻ đi học còn khóc và chƣa tự tin mạnh dạn; áp lực từ xã hội: dƣ luận xã hội và báo chí, truyền thông mạng luôn soi vào những tồn tại của ngành giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất; áp lực từ chính bản thân giáo viên: luôn mong muốn trẻ hoàn thành tốt mọi điều mà mình đã lập trình sẵn, luôn muốn trẻ ngoan và nghe lời, không nghịch phá. Chính những áp lực đó đã dồn lên trẻ lúc nào không hay. - Trẻ lớp tôi năm nay rất hiếu động, nhiều trẻ nói còn ngọng, ăn chậm, một số trẻ lại chuyển từ môi trƣờng khác đến làm ảnh hƣởng không ít đến nề nếp lớp học, đến tâm lý giáo viên. II. Tổ chức khảo sát Trƣớc khi thực hiện đề tài, đầu năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành khảo sát các mức độ tiêu chí đánh giá trên trẻ ở lớp Nhỡ B (4-5) tuổi do tôi phụ trách với 33 trẻ/lớp trong đó: Trẻ nam 20 trẻ, trẻ nữ 13 trẻ để nắm bắt đƣợc ý thức, thái độ trong các hoạt động của trẻ và từ đó có biện pháp giáo dục trẻ. Qua khảo sát đầu năm học kết quả nhƣ sau: 3
- Kết quả đạt STT Mức độ Tỷ lệ (%) được 1 Phụ huynh vui vẻ, yêm tâm 25 78,1 2 Cháu vui vẻ, thích đến lớp 25 78,1 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc 8 25 4 Thƣờng xuyên hạnh phúc 20 62,5 III. Các giải pháp thực hiện 1. Xây dựng phòng học thân thiện. Nếu ai đó hỏi bạn hạnh phúc là gì? Câu trả lời thật không đơn giản bởi hạnh phúc là cảm nhận của mỗi ngƣời phải không các bạn. Nhƣng nói đến lớp học hạnh phúc thì ai cũng nghĩ đến những nụ cƣời, ánh mắt ánh lên niềm vui của trẻ thơ, những bƣớc chân vui vào lớp. Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ xây dựng môi trƣờng lớp học thân thiện thu hút niềm yêu thích đến lớp của trẻ thơ. Chúng ta biết rằng “Xây dựng môi trƣờng lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ. Trong lớp học giáo viên cùng trẻ xây dựng đƣợc lớp học thân thiện với môi trƣờng trong lớp học phải sạch sẽ thoáng mát, trang trí hài hòa phù hợp nổi bật đƣợc các nội dung giáo dục theo từng chủ đề. Đặc biệt trang trí nổi bật đƣợc nội dung các ngày lễ hội “Ngày hội đến trƣờng của bé”, “Bé vui đón tết trung thu”, Tết và mùa xuân... Theo tôi, môi trƣờng học an toàn, thân thiện là 1 tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc bao gồm 3 yếu tố: Thứ nhất: môi trƣờng xanh – sạch – đẹp: Trong lớp học cần có nhiều cây xanh đƣợc sắp xếp hợp lý để trẻ có thể thoải mái trải nghiệm, khám phá. Cây xanh đƣợc đặt ở vị trí phù hợp, thƣờng xuyên chăm sóc mang lại không gian xanh có lợi cho sức khỏe. Hình ảnh cây xanh trong lớp học và ở các góc 4
- Thứ 2 lớp học an toàn: Trẻ đƣợc đảm bảo an toàn về tinh thần, thể chất, không có tình trạng bạo hành. Thiết bị, bàn ghế, đồ dùng, giáo cụ thƣờng xuyên đƣợc vệ sinh sạch sẽ đƣợc sắp xếp khoa học, hợp lý trong không gian lớp học. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng và có cây xanh. Thứ 3 môi trƣờng thân thiện: Môi trƣờng trong lớp học thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông có đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Lớp học thực hiện tốt nội quy, tạo cơ hội để học sinh phát huy tiềm năng, phát triển tối đa khả năng, năng lực và cùng học tập tiến bộ. Các thành viên trong lớp học đoàn kết, đƣợc tôn trọng, yêu thƣơng, thấu hiểu lẫn nhau. Hình ảnh lớp học thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông Ở trong lớp làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, các đồ dùng đồ chơi sắp xếp trên giá gọn gàng, dễ nhìn, dễ lấy thuận tiện cho trẻ sử dụng, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ có tính giáo dục cao sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, chủ động trong việc tìm tòi nội dung của các môn học. Đây là động cơ để giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó thu hút cháu đến lớp với các hoạt động một cách tự tin và hứng thú… 5
- Hình ảnh các góc gọn gàng ngăn nắp, đầy đủ đồ dùng cho trẻ hoạt động Hình ảnh trẻ tự tin hứng thú hoạt động ở các góc Đối với trẻ mầm non nhận thức của trẻ là tƣ duy trực quan hình tƣợng, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hiểu đƣợc đặc điểm của trẻ nên ngoài những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của ngành trang cấp, của phụ huynh phối hợp với nhà trƣờng mua sắm cho trẻ. Tôi luôn phối kết hợp với cô trong lớp, các cô trong trƣờng, để tạo ra nhiều loại đồ dùng, tranh ảnh sƣu tầm, tìm kiếm đƣa thêm các học liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phƣơng nhƣ hột hạt, cát, đá, các loại hoa lá, cỏ khô… đƣa vào trong lớp học đặt ở góc học liệu mở để cho trẻ hoạt động tạo ra các đồ dùng đồ chơi từ đó trẻ rất hứng thú tham gia. Tranh thủ giờ giải lao tôi đã sƣu tầm bìa lịch cũ, bìa carton để vẽ tranh, sƣu tầm các loại sách báo cũ để cắt các hình ảnh trang trí theo chủ đề, trang trí góc “Bé học kỹ năng sống”,… tranh mẫu tạo hình, tranh thơ, truyện cho trẻ làm quen trong các tiết học. Tìm các phế liệu nhƣ chai lọ, các hộp sữa, chai dầu gội đầu, chai nƣớc chin su, chai dầu xả, chuột máy tính bị hỏng,… tạo ra các con vật nhƣ con công, con voi, con cá… các đồ dùng trong gia đình nhƣ: Cái xoong, bếp ga, cái bát, các ngôi nhà, các tấm thiệp; các phƣơng tiện giao thông nhƣ: Xe ô tô, máy bay, thuyền buồm, tàu hỏa…phong phú đa dạng các chủng loại để cho trẻ đƣợc hoạt động, 6
- khám phá trải nghiệm trong và ngoài tiết học. Đối với trẻ ở lớp tôi, là 1 trong 2 lớp thực hành thí điểm theo mô hình tiến tiến đầu tiên của trƣờng, ngoài thực hiện theo chƣơng trình khung của bộ chúng tôi còn dạy trẻ theo phƣơng pháp Steam và học theo dự án nên trẻ luôn luôn đƣợc chủ động tìm hiểu khám phá những điều mới lạ. Vì thế từ đầu năm học đến nay tôi luôn bám sát kế hoạch của từng chủ đề nhánh để thiết kế thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, môi trƣờng phù hợp theo từng tuần để kích thích hứng thú trẻ đến lớp. Khi đón trẻ vào lớp cô luôn ân cần yêu mến trẻ và dùng những hình ảnh mới lạ để thu hút trẻ tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ gần gũi với cô giáo. Lớp học hạnh phúc chính là nơi trẻ cảm thấy an toàn, là sân chơi bổ ích, là những phút giây đƣợc thƣ giãn cùng cô, là mái ấm đầy tình thƣơng yêu, là nơi có những bữa ăn ngon miệng, đầm ấm nhƣ những bữa ăn trong gia đình, là nơi trẻ có những giấc ngủ say nồng mà cô giáo là ngƣời mẹ hiền thứ hai, luôn luôn ủ ấm cho con trong những giá rét. Lớp học hạnh phúc là nơi ở đó trẻ đƣợc thỏa sức với những trò chơi, những trải nghiệm, sáng tạo và ƣớc mơ. Trẻ có thể đƣợc làm “ngƣời lớn” nhƣ làm mẹ, làm bác sỹ, công an… trẻ đƣợc thực sự vui sƣớng và hạnh phúc khi đƣợc thỏa mãn nhu cầu vui chơi, chơi những trò chơi mà trẻ yêu thích… 7
- Nụ cƣời xinh, cái ôm thật chặt, cái chạm tay nhẹ nhàng hay chỉ là những động tác vẫy chào cũng làm trẻ hứng thú vui vẻ khi đến trƣờng tới lớp. Với cách chào đón trẻ bằng menu cảm xúc đã giúp bé mạnh dạn hơn, khi đến lớp bé thƣờng chọn bắt tay và ôm, khi về nhà cũng lặp lại nhƣ vậy với ba mẹ, rất thú vị. Trƣớc khi vào lớp và sau khi tan học, các bé sẽ tự mình lựa chọn một cách chào với cô giáo trong “menu hành động cảm xúc” dán ngay ở cửa lớp. Cụ thể, hình trái tim và vòng tay có nghĩa là ôm (hug), hình hai bàn tay nắm vào nhau nghĩa là bắt tay (handshake), hình hai bàn tay úp vào nhau nghĩa là vỗ tay yeah (high-five), hình hai bàn tay nắm lại chạm vào nhau nghĩa là chạm tay (Fist bump)... Từ khi thực hiện môi trƣờng “Lớp học hạnh phúc” với hình thức đón trẻ ngày nào bé cũng chọn biểu tƣợng trái tim và vòng tay đã tạo cho các sự tự tin, vui vẻ, phấn khởi khi đến trƣờng. Tin tƣởng rằng các con sẽ tiến bộ từng ngày nếu đƣợc khơi gợi, phát huy những thế mạnh của mình nên tạo môi trƣờng giúp bé thỏa sức tƣ duy, sáng tạo. Hình ảnh cô trò chào nhau thân thiết vào mỗi buổi sáng 2. Xây dựng giờ học hạnh phúc. Mỗi khi đón trẻ vào lớp, đáp lại lời chào của trẻ là ánh mắt trìu mến, nụ cƣời rạng rỡ luôn nở trên môi. Cái ôm hôn đằm thắm, sự thăm hỏi ân cần, hạnh phúc sẽ đến với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy lớp học là nơi trẻ muốn đến mỗi ngày, một buổi sáng vui vẻ sẽ mở đầu cho một ngày hạnh phúc của trẻ. Một giờ học hạnh phúc là phải làm sao trong mỗi hoạt động trẻ cảm thấy mình đƣợc tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ suy nghĩ, đƣợc chia sẻ, đƣợc lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc ở đó cô và trẻ đều cùng nhau chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi, ở đây cô giáo đƣợc vui cùng những niềm vui và những thành tích nhỏ bé của trẻ và hy vọng có thể đƣợc cùng trẻ chia sẻ những thất bại của các con. Cô giáo là ngƣời gần gũi với trẻ, luôn là chỗ dựa vững chắc để các con dựa vào khi gặp khó khăn, thất bại. Cô vừa là bạn, vừa là mẹ lại vừa là thầy. Muốn các con không ngại ngùng chia sẻ thì cô giáo không bao giờ tỏ ra là ngƣời “biết tuốt”. 8
- Hãy luôn luôn là ngƣời biết lắng nghe và thừa nhận với trẻ rằng có rất nhiều điều cô giáo cũng còn chƣa biết, còn đang phải học hỏi rất nhiều, đôi khi cô còn phải làm “con nai vàng ngơ ngác” để lắng nghe những chia sẻ đầy hứng khởi của trẻ, và là ngƣời muốn cùng trẻ tìm tòi, khám phá để có câu trả lời chính xác, từ đó tạo sự gần gũi gắn kết với nhau nhƣ chính những ngƣời thân yêu trong gia đình. Một lớp học hạnh phúc thì sẽ luôn luôn có những đứa trẻ thích tìm tòi, khám phá, thông qua khám phá, trải nghiệm trẻ sẽ chủ động học đƣợc rất nhiều tri thức, vậy cần tạo điều kiện cho những đứa trẻ đƣợc khám phá theo cách riêng của chúng, việc cho trẻ đƣợc trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tƣợng qua các giác quan: đƣợc sờ, cầm, ngửi, cảm nhận... là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việc học Trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc khi đƣợc làm chủ cuộc chơi, đƣợc chủ động tiếp thu kiến thức và đƣợc thể hiện vai trò, khả năng của bản thân. Khi trẻ “học bằng chơi” sẽ phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo của cá nhân. Khi đƣợc chơi sẽ có cảm giác thoải mái hơn, không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu giải quyết nhu cầu đƣợc chơi của bản thân, chính vì vậy trẻ thoải mái, không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc sẽ đến với trẻ và những nụ cƣời luôn đƣợc hiện trên từng khuôn mặt. Hình ảnh trẻ hứng thú trong các giờ học “- Cô đố các con trên tay cô đang cầm thứ gì đây nhỉ?”, “- Thƣa cô, là cái gõ phách ạ?”. “Giỏi lắm, cả lớp khen bạn nào!”. “Thế còn đây là cái gì?, “Con biết, chính là cái trống da ạ…”, “Giỏi quá, chúng ta thƣởng bạn một tràng pháo tay”… Lớp học đang hào hứng, bỗng dƣới lớp ồn ào tiếng nói chuyện. “Cả lớp trật tự, không nói chuyện nữa” – cô giáo mặt tức giận, quát lớn. Đây là những gì diễn ra ở tiết học “nhập vai” tại lớp học nhỡ B, trƣờng mầm non Hoa Sen- nơi tôi đã công tác gần 15 năm nay. Âm thanh phát ra từ lớp học lúc hào hứng, vui vẻ, khi lại căng thẳng. Nhân vật nữ chính là một cô bé 4 tuổi, đang tập làm cô giáo. Còn học sinh, mỗi em một vẻ, lém lỉnh, tinh nghịch, không hổ danh “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. 9
- Hình ảnh trẻ nhập vai cô giáo dạy học các bạn Mỗi ngày, trẻ ở lớp đều đƣợc chúng tôi hƣớng dẫn để “nhập vai” nhƣ thế, từ việc thử làm cô giáo, đóng vai bố mẹ, hóa thân thành bác sĩ, kỹ sƣ… theo ƣớc mơ, trí tƣởng tƣợng của con trẻ. Mỗi giờ học, trẻ không chỉ đƣợc chơi, mà đƣợc học – học cách làm ngƣời, cách chia sẻ, đồng cảm với những ngƣời quanh mình. Điều mà theo các giáo viên, rất quan trọng trên hành trình xây dựng, kiến tạo nên “trƣờng học hạnh phúc”, vì sự phát triển toàn diện của học sinh. Trẻ em đƣợc chơi thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Và đặc biệt, tại đây có một hoạt động với tên gọi “NHẬP VAI ĐỂ HẠNH PHÚC”. Trẻ đƣợc nhập vai làm cha mẹ, thầy cô, bác sĩ, kĩ sƣ, đầu bếp, nhân viên bán hàng… để trải nghiệm, thấu hiểu và chia sẻ. Hình ảnh trẻ nhập vai ở các góc 10
- Những cô, cậu bé lên 4 “nhập vai” cô giáo, cũng phải “xử lý” những tình huống xảy ra trong lớp học, nhƣ “học trò trong lớp nói chuyện riêng, cô giáo sẽ làm gì?”, “các bạn để đồ chơi, hay vứt rác bừa bãi, cô giáo phải nói sao?”. Con trẻ cũng có những phản ứng tức giận, hay bức xúc, bất lực mà đôi khi các em đã bắt gặp ở chính cô giáo của mình. Sau này lớn lên, có thể các em sẽ quên những gì hôm nay đƣợc trải nghiệm. Còn với các cô, chƣa bao giờ hết hy vọng, những giờ “học mà chơi” nhƣ thế, mỗi ngày sẽ giúp trẻ tốt dần lên, để biết yêu thƣơng và chia sẻ với những ngƣời quanh mình. Biểu tƣợng lớp học hạnh phúc mà mục tiêu, đích đến của các trƣờng học hạnh phúc. Để xây dựng lớp học hạnh phúc thì một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện là đổi mới phƣơng pháp dạy học. Thông qua việc dạy học, giáo viên cần truyền thụ tri thức, kỹ năng đồng thời tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của trẻ để các em không chỉ học tập mà còn cảm thấy hạnh phúc. Hình ảnh trẻ thảo luận và hình ảnh trẻ tự tin thuyết trình theo nhóm trong tiết “Khám phá các loài hoa ” Hình ảnh cô lưu lại lời chúc của trẻ trong tiết học “Làm thiệp tặng mẹ” 11
- Giờ học hạnh phúc là giờ học cả trẻ và cô đều có cảm giác vui vẻ, hứng thú, mong chờ và những rung cảm. Lớp học là nơi mà trẻ khơi gợi niềm yêu thích khám phá, học tập, đƣợc học những gì có ý nghĩa, các bài học thú vị, đƣợc trải nghiệm. Vì vậy giáo viên cần đổi mới phƣơng pháp dạy học, không dạy học theo kiểu nhồi nhét mà phải áp dụng phƣơng pháp dạy học tiên tiến nhƣ: dạy học trải nghiệm, dạy học dự án, dạy học chủ đề tích hợp, đặt câu hỏi phát triển năng lực học sinh… Hình ảnh trẻ tự thiết kế và trình bày sản phẩm của nhóm trong tiết “Tạo hình con cá” 3. Phát triển sự chủ động tích cực sáng tạo của trẻ trong các hoạt động trong ngày. Trong tiêu chí lớp học hạnh phúc không thể thiếu điều kiện học sinh hạnh phúc. Tất cả các trẻ trong lớp cần đƣợc tôn trọng, đƣợc yêu thƣơng và đƣợc tạo cơ hội để thể hiện tình yêu thƣơng. Tất cả trẻ đều đƣợc tạo cơ hội học tập, vui chơi phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình. Trẻ tự tin, hợp tác, chủ động, chia sẻ và yêu thƣơng trong học tập, sinh hoạt, vui chơi, thƣ giãn. Để phát triển sự chủ động tích cực sáng tạo của trẻ, trƣớc hết giáo viên cần nắm đƣợc hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn đƣợc nội dung, phƣơng pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ đƣợc học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ đƣợc quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận đƣợc để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chƣa đầy đủ; đúng hay chƣa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và đƣợc nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ đƣợc tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp đƣợc trải nghiệm. Trẻ đƣợc tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình. Ngoài ra, thông qua trò 12
- chơi trẻ đƣợc củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. Hình ảnh trẻ khám phá và theo dõi kết quả trong tiết học “Sự nảy mầm của cây từ hạt” Cho trẻ thực hiện khám phá theo nhóm: Đầu tiên cho trẻ quan sát hiện trạng ban đầu của đối tƣợng và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình về kết quả. Trong quá trình khám phá cho trẻ sử dụng các giác quan, công cụ khám phá. Giáo viên hƣớng dẫn trẻ ghi lại kết quả khám phá bằng hình vẽ, mô hình biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả đạt đƣợc với trạng thái ban đầu. Hình ảnh trẻ thảo luận theo nhóm và ghi lại kết quả trong tiết học “Khám phá đồ dùng bằng điện” Để phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo thì chúng ta cần cho trẻ tự nêu ý kiến của mình, tự mình nêu ý tƣởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức là để cá nhân 13
- trẻ đƣợc tham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a dua” theo bạn, theo lớp. Ðó là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh. Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu, tạo tính ỷ lại, thụ động ở trẻ. Trong bất cứ hoạt động nào, giáo viên cũng cần cho nhiều trẻ đƣợc đóng góp ý kiến, ý tƣởng, đặc biệt chú ý nhiều hơn và thƣờng xuyên khuyến khích những trẻ rụt rè, nhút nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của cô giáo. Hình ảnh trẻ tụ nêu ý kiến của mình trong tiết học khám phá “Vòng đời của bướm” Hình ảnh trẻ nếu ý kiến trong tiết khám phá “Phương tiện giao thông đường thuỷ” Ở hình thức này, chúng ta sử dụng những biện pháp nhƣ: Trò chuyện, đàm thoại, giải thích, minh họa: Cô giáo lần lƣợt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để trẻ sáng tạo. Đặc biệt khi cho trẻ hoạt động với các đồ vật, đồ chơi giáo viên cần liên hệ với thực tế của con ngƣời trong môi trƣờng xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Để áp dụng phƣơng pháp này ngƣời giáo viên mầm non cần phải: Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối 14
- tƣợng nhận thức. Tôn trọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp hợp lý các phƣơng pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. Chú ý đến từng cá nhân trẻ - hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiện bằng phƣơng pháp hoạt động theo nhóm. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi ngƣời hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trƣớc toàn lớp , nhóm sẽ cử ra một đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Từ đó, trẻ sẽ trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn. Hình ảnh trẻ hoạt động theo nhóm Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi đƣợc tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. Thông qua hoạt động trẻ đƣợc cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống. Nhờ có hoạt động chức năng, sinh lý của trẻ đƣợc phát triển, các giác quan đƣợc hoàn thiện, kiến thức trở nên phong phú và chính xác hơn. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ đƣợc trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đƣa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắng 15
- nghe, nắm bắt ý tƣởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đƣa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá. Ví dụ: Với chủ đề nhánh “Những bông hoa đẹp”, cô cho trẻ đƣa các cây hoa đến, khuyến khích trẻ nói về hoa của nhóm mình. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tƣởng. Hình ảnh trẻ hoạt động theo nhóm khi tìm hiểu các loại hoa Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới.Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đến lớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìm hiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật. Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây đƣợc nhà thì trƣớc tiên ta phải làm gì và làm nhƣ thế nào để hoàn thành ngôi nhà. Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trƣờng. Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, qua hoạt động vui chơi trẻ nhận thức đƣợc thế giới xung quanh, qua vui chơi trẻ đƣợc thể hiện tích tích cực, chủ động và sáng tạo của bản thân mình. Sự tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ đƣợc thể hiện qua trò chơi đóng kịch, trẻ đƣợc đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ đƣợc trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Trong quá trình trẻ chơi , cô giáo cần chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng nhƣ quan sát những điều trẻ thể hiện đƣợc những kiến thức mà trẻ đã có, ngoài ra trẻ còn có thể sáng tạo thêm một số câu nói làm cho kịch bản hay hơn mà vẫn không thay đổi nội dung của câu chuyện. 16
- Hình ảnh trẻ đóng kịch “Qua đường” Bên cạnh đó, sự chủ động sáng tạo của trẻ còn đƣợc phát triển khi trẻ tham gia vào các hoạt động chơi khác nhƣ chơi ở các góc (Bán hàng, làm bác sỹ, Chăm sóc vƣờn thiên nhiên…); chơi ngoài trời (Trò chơi dân gian, tham quan dạo chơi, quan sát); tham quan dã ngoại… Hình ảnh trẻ hoạt động ngoài trời 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 50 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn