Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3
lượt xem 1
download
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp xây dựng phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3
- 1SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 TÊN SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÒNG BỆNH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG: 1. Lý do chọn đề tài: Việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng được xã hội quan tâm. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần thì nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các bậc cha mẹ, phải hiểu biết về các đặc điểm sinh lí, bệnh lí và tầm vận động của các thời kì phát triển cơ thể của trẻ em để ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “SỨC KHỎE LÀ VÀNG” đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khỏe về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, trẻ có khỏe thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gởi các cháu để công tác và làm việc. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật, vui chơi học tập một cách thoải mái. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, virus biến dị… Đặc biệt là đại dịch Covid-19, dịch tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1, tả, sốt xuất huyết thủy đậu. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học mầm non thường gặp: Tay chân miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, Sốt xuất huyết, Sốt virus, cúm…Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh và tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi trong cộng đồng nói chung và trong trường học mầm non nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường và sức khỏe của mọi người. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở trường mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn. 2. Mô tả nội dung: Môi trường an toàn cho trẻ mầm non là môi trường đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần thì nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ là phải hiểu biết về các đặt điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các thời kì phát triển cơ thể của trẻ em, ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đáp ứng nhu cầu vệ sinh tối thiểu, thực phẩm dinh dưỡng an toàn, nước sạch, không khí NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 2SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 trong sạch. Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, an toàn, không có những nguy hiểm đe dọa (kể cả nguồn gây ô nhiễm và bạo lực). Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự an toàn, thẩm mĩ và sạch sẽ. Trang thiết bị đồ chơi ngoài trời phải đảm bảo an toàn và có tác dụng kích thích trẻ phát triển về các vận động khác nhau. Nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết về công tác đề phòng một số bệnh thường gặp và tạo môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non để áp dụng vào công tác tổ chức phòng bệnh, đảm bảo an toàn tốt cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và tạo được uy tín với các bậc phụ huynh trẻ. Bảo vệ sức khỏe gồm 4 bước: tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Ngành giáo dục mầm non có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong đó việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật là quan trọng. 2.1. Khảo sát đầu năm: Trường mầm non 3 hiện đang chăm sóc, nuôi dạy 236 trẻ từ 24 tháng đến 6 tuổi, có 10 nhóm lớp. Có nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cân đo, làm sổ sách theo quy định chung của ngành. Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ phát triển bình thường 233 98.73% 2 Trẻ thừa cân, béo phì 3 1.27% 3 Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0 0% 4 TỔNG SỐ TRẺ 236 100% Bản thân tôi lại là một nhân viên y tế thì việc phối hợp với CB-NV trong công tác phòng chống dịch bệnh covid-19 cho trẻ lại có trách nhiệm cao hơn. Chính vì vậy tôi đã tìm ra “Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3” 2.2.Nguyên nhân thực trạng: Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, trạm y tế phường 3, Trung tâm y tế Thành phố Vĩnh Long và Phòng GD&ĐT Thành phố Vĩnh Long - Có phòng y tế riêng, có trang bị đầy đủ trang thiết bị thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. Khó khăn: Trường có 2 điểm riêng lẻ nhau nên gây khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ. NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 3SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 Do phụ huynh chưa quan tâm nhiều về cách phòng chống dịch bệnh covid- 19, cũng chưa thực hiện tốt trong việc tuân thủ 5k. Đa số các phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 2.3. Đặt ra các biện pháp: a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền y tế học đường. b) Tham mưu với BGH trang cấp đầy đủ TTB y tế, xây dựng môi trường an toàn phòng chống bệnh tật cho trẻ. c) Công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ. d) Công tác phòng chống bệnh dịch. e) Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng. f) Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường. g) Thực hiện tốt công tác tham mưu cấp trên, công tác phối kết hợp giữa các cô giáo và nhân viên phục vụ bán trú. 2.4. Xác định kết quả cần đạt: Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ phát triển bình thường 235 99.58% 2 Trẻ thừa cân 1 0.42% 3 Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0 0% 4 TỔNG SỐ TRẺ 236 100% II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở giáo dục và Phòng giáo dục & Đào tạo Thành phố Vĩnh Long. Trạm y tế Phường 3, Ban Giám Hiệu trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay từ đầu đã có kế hoạch chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng tạo môi trường an toàn cho trẻ và phòng chống bệnh dịch. Trường đã thực hiện một số biện pháp có hiệu quả tốt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và phòng chống bệnh dịch tạo môi trường an toàn cho trẻ mầm non như sau: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan: trung tâm y tế Thành phố Vĩnh Long, trạm y tế phường 3... 1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền y tế học đường: NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 4SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 Đây là một việc rất quan trọng vì có xác định được vai trò trách nhiệm của mình, xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công việc thì mới thực hiện tốt và có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu công tác. Sau khi xác định được rồi mới biết việc để làm, từ công việc người phụ trách y tế phải suy nghĩ trăn trở làm thế nào tham mưu cho lãnh đạo những nội dung, những biện pháp, những điều kiện để đáp ứng chuyên môn công tác y tế CSSKBĐ cho học sinh để có kết quả tốt nhất. Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ: Thực hiện lồng ghép các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ giáo viên cần hỏi hôm nay con ăn món gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực phẩm này có những lợi ích gì? Thực hiện tuyên truyền cho phụ huynh vào bảng thông báo của trường nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo một thể thống nhất Ở trường học số người tập trung đông thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc bệnh 2. Tham mưu với BGH trang cấp đầy đủ TTB y tế, xây dựng môi trường an toàn phòng chống bệnh tật cho trẻ: Nhà trường đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khỏe. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, thuốc xịt muỗi và xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường. Lập các hồ sơ sổ sách để theo dõi sức khỏe trẻ hằng ngày. Ví dụ: nhà trường kiểm tra hằng ngày về đổ dùng đồ chơi ngoài trời cũng như trong các lớp đồ dùng nào hư hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (cầu tuộc, đu quay, bập bênh…) nhằm tránh tình trạng xảy ra thương tích cho trẻ. Luôn trang bị tủ thuốc ở trường đầy đủ theo quy định và luôn kiểm tra thuốc quá hạn sử dụng thì mang đi hủy có vào sổ kiểm tra cập nhật. Bên cạnh đó nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ( Quy tắc bếp ăn 1 chiều, 10 nguyên tắc vàng, lưu hủy mẫu thức ăn…….) An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề. - Đảm bảo các điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, rửa tay với xà phòng hạn chế nguy cơ phát sinh và lây truyền dịch, bệnh truyền nhiễm. Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường. NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 5SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 - Các lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh. - Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên bằng CloraminB, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. Nước ăn uống phải có giấy kiểm định chất lượng đầy đủ theo quy định. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, đủ chất nhất là bổ sung thêm muối Iốt vào khẩu phần ăn để tránh bệnh bướu cổ cho trẻ. 3. Công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ: - Hàng ngày theo dõi sức khỏe của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khỏe hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không. - Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khỏe của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh .Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. Trang bị cấp cứu, tủ thuốc của trường gồm có: dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc thiết yếu cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khỏe và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khỏe của trẻ do sở, phòng tổ chức. Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khỏe cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính: sau khi khám sức khỏe, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. (Bệnh tự kỹ, bệnh động kinh, bệnh hen suyễn…) Ví dụ: Nếu phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp có chế độ ăn bổ xung cho trẻ: uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Nếu phát hiện trẻ bị béo phì phải hạn chế đồ ngọt, tăng cường vận động, hạn chế các chất bột đường. + Sổ nhật ký sức khỏe toàn trường: ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về và kết quả. + Theo dõi cân đo, sức khỏe trẻ toàn trường qua biểu đồ smas. 4. Công tác phòng chống bệnh dịch: Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe là mấu chốt quan trọng trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ. Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm tài liệu, cung cấp đầy đủ các thông tin khoa học về sức khỏe, vệ sinh môi trường sao cho thuyết phục, ngắn gọn, dể hiểu, dễ nghe. Muốn làm tốt điều này bản thân tôi phải học hỏi nhiều, nắm bắt thông tin kịp thời, đồng thời phải học các cô giáo một chút nghiệp vụ sư phạm để truyền tải thông tin có hiệu quả. Đồng thời để từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến phụ huynh và làm cho môi trường giáo dục ngày càng sinh động hơn, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường cho làm các tấm panô tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phòng chống bệnh để phụ huynh phối hợp NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 6SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 với nhà trường chặt chẽ hơn trong việc phòng bệnh cho trẻ. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường, trước tiên mỗi người phải hiểu được quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng chống dịch, vệ sinh trường học và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau: Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho trẻ, cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm túc "Thông điệp 5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế. 4.1. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh trường học theo yêu cầu chung, phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường : Địa điểm xây dựng: ở nơi cao ráo sạch sẽ, thuận tiện cho việc đi lại, xa nơi phát sinh ra các khí độc, khói bụi, tiếng ồn. Sân trường bằng phẳng rộng rãi có đường thoát nước. Các công trình: - Cung cấp nước sạch: Có đủ nước sạch, nước tinh khiết cho trẻ uống. Nước sinh hoạt, tắm rửa phải là nước máy đảm bảo vệ sinh cho trẻ và phải có giấy kiểm định chất lượng nước hàng tháng theo quy định. - Nhà vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh của giáo viên riêng và của học sinh riêng, nam riêng, nữ riêng. - Thùng chứa rác ở các lớp phải có nắp đậy. Hàng ngày thu gom rác ở các lớp, các phòng và sân trường về một chỗ, phải có thùng chứa rác theo quy định và có xe chở rác đi hủy hằng ngày. - Hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung. - Nhà bếp: Đảm bảo trật tự vệ sinh thực hiện theo thông tư 04/1998/TT/BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. - Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng : Nhắc các cô giáo mở quạt vừa phải, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. - Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập. - Tổng vệ sinh chung: Vệ sinh lớp học, rửa đồ dùng đồ chơi bằng cloraminB hàng ngày. Ví dụ: theo qui định của trường giáo viên và nhân viên cần phải đi sớm để vệ sinh lớp học, mở cửa sổ cho thoáng, sau mỗi bữa ăn của trẻ giáo viên vệ sinh cho trẻ và dọn dẹp lau chùi phòng ăn bằng nước lau sàn nhà, đến cuối ngày giáo viên cũng xịt thuốc muỗi trong phòng và lau chùi bằng cloraminB để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp cho trẻ khi đến lớp. 4.2. Môi trường xung quanh: NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 7SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 + Trồng nhiều cây xanh để tạo them vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm. + Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực trong và ngoài trường. 4.3. Xây dựng kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trường mầm non: Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khỏe của trẻ trong trường theo kế hoạch. 4.4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm : - Thực hiện mua thức ăn tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. - Thức ăn tươi sống phải được nhập vào hàng ngày và thực hiện đầy đủ 3 bước kiểm phẩm theo quy định. - Phải thực hiện ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng. - Chế biến đúng quy tắc bếp ăn 1 chiều. - Trang bị đổ bảo hộ đầy đủ cho từng cá nhân phục vụ bếp ăn. - Bảo quản thức ăn cho trẻ an toàn( chia khu thực phẩm: đồ tươi sống, thực phẩm chín, dụng cụ chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống riêng biệt) - Thực hiện lưu mẫu thức ăn: có sổ theo dõi ghi rõ ngày giờ, có dán thông tin món ăn trên từng mẫu lưu 4.5. Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột: Liên hệ với trạm y tế đề xịt khử khuẩn trước khi trẻ đến trường. Nhằm mục đích đề phòng phát tán dịch bệnh Nếu có bệnh nhân mắc, sau khi chuyển đi thì phải diệt khuẩn lần cuối để thanh toán hoàn toàn mầm bệnh. Đặc biệt chú ý khử khuẩn nước, sử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân. Ví dụ: Như dịch bệnh “covid-19…“khi có 1 trẻ mắc bệnh thì giáo viên phải thông báo cho ban giám hiệu, y tế địa phương, nhân viên y tế nhà trường và phụ huynh biết để có những biện pháp khắc phục tạm thời như: đưa trẻ bị bệnh qua phòng cách ly tạm thời, tiến hành xác định f1theo quy định…..sau đó thì phải rửa đồ dùng đồ chơi và phơi nắng, phòng + Thường xuyên kiểm tra định kỳ các khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước một tháng một lần. Đồng thời cho khơi, nạo vét cống, hố ga, đường thoát nước... 5. Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng: - Cùng tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. - Phối hợp với giáo viên lồng ghép giáo dục cho trẻ về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống... NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 8SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường. - Trường có các góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Những hình ảnh và thông tin về phòng chống bệnh dịch. - Gặp gỡ, tư vấn cho cha mẹ học sinh trao đổi khi cần thiết về tình hình sức khỏe của trẻ. - Phối hợp chặt chẽ với y tế phường 3 để có kế hoạch chủ động đối phó, không để bệnh dịch xảy ra. Định kỳ tiêm phòng vác xin cho trẻ theo quy định. Ví dụ: đầu năm nhà trường có phối hợp với y tế phường 3 cho trẻ uống vacxin, vitamin, tiêm ngừa, phun thuốc khử khuẩn….. 6. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường: Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh khử khuẩn đồ dùng đồ chơi của trẻ hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn Chloramine B 2% của tất cả các lớp học, kiểm tra công tác vệ sinh nhà bếp đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn PCCC hàng ngày, công tác vệ sinh môi trường đảm bảo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi tham gia hoạt động sinh hoạt vui chơi tại trường, công tác đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường khi phụ huynh đưa đón trẻ, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác phòng chống dịch. 7. Thực hiện tốt công tác tham mưu cấp trên, công tác phối kết hợp giữa các cô giáo và nhân viên phục vụ bán trú. Để tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện Một mình dù có giỏi đến đâu cũng không thể bao quát, làm tốt hết mọi việc được. Bản thân tôi đã ý thức được công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ, y tế học đường là công tác phức tạp đòi hỏi người làm công tác y tế sự kiên trì, nhẫn nại, tâm huyết và hết lòng vì trẻ thân yêu, đồng thời phải làm tốt công tác tham mưu, phải biết phối kết hợp giữa các bộ phận với giáo viên để cùng nhau làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặc biệt là các đợt dịch lớn như Covid-19, tả, cúm H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Ví dụ: Đầu năm 2020 bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhằm đảm bảo an toàn trường học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này. Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm túc "Thông điệp 5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế. Các đơn vị cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch và xà phòng... và các phương án bảo đảm sức khỏe cho trẻ, cán bộ NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 9SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 giáo viên và nhân viên trong trường học. Duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định; rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Tuyên truyền đến toàn bộ giáo viên và nhân viên về cách phòng chống và chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng nhờ đó giáo viên có những kiến thức cơ bản để tuyên truyền lại cho phụ huynh và giáo dục trẻ cách vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh tay chân miệng 1 cách tốt nhất. III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau khi áp dụng những giải pháp, kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ, đồng thời nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, công tác y tế học đường trong nhà trường ngày một hoàn thiện hơn. Việc quản lý sức khỏe của trẻ được cải tiến, có hiệu quả cao, hàng ngày trẻ được theo dõi chặt chẽ về sức khỏe. Trong các đợt dịch bệnh tại địa phương thì trường tôi đã kiểm soát được dịch bệnh trong nhà trường, được phụ huynh tin tưởng và an tâm. Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh cá nhân phong bệnh cho mình và cộng đồng. Qua khảo sát, tôi thu được kết quả sau: Kết quả khảo sát đầu năm Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ phát triển bình thường 233 98.73% 2 Trẻ thừa cân 3 1.27% 3 Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0 0% 4 TỔNG SỐ TRẺ 236 100% Kết quả khảo sát cuối năm Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ phát triển bình thường 235 99.58% 2 Trẻ thừa cân 1 0.42% 3 Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0 0% 4 TỔNG SỐ TRẺ 236 100% IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 10SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng thực hiện tại Trường mầm non 3 trong năm học vừa qua được Hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao và đã chia sẻ ra ngoài với các trường bạn trong địa bàn Thành phố Vĩnh Long như Trường mầm non 5, Trường mầm non 4 đạt được kết quả khả quan. V. KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Giáo dục mầm non có nhiệm vụ: Nuôi dưỡng – Chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội để chuẩn bị tốt cho trẻ vào trường tiểu học. Chất lượng chăm sóc và giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một việc nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nói chung và công tác phối hợp phối hợp đội ngũ thực hiện phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng cho trẻ trong trường Mầm Non 3 nói riêng là rất quan trọng và rất cần thiết, vì giáo viên mầm non là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non. Là nhân viên y tế nhà trường tôi nhận thấy bản thân tôi cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, mạnh dạn tham mưu với Ban Gíam Hiệu chỉ đạo chặt chẽ các giải pháp phối hợp phối hợp đội ngũ thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong trường, mạnh dạn đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo niềm tin trong phụ huynh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và đưa nhà trường từng bước đi lên. Qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 ở trường tôi đã thu được một số kết quả sau: - Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch. Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khỏe mạnh, cuối năm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và béo phì. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch. Lồng ghép kiến thức vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận thức được và có ý thức phòng dịch bệnh. - Tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống một số loại bệnh nguy hiểm. - Không để xảy ra bệnh dịch trong trường. Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh ở trường mầm non là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của phòng mầm non Phòng GD&ĐT Thành phố Vĩnh Long và sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường. Bên cạnh đó có sự quan tâm của các cấp cùng toàn thể phụ huynh học sinh trường. NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 11SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 - Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt kế hoạch. - Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của ngành về nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể khẳng định các biện pháp mà tôi đã xây dựng bước đầu thể hiện tính khả thi. Y tế trường học ngày nay đang được ngành y tế và giáo dục quan tâm, bản thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho trẻ từng bước trên con đường học tập là không khó, có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao. Qua quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm cho thấy: Trong môi trường an toàn cho trẻ từ đó trẻ có sức khỏe tốt thì sự học của trẻ cũng sôi động và trẻ rất hứng thú, tích cực tư duy tìm tòi, sáng tạo từ đó trẻ hiểu được nhiều kiến thức theo một hệ thống khoa học hiện đại. Trẻ có thể vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày của trẻ, ngoài ra trong việc xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non mới. Từ đó làm cơ sở để hình thành nhân cách, phát triển các quá trình tâm lí: Tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, ngôn ngữ... Giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Kiến nghị: a) Đối với nhà trường: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng chống dịch bệnh tay chân miệng cho trẻ trong trường Mầm Non 3. Thường xuyên trao đổi với nhân viên y tế, giáo viên các nhóm lớp, nhân viên,...về tình hình đảm bảo an toàn, phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong trường Mầm Non 3 từ đó đề ra các giải pháp hay cho giáo viên, nhân viên thực hiện. b. Đối với chính quyền địa phương và trạm y tế Luôn tuyên truyền, vận động phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ về tình hình dịch bệnh. Trạm y tế thường xuyên kiểm tra nhà trường trong việc phòng chống dịch bệnh. Kịp thời xử lý trẻ mắc bệnh ( nếu có) c. Đối với Phòng GD&ĐT, các ngành các cấp: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế và giáo viên mầm non về phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh ở Trường mầm non 3. Rất NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 12SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp, để tôi thực hiện ngày càng tốt hơn. Người viết sáng kiến Đoàn Thị Kim Quyên NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non 3 ”của Bà Đoàn Thị Kim Quyên. Chức vụ: Nhân viên y tế. SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày …./…../2022 Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
- 13SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN “Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non 3 ” Của Bà Đoàn Thị Kim Quyên đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../2022. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn NVYT: Đoàn Thị Kim Quyên Năm học: 2021-2022
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn