Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp định hướng giáo viên Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non 3, phường 3
lượt xem 4
download
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp định hướng giáo viên Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non 3, phường 3
- I. TÊN SÁNG KIẾN Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3. II. LÝ DO CHỌN VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1/ Lý do chọn đề tài Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Mỗi trường, khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phải biết lựa chọn nội dung, cách thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; mỗi giáo viênm khi tổ chức các hoạt động luôn biết đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm" là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non của ngành, của trường và của toàn thể giáo viên. Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc thực hiện “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nên trong quá trình triển khai chỉ đạo đến các giáo viên, tôi đã định hướng các cô khi tổ chức các hoạt động cần chú ý gợi mở, hỗ trợ, thực hiện và tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội hoạt động, có như thế sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Muốn được như vậy thì ngoài tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, người giáo viên cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hoạt động, khai thác hiệu quả khả năng của trẻ khi tổ chức thực hiện chuyên đề. Vì lẽ đó, nên trong suốt quá trình triển khai, tổ chức và thực hiện chuyên đề tôi đã nghiên cứu, chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ tại trường, và: “Một số giải pháp định hướng giúp giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3” đã được tôi thực hiện và áp dụng có hiệu quả như sau: 2/ Mô tả nội dung Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Đó cũng chính là những nội dung mà tôi cần định
- hướng cho giáo viên của trường khi thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 2.1/ Khảo sát thực trạng của trường - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ chuyên đề Nội dung Số lớp Tỷ lệ Ghi chú Số lớp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định của TT02 30% 03/10 Số lớp có nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm từ các nguồn nguyên vật 02/10 20% liệu mở Nhà trẻ: 28 trẻ. Mầm 1: 29; M 2: 28; M3: 32 Số lớp có số lượng trẻ Chồi 1: 46 trẻ; C 2: 42 trẻ; C 3: đông vượt ngưỡng qui 09/10 90% 33 trẻ định Lá 1: 41; Lá 2: 42; Lá 3: 35. Số lớp có đủ diện tích Trường xây đã lâu nên không theo đúng qui định 00/10 100% có lớp nào đạt yêu cầu theo đúng qui định. - Khả năng tổ chức thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của giáo viên tại lớp Khảo sát khả năng của giáo viên trước khi thực hiện chuyên đề Ghi chú Nội dung Số GV Tỷ lệ Giáo viên thực hiện xây dựng các kế hoạch có nội dung đáp ứng 07/20 35% đủ các tiêu chí hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên biết thiết kế, tạo môi trường phát huy tốt khả năng của trẻ trong các hoạt động. 06/20 30%
- Giáo viên biết tổ chức, thực hiện và khai thác trẻ tham gia tốt các hoạt động theo quan điểm lấy 05/20 25% trẻ làm trung tâm. Giáo viên có khả năng sáng tạo nội dung, hình thức và phương pháp khi tổ chức thực hiện các hoạt 03/20 15% động lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo đầu tư tốt đồ dùng đồ chơi và nội dung chơi phong phú đa dạng để phát huy tính tích cực của 04/20 20% trẻ trong mọi hoạt động. Giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với 06/20 30% phụ huynh về nội dung thực hiện chuyên đề. 2.2/ Nguyên nhân thực trạng của trường + Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Sở - Phòng Giáo dục và đào tạo. - Được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành, chính quyền địa phương. - Đội ngũ giáo viên có thâm niên với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ gắn bó với nghề, có tâm huyết với công tác giáo dục. - Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Giáo viên từng bước đã nắm được định hướng đổi mới giáo dục mầm non, hiểu được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ nhu cầu, ý thích và cảm xúc của mình. - Một số giáo viên khá nhạy bén, có khả năng tổ chức thực hiện chương trình và khả năng tiếp cận những vấn đề đổi mới về giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Đa số phụ huynh tích cực, nhiệt tình hỗ trợ nhà trường tốt trong các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức và quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia tốt các hoạt động. + Khó khăn: - Nhà trường xây dựng đã lâu năm nên lớp học chật hẹp, chưa có nhà vệ sinh riêng cho từng lớp, cơ sở vật chất trong lớp, hành lang phía sau cho trẻ ngồi ăn bị
- xuống cấp (có 2 lớp trẻ phải ăn tại lớp), diện tích sinh hoạt chật hẹp, không đủ theo qui định. - Sân chơi hẹp, ít cây xanh che bóng mát, chưa được đầu tư cải tạo, bổ sung đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng nên các hoạt động ngoài trời của trẻ chưa được tạo nhiều cơ hội và điều kiện để khám phá, trãi nghiệm nhiều. - Diện tích lớp chật hẹp nhưng số trẻ đến lớp rất đông, vượt ngưỡng khá cao so với qui định. - Một số giáo viên khả năng nắm bắt hiểu sâu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế, chưa vận dụng sáng tạo các hiện trạng đang sử dụng để đầu tư nhiều nội dung cho trẻ khám phá trãi nghiệm nhiều trong các hoạt động thường ngày khi tổ chức cho trẻ tham gia. - Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động của đa số giáo viên chưa phong phú, cách bố trí các góc cho trẻ hoạt động chưa linh hoạt, chưa biết khai thác hiệu quả khả năng của trẻ, chưa gợi mở giúp trẻ thực hiện nhiều sản phẩm tự làm phục vụ vào quá trình luyện tập và vui chơi của trẻ. - Đa số trẻ là con cưng, con một nên rất được nuông chìu, thường có thói quen chờ đợi cha mẹ và người lớn làm thay, ít chịu khó quan sát, thực hành khám phá. 2.3/ Đề ra biện pháp thực hiện: - Công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai, định hướng giáo viên nắm vững các tiêu chí để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; - Đầu tư cơ sở vật chất, định hướng giúp giáo thiết kế tốt môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; - Định hướng giúp giáo viên biết quan sát, khai thác, gợi mở, phát huy sự mạnh dạn, tự tin và khả năng tư duy sáng tạo của từng cá nhân trẻ khi tổ chức các hoạt động. - Khuyến khích, động viên giáo viên nghiên cứu, vận dụng các nguồn nguyên vật liệu mở phong phú đa dạng để làm đồ dùng và dạy trẻ làm đồ chơi để đáp ứng tốt các nhu cầu hoạt động của trẻ. - Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 2.4/ Xác định kết quả cần đạt được: - 98% giáo viên hiểu, tiếp thu nhận thức đúng quan điểm, nội dung khi thực hiện chuyên đề; - 99% giáo viên có khả năng tổ chức triển khai và thực hiện chuyên đề đến trẻ đạt hiệu quả và chất lượng; - 93% giáo viên biết thiết kế tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động; - 85% giáo viên tích cực nhiệt tình sáng tạo trong quá trình thực hiện chuyên đề. - 95% giáo viên trở lên thực hiện tốt và đạt hiệu quả công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; - 95% trẻ mạnh dạn tự tin tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động của lớp của trường.
- III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường trong năm qua, tôi đã thực hiện một số giải pháp của mình ở đơn vị như sau: 1. Công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai, định hướng giáo viên nắm vững các tiêu chí để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Nhằm tổ chức triển khai các hoạt động và thực hiện tốt chuyên đề trong toàn đơn vị, trong thời gian qua ban lãnh đạo đã thực hiện các giải pháp sau: - Dựa trên các tiêu chí của chuyên đề nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể cho từng năm học, cho từng tháng để giúp giáo viên dễ định hướng tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Triển khai, tổ chức bồi dưỡng cụ thể cho từng giáo viên hiểu và biết về các tiêu chí, nội dung, hình thức cần thực hiện chuyên đề để giáo viên kịp thời nắm bắt, vận dụng đạt hiệu quả vào các hoạt động. - Lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ cho giáo viên. - Tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng của cấp trên và tổ chức triển khai cho giáo viên học tập bồi dưỡng về chuyên đề tại đơn vị. - Tổ chức tốt các đợt thảo luận, thi tay nghề, đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, các hình thức tổ chức, dự giờ chia sẻ kinh nghiệm,…để giáo viên cơ cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau. - Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị để tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp. - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, định hướng giúp giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của chuyên đề, đáp ứng đúng các tiêu chí cần thực hiện của chuyên đề. Cụ thể: Hàng tháng tổ khối sẽ tổ chức họp để rút kinh nghiệm từng nội dung hoạt động của từng thành viên trong tổ, xoáy sâu vào quá trình soạn giảng của giáo viên, nhân rộng những nội dung, kết quả, sáng kiến hay của đồng nghiệp và khắc phục những hạn chế cho các chủ đề sau. Nội dung sinh hoạt chuyên môn được các tổ duy trì 2tuần/1lần với ý nghĩa cùng nhau chia sẻ những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trên trẻ sao cho ngày càng hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo cũng thường xuyên duyệt sổ kế hoạch giáo dục của các cô kịp thời định hướng, gợi mở giúp hoạt động giáo dục của giáo viên ngày càng chất lượng và tổ chức thực hiện đúng quan điểm “trẻ làm trung tâm”, thông qua các hoạt động dự giờ tư vấn chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp sẽ hỗ trợ giáo viên rất nhiều khi được dự và đi dự giờ của bạn. Để công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai, định hướng giáo viên thực hiện hiệu quả nội dung chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, vai trò của nhà quản lý rất quan trọng: quan sát, định hướng gợi mở, góp ý xây dựng, kiểm tra và cùng tham gia với giáo viên khi cần thiết thì hiệu quả sẽ thành công. 2. Đầu tư cơ sở vật chất, định hướng giúp giáo thiết kế môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có
- cơ hội trãi nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm: môi trường vật chất (môi trường trong lớp và ngoài lớp) và môi trường tinh thần. Định hướng giáo viên thiết kế môi trường vật chất như sau: - Xây dựng môi trường trong lớp học. + Chỉ đạo, định hướng các lớp xây dựng góc chuyên đề, tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, nhóm, lớp. Giúp giáo viên biết tận dụng vào khả năng của từng trẻ để khai thác gợi mở hỗ trợ trẻ tạo ra các sản phẩm để trang trí lớp. Cụ thể: Trò chuyện cùng trẻ để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ đề, sau đó cô gợi mở hướng dẫn trẻ sưu tầm hình ảnh và giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện: tô, vẽ, cắt dán,...để trang trí, để làm tranh và chơi kể chuyện sáng tạo hoặc gợi ý trẻ mang các nguyên vật liệu gia đình sẵn có như tranh ảnh, chai lọ, vỏ sò, ốc, thùng cartong các loại,... để phát triển tư duy của trẻ thông qua các góc xây dựng, khám phá, thư viện,...thường xuyên thiết kế, thay đổi nội dung bổ sung đồ dùng đồ chơi ở các góc sẽ kích thích, lôi cuốn trẻ cùng tham gia chơi với thời gian lâu hơn, trẻ sẽ không bị nhàm chán,... + Chỉ đạo các lớp trang trí góc chuyên đề, tạo môi trường giáo dục phát triển thể chất, tận dụng sàn nhà, hiên chơi các sảnh hành lang để trang trí, vẽ các trò chơi cho trẻ hoạt động, giúp cho trẻ được vận động mọi lúc, mọi nơi, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ hợp lý, hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động. Cụ thể: Chủ đề “Thế giới động vật” Định hướng giáo viên cùng trẻ lần lượt trang trí hình ảnh các con vật của từng nhánh nhỏ theo thời gian thực hiện từng tuần của chủ đề. Cô nên thảo luận cùng trẻ xem trẻ sẽ chọn hình ảnh gì, loại tranh nào, con vật gì cho phù hợp để trang trí? Cho trẻ tự trao đổi và đưa ra quyết định, cô chỉ là người gợi ý, giúp đỡ khi cần thiết. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu rõ hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ để hiểu từng đứa trẻ trong lớp của mình và tạo điều kiện tốt nhất để mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau thông qua các hoạt động trong ngày tại trường mầm non. Chính sự khác nhau đó, đòi hỏi giáo viên phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học thông qua các hoạt động và thông qua việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Từ những chiếc đĩa hư cũ, vỏ sữa, nắp chai,… tưởng chừng như bỏ đi đã được cô giáo tận dụng và dạy trẻ làm một số hình ảnh con vật như thỏ, gấu, mèo,…rất sinh động và đẹp mắt, và từ những sản phẩm mình làm được đó trẻ có thể tham gia sử dụng vào các hoạt động học, vui chơi, cũng như trang trí nhóm lớp,…việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm" sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả các hoạt động giáo viên phải biết tích hợp hài hòa, hợp lý từng nội dung vào các hoạt động, đồng thời luôn chú trọng giáo dục đạo đức, từng bước hình thành phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng tốt kế hoạch để định hướng trẻ tham gia, tạo cơ hội điều kiện để trẻ được tham gia cùng cô khi trang trí, khi vui chơi, từ đó trẻ được phát huy hết khả năng của mình. - Xây dựng môi trường ngoài lớp học.
- Nhà trường qui hoạch khu vui chơi cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Góc chơi của nhà trường có các thiết bị đồ chơi phong phú cho trẻ vui chơi. Các khu vực khác trên sân và vườn cổ tích nhà trường cũng bố trí cải tạo hợp lý phù hợp với diện tích hiện có, tăng cường thiết kế các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện, các đồ chơi tự tạo cũng được quan tâm, bố trí xen kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được tự do lựa chọn các nội dung chơi mà mình thích…. Tất cả các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ ngoài trời được sắp xếp hợp lý, phù hợp với điều kiện nhà trường. Sân chơi có cây xanh, chậu hoa sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, được chăm sóc thường xuyên, vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ, an toàn, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Cụ thể: Hành lang trước các dãy phòng học, tôi hướng dẫn các giáo viên thiết kế cắt dán một số hình ảnh có các nội dung cho trẻ chơi vận động như: đi theo đường hẹp, đường dích dắt, bật tách chụm, nhảy lò cò,…đồng thời lồng ghép một số chữ cái, chữ số hoặc từ cho trẻ tập làm quen thông qua cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tận dụng những khoảng trống của sân để vẽ một số hình ảnh: nấm lùn, con sâu, kiến, bướm, hoa, ong,…cho trẻ vừa chơi vận động vừa gọi tên các con vật,…tạo nên nhiều màu sắc hấp dẫn lôi cuốn trẻ thích đến trường. Hoặc bố trí góc trải nghiệm kỹ năng sống cho trẻ bằng cách cảm nhận các bước ddicuar chân trên nền gồ ghề, bằng phẳng, chông chênh,…sẽ giúp trẻ biết tự điều khiển đôi chân của mình khi bước. Bên cạnh các loại đồ chơi có sẵn, các cô cũng thường xuyên thiết kế một số đồ chơi, trò chơi đa dạng, phong phú theo từng chủ để trẻ chơi không nhàm chán như: đi cà kheo, đi cầu khỉ, bật tách chụm, đường luồn thông minh, câu cá, chơi với cát, thổi bóng,...để giúp trẻ có nhiều cơ hội hoạt động và tham gia cùng các bạn nhiều hơn. Để việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ chơi cho trẻ, trường đã bố trí cho các lớp luân chuyển khu vực chơi, giờ chơi theo lịch để mọi trẻ có cơ hội tham gia chơi những đồ chơi khác nhau trong khuôn viên nhà trường. Với độ tuổi nhà trẻ do đặc thù trẻ nhỏ, nên việc tham gia vận động ngoài trời khó khăn hơn, nhà trường đã đầu tư trang bị thêm các loại xe đẩy, xe có dây kéo,…để trẻ được vận động thường xuyên và dễ dàng hơn trong các giờ đón, trả trẻ, giờ nghỉ giải lao, giờ chơi… rất hiệu quả. Trong khả năng và điều kiện của đơn vị mà tập thể sư phạm trường cũng đã chung tay cố gắng sửa chữa, cải tạo và làm mới một số cảnh quan, thiết kế các góc chơi, nội dung chơi cho trẻ được tham gia hoạt động trong môi trường thân thiện, lành mạnh và an toàn nhất. 3. Định hướng giúp giáo viên biết quan sát, khai thác, gợi mở, phát huy sự mạnh dạn, tự tin và khả năng tư duy sáng tạo của từng cá nhân trẻ khi tổ chức các hoạt động. - Để phát huy tối đa khả năng của từng trẻ, giáo viên phải biết tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi một môi trường vật chất được dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào, không cho trẻ sử dụng vì sợ bị phá hỏng,...thì môi trường đó giống như chỉ để “làm kiểng” mà thôi. Do đó, giáo viên phải biết thiết lập môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân thiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, phải biết quan sát, quan tâm và hiểu từng cá thể trẻ để xây dựng các hoạt động phù hợp. Cụ thể: Đối với những trẻ thụ động hoặc các độ tuổi nhà trẻ và mầm, giáo viên khuyến khích trẻ chơi hoặc tham gia các hoạt động bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn:
- “Mình sẽ chăm sóc búp bê như thế nào?” “Hôm nay gia đình mình sẽ ăn gì nào?” Sau khi trẻ trả lời cô sẽ là người gợi ý, dẫn dắt trẻ tiếp tục hoàn thành vai chơi của mình. Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, giáo viên chỉ cần gợi mở mối quan hệ từ thực tế xung quanh để trẻ tự trao đổi, thỏa thuận khi tham gia các hoạt động hoặc cô chỉ là người nhập cuộc trung gian khi cần thiết: “Các chú công an sẽ chữa cháy như thế nào khi có đám cháy?” “Chú công nhân sẽ xây gì và xây như thế nào?”,.. “Khi con đi trên sỏi con cảm nhận thế nào? Vậy còn khi bước trên cát?...” thông qua quá trình trao đổi, gợi mở của cô sẽ giúp trẻ nhớ lại, tưởng tượng, rút kinh nghiệm từ thực tế,… để tích lũy kiến thức cho mình. Thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại trong các hoạt động sẽ làm cho nội dung chơi thêm phong phú, đa dạng, trẻ được tự do thể hiện mình sẽ giúp trẻ phát triển rất tốt về mọi mặt. - Điều quan trọng là trong quá trình trẻ hoạt động giáo viên phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân trẻ, không áp đặt trẻ. Hiệu quả của giải pháp này sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Thông qua các hoạt động chơi, học trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách khéo léo, biết cách cư xử trong giao tiếp, vốn từ được mở rộng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mạch lạc rõ ràng. 4. Khuyến khích, động viên giáo viên nghiên cứu, vận dụng các nguồn nguyên vật liệu mở phong phú đa dạng để làm đồ dùng và dạy trẻ làm đồ chơi để đáp ứng tốt các nhu cầu hoạt động của trẻ. Để hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao không thể bỏ qua hiệu quả của đồ dùng đồ chơi tác động đến trẻ. Dù thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi không nhiều những các cô vẫn cố gắng phấn đấu, đầu tư thiết kế tạo môi trường thoáng mát, đa dạng về nội dung, phong phú về hoạt động và luôn thân thiện, gần gũi giúp trẻ tự do, thoải mái và hứng thú khi đến trường, đến lớp. Mỗi giáo viên sẽ kết hợp vận dụng bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, với mong muốn cuối cùng là trẻ được trãi nghiệm, được sáng tạo, được “chơi mà học, học bằng chơi”. Từ những kẹp quần áo, muỗng, nắp chai nhựa,…nếu chịu khó sáng tạo sẽ hướng dẫn trẻ làm thành con bướm, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, bọ cánh cứng,…từ đó vận dụng đem vào hoạt động ở góc xây dựng để xây thành mô hình “những con côn trùng mà bé biết”,…hay từ những cành cây, nụ hoa khô,…nếu biết vận dụng vẫn có thể cho trẻ làm thành vườn hoa xuân đủ màu sắc,… Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận từ trước, từ đó sẽ hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ và dễ dàng thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt, sỏi đá…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…) Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.
- Các hoạt động cho trẻ luôn linh hoạt, đa dạng, phong phú, luôn mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực hành trãi nghiệm: khi là một phiên chợ quê để trẻ tập mua và bán, biết chào mời, biết dạ thưa, biết cám ơn, biết trả tiền dù là những tờ tiền giấy,…nhưng bé vẫn hứng thú, say mê. Hay là vườn rau nhỏ mà cô dạy con trồng, tưới nước và chăm sóc sao cho rau luôn tươi tốt; là khoảng sân cát cho các con thỏa sức bật nhảy, chạy giỡn, nô đùa mà không sợ té đau, là khung trời mơ ước là thế giới trò chơi, đồ chơi mà con có được nhiều cơ hội, điều kiện để tung tăng, để trãi nghiệm, để khám phá trong môi trường an toàn. Ngoài ra, nhà trường luôn tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực tế như đi tham quan, dã ngoại ngoài trời, tham gia các hoạt động ngày hội: ngày hội thể dục thể thao, ngày hội dân gian, ngày hội ẩm thực, chợ quê… Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non để đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng. Tổ chức “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” không ngoài quan điểm này, mà được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục: từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động… Mọi hoạt động đều hướng tới từng đứa trẻ cũng như từng nhóm nhỏ và nhóm lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực 5. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. (xây dựng môi trường tinh thần) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong việc nâng cao chất lượng thực hiện các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các cuộc họp hội đồng hàng tháng và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. + Nội dung tuyên truyền: - Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. - Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. - Tuyên truyền về tổ chức các hoạt động tổ chức chuyên đề: dự giờ chia sẻ kinh nghiệm đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức cuộc thi xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Tổ chức ngày hội ngày lễ: trung thu, 20/11, ngày hội thể dục thể thao, ngày hội dân gian,... theo quan điểm trẻ là trung tâm, phát huy khả năng của trẻ, trẻ được chơi, được trải nghiệm, được khám phá. + Hình thức truyên truyền: - Tuyên truyền tuyên truyền trên các góc tuyên truyền của nhà trường, của lớp, trong các buổi họp phụ huynh và bằng cách thức trò chuyện trực tiếp với phụ huynh.
- - Vận động tuyên truyền với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. - Mời đại diện chính quyền địa phương, mời phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: Ngày hội đến trường của bé, Tết trung thu, ngày hội thể dục thể thao, ngày hội dân gian, lễ ra trường cho trẻ khối Lá,… Phụ huynh và các ban ngành đoàn thể hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện chuyên đề, sẵn sàng ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần cho nhà trường tổ chức tốt các hoạt động. Tạo được sự đồng thuận ủng hộ quan tâm cao của phụ huynh trẻ và của địa phương, các cấp, các ngành. Nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu mở cho từng chủ đề: giấy bìa lịch, giấy cattong, các chậu hoa kiểng; ủng hộ một số vật liệu dùng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ phát triển vận động: tre, bánh xe, ván gỗ; ủng hộ ngày công hỗ trợ trang trí, nấu nướng các món ăn phục vụ ngày hội dân gian,… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và cộng đồng đã góp phần không nhỏ cho sự thành công trong quá trình tổ chức và thực hiện chuyên đề của nhà trường trong suốt thời gian qua. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA KINH NGHIỆM - Kết quả đạt được trong năm qua: + Nhà trường đã tạo điều kiện cho 100% giáo viên đều được tham gia dự giờ, học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các buổi thao giảng, chia sẻ kinh nghiệm giữa các lớp về hình thức trang trí nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm hoặc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn định hướng giúp các cô biết cùng nhau xây dựng tốt các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, giúp giáo viên biết tạo cơ hội, điều kiện để trẻ khám phá, trải nghiệm tích cực và hiệu quả hơn. + Hiện tại, tất cả 100% giáo viên của trường đều thực hiện tốt các nội dung của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. + Trên 95% giáo viên đã tổ chức xây dựng kế hoạch và vận dụng hiệu quả việc thực hiện các hoạt động áp dụng tốt quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. + 100% giáo viên đã nắm vững việc thực hiện các nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đã áp dụng vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. + 90% giáo viên đã tổ chức, xây dựng tốt môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tổ chức tốt các nội dung hoạt động của chuyên đề. + Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ. Đa số trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ. + Giáo viên hiểu và biết quan tâm đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của trẻ nhiều hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. + Hơn 85% trẻ năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động cùng cô. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn. Một số giáo viên biết trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương;
- - Các lớp xây dựng góc thiên nhiên các góc chơi, nội dung chơi ngoài trời phong phú, tạo hứng thú cho trẻ tham gia. Biết tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà trường giúp phụ huynh tin tưởng an tâm gửi trẻ đến trường. - Ít nhiều trong từng hoạt động khi giáo viên tổ chức, trẻ đã được quan tâm hơn, được đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bản thân nhiều hơn, được tạo nhiều cơ hội để trãi nghiệm và khám phá nhiều hơn. So với số liệu đầu vào, kết quả đạt được cuối năm của trẻ bao giờ cũng tăng rất rõ rệt so với đầu năm. - Khả năng tổ chức thực hiện chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của giáo viên tại lớp Trước khi Sau khi thực thực hiện hiện chuyên đề chuyên đề Tăng Nội dung Số GV Tỷ lệ Số GV Tỷ lệ Giáo viên thực hiện xây dựng các kế hoạch có nội dung 20/20 07/20 35% 100% 65% đáp ứng đủ các tiêu chí hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên biết thiết kế, tạo môi trường phát huy tốt khả 18/20 60% 06/20 30% 90% năng của trẻ trong các hoạt động. Giáo viên biết tổ chức, thực hiện và khai thác trẻ tham 60% 05/20 25% 17/20 85% gia tốt các hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên có khả năng sáng tạo nội dung, hình thức và phương pháp khi tổ chức thực 03/20 15% 19/20 95% 70% hiện các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo đầu tư tốt đồ dùng đồ chơi và nội dung chơi 04/20 20% 18/20 90% 70% phong phú đa dạng để phát huy tính tích cực của trẻ trong mọi hoạt động. Giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết 19/20 06/20 30% 95% 65% hợp với phụ huynh về nội dung thực hiện chuyên đề.
- Tóm lại: Để tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề chúng ta cần phải: - Dân chủ hoá hoạt động của tổ, nhà trường; tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào những công việc chung, tích cực đóng góp xây dựng và thực hiện tốt các nội dung của chuyên đề. - Xây dựng các hoạt động phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường cho cô và trẻ cùng tham gia để hoạt động của chuyên đề thêm sinh động. Qua phong trào thi đua, mọi người có cơ hội để tự biểu hiện mình, làm tăng thêm sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp. Và thi đua thực sự có ý nghĩa, khi trong quá trình tổ chức thực hiện cần luôn đảm bảo các yêu cầu sau: + Bám sát mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như tổ chức tốt các nội dung thực hiện chuyên đề. + Có mục tiêu, chương trình, kế hoạch cụ thể, nội dung thực hiện rõ ràng sát thực tế, khả thi. + Tổ chức chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên, chia sẻ kịp thời. + Có sơ, tổng kết đầy đủ nghiêm túc. Nhân rộng điển hình, rút kinh nghiệm kịp thời. Từ đó, khen thưởng công bằng, có kết hợp động viên tinh thần, khuyến khích bằng vật chất kịp thời đúng lúc. Nếu làm được những điều đó sẽ luôn thành công trong mọi lĩnh vực. V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Đối với những giải pháp của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này, trước tiên áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên, giáo viên ở trường để thực hiện và đã thực hiện rất hiệu quả. Đồng thời kinh nghiệm này được tôi thực hiện tại trường Mầm non thực hành Măng non phường 9 rất thành công và tiếp tục vận dụng hiệu quả tại trường mầm non 3. Và kinh nghiệm cũng đã được tôi truyền tải, chia sẻ đến các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán trong toàn Tỉnh thông qua các buổi báo cáo bồi dưỡng chuyên môn do Phòng mầm non Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long tổ chức hàng năm. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Qua thời gian thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, tôi nhận thấy tập thể cán bộ giáo viên ở đơn vị tôi luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ. Tất cả giáo viên với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tâm, nhiệt tình với nghề, với trẻ,...họ đã cố gắng vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất của trường hạn chế về mọi mặt,…để cùng thiết kế và làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu mở, cố gắng tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động và được tham gia trong mọi điều kiện có thể. Từ đó giúp tất cả trẻ đều được tham gia vui chơi, hoạt động, khám phá cùng các bạn; trẻ được phát triển tất cả các tố chất trong vận động như: rèn sức bền, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, cũng như phát triển tất cả các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ,... Trong quá trình thực hiện công tác quản lý điều làm tôi trăn trở nhất là làm thế nào để công tác giáo dục trong nhà trường ngày một chất lượng, tay nghề của giáo viên ngày một nâng cao, trẻ luôn được phát triển toàn diện. Đó chính là động lực thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp quản lý, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cho đội ngũ, giúp họ tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy và mạnh dạn tự tin
- hơn khi tham gia các tổ chức các hoạt động biết thực hiện đúng theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tất nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhưng vẫn vượt qua là nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các thành viên trong ban lãnh đạo trường cũng như đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, đoàn kết nhà trường đã từng bước tạo được uy tín đối với ngành cũng như từ phía phụ huynh. 2. Đề xuất với phòng giáo dục và đào tạo - Xây dựng trường mới trong thời gian sớm nhất giúp trẻ sớm có sân chơi, các phòng chức năng với một số đồ dùng, dụng cụ luyện tập tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ để trẻ có nhiều cơ hội tham gia tốt các hoạt động tại trường. - Tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục tham dự các buổi tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng, thao giảng và chia sẻ các nội dung để việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đi vào chiều sâu./. Phường 3, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Người viết Lương Phượng Khánh Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trường Mầm non 3 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3” của Bà Lương Phượng Khánh; chức vụ Phó hiệu trưởng; đơn vị trường Mầm non 3, phường 3 đã được Hội đồng khoa học trường đánh giá, đạt điểm:…….xếp loại: ....... ( Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3” đã đưa vào vận dụng đạt hiệu quả từ năm 2019 đến năm 2020) TM. Hội đồng Khoa học Trường MẦM NON 3 CHỦ TỊCH HĐ Trịnh Thị Thủy HIỆU TRƯỞNG
- Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học Ngành GD - ĐT thành phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3” của Bà Lương Phượng Khánh; chức vụ Phó hiệu trưởng; đơn vị trường Mầm non 3, phường 3 đã được Hội đồng khoa học thành phố đánh giá, đạt điểm:…….xếp loại: ....... (Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3” đã đưa vào vận dụng đạt hiệu quả từ năm 2017 đến năm 2020) TM. Hội đồng Khoa học Ngành GD - ĐT thành phố Vĩnh Long CHỦ TỊCH HĐ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 198 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 109 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 152 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 99 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn