intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc trong trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.Đặc biệt là đối với trẻ 3-4 tuổi, đây là giai đoạn trẻ chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo, trẻ đang được dần cảm thụ về âm nhạc chính vì vậy giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm mới hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc cho trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc trong trường Mầm non

  1. Mã số                ­ Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ  3­4 tuổi  học tốt môn Âm nhạc trong trường Mầm non”               ­ Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thẩm mỹ                ­ Họ tên tác giả: Phạm Thùy Vân                         ­ Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tiên Hường         
  2. Bình Xuyên, ngày ….. tháng 02 năm 2021                                                                                               Họ tên, chữ ký người chấm điểm, điểm Mã số Người   số   1: …………………………………………………… Người   số   2: …………………………………………………… 1. Mô tả sáng kiến: Từ thực tế chúng ta đã  thấy  âm nhạc tồn tại  ở mọi thời đại, hiện hữu  trong đời sống thường nhật của tất cả các dân tộc trên thế giới. Nó ra đời từ  cổ  đại xa xưa, là một trong những phương tiện giao tiếp và hình thức sinh  hoạt không thể thiếu của mọi dân tộc.  Ở  Việt Nam cũng vậy âm nhạc gắn liền với mọi khoảnh khắc đời  người, từ khi mới sinh ra cho đến khi giã từ cuộc sống. Khúc hát ru thủa nằm  nôi của mẹ, những bài đồng dao khi thơ   ấu, những bài hát giao duyên khi   thành lứa kết đôi, những bài hát lao động sản xuất và cả những khúc hát tiễn   đưa người về  với cát bụi… Không những thế  âm nhạc là một hoạt động  cộng đồng từ  xóm thôn đến làng xã, đều luôn có âm nhạc hiện hữu. Từ  xa   xưa, để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động, vui chơi, giải trí với   những câu hò, điệu hát mang ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể  tương trợ,   gắn bó với nhau, khích lệ  nhau vượt qua những khó khăn. Để  tăng thêm tình  đoàn hết, âm nhạc còn vang lên trong những ngày hội làng, hội xóm, những  ngày lễ Tết chung của cả dân tộc.  Trong chương trình giáo dục mầm non,  giáo dục âm nhạc nằm trong lĩnh  vực phát triển thẩm mỹ, là một trong những môn học trẻ yêu thích nhất và được  lồng luồn tích hợp vào tất cả các môn học cũng như các trò chơi để tạo hứng thú   cho trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ em  ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc.  Trẻ  thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục 
  3. đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ  cho trẻ.  Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ  quốc, tình yêu   thương con người; hình thành và phát triển  ở  trẻ  những thói quen tốt trong  sinh hoạt tập thể  như: Tính tổ  chức kỷ  luật, tự  chủ, mạnh dạn trước mọi   người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát   triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua  học tập, vui chơi. Quá trình trẻ  tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như  học hát,  nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ  hình thành  ở  trẻ  những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hoà, là sự  phát triển về  thẩm  mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm   non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên qua nhiều năm công tác giảng dạy,  qua quan sát quá trình tổ  chức các hoạt động âm nhạc của trẻ  tại các lớp theo chủ  đề, tổ  chức lồng  ghép hoạt động âm nhạc theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tổ chức các   trò chơi âm nhạc.... chưa thật sự  đạt hiệu quả  cao, các giáo viên chưa linh  hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại các nhóm lớp, đặc  biệt là đối với trẻ mẫu giáo 3­ 4 tuổi. Từ  những thực trạng trên tôi đã lựa chọn đề  tài: “Một số  giải pháp  giúp   trẻ  3­4 tuổi  học  tốt   môn  Âm   nhạc   trong  trường  Mầm  non”   để  nghiên cứu. 3.1 Về nội dung của sáng kiến:  Âm nhạc giống như  là món ăn tinh thần không thể  thiếu trong cuộc   sống hằng ngày của mỗi chúng ta.Đặc biệt là đối với trẻ 3­4 tuổi, đây là giai  đoạn trẻ chuyển từ nhà trẻ  lên mẫu giáo, trẻ đang được dần cảm thụ về âm  nhạc chính vì vậy giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ  những  ấn tượng,  những khái niệm mới hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển  thị hiếu âm nhạc cho trẻ. a. Thực trạng vấn đề nghiên  cứu. Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi A có 26 trẻ.  Bản thân tôi nhận thấy rằng rèn cho trẻ  làm quen với âm nhạc là rất cần   thiết. Tuy nhiên qua nhiều năm công tác giảng dạy,  qua quan sát quá trình tổ  chức các hoạt động âm nhạc của trẻ  tại các lớp theo chủ  đề, tổ  chức lồng  ghép hoạt động âm nhạc theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tổ chức các   trò chơi âm nhạc.... chưa thật sự  đạt hiệu quả  cao, các giáo viên chưa linh 
  4. hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại các nhóm lớp, đặc  biệt là đối với trẻ mẫu giáo 3­ 4 tuổi.  Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy có một số thuận lợi sau: ­ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị  dạy học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. ­ Trẻ đi học đều, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các  hoạt động của lớp. ­ Bản thân luôn cố gắng học tập trau dồi những kiến thức để nâng cao   chuyên môn. Luôn được sự  gần gũi và yêu mến của các cháu học sinh, phụ  huynh tin cậy luôn ủng hộ các phong trào của trường cũng như của lớp. Được   bàn bè đồng nghiệp yêu quý, giúp đỡ  trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và  giáo dục trẻ. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn như sau: ­ Không gian lớp học còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các hoạt động. ­ Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm   không có tinh thần tự lập, ích kỷ... ­ Một số  phụ  huynh còn chưa thực sự  quan tâm tới việc học tập của  con em mình. Trẻ con biết gì mà rèn hay trẻ con thì học gì.         *Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì  đạt được kết quả như sau. Bảng khảo sát chất lượng trẻ đầu năm TS Khảo sát đầu năm STT HS Tiêu chí Đạt Không đạt 1 Trẻ hứng thú trong giờ học 16/26 = 61,5% 10/26 = 38,5% 2 Trẻ   hát   rõ   lời,   đúng   giai  17/26= 65,3% 09/26 = 34,7% 26  điệu 3 trẻ Khả   năng   vận   động   theo  14/26 = 53,8% 12/26 = 46,2% nhạc 4 Hứng   thú   tham   gia   biểu  12/26 = 46,1% 14/26 = 53,9% diễn văn nghệ 5 Khả  năng chơi trò chơi âm  13/26 = 50% 13/26 = 50% nhạc
  5. 6 Khả năng nghe hát, hứng thú  14/26= 53,8% 12/26=46,2% cùng cô b. Đề xuất các giải pháp: Giải pháp 1: Giáo dục âm nhạc cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Trẻ 3­4 tuổi với đặc điểm tư duy gắn liền với trực quan hành động, nên   việc nhận thức của trẻ luôn gắn liền với trực quan qua tai nghe, mắt nhìn, tay   sờ. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi này cho thấy, khả năng cảm thụ âm  nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải qua một quá trình: Học  ­ chơi ­ tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ  làm quen với   âm nhạc mọi lúc mọi nơi.  Ví dụ: Vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát  trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm   nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn.  Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những   bài có nội dung theo chủ đề thông qua đó giáo dục trẻ .  Ví dụ: Giờ  hoạt động ngoài trời với hoạt động có mục đích:  Quan sát   cây lộc vừng.Trước khi cho trẻ quan sát và tìm hiểu về tên gọi đặc điểm của   cây tôi cho trẻ hát bài : “Em yêu cây xanh” để tạo hứng thú khi vào hoạt đông  chính. Sau khi trẻ hát xong cô sẽ hỏi tên bài hát, nội dung bài hát, từ đó cô giáo  sẽ  giáo dục cho trẻ  biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ  cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh... Không những thế khi tổ chức cho trẻ ăn hay cho trẻ ngủ  giáo viên cũng  lồng luồn các bài hát để động viên trẻ ăn ngon ăn hết xuất để  có một cơ thể  khỏe mạnh, hay khi trẻ  chuẩn bị  đi ngủ  cô có thể  mở  các bài hát ru về  quê   hương đất nước về  mẹ  để  giúp tinh thần trẻ  thoải mái an tâm đi vào giấc  ngủ say Việc tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ mọi lúc mọi nơi sẽ giúp cho trẻ  luôn có tinh thần hứng thú tham gia vào các hoạt động giúp cho giáo viên đạt  được mụa tiêu đề ra đối với trẻ. Giải pháp 2: Tạo môi trường giáo dục âm nhạc lôi cuốn thu hút trẻ. Không chỉ riêng gì với trẻ mẫu giáo 3­ 4 tuổi mà tất cả các trẻ trong độ  tuổi mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ  đạo trẻ  “ học mà chơi, chơi mà   học” thông qua chơi trẻ tự trải nghiệm tự lĩnh hội các kiến thức kỹ năng để  tích lũy các kinh nghiệm cho bản thân. Năm học 2020­2021 trường Mầm non Tiên Hường tiếp tục thực hiện  chuyên đề  “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” vì vậy tôi 
  6. tích cực xây dựng một môi trường học tập vui chơi cho trẻ luôn theo hướng  mở để cho trẻ tự trải nghiệm khám phá. Đặc biệt là với góc âm nhạc, tôi đã tạo ra một môi trường nghệ thuật   thật đặc sắc nhưng an toàn, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Vì trẻ  mẫu  giáo 3­ 4 tuổi là thời kỳ nhạy cảm với cái đẹp xung quanh đây là thời kỳ “phát   cảm” của xúc cảm thẩm mỹ ­những xúc cảm tích cực, tạo nên trạng thái tinh  thần sảng khoái ,dễ chịu cho trẻ khiến trẻ yêu mọi người, yêu cuộc sông . Từ  đó mà trẻ nảy sinh lòng mong muốn làm những điều tốt lành, đem đến niềm   vui cho mọi người. Mặt khác  trẻ 3­4 tuổi đã có hướng thích cái đẹp và thích  màu sắc sặc sỡ, mới lạ nên việc tạo cho trẻ  một môi trường hoạt động âm  nhạc đa dạng, phong phú là rất quan trọng .  Ví dụ: Tôi sử dụng các dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre,  trống lắc… Ngoài ra tôi còn sưu tầm các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non,   dân ca, nhạc cổ điển… các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật  hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số  đồ  dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn choàng, cờ  ̣ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm   bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở,  trẻ dễ dàng lấy và sử dụng nhưng tôi cũng phải luôn đảm bảo an toàn cho trẻ. Để  kích thích tính tò mò, ham hi ̣ ểu biết lôi cuốn trẻ  vào góc chơi âm   nhạc, tôi cũng  phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác   nhau tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ  đánh âm thanh khác so với khi ta   ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp. Giải pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác: Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ, có thể  là  những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy. Ví dụ: Giờ văn học. Cô dạy trẻ bài thơ:  “Làm anh”. Phần tích hợp cho  trẻ  hát các bài: "Cả  nhà thương nhau”;  “Cho con" hoặc cô hát cho trẻ  nghe  các bài: "Tổ ấm gia đình” ; “Ba gọn nến lung linh". thông qua đó trẻ không chỉ  làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học, mà trẻ còn quen   cả  âm nhạc và hiểu thêm về  ý nghĩa của những bài hát đó. Sau này, khi có   tiếp xúc với những bài hát đó, trẻ sẽ cảm thụ tốt hơn. Hoặc trong giờ  môi trường xung quanh.Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia  đình" tích hợp hát bài "Gà trống, mèo con và cún con”, “Ai cũng yêu chú mèo”, 
  7. “Con gà trống". Giúp trẻ  hình thành tình cảm của mình đối với các con vật  nuôi biết yêu quí và bảo vệ chúng. Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, thông qua việc giáo  dục âm nhạc, trẻ  sẽ  dần cảm thụ  âm nhạc tốt hơn. Ngoài việc ôn lại kiến  thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ  học nhẹ  nhàng, hấp dẫn   giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn Giải pháp   4:  Ứng dụng công nghệ  thông tin trong hoạt đông giáo   dục âm nhạc.   Việc vận dụng  ứng dụng công nghệ  thông tin trong việc tổ chức hoạt   động âm nhạc cho trẻ  là rất quan trọng và thường xuyên để  giúp trẻ  một  phần tiếp thu công nghệ thông tin ,một phần là phương tiện để giúp cho hoạt  động âm nhạc thêm sôi động ,phong phú. Vì tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò  mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy  khó khăn. Muốn thực hiện được  ứng dụng công nghệ  thông tin trong việc  chăm sóc giáo dục trẻ  thì trước tiên giáo viên phải biết sử  dụng máy vi tính.  Bản thân tôi mặc dù còn thiếu sót nhiều trong việc sử dụng máy tính, đi dạy  ngày hai buổi nhưng cũng có nhiều cố gắng tự học thêm tin học.    Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá,   hiện đại hoá cùng với sự  bùng nổ  công nghệ  thông tin. Để  đáp  ứng nhu cầu  của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin   vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy  ở  cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ  được thay   đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng   say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt  giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên  và giảm bớt chi phí.  Ví dụ:  Khi dạy trẻ  gõ đệm theo tiết tấu chậm bài   hát   “Ai cũng yêu  chú mèo” của tác giả  Kim Hữu , cô sẽ  sưu tầm trên mạng một số  hình  ảnh  đẹp về chú mèo con, để trình chiếu power point trên máy chiếu. Khi tiến hành  tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy chiếu, để tạo hứng thú và khơi   gợi hình  ảnh đẹp hình thành  ở  trẻ  tình cảm yêu quý các con vật nuôi. Qua  hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ  là   yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật.  Để  dạy trẻ  tôi không chỉ  sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi  trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức  cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học.
  8. Ví dụ:  Dạy vận động minh họa bài   “Cháu yêu bà” của tác giả  Xuân  Giao. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi  gợi tình cảm của cháu đối với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video clip   vở  kịch rối tóm tắt theo truyện Tích Chu. Tôi tập kể  diễn cảm tóm tắt nội  dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng   kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi   dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở. Ứng dụng  công nghệ  thông tin vào giảng dạy như  vậy, tôi thấy trẻ   thích thú khi được  thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào hoạt động âm nhạc. 3.2 Về  khả  năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả  năng áp dụng  rộng rãi cho trẻ 3­4 tuổi trong các trường mầm non. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng  giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: 4.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng   sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng về  “Một số giải pháp giúp trẻ 3­4  tuổi học tốt môn Âm nhạc  tại trường Mầm non Tiên Hường ­ Huyện   Bình Xuyên ­ Tỉnh Vĩnh Phúc” tôi nhận thấy rằng. 100% trẻ hào hứng tham  gia vào hoạt động âm nhạc. 90% trẻ hát thuộc bài hát, thể hiện tình cảm theo lời ca, vận động thành  thạo theo bài hát. Đặc biệt trẻ  rất mạnh dạn, tự  tin biểu diễn trước mọi người, trẻ rất thích   được tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày thi. Trẻ  rất thích được  nghe nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như  số  lượng tác phẩm mà trẻ  được nghe, được học thuộc sẽ  đặt những cơ  sở  đầu tiên của thị hiếu âm nhạc. Từ kết quả trên đã làm tôi vô cùng phấn khởi,   giúp tôi thêm yêu nghề hơn, tiếp thêm nghị lực để tôi tiếp tục phấn đấu vì các   con thơ.  Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến(9/2020) TS Khảo sát đầu năm Tiêu chí STT HS Đạt Không đạt 1 Trẻ hứng thú trong giờ học 16/26 = 61,5% 10/26 = 38,5% 2 Trẻ   hát   rõ   lời,   đúng   giai  17/26= 65,3% 09/26 = 34,7% 26  điệu 3 trẻ Khả   năng   vận   động   theo  14/26 = 53,8% 12/26 = 46,2%
  9. nhạc 4 Hứng   thú   tham   gia   biểu  12/26 = 46,1% 14/26 = 53,9% diễn văn nghệ 5 Khả  năng chơi trò chơi âm  13/26 = 50% 13/26 = 50% nhạc 6 Khả năng nghe hát, hứng thú  14/26= 53,8% 12/26=46,2% cùng cô Kết quả khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến(1/2021) TS Khảo sát tính đến tháng  Tiêu chí STT HS 01/2020 Đạt Không đạt 1 Trẻ hứng thú trong giờ học 21/26 = 80,7% 05/26 = 19,3% 2 Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu 22/26= 84,6% 04/26 = 15,4% 3 26  Khả   năng   vận   động   theo  20/26 = 76,9% 06/26 = 23,1% trẻ nhạc 4 Hứng thú tham gia biểu diễn  20/26 = 76,9% 06/26 = 23,1% văn nghệ 5 Khả   năng   chơi   trò   chơi   âm  21/26 = 80,7% 05/26 = 19,3% nhạc 6 Khả  năng nghe hát, hứng thú  23/26= 88,4% 03/26=11,6% cùng cô BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Tiêu chí TSH Khảo sát đầu năm  Khảo sát tháng So  S (09/2020) 01­ 2021 sánh Đạt Không đạt Đạt Không  Tỉ lệ đạt Đạt  tăng Trẻ   hứng  16/26   =  10/26   =  21/26   =  05/26 =  thú trong giờ  61,5% 38,5% 80,7% 19,3% 20% học 25  Trẻ   hát   rõ  trẻ 17/26=  09/26   =  22/26=  04/26 =  20% lời,   đúng  65,3% 34,7% 84,6% 15,4% giai điệu
  10. Khả   năng  14/26   =  12/26   =  20/26   =  06/26 =  vận   động  53,8% 46,2% 76,9% 23,1% 24% theo nhạc Hứng   thú  12/26   =  14/26   =  20/26   =  06/26 =  tham   gia  46,1% 53,9% 76,9% 23,1% 32% biểu   diễn  văn nghệ Khả   năng  13/26   =  13/26 = 50% 21/26   =  05/26 =  chơi trò chơi  50% 80,7% 19,3% 32% âm nhạc Khả   năng  14/26=  12/26=46,2% 23/26=  03/26= nghe   hát,  53,8% 88,4% 11,6% 36% hứng   thú  cùng cô 4.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể  thu được do áp   dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua việc khảo sát trong hai lần, lần một vào tháng 9/2020, lần hai vào  tháng 1/2021 đã cho thấy tỉ lệ trẻ đạt tăng lên rất cao.  Nhiều phụ huynh đã tích cực phối hợp với giáo viên trong việc làm đồ  dùng đồ chơi và dạy cho trẻ âm nhạc khi ở nhà. * Đối với giáo viên: Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho   thấy hiệu quả của việc dạy cho trẻ một số giải pháp giúp trẻ 3­4 tuổi học tốt   môn Âm nhạc là rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt  động của cô và trẻ. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với  lớp tôi mà còn có thể  triển khai  ở  các lớp mẫu giáo khác nói riêng cũng như  các lứa tuổi mẫu giáo nói chung và có thể tiếp tục thực hiện trong những năm  sau. Tôi cảm thấy bản thân mạnh dạn, tự tin hơn khi dạy trẻ, nắm chắc các  phương pháp khi tổ  chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Ngoài ra, tôi còn   được phụ huynh thêm tin yêu và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo  dục. ­ Số tiền làm lợi: Thay vì phải bỏ  ra rất nhiều tiền để  mua đồ  dùng đồ  chơi thì tôi đã tự  làm các con rối, đàn,phách, mõ trống... được tự  tạo do sự  sáng tạo và tận   dụng các nguyên vật liệu có sẵn để làm nên. Từ đó lợi ích mà nó mang lại là   rất lớn.
  11. Đồ  dùng đồ  chơi được phụ  huynh cung cấp các nguyên vật liệu để  làm  nên đã tiết kiệm được kinh phí và các đồ  dung đồ  chơi âm nhạc rất gần gũi  thân quen đối với trẻ, an toàn khi trẻ sử dụng. Thay vì phải mua những đồ dùng đồ  chơi thì có thể  tận dụng những đồ  dùng sẵn có, những sản phẩm của địa phương và sản phẩm của cô và trẻ tạo   ra để có thể tiết kiệm chi phí. 5. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. IV. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: . Điều kiện về cơ sở vật chất: ­ Các trang thiết bị  cần thiết: Máy tính, máy chiếu,đàn , các nhạc cụ  âm  nhạc... ­ Các đồ dùng, đồ chơi sẵn có và tự tạo... ­ Lớp học đầy đủ  trang thiết bị  cần cho trẻ: tranh  ảnh, giấy, bút, sáp, màu  nước… . Điều kiện về giáo viên: ­ Giáo viên mầm non, yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo. * Phụ huynh:  ­ Nhiệt tình ủng hộ các phòng trào và hoạt động của lớp, phối kết hợp   với giáo viên và nhà trường chặt chẽ. . Điều kiện về trẻ: ­ Trẻ  lớp 3 ­ 4 tuổi có nề  nếp, ngoan, lễ  phép với cô giáo và đoàn kết   với bạn bè. V.  Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ  quan, tổ  chức nào hoặc những người tham gia tổ  chức  áp dụng sáng  kiến lần đầu (nếu có): Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho trẻ 3 ­ 4  tuổi tại các trường mầm non. Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công  nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,   đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn   toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0