intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất" nhằm giải quyết tình trạng hạn chế phát triển thể chất, giúp trẻ tự tin, linh hoạt, năng động, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

  1.        CỘNG  HÒA  XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Độc lập ­ Tự do ­  Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3­ 4 TUỔI DÂN TỘC  BRU VÂN KIỀU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT”                                                                              Quảng Bình, tháng 12  năm 2016 1
  2. CỘNG  HÒA  XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­  Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3­ 4 TUỔI  DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT”                                                                 Họ và tên: Lê Thị Hiên                                 Chức vụ: Giáo viên                                 Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy 2
  3. Quảng Bình, tháng 12  năm 2016 Phần 1.  PHẦN MỞ ĐẦU:         1.1 Lý do chon đề tài: Bác Hồ ­ vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta đã nói: “Luyện tập thể  dục, bồi bổ  sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu   nước”. Vâng! Lời nói đó luôn được đề  cao và thực hiện trong các giai đoạn phát  triển của đất nước ta.  Trẻ  khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của  mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hi vọng lớn vào tương lai. Chính vì thế muốn   xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể không nói đến  việc xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất  đạo đức và đặc biệt có sức khỏe tốt để xây dựng đất nước.  Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong đề  cao vị  trí của giáo dục mầm  non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người”. Vậy sự  phát triển thể  chất của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ  em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát   triển thể  chất của trẻ  được đánh giá dựa vào chỉ  số  thông thường như: chiều  cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể. Giáo dục thể  chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của   nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về  thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Việc tạo cơ hội cho  trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là giúp cho hệ thần  kinh và các giác quan của trẻ  nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để  nâng cao  năng lực nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế  hoạt  động này thường khô khan  cứng nhắc, trẻ dễ chán, khó thu hút trẻ. Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng.  Một số  dân tộc  thiểu số   sống  ở  vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế  khó khăn,  cái đói cái nghèo còn đeo bám nên phụ  huynh chưa thực sự  quan tâm chăm sóc  con em mình một cách chu đáo để  trẻ  có thể  phát triển một cách toàn diện.  Trong thực tế  cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số  trước khi tới trường  lớp mầm non đều còn rất bỡ  ngỡ, trẻ còn rụt rè, lạ  lẫm, chưa mạnh dạn hoặc   3
  4. tích cực trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, so với vùng có điều kiện  thuận lợi tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi còn rất cao. Bên cạnh đó, trẻ  3­4 tuổi  do sự  myelin hoá của hệ  thần kinh phát triển  nhanh nên phối hợp vận động ngày càng tốt hơn, các giác quan ngày một nhạy  bén và tinh tế. Trên cơ sở đó tạo sự quan sát có mục đích hơn và dẫn tới nhiều   thay đổi. Đây là tuổi ngây thơ, là tuổi “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lúc  này trong quá trình chạy chơi trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày  chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là   hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định.   Cơ thể trẻ đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn   nội dung phù hợp và tạo cơ  hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ  kém vận động   dẫn đến thể  lực phát triển không đồng đều. Giáo dục thể  chất là nhiệm vụ  trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện trở  thành con người mới trong  công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.  Là người giáo viên Mầm non, qua thực tế dạy trẻ tôi luôn băn khoăn, trăn   trở, suy nghĩ và luôn tìm tòi nhiều giải pháp để  giúp trẻ 3­ 4 tuổi phát triển thể  chất. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp trẻ 3­ 4 tuổi  người dân  tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học  này. Dưới góc độ  khác nhau, đề  tài giáo dục và rèn luyện, phát triển thể chất  cho trẻ  được nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu. Song trong những năm  qua, đề  tài “Một số  giải pháp giúp trẻ  3­ 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều”  phát triển thể chất” chưa có ai đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Năm học này tôi đã  mạnh dạn thực hiện và mong muốn đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu   giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách.  1.2. Điểm mới của đề tài là thực hiện một số giải pháp:    Yêu cầu đối với giáo viên mầm non. Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ . Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất và giáo dục thể chất vào  trong các hoạt động. Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Đề tài nhằm giải quyết tình trạng hạn chế phát triển thể chất, giúp trẻ tự  tin, linh hoạt, năng động, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.   1. 3. Phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến:     Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3­ 4 tuổi phát triển thể chất” có thể áp  dụng cho giáo viên mầm non đang công tác tại các trường học.      4
  5. * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây:  Phần I. Phần mở đầu:   Phần II. Nội dung:  Phần III. Kết luận:  Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất  mong quý độc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo  ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Phần II. NỘI DUNG   2.1. Thực trạng của vấn đề  mà đề  tài, sáng kiến, giải pháp cần giải  quyết. Năm học 2015­ 2016  được sự  quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường,  tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 3­ 4 tuổi, trong quá trình thực hiện đề  tài  này tôi gặp những thuận lợi, khó khăn như sau:          * Thuận lợi: Ban Giám Hiệu nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để  tạo điều kiện về cơ  sở vật chất, mua sắm đầy đủ  trang thiết bị  phục vụ  hiện   đại như: Ghế băng, đích ném, cầu tre, sân vận động...nhằm đáp ứng nhu cầu tổ  chức các hoạt động  để phát triển vận động cho trẻ. Bản thân tôi may mắn được chủ  nhiệm lớp Mẫu giáo bé 3­ 4 tuổi số  lượng 23 cháu. Trong đó có 4 trẻ  dân tộc Kinh chiếm tỷ  lệ: 17,4%; 19 trẻ dân  tộc Vân Kiều chiếm tỷ lệ 82,6%. Đây là điều kiện thuận lợi để trẻ dân tộc Vân  Kiều có điều kiện hòa nhập và tích cực vận động nhằm phát triển thể chất. Đa số  trẻ  tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động chăm sóc, nuôi  dưỡng, giáo dục. Đặc biệt trẻ thích tham gia vào các trò chơi vận dộng, các bài   tập vận động cơ  bản, trò chơi dân gian.... Nhờ  đó giúp trẻ  nhanh chóng được   hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động.    Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến  thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; có lập trường tư tưởng chính  trị  vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong   công tác, luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và nhân dân tính nhiệm. Có ý thức và tích cực tự học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực sư phạm  và khả  năng thực hiện vận động chính xác, linh hoạt để  làm gương cho trẻ  noi  theo.  5
  6. Luôn được sự  hướng dẫn chỉ đạo sát sao về  chuyên môn và sự  quan tâm  tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về  mục tiêu, nội dung, kiến thức, kĩ năng về  phát triển thể  chất, từ  đầu năm đến  nay đã tổ  chức nhiều tiết dạy thao giảng về lĩnh vực “Phát triển thể  chất”, tổ  chức nhiều hội thi nhằm tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo   hứng thú phấn khởi khi được chơi vận động cùng bạn. Bản thân tôi trải qua 9 năm công tác, tham gia giảng dạy tại trường mầm   non trực tiếp chăm sóc­ giáo dục nhiều độ  tuổi khác nhau có nhiều trẻ  em dân   tộc Bru­Vân Kiều nên đã nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và những điều kiện   thuận lợi và khó khăn của trẻ nơi vùng cao hẻo lánh này. Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây: * Khó khăn: Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức   tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn xa xôi, vượt qua nhiều sông  suối, dốc đèo nguy hiểm. Địa bàn rộng, dân cư phân tán, địa phương chưa có khu  vui chơi, khu giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Nhiều phụ huynh không đưa đón con đến trường, ít giao lưu tiếp xúc với  mọi người xung quanh chính vì thế nên các cháu ít có cơ hội vui chơi, học tập. Các cháu ít có cơ hội để tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên việc giáo  dục thể chất ở trường mầm non  còn xa lạ với trẻ. Trẻ ngại ngùng, lo sợ, rụt rè  khi tham gia vận động phát triển thể chất.  Mặt khác, qua một thời gian tìm tòi, suy nghĩ bằng việc sử  dụng một số  biện pháp như động viên khuyến khích trẻ thực hiện, tìm tòi các phương pháp,  các bản nhạc kích thích trẻ tham gia vận động tích cực. Tôi đã tìm ra được một  số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp nữa đó là: + Đồ  dùng chưa đẹp, chưa hấp dẫn đối với trẻ, ít đồ  dùng sáng tạo nên  chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ. + Các hình thức tổ chức cho trẻ phát triển thể chất chưa có sự đổi mới về  hình thức, phương pháp. + Trong quá trình giảng dạy, cô giáo và trẻ còn bất đồng ngôn ngữ (Cô nói   Tiếng Việt, trẻ sử dụng tiếng BruVân Kiều) nên khó hiểu, khó tiếp thu. Trẻ ít được tham gia chơi theo  hướng dẫn của người lớn mà trẻ  thường  chơi tự  do nên khi  đến lớp dưới sự  hướng dẫn của giáo viên trẻ  lại sợ  mình  không đạt được mục đích của bài học các bạn sẽ cười chê nên không mạnh dạn  tham gia. 6
  7. Giáo viên ít có thời gian để  tiếp cận với phụ  huynh; gia đình các cháu  ở  xa, bố mẹ ít đưa đón trẻ đến trường nên khó tiếp xúc, gần gũi để cùng tháo gỡ  những khó khăn đang mắc phải. Giúp trẻ  3­ 4 tuổi phát triển thể  chất không chỉ  là giáo viên, mà còn là  người lớn, những người xung quanh trẻ nhưng người dân ở  tại địa phương còn  lo cho từng bữa ăn nên thời gian quan tâm con cái chưa nhiều. * Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học khảo sát chất lượng đầu vào cũng  như đánh giá trẻ 3­ 4 tuổi theo Chuẩn của Bộ lớp tôi tình hình thực tế kết quả như  sau: KG TB Y Nội dung  Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ Số trẻ Số trẻ % % % Đi, chạy 7/23 30,4  6/23 26  10 43,6 Bò, trườn, trèo 6/23 26  6/23 26  11 48 Tung, ném, bắt 5/23 21,7  6/23 26  12 52,3  Bật, nhảy 6/23 26  7/23 30,4  10 43,6  * Kết quả cân, đo: Cân nặng Chiều cao Bình thường Suy DDNC Bình thường Thấp còi SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% 18 78,3 5 21,7 19 82,6 4 17,4        Phát triển thể  chất là lĩnh vực không thể  thiếu được đối với việc chăm  sóc và giáo dục  ở trường mầm non. Sự phát triển vận động của trẻ  phải được  thông qua các bài tập vận  động, quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ  trong   trường mầm non sẽ  giúp trẻ  phát triển các tố  chất vận động vốn có cũng như  giúp cho trẻ có được một cơ thể khoẻ mạnh. Dựa vào mục tiêu, kết quả mong đợi, nội dung phát triển thể chất, đặc điểm   nhận thức của trẻ mầm non. Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây và từ kết quả  điều tra thực tiễn với vai trò trách nhiệm của giáo viên bản thân tôi luôn trăn trở,   suy nghĩ để giúp trẻ 3­ 4 tuổi ở trường mầm non phát triển thể chất một cách thiết   thực và đạt kết quả cao nhất tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện như  sau: 1. Giải pháp thứ nhất: Yêu cầu đối với giáo viên mầm non. 7
  8. Giáo viên phải chuẩn bị  chu đáo cho tiết học, cũng như  các hình thức  khác. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho   trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với mức độ  phát triển thể  lực   của trẻ.           Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp  hướng dẫn, hình thức tổ  chức, thời lượng, dụng cụ, nhạc  đệm…, chuẩn bị  trước khi tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ  cho buổi  tập.           Biết chọn lọc nội dung lồng ghép, tích hợp phù hợp với từng đề tài. Ví dụ: đề tài “Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh …” tích hợp ATGT,  dùng đúng biển báo...         Qua các tiết dự giờ  đồng nghiệp, tôi thấy một số  giáo viên tập các động  tác thể  dục chưa  chính xác.  Chúng tôi tổ  chức các buổi  sinh hoạt nhằm  tập  luyện các động tác cho chính xác…           Phụ huynh Ở vùng núi trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về giáo dục  mầm non còn hạn chế. Một số phụ huynh chỉ nghĩ rằng: “Giáo viên mầm non  chỉ  cần hát hay múa dẻo là được và đặc biệt hơn các cháu chỉ  cần học chữ  cái là đủ”. Trong lúc đó giáo viên mầm non phải là người luôn luôn có thái độ  tích cực và tôn trọng khả  năng  của trẻ, phải tạo cho trẻ  một chỗ  dựa  tinh  thần, sự tin tưởng, một môi trường sống thật sự ân cần yêu thương với trẻ,  cô giáo cần biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, hướng trẻ quan sát và kích   thích trẻ thực hiện theo các yêu cầu của cô, trẻ tìm ra và thực hiện được theo  đúng yêu cầu mà cô giáo và bài tập đòi hỏi. VD: Với bài dạy thể  dục “Bật qua vật cản” khi cô cho trẻ  thực hiện  cần động viên, khuyến khích trẻ thực hiện thì trẻ mới dám bật. Vì một số trẻ  do sợ  mình không bật được nên không dám bật. Cô ân cần hướng dẫn trẻ  cách bật qua vật cản và tuyên dương trẻ  để  trẻ  thích thú thực hiện và trẻ  cảm thấy rằng mình đã có được sự  tự  tin, trẻ  tự  thấy hài lòng và hãnh diện   với suy nghĩ rằng: “À! Có gì khó đâu bản thân mình đã thực hiện được rồi’’.  Đồng thời qua đó giúp trẻ  say sưa và thích thú hơn trong các giờ  hoạt động  khác.         Trẻ mầm non thường thích nhẹ nhàng, tình cảm và ưa dỗ ngọt. Vì vậy  nên trong quá trình giáo dục và dạy dỗ  trẻ  cô giáo cần phải có thái độ  yêu   thương, quý mến trẻ, gần gũi với trẻ, tuyệt đối không được đánh đập, quát  mắng và doạ  nạt trẻ. Cô giáo cần phải đối xử  công bằng với tất cả  các trẻ  trong lớp, luôn luôn nhẹ nhàng, ân cần và yêu mến trẻ, coi các cháu như chính   con đẻ của mình.         Trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục trẻ, cô giáo cần có những   lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, mức độ và cường độ  giọng nói của cô cần phải  8
  9. nói vừa đủ nghe, không nói quá to cũng không nói quá nhỏ. Nếu nói nhỏ  quá   thì trẻ  sẽ  không đủ  nghe, còn nếu cô nói quá to thì sẽ  gây cho cảm giác là   mình sắp bị cô mắng nên trẻ sẽ rất sợ hãi, rụt dè khi tham gia vào hoạt động.         Cô giáo mầm non cần phải có những lời nói diễn cảm kết hợp cùng với  các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt hiền hậu. Câu nói phải có ngữ văn, ngữ pháp, ngắn  gọn, dễ hiểu, dứt khoát, gắn liền với động tác để trẻ dễ nhập tâm và dễ thực  hiện nhất. VD: Khi phân tích động tác của bài tập thể  dục thì giọng nói của cô  cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với trẻ  thì trẻ  mới cảm thấy   bài tập đó cũng dễ thực hiện thôi không có gì khó khăn cả. 2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ. Trẻ  hứng thú tham gia giờ  học, thực hiện được các kỹ  năng vận động  theo các yêu cầu của bài tập. Trẻ tập trung chú ý trong các giờ học của cô giáo tổ chức.           Thể dục sáng:         Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng   ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa   tuổi mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ  dậy tập thể  dục đơn giản, trẻ  tích  lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.           Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của  các cơ  quan của cơ  thể, thúc đẩy sự  phát triển những kỹ  năng vận động cần   thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.           Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định sau khi điểm   danh. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như  các buổi tập khác, trẻ  nên mặc  quần áo thích hợp để dễ vận động, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua,   cờ  …thể dục phù hợp với động tác để  tạo hứng thú cho trẻ  tập. Giáo viên nên   quan sát cách đứng của trẻ, tư  thế  đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của  trẻ. Trẻ  cần đứng thẳng, vai thả  đều, không lên gân, tay cử  động thoải mái,   không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm  các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động  tác, cũng như  trình độ  thể  lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận   động lớn chỉ nên lặp lại 2­ 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân   thì nên từ  2­ 4 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ  cần theo một số  quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập   phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự  hình thành  tư  thế đúng, gây sự  hoạt động tích cực của các cơ  quan hô hấp, tuần hoàn, các  nhóm cơ… Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có  chủ  đề  gồm 3–4 động tác thể  dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố  9
  10. cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10­ 15 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh  hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình   thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó   phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể tập có động tác bướm  bay, chim bay… Thể dục giờ học :           a. Khởi động:             Để  trẻ  tập trung chú ý, giáo viên cần sử  dụng tín hiệu khác nhau như:  trống, xắc xô,… Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử  dụng tín hiệu âm thanh­ âm nhạc,  đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên  nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú   ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh   lệnh. Có thể tiến hành phần khởi động như sau: Giáo viên cho trẻ  đi bộ  thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía  trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để  theo dõi và điều khiển trẻ  tập. Cho trẻ  đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 5m, đi thường 2m, 5m đi bằng  gót chân, 2m đi thường, đi như vậy khoảng 2­ 3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang  chạy thay đổi tốc độ: chậm­ nhanh­ chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên  có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”,   “Chuông reo  ở  đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ  phấn khởi, thích thú trước khi  chuyển sang phần trọng động. b.Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện   tập của trẻ. + Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực. Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. * Thực hiện bài tập phát triển chung: ­ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ  chính; cơ  bả  vai, cơ  chân, cơ  bụng   những động tác phát triển hệ  hô hấp và những động tác hỗ  trợ  cho bài tập vận  động cơ bản.  Ví dụ: Bài tập vận động cơ  bản là “Ném trúng đích nằm ngang”thì khi   chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay hai   tay đưa ra trước, lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn  lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “Bật xa 25­ 30cm”, nhiệm vụ chính là tập   cho trẻ  biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác  đứng lên ngồi xuống nhiều hơn. 10
  11. Khi tập nên cho trẻ  cầm các dụng cụ  như  cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng   các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các  dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng  thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải   lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành  nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ  có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. * Vận động cơ bản Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ  mỉ  tiến hành theo các bước sau: Làm mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập.   Giáo viên áp dụng các hình thức tổ  chức: Cả  lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào  bài tập và khả năng của trẻ. VD : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Ném trúng đích nằm ngang” cô giáo  có thể gợi ý : ­ Đố các con cô có vòng tròn, có túi cát như thế này thì chúng mình sẽ vận  động gì? ­ Hôm nay cô sẽ cho các con tập “Ném trúng đích nằm ngang” đấy. ­ Cô làm mẫu lần 1 (trọn vẹn, chính xác động tác) ­ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích rõ cách vận động; ­ Làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh vào kỹ năng mới và khó. Ví dụ: Bìa tập: “Ném trúng đích nằm ngang”: Tư  thế  chuẩn bị  2 chân  đứng sát vạch, tay cầm túi cát đưa ra trước, khi có hiệu lệnh “ném” cô đưa túi  cát từ trước vào ngang tầm mắt nhằm trúng đích và ném, sau đó cô nhặt túi cát   bỏ vào rá và về đứng cuối hàng. ­ Cho 3­4 trẻ làm thử. ­ Lớp thực hiện lần lượt 2­3 cháu (cô quan sát sửa sai). ­ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai). * Trò chơi vận động Củng cố rèn luyện và hỗ trợ  cho bài tập vận động cơ  bản. Giáo viên lựa  chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu “Chó sói xấu tính”,   “Bắt chước tạo dáng”, “Cáo và thỏ”, “Mèo và chim Sẻ”…..      VD 1: Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy thay  đổi tốc độ  theo hiệu lệnh”; trò chơi vận động là “Kéo co”. Mục đích nhằm rèn   luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.     VD 2:  Với đề  tài: “Trèo lên xuống ghế” cô chọn trò chơi “đua ngựa”  việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ. c. Hồi tĩnh: 11
  12. Đưa cơ  thể  về  trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục.  Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không  chán học. Giáo viên có thể  tiến hành nhiều hình thức: Cho trẻ  đi vòng tròn, hít  thở, trò chơi vận động tĩnh như: “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”. VD:  Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu.  * Nhận xét tiết học Giáo viên có thể  nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong   tiết học khen , động viên nhắc nhở  trẻ  kịp thời. Cuối tiết học chủ  yếu động  viên trẻ, khen là chính.). 3.  Giải pháp thứ ba: Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất   và giáo dục thể chất vào trong các hoạt động. 3.1.Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất: * Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:     Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ đến sự khô khan, cứng   nhắc. Thật vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt  động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ  hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Bản thân tôi sau khi tham khảo một số bài hát vui nhộn, giai điệu dễ nhớ  phù hợp với các vận động trong giáo dục thể  chất cho trẻ. T ừ  thực tế  tại lớp  mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội  dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ vận   động.     VD:  Khi dạy trẻ chủ đề “Thế giới động vật” tôi chọn nhạc bài “Đàn gà  trong sân”.            Hoặc chọn một số bài hát vui nhộn, nhí nhảnh như bài “Con gà trống”,  “Đàn gà con”. Tới phần hồi tĩnh, tôi cho trẻ  đi  theo nhạc bài hát “Chim bay”, “Cò lả”.  Làm động tác và hít thở nhẹ nhàng theo bài hát 1­ 2 phút.  Với mỗi chủ đề tôi lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề để đưa vào dạy.  Những bài hát lựa chọn thường là những bài hát vui nh ộn, dễ nghe dễ cảm nhận  tạo hứng thú cho trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục đã hiểu là   âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc chào đời và kéo dài suốt thời kỳ  thơ ấu.     * Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất. 12
  13. Trong hoạt động giáo dục thể  chất trẻ  tham gia hoạt động tích cực thì  người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ  vào hoạt động một cách thoải mái   không gò bó để gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục tiêu của giáo dục mầm non:   Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu  cầu bộ lộ qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các   hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ  đều được tham gia tích  cực vào các hội thi đó.  Khi dạy trẻ chủ  đề  “Tết và mùa xuân”, tôi tổ  chức cho trẻ  tham gia hội   thi: Ngày hội mùa xuân. VD: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Lăn bóng trong đường dích dắc,   trò chơi “Hái quả”. + Khởi động: Cho trẻ lên tàu tới tham gia hội thi. + Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (Trẻ tập động tác theo giai  điệu bài hát nói về chủ đề mùa xuân như bài hát “A mùa xuân đẹp quá”. + Vận động cơ bản: Phần thi “Ai khéo hơn ai” (Trẻ lăn bóng trong đường  dích dắc) + Trò chơi: Phần thi : Hái quả (Chia trẻ theo ba nhóm, nhóm nào hái được  nhiều quả hơn là thẳng cuộc). + Hồi  tĩnh: Cho trẻ  thể  hiện niềm mơ   ước của mình (trẻ   đi lại nhẹ  nhàng). Tổ  chức hoạt động giáo dục thể  chất dưới nhiều hình thức khác như  tổ  chức chương trình: Chúng tôi là chiến sĩ, Hội thi hội khoẻ  Phù Đổng, Hội thi   Đại hội thể dục thể thao…..giúp trẻ cảm thấy hứng thú và phấn khích để tham   gia mà không cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán. VD: Với hoạt động giáo dục thể  chất là: “Bật xa 25­ 30cm. Ném trúng  đích nằm ngang”. Tôi tổ  chức chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” trẻ  được  đóng làm các chú bộ  đội đến từ  các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với những  cái mũ đội Sao xanh, Sao đỏ. Tổ chức cho các chiến sĩ tham gia vào các phần thi: + Phần 1: Khởi động: Làm các chiến sĩ hành quân ra thao trường. + Phần 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cho các chiến sĩ đồng diễn một bài tập thể dục  nhịp điệu trên nền nhạc của bài hát.      Vận động cơ bản: Cô tổ chức cho trẻ thực hiện có thi đua và thưởng cờ,   đếm số cờ để tuyên dương đội thắng cuộc       + Phần 3: Hỗi tĩnh: Các chiến sĩ hành quân về đơn vị. Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như  vậy, trẻ thể  hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó lựa chọn các nội   13
  14. dung giáo dục trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương nơi  trẻ sống, của quê hương, đất nước.  * Sử  dụng thơ, truyện, ca dao, đồng dao trong hoạt động giáo dục thể  chất. Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ  mẫu giáo bé không chỉ  phát triển vận động mà giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ, văn  học. Với mỗi đề tài, tôi luôn nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ  đề một câu chuyện, bài thơ để kích thích trẻ sự tò mò hấp dẫn để  trẻ hoạt động   tốt hơn.  VD: Hoạt động giáo dục phát triển thể chất: “ Bò chui qua cổng. Đi thay  đổi theo đường dích dắc”. Tôi sử dụng bài thơ : “ Thăm nhà bà”. Đường đến thăm nhà bà rất khó, phải chui qua cổng và vượt qua nhiều   chặng đường nguy hiểm nữa đấy.  + Phần khởi động: Cho trẻ lên tàu đi đến thăm nhà bà. + Trọng động: Trẻ tập luyện cùng cô, bò chui qua cổng sau đó đi thay đổi  theo đường dích dắc. Tiếp đó cho trerthi đua các toor với nhau trẻ sẽ  hứng thú  tích cực tham gia. + Phần hồi tĩnh: Đến nhà bà vườn cây sai trĩu quả, có nhiều cây bóng mát  cũng thật là thích, nào bây giờ chúng mình cùng tham quan vườn nhà bà nào.         Ngoài thơ, chuyện tôi còn áp dụng một số bài đồng dao, ca dao. VD: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Dung giăng dung dẻ. Tôi cho trẻ  đọc lời đồng dao:                                      Dung giăng dung dẻ                                      Dắt trẻ đi chơi                                      Đến cổng nhà trời                                      Lạy cậu lạy mợ                                     Cho cháu về quê                                     Cho dê đi học                                     Cho cóc ở nhà                                     Cho gà bới bếp                                     Xì xà xì xụp                                     Ngồi thụp xuống đất. 14
  15. Hay các bài đồng dao khác: Thả  đỉa ba ba, xỉa cá mè… Qua đó trẻ  mạnh   dạn, tự tin và hứng thú vận động hơn. * Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất. Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha truyền dạy từ  đời này  sang đời khác, trải nghiệm qua thực tế  cuộc sống con người. Những trò chơi  dân gian đó theo ta từ  thuở   ấu thơ   và lớn lên, đi vào cuococ sống và còn động  mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta đó là những hình  ảnh về quê hương, đât nước   về gia đình.  Trò chơi dân gian thường được tổ  chức trong  các dịp vui chơi hội hè  nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ. Hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu tâm sinh  lý của trẻ: Học mà chơi­ chơi mà học nên việc sử  dùng chơi dân giantooi luôn   quan tâm áp dụng khi tổ chức hoạt động, chính vì thế nó giúp trẻ  tiếp thu kiến   thức kĩ năng một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian  phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc tính vừa sức của trẻ. VD: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động tôi có thể sử dụng một số trò chơi  dân gian  để  thay thế  : Lộn cầu vồng, chồng nụ  chồng hoa, dung dăng dung  dẻ….để cho trẻ chơi tạo cảm giác thoải mái gây hứng thú cho trẻ.   Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ  thấy   như mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả  năng, hết năng lực của bản thân.  Giải pháp 3. Lồng ghép giáo dục thể chất vào các hoạt động khác. Vào các buổi trong ngày tôi luôn luôn tìm cách giáo dục thể chất cho trẻ ở  mọi lúc mọi nơi và kết hợp vào tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. Giờ đón trẻ: Tôi cho chơi với đồ chơi. Cô cho trẻ chạy theo cô với các bài  chạy nhanh hay chạy chậm mà chương trình vẫn dạy. Giờ hoạt động học: + Tiết: Làm quen với toán: Thông qua các trò chơi  ở phần luyện tập mà cô giáo đưa ra cách tích hợp  hoạt động giáo dục thể chất như: Bật nhảy qua suối, bò chui qua cổng, đi bước   dồn ngang….Qua đó củng cố các kiến thức mà trẻ đã được học và tăng sức hút   với trẻ ở khả năng thi đua. + Tiết: Khám phá khoa học: Trẻ được tham gia trải nghiệm với các kiến thức của bài dạy. Khi luyện   tập để củng cố kiến thức giáo viên thường tổ chức các trò chơi cho trẻ chơi thì  khi đó trẻ được chạy nhảy cũng đã góp phần giáo dục thể chất ở trẻ.            + Các tiết học khác: 15
  16. Giáo dục thể chất thường được sử  dụng dưới các hình thức trò chơi cần   có sự vận động của các bộ phận trên cơ thể của trẻ. Nó góp phần phát triển thể  chất cho trẻ mầm non.. 4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan. Với hình thức tổ  chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan đã mang lại cho  trẻ bầu không khí trong lành, ánh sáng làm thỏa mãn về nhu cầu vận động của   trẻ. Ví dụ: Với bài “đi, chạy thay đổi tốc độ  theo hiệu lệnh” cô tổ  chức cho   trẻ đi tham quan sau đó cho trẻ thi đua nhau chạy về tới trường học của mình. 5. Giải pháp thứ năm: Chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện   pháp như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ,  phòng tránh dịch bệnh…Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất  là chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn  thiện, do đó nó cần năng lượng để  xây dựng và đảm bảo sức khỏe tránh dịch   bệnh xảy ra.  Đặc biệt với trẻ sinh sống vùng sâu vùng xa, vùng có kinh tế đặc biệt khó  khăn, đời sống phụ  huynh còn nghèo đói, còn lo từng bừa ăn chưa đủ  thì việc  quan tâm, chăm sóc sức khỏe của con em còn nhiều bất cập. Vì thế  việc chăm   sóc sức khỏe để  trẻ  phát triển cơ  thể  hoài hòa, cân đối, phòng tránh dịch bệnh  xảy ra là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên mầm non. * Chăm sóc vệ sinh:  Trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 3­ 4 tuổi nói riêng việc giáo dục ý  thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi   văn minh và phòng chống bệnh tật, việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô   giáo, sự  phối hợp rèn luyện thói quen giưa ggia đình­ nhà trường, sự  đầu tư  trang thiết bị  chăm sóc vệ  sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ  sinh của trẻ. Không phải trẻ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và  sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói   quen đó cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo hết sức quan trọng. Nhận thức được  tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen cho trẻ, bản thân tôi đã sử  dụng   một số biện pháp để chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ. Dạy trẻ  nhận biết và lấy đồ  dùng vệ  sinh cá nhân đúng kí hiệu: Cô giáo  phân loại kí hiệu theo tổ (Tổ con vật, tổ các loại quả, tổ đồ  vật…) và đồ  dùng  phải để đúng nơi quy định. Bước vào đầu năm học việc nhận biết kí hiệu đối  với 3­ 4 trẻ vô cùng khó khăn do trẻ còn nhỏ, mới đến trường nên tôi luôn quan   sát, hướng dân trẻ chọn đồ dùng đúng kí hiệu của mình. 16
  17. Việc nhận biết đồ dùng đã khó, việc dạy trẻ thực hành thao tác còn khó hơn.  Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay? Khi nào  thì rửa tay?...sau đó tôi tập trẻ từng thao tác rửa tay và tổ chức cho trẻ rửa tay cùng   cô. Dần dần trẻ có thói quen rửa tay, từ đó trẻ có ý thức tự giác rửa tay và giữ gìn   vệ sinh. Hằng ngày, tôi thường lồng ghép giáo dục vệ sinh cho trẻ vào các hoạt động  khác: Khám phá khoa học (giáo dục trẻ biết rửa tay, rửa củ quả sạch sẽ trước khi ăn) … Bên cạnh vệ  sinh cá nhân tôi còn giáo dục trẻ  biết giữ  gìn vệ  sinh môi  trường: Không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ  vào thùng rác đúng nơi quy định,  không khạc nhổ nước bọt lung tung…  Như vậy việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ vô  cùng quan trọng nhưng không hề đơn giản đòi hỏi cô giáo phải nắm đặc điểm   tâm sinh lý của trẻ, phải có phẩm chất đạo đức tốt, tích cực, chịu khó, phải chú   ý đền cháu cá biệt có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ  có   sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. * Chăm sóc bữa ăn:  Ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khoẻ mạnh. Trẻ khoẻ  mạnh, giúp trẻ có sự cận bằng lứa tuôi, cân nặng và chiều cao, cơ thể phát triển  giúp cơ  thể  tránh sự  nhiễm trùng, tinh thần mở  mang điều hoà, khuôn mặt vui   tươi của tuổi thơ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao, như:   khí hậu, yếu tố giống nòi, chế  độ  dinh dưỡng…nhưng trong đó chất lượng của   dinh dưỡng vẫn là chủ yếu. Trẻ em nếu ăn uống hợp lý thì sẽ phát triển về chiều  cao và cân nặng. Vì vậy, trẻ em chỉ phát triển được hài hoà, cân đối khi mà được ăn uống   đầy đủ  chất dinh dưỡng. Nếu trẻ  ăn uống thiếu thốn quá hay ăn uống không  điều độ thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá, phá hoại quá trình trao đổi chất… từ  đó làm cho cơ thể trẻ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Những trẻ  suy dinh dưỡng rất dễ mắc các bênh tiêu chẩy, viêm đường hô hấp… khi mắc  bệnh thì thường nặng hơn và có tỷ lệ tử vong cao. Như vậy, ăn uống có vai trò  rất to lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. * Chăm sóc giấc ngủ:  Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả trẻ em và người lớn. Đó là khoảng  thời gian để  cả  cơ  thể  và bộ  não được nghỉ  ngơi để  chuẩn bị  cho chuỗi hoạt   động sôi nổi sắp tới. Nếu không được nghỉ  ngơi đủ, cơ  thể  bé sẽ  rất mệt mỏi  và đầu óc thiếu minh mẫn.  Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở trường với cô  giáo và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu, nhẹ  nhàng. Tôi thường hát cho trẻ  nghe những bài hát ru hoặc mở  đài nho nhỏ  cho  trẻ  nghe những làn điệu dân ca quen thuộc, để  giấc ngủ  đến với trẻ  được tự  17
  18. nhiên và thật thoải mái, mà không bị gò bó. Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị đầy đủ  chăn, chiếu, gối, đệm cho trẻ nằm, đồng thời chú ý đóng cửa chớp , kéo rèm để  tạo ánh sáng phù hợp giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon. VD: Tôi thấy các cháu nhỏ  khi đi ngủ  cần được sự  quan tâm của các cô   giáo như: xoa đầu, vỗ về yêu thương...Do đó để giấc ngủ đến nhanh với trẻ tôi  thường hát cho trẻ  nge những vài hát ru hoặc đọc thơ  và kết hợp với những   động tác vỗ về âu yếm trẻ. Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát  trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn   ra khỏ người, có trẻ bị  hở  lưng, hở  bụng tôi kéo quần áo cho trẻ  kịp thời hoặc  có trẻ nằm ngoài cựa mình dễ lăn ra khỏi đệm xuống nền nhà, nếu có cháu nằm  sấp không đúng tư  thế  tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ  được thoải mái hơn. Có  cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như  thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp. VD: Trong giờ ngủ có trẻ cựa mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng   và cho trẻ  đi vệ  sinh đẻ  tránh tè dầm ra quần. Sau đó tôi đưa trẻ  về  chỗ  ngủ  tiếp. 6. Giải pháp thứ sáu: Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Sinh thời bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải liên hệ mật thiết với  gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba yếu tố  không thể  tách rời  nhau. Bởi vị giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn có sự giáo dục ở ngoài xã   hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.  Trường mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả tình cảm vào  cô giáo, trẻ  có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ  mới tin tưởng và yên tâm công  việc. Hằng ngày trẻ tới trường được cô chăm sóc cho từng bữa ăn giấc ngủ tới  các hoạt động vui chơi, việc trẻ được luyện tập phát triển thể  chất là vấn đề  không thể  thiếu trong hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Cha mẹ  trẻ  cũng  nhận thức rõ tầm quan trọng của việc này.  Hiểu được mối quan tâm của phụ  huynh học sinh trong việc chăm sóc   giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của   người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng vào thưc tế tại lớp  của mình. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc   phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ và sự cần thiết   trong việc trang bị  cơ  sảo vật chất phục vụ cho giảng dạy trẻ  ở trường mầm   non.  Đặc biệt năm học này tôi đã phối hợp với phụ  huynh xây dựng sân vận  động cho trẻ. Tổ chức cho phụ huynh lao động làm túi cát và cột đấm bóc, làm  cầu tre, ván kê dốc...cho trẻ chơi vận động. Bên cạnh đó, tôi còn tuyên truyền với phụ huynh về các dịch bệnh thường   hay xảy ra đối với trẻ: Bệnh tay­ chân­ miệng, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh  18
  19. ỉa chảy... để  phụ  huynh nắm được các biểu hiện triệu chứng và cách phòng  tránh, điều trị để xử lý kịp thời. Đồng thời tôi thường xuyên tuyên truyền phối hợp với phụ  huynh nâng  cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở nhà với đầy đủ  chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng. Do đời sống kinh tế khó khăn, phương tiện đi lại không có nên việc đưa   trẻ đến trường chưa thường xuyên, tỷ lệ chuyên cần đầu năm còn thấp, vì vậy  trong quá trình giảng dạy tôi đã vận động phụ huynh đưa con em đi học đầy đủ.  Kết quả, tỷ lệ chuyên cần lớp tôi đạt 95 % trở lên. Kết quả đạt được:           Với những giải pháp giúp trẻ  3­ 4 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều phát triển   thể chất lớp tôi đã đạt được một số kết quả như sau: * Đối với giáo viên: ­ Giáo viên mạnh dạn, tự tin khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho   trẻ. ­ Giáo viên áp dụng được trong mỗi chủ đề mỗi nội dung phù hợp. ­ Giáo viên nâng cao kiến thức, kĩ năng khi lên lớp. * Đối với trẻ: ­ Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động. ­ Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện các bài tập vận động. ­ Trẻ nắm được các kiến thức kĩ năng các bài tập vận động. ­ Trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần. ­ Tỷ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng giảm đáng kể so với đầu năm. ­ Chất lượng giáo dục thể chất tăng rõ nét so với đầu năm. Bảng kết quả khảo sát cuối học kỳ I như sau: K­G TB Y Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Đi, chạy 17/23 74  6/23 26  0 0 Bò, trườn, trèo 16/23 69,6  6/23 26       1 4.4 Tung, ném, bắt 15/23 65,2  7/23 30,4      1 4.4 Bật, nhảy 15/23 65,2  8/23 34,8 0 0  Kết quả cân, đo: Cân nặng Chiều cao 19
  20. Bình thường Suy DDNC Bình thường Thấp còi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 21 91,2 2 8,8 21 91,2 2 8,8 ­ Đối với phụ huynh: ­ Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi   đối với việc phát triển vận động cho trẻ. ­ Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ  giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật  liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. ­ Phụ  huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong   việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ. ­  Phụ  huynh  đã  quan tâm  hơn  tới  nội dung  phát triển vận  động,  biết   hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà. ­ Phụ huynh hiểu về sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát  triển thể chất phù hợp, an toàn cho trẻ. ­ Phụ huynh nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển thể  chất bên trong, bên ngoài lớp học.      * Bài học kinh nghiệm:          Nhờ  áp dụng “Một số  giải pháp giúp trẻ  3­ 4 tuổi phát triển thể  chất”,   bằng sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp và sự  nỗ  lực phấn đấu không ngừng của bản thân, tôi đã đúc rút được một số  kinh  nghiệm sau:     1. Giáo viên cần có lập trường tư  tưởng chính trị  vững vàng, chấp hành   tốt chủ  trương đường lối của Đảng; có phẩm chất đaọ  đức tốt, lối sống lành  mạnh giản dị, yêu nghề, mến trẻ, đối xử công bằng với trẻ, có trình độ  chuyên  môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp để  vươn lên  về mọi mặt.     2. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nắm vững nội dung chương   trình giáo dục mầm non mới trẻ 3­ 4 tuổi trong đó có các nội dung về  lĩnh vực   phát triển thể chất cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ  và các  biện pháp giáo dục phù hợp.       3.  Khi tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ giáo viên cần nghiên  cứu kỹ  các phương tiện, điều kiện, chuẩn bị  đầy đủ  các đồ  dùng cần thiết để  tạo môi trường giáo dục thể  chất phong phú. Sử  dụng đồ  dùng trực quan một  cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để   ứng  dụng vào trong giảng dạy.  Đồng thời cô giáo phải biết truyền đạt chính xác,  hấp dẫn, truyền cảm để thu hút và hấp dẫn đối với trẻ.   4. Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, phù hợp với  đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất cho   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2