intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân loại rác thải, sử dụng rác tái chế để làm đồ dùng đồ chơi, hình thành ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe con người đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ LỚP CHỒI 3 PHÂN LOẠI RÁC THẢI TRONG TRƯỜNG MẦM NON 3” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MÔ TẢ NỘI DUNG 1. Lý do chọn đề tài: Trong rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì phần nhiều đều bắt nguồn từ ý thức của con người, trong đó việc thiếu ý thức trong phân loại rác là một thực trạng nổi cộm. Tuy nhiên, việc thiếu ý thức phân loại rác không phải do con người không hiểu biết mà do con người chưa thật sự đề cao việc này, dẫn đến việc rác thải ra môi trường mỗi ngày rất nhiều trong đó có những loại rác có thể tái chế sử dụng được vào mục đích khác. Việc phân loại rác hiện nay mới tập trung nhiều ở trách nhiệm của người lớn, còn trẻ em ít chú tâm trong việc này. Trong khi đó, trẻ em là thế hệ tương lai, đặt nền móng cho cả một xã hội sau này. Đa số trẻ em hiện nay chưa hiểu rõ các khái niệm cơ bản về rác, khả năng nhận thức ý nghĩa của việc vứt rác đúng chỗ và phân loại rác thải còn thấp. Các em cần được giảng dạy thêm để tăng những hiểu biết về các kiến thức cơ bản liên quan đến phân loại rác thải, cải thiện khả năng thực hành phân loại rác và nhận thức lý do phải vứt rác đúng nơi quy định ngay từ lứa tuổi mầm non nhằm hình thành ý thức và thói quen phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường sống của các em sau này. Đó cũng chính là nghĩa vụ và quyền lợi của trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước. Là giáo viên mầm non, năm học 2019-2020 được phân công dạy lớp chồi 3 Trường Mầm non 3, tôi rất yêu công việc của mình và quý mến trẻ như con. Tuy trẻ ở độ tuổi lớp chồi nhưng ở lớp tôi đang dạy 100% trẻ mới đi học. Khi lần đầu tiên đến trường trẻ rất sợ và hay khóc nhè vì toàn là các bạn lạ, cô giáo lạ. Tôi luôn trăn trở và suy nghĩ rất nhiều. Làm sao để các bậc phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Làm sao để các cháu sớm thích nghi với trường, lớp? Làm sao để các cháu có những hành vi và thói quen giữ gìn vệ sinh tốt trong lớp cũng như ở gia đình. Vì mới được đến trường năm đầu tiên, hầu như các bé chưa biết khi sinh hoạt trong môi trường tập thể mình cần phải làm theo những qui định gì, thực hiện nề nếp ra sao. Do đó, tình trạng vứt rác bừa bãi thường xuyên xảy ra ở lớp. Bên cạnh đó, năm học này nhà trường đã đưa nội dung giáo dục lồng ghép “Xử lý và phân loại rác thải” vào các hoạt động giáo dục và là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong sinh hoạt tại trường mầm non 3”. 2. Mô tả nội dung: 2.1 Khảo sát Dạy trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân loại rác thải, sử dụng rác tái chế để làm đồ dùng đồ chơi, hình thành ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe con người đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục mầm non. Qua khảo sát thực trạng về mức độ hiểu biết của trẻ trong độ tuổi từ 4-5 tại lớp chồi 3 của tôi, bằng 3 câu hỏi trắc nghiệm đầu năm học 2019 - 2020 với số trẻ 31 tôi thấy kết quả như sau: GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” Số trẻ Nội dung khảo sát Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % Đầu Trẻ biết: Rác là gì? 15/31 48.4% 16 51.6% năm học 2019 - 2020 Trẻ có thói quen bỏ rác đúng nơi qui định 12/31 38.7% 19 61.3% Trẻ biết phân loại rác trong sinh hoạt 0 0% 31 100% 2.2 Nguyên nhân thực trạng Thuận lợi: Trường Mầm non 3 nơi tôi đang công tác và giảng dạy dần dần từng bước đi lên. UBND Phường 3 tạo điều kiện và quan tâm đến trường lớp, đội ngũ giáo viên nhà trường đoàn kết giúp đỡ. Bản thân tôi luôn được sự giúp đỡ của cán bộ, giáo viên trong trường. Hàng năm được học chuyên đề để nâng cao chất lượng giảng dạy, được tập huấn các cách rèn luyện và hình thành các kỹ năng, các thói quen hành vi tốt cho trẻ. Được sự tín nhiệm, phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình của một số phụ huynh. Lớp được phân chia đúng độ tuổi, sỉ số trẻ đảm bảo theo điều lệ quy định trên lớp. Thường xuyên theo dõi chương trình “Phân loại rác thải” để có kinh nghiệm khi hướng dẫn trẻ luôn tạo tâm lý gần gũi và thoải mái. Khó khăn: Trường Mầm non 3 nơi tôi đang công tác là điểm lẻ kinh tế của phụ huynh chủ yếu dựa vào buôn bán nhỏ, điều kiện kinh tế chưa đồng đều, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa có sự phối hợp với nhà trường. Một số bậc phụ huynh còn chưa có việc làm ổn định nên vẫn ở nhà trông con hoặc nhờ ông bà trông hộ dẫn đến trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi mới đến trường. Một số trẻ là con một, con cưng nên rất có cá tính, rất nghịch và thích làm theo sở thích của bản thân. Một số trẻ luôn được phụ huynh cưng chìu, phụ huynh hay làm thay trẻ nên trẻ trở nên lười hoạt động, ít chịu tham gia, hợp tác, chia sẻ cùng cô và các bạn. Lớp chồi 3 nằm ở điểm lẻ, diện tích còn hẹp nên gặp khó cho việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học và vui chơi. Mỗi lớp chỉ có một thùng rác thì sẽ gặp khó trong việc giúp các cháu phân loại rác thải. Lớp tôi có nhiều trẻ chưa có thói quen tốt về giữ vệ sinh chung: Hoàng Tân, Thanh Thảo, Quỳnh Như, Khải Vinh, Bảo Anh, Gia Thịnh, Công Khanh, Hoàng Đăng, v.v... khi uống sữa, hoặc ăn bánh kẹo thì ném rác ra ngoài đường, chưa biết bỏ rác vào thùng. Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm giúp trẻ thực hiện tốt trong vấn đề phân loại rác thải. Với mong muốn trẻ ở lớp tôi phụ trách, càng ngày sẽ phát triển tốt về mọi mặt đặc biệt là thói quen hành vi tốt trong việc phân loại rác thải. Do đó tôi đã mạnh dạn đề xuất và thực hiện các giải pháp giúp trẻ phân loại rác thải trong sinh hoạt. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” 2.3 Đề ra giải pháp Tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ lớp mình phân loại rác thải cho đúng, góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ tốt hơn cuộc sống sau này các em. Các giải pháp: Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em. Tự bồi dưỡng kiến thức của bản thân về phân loại rác thải, sưu tầm vận dụng bài học, trò chơi về phân loại rác để hướng dẫn trẻ. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và giáo viên cùng lớp về cách phân loại rác và sử dụng rác tái chế. Đẩy mạnh thực hiện tái sử dụng hộp sữa học đường để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để xác định kết quả cần đạt: 2.4 Những nội dung cần đạt Cùng với các giải pháp như: Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em; Tự bồi dưỡng kiến thức của bản thân về phân loại rác thải, sưu tầm vận dụng bài học, trò chơi về phân loại rác để hướng dẫn trẻ; Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và các giáo viên cùng lớp về cách phân loại rác và sử dụng rác tái chế; Đẩy mạnh thực hiện tái sử dụng hộp sữa học đường để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Tôi mong rằng với những kiến thức sẵn có, cùng với sự tìm tòi học hỏi tôi sẽ thực hiện tốt đề tài này và áp dụng cho lớp mình với nhiều hình thức mới lạ để giúp trẻ lớp tôi sẽ có hành vi và thói quen tốt trong vấn đề phân loại rác thải và đạt được kết quả như sau: - Từ 90% trở lên, trẻ mạnh dạn tự tin và trả lời chính xác câu hỏi “Rác là gì?” - 100% trẻ có thói quen vứt rác đúng nơi qui định. - Từ 70% trẻ trở lên biết phân loại rác trong sinh hoạt. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”: 1. Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em. Việc tạo ham thích cho trẻ khi đến trường, đến lớp là vấn đề rất quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh có tâm lý thoải mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hòa đồng nhanh với môi trường tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp. Với trẻ nhỏ việc động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc sẽ tạo tâm lý thoải mái, thích thú và trẻ sẽ thể hiện hết mình. Từ đó giúp trẻ sớm thích nghi với việc sống trong môi trường tập thể, biết gần gũi và chia sẻ với các bạn mọi thứ. Nắm được tâm sinh lý trẻ như thế, nên tôi sử dụng biện pháp giáo dục trẻ một cách từ từ nhưng thường xuyên và liên tục. Mỗi ngày khi trẻ đến lớp tôi đều quan sát và khen ngợi kịp thời khi trẻ có việc làm tốt như: cho vỏ hộp sữa, vỏ kẹo bánh vào thùng rác hoặc thấy có rác dưới sân thì nhặt rồi bỏ vào thùng rác, biết nhắc bạn bỏ rác đúng chỗ. Tôi đưa tiêu chuẩn bé ngoan có nội dung “Không xả rác, biết bỏ rác đúng nơi qui định” để trẻ thực hiện. Tôi tạo tình huống (bỏ một số rác xuống sân như vỏ hộp sữa, lá cây, vỏ bánh, chai nước suối, vỏ hộp lon…., đương nhiên là không để trẻ thấy) rồi đặt vấn đề để trẻ giải quyết: GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” + Rác ở đâu mà vứt lung tung thế này? + Chúng có giống nhau không? + Bây giờ mình phải làm gì nào? Và tôi cùng trẻ thu dọn, tôi hướng dẫn trẻ cho từng loại rác vào các thùng khác nhau: vỏ hộp, vỏ chai riêng, lá cây, vỏ trái cây riêng. + Con có biết vì sao cô lại để riêng chúng không? + Vì những vỏ hộp này chúng ta có thể dùng lại để làm ra những đồ dùng đồ chơi nữa đấy. Qua 2 tuần của tháng 8, một vài các cháu lớp tôi còn khóc khi đến lớp, còn bỏ rác không đúng quy định, nhưng vào tháng 9, các cháu rất vui vẻ khi đến lớp, biết bỏ rác vào thùng rác, biết quan tâm giúp đỡ cô và các bạn, nhắc nhở bạn khi bỏ rác không đúng quy định. 2. Tự bồi dưỡng kiến thức của bản thân về phân loại rác thải, sưu tầm vận dụng bài học, trò chơi về phân loại rác để hướng dẫn trẻ. a. Tự bồi dưỡng kiến thức của bản thân về phân loại rác thải Muốn trẻ biết và phân loại rác thải đúng thì trước tiên bản thân tôi cũng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về cách phân loại rác thải vì rác thải trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người rất đa dạng. Ở phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới hạn việc phân loại rác trong sinh hoạt vì nội dung này gần gũi với trẻ. Qua tìm hiểu, tôi được biết: Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2019, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh 1.305 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, lực lượng chuyên môn thu gom, xử lý 730 tấn/ngày, người dân tự xử lý 326 tấn/ngày. Số lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, trong khi các bãi rác xử lý đang trong tình trạng quá tải. Và phân loại rác thải sinh hoạt gồm có: Rác thải hữu cơ: Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Rác thải vô cơ: Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp, thời gian chúng được phân hủy rất lâu, những chất đó lẫn vào môi trường đất, nước và không khí gây tác hại rất lớn đến hệ sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Rác thải tái chế: Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm. Bản thân tôi đã nghiên cứu khá kỹ về các loại rác thải, vấn đề quan trọng là tôi trao đổi như thế nào để giáo viên cùng lớp và phụ huynh hiểu? Nhưng điều đặc biệt là giáo dục và hướng dẫn trẻ lớp tôi phân loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày một cách có hiệu quả. b. Sưu tầm, vận dụng bài học, trò chơi về phân loại rác để hướng dẫn trẻ. Giáo dục ý thức và hình thành thói quen phân loại rác cho trẻ là cách để tác động ngay từ gốc. Khi nó đã trở thành thói quen sống thì chính các em khi về nhà cũng sẽ nói với phụ huynh và người thân, để từ đó tạo nên sự thay đổi. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” Tôi phối hợp với lớp bên cạnh để 2 thùng rác: 1 có màu xanh lá, 1 có màu xám cạnh nhau và thêm 1 bịt chứa rác xanh dương, trên mỗi nấp thùng và cạnh bịt chứa rác đều có những hình ảnh minh họa gần gũi, dễ hiểu của các loại rác. Tôi đã nghiên cứu, sưu tầm và vận dụng bài học, trò chơi để hướng dẫn trẻ phân loại rác. Ví dụ: Tôi cùng cô giáo chung lớp xây dựng tiểu phẩm có nội dung dạy trẻ vứt rác vào thùng rác và phân loại rác (tiểu phẩm chỉ dài khoảng 5-6 phút). Trẻ tỏ ra thích thú và tiếp thu điều cô muốn giáo dục trẻ rất nhanh. Tôi cho trẻ xem những đoạn clip về tác hại của việc vứt rác bừa bãi xuống sông rạch nhất là rác vô cơ (rác không tái chế được) và rác tái chế được. Hình ảnh trong đoạn clip đã giúp trẻ nhận biết rõ tác hại đó: những con vật sống dưới nước khi nuốt phải túi ni lon, bị lọt vào những chai nhựa không chui ra được ….. đã bị chết như thế nào. Tôi trò chuyện và gợi hỏi cho trẻ nói lên ý kiến của mình qua những hình ảnh vừa xem, sau đó tôi hệ thống lại cho trẻ biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của các con vật ấy bằng cách: - Không vứt rác bừa bãi, không xả rác xuống nguồn nước. - Phân loại rác thành 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. + Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, café không thể sử dụng cho con người; các loại hoa, lá cây, cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng… + Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như túi ni lon, vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người…. Rác này rất lâu mới bị phân hủy. +Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi,... - Sử dụng rác tái chế để làm ra các vật dụng khác như: bình hoa, đồ chơi, đồ trang trí. Tôi cho trẻ xem một số vật dụng, đồ chơi mà tôi làm được: bình hoa làm từ vỏ chai nước suối; cái xúc xắc, lồng đèn làm từ vỏ lon bia, lon nước ngọt; hàng rào làm từ chai sữa, hộp sữa; trang phục làm từ giấy gói quà, túi nilon, áo mưa cũ, cái chân quạt máy hư làm cột ném bóng, quả bóng cũ đã xì hơi làm nón bảo hiểm, con cá v.v… Trẻ rất thích và muốn được làm cùng cô. Tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi phân loại rác: Trò chơi 1: Chơi lô tô. Cách chơi: Trẻ có một số quân bài có hình các loại rác, cô giáo gọi tên rác, trẻ có loại rác đó thì đặt ra, nếu trẻ nào đặt ra hết trước là thắng cuộc. Ví dụ: cô gọi rác hữu cơ thì trẻ tìm quân bài của mình có hình các loại hoa, lá cây, cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng, thức ăn thừa, bả cà phê…. đặt ra. Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh. Cách chơi: Trẻ chia hai đội thi nhau tìm thẻ hình có loại rác mà cô yêu cầu đặt vào thùng rác đúng theo loại rác. Hết một bài hát, đội nào tìm đúng và nhiều là thắng cuộc. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” Trò chơi 3: Tìm chỗ đúng. Cách chơi: Cô chuẩn bị tranh A0 có vẽ hình các loại rác và hình 3 thùng rác có màu sắc khác nhau, cô qui định: thùng rác màu xanh lá đựng rác hữu cơ, thùng rác màu hồng đựng rác tái chế, thùng rác màu vàng đựng rác vô cơ. Trẻ sẽ dùng bút để nối từng loại rác với thùng rác mà cô yêu cầu. Mỗi đội 1 bức tranh, đội nào thực hiện đúng và nhanh là thắng cuộc. Giờ ra chơi, các cháu lại ùa ra nối đuôi nhau thành những hàng dài để được chơi game thẻ phân loại rác thải. Với mỗi chiếc thẻ như quân bài có in hình chai nhựa, hộp xốp, dây thắt lưng da... các con sẽ lần lượt chọn để bỏ chiếc thẻ vào đúng ngăn - ngăn rác thải tái chế, rác hữu cơ và ngăn cho rác còn lại.  Trò chơi đơn giản nhưng các bạn nhỏ lại rất hào hứng. Các bạn luôn nhắc nhở nhau thực hiện phân loại rác thải cho đúng yêu cầu. Qua giải pháp trên đã giúp trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực và tiếp thu rất nhanh về phân loại rác, trẻ hiểu được việc phân loại rác là có ích cho môi trường, tiết kiệm được cho lớp trong việc làm đồ dùng đồ chơi và cùng cô thu gom rác tái chế (đem vật dụng ở nhà không dùng nữa vào lớp) để làm đồ dùng đồ chơi. Kết quả đạt trên 85%. 3. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và giáo viên cùng lớp về cách phân loại rác và sử dụng rác tái chế: Nhằm giúp các cháu lớp chồi 3 phân loại đúng rác thải, bản thân tôi đã trao đổi với giáo viên cùng lớp lựa chọn ra phương án tốt nhất và cùng thống nhất trong việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh để có những giải pháp tốt nhất cùng tác động đến trẻ. Giáo viên ở lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện hành vi văn minh, thói quen vệ sinh, phân loại đúng rác thải và bỏ rác đúng nơi quy định cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hầu hết rác thải tại các hộ gia đình bao gồm bao bì, thức ăn thừa và giấy, giẻ, thùng nhựa, các trang thiết bị đồ dùng bằng nhựa. Thường thì phụ huynh bán ve chai những vật dụng nào có thể bán được, còn lại bao nhiêu thì là rác thải ra môi trường mà chưa biết tận dụng lại những vật liệu đó vào việc gì. Vì vậy, tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền đến với phụ huynh thông qua trẻ hoặc trao đổi trực tiếp. Ví dụ: nhờ phụ huynh tìm giúp quạt máy bị hỏng (loại quạt đứng) để lấy phần chân quạt làm cột ném bóng, phần cánh quạt tôi dùng để trang trí trong lớp hay ngoài lớp v.v… Hoặc những bình nhựa nước rửa chén thì cắt ra làm chậu kiểng, chậu hoa, làm giỏ xách; chai nước suối, nước mắm có dạng phù hợp thì làm bowling…… Sau khi có sản phẩm, tôi mời phụ huynh xem và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn chỉnh hơn sản phẩm của mình. Phụ huynh rất thích thú, họ không ngờ rằng những vật dụng mà họ cho rằng chỉ để bán ve chai hoặc vứt đi thì qua bàn tay các cô đã thành một sản phẩm khác. Tuyên truyền việc phân loại rác thải với các bậc phụ huynh cũng là hình thức phối hợp để giáo dục trẻ phân loại rác ở nhà, hình thành cho trẻ thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Với việc thật, sản phẩm thật, dần dần phụ huynh lớp tôi đã nhận ra và hướng ứng việc phân loại rác để có rác tái chế mang vào lớp, tích cực hỗ trợ tôi nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Kết quả đạt trên 90%. GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” 4. Đẩy mạnh thực hiện tái sử dụng hộp sữa học đường để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi: Hiện nay, Trường Mầm Non 3 có hơn 300 học sinh, trong đó gần 290 trẻ uống sữa học đường. Nếu tính trung bình mỗi em uống 3 hộp sữa/tuần thì mỗi tháng có hơn 3.000 vỏ hộp sữa giấy thải ra môi trường, trong khi vỏ hộp sữa giấy là sản phẩm hoàn toàn có thể tái chế và tái sử dụng. Nhân viên y tế của trường đã hướng dẫn các cô và trẻ cách gấp, xếp vỏ hộp sữa sau khi sử dụng cho gọn không chiếm nhiều diện tích. Được biết, vỏ hộp sữa giấy bao gồm các thành phần chính là bột gỗ, nhôm, nhựa. Trên thế giới có nhiều nước đã thực hiện thành công việc thu gom và tái chế sau khi sử dụng như Nhật, Thái Lan,…Tuy nhiên, từ nhiều năm nay tại Việt Nam, với sự chưa sẵn sàng của cơ sở hạ tầng thu gom và phân loại, việc phân loại và thu gom vỏ hộp sữa giấy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Với một việc làm đơn giản là xếp gọn và phân loại riêng vỏ hộp sữa giấy để thu gom tái chế, chúng ta đã góp một vai trò quan trọng trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường, hỗ trợ tăng cường thu gom và tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu, biến rác thải thành vật dụng có ích; giảm chi phí xử lý rác và giảm tác động đến môi trường, và hơn thế nữa, hành động nhỏ và đơn giản sẽ được lan tỏa ra cộng đồng giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân trong cuộc sống hàng ngày. Yến Thư, Thanh Tuyền, khang Thịnh, Hoàng Nam, Quỳnh Anh, Nguyễn Bảo … rất nhanh nhẹn trong việc gấp các hộp sữa, các bạn này còn thay cô giúp đỡ các bạn chậm và tay yếu chưa tách được vỏ hộp sữa như: Thanh Thảo, Trần Thư, Huỳnh Thư, Trần Bảo.. Hằng ngày, tôi vẫn nhắc các cháu gấp hộp sữa lại sau khi các cháu uống xong để làm kế hoạch nhỏ của lớp. Rồi từ những hộp sữa giấy, sữa chai, chai nước suối, lon coca, bọc nilong,… rửa sạch tôi và trẻ cùng làm thành các món đồ dùng đồ chơi như: Ghép thành hình người, bản đồ, chiếc xe, hàng rào, chậu hoa, bông hoa, máy bay, đoàn tàu hỏa,… để cô và trẻ cùng nhau sử dụng trong các hoạt động của lớp. Với việc làm này, trẻ lớp tôi đã dần hình thành thói quen phân loại rác, tận dụng rác tái chế để làm đồ dùng đồ chơi, hôm nào không uống sữa học đường các bé cũng để lại những chai sữa, hộp sữa mà ba mẹ mang theo cho trẻ uống vào thùng rác tái chế. Nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi của lớp tôi lúc nào cũng dồi dào và đa dạng, tạo môi trường hoạt động cho trẻ một cách tích cực và hiệu quả. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Năm học 2019-2020 do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 các cháu nghỉ tết khoảng giữa tháng 1/2020 và kéo dài nghỉ tránh dịch đến 11/5/2020 các cháu mới trở lại trường. Tuy thời gian nghỉ khá dài nhưng khi trở lại trường Yến Thư, Quỳnh Anh, Hoàng Nam, Khang Thịnh, Nguyễn Hân, Nguyễn Bảo, Võ Hân, Như Ý .... hầu hết các cháu đều nói: “Cô ơi! Ở nhà con cũng gấp hộp sữa sau khi uống xong, con biết phân loại rác mà cô đã dạy con”. Tôi rất vui vì mình đã thành công. Chẳng những ở trẻ mà phụ huynh cũng kể: “Gia đình tôi cũng biết phân ra các loại rác thải chứ không như trước kia, và đã trồng rau sạch để ăn đó cô”. Do ở nhà cha mẹ thường xuyên nhắc nhở bé và bé cũng nhắc cha mẹ phân loại rác thải đúng. Tuy nghỉ lâu nhưng khi trở lại trường các cháu vẫn có các hành vi, thói quen tốt, thực hiện đúng nội quy của trường, lớp. Đó chính là nhờ sự tín nhiệm, yêu GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” thương, thông suốt, hiểu được tầm quan trọng của trẻ mầm non khi được đến trường, trẻ sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ của các bậc phụ huynh.  Qua thực hiện một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3 và với thực tế phụ huynh của lớp cũng như các cháu lớp chồi 3 từ đầu năm đến thời điểm hiện tại là tháng 5 năm 2020 tôi đã thu được những kết quả như sau: ĐẦU NĂM CUỐI NĂM STT NỘI DUNG KẾT QUẢ SỐ TRẺ TỶ LỆ SỐ TRẺ TỶ LỆ 1 Trẻ biết: Rác là gì? 15/31 48.4% 29/31 93,5% Tăng 45.1% Trẻ có thói quen bỏ rác đúng nơi 2 12/31 38.7% 31/31 100% Tăng 61.3% qui định Trẻ biết phân loại rác trong 3 0 0% 24/31 77,4% Tăng 77,4% sinh hoạt Qua số liệu như trên ta nhận thấy các cháu lớp chồi 3 đã có sự hiểu biết về rác thải, biết cách phân loại rác thải tốt. Nâng cao nhận thức của đông đảo phụ huynh và các cháu đặc biệt là các cháu yếu ớt, chậm chạp, tiếp thu kém như: Hoàng Tân, Thanh Thảo, Quỳnh Như, Huỳnh Thư… cũng biết gấp các hộp sữa sau khi uống xong, biết giúp cô chọn các loại nguyên vật liệu để cùng cô làm thành những món đồ dùng, đồ chơi của lớp. Tôi hy vọng các điều tốt luôn phát huy hơn nữa để tiếp tục xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia trong những năm học tới. Đến cuối năm học trẻ ở lớp tôi đã đạt được mong muốn ban đầu đề ra về số trẻ biết phân loại rác thải. Đó cũng chính là niềm vui, là sự thành công nho nhỏ của bản thân trong suốt một năm rèn luyện và tác động đến trẻ, là động lực giúp tôi tiếp tục áp dụng và thực hiện cho các lớp khác ở những năm học sau. V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Sáng kiến này được tổ chức và triển khai thực hiện trong năm học 2019 - 2020 với sự hợp tác của 2 giáo viên của lớp Chồi 3 đạt hiệu quả như mong đợi. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn trong khối của mình, được các bạn trong khối áp dụng và đạt hiệu quả như cô Thanh Thúy lớp chồi 2, cô Ngọc Thanh lớp chồi 1. Sau đó tôi trao đổi với tất cả các đồng nghiệp trong trường như cô Bích Thủy lớp lá 3, cô Hồng Loan lớp lá 1, cô Lan Anh lớp Mầm 3. Với kết quả như thế tôi dần dần trao đổi với các đồng nghiệp ở trường bạn như Cô Thanh Thảo - Trường Mầm Non 2, Cô Tuyết Trinh – Trường Tuổi Xanh 2, Cô Ngọc Thúy – Trường Mầm Non Sao Mai, ... Tôi mong muốn rằng những bài học mà tôi đúc kết trong những năm qua cũng như năm nay, sẽ được các bạn đồng nghiệp, các tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám Hiệu của đơn vị mình tham khảo và góp ý cho tôi thực hiện tốt hơn nữa đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3”. Nếu được góp ý, tôi tin rằng kinh nghiệm này sẽ được áp dụng rộng rãi và thực hiện tốt ở các trường Mầm Non, nhằm góp phần chăm sóc và giáo dục các cháu ngày càng tốt GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” hơn. Chúng ta hãy tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để không chỉ mình thay đổi mà cả toàn thể xã hội thay đổi hướng đến một xã hội xanh - sạch - đẹp - an toàn. Hãy hành động vì một tương lai trong lành hơn với môi trường xanh không còn ô nhiễm. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Việc phân loại rác đối với trẻ mầm non cũng như tuyên truyền đến phụ huynh là vấn đề thực sự mới mẻ và đang ngày càng trở nên quan trong. Có thể thấy, việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Nếu giáo dục các cháu có ý thức tốt và các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn. Quản lý tốt rác thải sinh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế phát triển gắn liền với sự an toàn cho môi trường. Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác ngay từ hôm nay để góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên rác thải và gìn giữ hành tinh xanh của chúng ta! Từ những giải pháp vận dụng để hướng dẫn trẻ phân loại rác thải, tôi đã rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm: - Công tác giáo dục trẻ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống. - Để giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, người lớn phải là tấm gương cho trẻ noi theo. - Cô giáo cần quan tâm, động viên, khích lệ trẻ đúng lúc khi trẻ làm được việc tốt. 3. Đề xuất: Ban giám hiệu nhà trường nên bố trí thùng rác có vách ngăn hoặc nhiều thùng rác hơn để các giáo viên sẽ dán những hình ảnh minh họa và hướng dẫn các cháu phân loại rác thải trong trường mầm non đạt kết quả tốt. Tổ chức các chương trình hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp về cách phân loại rác thải trong năm học, để tuyên truyền đến tất cả phụ huynh cũng như cho giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu phế thải ngày càng tốt và hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên Trường Mầm non 3 đã tham gia góp ý kiến để tôi hoàn thành được đề tài này. Đó cũng là nguồn động viên to lớn để tôi cố gắng phấn đấu nhiều hơn trong năm học tới./. Phường 3, ngày 02 tháng 6 năm 2020 Người viết Tống Thị Bích Duyền GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” của Bà Tống Thị Bích Duyền. Chức vụ: GV lớp Chồi 3 SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Thủy NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN “Một số giải pháp giúp trẻ lớp chồi 3 phân loại rác thải trong Trường Mầm Non 3” Của Bà Tống Thị Bích Duyền đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn GV: Tống Thị Bích Duyền – Trường Mầm Non 3 – Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2