Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi
lượt xem 2
download
Sáng kiến đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hứng thú hơn với việc học chữ cái qua các trò chơi, các hoạt động trong ngày, ngày hội, ngày lễ, qua việc trải nghiệm với thực tế, qua việc chơi và học với các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Tác giả: Chu Thị Thanh Hương - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non)
- Tháng 01 năm 2019 Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Chu Thị Thanh Hương. - Ngày tháng năm sinh: 11/11/1979; Gới tính: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức danh: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non) - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Chu Thị Thanh Hương c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- - Lĩnh vực áp dụng: + Áp dụng vào lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ (làm quen với chữ cái) + Áp dụng vào công tác giảng dạy, tuyên truyền kiến thức kỹ năng cho phụ huynh dạy trẻ tại nhà. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hứng thú hơn với việc học chữ cái qua các trò chơi, các hoạt động trong ngày, ngày hội, ngày lễ, qua việc trải nghiệm với thực tế, qua việc chơi và học với các nguyên vật liệu thiên nhiên. Bản thân giáo viên và đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, biết cách xây dựng môi trường chữ cái cho trẻ hoạt động. Giải pháp 1: Đổi mới hình thức giáo dục trẻ. Đổi mới từ việc xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ… Khi xây dựng kế hoạch bám sát vào kế hoạch của nhà trường, của hiệu phó chuyên môn và tình hình thực tế của trẻ. Tôi đưa vào kế hoạch lồng ghép dạy trẻ làm quen với chữ cái qua các môn học khác và trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại trường mầm non. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái nhằm khuyến khích, thu hút trẻ vào các hoạt động làm quen với chữ cái và tạo tình huống dạy trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái trong giờ học, trẻ dễ tiếp thu kiến thức. Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hứng thú học, chú ý nghe mà còn phải tư duy và trẻ được phát âm rất nhiều và thay cho việc rút chữ cái đã học thì tôi cho trẻ đọc tất cả các chữ cái trong từ, thậm chí có cả những chữ cái trẻ chưa được học trên lớp để phát hiện khả năng của trẻ. Từ đó đưa ra những câu hỏi phù hợp với trẻ sau đó cô giáo mới chính xác hóa lại các âm vị bằng cách phát âm trước mặt trẻ để trẻ quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Ví dụ: Đọc chữ “u” thì miệng hơi khum …. Giải pháp 2: Tích hợp phù hợp với các lĩnh vực và các hoạt động khác. Xây dựng nội dung giáo dục, môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái tích hợp vào các môn học khác, giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng và phát huy tích tích cực của trẻ và để phát huy khả năng của trẻ trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái, thì cần phải năng động sáng tạo trong việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác linh hoạt, phù hợp.
- Việc tích hợp cho trẻ làm quen với chữ cái qua các môn học khác là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Song để tích hợp như thế nào cho hiệu quả, không quá ôm đồm, gây áp lực cho trẻ lại không hề dễ. Để làm tốt nội dung này thì phải nghiên cứu kỹ bài dạy. Tích hợp theo nội dung của bài, nội dung liên quan đến vấn đề nào thì tích hợp cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp với nội dung đó. Chẳng hạn: Với câu truyện “Chiếc áo đẹp” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó cô đưa ra hình ảnh bên dưới có từ “chiếc áo đẹp” cho trẻ đọc và giới thiệu hoặc cô đưa ra nội dung câu chuyện bài thơ cho trẻ đọc và tìm chữ cái trong nội dung bài thơ câu truyện …. Ví dụ: Bài thơ “Bạn mới” Đưa ra tranh bên dưới có cụm từ “bạn mới” cho trẻ đọc chữ cái trong từ và cô giới thiệu cữ Ơ…. Âm nhạc: Có thể tích hợp âm nhạc vào dạy trẻ làm quen với chữ cái như cho trẻ hát các bài hát về chữ cái để tăng sự hứng thú của trẻ. Môi trường xung quanh: Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tìm hiểu trò chuyện về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ cô giáo đưa ra các hình ảnh, địa danh… và bên dưới có ghi các cụm từ chỉ tên giúp trẻ hiểu rõ hơn về nội dung tranh qua đó trẻ cũng nhận ra được các chữ cái trẻ đã biết và chưa biết… Tạo hình: Trong môn tạo hình các chữ cái xuất hiện ở tên trẻ và các sản phẩm tạo hình của trẻ. Cho trẻ tô màu các chữ cái rỗng, cắt dán các nét chữ cái ghép lại với nhau để tạo ra chữ cái hoàn chỉnh… Giờ chơi hoạt động ngoài trời và hoạt động theo ý thích: Trong giờ hoạt động theo ý thích cô cho trẻ chơi với chữ cái, gắn chữ cái lên bảng, ôn lại các chữ cái đã học, làm quen với chữ cái mới, xếp chữ cái bằng que, hột hạt, vẽ chữ trên sân, trên cát… Hoạt động ngoại khóa ngày hội ngày lễ: Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan tạo cơ hội cho trẻ làm quen với chữ cái trên đường trẻ đi, những đối tượng mà trẻ nhìn thấy. Giải pháp 3: Làm quen với chữ cái thông qua trò chơi và các bài tập. Có nhiều bài tập, trò chơi để trẻ làm quen với chữ cái, tùy theo thời gian, nội dung và khả năng của trẻ mà chúng ta có thể lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với trẻ để cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng việt và để cho giải pháp này đạt được hiệu quả cao thì giáo viên cần phải tổ chức thường xuyên, có tính liên tục và ở nhiều hình thức khác nhau không chỉ sử dụng trên giời học các bài tập trò chơi làm quen với chữ cái còn có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với chính quyền nhà trường, đoàn thanh niên, công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu vận động, đóng kịch, trải nghiệm thực tế…. một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giải pháp 4: Tạo môi trường chữ cái lấy trẻ làm trung tâm.
- Cho trẻ làm quen với chữ cái được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy mà việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái được thực hiện ở khắp mọi nơi, trong lớp học, ngoài lớp học để tạo điều kiện tối đa cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái. Cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo lứa tuổi và luôn luôn phải lấy trẻ làm trung tâm. Hành lang lớp học được trang trí thân thiện, có cây xanh, hoa tươi gần giũ với thiên nhiên, trên mỗi loại cây đều đánh tên cây, tên các loại hoa bằng các mẫu chữ cái tiếng việt chuẩn lưu hành. Khu vực nơi trưng bày sản phẩm tạo hình của trẻ đều được ghi tên trẻ, tên bài, sản phẩm và nổi bật nhất là chủ đề trong tháng, tên các góc chơi, các khu vực trong lớp đều được trang trí đẹp mắt, ghi tên rõ ràng để hàng ngày trẻ đều quan sát được và ghi nhớ. Không chỉ trong lớp mà mà các khu vực như vườn hoa, vườn rau, khu vực vườn cổ tích, góc vận động, các bảng biểu cũng có màu sắc đẹp mắt khoa học và thu hút trẻ. Chữ viết xuất hiện ở khắp mọi nơi, có thể dễ dàng bắt gặp những chữ cái mà trẻ đã học, làm quen nhận dạng chữ cái mới lạ mà trẻ chưa biết điều đó càng kích thích sự hứng thú tò mò ham học hỏi khám phá của trẻ. Trang trí sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội dung giáo dục có các đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng phong phú, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năng. Các góc trong lớp, góc xuất hiện nhiều chữ cái nhất đó là góc học tập và sách, thư viện của bé. Ví dụ tại góc học tập tôi trang trí góc lấy trẻ làm trung tâm, góc mở để trẻ có thể vừa học vừa chơi với những chữ cái hoặc bộ nét chữ rời… Xây dựng góc thư viện: Ở đây trẻ được làm quen với những quyển truyện tranh, sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ, những bộ sách song ngữ giúp trẻ tiếp cận thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ thông qua cách nhận biết đồ vật con vật …sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhạy bén với ngôn từ. Giải pháp 5: Phát triển kiến thức của trẻ trên nền tảng kiến thức đã có. Tùy vào khả năng nhận thức của trẻ, xây dựng các hoạt động phù hợp với nhận thức của trẻ trên nền tảng kiến thức trẻ đã có để phát huy hết khả năng nhận thức của trẻ, chú ý phát triển tính sáng tạo, tạo cho trẻ cách học, cách suy nghĩ, tư duy như thế nào và quan tâm hình thành và phát triển khả năng biểu đạt, suy nghĩ, lời nói của trẻ…. Ví dụ: Khi trẻ đã nhận biết được chữ cái “b” cô gợi ý để trẻ phân tích chữ cái xem chữ cái đó có những đặc điểm gì hoặc có thể gợi ý để trẻ tạo dáng chữ theo trí tưởng tượng của trẻ. Giải pháp 6: Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương gần gũi với trẻ đưa vào làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm nâng cao phát triển khả năng sáng tạo và trí
- tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực cho trẻ ham học và vui chơi để từ đó năng cao hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Ví dụ: Cho trẻ chơi với sỏi, nắp chai….trẻ sẽ thỏa sức sáng tạo xếp hình các chữ cái theo trí nhớ của mình sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thưc sau mỗi lần chơi…. Việc sử dụng các nguyên vật liệu phế thải sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu lại vừa dễ làm dễ sử dụng trong giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh từ trẻ đến phụ huynh về việc bảo vệ môi trường và như vậy chúng ta đã giảm được lượng rác thải giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường. Khi sử dụng các đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái thì chất lượng ngày càng được nâng cao. Giải pháp 7: Kết hợp với phụ huynh. Để có thể đạt chất lượng cao nhất trong giáo dục thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều kiện vô cùng quan trọng. Ngoài kiến thức được truyền đạt tại hoạt động trên lớp, trẻ cần được ôn luyện mọi nơ, mọi lúc. Đối với môn học cho trẻ làm quen với chữ cái thì việc ôn luyện ở nhà là điều kiện vô cùng cần thiết do vậy bản thân tôi rất chú trọng tới việc trao đổi, phối hợp với cha mẹ trẻ về nội dung này. Trong buổi họp phụ huynh của lớp tôi đã dành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là tiền đề cho việc học đọc học viết của trẻ sau này ở trường tiểu học. Tại lớp tôi đã xây dựng góc tuyên truyền ở vị trí dễ quan sát nhất để giáo viên có thể kịp thời trao đổi với phụ huynh về chương trình học, sức khỏe cũng như các thông tin cần thiết. Tại đây tôi đã cập nhật thường xuyên chương trình học chữ cái của trẻ theo từng chủ đề, từng tuần học để phụ huynh biết được con mình đã được làm quen với chữ cái gì trong chủ đề đang học. Trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ về tình hình học tập của trẻ tại lớp. Sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội Zalo, facebook lập nhóm giáo viên với phụ huynh của lớp do vậy sự trao đổi liên hệ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ được cập nhật thường xuyên và kịp thời hơn. Từ sự trao đổi giữa giáo viên với phụ huynh, phụ huynh biết được công việc chuẩn bị cũng như công sức cô giáo bỏ ra để tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái là không hề nhỏ nhất là các đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho hoạt động. Từ đó giáo viên có thể vận động sự ủng hộ, đóng góp về cơ sở vật chất từ phụ huynh để phục vụ cho các hoạt động nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng vào công tác giảng dạy của giáo viên trên địa bàn huyện đối với môn học làm quen với chữ cái và một số hoạt động khác của trẻ, giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn các chữ cái tiếng việt, trẻ nói năng mạch lạc rõ ràng và tự tin hơn trong giao tiếp. Sáng kiến có thể áp dụng được trong cơ sở giáo dục mầm non nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến. Qua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên có thể nhận thấy được thực trạng về khả năng tiếp nhận các chữ cái ở trẻ mầm non độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sáng kiến kinh nghiệm giúp bản thân, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, giải pháp trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, góp phần nâng cao trình độ kỹ năng giảng dạy. Giúp trẻ yêu thích, hứng thú hơn với chữ cái tạo tiền đề cho việc học đọc và viết sau này của trẻ. Trẻ phát âm chữ cái chuẩn hơn, to, rõ ràng, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tự mình khám phá môi trường chữ cái phong phú xung quanh trẻ. Trẻ luôn được làm trung tâm của hoạt động, mạnh dạn, tự tin thể hiện các kiến thức của mình về chữ cái. Phụ huynh có cái nhìn mới hơn về hoạt động giáo dục của con em mình tại trường mầm non, thường xuyên phối hợp cho trẻ ôn lại các chữ cái tại nhà. Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ làm quen với chữ cái, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ liên lạc, trao đổi qua giờ đón, trả trẻ, qua mạng xã hội… Giáo viên có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân có thêm nhiều giải pháp trong giảng dạy nhất là trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và đưa ra được “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
- => Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” Cho thấy khả năng làm quen với chữ cái cho trẻ đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể: Nội dung khảo sát TS trẻ Khi chưa áp dụng Sau khi chưa biện pháp áp dụng biện pháp TS TL(%) TS TL(%) Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen với chữ cái trong hoạt 27 79 34 100 động học. Nhận biết đúng mặt 29 chữ cái 27 79 34 100 Trẻ nhận biết cách phát âm 29 34 25 73 34 100 chữ cái rõ ràng. Phụ huynh cùng trẻ ôn luyện, thực hiện các bài tập về chữ cái 24 70 34 100 tại nhà + Lợi ích kinh tế: Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã thu được một số lợi ích kinh tế như: - Giảm được số tiền mua vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. - Giảm được thời gian cô phải trực tiếp giảng dạy mà qua các cách tổ chức trên thì trẻ được tự mình khám phá tìm hiểu ghi nhớ. - Giảm áp lực qua việc học cho trẻ bởi trẻ học theo cách “học mà chơi, chơi bằng học” - Tiết kiệm thời gian cho phụ huynh bởi qua áp dụng các giải pháp này trẻ học thuộc nhanh và ghi nhớ chính xác các chữ cái và cách phát âm của các chữ cái, phụ huynh không mất nhiều thời gian để dạy trẻ và không phải cho trẻ đi học thêm… + Số tiền làm lợi: - Giảm được số tiền mua sách cho trẻ, giảm được số tiền đi học thêm, giảm được số tiền phải đi lại do chi phí cho xăng xe…. bởi: Qua việc áp dụng các giải pháp trên thì trẻ đã học tốt hơn với việc làm quen với chữ cái ngay ở trên lớp và được phụ huynh ôn luyện ở nhà bằng việc sử dụng các đồ dùng bằng các nguyên vật liệu sẵn có và các nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: Lớp có 34 trẻ sẽ phải mua 34 cuốn sách mỗi cuốn 12.000 đồng. 34 cuốn sách x 12.000 đồng = 408.000 đồng. + Mang lại hiệu quả kinh tế:
- Giảm được thời gian cho cô giáo và phụ huynh trong việc dạy trẻ, giảm được số tiền mua sách mua đồ dùng, giảm được tiền xăng xe….. + Mang lại lợi ích xã hội: Việc sử dụng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. - Làm giảm lượng rác thải ra môi trường. - Giảm chi phí xử lý rác thải. - Làm cho không khí trong lành. - An toàn cho trẻ sử dụng. - Trang trí và làm đẹp cho khuôn viên khu vui chơi nơi công cộng, làm đẹp môi trường lớp học. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về cơ sở vật chất - trang thiết bị: Có đủ cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. - Về trẻ: Có nhận thức, năng lực, thể chất tương đối đồng đều - Về giáo viên: Có kiến thức về giáo dục Mầm non, có kỹ năng sư phạm, nắm vững phương pháp dạy học cho trẻ làm quen với chữ cái theo chương trình giáo dục mầm non mới, sáng tạo trong tiết dạy, bám sát vào hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Khi tổ chức hoạt động phải luôn lấy trẻ làm trung tâm. - Phụ huynh học sinh: Phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Đề tài phát triển ngôn ngữ và đặc biệt là lĩnh vực cho trẻ làm quen với chữ cái luôn luôn đồng hành với mọi hoạt động sống của con người, của trẻ nên sáng kiến có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực giáo dục và trong một số lĩnh vực khác cũng rất hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng tại các trường, lớp mầm non trên địa bàn huyện Bình xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
- Thiện Kế, ngày 28 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Chu Thị Thanh Hương
- (Mẫu số 02) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON THIỆN KẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:…………… Thiện kế., ngày 28 tháng 01 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Đơn vị công tác (Phòng, ban, trường…) nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Ông (bà) Chu Thị Thanh Hương.. - Ngày tháng năm sinh: 11/11/1979 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường mầm non Thiện Kế - Chức danh; - Trình độ chuyên môn; ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non). - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Chu Thị Thanh Hương. - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ (làm quen với chữ cái) Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là……….. - Chức vụ……… Thay mặt (phòng, ban, trường…) nhận xét, đánh giá như sau: 1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp nào trong các giải pháp nêu dưới đây: - Giải pháp kỹ thuật:…………………………………………………. - Giải pháp quản lý:………………………………………………….. - Giải pháp tác nghiệp:………………………………………………. - Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:………………………………
- 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây): a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: ….vì - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. (Trường hợp chưa đảm bảo tính mới, tính sáng tạo thì trả lời rõ chưa đạt, lý do) b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Mang lại hiệu quả kinh tế: (nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật) - Mang lại lợi ích xã hội: (nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người) c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.... 3. Kiến nghị đề xuất: - Nêu rõ đề xuất của mình (công nhận hay không công nhận sáng kiến) - Phòng, ban (Trường)….Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận (hoặc không công nhận) sáng kiến Xin trân trọng cảm ơn./. HIỆU TRƯỞNG (Ký ghi rõ họ và tên)
- Mẫu số 5 Mã số - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ (làm quen với chữ cái) - Họ tên tác giả: Chu Thị Thanh Hương
- - Đơn vị công tác: Trường mầm non Thiện Kế Tháng 01, năm 2019 Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:………………………………………. Người số 2:………………………………………. - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Mô tả sáng kiến:
- + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hứng thú hơn với việc học chữ cái qua các trò chơi, các hoạt động trong ngày, ngày hội, ngày lễ, qua việc trải nghiệm với thực tế, qua việc chơi và học với các nguyên vật liệu thiên nhiên. Bản thân giáo viên và đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, biết cách xây dựng môi trường chữ cái cho trẻ hoạt động. Giải pháp 1: Đổi mới hình thức giáo dục trẻ. Đổi mới từ việc xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ… Khi xây dựng kế hoạch bám sát vào kế hoạch của nhà trường, của hiệu phó chuyên môn và tình hình thực tế của trẻ. Tôi đưa vào kế hoạch lồng ghép dạy trẻ làm quen với chữ cái qua các môn học khác và trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại trường mầm non. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái nhằm khuyến khích, thu hút trẻ vào các hoạt động làm quen với chữ cái và tạo tình huống dạy trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái trong giờ học, trẻ dễ tiếp thu kiến thức. Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hứng thú học, chú ý nghe mà còn phải tư duy và trẻ được phát âm rất nhiều và thay cho việc rút chữ cái đã học thì tôi cho trẻ đọc tất cả các chữ cái trong từ, thậm chí có cả những chữ cái trẻ chưa được học trên lớp để phát hiện khả năng của trẻ. Từ đó đưa ra những câu hỏi phù hợp với trẻ sau đó cô giáo mới chính xác hóa lại các âm vị bằng cách phát âm trước mặt trẻ để trẻ quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Ví dụ: Đọc chữ “u” thì miệng hơi khum …. Giải pháp 2: Tích hợp phù hợp với các lĩnh vực và các hoạt động khác. Xây dựng nội dung giáo dục, môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái tích hợp vào các môn học khác, giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng và phát huy tích tích cực của trẻ và để phát huy khả năng của trẻ trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái, thì cần phải năng động sáng tạo trong việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác linh hoạt, phù hợp. Việc tích hợp cho trẻ làm quen với chữ cái qua các môn học khác là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Song để tích hợp như thế nào cho hiệu quả, không quá ôm đồm, gây áp lực cho trẻ lại không hề dễ. Để làm tốt nội dung này thì phải nghiên cứu kỹ bài dạy. Tích hợp theo nội dung của bài, nội dung liên quan đến vấn đề nào thì tích hợp cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp với nội dung đó. Chẳng hạn: Với câu truyện “Chiếc áo đẹp” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó cô đưa ra hình ảnh bên dưới có từ “chiếc áo đẹp” cho trẻ đọc và giới thiệu hoặc cô đưa ra nội dung câu chuyện bài thơ cho trẻ đọc và tìm chữ cái trong nội dung bài thơ câu truyện ….
- Ví dụ: Bài thơ “Bạn mới” Đưa ra tranh bên dưới có cụm từ “bạn mới” cho trẻ đọc chữ cái trong từ và cô giới thiệu cữ Ơ…. Âm nhạc: Có thể tích hợp âm nhạc vào dạy trẻ làm quen với chữ cái như cho trẻ hát các bài hát về chữ cái để tăng sự hứng thú của trẻ. Môi trường xung quanh: Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tìm hiểu trò chuyện về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ cô giáo đưa ra các hình ảnh, địa danh… và bên dưới có ghi các cụm từ chỉ tên giúp trẻ hiểu rõ hơn về nội dung tranh qua đó trẻ cũng nhận ra được các chữ cái trẻ đã biết và chưa biết… Tạo hình: Trong môn tạo hình các chữ cái xuất hiện ở tên trẻ và các sản phẩm tạo hình của trẻ. Cho trẻ tô màu các chữ cái rỗng, cắt dán các nét chữ cái ghép lại với nhau để tạo ra chữ cái hoàn chỉnh… Giờ chơi hoạt động ngoài trời và hoạt động theo ý thích: Trong giờ hoạt động theo ý thích cô cho trẻ chơi với chữ cái, gắn chữ cái lên bảng, ôn lại các chữ cái đã học, làm quen với chữ cái mới, xếp chữ cái bằng que, hột hạt, vẽ chữ trên sân, trên cát… Hoạt động ngoại khóa ngày hội ngày lễ: Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan tạo cơ hội cho trẻ làm quen với chữ cái trên đường trẻ đi, những đối tượng mà trẻ nhìn thấy. Giải pháp 3: Làm quen với chữ cái thông qua trò chơi và các bài tập. Có nhiều bài tập, trò chơi để trẻ làm quen với chữ cái, tùy theo thời gian, nội dung và khả năng của trẻ mà chúng ta có thể lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với trẻ để cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng việt và để cho giải pháp này đạt được hiệu quả cao thì giáo viên cần phải tổ chức thường xuyên, có tính liên tục và ở nhiều hình thức khác nhau không chỉ sử dụng trên giời học các bài tập trò chơi làm quen với chữ cái còn có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với chính quyền nhà trường, đoàn thanh niên, công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu vận động, đóng kịch, trải nghiệm thực tế…. một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giải pháp 4: Tạo môi trường chữ cái lấy trẻ làm trung tâm. Cho trẻ làm quen với chữ cái được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy mà việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái được thực hiện ở khắp mọi nơi, trong lớp học, ngoài lớp học để tạo điều kiện tối đa cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái. Cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo lứa tuổi và luôn luôn phải lấy trẻ làm trung tâm. Hành lang lớp học được trang trí thân thiện, có cây xanh, hoa tươi gần giũ với thiên nhiên, trên mỗi loại cây đều đánh tên cây, tên các loại hoa bằng các mẫu chữ cái tiếng việt chuẩn lưu hành. Khu vực nơi trưng bày sản phẩm tạo hình
- của trẻ đều được ghi tên trẻ, tên bài, sản phẩm và nổi bật nhất là chủ đề trong tháng, tên các góc chơi, các khu vực trong lớp đều được trang trí đẹp mắt, ghi tên rõ ràng để hàng ngày trẻ đều quan sát được và ghi nhớ. Không chỉ trong lớp mà mà các khu vực như vườn hoa, vườn rau, khu vực vườn cổ tích, góc vận động, các bảng biểu cũng có màu sắc đẹp mắt khoa học và thu hút trẻ. Chữ viết xuất hiện ở khắp mọi nơi, có thể dễ dàng bắt gặp những chữ cái mà trẻ đã học, làm quen nhận dạng chữ cái mới lạ mà trẻ chưa biết điều đó càng kích thích sự hứng thú tò mò ham học hỏi khám phá của trẻ. Trang trí sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội dung giáo dục có các đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng phong phú, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năng. Các góc trong lớp, góc xuất hiện nhiều chữ cái nhất đó là góc học tập và sách, thư viện của bé. Ví dụ tại góc học tập tôi trang trí góc lấy trẻ làm trung tâm, góc mở để trẻ có thể vừa học vừa chơi với những chữ cái hoặc bộ nét chữ rời… Xây dựng góc thư viện: Ở đây trẻ được làm quen với những quyển truyện tranh, sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ, những bộ sách song ngữ giúp trẻ tiếp cận thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ thông qua cách nhận biết đồ vật con vật …sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhạy bén với ngôn từ. Giải pháp 5: Phát triển kiến thức của trẻ trên nền tảng kiến thức đã có. Tùy vào khả năng nhận thức của trẻ, xây dựng các hoạt động phù hợp với nhận thức của trẻ trên nền tảng kiến thức trẻ đã có để phát huy hết khả năng nhận thức của trẻ, chú ý phát triển tính sáng tạo, tạo cho trẻ cách học, cách suy nghĩ, tư duy như thế nào và quan tâm hình thành và phát triển khả năng biểu đạt, suy nghĩ, lời nói của trẻ…. Ví dụ: Khi trẻ đã nhận biết được chữ cái “b” cô gợi ý để trẻ phân tích chữ cái xem chữ cái đó có những đặc điểm gì hoặc có thể gợi ý để trẻ tạo dáng chữ theo trí tưởng tượng của trẻ. Giải pháp 6: Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương gần gũi với trẻ đưa vào làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm nâng cao phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực cho trẻ ham học và vui chơi để từ đó năng cao hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Ví dụ: Cho trẻ chơi với sỏi, nắp chai….trẻ sẽ thỏa sức sáng tạo xếp hình các chữ cái theo trí nhớ của mình sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thưc sau mỗi lần chơi…. Việc sử dụng các nguyên vật liệu phế thải sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu lại vừa dễ làm dễ sử dụng trong giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh từ trẻ đến phụ huynh về việc bảo vệ môi trường và như vậy chúng ta đã giảm được lượng rác thải giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
- Khi sử dụng các đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái thì chất lượng ngày càng được nâng cao. Giải pháp 7: Kết hợp với phụ huynh. Để có thể đạt chất lượng cao nhất trong giáo dục thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều kiện vô cùng quan trọng. Ngoài kiến thức được truyền đạt tại hoạt động trên lớp, trẻ cần được ôn luyện mọi nơ, mọi lúc. Đối với môn học cho trẻ làm quen với chữ cái thì việc ôn luyện ở nhà là điều kiện vô cùng cần thiết do vậy bản thân tôi rất chú trọng tới việc trao đổi, phối hợp với cha mẹ trẻ về nội dung này. Trong buổi họp phụ huynh của lớp tôi đã dành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là tiền đề cho việc học đọc học viết của trẻ sau này ở trường tiểu học. Tại lớp tôi đã xây dựng góc tuyên truyền ở vị trí dễ quan sát nhất để giáo viên có thể kịp thời trao đổi với phụ huynh về chương trình học, sức khỏe cũng như các thông tin cần thiết. Tại đây tôi đã cập nhật thường xuyên chương trình học chữ cái của trẻ theo từng chủ đề, từng tuần học để phụ huynh biết được con mình đã được làm quen với chữ cái gì trong chủ đề đang học. Trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ về tình hình học tập của trẻ tại lớp. Sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội Zalo, facebook lập nhóm giáo viên với phụ huynh của lớp do vậy sự trao đổi liên hệ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ được cập nhật thường xuyên và kịp thời hơn. Từ sự trao đổi giữa giáo viên với phụ huynh, phụ huynh biết được công việc chuẩn bị cũng như công sức cô giáo bỏ ra để tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái là không hề nhỏ nhất là các đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho hoạt động. Từ đó giáo viên có thể vận động sự ủng hộ, đóng góp về cơ sở vật chất từ phụ huynh để phục vụ cho các hoạt động nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng vào công tác giảng dạy của giáo viên trên địa bàn huyện đối với môn học làm quen với chữ cái và một số hoạt động khác của trẻ, giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn các chữ cái tiếng việt, trẻ nói năng mạch lạc rõ ràng và tự tin hơn trong giao tiếp. Sáng kiến có thể áp dụng được trong cơ sở giáo dục mầm non nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
- - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến. Qua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên có thể nhận thấy được thực trạng về khả năng tiếp nhận các chữ cái ở trẻ mầm non độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sáng kiến kinh nghiệm giúp bản thân, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, giải pháp trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, góp phần nâng cao trình độ kỹ năng giảng dạy. Giúp trẻ yêu thích, hứng thú hơn với chữ cái tạo tiền đề cho việc học đọc và viết sau này của trẻ. Trẻ phát âm chữ cái chuẩn hơn, to, rõ ràng, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tự mình khám phá môi trường chữ cái phong phú xung quanh trẻ. Trẻ luôn được làm trung tâm của hoạt động, mạnh dạn, tự tin thể hiện các kiến thức của mình về chữ cái. Phụ huynh có cái nhìn mới hơn về hoạt động giáo dục của con em mình tại trường mầm non, thường xuyên phối hợp cho trẻ ôn lại các chữ cái tại nhà. Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ làm quen với chữ cái, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ liên lạc, trao đổi qua giờ đón, trả trẻ, qua mạng xã hội… Giáo viên có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân có thêm nhiều giải pháp trong giảng dạy nhất là trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và đưa ra được “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi”. => Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” Cho thấy khả năng làm quen với chữ cái cho trẻ đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể: Nội dung khảo sát TS trẻ Khi chưa áp dụng Sau khi chưa biện pháp áp dụng biện pháp
- TS TL(%) TS TL(%) Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen với chữ cái trong hoạt 27 79 34 100 động học. Nhận biết đúng mặt 29 chữ cái 27 79 34 100 Trẻ nhận biết cách phát âm 29 34 25 73 34 100 chữ cái rõ ràng. Phụ huynh cùng trẻ ôn luyện, thực hiện các bài tập về chữ cái 24 70 34 100 tại nhà + Lợi ích kinh tế: Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã thu được một số lợi ích kinh tế như: - Giảm được số tiền mua vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. - Giảm được thời gian cô phải trực tiếp giảng dạy mà qua các cách tổ chức trên thì trẻ được tự mình khám phá tìm hiểu ghi nhớ. - Giảm áp lực qua việc học cho trẻ bởi trẻ học theo cách “học mà chơi, chơi bằng học” - Tiết kiệm thời gian cho phụ huynh bởi qua áp dụng các giải pháp này trẻ học thuộc nhanh và ghi nhớ chính xác các chữ cái và cách phát âm của các chữ cái, phụ huynh không mất nhiều thời gian để dạy trẻ và không phải cho trẻ đi học thêm… + Số tiền làm lợi: - Giảm được số tiền mua sách cho trẻ, giảm được số tiền đi học thêm, giảm được số tiền phải đi lại do chi phí cho xăng xe…. bởi: Qua việc áp dụng các giải pháp trên thì trẻ đã học tốt hơn với việc làm quen với chữ cái ngay ở trên lớp và được phụ huynh ôn luyện ở nhà bằng việc sử dụng các đồ dùng bằng các nguyên vật liệu sẵn có và các nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: Lớp có 34 trẻ sẽ phải mua 34 cuốn sách mỗi cuốn 12.000 đồng. 34 cuốn sách x 12.000 đồng = 408.000 đồng. + Mang lại hiệu quả kinh tế: Giảm được thời gian cho cô giáo và phụ huynh trong việc dạy trẻ, giảm được số tiền mua sách mua đồ dùng, giảm được tiền xăng xe….. + Mang lại lợi ích xã hội: Việc sử dụng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. - Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 192 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 114 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn