Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc Bru Vân Kiều
lượt xem 5
download
Đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc Bru Vân Kiều" nhằm giải quyết tình trạng hạn chế về ngôn ngữ, nhận thức mối quan hệ giao tiếp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc Bru Vân Kiều
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP "TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI DÂN TỘC BRUVÂN KIỀU" 1
- Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP "TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU" Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy 2
- Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 Phần I. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của người Việt; đây là ngôn ngữ thứ hai của người dân tộc nói chung và dân tộc Bru Vân Kiều nói riêng. Tiếng Việt được ví như dòng máu tuôn chảy trong mỗi con người, nếu như máu không chảy thì con người không tồn tại được, nếu thiếu máu con người sẽ bị gầy yếu, còi cọc và chậm phát triển. Người Việt Nam mà không sử dụng được Tiếng Việt thì không hòa nhập với cộng đồng, nếu sử dụng Tiếng Việt không thành thạo thì ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư duy và đặc biệt là trong giao tiếp, từ đó con người không chiếm lĩnh tri thức nhân loại và không vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời. Dạy Tiếng Việt cho trẻ là nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, chăm lo. "Tăng cường dạy Tiếng Việt" cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Mục đích là cung cấp công cụ giao tiếp, phát triển tư duy, nhận thức, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, cùng sống trong mái nhà chung Việt Nam. Tiếng Việt được sử dụng thành thạo giúp các em năng động hơn, tự tin, ham học hỏi, thích giao tiếp với mọi người xung quanh, hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Dạy trẻ sử dụng Tiếng Việt tốt giúp trẻ tiếp thu đầy đủ và tốt hơn các kiến thức; nâng cao hiểu biết và kết quả học tập, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ giữa trẻ em dân tộc thiểu số với trẻ em người Kinh. Trang bị cho trẻ vốn Tiếng Việt cơ bản để các cháu có khả năng nghe, hiểu và sử dụng được Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp; đồng thời giúp các em có tâm thế vững vàng, sẵn sàng đi học, tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập từ đó hình thành nhân cách và rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ. 3
- Không nói được Tiếng Việt thì trẻ rất khó tiếp thu kiến thức, kỹ năng, đồng thời trẻ sẽ mặc cảm, tự ti, nhút nhát... Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục của trẻ thuộc vùng dân tộc thiểu số còn rất nhiều hạn chế chưa đáp ứng mục tiêu mong đợi đặc biệt các môn học: Văn học, Toán, Môi trường xung quanh...Nguyên nhân do năng lực nhận thức, ngôn ngữ, Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế. Là người giáo viên mầm non tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ và luôn tìm tòi nhiều giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ "Tăng cường dạy Tiếng Việt" cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ 56T người dân tộc Bru Vân Kiều" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. Dưới góc độ khác nhau, đề tài giáo dục và rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 56T được nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu. Song trong những năm qua, đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc Bru Vân Kiều" chưa có ai đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Năm học này, tôi đã mạnh dạn thực hiện và mong muốn đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách. * Điểm mới của đề tài là đã áp dụng một số giải pháp: Một số giải pháp dạy trẻ nghe Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ nói Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ hiểu lời nói Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ khả năng giao tiếp. Đề tài nhằm giải quyết tình trạng hạn chế về ngôn ngữ, nhận thức mối quan hệ giao tiếp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: Đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ 56T dân tộc Bru Vân Kiều" có thể áp dụng cho giáo viên đang công tác tại trường và có khả năng áp dụng trong các đơn vị thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới và đây là đề tài thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi. * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu: 4
- Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Phần II. Nội dung 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết. Năm học 2012 2013 được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 56 tuổi, trong quá trình th ực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: *Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho dạy học và việc bán trú cho trẻ. Toàn trường có 3 nhóm trẻ và 11 lớp mẫu giáo trong đó có 3 lớp học đúng độ tuổi, 4 lớp học ghép 2 độ tuổi, 4 lớp học ghép 3 độ tuổi. Lớp tôi may mắn được thực hiện đúng độ tuổi (lớp mẫu giáo 56 T) với số lượng 17 cháu. Trong đó có 5 trẻ dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ: 29,4%; 12 trẻ dân tộc Vân Kiều chiếm tỷ lệ 70,6% (có 01 cháu dân tộc khuyết tật). So với những lớp có 100% là trẻ dân tộc thì lớp tôi có trẻ dân tộc Kinh nên tạo điều kiện thuận lợi để trẻ dân tộc Vân Kiều có điều kiện học hỏi, giao tiếp với trẻ người Kinh từ đó giúp trẻ hiểu và sử dụng Tiếng Việt thành thạo hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đa số trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Đặc biệt trẻ thích tham gia học chữ cái, các trò chơi dân gian, đọc câu đố, tục ngữ, ca dao, đồng dao, thơ, hát... nhờ đó giúp trẻ nhanh chóng được hình thành, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ. Bản thân có trình độ chuyên môn Cao Đẳng sư phạm mầm non, hiện đang tham gia học Đại học sư phạm mầm non tại chức nhờ đó kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, luôn được phụ huynh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm. 5
- Bản thân tôi có ý thức và tích cực tự học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực sư phạm và khả năng phát âm Tiếng Việt; sử dụng câu, từ rõ ràng, mạch lạc để làm gương cho trẻ noi theo. Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng Tiếng dân tộc cho giáo viên, từ đầu năm đến nay đã tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng về lĩnh vực “Phát triển ngôn ngữ" như Văn học, Làm quen chữ cái.... Bản thân tôi trải qua 17 năm công tác, trong đó có 3 năm tham gia giảng dạy tại trường và trực tiếp chủ nhiệm lớp có nhiều trẻ em dân tộc Bru Vân Kiều nên đã học tập và tích luỹ được một số ngôn ngữ của người dân nơi đây. Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây: * Khó khăn: Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại vừa xa xôi vừa phải vượt qua nhiều sông, suối, dốc, đèo nguy hiễm. Phương tiện, trang thiết bị hiện đại như: Ti Vi, loa máy thu thanh, băng đĩa… chưa đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng người dân ở đây thường sử dụng Tiếng mẹ đẻ rất tự nhiên và bản năng nên khi đến trường trẻ rất khó hiểu, khó nghe, khó nói được Tiếng Việt. Mặt khác, ngữ điệu, giọng nói của phụ huynh không đúng thanh điệu, âm điệu, ngữ điệu Tiếng Việt nên trẻ bắt chước học theo và sử dụng Tiếng Việt không đúng yêu cầu. Do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn hạn chế nên phụ huynh mặc cảm với cái nghèo. "Cái nghèo" làm cho con người có thêm nghị lực để vươn lên nhưng cũng chính "cái nghèo" đã làm cho con người tự ti, mặc cảm, chấp nhận cuộc sống hiện tại; nhiều phụ huynh cho rằng: "Cái ăn chưa no thì học cái chữ để làm gì". Họ không hiểu cái chữ giúp con người vượt qua cảnh sống nghèo khó hiện tại, vươn tới tương lai, do đó, họ ít quan tâm, không chú trọng tới việc học tập và chăm sóc nuôi dạy các cháu. Nhiều phụ huynh không đưa đón con đến trường, không hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên khi giáo viên đến tận nhà vận 6
- động trẻ đi học thì không những không nhận thiếu sót với giáo viên mà còn nói những lời cay nghiệt khiến cho giáo viên có chút nản lòng. Môi trường ở lớp rất xa lạ đối với trẻ dân tộc, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực các cháu. Các cháu mẫu giáo ngại giao tiếp bằng Tiếng Việt, ít tò mò, ít hỏi cô, hỏi bạn, ít trả lời câu hỏi, điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy, nhận thức và ngôn ngữ của chúng. Khi ở lớp trẻ sử dụng Tiếng Việt, khi về nhà trẻ sử dụng Tiếng mẹ đẻ do đó trẻ dễ quên Tiếng Việt, quên kiến thức, kỹ năng khi ở lớp cô giáo dạy, từ đó các cháu thụ động, thiếu linh hoạt, không vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp. Bộ quần áo, trang phục dày dép các cháu dân tộc khác với trẻ người Kinh nên làm cho các cháu thiếu tự tin, có khi so sánh, ghen tỵ lẫn nhau, tâm lý ấy làm cho việc học ngôn ngữ của các em có phần giảm sút. Việc giao tiếp bằng Tiếng Việt tùy thuộc vào khả năng các cháu là chính, các anh, chị, cha, mẹ, người thân trong gia đình ít khi hướng dẫn, ít khi quan tâm. Việc giao tiếp giữa cô và trẻ rất khó khăn, có nhiều trẻ không thể nghe cô nói, hiểu những lời nói, câu hỏi, những yêu cầu của cô, không xác định được câu trả lời... Việc giao tiếp bằng Tiếng Việt nhờ đến sự tậm tâm của đội ngũ nhà giáo, song giáo viên lại là người từ các nơi khác đến nên ngôn ngữ dân tộc không biết hoặc có biết thì cũng rất ít ỏi nên khó khăn khi giao tiếp, sinh hoạt và trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giáo viên không hiểu phong tục, tập quán của người dân tộc, ít có thời gian để tiếp cận với phụ huynh; gia đình các cháu ở xa, bố mẹ ít đưa đón trẻ đến trường nên khó tiếp xúc, gần gũi, khó rút ngắn khoảng cách, ranh giới giữa giáo viên với trẻ và phụ huynh. Dạy Tiếng Việt cho trẻ được tốt chỉ có người dân ở tại địa phương nhưng vấn đề khó khăn là người dân ở đây trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn không được đào tạo đạt chuẩn do đó, họ chưa đảm nhận được nhiệm vụ quan trọng này. * Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học khảo sát chất lượng đầu vào của lớp tôi tình hình thực tế kết quả như sau: 7
- Kết quả TT Nội dung KG TB Yếu TS SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ lệ lệ lệ 1 Khả năng nghe 17 5 29,4 6 35,3 6 35,3 2 Khả năng nói 17 6 35,3 6 35,3 5 29,4 Khả năng làm quen 3 17 6 35,3 6 35,3 5 29,4 với đọc, viết. Khả năng hiểu lời nói 4 17 5 29,4 6 35,3 6 35,3 Tiếng Việt. Khả năng giao tiếp 5 bằng Tiếng Việt của 17 5 29,4 6 35,3 6 35,3 trẻ. Qua kết quả điều tra thực tiễn cho thấy: số lượng cháu đạt Trung bình trở lên: 67,1%; Yếu: 32,9% Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây và từ những kết quả điều tra thực tiễn với vai trò trách nhiệm của người giáo viên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp nhằm "Tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ 56 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều". Sau đây là một số biện pháp cơ bản: 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Một số giải pháp dạy trẻ nghe: Theo chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ nghe bao gồm: Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày; Nghe kể chuyện đọc thơ, ca dao, đồng giao phù hợp với độ tuổi; Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ chỉ biểu cảm, từ khái quát. * Dạy trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng giao: Do khả năng nhận thức cũng như ngôn ngữ của trẻ dân tộc còn nhiều hạn chế nên thực hiện đổi mới nội dung chương trình tôi đã biết lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng giao phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. 8
- Về chuyện: tôi đã chọn những câu chuyện ngắn có nội dung đơn giản, có tình tiết trùng lặp, các nhân vật thân thuộc, gần gũi đáng yêu và ngữ điệu vui nhộn, hấp dẫn, giúp trẻ hứng thú tham gia. Ví dụ: Trước đây theo chương trình đổi mới hình thức phương pháp dạy câu chuyện: "Niềm vui bất ngờ" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Bác sỹ Chim"; Câu chuyện " Cây tre trăm đốt" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Sự tích Cây Vú sữa"; Câu chuyện " Sơn Tinh Thủy Tinh" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Thần Sắt"...; Về thơ tôi đã cũng chọn những bài ngắn, câu thơ có ít từ, có vần điệu, nhịp điệu gần gủi, giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ: Trước đây theo chương trình đổi mới hình thức phương pháp dạy những bài thơ: "Bó hoa tăng cô" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy bài: "Làm quen chữ số"; Bài thơ: "Gà mẹ đếm con" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy bài: "Đàn Kiến nó đi"; Bài thơ: "Em Vẽ" đổi thay bài "Tay ngoan".... Tương tự như vậy tôi đã lựa chọn cho trẻ nghe những bài hát, câu đố, hò, vè, tục ngữ ca dao, đồng giao gần gũi, phù hợp với khả năng nhận thức, trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.. Đối với phụ huynh và trẻ dân tộc Bru Vân Kiều thường nói mất dấu hoặc từ có dấu thì chuyển thành dấu nặng, phát âm không rõ từ, không đúng thanh điệu, ngữ điệu. Ví dụ: Số bảy thì nói là số "bay"; Mẹ đi làm thì nói "Me đị làm..". Vì vậy, để trẻ nghe đúng trước hết giáo viên phải nói đúng từ ngữ, âm điệu, nhịp điệu thanh điệu... Trong khi kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng giao... cô nên đọc, kể chậm rãi, ngắt nghỉ đúng chỗ, thể hiện đúng thanh điệu, nhịp điệu của bài... Việc đọc, kể phải thể hiện theo tâm trạng, tính cách nhân vật kết hợp hành động, cử chỉ, nét mặt, lộ rõ cách phát âm từ lưỡi, miệng, môi của cô và điều chỉnh luồng hơi phát ra từ cổ, họng để phát âm thật chính xác. * Dạy trẻ nghe nói trong giao tiếp hằng ngày: trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày giáo viên cần nói cho trẻ nghe và thường xuyên giao tiếp với trẻ. 9
- Cô nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ để có kế hoạch giao lưu, giao tiếp với trẻ. Cô nói chuyện với trẻ, vuốt ve, âu yếm tạo sự gần gủi thân thiện giúp trẻ không có mặc cảm, tự ti, rụt rè, nhút nhát. Trong quá trình trẻ nghe cô khuyến khích trẻ chú ý, hứng thú, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui tươi. Có thể cô nói chưa hết câu nhưng ngừng lại để dành cho trẻ sự tập trung chú ý hơn. Trong cùng một độ tuổi nhưng khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khác nhau do đó việc nghe của trẻ cũng khác nhau. Đối với trẻ yếu, nhút nhát cô cần cho trẻ nghe những câu ngắn, đơn giản. Thường xuyên gọi tên trẻ và quan tâm đối với trẻ, những đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng, các bộ phận trên cơ thể trẻ cô cần cho trẻ nhận biết, gọi tên và hướng dẫn trẻ giữ gìn bảo vệ; thường xuyên nhắc nhỡ trẻ khác cùng giúp đỡ, trao đổi, trò chuyện và tham gia chơi cùng cháu yếu, nhút nhát. Đối với trẻ có khả năng phát triển tốt hơn cô cho trẻ nghe những câu mở rộng, câu phức, những đoạn chuyện, những khổ thơ dài hơn. Nghe thường đi đôi với hiểu, nghe đầy đủ thì hiểu đúng nội dung câu nói, nghe không đầy đủ thì hiểu sai nội dung lời nói. Vì vậy, khi nói cho trẻ nghe ngữ điệu cô cần gắn với tình cảnh xảy ra tạo tâm thế vui tươi giúp trẻ tri giác đầy đủ, trọn vẹn lời nói của mình. Nếu tình cảnh vui thì ngữ điệu của cô nhẹ nhàng, âu yếm, nét mặt rạng rỡ hân hoan. Nếu tình cảnh buồn thì ngữ điệu trầm, nét mặt buồn lắng, thể hiện sự không hài lòng, không vui tươi. Đối với trẻ 56T cô cần giúp trẻ hiểu được 23 yêu cầu liên tiếp. Ví dụ: Yêu cầu cháu đến giá tạo hình lấy tranh của bạn A rồi đem về để vào bọc cho bạn A. Trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên để ý xem cháu có làm đúng yêu cầu của cô không, nếu đúng thì kịp thời khen ngợi, nếu chưa đúng thì hướng dẫn cháu thực hiện cho đúng yêu cầu đó. Giúp trẻ hiểu được nội dung câu đơn, câu phức, câu mở rộng, tiến tới hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện. Đối với trẻ dân tộc Vân Kiều khả năng hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện rất khó. Vì vậy, trong quá trình dạy cho trẻ giáo viên không tham vọng ôm đồm nhiều nội dung mà chỉ đặt ra yêu cầu trọng tâm nhất của bài. Ví dụ: Đối với bài thơ "Nàng Tiên ốc": Đối với trẻ dân tộc Kinh cô giáo có thể đặt yêu cầu trẻ phải biết được những câu, từ miêu tả con Ốc đẹp như thế nào?, Những chuyện lạ đã xảy ra trong nhà bà? Vì sao bài thơ có tên "Nàng Tiên Ốc"?.... 10
- Nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số giáo viên có thể chỉ đặt ra yêu cầu: trẻ biết từ trong con Ốc có Nàng Tiên và đã giúp bà làm những công việc như cho lợn ăn, quét dọn nhà cửa, nấu cơm cho bà khi bà đi vắng.... Giải pháp 2. Một số giải pháp dạy trẻ nói Tiếng Việt: * Cô giáo tổ chức tốt các tiết học để dạy trẻ nói. Trên tiết học là điều kiện tốt nhất để dạy trẻ nói Tiếng Việt, chỉ có tiết học mới cung cấp và giúp trẻ nói Tiếng Việt chính xác và đầy đủ nhất. Dạy trẻ phát âm rõ các chữ cái trong chương trình: Đối với các chữ cái nguyên âm như chữ cái a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, u, ư.. thì trẻ dễ nhớ, dễ thuộc, cô chỉ cần phát âm đúng, rõ ràng là trẻ đọc theo được. Đối với các chữ cái có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau như chữ cái: b, d, đ, m, n, l, h...cô cần phát âm nhiều lần, kết hợp với độ mở của miệng, môi, sự uốn cong của lưỡi và luồng hơi bật ra để giúp trẻ dễ quan sát và bắt chước đọc theo. Dạy trẻ kể lại chuyện: Đối với trẻ dân tộc khả năng ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế nên việc kể lại chuyện rất khó khăn, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Trong quá trình nghe cô kể chuyện nhiều lần trẻ tiếp thu nội dung kiến thức, hiểu được nội dung của chuyện từ đó nắm được trình tự nội dung câu chuyện. Giáo viên dạy trẻ kể lại chuyện là cơ hội giúp trẻ thể hiện khả năng nghe, nói và ghi nhớ của mình. Cô kể một đoạn rồi có thể dừng để cho trẻ kể tiếp. Có thể Cô đóng vai là người dẫn chuyện giúp trẻ kể lại từng đoạn chuyện và cả câu chuyện. Khi đóng vai người dẫn chuyện giáo viên phải biết được nên kể ở đoạn nào và dừng ở đoạn nào, đoạn nào khuyến khích trẻ tự kể. Đối với các câu chuyện có nhiều đoạn hội thoại, nhiều tình tiết lặp đi lặp lại cô nên khuyến khích trẻ tự kể các đoạn hội thoại và các tình tiết lặp đi lặp lại đó. Ví dụ: Khi dạy trẻ kể lại câu chuyện "Ba cô gái" cô nên để trẻ tự kể các đoạn chú Sóc con đưa thư đến nhà và nói với Chị Cả, Chị Hai,Chị Út và những câu hội thoại mà chị Cả, chị Hai, Chị Út nói với Sóc con. Khi nghe cháu kể lại chuyện hoặc đọc thơ, ca dao, đồng giao giáo viên chú ý lắng nghe và ghi nhớ những câu, những từ trẻ phát âm chưa đúng để sửa sai cho trẻ. Tiến hành sửa ngay sau khi trẻ đọc xong hoặc kể xong, bằng cách 11
- cô cho trẻ nói đi nói lại sao cho trẻ phát âm đúng từ, câu đó rồi mới chuyển sang từ khác, câu khác, cháu khác. Trong lớp có nhiều trẻ nói sai, trong cùng một lúc giáo viên có thể không sửa sai được cho hết tất cả các cháu cô cần ghi vào sổ nhật ký để mọi lúc, mọi nơi giáo viên phải chú ý sửa sai cho trẻ, làm sao sau mỗi từ, mỗi câu, mỗi trẻ mà phát âm chưa đúng thì giáo viên phát hiện đầy đủ và sửa sai. Bỡi vì trẻ dân tộc chưa ý thức được cách phát âm của mình là đúng hay sai nên theo bản năng cháu cứ phát âm mãi dần dần trở thành thói quen và khi đã trở thành thói quen rồi thì sửa sai cho trẻ khó vô cùng. Một số từ trẻ thường phát âm sai như: "rộn ràng" thì trẻ đọc "dộn dàng"; "S" thì trẻ phát âm "x". . Một số từ nhất là từ láy trẻ thường phát âm sai như: "bồng bềnh" trẻ nói "dồng dềnh", "tinh tươm" trẻ nói "inh ươm". * Cô giáo khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tự trả lời: Cô có thể sử dụng hình thức câu đố hỏi trẻ sau đó khuyến khích trẻ tự đặt câu đố hỏi cô: Những câu hỏi chỉ nguyên nhân. Ví dụ: Cô hỏi vì sao khi bật quạt chúng ta thấy mát?; trẻ đặt câu hỏi: vì sao khi bật bóng đèn thấy sáng hơn? Tương tự cô đặt một số câu hỏi so sánh, khuyến khích trẻ đặt theo: Nhiều hơn ít hơn, cao hơn thấp hơn, giống nhau khác nhau... Ví dụ: Cô hỏi: Cháu có gì giống cô? Trẻ hỏi: cô có gì khác cháu?... Giúp trẻ sử dụng một số từ chỉ biểu cảm: Giáo viên có thể sưu tầm và tìm kiếm một số hình ảnh trên internet rồi thiết kế giáo án PewPoin chiếu trên máy cho trẻ xem, khi trẻ xem xong cô giáo cần gợi ý cho trẻ sử dụng một số từ chỉ biểu cảm gắn vào tình huống đó. Ví dụ: Khi xem bạn mặc áo mới cô hỏi trẻ: Bạn sẽ như thế nào khi được mặc chiếu áo mới? Nếu con có chiếc áo mới thì sẽ thế nào?... Dạy trẻ nói thông qua việc mô tả sự vật, hiện tượng, kể lại sự việc: Khi tổ chức cho trẻ tham quan, dạo chơi và các hoạt động giáo dục khác giáo viên gợi ý cho trẻ tập mô tả sự vật, hiện tượng đã xảy ra theo khả năng của mình. Ví dụ: Khi quan sát "Cây Bàng" cô khuyến khích cho trẻ mô tả "Cây Bàng" có các bộ phận nào? Lá cây, thân cây có hình dáng như thế nào, "Cây 12
- Bàng" có tác dụng gì?, Nếu không có "Cây Bàng" này khi trời nắng thì cô cháu mình sẽ thế nào?... Khi dạo chơi ngoài trời xong cô cho trẻ kể lại trình tự những công việc đã làm, những tình huống đã xẩy ra, cảm xúc của trẻ về những tình huống đó. Cô có thể đặt một số câu hỏi rồi khuyến khích trẻ tự nói theo khả năng của mình. Cô khuyến khích trẻ tự nói, tự bày tỏ cảm xúc và tự trình bày, tự kể lại những câu chuyện, tình tiết sự việc đã xảy ra trước đó mà trẻ được bắt gặp cho cô và các bạn khác cùng nghe. Giải pháp 3: Một số giải pháp dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết: Dạy trẻ làm quen với cách đọc và viết Tiếng Việt: Khác với các ngôn ngữ của các nước khác cách đọc, viết Tiếng Việt bắt đầu từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới; hướng viết Tiếng Việt ở độ tuổi cháu mẫu giáo thì chủ yếu theo chiều mũi tên, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ biết chiều hướng từng mũi tên và điểm bắt đầu và điểm dừng của chữ cái. Hướng dẫn trẻ thực hành tập tô chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên mình: Để thực hiện nhiệm vụ này giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa lời nói với động tác, cử chỉ, đường nét. Vị trí ngồi của cô phù hợp sao cho trẻ dễ quan sát và tri giác trọn vẹn thao tác của cô. Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cầm bút giáo viên hướng dẫn trẻ cầm bằng tay phải thì đồng thời cô đưa tay phải lên. Cầm bằng 3 ngón tay thì đồng thời đưa 3 ngón tay: ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón tay giữa cho trẻ thấy. Cô nói chậm và nói đến ngón tay nào thì đưa ra ngón tay đó ra nhịp nhàng, linh hoạt. Khi tô chữ cái cô hướng dẫn điểm bắt đầu, điểm dừng theo đúng chiều hướng mũi tên. Nói đến đâu tô đến đó. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng dụng cụ học tập, đồ chơi, trang thiết bị dạy học, sách vỡ, tranh ảnh, máy vi tính... Năm học này, không được sự hỗ trợ của ngành nên nhà trường có chủ trương yêu cầu phụ huynh mua dụng cụ học tập cho trẻ. Có đủ dụng cụ cho trẻ học là điều quan trọng và cần thiết, tôi đã phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, mỗi trẻ có đủ vỡ tập tô, bút chì, bộ chữ cái, tranh ảnh.... Trong các hoạt động, tôi tạo điều kiện cho các cháu được sử dụng dụng cụ học tập của mình. Trẻ tự cất, lấy đồ dùng theo ký hiệu; hướng dẫn trẻ bảo quản, giữ gìn sạch sẽ, cẩn thận. Tập cho trẻ có thói quen tốt là sau khi sử dụng xong xếp ngay ngắn và để vào giá góc theo quy định. 13
- Hướng dẫn trẻ biết cấu tạo các cuốn sách, vỡ, chiều hướng đọc sách, mở sách, xem sách. Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống hàng ngày như ký hiệu nhà vệ sinh, lối đi vào, đi ra, những nơi có cảnh báo nguy hiễm, ký hiệu trên đồ dùng vệ sinh và dụng cụ học tập của mình... Giải pháp 4: Giúp trẻ hiểu và giao tiếp bằng Tiếng Việt trong sinh hoạt hằng ngày. Vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ còn nhiều hạn chế nên trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Do đó dạy trẻ giao tiếp bằng Tiếng Việt với mọi người là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Môi trường giao tiếp của trẻ bao gồm trên lớp, ở nhà và cộng đồng dân cư. Đối tượng giao tiếp của trẻ là cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) và những người thân quen gần gũi. Để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số. Trên lớp cô giáo giữ vai trò quan trọng quyết định khả năng giao tiếp của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp bằng Tiếng Việt. Khi tổ chức các hoạt động (hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều, tổ chức các trò chơi, vệ sinh...) giáo viên cần dành một lượng thời gian nhất định để cho trẻ tự bàn bạc, thảo luận và nêu ý định của mình. Phát huy làm sao mỗi trẻ được nêu một ý kiến cho riêng mình sau đó tạo cơ hội cho trẻ trong nhóm bàn luận, tranh cãi với nhau. Hoạt động này có các tình huống xảy ra như có cháu nói có ý đúng, ý hay, có cháu nói chưa có ý hay, ý đúng. Vì vậy, cô là người giải quyết, tổng kết, kết luận các vấn đề nảy sinh. Giúp trẻ biết phân công công việc và đánh giá, nhận xét, góp ý cho nhau trong quá trình hoạt động theo tổ, nhóm. Mặc dù trong lớp gồm cháu dân tộc thiểu số và cháu dân tộc Kinh nhưng chúng tôi yêu cầu các cháu khi đến lớp chỉ giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt; phân công những cháu nói Tiếng Việt tốt kèm cặp, giúp đỡ, hướng dẫn những cháu nói Tiếng Việt còn hạn chế, chú ý phát hiện và sửa sai từ, câu cho bạn. Trong các giờ đón, trả trẻ cô giúp cháu biết chào hỏi, thưa gửi, biết giới thiệu về bản thân, gia đình và biết kể những sở thích của mình, kể tên những 14
- người thân trong gia đình, tình cảm của trẻ đối với những người thân đó, những con vật, đồ vật yêu thích, những sự việc đã xảy ra mà trẻ biết. Phối hợp với phụ huynh để trẻ giao tiếp bằng Tiềng Việt khi ở nhà. Thông thường lúc ở nhà phụ huynh và trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, họ ít quan tâm dạy con nói bằng Tiếng Việt nên việc phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ nói Tiếng Việt khi ở nhà là rất quan trọng. Ngoài thời gian ở lớp các cháu có lượng thời gian rất lớn khi ở nhà, nếu được người thân quan tâm giúp đỡ trẻ nói Tiếng Việt rất có hiệu quả. Hiểu được vấn đề đó trong thời gian qua tôi đã tích cực phối hợp với phụ huynh để quan tâm dạy Tiếng Việt cho trẻ khi ở nhà. Trong thời điểm đón trẻ, trả trẻ và tận dụng những khi được gặp gỡ tôi đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ khi ở lớp, yêu cầu phụ huynh dạy trẻ nói Tiếng Việt khi ở nhà, cung cấp một số bài thơ, câu chuyện, chữ cái và chỉ ra những câu, những từ mà trẻ nói chưa đúng, chưa chính xác hướng dẫn cho phụ huynh sửa sai giúp cho trẻ nói đúng. Yêu cầu cha, mẹ, anh chị cần dành một thời gian cần thiết để trò chuyện, giao tiếp với trẻ bằng Tiếng Việt. Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên mặc dù chưa kết thúc năm học nhưng lớp tôi đã đạt được kết quả đáng phấn khởi. * Kết quả đạt được: Kết quả TT Nội dung KG TB Yếu TS SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ lệ lệ lệ 1 Khả năng nghe 17 10 58,8 5 29,4 2 11,8 2 Khả năng nói 17 11 64,7 5 29,4 1 5,9 Khả năng làm quen 3 17 10 58,8 4 23,5 3 17,6 với đọc, viết. Khả năng hiểu lời nói 4 17 11 64,7 3 17,6 3 17,6 Tiếng Việt. Khả năng giao tiếp 5 bằng Tiếng Việt của 17 11 64,7 4 23,5 2 11,8 trẻ. 15
- Qua kết quả ...cho thấy: số lượng cháu đạt Trung bình trở lên: 87,1%; Yếu: 12,9% * Bài học kinh nghiệm : Nhờ áp dụng các biện pháp "Tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 56T người dân tộc Bru Vân Kiều", bằng sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau: 1. Giáo viên cần có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh giản dị, yêu nghề, mến trẻ, đối xử công bằng với trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp để vươn lên về mọi mặt. 2. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; nắm vững nội dung chương trình giáo dục trong đó các nội dung về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ và các biện pháp giáo dục phù hợp. Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần nghiên cứu kỹ các phương tiện, điều kiện, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết để tiến hành hoạt động đạt kết quả cao. 3. Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ và đáp ứng nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khuyến khích sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục đặc biệt là hoạt động giao tiếp. 4. Cần phải thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia chơi các Trò chơi để phát triển ở trẻ tình cảm, nhận thức, khả năng giao tiếp ngôn ngữ, tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm của mình trước những bạn khác, hạn chế tính rụt rè, nhút nhát của trẻ. 5. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong lớp, giáo viên trong nhóm, với phụ huynh và những người thân trong gia đình trẻ. Phần III. Kết luận 3.1. Ý nghĩa phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến giải pháp Giáo viên là lực lượng nồng cốt quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tỷ lệ thuận 16
- với lương tâm, trách nhiệm của người giáo viên. Nếu các cháu mầm non được chăm sóc, giáo dục chu đáo là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ; làm tiền đề nền móng vững chắc cho trẻ học phổ thông. Đảng, Nhà nước giao cho chúng ta trọng trách vinh vang, rất đỗi tự hào và trách nhiệm lớn lao, đó là nhiệm vụ "Trồng người". Bác Hồ nói: "Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người" Sự nghiệp "Trồng người" đối với trẻ em vùng thuận lợi đã rất khó khăn, vất vã song đối với trẻ em người dân tộc thiểu số lại càng khó khăn vất vả hơn. Làm sao cho trẻ phát triển đúng yêu cầu của nền giáo dục nước nhà đó là mục tiêu, trách nhiệm cao cả của mỗi một người giáo viên. Thấm nhuần lời dạy của Người, giáo viên mầm non phải ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, đem hết sức lực, tâm huyết, trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp "Trồng người" của đất nước. "Tăng cường dạy Tiếng Việt" cho trẻ là góp phần thực hiện "lời dạy" của Người. Dạy Tiếng Việt cho trẻ bao gồm các nội dung: dạy cho trẻ nghe Tiếng Việt một cách đầy đủ, chính xác; hiểu Tiếng Việt là hiểu được ý nghĩa câu nói, câu hỏi câu trả lời; nói Tiếng Việt một cách thành thạo là nói đúng từ, đúng câu, đúng âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu, thanh điệu và làm quen với việc đọc, viết Tiếng Việt.... Các nội dung trên có mối quan hệ đặc biệt với nhau nếu nghe đúng thì nói đúng và hiểu đúng ý nghĩa câu nói, ngược lại nếu nghe sai thì không hiểu được ý nghĩa câu nói và nói không đúng. Để thực hiện tốt các nội dung trên thì phải thực hiện đồng thời, thường xuyên và liên tục, kết hợp hài hòa giữa Nhà trườngGia đìnhXã hội. Việc dạy trẻ sử dụng thành thạo Tiếng Việt có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm hình thành và phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, tình cảm và quan hệ xã hội. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa nhân loại; đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã và đang khởi xướng. Việc dạy trẻ sử dụng thành thạo Tiếng Việt thông qua các biện pháp dạy trẻ nói Tiếng Việt đúng quy định, nghe và hiểu được nội dung lời nói, làm quen với việc đọc, viết và sử dụng chúng trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày làm tiền đề nền tảng cho việc phát triển tư duy, nhận thức và hoàn thiện nhân cách con 17
- người giúp cho các cháu trẻ em người dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Vân Kiều nói riêng vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời. Sử dụng đúng Tiếng Việt ngay từ tuổi mầm non là cơ sở để giúp trẻ sau này lớn lên có điều kiện mở rộng môi trường giao tiếp, giao lưu với bạn bè các vùng miền trên quê hương, đất nước, trong cộng đồng dân cư, trong mái nhà chung Việt Nam. Để dạy Tiếng Việt cho trẻ có kết quả, giáo viên mầm non cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ với kỹ năng và thực tiễn công việc. Phối hợp hài hòa giữa giáo dục Nhà trường Gia đình Xã hội. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất Đề nghị lãnh đạo ngành và cán bộ quản lý giáo dục mầm non góp ý chân thành vào bản Sáng kiến kinh nghiệm này; tạo điều kiện để bản thân tôi được học tập thêm chị em đồng nghiệp, được giao lưu và đúc rút được nhiều kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực sư phạm và nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được song Sáng kiến kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học của Nhà trường và Hội đồng khoa học của ngành để cho bản Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trường và còn vươn đến các trường mầm non thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới./. 18
- Người viết Nguyễn Thị Tú Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD ĐT LỆ THỦY ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 19
- ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 97 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 142 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn