intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướng lấy trẻ làm trung tâm" nhằm góp phần giúp đồng nghiệp có những kỹ năng tổ chức các hoạt động chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn; Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

  1. Mục lục
  2. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Nhà giáo dục người Nga A.X.Macrencô đã đánh giá hoạt động chơi có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em: Trong trò chơi (hoạt động chơi) đứa trẻ chơi như thế nào, thì sau này khi lớn lên, nó cũng sẽ ảnh hưởng trong công việc cũng như cuộc sống như thế.[1] Với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo:"Trẻ học mà chơi, chơi mà học".Thông qua hành động vui chơi với bạn bè cùng chơi, giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội và mở ra một chặng đường phát triển mới về thể chất và tinh thần. Vì thế trong hoạt động chơi, việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn.Quahoạt động vui chơi không ngừng hình thành và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, tăng cường khả năng nhận thức từ đó giúp trẻ thể hiện năng lực, kĩ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với người xung quanh.[2] Mặt khác hoạt động vui chơi ở trường mầm non là phương tiện để phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ được chăm sóc sức khỏe được học tập mà còn được vui chơi, trải nghiệm.Qua hoạt chơi không ngừng giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng xã hội khác nhau mà còn tạo cho trẻ sự tự tin, hứng thú, sáng tạo của bản thân khi tham gia vào các hoạt động vui chơi. Vì thế khi trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi ở trường Mầm non là trẻ được tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn: Người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái hiện lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng, giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự tin, sáng tạo của mình. Nhưng trong thực tế hiện nay khi tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên chưa chú trọng vào việc rèn cho trẻ những kĩ năng chơi, chưa quan tâm nhiều đến việc mở rộng và nâng cao những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua hoạt động chơi, chưa tạo ra được những góc mở cho trẻ tham gia hoạt động. Chưa nâng cao kỹ năng giao tiếp, sự hợp tác giữa các góc chơi chưa được liên kết, hoạt động chơi còn mang tính chất đơn lẻ nhiều, nội dung chơi còn đơn điệu, đồ chơi chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ. Do đó, trẻ thường tỏ ra nhanh chán, hiệu quả của hoạt động chơi chưa cao. Mặt khác nhiều giáo viên còn chưa chú ý đến hiệu quảcủa hoạt động vui chơi, khi tổ chức còn mang tính chất hình thức, đại khái, qua loa chưa chú trọng đến việc lấy trẻ làm trung tâm. Nếu thực tế này kéo dài thì đối với giáo viên sẽ mai một dần các kiến thức tổ chức hoạt động chơi cho trẻ, đối với trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Nhận thức được vai trò và tầm qua trọng trong việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo tôi đã lựa chọn đề tài:“Một số giải pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướnglấy trẻ làm trung tâm” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học: 2021-2022 1.2. Mục đích nghiên cứu Bản thân nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra giải pháp tổ chức cho
  3. trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”. Khi đề tài này được đưa vào thực tiễn nó góp phần giúp đồng nghiệp có những kỹ năng tổ chức các hoạt động chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Một số giải pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Thung Khế, trường Mầm non Phú Nhuận tham gia hoạt động vui chơi tích cực, hiệu quả theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. -Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Giáo sưTina Bruce nước Úc tác giả hàng đầu về giáo dục Mầm non đã tóm tắt về giá trị của việc chơi đùa như sau: "Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ. Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành".[3]Việc vui chơi cho phép trẻ hiểu được tương tác xã hội là thế nào, để tìm ra cách giải quyết vấn đề, để tưởng tượng, để khám phá và tìm ra những gì là an toàn và những gì thì không an toàn. Nói một cách khác, trẻ em học thông qua việc chơi. Với giáo dục Mầm non“Vui chơi là hoạt động chủ đạo. Nó được xem là một nhu cầu thiết yếu và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện về tâm lý, sinh lý và nhân cách con người”[2].Thông qua hoạt động chơi giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức đã được học, cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh,phát huy tính tò mò sự sáng tạo của trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với cộng đồng và môi trường xung quanh. Giúp trẻ tự tin vào khả năng và năng lực của bản thân, đồng thời phát triển ở trẻ tính tự lực, biết sáng tạo trong các hoạt động hằng ngày theo khả năng, năng lực của mình.Qua đó cũng tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung và các hình thức tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mà cụ thể là tổ chức tốt các trò chơi trong chương trình giáo dục mầm non. Với trẻ mẫu giáo3-4 tuổi chưa có kinh nghiệm chơi, trẻ chưa tự lực, chưa chủ động khi tham gia vào trò chơi. Tức là trẻchưa biết thỏa thuận với nhau khi lựa chọn chủ đề chơi,chưa tự chọn được vai chơi, chưa biết cách phân công công việc của từng vai (trưởng trò chơi). Trẻ chưa biết hợp tác với trẻ khác và nhường nhịn bạn trong khi chơi.Một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.Vì thế giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động
  4. chơi cho trẻ một cách nhẹ nhàng linh hoạt, đặc biệt chú trọng tới việc:“Bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ”[4] trong khi tham gia hoạt động vui chơi. Thực tế cho thấy hoạt động chơi của trẻ Mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng, tuy đã được tổ chức nhưng nó vẫn còn mang tính hình thức, tức là giáo viên vẫn chưa thực sự hết lòng chú tâm vào việc hướng dẫn, định hướng cho trẻ chơi, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động chơi của trẻ.Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh covid-19 diễn ra hết sức phức tạp đã làm ảnh hưởng đến việc trẻ đến trường bị gián đoạn, từ đó hiệu quả của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại trường, lớp cũng bị hạn chế. Chính vì vậy trong hoạt động vui chơi trẻ chưa lĩnh hội hết các quy luật chơi, ý nghĩa trò chơi, cũng như tác dụng giáo dục trong các trò chơi, từ đó không kích thích được hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ, không giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện theo mục đích giáo dục ở các trò chơi được đặt ra. Vì vậy chúng ta là những người giáo viên - Người cô - Người mẹ - Người bạn lớn của trẻ cần xây dựng môi trường vật chất cũng như tinh thần gần gũi thân thiện, phù hợp với trẻ từ đó tạo cơ hội, tạo điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày, đặc biệt là hoạt động chơi. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Thuận lợi - Trường mầm non Phú Nhuận đạt chuẩn Quốc gia mức độ1 và kiểm định chất lượng cấp độ 2. Có diện tích phòng học rộng rãi thoáng mát và được trang, cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi như: Các loại đồ chơi theo chủ đề, máy vi tính, tivi,… phù hợp với trẻ theo quy định. - Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp như: Cập nhật những kiến thức chuyên đề mới; bồi dưỡng công nghệ thông tin... - Đối với bản thân có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ. - Trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày hội, ngày lễ do nhà trường tổ chức. - 100% trẻtrong lớp được ăn bán trú, có sức khoẻ tốt và cùng một lứa tuổi nên có tâm sinh lý tương đồng, do đó khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ dễ dàng hơn. - Một số phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi cho trẻ. Bên cạnh mặt thuận lợi trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi cũng gặp không ít khó khăn. 2.2.2. Khó khăn - Tuy đã được trang,cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhưng đa phần là đồ chơi mua sắm bằng nhựa, chưa có nhiều đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. - Trong thực tế hiện nay khi tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên thường làm thay, làm hộ trẻ, chưa chú trọng vào việc “lấy trẻ làm trung tâm”, chưa rèn cho trẻ
  5. những kĩ năng chơi, chưa quan tâm nhiều đến việc mở rộng và nâng cao những kiến thức mà trẻ sẽ lĩnh hội được thông qua hoạt động chơi. - Kỹ năngtham gia hoạt động vui chơi của trẻ còn nhiều hạn chế,còn nhút nhát chưa tự tin, chưa sáng tạo khi tham giavào các trò chơi. Song song với những mặt tích cực thì hạn chế từ thời đại công nghệ 4.0đã làm cho trẻem ngày nay bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các trò chơi điện tử, chơi game, phim hoạt hình…. nên đã lãng quên các trò chơi truyền thống, hoặc khi tham gia trò chơi cũng chơi một cáchthụ động. Năm học 2021-2022 vì tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyên cần hàng ngày của trẻ. - Đa số cha mẹ trẻ làm nghề nông, đi làm ăn xa ít điều kiện quan tâm đến con cái. Một số cha mẹ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách trẻ thông qua hoạt động chơi, đặc biệt là hoạt động chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế của lớp, kết quả thu được như sau: Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến. Số trẻ Kết quả đánh giá trẻ Nội được khảo TT dung sát Đạt Chưa đạt khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ (%) trẻ (%) 1 Khả năng lĩnh hội các quy luật chơi của trẻ 37 23 62.2 14 37.8 Khả năng mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia 2 37 24 64.9 13 35.1 vào các hoạt động chơi. 3 Khả năng giao tiếp, tương tác với bạn cùng chơi. 37 23 62.2 14 37.8 Khả năng sáng tạo khi tham gia hoạt động 4 37 22 59.5 15 40.5 chơi. Sự hứng thú và có cảm giác thoải mái khi 5 37 23 62.2 14 37.8 tham gia hoạt động chơi Căn cứ kết quả đã khảo sát tôi thực hiệncác giải pháp để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tôi như sau: 2.3. Các giải phápđã sử dụng đểgiải quyết vấn đề - Xây dựng kế hoạch, nắm vững nội dung, phương pháp trước khi tổ chức hoạt động chơi - Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng,đồ chơiphong phú, đa dạng - Linh hoạt tổ chức hoạt độngvuichơi vào các hoạt động hàng ngày của trẻ - Chủ động đồng hànhcùng phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tại gia đình.
  6. Giải pháp1: Xây dựng kế hoạch, nắm vững nội dung,phương pháp trước khi tổ chức hoạt động chơi Kế hoạch được ví như chiếc chìa khoá mở đường đi đến mục tiêu. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, như kim chỉ nam, có tác dụng định hướng chỉ đường cho thực hiện hoạt động theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học. Nếu không có kế hoạch giáo viênsẽ không thực hiện được chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch là yếu tố hàng đầu, then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Nếu việc lập kế hoạch của giáo viên thực hiện tốt thì việc học tập, vui chơi của trẻ trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, từ đó sẽ đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi.Vìvậy, tôi luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tất cả các hoạt động nói chung và kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng. Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp dựa trên mức độ nhận thức, khả năng hoạt động và hứng thú của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tôiđều xây dựng cácnội dung, hình thức tổ chức hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng phù hợp với mục tiêu và kết quả mong đợi của chủ đề đang thực hiện. Ví dụ: Chủ đề “Trường Mầm non”.[2] Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động - Trẻ nói được tên/ - Tên lớp mẫu giáo và - Chơi, hoạt động ở các lớp, cô giáo, bạn, đồ công việc của các cô góc: Góc phân vai cô chơi, đò dùng trong - Tên bạn tên đồ chơi giáo và học sinh. lớp khi được hỏi trò trong lớp, các hoạt động truyện (75) của trẻ ở trường. -Trẻ đề nghị người Cầm sách đúng chiều, mở Chơi, hoạt động ở các khác đọc sách cho sách xem sách và đọc góc: Góc thư viện Xem nghe, tự giở sách sách tranh sách truyện tranh, tranh(55) ảnh, làm album về - Trẻ biết kể lại truyện trường lớp mầm non. đơn giản đã được nghe - Kể lại 1 vài tình tiết của - Chơi hoạt động theo ý với sự giúp đỡ của truyện thích: Ôn truyện “Bạn người lớn (60) mới” Như vậy, trước khi tiến hành tổ chức bất kỳ một hoạt động giáodục nào nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giáo dục và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết thì khi tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao. Giải pháp 2. Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm bao gồm: “Môi trường vật chấtlà môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học; môi trường tinh thần.”[5]. Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hàng ngày của trẻ, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ.
  7. Ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và kết quả mong đợi trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng môi trường lớp học với đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú, gần gũi, thân thiện đáp ứng yêu cầu của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, đồng thời phù hợp với chủ đề năm học:“Xây dựng trường mầm non xanh -sạch -an toàn - thân thiện”, từ đó đã tạo cho trẻ những cơ hội được thỏa mãn nhu cầu tham gia hoạt động chơi hàng ngày. Hình ảnh môi trường lớp học Cùng với việc xây dựng môi trường vật chấtan toàn lành mạnh thì tôi còn tạo cho lớp mình có một môi trường xã hội mang đậm giá trịyêu thương, trẻ được hiểu, được tôn trọng, thông qua mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện gần gũi như:Dùng hành vi, cử chỉ, lời nói ân cần, thái độ nhẹ nhàng, tôn trọng ý kiến khi trò chuyệnđể trẻ không có cảm giác bị hụt hẫng. Đồng thời khi chơi tôi phổ biến cách chơi, luậtchơi rõ ràng, khơi gợi nhu cầu chơi, động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ một cách kịp thời nhất, luôn thổi vào tâm hồn trẻ bầu không khí tin tưởng rằng bằng những hành động sáng tạo của mình khi tham gia vào hoạt động chơi thì sẽ ra kết quả tốt đẹp mà bản thân trẻ mong muốn. Từ đó trẻ nhận ra rằng cô giáo luôn tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình, trẻ sẽ tự tin hơn, sáng tạo hơn khi tham gia vào hoạt động chơi. Có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Tự mình đã làm được điều gì đó”. Nhờ đó giúp trẻ say sưa, thích thú, sáng tạo hơn trong suốt quá trình tổ chức hoạt động chơi. Qua giải pháp này tôi thấy trẻ lớp mình hứng thú hơn trong các hoạt động chơi, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, khám phá và sáng tạo từ đó nâng cao hiệu quả trong các trò chơi của trẻ hàng ngày. Giải pháp3: Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng Tư duy của trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng là tư duy trực quan hành động. Vì vậy việc chuẩn bị nguyên vật liệu và làm đồ dùng, đồ chơi của cô là một hình thức hấp dẫn trẻ khám phá và tham gia vào các trò chơi.
  8. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích cỡ, nhưng chủ yếu làm bằng nhựa. biệt không phải loại đồ chơi nào cũng tốt và an toàn đối với trẻ. Hơn nữa, khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu chung là làm thế nào để tổ chức các hoạt động vui chơi thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là giáo viên phải biết tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu có sẵn ở địa phương như: Bìa cát tông, lon bia, vỏ chai nhựa, bẹ ngô… gần gũi đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ để làm đồ dùng đồ chơi. Vì vậy cùng với đồ dùng đồ chơi được nhà trường trang cấp, thì tôi luôntận dụng thời gian rảnh rỗi để làm thêm đồ dùng đồ chơi khác nhằm trang bị phong phú, đa dạng hơnvề số lượng cũng như chất lượng tạocho môi trường của lớp thân thiện, gần gũi,hấp dẫn với trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề giao thông tại gócphân vai: Tận dụng giấy thừa, vỏ hộp bánh,hộp lịch, các miếng thảm ngồi cũ, can nhựa...để tạo thành các sản phẩm về chủ đềnhư ô tô, xe máy, tàu hỏa, rồi các biển báo giao thông, thuyền vịt…với nhiều màu sắc khác nhau. Còn ở chủ đề thực vật tôi đã tận dụng các loại vỏ sữa, bẹ ngô, hột hạt… để làm hành, tỏi, rau, cây xanh để trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”. Mặt khác đối với trẻ em, luôn thích được sử dụng đồ của mình,do mình làm ra. Những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ được tự tay làm cùng với giáo viên khi mang ra phục vụ cho các hoạt động vui chơi thì sẽ thu hút trẻ nhiều hơn.Vì vậytôi thường xuyên hướng dẫn trẻ cùng làm các loại đồ chơiđể kíchsuy nghĩ và tính tò mò của trẻ như: Làm cái này để làm gì? Nó có tác dụng gì? Sử dụng nó như thế nào?...đặc biệt sử dụng những nguyên vật liệu do chính học sinh và phụ huynh cung cấp. Song song với việc làm đồ dùng, đồ chơi tôi thường xuyên cùng trẻlau dọn các góc và hướng dẫn trẻ sắp xếpđồ dùng, dụng cụ, học liệu theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ quan sát, thuận tiện cho việc sử dụng sử dụngtrong quá trình chơi.Từ đó tạo tính tự giác, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng đồ chơi, dần dần hình thành các kỹ năng ngăn nắp gọn gàng cho trẻ.
  9. ( Hình ảnh cô cùng trẻ làm đồ chơi và sắp xếp các góc chơi.) Tóm lại: Việc thường xuyên làm, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học hợp lí đã khuyến khích trẻ lớp tôi biết: “Hợp tác, tự lực, sáng tạo, tự tin, chia sẻ, năng động và linh hoạt hơn.” Giải pháp 4.Linh hoạt tổ chức hoạt động vui chơi vào các hoạt động hàng ngày của trẻ *Linh hoạt tổ chứchoạt động vui chơi thông qua hoạt động đón, trả trẻ Chơi là hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật chất) mà chỉ nhằm để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ (kết quả tinh thần) và chính là cuộc sống thực của trẻ, là niềm vui và hạnh phúc của tuổi thơ. Vì vậy để giúp trẻ có cảm giác vui vẻ, tâm thế tự tinkhi đến trường, hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ tôi thường tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích. Bởi chơi theo ý thích là hình thức trẻ tự khởi xướng, tự do tham gia các hoạt động tùy ý mình thích (cá nhân, nhóm …), tự định ra các hình thức tiến hành và biết kiểm soát quá trình chơi dựa vào kinh nghiệm của trẻ.Tôi chỉ đóng vai trò quan sát, khuyến khích hoạt động của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ chơi (cung cấp đồ dùng, đồ chơi, dành thời gian để trẻ chơi), đặt ra những câu hỏi ngắn gọn, gợi mở để hướng dẫn, khen ngợi, động viên trẻ và tiếp cận cá nhân khi cần thiết. Ví dụ: Trong giờ đón trẻtôitổ chức với các trò chơi như: Oẳn tù tỳ, Chi chi chành chành,Kéo cưa lừa sẻ…
  10. Hình ảnh: Trẻ tích cực tham gia các trò chơi theo ý thích Qua hình thức tổ chức các trò chơi theo ý thích vào các buổi đón, trảtrẻ. Tôi nhận thấy trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi, có nề nếp khi tham gia hoạt động chơi, tăng khảnăng giao tiếp, tương tác tốt với bạn cùng chơi, hứng thú và có cảm giác thoải mái khi đến trường. * Linh hoạt tổ chứchoạt động vui chơi thông qua hoạt động học Khác với"Giờ học" ở trường phổ thông,"Hoạt động học" ở trường Mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng được tổ chức linh hoạt hơn, mang tính tổng hợp hơn, trong đó trò chơi học tập giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Việc tổ chức trò chơi có định hướng cùng với các "Hoạt động học" vừa sức và phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, sẽ thúc đẩy những yếu tố của hoạt động học tập nảy sinh một cách thuận lợi nhất. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động học tôi thường xuyên tổ chức lồng ghép các trò chơi phù hợp với nội dung giờ học và phù hợp với chủ đề, cụ thể như: -Đối với hoạt động: Làm quen với tác phẩm văn học Thông qua việc cho trẻ chơi các trò chơi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn họctôi cung cấp và rèn luyện thêm các khả năng chơi cho trẻ như: Khả năng giao tiếp, kĩ năng tương tác với bạn cùng chơi và các kĩ năng và sáng tạo khi chơi. Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với tác phẩm chuyện: Chú Dê đen” để tạo cho trẻ hứng thú hơn với hoạt động học và tăng cường rèn luyện kỹ năng năng giao tiếp, phối hợp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ tôi tổ chức cho trẻ đóng kịch.
  11. Hình ảnh: Trẻ chơitrò chơi đóng kịch Dê đen và Dê trắng - Đối với hoạt động học Khám phá khoa học: Kích thích sự tò mò ở trẻ cũng là một cách hay để giúp trẻ trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong các hoạt động đặc biệt hoạt động vui chơi. Bởi vì đó là lúc trẻ khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình có thể làm được gì. Vì vậy ngoài việc sử dụng những trò chơi thông thường tôi đã sử dụng các phần mềm giáo dục Kidsmark; Kinemaster; canva; capcut.... để xây dựng các trò chơi phù hợp với trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề chủ Thế giới thực vật - tết mùa xuânnhằm thu hút sự chú ý, rèn luyện nề nếp tạo cho trẻ hứng thú và có cảm giác thoải mái khi tham gia hoạt động học, tôi ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Ô số bí mật” [6] Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Ô số bí mật” -Đối với hoạt động học thể dục:Tôi tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển cả vận động thô và vận động tinh, cũng như sự kiểm soát các cơ và kĩ năng phối hợp. Trò chơi vận động giúp trẻ hiểu biết về không gian và hình thành tính tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể. Khi tổ chức cho trẻ chơi tôigiải thích cách chơi, luật chơi rõ ràng, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện hành động của mình một cách sáng tạo, bên cạnh đó có thể
  12. gợi ý cho trẻ chọn những trò chơi vận động phù hợp với chủ đề và nội dung, đồng thời trẻ có thể tự nhận hoặc bầu ra người “Chủ trò”. Ví dụ: Trong chủ đề động vật để rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản như: Đi khuỵu gối và bật, rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ chúng ta cho trẻ trẻ chơi trò chơi vận động: Phi ngựa. Hình ảnh trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động Phi ngựa Với những trò chơi đã biết tôi có thể cho trẻ nhắc lại luật chơi và yêu cầu trẻ thực hiện đúng luật, hướng dẫn cho trẻ học thuộc những câu thơ bài hát trước khi chơi. Trong quá trình trẻ chơi cần khuyến khích, động viên những trẻ thiếu mạnh dạn, nhút nhát, tham gia vào hoạt động, đồng thời cũng không để trẻ tham gia quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tóm lại:Với hình thức tổ chức này đã cung cấp cho trẻ lớp tôi cơ hội“Học mà chơi - Chơi mà thực hành”, qua đó trẻ được nâng cao các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho hoạt động vui chơi. * Linh động tổ chức hoạt động vui chơi thông qua chơi, hoạt độngở các góc Chơi, hoạt động ở các góc là một hoạt động không thể thiếu được trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, đây là một trong những hoạt động chơi trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, sự hứng thú và lĩnh hội được nhiều kỹ năng chơi nhất. Nếu chúng ta lựa chọn nội dung quá đơn điệu,hay quá khó thì kết quả chơi sẽ không được như mong muốn, trẻ sẽ nhanh nhàm chán và dể bỏ cuộc. Chính vì vậy tôi luôn lựa chọn nội dung chơi phù hợp với chủ đề, và phù hợp với khả năng hoạt động của trẻ, đồng thời các góc chơi cũng cần phải liên kết với nhau làm cho nội dung của buổi chơi thêm phong phú,từ đó cung cấp thêm cho trẻ nhiều trò chơi mới, tạo cho trẻ hứng thú và chơi có nề nếp, tăng khả năng giao tiếp, tương tác với bạn cùng chơi, có các kĩ năng và sáng tạo khi chơi. Đặc biệt là trẻ hứng thú và có cảm giác thoải mái khi tham gia hoạt động chơi, cụ thể là: - Góc phân vai
  13. Việc linh hoạt tổ chức trò chơi đóng vai có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với trẻ.Vìđóng vai là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất. Trẻ đóng vai người khác, qua đó bắt chước hành động hoặc lời nói, phản ánh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết của trẻ về các hoạt động và các mối quan hệ xã hội từ đó nâng cao kỹ nănggiao tiếp, tương tác với bạn cùng chơi. Ở lứa tuổi này trẻ đã biết chơi theo nhóm(2-3 trẻ trở lên), biết đưa ra chủ đề chơi, phân vai chơi cùng nhau, phối hợp hành động trong nhóm chơi, thể hiện vai chơi một cách tự lập và phù hợp hơn, nhóm chơi tương đối bền. Vì vậy tôi chỉ là người đưa ra những gợi mở, khuyến khích để trẻ tự lựa chọn các trò chơi, vai chơi phù hợp với kinh nghiệm, hứng thú của trẻ gắn với chủ đề từ đó trẻ có thể lựa chọn các trò chơi đóng vai, đặt tên trò chơi thích hợp. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, để hướng dẫn trò chơi mới hoặc để mở rộng nội dung chơi, tôi có thể cùng chơi với trẻ, đóng vai giống vai của trẻ để làm mẫu, giúp trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi và thể hiện các vai chơi từ đó mở rộng dần các mối quan hệ giao tiếp giữa các trẻ trong nhóm chơi, giữa các nhóm chơi này với nhóm chơi khác nhau. Từ đó phát huy tính sáng tạo của trẻ, không nên gò bó trẻ chơi rập khuôn theo mẫu hoặc áp đặt trẻ, luôn tôn trọng ý kiến của trẻ. Tránh can thiệp và ngăn cản khi trẻ đang chơi nếu chưa hiểu rõ ý định của trẻ. Khéo léo hướng trẻ phát triển có mục đích và có tính giáo dục. Ví dụ: Để mở rộng nội dung chơi, mối quan hệ giao tiếp của trẻ trong nhóm chơi và liên kết với nhóm chơi khác, tôi có thể cùng chơi với trẻ bằng cách đóng vai, nhập vai như: Xin chào các bác đầu bếp, hôm nay các bác đang làm món ăn gì đấy? Quả này các bác dùng làm gì vậy? Trước khi nấu thì phải làm gì?... Những món ăn đã nấu chín có nên để gần món ăn chưa nấu không? Vậy các món ăn nấu chín rồi các bác cần được để ở đâu?…. Ồ tôi thấy vẫn còn thiếu ít cà rốt nữa, bác nào đi chợ cùng tôi nhé? (Liên kết với nhóm chơi bán hàng). Hình ảnh: Trò chơi gia đình: Nhóm chơibán hàng và nấu ăn Tôi thấy tổ chức chơi theo hình thức này trẻ luôn luôn có cảm giác thoải mái, hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi và chơi có hiệu quả cao. - Góc xây dựng, lắp ghép Trò chơi xây dựng, lắp ghép là một trong những trò chơi có sức hấp dẫn và có tác động mạnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Tổ chức tốt
  14. trò chơi xây dựng, lắp ghép sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Vì vậy tùy thuộc vào chủ đề đang triển khai, kinh nghiệm của trẻ và điều kiện cụ thể, tôi có thể gợi ý giúp trẻ lựa chọn những trò chơi xây dựng, lắp ghép phù hợp chủ đề. Đồng thời bố trí không gian phù hợp, sử dụng tối đa các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, các sản phẩm từ những hoạt động của các nhóm chơi, góc chơi khác nhau vào trò chơi xây dựng, lắp ghép. Trong khi trẻ chơi, tôi theo dõi giúp đỡ và có thể cùng chơi với trẻ để tham gia ý kiến,khơi gợi nhu cầu, cung cấp thêm ý tưởng chơi để trẻ hoàn thành mục đích chơi. Cuối buổi trẻ và giáo viên nhận xét để hướng tới chất lượng và vẻ đẹp của trò chơi. Có thể giữ lại sản phẩm của trò chơi một thời gian nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác. Ví dụ: Khi xây dựng khu vườn của bé. Cô có thể nhập vai để định hướng hoạt động cho trẻ như: Xin chào các bác thợ xây cần cù khéo tay, các bác đang xây gì thế? Bác xây tường rào à, tôi thấy chỗ tường rào này còn hơi cong bác nên chỉnh cho thẳng thì sẽ đẹp hơn. Còn Bác Như đang làm gì vậy? Bác trồng được nhiều hoa thế, nhưng tôi thấy bác trồng hơi sưa, bác sang cửa hàng giống cây trồng kia mua thêm một ít giống về trồng vào cho đỡ lãng phí đất bác ạ! (liên kết với góc bán hàng)… Hình ảnh: Chơi ở góc xây dựng - Góc sách truyện Góc sách truyện là nơi tổ chức các trò chơi học tập giúp trẻ cũng cố thêm các kiến thức, kĩ năng của các hoạt động học, đồng thời cung cấp thêm cho trẻ các trò chơi mới, rèn nề nếp cho trẻ khi tham gia hoạt động chơi.Qua đóphát triển khả năng giao tiếp, tương tác với bạn cùng chơi và sáng tạo khi chơi.
  15. Hình ảnh trẻ vui vẻ tham gia chơi ở góc sách truyện - Góc nghệ thuật Góc nghệ thuật là nơi mà trẻ được thể hiện năng khiếu bẩm sinh của mình thông qua các sản phẩm mà trẻ tạo ra. Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hìnhcon vật từ những lá cây gần gũi xung quanh bé, từ đó ạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào các hoạt động hơn. Hình ảnh trẻ chơi ở góc nghệ thuật Như vậy giờ chơi hoạt động ở các góc được phát triển theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ánh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực tự nguyện và tự tin. Chơi hoạt động ở các góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non. Thông qua các trò chơi ở các góc giúp biết thêm được nhiều trò chơi mới, có nề nếp khi tham gia hoạt động chơi, có khả năng giao
  16. tiếp, tương tác với bạn cùng chơi, có các kĩ năng xã hội và sáng tạo khi chơi.Từ đó trẻ hứng thú và có cảm giác thoải mái khi tham gia các trò chơi giúp cho hoạt động vui chơi đạt hiệu quả cao. *Linh hoạt tổ chứchoạt động vui chơi thông qua chơi, hoạt động ngoài trời Chơi ngoài trờilà một nội dung không thể thiếu được đối với trẻtrong trường mầm non.Vì chơi ngoài trời là thời gian trẻ được thay đổi môi trường hoạt động nên trẻ luôn rất hào hứng tham gia chơi. Vì vậy ngoài mục đích dạo chơi quan sát, thì tôiđã tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi vận động mới (cũ), trò chơi dân gian, chơi ở khu vận động của trường. Trong quá trình chơi tôi là người chỉ dẫn cho trẻ chơi các trò chơi một cách an toàn và hiệu quả, dạy trẻ biết tận dụng môi trường để rèn luyện các kỹ năng chơi. Hình ảnh trẻ hứng thú chơi trò chơi ngoài trời * Linh hoạt tổ chứchoạt động vui chơi thông qua chơi, hoạt động theo ý thích Đây là hình thức trẻ tự khởi xướng, tự do tham gia các hoạt động tùy ý mình thích (Cá nhân, nhóm, ở các góc chơi trong lớp…),tự định ra các hình thức tiến hành và biết kiểm soát quá trình chơi dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Với hình thức chơi này tôi chỉ đóng vai trò quan sát, khơi gợi định hướng ý tưởng để trẻ lựa chọn các nội dung chơi cho phù hợp nhằm đạt kết quả mong đợi. Đồng thời giúp trẻ luôn có thêm được sự tự tin và mang lại cảm giác vui vẻ thoải mái ở trẻ từ đó hăng say tích cực hơn trong hoạt động chơi. Ví dụ: Trong hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian theo ý thích của mình.
  17. Hình ảnh trẻ hứng thú tham gia các trò chơi theo ý thích Giải pháp 5. Chủ động đồng hànhcùng phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tại gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi trẻ em được sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, là người có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy đểcông tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có hiệu quả thì việc phối kết hợp với phụ huynh trongtổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tại nhà có vai trò rất quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là hoạt động tổ chức cho trẻ chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để làm được điều này tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của trường lớp và địa phương. - Trong điều kiện trẻ thường xuyên đến trường Hàng ngày thông qua giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi về các vấn liên quan đến một ngày hoạt động của trẻ đặc biệt là hoạt động chơi, để cha mẹ đồng hành cùng giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cùng trẻ. Từ đó giúp phụ huynh có một cách nhìn đúng đắn về ý nghĩa, hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi và chơi cùng con tại nhà. Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi đóng vai gia đình, hàng ngày qua giờ đón, trả trẻ tôi trò truyện với phụ huynh về phương pháp và hình thức chơi trò chơi cùng con như: Khi mẹ nấu cơm có thể cho trẻ cùng tham gia các hoạt động với mẹ như: Nhặt rau, rữa rau, vắt nước cam... để trải nghiệm trò chơi gia đình mà trẻ đã được chơi ở góc phân vai tại lớp, qua đó củng cố được tình cảm gia đình và hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ. Bằng hình thức phối hợp này tôi đã nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong mọi hoạt động của lớp như: Thu gom phế liệu, tìm nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương chung ta xây dựng môi trường lớp học thân thiện gần gũi, an toàn với trẻ. Tham gia xây dựng môi trường, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của gia đình, địa phương cho trẻ hoạt động ở các chủ đề. - Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ không đến trường thường xuyên Với phương châm“Trẻ nghỉ dịch nhưng không nghỉ học” tôi đã đồng hành cùng cùng phụ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, để làm được điều đó tôi đã sử dụng các hình thức sau: - Tận dụng sự phát triển mạnh mẽ thời đại công nghệ 4.0tôi tìm kiếm, khai thác và hướng dẫn phụ huynh một số phần mềm giáo dục như: Kidsmark; Kinemaster; canva; capcut.... Ví dụ: Để thực hiện quay được cácvideo tôi sử các phần mềm: Kinemaster, capcut… để quay và chỉnh sữa nội dụng phù hợp, đồng thời cũng hướng dẫn phụ huynh sử dụng các phần mềm này để tìm kiếm thêm trò chơi, chơi cùng con cũng như quay video gửi cho giáo viên.[6] - Hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, học liệu chơi cùng con tại nhà Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện video hướng dẫn phụ huynh làm các loại đồ dùng học liệu để chơi cùng con.[7]
  18. Ví dụ: Để giúp phụ huynh chơi và học cùng con tại nhà thông qua trò chơi: “Nhận diện hình học” tôi lên kế hoạch hướng dẫn phụ huynh làm bộ đồ chơi “Nhận diện hình học” từ tấm bìa cát tông và giấy màu thông qua hình thức quay video gửi vào kho học liệu của nhà trường để chuyên môn duyệt, sau đó tôi lấy video gửi vào kho học liệu của lớp cho phụ huynh xem. Từ đó phụ huynh hướng dẫn trẻ làm và chơi cùng con. Với cách làm này tôi vừa giúp phụ huynh hiểu được sự cần thiết của hoạt động học và chơi cùng con, đồng thời giúp trẻ củng cố được một số kiến thức kỹ năng trong khi chơi cùng con để gia tăng sự gần gũi và thấu hiểu giữa phụ huynh và con cái. Hình ảnhGV hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi tại nhà qua hình thức quay video Bước 2:Hướng dẫn phụ huynh cách theo dõi đánh giá và thu thập thông tin của trẻ.[7] Tôi hướng dẫn phụ huynh thu thập thông tin về hoạt động của trẻ trong quá trình hướng dẫn con chơi tại nhànhư: Quan sát, ghi chép, chụp ảnh hoặc quay video ngắn về trạng thái hoạt động của trẻđể gửi quay lại nhóm zalo chung của lớp hoặc có thể lưu giữ các sản phẩm theo trình tự phát triển của trẻ (sắp xếp sản phẩm của trẻ, đóng thành quyển, làm cuốn album, …) Qua việc tổ chức các hoạt động chơi cùng con giúp phụ huynh hiểu trẻ và tầm quan trọng của việc vui chơi cùng trẻ, đồng thời có một nguồn tư liệu phong phú về sự phát triển của con. Bước 3:Tăng cường sự tương tác giữa phụ huynh và giáo viên, giữa phụ huynh và phụ huynh.[6] Sau khi gửi video vào nhóm zalo của lớp, tôiquy ước về thời gian, hình thức trao đổi thông tin, để phụ huynh gửi các ghi chép, hình ảnh, đoạn video hoặc kể trực tiếp về kết quả hoạt động của trẻ tại nhà. Từ đó giúp tôi và phụ
  19. huynh đánh giá kết quả hoạt động của trẻ theo mục tiêu giáo dục, đồng thời có thể cùng nhauxây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi ở chủ đề sau. Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” Khi quayxong video hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động chơi trải nghiệm “Trồng cây hành tây” được sự phê duyêt của chuyên môn nhà trường, tôi chuyển vào kho học liệu của lớp qua nhóm zalo.Sau khi xem video các bậc phụcùngtrẻ thực hiện công việc trồng hành tây tại nhà và quay video gửi lại nhóm zalo của lớp. Hình ảnh: Hình ảnh GV và PH tương tác qua nhóm zalo của lớp. Bằng việc làm này không chỉ giúp giáo viên nắm bắt được kết quả trẻ tham gia vào hoạt động đó mà con tăng cường sự tương tác giữa các bậc phụ huynh trong nhóm. Đặc biệt tôi thấy ở những lần chơi sau trẻ có kỹ năng giao tiếp, có sự tương tác, sáng tạo,tự tin, hứng thú, và có cảm giác thoải mái khi tham gia hoạt động chơi. Với giải pháp này trẻ lớp tôi luôn được tham gia các hoạt động theo kế hoạch mặc dù có thời điểm do dịch covid -19 diễn ra hết sức phức tạp trẻ không đến trường được. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường * Đối với trẻ Sau một năm thực hiện cácsáng kiến tôi đã thu được kết quả rất khả quan,cụ thể: Bảng khảo sát thực trạng của trẻ sau khi áp dụng sáng kiến Nội Kết quả đánh giá trẻ Số trẻ được Đạt Chưa đạt TT dung khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ khảo sát (%) (%) 1 Khả năng lĩnh hội các quy luật chơi của trẻ 37 37 100 0 0 Khả năng mạnh dạn, tự tin, tích cực tham 2 37 36 97 1 3 gia vào các hoạt động chơi. Khả năng giao tiếp, tương tác với bạn 3 37 36 97 1 3 cùng chơi. Khả năng sáng tạo khi tham gia hoạt 4 37 35 95 2 5 động chơi. 5 Sự hứng thú và có cảm giác thoải mái khi 37 37 100 0 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2