intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua ĐDĐC tự tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua ĐDĐC tự tạo" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua ĐDĐC tự tạo

  1. 1/10 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên ,không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ . Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình,luôn linh động, sáng tạo giúp trẻ chơi mà học thông qua “ hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung,tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào? để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi ,tôi nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua đồ chơi ở giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi ở trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua ĐDĐC tự tạo” PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN đã ghi: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện,. Theo chương trình Giáo dục mầm non cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
  2. phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Vì vậy, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi tự tạo ở tiết hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. VD : Như trong góc chơi “ Bế em” trẻ phải học cách bế em, xúc cho em ăn, ru em ngủ, chơi với em thì phải như thế nào? 2. Thực trạng vấn đề: Việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động góc thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, … Chơi với đồ chơi trong hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.Trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Trong thực tế khi dự giờ, và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng , đồ chơi ở hoạt động góc ở lớp tôi nhận thấy : 2.1. Thuận lợi : - Được phòng Giáo dục Quận và BGH nhà trường đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đồ dùng trong lớp được các giáo viên làm đa dạng từ các nguyên vật liệu khác nhau, phong phú để trẻ hoạt động trong các góc.
  3. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm phục vụ cho các góc. 2.2. Khó khăn : - Thao tác chơi của trẻ với đồ chơi còn ít, đơn giản - Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ chơi, chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, dẫn tới trẻ không hứng thú. - Thời gian dành cho việc làm đồ dùng , đồ chơi ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt động góc phải thay đổi theo từng chủ điểm, đồ dùng , đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của các trẻ. - Trình độ dân trí chưa đồng đều, một số phụ huynh còn không hiểu được ý nghĩa của việc hoạt động góc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. - Một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc trẻ nhanh chán, không hứng thú chơi. 3. Biện pháp thực hiện 3.1: Điều tra thực tiển: Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ. Bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách khác nhau. Có trẻ vào nhóm chơi ôm đồ chơi rất nhanh nhưng lại chán không tập trung chơi ở góc mình chơi, chơi với đồ chơi mình đã chọn mà hay chạy sang các góc chơi khác. Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Việc sắp xếp, phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng,chưa sắp xếp đồ chơi khoa học, trang trí đẹp làm bắt mắt, thu hút trẻ . Nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các vai chơi của trẻ không thể hiện, rất ít có mối quan hệ với nhau, làm nội dung chơi bị hạn chế. Việc quan sát trẻ sử dụng đồ chơi được theo dõi thường xuyên vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao?
  4. Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nên không ủng hộ, chưa nhiệt tình cho giáo viên việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Qua thời gian đầu cho trẻ hoạt động góc, tôi nhận thấy trẻ đạt được kết quả như sau : Khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % - Trẻ hứng thú trong giờ chơi 15 43 20 57 - Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 10 29 25 71 - Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ 10 29 25 71 chơi Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để làm hoặc điều chỉnh, cung cấp đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt làm tăng chất lượng việc tổ chức hoạt động góc. 3.2 : Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc: Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Kế hoạch: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể đề xuất mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước.... Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ : Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … Tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn,không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.
  5. Đặc biệt việc chuẩn bị nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi cần phải phù hợp với nội dung chơi của chủ điểm . Với mỗi chủ điểm khác nhau thì sản phẩm tạo ra cũng như cách chơi trong các góc cần hướng vào chủ điểm : - Với chủ điểm Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân, … Khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: dán hoa ngày tết, hát múa về ngày tết, mùa xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân; - Chủ điểm Giao thông, cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: các hộp bánh kẹo, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về các phương tiện giao thông , bài hát, bài thơ về giao thông, … Khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: dán hình trang trí ô tô, hát múa về các phương tiện giao thông, xem tranh ảnh về các phương tiện tham gia giao thông... Để có được nhiều nguyên vật liệu cho trẻ được hoạt động, cô đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các em học sinh hãy mang các phế liệu đến lớp để cô trò cùng tạo ra sản phẩm chơi. Điều này giúp các em hào hứng trong việc sưu tầm các nguyên liệu và hứng thú với việc tạo ra được sản phẩm từ chính những phế liệu mình mang tới lớp. 3.3: Lựa chọn nội dung và đồ chơi ở các góc Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc. Nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào ? hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào ?,thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào ? để phát triển nội dung chơi? Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp. Nắm được khả năng trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được phát triển cho trẻ. Ví dụ: Khi chọn trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ:Đồ chơi từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy hay chai nước… Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi thoả mản nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính cất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.
  6. Trong trò chơi xây dựng tôi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ xây dựng một mô hình, như: Chủ điểm trường mầm non tôi chỉ cho trẻ xây dựng khu vui chơi, xây dựng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt góc xây dựng không có mối liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tôi nghĩ ra cách: Cho trẻ sử dụng đồ chơi để tạo nên mối liên kết giữa các góc chơi: Khi chơi xây dựng trang trại, ngoài xây hàng rào xung quanh, cô giáo có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Tuy nhiên, ở góc chơi này tôi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng. Để khắc phục điều này bằng cách lấy những thùng giấy, ống chỉ, … để làm hàng rào, đường đi. Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ. Góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản phẩm, từ đó trẻ có thể kể và nhìn thấy các sản phẩm đẹp do chính trẻ và các bạn tạo ra. Đồ chơi của trẻ cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh, tôi còn liên hệ với các em ở trường Tiểu học, Trung học những đồ dùng thủ công mà học sinh đã làm. Tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ. Khi tổ chức hoạt động góc giáo viên không nên chọn quá nhiều góc chơi nó sẽ làm giáo viên rất vất vả trong việc chuẩn bị đồ chơi cho trẻ. Có quá nhiều đồ chơi trẻ sẽ không kiên trì chơi với đồ chơi mà thích thay đổi và việc quản lý, quan sát trẻ chơi cũng sẽ bị hạn chế. 3.4. Tăng cường hiệu quả đồ chơi khi trẻ chơi ở các góc
  7. Cô giáo chuẩn bị đồ chơi cho trẻ rất công phu và vất vả nhưng nếu chúng ta không quan tâm việc sử dụng đồ chơi cho trẻ như thế nào thì sẽ giảm tác dụng giáo dục của đồ chơi với trẻ. Đối với chiếc đĩa CD đã hỏng tôi tận dụng cho trẻ chơi trong góc lắp ghép, xếp hình như sau : Tôi dùng chiếc đĩa để làm thân mình cho các con vật, sau đó làm các bộ phận bằng bìa, đề can, gấp giấy...Nhiệm vụ của trẻ là ghép các bộ phận vào đúng chỗ để tạo nên hình các con vật. Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong các giờ hoạt động góc và trẻ làm ra nhiều sản phẩm. Lõi của ống chỉ nếu không quan tâm hướng dẫn trẻ cách sử dụng, trẻ sẽ không biết cách chơi mà chỉ cầm ống chỉ lăn qua lăn lại. Nếu được gợi ý, hướng dẫn . Từ 1 ống chỉ trẻ có thể dùng làm thân cây dừa, dùng để chơi xâu ống chỉ vào dây, để xếp lối đi, hàng rào, mic rô… Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Trẻ có được kĩ năng biểu diễn tốt, thuộc nhiều bài hát, biết cách cầm và sử dụng một số dụng cụ âm nhạc. Qua nội dung chơi này giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Những chiếc lõi của giấy vệ sinh cũng được tôi sử dụng để làm rối tay cho trẻ hoạt động trong góc văn học. Cùng là rối tay nhưng với mỗi chủ điểm khác nhau thì có những câu chuyện khác nhau, tôi đã làm hình các con rối phù hợp với các câu chuyện đó để trẻ sử dụng chơi trong góc. Khi chơi với các con rối tay này trẻ sẽ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa của bàn tay luồn vào 2 chiếc lỗ ở trên thân của con rối. Hai ngón tay đó sẽ làm tay của các con rối, trẻ rất hào hứng vì thấy rằng các con rối của mình biết cử động. Ngoài ra tôi cũng sử dụng những miếng bìa để làm mũ đội đầu hình các nhân vật trong các câu chuyện và cho trẻ đóng vai dưới sự hướng dẫn của cô. Tôi sử dụng vỏ hộp sữa chua để tạo ra các con vật, trẻ sẽ sử dụng các con vật này trong góc xây dựng. Khi học đến chủ điểm “ Động vật “ , nhiệm vụ của trẻ trong góc xây dựng sẽ là xếp chuồng, xếp nhà cho các con vật. Sau khi xếp xong chuồng trẻ sẽ đặt các con vật vào trong chuồng mà mình vừa xếp xong, trẻ cảm thấy vui và hứng thú với việc mình vừa làm ra.
  8. Ở từng chủ đề , ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lưạ chọn đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách thay đổi hình ảnh cho phù hợp với từng chủ điểm. Từ những chiếc cúc áo với 3 màu sắc đặc trưng : xanh, đỏ ,vàng tôi đã gắn băng dính gai sau mỗi chiếc cúc, trẻ sẽ dùng những chiếc cúc đó để trang trí cho các hình theo các chủ điểm khác nhau. Từ đây giúp trẻ nhận biết phân biệt được màu sắc, phát triển tố chất khéo léo của đôi bàn tay và thể hiện được tính thẩm mỹ của bản thân. Đối với trò chơi luồn dây qua lỗ ta cũng có thể chơi xuyên suốt trong năm học và thay đổi theo từng chủ điểm. Với mỗi chủ điểm khác nhau tôi lại chuẩn bị các hình ảnh khác nhau và phù hợp với chủ điểm Trò chơi nhận biết phân biệt hình dạng và màu sắc cũng thay đổi theo chủ điểm rất phù hợp cho trẻ chơi. Từ những hình tròn, hình vuông với ba màu đặc trưng : xanh, đỏ, vàng trẻ sẽ sử dụng để hoàn thiện cho bức tranh. Với trò chơi xếp tương ứng 1 – 1 tôi cũng sử dụng xuyên suốt trong năm học và thay đổi theo từng chủ điểm. Với mỗi chủ điểm khác nhau tôi thay các hình ảnh khác nhau nên trẻ vẫn rất hứng thú chơi. Ở chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu ” góc chơi với “ Em bé ”, đồ chơi chén, muỗng, ly …trẻ cho búp bê ăn bột, uống thuốc, nước . Sang chủ đề “Những con vật đáng yêu” góc chơi “ Bế em “ đồ chơi chén, muỗng, ly..cũng được trẻ sử dụng để cho các con vật ăn và uống thuốc Đối với trò chơi xâu hột hạt trong góc hoạt động với đồ vật là trò chơi mà trẻ rất thích chơi. Nhưng nếu chơi đi chơi lại mãi thì sẽ gây sự nhàm chán ở trẻ, trẻ sẽ không còn được hứng thú như trước nữa. Để lôi cuốn trẻ chơi tôi đã thay đổi theo chủ điểm khác nhau nhưng hình thức chơi vẫn là như cũ. Cũng là cách chơi nhận biết phân biệt màu sắc tôi lại tổ chức cho trẻ chơi trên mảng tường và cũng phù hợp với chủ điểm Để trẻ phát triển tư duy về hình dạng tôi đã dùng những miếng xốp hỏng để làm các hình theo các chủ điểm cho trẻ được chơi lắp ghép, trẻ rất hào hứng chơi và giúp khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn. Ở góc chơi vận động, ngoài những dụng cụ vận động đã cũ như : bóng, túi cát, gậy, vòng thể dục, nơ đeo tay... tôi cũng nghĩ ra một số dụng cụ vận động khác và thu hút trẻ chơi trong góc này nhiều hơn. 4. Kết quả :
  9. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hổ trợ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nhóm lớp, trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: - Đối với giáo viên: + Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu. + Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi. - Đối với trẻ: + Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm. + Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. + Kết quả cụ thể như sau: Khảo sát cuối năm Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % - Trẻ hứng thú trong giờ chơi 35 100 0 0 - Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 32 91 3 9 - Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ 30 86 5 14 chơi - Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi và đồ chơi trong hoạt động góc, có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng.
  10. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1 . Kết luận : Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở các góc tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với đồ chơi. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ chơi với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè thông qua đồ chơi. Giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động góc của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động góc. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo chương trình hiện hành. 2. Kiến nghị : - Tôi rất mong được tham gia nhiều lớp bồi dưỡng về chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp. - Về phía phụ huynh: Trong gia đình, bố mẹ là những tấm gương sáng, có những việc làm, những trải nghiệm cho trẻ thực hành - Các nhà sản xuất đồ chơi cho trẻ, cần nghiên cứu để tạo ra nhiều bộ đồ chơi hình thù hấp dẫn, sử dụng linh hoạt để trẻ thích thú tham gia chơi. - Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng tại lớp mình phụ trách về đề tài “ Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua ĐDĐC tự tạo”. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp bổ sung cho bản sáng kiến của tôi đạt kết quả cao hơn trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC ( Một số hình ảnh minh chứng cho các biện pháp )
  11. Xếp chuồng cho các con vật Từ vỏ sò trẻ dùng xếp ao để thả các con vật sống dưới nước
  12. Làm cây dừa chơi góc xây dựng Từ lõi chỉ có thể làm ra những chiếc micro xinh xắn.
  13. Lõi giấy vệ sinh làm rối tay Các nhân vật trong các câu chuyện Vỏ hộp sữa chua làm các con thú
  14. Hình ảnh trong chủ điểm giao thông Ở chủ điểm nhánh “ Côn trùng mà bé biết “ , trẻ xếp cúc trang trí cho con bướm
  15. Trẻ đang chơi luồn dây qua lỗ nhằm trang trí cho trang phục những bông hoa đẹp “
  16. Xâu hột hạt xen kẽ các màu Trẻ chơi ghép hình
  17. PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non. 2. Mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. 3. Tâm lí học trẻ em. 4. Giáo dục đại cương 5. Tâm lý đại cương 6. Tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN 7. Học hỏi qua bạn đồng nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2