Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học
lượt xem 0
download
Sáng kiến này nhằm tối ưu hóa công tác quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục bằng cách ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo ChatGPT. ChatGPT có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau từ lập kế hoạch, viết bài tuyên truyền, tạo bài ôn tập và kiểm tra, thống kê dữ liệu, tra cứu thông tin, tạo ra các video trực quan sinh động từ hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa đến thiết kế bài giảng điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA MINH BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CHATGPT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC” Lĩnh vực: Lĩnh vực khác (25)/TH Tác giả: NGUYỄN THỊ TUYẾT Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Tin học Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Minh Nghĩa Hưng, tháng 6 năm 2024
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học các cấp. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình Ngày đóng góp Số Nơi công Chức độ Họ và tên tháng năm vào việc TT tác danh chuyên sinh tạo ra môn sáng kiến TH Nghĩa 1 Nguyễn Thị Tuyết 02.08.1987 Giáo viên ĐH 50 Minh TH Nghĩa Phó hiệu 2 Lê Văn Thái 22.12.1976 ĐH 50 Minh trưởng - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này của chúng tôi phù hợp với nhiều cấp học và môn học khác nhau thậm chí là trong toàn ngành giáo dục. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2023. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến này nhằm tối ưu hóa công tác quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục bằng cách ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo ChatGPT. ChatGPT có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau từ lập kế hoạch, viết bài tuyên truyền, tạo bài ôn tập và kiểm tra, thống kê dữ liệu, tra cứu thông tin, tạo ra các video trực quan sinh động từ hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa đến thiết kế bài giảng điện tử. Mục tiêu là giảm bớt khối lượng công việc thủ công, nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động giáo dục. - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh cần có máy tính hoặc thiết bị di động kết nối Internet ổn định để sử dụng ChatGPT. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: *. Hiệu quả về mặt kinh tế: - Tiết kiệm thời gian: Sử dụng ChatGPT giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho giáo viên và cán bộ quản lý trong việc lập kế hoạch, viết bài tuyên truyền, tạo bài kiểm tra, thống kê kết quả học tập, tra cứu thông tin để phục vụ cho giảng dạy
- và thiết kế bài giảng Powerpoint. Thời gian này có thể được sử dụng cho các hoạt động giáo dục khác, nâng cao hiệu quả công việc. - Giảm chi phí về nhân lực: Với sự hỗ trợ của ChatGPT, nhà trường có thể giảm bớt chi phí thuê nhân lực cho các công việc liên quan đến soạn thảo văn bản, biên tập nội dung, và thống kê dữ liệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngân sách giáo dục còn hạn chế. *. Hiệu quả về mặt xã hội: - Nâng cao hiệu suất làm việc: Các công việc quản lý và giảng dạy được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, giúp nâng cao hiệu suất làm việc của giáo viên và cán bộ quản lý. - Nâng cao chất lượng giảng dạy: Các bài giảng, bài kiểm tra và tài liệu học tập được soạn thảo chuyên nghiệp và chất lượng hơn, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của học sinh. - Tăng cường sự tương tác: Việc sử dụng ChatGPT giúp tạo ra các nội dung học tập và các hoạt động giảng dạy có tính tương tác cao, giúp học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập. - Đáp ứng nhu cầu xã hội: Trong bối cảnh xã hội ngày càng coi trọng công nghệ, việc ứng dụng ChatGPT vào giáo dục không chỉ giúp trường học bắt kịp xu hướng mà còn tạo ra một môi trường học tập hiện đại, hiệu quả. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Thiết thực và hiệu quả. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu: Trình Ngày Nơi Chức độ Nội dung công TT Họ và tên tháng năm công tác danh chuyên việc hỗ trợ sinh môn Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 1 Nguyễn Thị Tuyết 02/08/1987 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Phó Áp dụng hoàn 2 Lê Văn Thái 22/12/1976 Nghĩa hiệu ĐH toàn SKKN Minh trưởng vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Hiệu 3. Vũ Thị Loan 15/04/1972 Nghĩa ĐH toàn SKKN trưởng Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 4 Vũ Thị Tuyết 01/09/1974 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế
- Trình Ngày Nơi Chức độ Nội dung công TT Họ và tên tháng năm công tác danh chuyên việc hỗ trợ sinh môn Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 5 Bùi Thị Hương 24/03/1989 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 6 Đoàn Thị Quyên 27/01/1989 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 7 Triệu Thị Thu 13/06/1996 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 8 Đoàn Thị Ly 13/07/1996 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 9 Vũ Thị Hương 26/09/1995 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 10 Vũ Thị Ngọc Anh 22/10/2001 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 11 Vũ Thị Thanh Thủy 19/03/1973 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 12 Trần Thị Phòng 09/04/1975 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Nghĩa Giáo 13 Phạm Thị Liên 29/12/1977 ĐH toàn SKKN Minh viên vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Nguyễn Thị Hoài Giáo 14 25/02/1974 Nghĩa ĐH toàn SKKN Phương viên Minh vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Nghĩa Giáo 15 Đỗ Thị Thanh 24/03/1988 ĐH toàn SKKN Minh viên vào thực tế Tiểu học Áp dụng hoàn Giáo 16 Vũ Văn Thuần 03/04/1985 Nghĩa ĐH toàn SKKN viên Minh vào thực tế
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Lĩnh vực khác (25)/TH 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Năm sinh: 02/08/1987 Nơi thường trú: Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Tin học Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Minh Điện thoại: 0378127687 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 5. Đồng tác giả: Họ và tên: Lê Văn Thái Năm sinh: 22/12/1976 Nơi thường trú: Nghĩa Thịnh – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Minh Điện thoại: 0946219020 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Trường Tiểu học Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Trường Tiểu học xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Trường Tiểu học Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Trường Tiểu học Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Trường Tiểu học xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Trường Tiểu học thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- MỤC LỤC MỤC TRANG TIÊU ĐỀ CÁC PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 2 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 2 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 4 2.1. Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn đăng kí tài khoản ChatGPT 5 2.2. Giải pháp thứ hai: Ứng dụng ChatGPT trong việc lập các kế 7 hoạch hoạt động 2.3. Giải pháp thứ ba: Ứng dụng ChatGPT trong việc viết các 11 thông báo và bài tuyên truyền trên Website của nhà trường 2.4. Giải pháp thứ tư: Ứng dụng ChatGPT tạo các câu hỏi ôn tập 13 và các đề kiểm tra đánh giá học sinh 2.5. Giải pháp thứ năm: Ứng dụng ChatGPT để lập các bảng 17 thống kê, phân tích, đánh giá kết quả qua mỗi lần kiểm tra 2.6. Giải pháp thứ sáu: Tích hợp ứng dụng ChatGPT với Google 20 trang tính để tra cứu thông tin liên quan đến quá trình quản lý và dạy học 2.7. Giải pháp thứ bảy: Sử dụng ChatGPT kết hợp với Vidu AI 28 để biến những hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa thành các video trực quan, sinh động. 2.8. Giải pháp thứ tám: Ứng dụng ChatGPT trong thiết kế bài 48 giảng Powerpoint III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 52 1. Hiệu quả về mặt kinh tế 53 2. Hiệu quả về mặt xã hội 54 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 54 CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, VI PHẠM BẢN IV. 55 QUYỀN
- 2 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong vài năm gần đây, công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đã phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. ChatGPT, một sản phẩm tiên tiến của OpenAI, là một trong những công nghệ AI tiên phong trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy và quản lý giáo dục. Giáo dục hiện đại đòi hỏi sự đổi mới không chỉ trong phương pháp giảng dạy mà còn trong công tác quản lý. Việc áp dụng công nghệ AI để nâng cao hiệu quả giảng dạy và quản lý là một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh. Hiện nay, các công việc như: lập kế hoạch, viết bài tuyên truyền, tạo bài ôn tập kiểm tra, thống kê và đánh giá, tra cứu thông tin, thiết kế bài giảng powerpoint hay tạo ra các video trực quan sinh động gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và phần nào đó nâng cao công tác quản lý, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sáng kiến này nhằm trình bày các giải pháp sử dụng ChatGPT trong quản lý và giảng dạy, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giảng dạy trong các trường học. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến Trước khi áp dụng ChatGPT, công tác quản lý và dạy học tại trường gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù có một số thuận lợi như việc kiểm soát trực tiếp và phát triển kỹ năng cá nhân nhưng lại gặp các khó khăn như tốn thời gian, công sức, chất lượng không ổn định và thiếu công cụ hỗ trợ vẫn là những trở ngại lớn. Việc tìm kiếm giải pháp mới như ChatGPT trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Nhằm hưởng ứng phong trào học tập suốt đời và nhằm khuyến khích, động viên giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học. Ban giám hiệu trường Tiểu học Nghĩa Minh đã thành lập nhóm công nghệ thông tin do tôi làm trưởng nhóm để hỗ trợ, hướng dẫn tất cả giáo viên trong trường ứng dụng công nghệ AI vào công tác quản lý và dạy học. Qua quá trình thực hiện chúng tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: *. Về thuận lợi: - Nhà trường luôn tạo điều kiện, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để toàn bộ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn ứng dụng ChatGPT tới tất cả các thành viên trong trường.
- 3 (Hình ảnh tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng ChatGPT tại phòng Tin học) (Hình ảnh buổi sinh hoạt chuyên môn ứng dụng ChatGPT vào dạy học) - Nhiều giáo viên trong trường hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin, thường xuyên tự tìm tòi, học hỏi lẫn nhau và thường sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Tất cả giáo viên trong trường luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiếp cận nhanh chóng với những phương pháp, chỉ đạo từ cấp trên trong lĩnh vực giáo dục. *. Về khó khăn:
- 4 - Phó hiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức để: lập các kế hoạch hoạt động; ra các đề kiểm tra cho học sinh; tổng hợp, thống kê và phân tích kết quả kiểm tra qua mỗi kì thi để từ đó ra các phương án tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và học. - Giáo viên Tin học là người phụ cấp website của nhà trường, phải thường xuyên đăng các thông báo và các bài tuyên truyền trên website. Mỗi lần viết một bài đăng hoặc một thông báo giáo viên phải mất nhiều thời gian để viết bài. - Trong quá trình dạy học giáo viên mất nhiều thời gian để soạn thảo bài tập và ra đề kiểm tra, các bài kiểm tra thường thiếu sự đa dạng trong nội dung. - Qua mỗi lần kiểm tra học sinh, Phó hiệu trưởng và giáo viên thường phải thống kê, phân tích, đánh giá kết quả thi. Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu học sinh mất nhiều thời gian, không phải lúc nào cũng chính xác. - Tra cứu thông tin thủ công mất nhiều thời gian, kết quả không phải lúc nào cũng đầy đủ và chính xác. - Giáo viên thường khó khăn trong việc tạo ra các video khởi động đầu giờ học hay các video tình huống. Trong quá trình dạy học, học sinh thường chỉ tiếp cận kiến thức qua hình ảnh tĩnh, điều này có thể khiến các bài học trở nên khô khan, khó hiểu, đặc biệt với các môn học yêu cầu trí tưởng tượng như Lịch sử, Địa lý, Tự nhiên xã hội, Sinh học... - Hàng ngày, giáo viên phải soạn giáo án Powerpoint để giảng dạy. Giáo viên thường gặp khó khăn trong việc thiết kế bài giảng Powerpoint sinh động và hiệu quả. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, từ những kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được qua các năm học, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm của bản thân với bạn bè, đồng nghiệp. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Bằng những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình ứng dụng công nghệ AI trong công tác quản lý và dạy học chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: Xin trân trọng giới thiệu một số giải pháp Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn đăng kí tài khoản ChatGPT. Giải pháp thứ hai: Ứng dụng ChatGPT trong việc lập các kế hoạch hoạt động. Giải pháp thứ ba: Ứng dụng ChatGPT trong việc viết các thông báo và bài tuyên truyền trên website của nhà trường. Giải pháp thứ tư: Ứng dụng ChatGPT tạo các câu hỏi ôn tập và các đề kiểm tra đánh giá học sinh.
- 5 Giải pháp thứ năm: Ứng dụng ChatGPT để lập các bảng thống kê, phân tích, đánh giá kết quả qua mỗi lần kiểm tra. Giải pháp thứ sáu: Tích hợp ứng dụng ChatGPT với Google trang tính để tra cứu các thông tin liên quan đến quá trình quản lý và dạy học. Giải pháp thứ bảy: Sử dụng ChatGPT kết hợp với Vidu AI để biến những hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa thành các video trực quan, sinh động. Giải pháp thứ tám: Ứng dụng ChatGPT trong thiết kế bài giảng Powerpoint. Sau đây tôi xin được cụ thể từng giải pháp như sau: 2.1. Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn đăng kí tài khoản ChatGPT. Bước 1: Mở trình duyệt web và truy cập vào trang web: https://chatgpt.com Bước 2: Chọn "Sign Up" (Đăng ký): Để bắt đầu quá trình đăng ký. Xuất hiện hộp thoại:
- 6 Bước 3: Nháy chuột vào . Sau đó gõ địa chỉ email của bạn, rồi nhấn vào Next để tiếp tục Tiếp theo nhập mật khẩu Gmail rồi nhấn Next Cuối cùng ta được 1 tài khoản ChaGPT miễn phí. Để yêu cầu ChatGPT tìm kiếm thông tin thì chỉ cần nhập nội dung vào ô
- 7 2.2. Giải pháp thứ hai: Ứng dụng ChatGPT trong việc lập các kế hoạch hoạt động. Như chúng ta đã biết dù làm bất cứ việc gì cũng cần phải có kế hoạch. Đặc biệt, khi đóng vai trò là người quản lý của một trường học, việc lập kế hoạch hoạt động cho năm học mới là rất quan trọng vì nó giúp cho quá trình quản lý trường học được dễ dàng hơn và có tính chủ động hơn. Những kế hoạch này giúp người quản lý có thể dự đoán được các hoạt động sẽ diễn ra trong năm học, từ đó có thể chuẩn bị nguồn lực, nhân lực và phương tiện cần thiết một cách hiệu quả. Trong một năm học có rất nhiều các hoạt động cần phải lên kế hoạch. Thông thường phải mất khá nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho các hoạt động. Nhưng khi sử dụng ChatGPT, ta chỉ cần gõ câu lệnh thì ngay lập chỉ trong vài giây là ChatGPT có thể hỗ trợ chúng ta việc lập kế hoạch hoạt động bằng cách tạo ra những gợi ý, đề xuất và phân tích dữ liệu về tình hình giáo dục trong trường, giúp đưa ra những kế hoạch hoạt động hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ: Khi đóng vai trò là Phó hiệu trưởng cần lập một kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Phó hiệu trường chỉ cần thực hiện trong vòng vài giây là đã có được một kế hoạch cụ thể, chi tiết. Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Đăng nhập tài khoản ChatGPT Bước 2: Nhập nội dung vào ô tìm kiếm. Nhập nội dung càng chi tiết thì kế hoạch đưa ra càng cụ thể.
- 8 Bước 3: Nhấn phím Enter thì ChatGPT sẽ thực hiện lên kế hoạch trong một thời gian rất ngắn khoảng 40 giây và đưa ra một kế hoạch cụ thể như sau: Kế hoạch chi tiết cho chuyến tham quan trải nghiệm Văn Miếu Quốc Tử Giám Địa điểm: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội Ngày tổ chức: 9/3/2024 Ngày bắt đầu chuẩn bị: 4/3/2024 Đối tượng tham gia: Học sinh, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh Mục Tiêu: ▪ Cung cấp cho học sinh kiến thức về lịch sử và văn hóa Việt Nam. ▪ Tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm và tinh thần trách nhiệm của học sinh. ▪ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trong suốt chuyến đi. Kế hoạch chi tiết như sau: Ngày 4/3/2024 Hoạt động: ▪ Xác định danh sách học sinh và giáo viên tham gia. ▪ Gửi thông báo cho phụ huynh về kế hoạch tham quan, kêu gọi sự tham gia hỗ trợ của phụ huynh. ▪ Họp giáo viên để phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ. ▪ Nội dung chi tiết: ▪ Lập danh sách học sinh tham gia và phân chia theo nhóm (mỗi nhóm từ 5-6 học sinh) với một giáo viên hoặc phụ huynh phụ trách. ▪ Chuẩn bị và gửi thông báo chi tiết về chuyến đi tới phụ huynh, bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, mục đích, và yêu cầu hỗ trợ từ phụ huynh. ▪ Họp với giáo viên để phổ biến chi tiết về kế hoạch tham quan, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Ngày 5/3/2024 Hoạt động: ▪ Họp phụ huynh và giáo viên để phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ. ▪ Liên hệ và đặt xe ô tô cho chuyến đi. ▪ Chuẩn bị nội dung giáo dục và các hoạt động trải nghiệm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nội dung chi tiết: ▪ Tổ chức họp với phụ huynh và giáo viên để phổ biến chi tiết về kế hoạch tham quan, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
- 9 ▪ Liên hệ với nhà xe để đặt xe và xác nhận lại số lượng xe, thời gian, địa điểm đón và trả học sinh. ▪ Chuẩn bị các nội dung giáo dục về lịch sử và văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám để giảng dạy cho học sinh trước và trong chuyến đi. ▪ Chuẩn bị các hoạt động trải nghiệm như trò chơi tìm hiểu lịch sử, vẽ tranh, viết cảm nghĩ về Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ngày 6/3/2024 Hoạt động: ▪ Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chuyến đi. ▪ Phổ biến cho học sinh về các quy định an toàn và nội dung chuyến đi. ▪ Nội dung chi tiết: ▪ Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như nước uống, đồ ăn nhẹ, áo mưa, thuốc sơ cứu, và các thiết bị cần thiết cho hoạt động trải nghiệm. ▪ Tổ chức buổi phổ biến cho học sinh về các quy định an toàn khi tham quan, cách ứng xử tại các di tích lịch sử, và các nội dung học tập trong chuyến đi. Ngày 7/3/2024 Hoạt động: ▪ Kiểm tra và xác nhận lại tất cả các khâu chuẩn bị. ▪ Tập huấn cho giáo viên và phụ huynh về việc quản lý và hỗ trợ học sinh trong chuyến đi. ▪ Nội dung chi tiết: ▪ Kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch và các vật dụng đã chuẩn bị, đảm bảo mọi thứ sẵn sàng cho chuyến đi. ▪ Tập huấn cho giáo viên và phụ huynh về kỹ năng quản lý học sinh, xử lý tình huống khẩn cấp và hỗ trợ học sinh trong các hoạt động. Ngày 8/3/2024 Hoạt động: ▪ Phổ biến chi tiết kế hoạch chuyến đi cho học sinh lần cuối. ▪ Phân chia nhóm học sinh và phụ huynh quản lý. ▪ Nội dung chi tiết: ▪ Tổ chức buổi họp cuối cùng với học sinh để phổ biến chi tiết kế hoạch chuyến đi, nhấn mạnh các quy định an toàn và nội dung trải nghiệm. ▪ Phân chia nhóm học sinh và phụ huynh quản lý, đảm bảo mỗi nhóm có ít nhất một giáo viên hoặc phụ huynh phụ trách.
- 10 Ngày 9/3/2024 - Ngày Tham Quan Hoạt động: ▪ Tập trung tại trường và kiểm tra danh sách học sinh. ▪ Di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. ▪ Tham quan, học tập và tổ chức các hoạt động trải nghiệm. ▪ Kết thúc chuyến tham quan và trở về trường. Nội dung chi tiết: ▪ 6:30 AM: Tập trung tại trường, kiểm tra danh sách học sinh và đảm bảo tất cả đều có mặt đầy đủ. ▪ 7:00 AM: Lên xe và di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. ▪ 8:30 AM: Đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, tổ chức cho học sinh tập trung và giới thiệu tổng quan về địa điểm. ▪ 9:00 AM - 11:30 AM: Tham quan các khu vực chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám, nghe giới thiệu về lịch sử và văn hóa của di tích. ▪ 11:30 AM - 12:30 PM: Ăn trưa tại khu vực quy định (phụ huynh và giáo viên chuẩn bị sẵn). ▪ 12:30 PM - 3:00 PM: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm như trò chơi tìm hiểu lịch sử, vẽ tranh, viết cảm nghĩ về Văn Miếu Quốc Tử Giám. ▪ 3:00 PM - 3:30 PM: Tổng kết chuyến tham quan, nhắc nhở học sinh về những kiến thức đã học và các kỹ năng đã rèn luyện. ▪ 3:30 PM - 5:00 PM: Di chuyển trở về trường. ▪ 5:00 PM: Kết thúc chuyến tham quan, trả học sinh cho phụ huynh tại trường. Tổng Kết Chuyến tham quan trải nghiệm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được lên kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho học sinh. Các hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp học sinh học hỏi thêm kiến thức về lịch sử và văn hóa mà còn rèn luyện kỹ năng sống và làm việc nhóm. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh đảm bảo chuyến đi thành công tốt đẹp. Tương tự khi đóng vai trò là cán bộ quản lý, giáo viên hay nhân viên khi lập các kế hoạch thì chỉ cần đưa ra các câu lệnh phù hợp với từng vai (ví dụ như: Tôi là Hiệu trưởng, Tôi là Phó hiệu trưởng, Tôi là giáo viên chủ nhiệm, Tôi là giáo viên Tin học….).
- 11 (Lệnh yêu cầu cho chatGPT khi đóng vai trò là giáo viên chủ nhiệm) (Lệnh yêu cầu cho chatGPT khi đóng vai trò là nhân viên y tế trường học) Như vậy ChatGPT có khả năng xử lý và tổng hợp thông tin nhanh chóng, từ đó tạo ra các kế hoạch chi tiết và chính xác hơn. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và dạy học. Ngoài ra, ChatGPT có thể dễ dàng tùy chỉnh theo các yêu cầu cụ thể của người lập kế hoạch, từ đó tạo ra các kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, sự kiện, và mục tiêu của trường học. 2.3. Giải pháp thứ ba: Ứng dụng ChatGPT trong việc viết các thông báo và bài tuyên truyền trên website của nhà trường. Tôi là giáo viên Tin học được Ban giám hiệu giao cho phụ trách website của nhà trường. Phụ trách website chỉ là một phần nhỏ trong nhiệm vụ của tôi, nhưng lại tốn rất nhiều thời gian công sức so với các nhiệm vụ khác. Tôi phải thường xuyên viết các thông báo và các bài tuyên truyền lên trang web. Trước đây khi chưa ứng dụng ChatGPT tôi thường mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là trong việc tìm kiếm thông tin và xây dựng cấu trúc cho bài viết. Từ khi ứng dụng ChatGPT vào viết bài đã đem lại cho tôi rất nhiều lợi ích từ việc tiết kiệm thời gian, công sức cho đến chất lượng bài viết ngày càng được nâng cao. Ví dụ: Khi viết bài tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và phòng chống đuối nước. Tôi chỉ cần vào ChatGPT gõ nội dung sau:
- 12 Sau khi soạn xong nội dung tôi chỉ cần chờ trong vài giây là có bài tuyên truyền như sau: Kính gửi quý phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Minh! Nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức thiết yếu cho học sinh cũng như gia đình về các vấn đề an toàn trong cuộc sống, Trường Tiểu học Nghĩa Minh kết hợp với công an xã tổ chức buổi tuyên truyền với bốn chủ đề quan trọng: Phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, phòng chống ma túy và phòng chống đuối nước. 1. Phòng cháy chữa cháy Trong bối cảnh nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra do sự thiếu hiểu biết và kỹ năng phòng cháy chữa cháy, việc trang bị kiến thức cho con em chúng ta là vô cùng quan trọng. Buổi tuyên truyền sẽ cung cấp cho các em: ▪ Cách nhận biết các nguy cơ cháy nổ. ▪ Biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn tại nhà. ▪ Kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy nổ, cách sử dụng bình chữa cháy và các thiết bị thoát hiểm. 2. An toàn giao thông An toàn giao thông luôn là một vấn đề cấp bách, đặc biệt với học sinh khi các em hàng ngày tham gia giao thông trên đường đi học. Nội dung tuyên truyền sẽ bao gồm: ▪ Quy tắc an toàn khi đi bộ và đi xe đạp. ▪ Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe máy, xe đạp điện. ▪ Nhận biết và tuân thủ các biển báo giao thông. 3. Phòng chống ma túy Ma túy và các chất gây nghiện đang trở thành mối nguy hiểm lớn cho giới trẻ. Buổi tuyên truyền sẽ giúp các em: ▪ Hiểu biết về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện. ▪ Cách nhận biết và phòng tránh sự lôi kéo, dụ dỗ từ các đối tượng xấu. ▪ Kỹ năng từ chối và bảo vệ bản thân khỏi các tình huống nguy hiểm. 4. Phòng chống đuối nước Với việc mùa hè đang đến gần, việc trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước là vô cùng cần thiết. Nội dung tuyên truyền sẽ bao gồm: ▪ Cách nhận biết các nguy cơ đuối nước. ▪ Kỹ năng bơi lội cơ bản và các biện pháp tự cứu khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước.
- 13 ▪ Biện pháp an toàn khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí gần nguồn nước. Chúng tôi tin rằng với sự tham gia tích cực của quý phụ huynh và các em học sinh, buổi tuyên truyền sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực. Kính mong quý phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục và bảo vệ con em mình, xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh. Trân trọng! Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nghĩa Minh Và đây là đường link bài tuyên truyền mà tôi đã ứng dụng ChatGPT vào để viết bài:https://thnghiaminh.namdinh.edu.vn/tin-tuc/truong-tieu-hoc-nghia-minh- tuyen-truyen-ve-phong-chay-chua-chay-an-toan-giao-thong-phong-chong-ma- tuy.html?pageNo=1&itemsPerPage=8 Như vậy khi ứng dụng ChatGPT trong việc viết các thông báo và bài tuyên truyền để đăng lên website của nhà trường, ChatGPT đã giúp tôi viết được các thông báo và bài tuyên truyền chất lượng cao, đồng đều và nhanh chóng với nội dung phong phú và hấp dẫn. 2.4. Giải pháp thứ tư: Ứng dụng ChatGPT tạo các câu hỏi ôn tập và các đề kiểm tra đánh giá học sinh. Phó hiệu trưởng và giáo viên là những người thường xuyên phải tạo các bài ôn tập và kiểm tra cho học sinh. Việc làm đó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy đồng chí Phó hiệu trưởng cùng với giáo viên Tin học đã có hẳn một buổi sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề ứng dụng ChatGPT để tạo câu hỏi ôn tập và ra đề kiểm tra cho học sinh. Trong buổi sinh hoạt đồng chí đã nêu rõ được những lợi ích mà ChatGPT đem lại. Đó là: ChatGPT giúp chúng ta có thể tạo bài kiểm tra, có thể sử dụng các câu hỏi tự động được sinh ra bởi hệ thống. Từ đó giảm thiểu thời gian và công sức phải viết câu hỏi bằng tay. ChatGPT có khả năng tạo ra các loại câu hỏi đa dạng như trắc nghiệm, điền từ vào chỗ trống, tìm lỗi sai, sắp xếp thứ tự, và nhiều loại khác nữa. Điều này giúp làm cho bài kiểm tra trở nên phong phú và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Các câu hỏi được tạo ra bởi ChatGPT có thể đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá học sinh. Điều này giúp hạn chế sự thiên vị và đảm bảo rằng tất cả học sinh được đánh giá dựa trên cùng một tiêu chuẩn. Ngoài ra ChatGPT có thể dựa vào nội dung văn bản, hình ảnh từ đó phân tích để đưa ra câu hỏi ôn tập và đề kiểm tra sát với chương trình học của học sinh. ChatGPT giúp chúng ta ra câu hỏi ở các cấp độ: dễ, khó, trung bình….
- 14 Dưới đây là ba câu hỏi trắc nghiệm tìm hai số khi biết tổng và hiệu, phù hợp với học sinh lớp 4 và ở mức độ khó: Câu hỏi 1: Hai số có tổng là 74 và hiệu là 26. Hỏi hai số đó là bao nhiêu? A. 50 và 24 B. 55 và 19 C. 60 và 14 D. 40 và 34 Câu hỏi 2: Tổng của hai số là 90 và hiệu của chúng là 18. Tìm hai số đó. A. 54 và 36 B. 45 và 45 C. 60 và 30 D. 51 và 39 Câu hỏi 3: Hai số có tổng là 128 và hiệu là 32. Hỏi hai số đó là bao nhiêu? A. 80 và 48 B. 96 và 32 C. 70 và 58 D. 84 và 44 Dưới đây là 3 câu hỏi trắc nghiệm tìm 2 số khi biết tổng và hiệu, phù hợp với mức độ dễ cho học sinh lớp 4: Câu 1: Tổng của hai số là 20 và hiệu của chúng là 4. Hỏi hai số đó là bao nhiêu? A. 10 và 10 B. 12 và 8 C. 14 và 6 D. 16 và 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1799 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 74 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 87 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn