Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh - hợp đồng rau sạch; Lựa chọn rau theo mùa đưa vào bữa ăn của trẻ; Thực hiện giao nhận rau sạch đúng quy trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG, TĂNG CƯỜNG NGUỒN RAU SẠCH TRONG BỮA ĂN CHO TRẺ MẦM NON Lĩnh vực (mã) cấp học: Chăm sóc, nuôi dưỡng (02)/Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Toan Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm ngành giáo dục Mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Trực Đại Trực Ninh, tháng 5 năm 2022
- 2 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non”. 2. Lĩnh vực (mã) cấp học: Chăm sóc, nuôi dưỡng (02)/Mầm non. 3. Thời gian áp dụng : Từ ngày 01 tháng 9 năm 2020 đến ngày 20 tháng 11 năm 2021. 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Toan Ngày sinh: 01/9/1980 Nơi thường trú: Thôn Cường Thịnh - Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm ngành giáo dục mầm non. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định. Điện thoại: 0942 286 553. Tỷ lệ đóng góp tạo ra biện pháp: 100%. 5. Đồng tác giả: Không. 6. Đơn vị áp dụng: Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định. Địa chỉ: Thôn Cường Trung- Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định.
- 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn vàng cho việc phát triển toàn diện về nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Vì vậy, việc xây dựng bếp ăn an toàn ngay từ nguồn cung cấp thực phẩm, nhất là đưa nguồn rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường là mối quan tâm hàng đầu trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Rau tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ, giúp hạn chế sự mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo luôn có nguồn rau sạch cho bữa ăn của trẻ là vấn đề cần được quan tâm thích đáng nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, đồng thời là một giải pháp quan trọng, toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Chính vì vậy phải làm như thế nào để luôn có nguồn rau sạch đưa vào bữa ăn bán trú của trẻ hàng ngày, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, loại ra được một số lượng thuốc trừ sâu dư thừa, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật có trong rau củ, những chất này có tác hại lâu dài đến cơ thể mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác và kiến thức của cô nuôi trong việc sơ chế, chế biến thực phẩm? Rau, củ nếu được đảm bảo an toàn, sạch khi thu hoạch, sử dụng đúng cách sẽ giữ được tối đa lượng chất dinh dưỡng có trong rau, vì thế nếu ta cho trẻ ăn rau đúng cách, đúng tỷ lệ, cân đối hài hòa, từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tiêu hóa tốt, đạt được mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường.
- 4 Với nhiệm vụ là giáo viên nuôi dưỡng, bản thân tôi băn khoăn, trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đảm bảo an toàn toàn cho trẻ đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non”. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe, cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 1.1. Thực trạng công tác lựa chọn và đưa vào sử dụng nguồn rau sạch, an toàn trong trường mầm non. Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nói đến và là một vấn đề thời sự nóng bỏng, được nhiều người quan tâm. Thực phẩm nói chung và rau xanh nói riêng là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho con người. Rau xanh rất cần trong bữa ăn hàng ngày, nhưng làm thế nào để có món ăn ngon miệng, cân đối hài hòa giữa các chất dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo các nhà khuyến nông, để đạt năng xuất cao thì buộc người trồng rau phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là một số loại rau dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch nhưng không tuân thủ đúng thời gian cách ly trước khi thu hoạch theo quy định. Mặt khác, một số loại rau được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy nên thận trọng khi sử dụng các loại rau, nhất là các loại rau ăn lá như rau muống, cải soong, cải ngọt... Vậy thế nào là rau an toàn? Rau được coi là an toàn khi có dư lượng Nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng quy định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau củ.
- 5 Trường mầm non Trực Đại nằm trên địa bàn xã thuần nông, nguồn cung cấp rau tương đối dồi dào, tuy nhiên nguồn rau sạch, đảm bảo an toàn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện công tác nuôi dưỡng tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn nhất định. 1.2. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Trực Ninh, Ban giám hiệu trường mầm non Trực Đại tạo điều kiện mọi mặt trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến tổ nuôi dưỡng, qua đó đã kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, tồn tại. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, các công trình được đảm bảo với hệ thống bếp 1 chiều sạch sẽ, luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, có đủ nguồn nước sạch để sử dụng. - Phụ huynh học sinh đã đồng hành, tư vấn cùng nhà trường khảo sát, lựa chọn ký hợp đồng với cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm, rau sạch có uy tín, đầy đủ giấy tờ pháp lý, đảm bảo phong phú về chủng loại và chất lượng đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định. - Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng được nhà trường phân công công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn nấu ăn, các cô có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề, năng động, có ý thức tự giác trong công việc, ham học hỏi, luôn luôn hoàn thành các công việc được giao. - Nhà trường thiết kế, quy hoạch vườn rau để giáo viên, nhân viên thường xuyên tăng gia tạo nguồn rau sạch cho bữa ăn của trẻ. - Bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các ngành, đoàn thể; sự ủng hộ, tinh tưởng của các bậc phụ huynh. 1.3. Khó khăn: - Do đại dịch Covid-19 kéo dài, thời tiết khắc nghiệt dẫn đến tình trạng giá cả không ổn định, nguồn cung cấp rau sạch gặp nhiều khó khăn. - Tổ nuôi dưỡng phần lớn đều là nhân viên hợp đồng ngắn hạn do đó còn hạn chế nhiều trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin cũng như tìm tòi, cập nhật những thực đơn mới, giàu năng lượng dành cho trẻ.
- 6 - Việc xây dựng thực đơn theo mùa còn khó khăn do nguồn thực phẩm tại địa phương chưa đa dạng. - Số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm của trường ở cả hai thể còn cao: Thể thấp còi chiếm 4,1%, thể nhẹ cân chiếm 3%. Số trẻ thừa cân, béo phì còn cao đặc biệt là trẻ mẫu giáo chiếm: 2,3%. - Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều. - Mức đóng góp cho bữa ăn của trẻ còn thấp so với mặt bằng chung nên lượng rau sạch đưa vào thực đơn cho trẻ còn nhiều hạn chế. - Giá cả rau,củ sạch cao hơn so với rau bình thường ngoài thị trường . 2. Mô tả giải pháp khi có sáng kiến: Trường mầm non Trực Đại được sát nhập tháng 7 năm 2019; trường có 03 khu nằm giữa trung tâm dân cư, cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Số trẻ được nuôi ăn bán trú 789/798 trẻ đạt 98,9% trên tổng số trẻ đến trường trong đó: Nhà trẻ 142/151 trẻ đạt 94%, mẫu giáo 647/647 đạt 100% trẻ. Trường đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I, Xanh-sạch- đẹp- an toàn, đạt kiểm định cấp độ 2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. Trong những năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Công tác nuôi dưỡng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại trường, hàng năm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 2,5%. Tổ chức sôi nổi, có hiệu quả các bữa ăn dinh dưỡng tự chọn cho trẻ qua các ngày hội, ngày lễ… có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tuyên truyền các nội dung như tổ chức bữa ăn hợp lý cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng chống một số loại bệnh cho trẻ… Trước thực trạng sản phẩm rau xanh hiện nay trên thị trường còn có nhiều vấn đề về vệ sinh, an toàn cần quan tâm khi sử dụng. Trẻ mầm non sức đề kháng yếu, dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống, mà nguyên nhân dễ gây mất an toàn, ngộ độc qua đường ăn, uống của trẻ tại trường có nhiều, nhưng chủ yếu và dễ xảy ra
- 7 nhất là qua con đường ăn rau xanh, quả chín còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc làm chín nhanh sản phẩm… quá mức cho phép và lạm dụng khi dùng của người sản xuất. Dẫn đến có thể ngộ độc hàng loạt trẻ ăn bán trú tại bếp ăn tập thể trường hoặc không xảy ra ngộ độc ngay thì cũng làm cho trẻ mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thấy ngay được nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm rau, quả mất an toàn. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong nhà trường hiện nay. Để thực hiện điều đó, bản thân tôi đã tìm và áp dụng một số biện pháp sau: 2.1. Biện pháp 1: Khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh - hợp đồng rau sạch: 2.1.1. Khảo sát địa chỉ, tìm nguồn cung cấp rau sạch: Bếp ăn trường mầm non là nơi tiêu thụ lượng rau khá lớn, với số trẻ ăn hàng ngày tại trường là 789 trẻ, trường mầm non Trực Đại đã phải nhập từ 18kg - 20 kg rau mỗi ngày. Nếu nhập ngoài thị trường thì chất lượng rau cũng như giá cả không đảm bảo. Người cung cấp rau không phải trực tiếp sản xuất rau, không nắm rõ nguồn gốc rau mình cung cấp, chỉ là mua chỗ này bán chỗ khác. Vì vậy, việc tìm nguồn rau sạch là vô cùng quan trọng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng vào bữa ăn cho trẻ ở trường. Địa bàn của trường nằm ở vùng nông thôn, nên việc tìm địa chỉ cung cấp rau sạch, nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của các loại rau là công việc tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những hộ trồng nhỏ lẻ, tự phát, nguồn cung hạn chế, không có sự đa dạng các loại rau, và quan trọng nhất, những hộ trồng rau nhỏ lẻ không được cấp giấy chứng nhận đủ an toàn, không có đủ tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, nhà trường kết hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã đi khảo sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau trong xã và các xã lân cận để tìm nguồn rau sạch, đảm bảo an toàn đưa vào sử dụng trong bếp ăn của trường.
- 8 Hình ảnh: BGH cùng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh khảo sát cơ sở sản xuất rau sạch. 2.1.2. Hợp đồng rau sạch, an toàn. Hợp đồng thực phẩm là việc làm quan trọng của bếp ăn tập thể nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất việc mất an toàn rủi ro khi sử dụng. Có giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với bếp ăn trường mầm non việc hợp đồng thực phẩm đặc biệt quan trọng hơn, vì cơ thể trẻ non nớt dễ bị ngộ độc, số lượng trẻ ăn tại trường đông. Nếu xảy ra mất an toàn là thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Vì vậy việc ký hợp đồng thực phẩm quy đồng trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất và cung cấp nguồn thực phẩm, rau, củ là thực sự cần thiết với mỗi trường mầm non. Ngoài ra ký hợp đồng thực phẩm còn nhằm quản lý tốt tiền ăn của trẻ tránh thất thoát lãng phí. Qua tìm hiểu nguồn gốc, giống cây, đất trồng, nước tưới và sản phẩm rau sạch, nhà trường đã lựa chọn ký hợp đồng với cơ sở sản xuất kinh doanh Hiền Thục (Xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đinh), đảm bảo bếp ăn
- 9 của trường luôn được cung cấp nguồn rau sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tươi ngon vì mới được thu hoạch đủ số lượng và chất lượng đảm bảo.
- 10 Hình ảnh: Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp đồng ký kết giũa chủ cơ sở và nhà trường. 2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn rau theo mùa đưa vào bữa ăn của trẻ. Trên thị trường hiện nay, hầu như các loại rau có quanh năm. Tuy nhiên, chúng ta nên lựa chọn rau theo mùa để có thể lựa chọn được những loại rau an toàn mà giá thành hợp lý. Nếu trồng đúng vụ rau sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, điều kiện khí hậu và thời tiết phù hợp để những loại rau ấy phát triển tốt mà không cần quá nhiều phân bón hay hóa chất bảo vệ thực vật mà rau vẫn ngon và an toàn, nhiều dưỡng chất hơn, đảm bảo lượng Vitamin và khoáng chất ở mức cao nhất, không bị ảnh hưởng của hóa chất. Tuy nhiên, việc ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ độc rau, củ, ngày một gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp cấp thiết cho việc đưa rau sạch vào bếp ăn trong trường mầm non. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn theo mùa là rất cần thiết, có làm như vậy mới đưa các thực phẩm nhất là rau đúng mùa thu hoạch vào thực đơn chế biến cho trẻ ăn. Ví dụ: Mùa hè có thể lựa chọn các loại rau như bầu bí, mướp, rau đay, mồng tơi, rau muống…
- 11 Mùa đông nên chọn các loại rau có tính ấm bao gồm cà rốt, khoai tây, su hào, bắp cải.... Ví dụ: Thực đơn mùa đông ( tuần 2+4) độ tuổi mẫu giáo và nhà trẻ. BỮA TRƯA BỮA PHỤ BỮA CHIỀU BỮA CHIỀU THỨ MG + NT MG + NT MG NT Cơm tám Chả tôm rau củ HAI Cà tím nhồi thịt Canh cải ngọt nấu Sữa Nuti Cháo thịt bò củ Cháo thịt bò củ cua đồng dền dền Nước cam vắt Cơm tám Cơm tám Thịt gà om nấm Canh thịt lợn BA hương rau ngót Nước dưa Xôi gấc đậu Bắp cải xào thịt lợn Canh mọc khoai tây hấu xanh Thịt bằm sốt cà rốt rim cà chua Cơm tám Sữa Nuti Bún mọc nấm Bún mọc nấm Ruốc cá trắm hương, hành hương, hành Súp lơ xào tỏi Canh sườn lợn nấu mùi mùi TƯ cà rốt, củ cải Nước ép cà rốt Cơm tám Cơm tám Mực nhồi thịt Tôm biển sốt Rau cải giá đỗ xào NĂM thịt lợn Chuối tiêu Cháo chim bồ Canh bí xanh nấu Canh bí đỏ nấu câu hạt sen thịt gà thịt nạc Cơm tám Trứng hấp vân SÁU Bò xào thập cẩm Canh cá nấu chua Sữa Nuti Bánh đa thịt Miến ngan, rau Thanh long lợn, lá hẹ cải 2.3. Biện pháp 3: Thực hiện giao nhận rau sạch đúng quy trình.
- 12 Khâu giao nhận rau đúng quy trình nhằm đảm bảo lượng rau đưa vào bếp ăn an toàn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và tránh được thất thoát thực phẩm và tiền ăn của trẻ. Chính vì đánh giá cao khâu giao nhận nên bản thân tôi đã làm tốt khâu giao nhận thực phẩm đúng quy trình, đủ thành phần và có trách nhiệm, tránh hời hợt hình thức. Thực hiện giao, nhập rau đúng quy định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng rau, xem tình trạng rau qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? Nếu không đảm bảo không nhập vào bếp. Cụ thể: - Đối với rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường. - Rau cải ( cải xanh, cải thảo, cải sen…) khi nhận thực phẩm cần kiểm tra kỹ, bằng cách bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì không nhập vào bếp ăn vì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao, nếu để thử quá 12 giờ thì thấy rau bị nẫu đen, ủng. - Rau muống không nhận rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiêng trên mặt của lá sau rất bóng và mượt, khi nước luộc rau này nguội sẽ biến thành màu xanh đen, và có kết tủa đen, khi uống thử nước luộc nếu tinh ý sẽ nhận thấy vị chát. - Đối với củ, quả: Không nhập những quả, củ quá lớn, mà chọn những củ, quả có kích thước vừa phải, hoặc hơi nhỏ, không chọn những củ, quả da căng và có vết nứt, dọc theo thân, những quả da xanh bóng. - Các loại quả đậu đỗ (đậu Cove, đậu Hà Lan, đậu đũa…) không nhập những quả khi nhìn thấy bóng nhẫy, ít lông tơ. Khi nhận rau, củ cần kiểm tra kỹ bề ngoài bằng cảm quan và kinh nghiệm, hàng ngày có sổ sách ghi chép tỷ mỉ, khi mua bán và tiếp nhận rau có sự giám sát của: Ban giám sát, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên nhóm, lớp giám sát. Cô nuôi có đủ trang phục, trang thiết bị nhà bếp đầy đủ, hiện đại, thực hiện đúng quy trình bếp ăn một chiều.
- 13 Hình ảnh: Giao nhận rau, củ sạch tại bếp nuôi. 2.4: Biện pháp 4: Tăng cường nguồn rau sạch ngay tại nhà trường. Trường mầm non Trực Đại đã tận dụng lợi thế khuôn viên của nhà trường để quy hoạch đất trồng cây, trồng rau an toàn cho các bé theo mô hình “Vườn rau sạch, an toàn cho bé” nhằm mục đích tạo nguồn rau sạch, an toàn tại chỗ và kết hợp tạo môi trường cho các bé học tập, trải nghiệm...
- 14 Hình ảnh trẻ trải nghiệm vườn rau. Không chỉ góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện trong trường mầm non, mỗi khoảng đất trống đều được các cô trồng các loại cây xanh, hoa và rau sạch. Bên cạnh những cây xanh, vườn hoa, vườn cây ăn quả,… thì vườn rau sạch luôn được các cô và trẻ chăm sóc chu đáo mỗi ngày. Thực hiện mô hình này đã giúp nhà trường cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày của các bé từ nguồn rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, những luống rau xanh mát cũng trở thành giáo cụ trực quan sinh động giúp các bé đến trường có những trải nghiệm thực tế trong mỗi giờ học tập, vui chơi. Để có được những luống rau xanh mát, an toàn dành cho trẻ, trước đó các bác phụ huynh và các cô trong trường đã không ngại khó dọn đất, cải tạo đất, bổ sung thêm đất màu và gieo, trồng theo mùa như rau muống, mồng tơi, rau cải ngọt, cải thảo….
- 15 Hình ảnh các cô, các bác phụ huynh lao động cải tạo vườn trường. Đây là thành quả của công sức bàn tay lao động nhiệt tình của các bác, các cô sau giờ làm việc và của các bé trong những giờ ra chơi. Trong mỗi bữa ăn, các bé được các cô giáo giới thiệu món ăn từ rau của các cô, các bé đã trồng và chăm bón hàng ngày làm cho các bé vô cùng hào hứng và thích thú khi được ăn những món rau, canh do chính tay trẻ chăm sóc.
- 16 Hình ảnh: Vườn rau sạch tại nhà trường. 2.5: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bếp nuôi. Công tác kiểm tra giám sát bếp nuôi được thực hiện thường xuyên, có sự chỉ đạo, phối kết hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ phụ trách y tế, các đoàn thể trong trường. Bếp ăn được kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn, phát hiện và cảnh báo mối nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ. Các bộ phận khác cũng được phân công kiểm tra việc đưa rau sạch vào bữa ăn của trẻ, với hình thức kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra nội bộ, đã tạo cho cô nuôi ý thức tự giác học hỏi nâng cao chuyên môn, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia lao động tại khu vực được phân công để có sản phẩm rau sạch đưa vào bữa ăn của trẻ.
- 17 Hình ảnh: Hoạt động của Ban giám sát. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả kinh tế: Nhà trường đã phối hợp với phụ huynh tổ chức trồng rau sạch tại các khu vườn của trường như bầu, bí, mướp, rau đay, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải bắp, rau cải thảo…để trẻ được trải nghiệm. Với số lượng rau thu được mỗi năm nếu phải mua ngoài thị trường thì mất khoảng 15-17 triệu đồng trở lên. Từ nguồn kinh phí đó, chúng tôi xây dựng thực đơn bổ sung thêm dưỡng chất vào các bữa ăn cho trẻ, tổ chức trải nghiệm bữa ăn tự chọn có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: 2.1. Giá trị làm lợi cho môi trường: Tận dụng được những khu vườn trường để trồng rau, làm sạch vườn trường. Trẻ được tham quan, trải nghiệm, quan sát, khám phá môi trường xung quanh ngay tại vườn trường. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện. 2.2. Giá trị làm lợi khác:
- 18 Nhà trường đã tìm được nguồn rau sạch cho bếp ăn của trường. Ký kết hợp đồng đảm bảo nguồn cung cấp rau thường xuyên theo năm học, quy đồng trách nhiệm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả ổn định. Đồng thời, yêu cầu chủ hàng cung cấp đủ giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân cho sản phẩm và nhà sản xuất để dùng khi cần thiết. Nhờ có nguồn cung cấp rau sạch, đa dạng chủng loại mà nhà trường đã xây dựng được thực đơn theo mùa, đưa rau sạch vào bữa ăn bán trú của trẻ thường xuyên và đạt kết quả tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Trong những năm qua, nhờ làm tốt khâu giao nhận thực phẩm nên không xảy ra ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng lựa chọn nhận thực phẩm của các nhân viên nuôi dưỡng. Tận dụng được những mảnh vườn trong trường để trồng rau, làm sạch vườn trường. Đây là thành quả của công sức bàn tay lao động nhiệt tình của các bậc phụ huynh, các cô sau giờ làm việc và của các bé trong những giờ ra chơi. Đối với trẻ: Trẻ được tham quan, trải nghiệm, quan sát, khám phá môi trường xung quanh ngay tại vườn trường. Trong mỗi bữa ăn, các bé được các cô giáo giới thiệu món ăn từ rau của các cô, các bé đã trồng và chăm bón hàng ngày làm cho các bé vô cùng hào hứng và thích thú khi được ăn những món rau, canh do chính tay trẻ chăm sóc. Đối với phụ huynh: Đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc đưa nguồn rau sạch, an toàn vào trong bữa ăn của trẻ cũng như của gia đình. Thường xuyên trao đổi với cô giáo về biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh đã đóng góp công sức vào các hoạt động của lớp, của trường đồng thời đóng góp tiền mua sắm đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Các bậc cha mẹ học sinh thấu hiểu, đồng tình ủng hộ về công tác thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường, đã phối hợp thực hiện tốt và hoàn toàn yên tâm vào nhà trường về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- 19 Đối với giáo viên, nhân viên: Luôn có nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cô còn luôn linh hoạt sáng tạo chế biến ra nhiều món ăn mới lạ, thu hút sự hứng thú ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất. 2.3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng tại trường mầm non Trực Đại và có khả năng nhân ra diện rộng các trường mầm non trong toàn huyện. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là báo cáo sáng viến: “Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tăng cường nguồn rau sạch trong bữa ăn cho trẻ mầm non” mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam kết báo cáo trên không sao chép và vi phạm bản quyền./. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Toan CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- 20 …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… . XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn