intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số rèn nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua một số hoạt động trong ngày

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số rèn nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua một số hoạt động trong ngày" được hoàn thành với các biện pháp như: Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi; Tạo môi trường lớp học và tăng cường làm, sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo; Dạy trẻ có thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số rèn nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua một số hoạt động trong ngày

  1. 1. Lý do hình thành biện pháp Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi là lứa tuổi   bắt đầu đến trường, bắt đầu với một chế độ sinh hoạt mới hàng ngày, trẻ mới  đến lớp còn nhiều bỡ  ngỡ, chưa quen với chế  độ  sinh hoạt mới, chưa quen   bạn, chưa quen cô.  Việc tìm ra các biện pháp nhằm rèn nề nếp thói quen cho   trẻ  mầm non giúp trẻ  có những thói quen tốt, hình thành nên nhân cách của  trẻ sau này. Giáo dục rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non nhằm tìm ra  nội dung, hình thức tổ chức giáo dục trong trường mầm non đạt hiệu quả cao   nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương,  thực tế  nhà trường. Với quan điểm lấy trẻ  làm trung tâm, bản thân tôi đã  không ngừng cho việc nghiên cứu tài liệu, tự  học tập, bồi dưỡng, học hỏi   kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, bạn bè nhằm giúp rèn nề nếp cho trẻ 24­36   tháng tuổi. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng : “ Một số  rèn nề nếp cho  trẻ  24 – 36 tháng thông qua một số  hoạt động trong ngày , ” trong năm học  2021­2022 tại lớp............ II: Nội dung biện pháp 1. Nội dung biện pháp 1.1. Thực trạng ­ Lớp Nhà trẻ 24­ 36 tháng ………….luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo  sát sao của Ban giám hiệu nhà trường được sự   ủng hộ  của các bậc phụ  huynh,  được trang bị  Cơ sở vật chất của lớp để tương đối đầy đủ, tạo điều kiện tốt nhất  trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. ­ GVCN có trình độ ĐHSP mầm non nhiệt huyết với nghề, có ý thức trách   nhiệm cao trong mọi công việc. Bản thân luôn không ngừng tìm hiểu và học tập   nâng cao chuyên môn và kỹ năng sư phạm. ­ Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi đang  ở  giai đoạn này, khả  năng giao  tiếp về  ngôn ngữ  của trẻ  gặp rất nhiều khó khăn, đa số  trẻ  còn mới bắt đầu đi  học, do đó trẻ  chưa quen nề  nếp, thói quen trong sinh hoạt, trẻ đang còn rụt rè  và nhút nhát, quấy khóc, nên ảnh hưởng đến việc rèn nề nếp sinh hoạt của trẻ. Bảng khảo sát đầu năm học:
  2. Số trẻ  Số trẻ  Tỷ  chưa  Tổng  thực  Tỷ lệ Nội dung nề nếp, thói quen lệ thực  số trẻ hiện  (%) (%) hiện  được được Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ. Trẻ   tự  giác   và  có   thói   quen  chào  hỏi. Trẻ   có   thói   quen   cất   đồ   dùng   đồ  chơi đúng nơi quy định Trẻ tự xúc cơm, ăn sạch sẽ. Qua khảo sát, tôi thấy nề nếp thói của đa số trẻ còn yếu, nhiều nội dung đa số trẻ chưa thực hiện được. Một vài trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, tự giác và có thói quen chào hỏi, tuy nhiên chiếm số lượng không nhiều. Về việc trẻ tham gia chơi đoàn kết và cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ nhiều trẻ còn yếu và trung bình, như vậy về việc rèn nề nếp và sự chú ý trong các hoạt động chơi – tập, biết thực hiện theo yêu cầu của cô vẫn còn nhiều trẻ trung bình và yếu. Vậy để nâng cao biện pháp rèn nề nếp cho trẻ chú ý trong các hoạt động chơi – tập biết thực hiện theo yêu cầu của cô, tôi luôn quan tâm đến các cháu trung bình, yếu nhiều hơn bằng sắp xếp bố trí chỗ ngồi một cách hợp lý, động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ. Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là: I.2. Nguyên nhân: - Do trẻ mới bắt đầu đi học, vẫn còn nhút nhát còn một số bạn thì chưa đc tham gia môi trường lớp học nên ko có nề nếp
  3. - Độ tuổi của trẻ còn nhỏ, một số bạn còn non tháng nên ở nhà cha mẹ thường nuông chiều, chưa để trẻ tự giác thực hiện một số hoạt động - Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động. - Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. 1.3. Cách thức thực hiện Để rèn nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua một số hoạt động hàng  ngày, tôi đi sâu vào một số nội dung như sau: ­ Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ. ­ Trẻ tự giác và có thói quen chào hỏi ­ Trẻ có thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định ­ Trẻ tự xúc cơm, ăn sạch sẽ. I.4.1. Quá trình thực hiện: Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ   chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu   cho trẻ 24­36 tháng tuổi Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ  tôi đã đi  sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu có nội dung về  đề  tài, học  hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được   tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ  thể  của lớp. Xác định rõ   những khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ  đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất.  Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học và tăng cường làm, sưu tầm   nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo Ở  độ  tuổi này trẻ  được hoạt động dưới nhiều hình thức “Học mà chơi,  chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn  luyện nề  nếp thói quen cho trẻ  tốt hơn. Bản thân tôi đã không ngừng tạo môi  trường trong và ngoài lớp học thu hút trẻ, phù hợp với độ  tuổi, sưu tầm những  nguyên vật liệu sẵn có để  làm đồ  dùng đồ  chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn,  nhưng phải đảm bảo an toàn, sử  dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ  tuổi. Đồ dùng đồ  chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để  thu hút trẻ  vào mọi   hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn. Trẻ 24­36 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ  còn bé hay tò mò thích bắt chước, tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử  dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời  
  4. của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung, nên tôi   thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước. Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học  ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến  lớp, không khóc nhè…  Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có   thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể  lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp   còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông   bà, bố  mẹ... tôi dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ  hoạt động nào đó mà trẻ  có   thể học tập, bắt chước.  Biện pháp 3: Dạy trẻ  có thói quen cất đồ  dùng đồ  chơi đúng nơi quy   định Một ngày của trẻ   ở  trường mầm non trẻ  phải trải qua rất nhiều các hoạt   động có sử dụng đến đồ chơi, và việc giáo viên dạy trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng   nơi quy định là vô cùng quan trọng, góp phần vào việc rèn nề nếp, thói quen cho  trẻ.   Ở hoạt động đón trẻ, khi trẻ chơi đồ chơi trong lớp, trước khi tập thể dục,   cô có thể gợi ý và hướng dẫn trẻ cùng cất những đồ chơi mà trẻ đã chơi đúng nơi  quy định. Những lần đầu trẻ  còn chưa biết cô sẽ  hướng dẫn chi tiết, sau nhiều   lần trẻ sẽ tự biết cất đồ chơi đúng vị trí Ở hoạt động học, một vài môn học có sử  dụng các đồ  dùng, đồ  chơi, sau   khi học xong cô có thể gọi trẻ cùng cô cất các đồ dùng đồ chơi đó. Ở  hoạt động thao tác với đồ  vật, sau khi kết thúc hoạt động, cô gợi ý,  hướng dẫn trẻ  các các đồ  vật mà mình đã thao tác vào đúng vị  trí ban đầu một   cách gọn gàng, ngăn nắp. Ở hoạt động chiều cũng vậy, khi trẻ chơi xong đồ chơi, cô có thể sử dụng   bài hát "Bạn ơi hết giờ rồi" để trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. Trẻ 24­36 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ  còn bé hay tò mò thích bắt chước, tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử  dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời   của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung, nên tôi   thường khen những gương tốt để  trẻ  bắt chước. Ví dụ: Cô khen những trẻ   biết  cất đồ  dùng đồ  chơi đúng nơi quy định, cô khen những bạn đã giúp cô cất đồ  dùng đồ chơi…  Biện pháp 4: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt   động, mọi lúc mọi nơi  Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ,   vệ  sinh, học tập, vui chơi, giờ  đón, giờ  trả... mọi sinh hoạt đều là những hình 
  5. thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói  quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý   thức được như  các anh chị  lớn, điều này cũng là một thử  thách cho cô giáo.  Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi   và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện...  trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen. Ví d ụ: Rèn luyện cho trẻ thói quen  biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu   không nào…Các bài thơ: Chào, Miệng xinh, Cháu chào ông  ạ… ­ Qua bài thơ,  bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như: “Bạn ơi hết  giờ  rồi Nhanh tay cất đồ  chơi Nhẹ  tay thôi bạn nhé Cất dồ  chơi đi nào” Hay   “Giờ chơi hết rồi Nào các bạn ơi Ta cùng cất dọn Đồ dùng đồ chơi Vào nơi quy   định”,  Biện pháp 5: Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối   kết hợp với gia đình.  Để  thực hiện tốt việc rèn luyện nề  nếp, thói quen ban đầu cho trẻ  thì các  bậc phụ  huynh giữ  một vai trò quan trọng. Do vậy tôi đã tuyên truyền với các   bậc phụ huynh về sự  cần thiết của việc rèn luyện cho trẻ   ở  lứa tuổi này. Từ  đó  phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để  nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ,  tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao   đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đ ình. Giúp việc rèn luyện   thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc  ­ giáo dục trẻ ­ Vận động phụ huynh c ùng sưu tầm tranh ảnh, nhữnh bài thơ, câu  chuyện có nội dung phù hợp. đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ  chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt  2. Đánh giá kết quả thu được. 2.1. Phân tích đánh giá kết quả. Để thấy được hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp trên, tôi thực hiện 1 cuộc khảo sát trên 23 trẻ lớp tôi và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát trong thời gian áp dụng một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ  (tháng 10­12/2021) Số trẻ  Số trẻ  Tỷ  chưa  Tổng  thực  Tỷ lệ Nội dung nề nếp, thói quen lệ thực  số trẻ hiện  (%) (%) hiện  được được
  6. Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ. Trẻ   tự  giác   và  có   thói   quen  chào  hỏi. Trẻ   có   thói   quen   cất   đồ   dùng   đồ  chơi đúng nơi quy định Trẻ tự xúc cơm, ăn sạch sẽ. Bằng biện pháp đã thực hiện như trên với kết quả khả quan đã thực hiện được trên trẻ, tôi rút ra kết luận sau: Đối với giáo viên. - Cô nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp. Áp dụng biện pháp rèn nề nếp cho trẻ thông qua môi trường lớp học nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ - Cô có kỹ năng gần gũi, dỗ dành, giáo tiếp với trẻ tốt hơn với trẻ, giúp trẻ nhanh quen và yêu quý cô. Đối với trẻ. Trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo và các bạn, cũng thích đi học có nề nếp trong môi trường lớp học, cóp hành vi tốt, có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn. Cụ thể: trong các hoạt động học giữ cô và trẻ, trẻ có ý thức tự giác biết làm theo hiệu lệnh của cô, biết cất đồ dùng đồ chơi sau khi hoạt động xong vào đúng nơi quy định, biết tự đi vệ sinh, biết nói với người lớn về nhu cầu vệ sinh các nhân của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. III. Kết luận. Thông qua “Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 -36 tháng thông qua một số hoạt động hàng ngày", bản thân tôi và đồng nghiệp biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, nuôi dạy trẻ, bản thân tôi đã nắm vững trình tự và phương pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng - Trẻ đã có nề nếp thói quen nâng cao rõ rệt…
  7. - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vẫn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ. Trên đây là bản thuyết trình về “Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 -36 tháng thông qua một số hoạt động hàng ngày”, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để bản thuyết trình của tôi được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2