intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Rèn trẻ 5–6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Rèn trẻ 5–6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn" được hoàn thành với các biện pháp như: Giáo viên tự học bồi dưỡng, tự rèn luyện các kỹ năng xé dán; Chuẩn bị tốt đồ dùng học liệu của cô và trẻ; Dạy kỹ năng cho trẻ trực tiếp, thông qua hoạt động xé dán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Rèn trẻ 5–6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn

  1. I. Mở đầu. - Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật nhất là ở lứa tuổi Mầm non, nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được, thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình từ đó kích thích sự hứng thú với hoạt động hình.Trong trường mầm non nếu cho trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình nói chung, họat động xé dán nói riêng sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ, những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh và sinh động, từ đó sẽ giúp cho trẻ yêu quý cảnh vật xung quang, yêu cuộc sống hơn. - Nhờ có hoạt động này mà trẻ có điều kiện được phát huy năng khiếu thẩm mĩ và sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm lớp tôi đang phụ trách nói riêng. Do vậy các cháu thường rất say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình. Nhưng không phải là khi nào cũng được như vậy vì hoạt động tạo hình ở trường mầm non không đơn thuần chỉ là vẽ hay nặn mà nó còn có cả hoạt động xé dán. Với các hoạt động xé dán tôi thấy các cháu còn rất lúng túng, nhiều khi có ý tưởng xong lại không thực hiện được vì đôi tay của trẻ còn non yếu, kĩ năng xé dán của trẻ còn hạn chế nên chất lượng giờ hoạt động chưa đạt kết quả cao. Đứng trước một thực trạng như vậy, là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi luôn băn khoăn, tự hỏi mình phải làm gì và làm như thế nào để trẻ thực hiện tốt kĩ năng năng xé dán trong hoạt động tạo hình.Chính vì vậy tôi đã lựa chọn biện phá“Rèn trẻ 5–6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn”. II. Nội dung 1.Đánh giá thực trạng: - Để tiến hành tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp với từng cá nhân trẻ, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về khả năng xé dán của trẻ cụ thể qua từng hoạt động xé dán đạt kết quả như sau: ST Nội dung khảosát Số Số trẻ Tỷ Số Tỷ T trẻ đạt lệ % trẻ lệ % được chưa khảo đạt sát 1 Kĩ năng xé dải , xé vụn 30 18 60 12 40 2 Kĩ năng xé lượn cung 30 17 56,7 13 43,3 3 Thể hiện sáng tạo trong sản phẩm xé 30 15 50,0 15 50,0 dán
  2. 4 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động xé 30 18 60 12 40 dán - Nhận xét thực trạng: Qua bản kháo sát trên, tôi nhận thấy rằng kỹ năng xé dán của trẻ chưa đạt kết quả cao, đặc biệt là xé dãi, xé vụn, xé lượn cung. Do chưa có kỹ năng nên trẻ không thích thú khi tham gia hoạt động xé dán, từ đó sản phẩm trẻ chưa có tính sáng tạo - Để rèn trẻ thực hiện kỹ năng xé dán được tốt hơn, tôi tìm ra một số biện pháp sau: 2.Trình bày biện pháp * Thứ nhất : Giáo viên tự học bồi dưỡng, tự rèn luyện các kỹ năng xé dán. - Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Trẻ 5 - 6 tuổi có những khả năng nhận thức tương đối tốt, trẻ bắt đầu biết được ý thức của những việc mình làm hàng ngày như là muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và những người xung quanh. Để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ đọc các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ. Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích hoạt động này. - Ngoài những kiến thức thì điều quan trọng nhất là tôi thường xuyên tìm tòi rèn luyện kỹ năng xé dán cho bản thân mình, nắm vững kỹ năng xé dán để khi làm mẫu. * Thứ hai: Chuẩn bị tốt đồ dùng học liệu của cô và trẻ: - Để một giờ xé dán đạt được kết quả tốt thì yếu tố đầu tiên để góp phần vào thành công của giờ dạy đó chính là đồ dùng học liệu của cô. - Đồ dùng học liệu ở đây đó là đồ dùng của cô, là các bài xé dán theo mẫu cũng như theo đề tài hoặc ý thích. Còn đồ dùng của trẻ không thể thiếu được trong giờ xé dán đó là vở, giấy màu, hồ dán, bút màu, khăn lau tay ..vv - Ngoài những học liệu, đồ dung của cô và trẻ chuẩn bị trên lớp tôi có thể chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên: như lá cây khô để làm các con vật chẳng hạn, hột hạt để gắn mắt con vật, hoa tươi được ép khô để xé dán…qua đó làm phong phú thêm hoạt động xé dán. * Thứ ba: Dạy kỹ năng cho trẻ trực tiếp, thông qua hoạt động xé dán - Có thể nói rèn kỹ năng cho trẻ hoạt động xé dán thì việc tiến hành trên hoạt động là vô cùng quan trọng và cần thiết. - Tùy vào từng thể loại của hoạt động cụ thể, thì tôi sẽ lựa chọn các biện pháp, phương pháp phù hợp để rèn cho trẻ kỹ năng xé dán đạt hiệu quả cao.
  3. * Đối với hoạt động xé dán theo mẫu: - Cô phải chuẩn bị mẫu của cô đảm bảo tính thẩm mỹ và chính xác. - Trẻ phải được quan sát nhận xét mẫu, nhằm phân tích kỹ năng xé . *Ví dụ: Hoạt động xé dán con cá, tôi rèn kĩ năng xé bấm lượn cung, xé bấm thẳng. * Đối với hoạt động theo đề tài: - Đối với tiết đề tài, tôi rèn cho trẻ những kỹ năng trẻ biết rồi để tạo những sản phẩm theo yêu cầu của cô. Thông qua đó trẻ sẽ phát triển về năng lực thể hiện màu sắc, đường nét và thẻ hiện ý tưởng của trẻ là chủ yếu. *Ví dụ : Tiết đề tài “Xé dán các loại quả” thì tôi hỏi trẻ thích xé quả gì nếu là quả chuối thì tôi hướng cho trẻ kĩ năng xé lượn cung, xé quả cam thì huwogs trẻ xé bấm thẳng. Không những trẻ khá xé dán được mà những trẻ yếu cũng tạo ra sảnphẩm. Ở tiết xé dán theo đề tài giáo viên không phải làm mẫu trực tiếp, nhưng cô cũng nói qua cách xé dán của bức tranh để trẻ nhớ lại và dễ dàng tưởng tượng ra hơn.. * Đối với hoạt động xé dán theo ý thích: - Hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thểhiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích. Rèn kỹ năng xé dán theo ý thích giúp trẻ biết cách phối hợp màu sắc, cách xé dán và sản phẩm của trẻ có sáng tạo hơn. * Ví dụ : Giờ học xé dán theo ý thích, tôi tổ chức cho trẻ tham quan triển lãm tranh, tôi cho trẻ nhận xét các bức tranh về màusắc, nội dung, kỹ năng xé dán tạo nên bức tranh. Qua tham quan triển lãm tranh trẻ phối hợp màu sắc, cách xé dán và sản phẩm của trẻ có sáng tạo hơn. * Thứ tư: Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ ngoài tiết học - Ngoài hoạt động chính, tôi đã cung cấp thêm kiến thức xé dán cho trẻ ở mọilúc, mọi nơi. *Ví dụ: Lồng ghép vào môn văn học: Thơ “Em yêu nhà em”. Cuối giờ học tôi cho trẻ về theo nhóm đề xé dán ngôi nhà theo sự hiểu biết của trẻ. *Ví dụ: Trong quá trình dạo chơi ngoài trời cùng trẻ, tôi cho trẻ nhặt chiếc lá bất kỳ và gợi ý cho trẻ xé để tạo thành sản phẩm theo ý thích của trẻ, từ đó trẻ càng tích cực hơn và hứng thú hơn khi xé, hoặc thông qua hoạt động góc thì tôi có thể cho trẻ xé dán áo, váy cho búp bê chẳng hạn. - Còn những giờ hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả tốt nhất. *Ví dụ: ngày mai có hoạt động xé quả cam, thì chiều hôm nay tôi cho sẽ vẽ cho mỗi trẻ mỗi hình tròn để rèn kỹ năng xé bấm chẳng hạn để bài học ngày mai đạt kết quả tốt hơn.
  4. - Để thực hiện được điều này tôi cũng phải thay đổi nhiều hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ. Khi được chuẩn bị chu đáo trước cho các hoạt động tôi thấy trẻ rất tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ cũng luôn phong phú sinh động hơn *Ví dụ: Trẻ tạo các bức tranh từ các nguyên vật liệu lá cây và dán trên tấm thiệp. Trẻ dùng nguyên liệu lá cây để xé dán bông hoa ..vv. Qua cách hoạt động này tôi nhận thấy trẻ lớp tôi gắn kết nhau hơn, biết cùng bảo nhau, tự giác hướng dẫn nhau cách thực hiện các yêu cầu của cô. Trẻ cũng mạnh dạn gần gũi nhau hướng dẫn, có lúc làm hộ nhau, rồi cùng nhau làm, cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. - Tóm lại việc rèn kỹ năng cho trẻ muốn đạ được kết quả tốt thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là vô cùng quan trọng và cần thiết. III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế - Qua thời gian áp dụng biện pháp“ Rèn trẻ 5- 6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn” thông qua nhiều hình thức như: - Giáo viên tự học bồi dưỡng, tự rèn luyện các kỹ năng xé dán. - Chuẩn bị tốt đồ dùng học liệu của cô và trẻ - Dạy kỹ năng cho trẻ trực tiếp thông qua giờ xé dán - Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ ngoài tiết học - Bản thân tôi nhận thấy trẻ tích cực say mê, tự tin hơn khi tham gia hoạt động xé dán, kỹ năng xé dán của trẻ ở lớp tôi tiến bộ rõ rệt và đặc biệt có nhiều sản phẩm sáng tạo phong phú về thể loại Bảng thể hiện số liệu sau khi áp dụng biện pháp: ST Nội dung khảosát Số trẻ Số trẻ Tỷ Số trẻ Tỷ T được đạt lệ % chưa đạt lệ khảo % sát 1 Kĩ năng xé dải , xé vụn 30 28 93,3 2 6,7 2 Kĩ năng xé lượn cung 30 29 96,6 1 3,4 3 Thể hiện sáng tạo trong sản 30 26 86,6 4 13,4 phẩm xé dán 4 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 30 27 90 3 10 xé dán IV. Kết luận - Qua biện pháp rèn trẻ 5- 6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Tân. Tôi thấy trẻ:
  5. - Kỹ năng xé dán tốt, thể hiện được sự sáng tạo trong sản phẩm xé dán, và rất hứng thú tam gia hoạt động xé dán. hứng thích thú hơn. * Kiến nghị đề xuất: * Đối với nhà trường: - Tổ chức các chuyên đề , xây dựng các tiết dạy mẫu về tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán để giáo viên được dự và tham gia đóng góp ý kiến. - Thường xuyên mở các hội thi, hội triển lãm tranh nhất là về tranh xé dán để kích thích sự hứng thú của trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực và sáng tạo. - Trên đây là biện pháp “Rèn trẻ 5- 6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non Hải Sơn”. Bản thân tôi rất mong được sự góp ý của quý ban giám khảo để có những kinh nghiệm dạy trẻ xé dán tốt hơn và có những hoạt động đạt kết qủa cao hơn. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN NGƯỜI VIẾT BIỆN PHÁP PHÓ HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Lệ Trần Thị Kim Chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2