intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động STEAM để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động STEAM để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của khoa học- công nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học. Tìm hiểu, nghiên cứu khả năng tìm tòi, thích khám phá, trải nghiệm của trẻ 5 - 6 tuổi từ đó chọn lọc một số biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục STEAM phù hợp với trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động STEAM để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG STEAM ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Cấp học : Mầm Non Tên tác giả : Phùng Thị Phương Đơn vị công tác : Trường mầm non Yên Sơn Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2022- 2023
  2. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng khoa học cơ sở Hội đồng khoa học cấp trên Trình Ngày Họ và Nơi công Chức độ tháng Tên SKKN tên tác danh chuyên năm sinh môn Phùng 19/6/1980 MN Yên Giáo Đại “ Sưu tầm và thiết kế một Thị Sơn viên học số hoạt động steam để Phương ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non” - Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 09/2022- 5/2023. - Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số biện pháp: Mô tả bản chất của sáng kiến: STEAM là một phương pháp giáo dục vượt trội giúp trẻ vươn ra thế giới” STEAM là từ viết tắt với sự kết hợp giữa Stem và Art (Nghệ thuật sáng tạo). STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (Toán học). Từ đó giúp thúc đẩy tư duy của trẻ một cách toàn diện và sự sáng tạo tiềm lực bên trong mỗi trẻ. Lớp học STEAM chính là lớp học dành cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhằm tiếp thu các khối kiến thức tổng hợp và nghệ thuật. Phương pháp giáo dục sớm này được coi là một chiến lược giáo dục cải tiến khơi dậy sự sáng tạo với một cái đầu tư duy mới của thế hệ mai sau. Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp. Phương pháp giáo dục này cho phép trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Trẻ không những được nghiên cứu lí thuyết mà còn được thực hành áp dụng nhiều kĩ năng ở nhiều lĩnh vực để có thể giải quyết vấn đề theo tư duy của trẻ. Phương pháp STEAM gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ. Qua các sự kiện, chủ đề mà giáo viên giới thiệu, trẻ được củng cố,
  3. 3 rèn luyện kiến thức, kĩ năng sống hằng ngày, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Các chủ đề, các sự kiện chính là các trải nghiệm thực tế cho trẻ. Ví dụ như tham quan, dã ngoại hay các hoạt động nghệ thuật, các hiện tượng tự nhiên, thí nghiệm, thử nghiệm… Nếu giáo viên biết dạy trẻ, biết khơi gợi kiến thức của trẻ trong quá trình trẻ khám phá, trải nghiệm thì trẻ sẽ nhớ nội dung, kiến thức, kĩ năng này rất sâu. Môi trường học tập thoải mái và năng động trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn và quan sát, trẻ tự thực hiện các hoạt động. Phương pháp STEAM giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kĩ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi dự án các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà STEAM luôn hướng tới. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động steam để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non” Các biện pháp đã tiến hành: Biện pháp 1: Tích cực tự học, bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu ứng dụng về phương pháp dạy học STEAM trong trường mầm non: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động và tạo môi trường hoạt động giáo dục STEAM tại lớp. Biện pháp 3: Sưu tầm và hướng dẫn các hoạt động STEAM Biện pháp 4: Lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động giáo dục cho trẻ. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ thực hiện tốt hoạt động steam. Triển khai thực hiện sáng kiến: Tôi đã áp dụng các biện pháp trên với 28 trẻ lớp 5 tuổi A4 trường mầm non yên sơn. Với đầy đủ các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi hơn như lựa chọn những đồ dùng cũ, tái chế hoặc: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, lá cây, túi bóng, que kem... các nguyên vật liệu này có thể sưu tầm không mất tiền mua. Sau khi thực hiện đề tài. “Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động steam để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non” Đối với giáo viên: Bản thân tôi cũng rút ra được kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ. Qua đó tôi tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu để mang lại nhiều hoạt động trải nghiệm, dự án phù hợp với nội
  4. 4 dung chương trình, với nhu cầu của trẻ. Đối với trẻ: Khi ứng dụng phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục, đã đem lại những hiệu quả vô cùng đáng kể cho trẻ. Trẻ được học và hình thành phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề từ nhỏ. Trẻ được trải nghiệm thực hành và khám phá các dự án STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh Đối với phụ huynh: Phụ huynh nắm bắt được bài học của con, hiểu được điều trẻ cần và trẻ mong muốn, gắn kết thêm tình yêu thương. Các bậc phụ huynh đã có thói quen liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ tại, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua giờ đón trả trẻ, zalo nhóm lớp, tin nhắn, Facebook... Yên Sơn ngày 8 tháng 5 năm 2023 Người nộp Phùng Thị Phương
  5. 5 PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ( LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI) 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Phương pháp nghiên cứu: 2 4.Thời gian đối tượng phạm vi nghiên cứu: 2 II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3 1. Nội dung lý luận. 3 2. Thực trạng vấn đề 3 3. Các biện pháp tiến hành. 6 Biện pháp 1: Tích cực tự học, bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu ứng 6 dụng về phương pháp dạy học STEAM trong trường mầm non: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động và tạo môi trường 7 hoạt động giáo dục STEAM tại lớp. Biện pháp 3: Sưu tầm và hướng dẫn các hoạt động STEAM 9 Biện pháp 4: Lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động 20 giáo dục cho trẻ Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ thực hiện tốt hoạt 24 động steam 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 26 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 28 1. Kết luận. 28 2. Kiến nghị 28 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 V. PHỤ LỤC 31
  6. 1 I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục STEAM là một khái niệm dạy học liên ngành kết hợp giữa công nghệ với các môn học STEAM truyền thống là: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, với mục đích giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế . Trước những thành công của STEAM ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp, cập nhật và đưa STEAM vào chương trình giáo dục, đào tạo ở nhiều bậc học khác nhau, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cũng như nhiều quốc gia khác, STEAM tại Việt Nam cũng được phát triển từ STEM và kết hợp thêm Art (Nghệ thuật). Người học tham gia chương trình STEAM có kết quả, thành tích cao hơn so với người học các môn học riêng biệt, rời rạc. Mô hình STEAM nhận được nhiều sự ủng hộ, đánh giá, phản hồi tích cực từ cộng đồng, nhất là những cá nhân, tổ chức đã ứng dụng phương pháp này. Đây được coi là cơ hội, điều kiện thuận lợi để đổi mới, cải cách nền giáo dục của nước ta với mong muốn ứng dụng phương pháp tiên tiến STEAM giúp người học phát triển một cách toàn diện hơn. Năm học 2022-2023 Phòng giáo dục Huyện Quốc Oai đã triển khai nhiệm vụ năm học, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh việc “Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến” nhằm đào tạo nên những con người của thế kỷ 21: năng động, sáng tạo. Con đường tới STEAM với trẻ mầm non là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chắc chắn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ không hề nhỏ nên tôi luôn cố gắng để trẻ được tiếp cận học sớm theo phương pháp này. Như vậy trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ
  7. 2 sẽ được trải nghiệm, thí nghiệm, được cùng nhau làm việc từ đó biết ứng dụng những kiến thức thực tiễn để hoàn thành những nhiệm vụ cô giáo giao và nhà trường chính là nơi để trẻ được “chơi thông minh, học vui vẻ”. Trong thực tế, giáo viên khi dạy trẻ còn gặp một số khó khăn sau: Giáo viên chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp giáo dục STEAM và chưa khai thác triệt để được khả năng sáng tạo trong mỗi trẻ, chưa khơi gợi được khả năng giải quyết vấn đề, các hoạt động của trẻ khi có vấn đề. Trẻ chưa được tiếp cận với phương pháp giáo dục mới này. Đa số trong các hoạt động trẻ còn thụ động, rụt rè, chưa dám thể hiện ý tưởng của mình mà chủ yếu dựa vào hướng dẫn và mẫu của giáo viên. Phụ huynh học sinh luôn bao bọc trẻ, luôn có “đáp án sẵn” cho trẻ trong mọi tình huống, trẻ chỉ việc nghe lời và làm theo. Tôi thấy rằng phương pháp STEAM là phương pháp vô cùng hay và thú vị, có thể giải quyết được các hạn chế nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động steam để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của khoa học- công nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học. Tìm hiểu, nghiên cứu khả năng tìm tòi, thích khám phá, trải nghiệm của trẻ 5 - 6 tuổi từ đó chọn lọc một số biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục STEAM phù hợp với trẻ. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tưởng tượng. - Phương pháp thiết kế. - Phương pháp chia sẻ, thực hành. - Phương pháp trải nghiệm. 4. Thời gian đối tượng phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023 tại lớp 5-6 Tuổi A4 Trường Mầm Non Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội.
  8. 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN) 1. Nội dung lý luận Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. Giáo dục STEM chuyển sang STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEM tận dụng lợi ích của STEAM, thông qua nghệ thuật, đưa STEAM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. Nhằm giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, hiểu biết về thế giới thực vật đa dạng phong phú, cũng như mang lại những trải nghiệm học tập thú vị hơn và tích cực hơn. Từ đó nuôi dưỡng lòng đam mê học hỏi ở trẻ, cũng như giúp trẻ phát triển thể chất, vận động và khả năng làm việc chủ động theo kế hoạch. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Trẻ sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức. bước đầu biết vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành trải nghiệm. rồi sau đó có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm của mình cho người khác. Đó chính là mục tiêu mà STEAM luôn hướng tới. 2. Thực trạng vấn đề: Qua tìm hiểu ứng dụng phương pháp STEAM tôi thấy sự khác biệt khác biệt giữa phương pháp giáo dục truyền thống và khi ứng dụng giáo dục STEAM như sau: Phương pháp giáo dục truyền Phương pháp giáo dục STEAM thống - Trẻ tiếp nhận tri thức bị động từ - Trẻ tiếp nhận tri thức chủ động, giáo viên. tích cực, thông qua trải nghiệm - Lượng kiến thức, kỹ năng ít. - Lượng kiến thức, kỹ năng không bị giới hạn. - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức bằng cách cung cấp những nội dung cung cấp nội dung dựa trên nhu cầu
  9. 4 có sẵn đã chuẩn bị. hứng thú, khả năng, kết quả của hoạt động trước đó để đưa ra yêu cầu mới. - Phương pháp chủ yếu là làm mẫu, - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm và giảng giải và thuyết trình. hướng dẫn cho trẻ cách học. - Thời gian: cố định. - Thời gian: linh hoạt. - Tiến trình hoạt động cứng nhắc và - Tiến trình hoạt động mềm dẻo linh máy móc hoạt. - Đánh giá dựa vào kết quả. - Đánh giá dựa vào quá trình. - Giáo án, học liệu, phương tiện giáo - Trẻ cùng tham gia chuẩn bị học viên chuẩn bị sẵn. liệu, tự chọn phương tiện/học liệu. - Học liệu, phương tiện dùng để dạy - Dùng để khám phá và ứng dụng trẻ. vào thực tiễn. - Chương trình giáo dục mầm non - Quá trình thiết kế chế tạo trẻ tự rút truyền thống có đầy đủ các yếu tố ra kiến thức, kỹ năng cần lĩnh hội. S/T/E/A/M riêng lẻ trong chương ==> Steam là 1 chuỗi các hoạt động trình. kết nối thành 1 dự án xuyên suốt giúp trẻ hình thành kỹ năng của thế kỷ 21 Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Ứng dụng phương pháp STEAM giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kĩ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi dự án các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống.Vì vậy tôi đã lên kế hoạch để nghiên cứu đề tài: “Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động Steam để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi trong trường mầm non”. Trong năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A4, với 2 giáo viên. Trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nhà trường cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp tại 3 điểm trường, thiết bị dạy học có đầy đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên.
  10. 5 * Đối với giáo viên: Bản thân có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Luôn nghiên cứu tìm tòi ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến như STEAM. Montessori. Được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn về ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, đặc biệt là phương pháp dạy học STEAM. * Đối với phụ huynh: Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, hưởng ứng các phong trào, hội thi, chuyên đề của nhà trường, cho trẻ đi lớp chuyên cần, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho cô và trẻ. * Đối với trẻ: Trẻ năng động, khỏe mạnh đi học chuyên cần, có nề nếp học tập và đặc biệt trẻ rất ham tìm tòi và khám phá. * Khó khăn: * Về phía giáo viên: Thời gian cho việc nghiên cứu đề tài còn hạn chế. Phương pháp STEAM là một phương pháp mới, vì vậy giáo viên còn mơ hồ về kiến thức, sự hiểu biết về STEAM còn chưa nhiều nên khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch khi tổ chức thực hiện. Số giáo viên trong nhà trường hiểu và được tham gia lớp học bồi dưỡng, chuyên đề về ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, đặc biệt là phương pháp dạy học STEAM còn hạn chế, đa phần các giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục STEAM qua mạng internet. * Về phía trẻ: Đa số trẻ vẫn quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa thực sự tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm. Trẻ chưa có nhiều kỹ năng trong hợp tác và hoạt động nhóm. Kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ còn hạn chế. Trẻ vẫn quen với lối cung cấp kiến thức thụ động. Vì vậy còn chưa mạnh dạn, chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ, tư duy, giải quyết tình huống. * Về cơ sở vật chất: Chưa được trang bị đồng bộ các thiết bị hiện đại (máy tính bảng, ti vi kết nối có cảm ứng...). Nhà trường chưa có phòng riêng cho trẻ hoạt động STEAM. * Khảo sát thực trạng:
  11. 6 Trước những thuận lợi và khó khăn đó ngay từ đầu năm học 2022-2023 tôi đã khảo sát 28 trẻ cụ thể như sau: Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% 1 Mức độ hiểu biết về 7 25,0 18 75,0 khoa học 2 Khả năng hiểu biết 10 35,7 18 64,3 công nghệ 3 Các thao tác kĩ thuật 8 28,6 20 71,4 4 Khả năng nghệ thuật 9 32,1 23 67,9 5 Tư duy toán học 9 32,1 23 67,9 Nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy mức độ hiểu biết về khoa học, khả năng hiểu biết công nghệ, thao tác kỹ thuật, khả năng nghệ thuật, tư duy toán học còn nhiều hạn chế. Chính vì thế sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã tìm ra một số biện pháp: “Sưu tầm và thiết kế một số hoạt động STEAM để ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi trong trường mầm non” như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1: Tích cực tự học, bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu ứng dụng về phương pháp dạy học STEAM trong trường mầm non: Phương pháp giáo dục STEAM đã có từ rất lâu và được các nước tiên tiến ở phương tây áp dụng vào chương trình giáo dục trẻ, hiện nay đã có rất nhiều trường học ở Việt Nam ứng dụng phương pháp này để giảng dạy cho học sinh. Năm học 2022 - 2023 để triển khai ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho giáo viên trong toàn Huyện, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức chuyên đề “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến” tại trường mầm non Huyện. Sau khi nhận được công văn nhà trường cử một số giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia tập huấn chuyên đề. Ngày 10/12/2023 nhà trường phân công giáo viên tham dự chuyên đề cấp Huyện triển khai toàn bộ kiến thức đã được tập huấn cho 100% giáo viên tại nhà trường. Sau buổi kiến tập phần nào tôi đã hiểu rõ được những ưu việt của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Không những thế để hiểu và nắm rõ phương pháp giáo dục STEAM tôi tự tìm tòi và nghiên cứu qua các trang web như: www.discountschoolsupply.com; www.wardsci.com; www.carolina.com; www.stevespangler.com. Ngoài ra tôi còn tự học trên trang fanpge riêng của trường và vào các
  12. 7 trang: Bookid, tư liệu mầm non, KiddiHub, giáo dục STEAM mầm non, TELE STEAM Innovation Center, thư viện mầm non, Giáo dục STEM mầm non được Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chia sẻ. Tham khảo tranh ảnh, video về hướng dẫn phương pháp giáo dục STEAM trên internet. Để nâng cao hiểu biết về phương pháp giáo dục STEAM tôi đã học hỏi thông qua đồng nghiệp các trường bạn trong toàn Huyện và Thành phố, những trường đã ứng dụng phương pháp dạy học STEAM hiệu quả. Việc tích cực học tập và trau dồi kiến thức từ nhiều kênh thông tin đã giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết về phương pháp giáo dục STEAM, giúp tôi tự tin, linh hoạt khi triển khai, tổ chức các hoạt động STEAM và có thêm kiến thức để xây dựng các dự án STEAM phù hợp với trẻ và phù hợp với thực tiễn. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động và tạo môi trường hoạt động giáo dục STEAM tại lớp. Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ. Trước tiên tôi nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp giáo dục STEAM. Từ đó, trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài liệu, tôi đã thiết kế và sưu tầm một số dự án STEAM đưa vào thử nghiệm cụ thể như sau: Tháng 9: Làm xích đu, làm đèn trung thu. Tháng 10: Làm son môi và hương thơm tặng mẹ. Gói quà tặng mẹ Tháng 11: Pha chế các loại nước uống từ quả chanh. Tháng 12: Làm bánh quy. Làm thùng rác mi ni Tháng 1: Làm pháo hoa. Tháng 2: Sự chuyển động của ô tô. Tháng 3: Làm thuyền bè nổi. Tháng 4: Làm lều. Làm dù thoát hiểm Trẻ mầm non học bằng tư duy trực quan, do vậy việc thiết kế môi trường đặc biệt là xây dựng góc STEAM trong nhóm lớp là một biện pháp quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp cận với phương pháp học STEAM. Tôi luôn chú trọng đến việc xây dựng môi trường vật chất hấp dẫn, thu hút, gợi mở và kích thích sự tò mò, niềm đam mê của trẻ. Phong phú về nguyên vật liệu, đồ dùng, phương tiện, sách về STEAM đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và được chia làm 3 khu vực:
  13. 8 Giá để nguyên liệu, vật liệu, học liệu. Nơi chế tạo và trải nghiệm. Khu trưng bày. Môi trường hoạt động STEAM phải được xây dựng gắn liền với chủ đề/sự kiện để học sinh khám phá về chủ đề/sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành. Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi, góc chơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: Không gian và đồ dùng. Xây dựng các góc cho trẻ hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn, tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, góc trong lớp và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ để tạo môi trường hoạt động thoải mái nhất cho trẻ, giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. Lồng STEAM vào các góc chơi phù hợp với trẻ theo từng chủ đề/sự kiện và tháng.Trong góc chơi cách sắp xếp bày đồ chơi phải đảm bảo khi trẻ chơi xong trẻ cũng biết tự cất đi và lúc lấy ra dễ dàng. Trẻ được lựa chọn góc chơi. Xây dựng góc STEAM trong lớp có một ý nghĩa quan trọng, nó cung cấp những biểu tượng thông qua tri giác thường xuyên về các đồ dùng, các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm trong đời thường. Góc STEAM là không gian tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm thông qua sự giao lưu với vật thể, tự do lựa chọn nguyên vật liệu: Vỏ chai, ống hút, bìa màu để làm những gì trẻ thích, thông qua đó bộc lộ sự tò mò, óc sáng tạo của trẻ. Điều này làm tôi rất vui và càng có động lực xây dựng góc STEAM sáng tạo, hấp dẫn, tiện lợi và có ý nghĩa với trẻ. Đồ dùng cho góc STEAM gồm các vật liệu rời, đồ xây dựng, blocks, giấy, bút chì, giấy màu, đồ tái chế, đồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học. Đồ dùng STEAM cũng có thể là các đồ hiện đại như Robotics, Robot Dash, Lego Wedo. Nhưng trong trường mầm non hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi hơn như lựa chọn những đồ dùng cũ, tái chế hoặc: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, lá cây, túi bóng, que kem... các nguyên vật liệu này có thể sưu tầm không mất tiền mua. Ngoài ra, tôi cũng ưu tiên lựa chọn các nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ vì trẻ không thể thành công ngay lần thực hiện đầu tiên. Giáo viên sẽ phải chuẩn bị số lượng tương đối để trẻ có cơ hội được “làm lại” khi thực sự cần. Với cách xây dựng kế hoạch và bố trí góc STEAM trong lớp học như vậy tôi đã thu hút được rất nhiều trẻ trong lớp tham gia vào các hoạt động. Khi trẻ hoạt động rất say sưa, hứng thú, tích cực tạo ra được nhiều sản phẩm hay và bất ngờ, sáng tạo.
  14. 9 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và hướng dẫn các hoạt động STEAM STEAM giống như mô hình Vnen nơi giáo viên quyết định lĩnh vực nào sẽ tập trung vào trong các hoạt động tích hợp dựa vào lớp học, nội dung giờ học và học sinh. Dạy học theo phương pháp STEAM giúp trẻ nghiên cứu sâu về một đề tài cụ thể nào đó. Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động. STEAM là một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau, tính tương tác được đặt lên hàng đầu. Ở phương pháp giáo dục này, việc học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt sự hợp nhất giữa yếu tố nghệ thuật và các bộ môn khoa học sẽ giúp trẻ nhìn nhận sự việc một cách tự nhiên hơn, dễ tiếp nhận hơn và trong một không gian cởi mở hơn, chính vì sự ham học hỏi để giúp trẻ sáng tạo và hứng thú hơn trong các hoạt động tôi đã sưu tầm và thiết kế các hoạt động STEAM dưới đây để tổ chức cho trẻ trải nghiệm vào các hoạt động trong ngày. HOẠT ĐỘNG STEAM SIÊU HẤP DẪN 1. Đồng hồ cát: * Mục đích: S: Bé biết áp suất từ trên cao xuống thấp. T: Bé dùng máy tính, ipas mở xem cách hướng dẫn, tham khảo. E: Bé biết sử dụng các dụng cụ, nguyên vật liệu. A: Bé biết thiết kế trang trí đồng hồ cát theo ý mình. M: Bé biết đo thời gian bằng đồng hồ cát. * Chuẩn bị: 2 chai nhựa trong có nắp Băng dính trong, 2 miếng bìa vuông. Phễu và cát khô. * Cách tiến hành: Bước 1: Dùng băng keo dán dính 2 nắp chai nước suối lại.
  15. 10 Bước 2: Đục lỗ nhỏ xuyên qua 2 nắp chai này (Phụ huynh có thể thực hiện trước giúp trẻ). Bước 3: Dùng phễu để đổ cát vào một chai. Bước 4: Vặn kín nắp lại (Có thể cho lượng cát tùy ý vào chai). Cát sẽ chảy từ bình này sang bình kia qua lỗ của 2 nắp chai. 2. Quả trứng mềm * Mục đích: S: Thí nghiệm này sẽ giúp bé xem cách giấm hòa tan vỏ trứng. Do vỏ trứng được cấu tạo từ canxi và trong giấm ăn có axit nên xảy ra một phản ứng hóa học làm cho vỏ trứng bị phân hủy chỉ còn lại lớp vỏ mềm là Keratin rất dai có thể làm quả trứng nảy lên mà không bị vỡ. E: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ. A: Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quả trứng khi chiếu đèn. M: Trẻ biết xác định thời gian theo ngày, giờ đến khi thí nghiệm có kết quả. * Chuẩn bị: 1-2 quả trứng gà. 1 chai giấm ăn. 1-2 chiếc cốc thủy tinh.
  16. 11 * Cách tiến hành: Bước 1: Ngâm qủa trứng sống trong cốc giấm 24- 36 giờ. Bước 2: Sau 24 giờ mang quả trứng ra bóc sạch các lớp vỏ đã bị mủn trên quả trứng. Sau khi bóc vỏ xong, chỉ còn lại lớp vở mềm quan sát thấy quả trứng dẻo dai có độ đàn hồi và không hề vỡ khi ta tung hứng. Bước 3: Khi cho quả trứng để lên bóng đèn trẻ sẽ thấy quả trứng có màu sắc rất đẹp. 3. Chiếc dù thoát hiểm * Mục đích: S: Trẻ biết sự chuyển động của chiếc dù thông qua bầu không khí. T: Trẻ dùng máy tính, ipas mở xem cách hướng dẫn, tham khảo, chụp lại quá trình thực hiện. E: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ, nguyên vật liệu. A: Trẻ biết thiết kế trang trí dù theo ý mình. M: Trẻ biết đo, đếm các đoạn dây. * Chuẩn bị 01 Cốc giấy (hộp) Túi nilon hoặc vải không thấm nước Băng dính, dây len… * Cách tiến hành: + Bước 1: Lấy túi nilong cắt thành dù có thể cắt hình vuông, hình tròn tùy ý.
  17. 12 + Bước 2: Dán băng dính tại 4 góc và đục lỗ nhỏ, cắt hộp hộp hoặc cốc giấy cao khoảng 5cm. + Bước 3: Cắt 4 sợi len dài bằng nhau một đầu sợi len buộc vào dù, một đầu còn lại của 4 sợi len buộc vào một cốc giấy (hộp nhỏ) + Bước 4: -Tung chiếc dù lên cao cho dù bay xuống 4. Mực tàng hình * Mục đích: S: Nước chanh là chất hữu cơ có thể bị oxy hóa (phản ứng với oxy). Khi gặp nhiệt độ cao, nó sẽ chuyển thành màu nâu và cháy nhanh hơn so với giấy. T: Trẻ dùng máy tính, ipas mở xem cách hướng dẫn, chụp quay lai quá trình làm. E: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ: vắt chanh, máy sấy tóc, các nguyên vật liệu. A: Trẻ biết thiết kế trang trí bức tranh theo ý mình. M: Trẻ biết đo * Chuẩn bị: Chanh, Dụng cụ vắt chanh, cốc. Dao, bút lông, giấy. Máy sấy tóc hoặc bóng đèn, nến…
  18. 13 * Cách tiến hành: Bước 1: Cho trẻ vắt một ít nước cốt chanh vào cốc, bát. Bước 2: Dùng bút lông nhúng vào nước chanh để vẽ hoặc viết thông điệp bí mật sau đó để khô. Bước 3: Muốn dòng chữ hiện ra, cần làm tờ giấy nóng lên (bằng cách sấy hoặc giữ tờ giấy phía trên ngọn lửa, vật nóng). Để an toàn giáo viên ngồi cạnh trẻ khi trẻ thực hiện thao tác này. Khi sấy nóng hình ảnh (thông điệp) trên giấy sẽ dần dần hiện ra. 5. Sữa ma thuật * Mục đích: S: Giải thích hiện tượng sữa được tạo thành từ các khoáng chất, protein và chất béo. Khi nước rửa bát đi vào sữa, chất béo bắt đầu phân hủy. Các phân tử nước rửa bát chạy xung quanh và cố gắng gắn vào các phân tử chất béo trong sữa. Thông thường, quá trình này sẽ không thể nhìn thấy nhưng màu thực phẩm giúp nhìn thấy tất cả chuyển động đang diễn ra. T: Trẻ dùng máy tính, ipas mở xem cách hướng dẫn, tham khảo. E: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ: chai nhỏ giọt màu A: Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh trừu tượng đang chuyển động.
  19. 14 * Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sữa Màu thực phẩm (lỏng hoặc dạng gel) Xà bông rửa chén. Bông hoặc băng gạc. * Cách tiến hành: Bước 1: Đổ một lớp sữa mỏng vào đĩa sâu. Bước 2: Cho trẻ nhỏ thêm những giọt màu thực phẩm xung quanh vào sữa Bước 3: Sau đó để trẻ lấy tăm bông nhúm vào xà phòng rửa bát. Bước 4: Sau đó cho tăm bông vào sữa - ấn xuống một chỗ và giữ ở đó trong khoảng 15 giây. Xem nhưng gì đã xảy ra và sẽ rất bất ngờ đấy!
  20. 15 6. Quả bóng diệu kì * Mục đích: S: Đây là kết quả chứng minh khi polyethylene bị chia tách, các phân tử của nó di chuyển gần nhau hơn. Trong trường hợp này, polyethylene thắt chặt xung quanh que tre. T: Bé dùng máy tính, ipas mở xem cách hướng dẫn, quay chụp lại quá trình thực hiện. E: Bé biết sử dụng các dụng cụ: que tre nhọn A: Bé cảm nhận được sự thay đổi của quả bóng * Chuẩn bị: 5 quả bóng Que tre nhọn. Dầu thực vật (mỡ động vật) * Cách thực hiện: Bước 1: Cho trẻ thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải, không nên căng quá sau đó buộc nó lại. Bước 2: Sử dụng que tre nhọn đã nhúng vào dầu mỡ rồi đâm nó vào chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm và đâm xuống đáy cũng vào chỗ màu sẫm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2