intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở trường mầm non Đại Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý chỉ đạo đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở trường mầm non Đại Lai

  1. CỘNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ - TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở - Trường Mầm non Đại Lai. 1. Tên sáng kiến: "Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở trường mầm non Đại Lai" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non 3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ngời - Họ và tên: Nguyễn Thị Ngời - Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh; ĐT: 0366547969 4. Các đồng tác giả: Không. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Tên chủ đầu tư: Nguyễn Thị Ngời - Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai –Gia Bình –Bắc Ninh. 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến(Đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến):Mẫu 02/SK Đại Lai, ngày …. tháng 01 năm 2024 Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Ngời 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: "Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non Đại Lai”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9/2023 3. Các thông tin cần được bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Các biện pháp cũ thường làm: Giải pháp cũ trước đây có xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhưng chưa cụ thể hóa từng việc rõ ràng như: Không có dự báo, đánh giá tình hình để có cơ sở lựa chọn hình thức, nội dung phương hướng kiểm tra để có tính khả thi cao. Kế hoạch kiểm tra chưa có sáng tạo đổi mới, đôi lúc còn mang tính hình thức chưa thực sự đi sâu; hàng năm đều cho kiểm tra 1-2 lần chuyờn đề được lặp đi lặp lại, đi sát đến từng hoạt động, việc tham gia đóng góp ý kiến cho giáo viên còn nể nang, chưa động viên khuyến khích giáo viên kịp thời. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Nâng cao hiệu lực quản lý về cơ sở vật chất trường học, quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên, nhân viên hành chính. Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần đi sâu, đi sát về công tác kiểm tra. Từ đó đánh giá chính xác các hoạt động của giáo viên trên lớp đồng thời rút kinh nghiệm động viên giáo viên thực hiện tốt các hoạt động trên lớp. Thực hiện tốt hồ sơ sổ sách của cô và trẻ, trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh về tình hình sức khoẻ và học tập vui chơi của trẻ, thực hiện thường xuyên các họat động chuyên môn trên lớp của giáo viên, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất trang thiết bị trường học. Góp phần xây dựng đội ngũ 2
  3. vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giúp nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý và công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non giúp cho ngành giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đối với các nhà trường trong phạm vi của ngành. 6. Mục đích của các giải pháp sáng kiến Nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý chỉ đạo đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Đề tài nghiên cứu nhằm xem xét lại công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường mầm non trong những năm học vừa qua. Từ đó nâng cao hiệu lực quản lý trường học của hiệu trưởng. Nâng cao hiệu lực quản lý về cơ sở vật chất trường học, quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên, nhân viên hành chính. Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới - Giải pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ trường Mầm non Đại Lai năm học 2022-2023; 2023-2024. - Giải pháp thứ 2: Quy định về trách nhiệm, quyền hạn, chế độ kiểm tra và quyền lợi của các thành viên. - Giải pháp thứ 3: Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá, mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng kiểm tra viên. - Giải pháp thứ 4: Phối hợp các hình thức kiểm tra. * Kết quả của sáng kiến Qua việc đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ trường Mầm non Đại Lai – huyện Gia Bìnnh thu được kết quả như sau: 1. KÕt qu¶ cô thÓ nh sau Tæng sè c¸n bé gi¸o viªn: 58 đ/c * Trong ®ã: 3
  4. STT Nội dung khảo sát Trước khi thực Sau khi thực Tăng hiện đề tài hiện đề tài 1 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 03 06 03 2 Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 01 01 0 3 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 05 07 3 4 Giáo viên dạy giỏi cấp trường 35 35 7 5 Giáo viên đạt lao động tiên tiến 33 33 14 * Kết quả huy động trẻ đến lớp: Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Độ tuổi Tổng số trẻ Tổng số Đạt tỷ lệ Tổng số trẻ Số trẻ điều tra trẻ đến so với độ điều tra đến Tỷ lệ trường tuổi trường Trẻ nhà trẻ 273 83 30.4 273 145 53 Trẻ 3 tuổi 125 125 100 125 125 100 Trẻ 4 tuổi 114 114 100 114 114 100 Trẻ 5 tuổi 112 112 100 112 112 100 Tổng cộng 624 434 86 624 496 90.6 * Kết quả chăm sóc - nuôi dưỡng Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Tổng số Độ Tổng Cân nặng Chiều cao trẻ đến Cân nặng Chiều cao tuổi số trẻ trường đến Suy dinh Kênh Kênh Suy dinh Kênh Kênh Kênh BT Kênh BT trường dưỡng BT thấp -còi dưỡng BT thấp-còi STr % STr % STr % STr % STr % STr % STr % STr % Nhà 83 80 96 3 4 80 96 3 4 145 144 99 1 1 144 99 1 1 trẻ Mẫu 97 2. 351 344 98 7 2 342 21 351 349 99 2 1 348 99 2 1 giáo .4 6 T. 434 424 10 422 24 496 493 3 492 3 4
  5. cộng * Kết quả giáo dục Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Độ Tổng Tổng số Chưa đạt tuổi số trẻ Đạt Chưa đạt trẻ đến Đạt đến Số trường trường Số trẻ % % Số trẻ % Số trẻ % trẻ Nhà trẻ 83 80 96 3 4 145 145 100 0 0 Mẫu 351 340 96.8 11 3.2 351 351 100 0 0 giáo Tổng 434 408 26 0 496 496 0 0 cộng * Tóm lại: Nhìn vào bảng kết quả so sánh cho thấy một điều rằng: Kết quả về chất lượng giáo dục tăng lên vì nhà trường thực hiện sáng tạo có hiệu quả về việc kiểm tra nội bộ, khảo sát thực tế ở trẻ cho thấy rằng công tác kiểm tra và hoạt động kiểm tra nội bộ đã đi vào nề nếp và có hiệu quả tốt hơn. Giáo viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ và không vi phạm kỷ luật. Như vậy tôi có thể khẳng định hoạt động kiểm tra nội bộ có một ý nghĩa hết sức to lớn trong đời sống xã hội và nhất là trong giáo dục. Đối với trường Mầm non, hoạt động kiểm tra nội bộ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là một công việc thiết yếu, thường xuyên và liên tục của người cán bộ quản lý, vì vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải giành nhiều thời gian công sức, phải điều hành đồng bộ, tiến hành đồng đều trên tất cả cỏc hoạt động, không được tiến hành nửa vời. Phải trung thực, công bằng, khách quan trong quá trình tiến hành kiểm tra, phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, chủ động linh hoạt trong quá trình thực hiện. VD: 5
  6. Từng năm học qua quá trình kiểm tra các chuyên đề, mọi hoạt động thực hiện chưa tốt, chưa đạt kết quả cao sẽ được lựa chọn đưa vào kế hoạch thực hiện kiểm tra chuyên đề hoặc bổ xung kiểm tra hoạt động đó trong kế hoạch kiểm tra của năm học để cỏc hoạt đều được tiến bộ một cách đồng đều và vững chắc Phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và bám sát hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục về hoạt động kiểm tra nội bộ, làm cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm tra xem xét. Có như vậy mới đạt kết quả cao, mới phát huy tác dụng bồi dưỡng và xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ trường học. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài sáng kiến “Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non" được thực hiện tại trường mầm non Đại Lai. Qua quá trình áp dụng sáng kiến tôi thấy hiệu quả mang lại rất khả quan và được trực tiếp áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Qua việc thực hiện áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình vào hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Tôi tự nhận thấy rằng, so với việc áp dụng biện pháp kiểm tra cũ, kế hoạch kiểm tra chưa có sáng tạo đổi mới, đôi lúc còn mang tính hình thức chưa thực sự đi sâu, đi sát đến từng hoạt động, việc tham gia đóng góp ý kiến cho giáo viên còn nể nang, chưa động viên khuyến khích giáo viên kịp thời. Nhưng với biện pháp kiểm tra áp dụng theo phương pháp mới, rất linh hoạt, sáng tạo trong công tác kiểm tra các hoạt động (nó được thể hiện qua các giải pháp trên, rất thiết thực và hiệu quả. Chính vì vậy mà hiệu trưởng là người điều hành kiểm tra các hoạt động của giáo viên cảm thấy rất thuận lợi và ngược lại giáo viên là người được thực hiện nhiệm vụ kiểm tra cũng rất thoải mái * Cam kết: Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Đại Lai, ngày .... tháng 01 năm 2024 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến 6
  7. Phạm Thị Oanh Nguyễn Thị Ngời MỤC LỤC Stt Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Mục đích 10-11 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 11 3 Những đóng góp của đề tài đối với việc nâng cao chất lượng 12 công tác kiểm tra nội bộ trường học 7
  8. PHẦN II: NỘI DUNG 14-16 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN 14-18 CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DUNG 19-32 LẦN ĐẦU TIÊN 1 Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả 19-22 kiểm tra nội bộ trường mầm non Đại Lai năm học 2021 – 2022; 2022-2023. 1.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, 19 phụ huynh học sinh về công tác kiểm tra nội bộ 1.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngiệp vụ cho lực lượng kiểm tra 20 Giải pháp thứ 2: Quy định về trách nhiệm, quyền hạn, chế độ 22 2 kiểm tra và quyền hạn của các thành viên 2.1 Phân công trách nhiệm 22-23 2.2 Hướng dẫn cách thức tiến hành kiểm tra, vào hồ sơ kiểm tra 23-24 Giải pháp thứ 3: Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá, mục tiêu 24 3 cụ thể, cho từng đối tượng kiểm tra viên 4 Phối hợp các hình thức kiểm tra 26 4.1 Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng sư phạm của giáo viên 26 4.2 Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ , nhóm chuyên môn 29 4.3 Công tác kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường 29-32 CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ 33-35 TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHẦN III: KẾT LUẬN 35-37 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 35 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến được triển khai 35-36 3 Ý kiến đề xuất 37 8
  9. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng và được coi là khâu then chốt để thực hiện thành công việc đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các nhà trường của các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói riêng đang là một vấn đề cấp bách. Vì thế đòi hỏi những người làm công tác quản lý các trường mầm non cần phải nghiên cứu và để đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường (Đặc biệt là hoạt động về công tác kiểm tra nội bộ trưòng học của hiệu trưởng). Mục đích nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý chỉ đạo đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 9
  10. Đề tài nghiên cứu nhằm xem xét lại công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường mầm non trong những năm học vừa qua. Từ đó nâng cao hiệu lực quản lý trường học của hiệu trưởng. Sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao công tác kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng, các giải pháp được trình bày có nhiều sáng tạo mới hơn, có hiệu quả thiết thực hơn so với những giải pháp cũ trước đây cụ thể như: Giải pháp cũ trước đây có xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhưng chưa cụ thể hóa từng việc rõ ràng như: không có dự báo, đánh giá tình hình để có cơ sở lựa chọn hình thức, nội dung phương hướng kiểm tra để có tính khả thi cao. Giải pháp mới có dự báo, đánh giá tình hình, lựa chọn hình thức, nội dung phương pháp kiểm tra phù hợp và theo hướng đổi mới. Kế hoạch kiểm tra nội bộ được thông qua trước tập thể, hội đồng nhà trường để lấy ý kiến phù hợp với nhu cầu công tác và nguyện vọng của cán bộ giáo viên. Kế hoạch được thiết kế giảng dạy sơ đồ hóa và được công khai ở văn phòng nhà trường. Trong đó ghi rõ mục đích yêu cầu nội dung phương pháp tiến hành tổ chức Qui định về quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ kiểm tra và quyền lợi của các thành viên. Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá, mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng kiểm tra viên… VD: Từ trước đến nay công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa khoa học. Như kiểm tra chưa được nhiều chuyên đề, chưa kiểm tra được nhân viên trong năm học, chưa đi sâu, đi sát việc kiểm tra cuối kỳ học và cuối năm học. Việc kiểm tra chưa được đánh giá kết quả cụ thể, chi tiết cho từng nội dung kiểm tra sau một tháng theo kế hoạch đề ra hoặc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ còn chưa cụ thể, khoa học. Xây dựng theo từng tháng một. Vì vậy muốn từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ góp phần tích cực việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non 10
  11. theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục mầm non, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục một cách toàn diện thì những người làm công tác quản lý đặc biệt là hiệu trưởng cần phải có biện pháp sáng tạo trong công tác kiểm tra. Chính vì vậy trong thời gian giữ cương vị Hiệu trưởng Nhà trường. Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Đại Lai". 2 / Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. + Về khoa học. Đã chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại của việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng. Nâng cao hiệu lực quản lý về cơ sở vật chất trường học, quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên, nhân viên hành chính. Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng. + Về thực tiễn. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra. Từ đó đánh giá chính xác các hoạt động của giáo viên trên lớp đồng thời đánh giá rút kinh nghiệm động viên giáo viên thực hiện tốt các hoạt động trên lớp. Thực hiện tốt hệ thống hồ sơ sổ sách của cô và trẻ, trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh về tình hình sức khoẻ, học tập và vui chơi của trẻ, thực hiện thường xuyên các họat động chuyên môn nghiệp vụ, trên lớp của giáo viên, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất trang thiết bị trường học. Góp phần xây dựng đội ngũ vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giúp nhà trường ngày càng phát triển mạnh, vững chắc trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non 3/ Đóng góp của đề tài đối với việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học. 11
  12. Kiểm tra nội bộ trường học là việc làm rất quan trọng của người hiệu trưởng, kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả một quá trình, một sự việc, vừa để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa. Kiểm tra nội bộ trường mầm non là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý, đảm bảo tạo thành mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trưòng mầm non là công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản lý nhà trưòng. Nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị các yếu tố ảnh hưởng…Từ đó tìm ra những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua kiểm tra tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai lệch, khuyết điểm. Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tự giác. Như vậy, công tác kiểm tra nội bộ trường học vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. 12
  13. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1. Cơ sở lý luận: Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là chức năng đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được của người Hiệu trưởng. Chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý. Kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã được kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cho một chu trình quản lý tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Kiểm tra trong nhà trường không phải là ở chỗ phát hiện những cá nhân hay tập thể sai phạn mà vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện công việc 13
  14. của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát hiện kịp thời những nhân tố điển hình. Động viên, tư vấn thúc đẩy cho những người còn mắc sai sót, lệch lạc, những việc làm chưa tốt của giáo viên từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhỡ, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ có kiểm tra thì Hiệu trưởng mới có kênh thông tin ngược lại. Đồng thời qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng thấy được sự hợp lý và bất hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo, trên cơ sở đó đánh giá được những lệch lạc sơ hở trong quá trình quản lý từ đó tìm ra những biện pháp tốt để Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non của Hiệu trưởng nói riêng. Cộng với sự tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên Tôi quyết định chọn đề tài: "Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non". 2. Cơ sở thực tiễn: Ngay từ đầu năm năm học 2023-2024 tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế trong công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm và coi trọng công tác kiểm tra toàn diện hàng năm Phòng GD&ĐT Gia Bình đã thành lập các đoàn thanh tra về kiểm tra các cơ sở đơn vị trường học, để thanh tra các cơ sở giáo dục, thanh tra các hoạt động sư phạm của các nhà trường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của cán bộ giáo viên thuộc các đơn vị trường học, thông qua đó giúp cho nhà trường cũng như giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học đã đề ra, mặt khác công tác kiểm tra nội bộ trường học vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực 14
  15. trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học giúp cho Hiệu trưởng đối chiếu các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn của thực hiện nhiệm vụ của các ban ngành, hướng dẫn kiểm tra trong năm học của sở GD&ĐT của Phòng GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện các quy chế về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Hiện nay trường mầm non Đại Lai là một trong những trường mầm non trong huyện vẫn còn một số bất cập trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra đặc biệt là việc quản lý công tác kiểm tra nội bộ còn chung chung, đã làm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường. Vì vậy muốn từng bước nâng cao hiệu công tác kiểm tra nội bộ góp phần tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo Mầm non theo nguyên tắc bảo dẩm đồng bộ, phù hợp tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục thì những người làm công tác quản lý “Đặc biệt là hiệu trưởng cần phải có biện pháp sáng tạo trong công tác kiểm tra”. Chính vì vậy trong thời gian giữ cương vị Hiệu trưởng tại trường. Tôi đã chọn nghiêm cứu đề tài ““Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Đại Lai" 2. Khó khăn, hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi trong công tác kiểm tra thì việc kiểm tra nội bộ của Trường Mầm non Đại Lai vẫn còn một số khó khăn như: Xã Đại Lai nằm cách xa trung tâm thành phố là nơi tập trung đông dân cư. Xã Đại Lai còn là một xã có nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, sự quan 15
  16. tâm của cùng quần chúng nhân dân tới hoạt động CSGD trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Cơ sở vật chất của nhà trường trong giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể: Dân số những năm gần đây vẫn tăng. Lớp học thiếu tại cụm mầm non Đại Lai, nhà trường phải bố trí một số phòng học tạm và chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh số học sinh trên lớp đông quá tải. Chính vì vậy ảnh hưởng không ít đến việc lập kế hoạch kiểm tra giao cho các tổ khối chuyên môn còn chung chung khiến các thành viên trong ban kiển tra chưa chủ động trong việc tiến hành kiểm tra. Tổ chức kiểm tra đôi khi còn chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Nhà trường chưa có chế độ, quyền lợi cho các kiểm tra viên và bản thân kiểm tra viên ủy viên phải đứng lớp 2 buổi trên ngày như những giáo viên khác do đó kế hoạch kiểm tra nhiều khi chưa kịp thời, chưa động viên được các kiểm tra viên. Kiểm tra đôi khi vẫn còn nể nang, nhận xét chung chung chưa có những quyết định cương quyết, khiến cho giáo viên nhận thức không rõ ràng, chưa có hưóng phấn đấu sửa chữa sai sót và phát huy những ưu điểm. Xử lý sau khi kiểm tra còn nhẹ nhàng, chưa đưa ra được những biện pháp mạnh mẽ để xử lý, khiến cho một số giáo viên chưa có ý thức cao trong công tác kiểm tra. Ngược lại làm tốt chưa có phần thưởng xứng đáng để động viên khích lệ kịp thời. * Thực trạng ban đầu của trường : Trước khi thực hiện các biện pháp nâng cao tôi thực hiện tham gia khảo sát thu được kết quả như sau: Thời điểm tháng 09 năm 2023 (Đầu năm học 2023-2024) * Tình hình đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên: = 58 đ/c. Trong đó: STT Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện đề tài 16
  17. 1 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 03 2 Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 01 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 05 3 4 Giáo viên dạy giỏi cấp trường 35 5 Giáo viên đạt lao động tiên tiến 33 * Kết quả huy động trẻ đến lớp: Trước khi thực hiện đề tài Độ tuổi Tổng số trẻ điều Tổng số trẻ đến Đạt tỷ lệ so với độ tuổi tra trường Trẻ nhà trẻ 273 83 30.4 Trẻ 3 tuổi 125 125 100 Trẻ 4 tuổi 114 114 100 Trẻ 5 tuổi 112 112 100 Tổng cộng 624 434 86 * Kết quả chăm sóc - nuôi dưỡng Trước khi thực hiện đề tài Độ tuổi Tổng số Cân nặng Chiều cao trẻ đến trường Suy dinh Kênh BT Kênh BT Kênh thấp -còi dưỡng STr % STr % STr % STr % Nhà trẻ 83 80 96 3 4 80 96 3 4 Mẫu giáo 351 344 98 7 2 342 97.4 21 2.6 T.cộng 434 424 10 422 24 17
  18. Trước khi thực hiện đề tài Độ tuổi Tổng số trẻ đến Đạt Chưa đạt trường Số Số trẻ % % trẻ Nhà trẻ 83 80 96 3 4 Mẫu giáo 351 340 96.8 11 3.2 Tổng cộng 434 408 26 0 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐAI LAI – HUYỆN GIA BÌNH 1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ trường Mầm non. 1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non Để giúp việc kiểm tra nội bộ trường Mầm non đạt kết quả tốt,điều đầu tiên tôi tuyên truyền phổ biến đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng mục đích và tác dụng của việc kiểm tra nội bộ trường mầm non. Đây là một khâu rất quan trọng bởi khi các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non thì giáo viên sẽ hình thành và xây dựng cho mình ý thức thực hiện và kiểm tra công việc của mình một cách tự giác. Từ đó việc kiểm tra nội bộ trường mầm non của Hiệu trưởng sẽ được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao hơn. 18
  19. Bồi dưõng chuyên đề về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trưòng mầm non cho các kiểm tra viên của nhà trường. Hiệu trưởng trường mầm non và đội ngũ kiểm tra viên cần được bồi dưỡng thưòng xuyên và học tập các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra, của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng GD& ĐT về các chuyên đề về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường mầm non. Hiệu trưởng có biện pháp kiểm tra nội bộ trường mầm non một cách khoa học và nâng cao trình độ quản lý của người Hiệu trưởng. Vì vậy muốn tổ chức tốt việc kiểm tra nội bộ Hiệu trưởng cần: Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có năng lực có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, có sự thu hút, quy tụ giáo viên thành tập thể đoàn kết luôn có trí hướng phấn đấu vươn lên. Phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra. Xây dựng kiểm tra công tác nội bộ trường học có tính sáng tạo. Có kế hoạch xây dựng công tác kiểm tra nội bộ trường học ngay từ đầu năm học, rõ ràng, cụ thể: Xây dựng kế hoạch kiểm tra xuyên suốt năm, tháng, tuần, từng nội dung kiểm tra, từng chuyên đề, phân công công tác kiểm tra cho các thành viên phù hợp với khả năng, năng lực của các thành viên . Giao trách nhiệm cho từng thành viên chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc kiểm tra được phân công. Thực hiện kiểm tra nghiêm túc có hiệu quả, bổ sung, điều chỉnh, đóng góp ý kiến xây dựng cho công tác kiểm tra công tác nội bộ trường học kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra. 1.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra Muốn xây dựng được chuẩn kiểm tra, người kiểm tra phải dựa vào các nội quy sau: 19
  20. Hệ thống các Văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của Nhà nước như: Luật giáo dục, Điều lệ trường mầm non, tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn. Hiệu trưởng tổ chức họp ban kiểm tra để thảo luận điều chỉnh nội dung trong tổ kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Quán triệt về nhận thức, tinh thần cho lực lượng kiểm tra cung cấp đủ các văn bản pháp quy, hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra. Tổ chức học tập các Văn bản mới của ngành, kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra cho phù hợp quy định. Tổ chức tập huấn về cách xếp loại từng mặt, từng nội dung như: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kết quả công việc được giao gồm, thực hiện nhiệm vụ CS - GD trẻ và thực hiện nhiệm vụ khác được giao, các chuyên đề trọng tâm trong năm học, các phong trào thi đua, cách đánh giá xếp loại chung khi kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề kiểm tra đột xuất và kiểm tra có báo trước. Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá năng lực của từng giáo viên, đánh giá việc chăm sóc giáo dục và các hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của hiệu trưởng. Kiểm tra hoạt động sư phạm tổ, nhóm chuyên môn nhằm đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị (cơ sở vật chất phòng học, bàn ghế, tủ, đồ đựng đồ chơi...) Kiểm tra tài chính: Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra, chỉ ra được tưu điểm, hạn chế ở điểm nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Vướng mắc khâu nào? đề ra biện pháp khắc phục. Phân cấp trong kiểm tra Hiệu trưởng ra quyết định, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm cho các đối tượng nào kiểm tra đối tượng nào? Kiểm tra nội dung gì? Công tác chuẩn bị ra sao? Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, khi kiểm tra gián tiếp phải ủy quyền phân cấp rõ ràng cho phó hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc cán bộ giáo viên cốt cán có uy tín nhằm xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ trường học đạt hiệu quả cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2