Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1, Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1, Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm chia sẻ những trò chơi phát triển vận động mà tôi đã sưu tầm và thiết kế được cho trẻ 25-36 tháng tại lớp tôi phụ trách tới bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1, Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên
- UỶ BAN NHÂN DÂN TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG VƯƠNG ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1, Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Người thực hiện: Trương Thị Tươi Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trưng Vương Thái Nguyên, tháng 04 năm 2024
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên Tôi ghi tên dưới đây: Trình độ Tỷ lệ (%) đóng Số Ngày tháng Nơi công tác Chức Họ và tên chuyên góp vào việc tạo TT năm sinh danh môn ra sáng kiến Trường Mầm non Giáo 1 Trương Thị Tươi 27/02/1991 Đại học 100% Trưng Vương viên - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên”. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: + Họ và tên: Trương Thị Tươi. + Địa chỉ: Trường Mầm non Trưng Vương, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. + Số điện thoại: 0989400324 Email: truongtuoi2702@gmail.com. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2023. * Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Về nội dung của sáng kiến Như chúng ta đã biết giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ Mầm non. Lứa tuổi nhà trẻ 25-36 tháng tuổi, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Các chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ và đồ vật trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ khám phá tìm tòi. Ở độ tuổi này việc tổ chức các trò chơi vận động được coi là bước chân đầu tiên để trẻ khám phá thế giới xung quang là một hình thức không thể thiếu trong quá trình giúp trẻ hình thành,
- phát triển các kỹ năng vận động đồng thời phát triển mạnh về các nhóm cơ và hô hấp, các tố chất vận động ban đầu như bò, đi, chạy, nhảy, sự khéo léo của bàn tay và các ngón tay trong khi hoạt động giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, dẻo dai và linh hoạt hơn. Thực tế hiện nay, việc thiết kế các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ lứa tuổi 25-36 tháng đã và đang được tổ chức, tuy nhiên chủ yếu là các trò chơi được sưu tầm có sẵn, đồ dùng đồ chơi sơ sài chưa gây được hứng thú và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia chơi. Từ đó chưa mang lại hiệu quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ như mong đợi. Vì vậy, làm thế nào để kích thích được sự hứng thú và phát triển vận động cho trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng. Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu và tìm tòi các văn bản, tài liệu có liên quan đến nội dung thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 và Thông tư số 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo). Đặc biệt là nghiên cứu sâu về nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi. Từ đó để tiến hành lựa chọn biện pháp: “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên”. Nhằm chia sẻ những trò chơi phát triển vận động mà tôi đã sưu tầm và thiết kế được cho trẻ 25-36 tháng tại lớp tôi phụ trách tới bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi. 1.1. Thực trạng Trong quá trình thực hiện biện pháp “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi” tôi thấy một số ưu điểm, hạn chế sau: * Ưu điểm: Nhà trường có cơ sở vật chất tốt, diện tích phòng học đảm bảo, sạch sẽ, thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Trường có khu vui chơi và khu phát triển vận động có mái che đủ rộng được trải thảm cỏ, đảm bảo sạch sẽ, an toàn và thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi nhằm phát triển vận động. Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trường cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và
- tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện giảng dạy tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học. Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường, của lớp. * Hạn chế: Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú, đa dạng. Các trò chơi tập thể chưa có nhiều trò chơi mới dành cho cá nhân trẻ để thấy được kỹ năng riêng biệt của trẻ. Các trò chơi vận động cho trẻ chưa sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ. * Nguyên nhân: Do đặc thù của lứa tuổi, trẻ nhập học ở các thời điểm khác nhau, nề nếp thói quen sinh hoạt chưa đồng nhất, kỹ năng chơi còn hạn chế. Do trẻ nhà trẻ thường nhút nhát, quấy khóc nên giáo viên tập chung chăm sóc, rèn nề nếp trẻ do đó chưa tìm tòi thiết kế được nhiều trò chơi vận động cho trẻ. Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng khả năng tập chung chú ý chưa cao. Để thực hiện biện pháp “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên”. Tôi đã dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể của nhóm trẻ tôi phụ trách và căn cứ vào phiếu đánh giá tiêu chí cá nhân của trẻ (Phụ lục 1). Để tiến hành khảo sát một số nội dung liên quan đến trò chơi phát triển vận động cho trẻ tại lớp tôi phụ trách và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát thực trạng lớp D1 tại thời điểm tháng 9/2023: Mức độ đánh giá TT Tiêu chí Tổng số Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Đạt trẻ (%) đạt (%) Thực hiện các kỹ năng phát 1 25 5 20 20 80 triển vận động riêng biệt của trẻ. Trẻ biết cách tham gia chơi trò 2 25 5 20 20 80 chơi vận động. Trẻ hứng thú tham gia vào trò 3 25 6 24 19 76 chơi vận động.
- Từ bảng kháo sát đầu năm học trên, cho thấy số trẻ thực hiện các kỹ năng phát triển vận động riêng biệt của trẻ; trẻ biết cách tham gia chơi trò chơi vận động; trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi vận động tỷ lệ rất thấp chỉ từ 12-24% trẻ đạt. Do đó tôi nhận thấy cần có những trò chơi phù hợp, thu hút trẻ để kích thích trẻ vận động một cách thoải mái từ đó các kỹ năng vận động của trẻ ngày càng thành thạo hơn và trẻ hứng thú tích cực vận động như vậy hiệu quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ ngày được nâng cao. Chính vì vậy, tôi xin đưa ra biện pháp thiết kế các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1 Trường Mầm non Trưng Vương như sau: 1.2. Các biện pháp thực hiện 1.2.1. Lựa chọn và thiết kế trò chơi phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi. + Mục tiêu của biện pháp: Giúp giáo viên chủ động trong việc khai thác các thiết bị sẵn có và bổ sung thiết bị, phát huy hiệu quả giáo dục phát triển vận động tinh của lớp mình hơn… Mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực, tư duy sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu khi trẻ tham gia trò chơi. Đồng thời, khuyến khích các bậc phụ huynh cùng tham gia sáng tạo nhiều đồ chơi tại nhà từ các nguyên vật liệu phế thải sẵn có, cho trẻ chơi mọi lúc mọi nơi. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Ngay từ đầu năm học, tôi và các bạn đồng nghiệp trong khối đã nghiên cứu dựa trên đặc điểm của trẻ 25 - 36 tháng và điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng tên bài phát triển vận động cho trẻ 25 -36 tháng một cách phù hợp nhất. Ngoài các trò chơi vận động sẵn có sưu tầm trên sách, mạng internet chúng tôi đã xây dựng tên một số trò chơi phát triển vận động cho trẻ theo các nhóm kỹ năng: đi, chạy; bò, trườn; tung, bắt, ném; bật, nhảy; vẫn động khéo léo của đôi bàn tay và ngón tay phù hợp như sau:
- Phát triển kỹ TT Tên trò chơi Mục đích năng vận động - Đôi chân vui nhộn. - Giúp trẻ phát triển cơ chân. - Gà vào vườn rau.. - Tạo sự nhanh nhẹ, hoạt bát - Nhặt bóng. cho trẻ. 1 Đi, chạy. - Hình học vui nhộn. - Phát triển sự khéo léo của bàn - Đưa cốc qua sông. tay và ngón tay. - Đi trên thảm xúc giác. - Tạo sự hứng thú cho trẻ khi - Bé bò qua hầm hái quả. tham gia trò chơi. Bò, trườn. 2 - Rùa con nhanh nhẹn. - Bò tới cờ. - Ném bóng vào hang. - Đổi bóng cho bạn. 3 Tung, bắt, ném. - Ném bóng vào vòng hoa. - Chụp bóng. - Bước nhảy sắc màu, theo hình. - Ếch ộp. 4 Bật, nhảy. - Đập bóng trên cao. - Vịt đẻ trứng. - Nhảy qua hộp giấy. 5 Vận động tinh. - Dính bóng, dính bông, xé dán giải giấy. - Nhón nhặt vào chai. - Chiếc kẹp thông minh. - Sỏ dây qua que gỗ, sỏ dây theo hình. - Hộp bỏ bombom. - Bé trải nghiệm bóc trứng, tách hạt ngô, nhặt rau.. - Xúc hạt qua chướng ngại vật, xúc hạt vào hộp.
- Phát triển kỹ TT Tên trò chơi Mục đích năng vận động - Ba chú vịt con tinh nghịch. - Trồng cây táo. - Ngón tay phép thuật. - Xếp cầu đến nhà bạn Gấu. Với cách phân nhóm vận động giúp tôi lựa chọn và xây dựng các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ theo chủ đề dễ dàng và thuận tiện hơn. Qua đó việc lựa chọn để thiết kế trò chơi vận động cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Qua các năm học tôi phụ trách nhóm nhà trẻ 25-36 tháng, tôi đã thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ. Tuy nhiên tôi nhận thấy cùng một trò chơi, mà tổ chức lặp đi lặp lại qua các chủ đề trẻ sẽ nhanh nhàm chán và không còn sự hứng thú. Tôi đã tìm tòi suy nghĩ và thiết kế một số trò chơi mới để trẻ hứng thú vận động hơn. Sau đây tôi xin nêu ví dụ một số các chơi trò chơi vận động cho trẻ 25-36 tháng mà tôi đã lựa chọn tên trong nhóm các kỹ năng vận động trên: * Với nhóm phát triển kỹ năng vận động đi, chạy tôi thiết kế trò chơi “Đôi chân vui nhộn”. - Mục đích, yêu cầu: + Nhằm phát triển vận động đi, chạy cho trẻ. + Phát triển kỹ năng riêng biệt của trẻ. - Chuẩn bị: + Mỗi trẻ 01 đôi dép, 02 quả bóng, 02 rổ đựng bóng. + Nhạc nền vui nhộn. - Cách chơi: Trẻ đứng 02 hàng dọc lần lượt vào vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh, trẻ đi đôi dép có gắn 02 quả bóng đi về đích có rổ sau đó gỡ 02 quả bóng để vào rổ về cuối hàng. Trò chơi được chơi trong vòng 01 bản nhạc. Trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, hoạt động học, hoạt động chiều.
- (Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Đôi chân vui nhộn”) * Với nhóm phát triển kỹ năng vận động bò, trườn tôi thiết kế trò chơi “Rùa con nhanh nhẹn”. - Mục đích, yêu cầu: + Nhằm phát triển vận động bò cho trẻ + Phát triển khả năng khéo léo của trẻ. - Chuẩn bị: + Mỗi trẻ 02 cốc nhựa đựng quả bóng. + Thùng đựng bóng. + Nhạc nền vui nhộn. - Cách chơi: Trẻ xếp hàng 02 đội, lần lượt từng bạn đầu hàng lên thực hiện bò mang cốc đựng bóng trên lưng, trẻ bò đến thùng thì đứng đậy xoay lưng đổ bóng vào thùng. Cứ như vậy cho trẻ chơi đến hết bản nhạc, cô kiểm tra kết quả. Trò chơi này được thực hiện trong giờ học, giờ chơi cho trẻ đều mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển kỹ năng bò cho trẻ.
- (Hình ảnh: cô và trẻ chơi trò chơi “Rùa con nhanh nhẹ”) * Với nhóm phát triển kỹ năng vận động tung, bắt, ném có trò chơi “Chụp bóng” tôi thiết kế như sau. - Mục đích, yêu cầu: + Nhằm phát triển vận động lăn và bắt bóng cho trẻ. + Phát triển kỹ năng phối hợp tay, mắt trong vận động. - Chuẩn bị: + Đồ dùng để lăn: bóng, quả, các đồ chơi lăn được. + Đồ dùng để bắt: cốc, rổ... + Mỗi bạn 01 rổ đựng bóng. - Cách chơi: Trẻ ngồi đối diện nhau thành từng đôi một. Bạn cầm bóng sẽ lăn từng quả bóng sang cho bạn đối diện, bạn đối diện có nhiệm vụ làm thế nào có thể dùng cốc chụp lấy 01 bóng, chụp được bóng thì cầm bóng lăn cho bạn đối diện. Sau mỗi lượt chơi thì lại đổi ngược lại nhiệm vụ. Khi trẻ chơi thành thạo ta tăng độ khó lên bằng cách cho trẻ chụp có nhiều cốc, rổ hơn chỉ dùng để chụp một quả bóng hoặc tốc độ lăn bóng nhanh lơn, mạnh hơn.
- Với trò chơi này nhằm rèn luyện phản xạ, định hướng không gian cho trẻ và củng cố kĩ năng vận động lăn bóng. Trò chơi có thể chơi trong hoạt động chơi trong các góc, chơi ngoài trời, chơi trong hoạt động chiều. (Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Chụp bóng”) * Với nhóm phát triển kỹ năng vận động bật, nhảy tôi thiết kế trò chơi “Bước nhảy sắc màu”. - Mục đích, yêu cầu. + Nhằm phát triển vận động bật nhảy cho trẻ. + Trẻ nhận biết màu sắc. - Chuẩn bị: + Các hình tròn màu đỏ, vàng, xanh, băng dính. + Nhạc bài hát. - Cách chơi:
- Cô dán các hình tròn có màu xanh, đỏ, vàng theo 3 hàng dọc, trẻ đứng ở 01 màu khi cô đưa màu lên trẻ nhìn màu và nhảy vào màu giống cô đưa ra. (Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Bước nhảy sắc màu”) * Với nhóm phát triển kỹ năng vận động tinh tôi thiết kế trò chơi “Chiếc kẹp thông minh”. - Mục đích, yêu cầu: + Phát triển kỹ năng vận động khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay. - Chuẩn bị: - Những chiếc kẹp thực phẩm, kẹp quần áo, ngón tay trẻ... - Đồ dùng để kẹp, gắp hột hạt, các đồ chơi nhỏ. - Cách chơi:
- Mỗi trẻ sẽ có một chiếc kẹp nhiệm vụ của trẻ là dùng các ngón tay phối hợp nhịp nhàng với nhau để điều khiển chiếc kẹp mở ra, rồi kẹp vào để gắp được đồ theo ý thích của trẻ hoặc gắp theo yêu cầu của cô. Với trò chơi này tôi sử dụng trong khi đón trẻ, hoạt động chơi - tập có chủ đích, chơi ngoài trời, chơi trong các khu vực chơi. (Hình ảnh: Đồ dùng trò chơi “chiếc kẹp thông minh”) + Điều kiện áp dụng biện pháp: Để thực hiện được biện pháp này bản thân tôi cần phải tích cực nghiên cứu tên các trò chơi phát triển vận cho trẻ đồng thời tham khảo ý tưởng của bạn bè đồng nghiệp. 1.2.2. Sưu tầm, sáng tác lời thơ phù hợp với trò chơi vận động cho trẻ 25- 36 tháng. + Mục tiêu của biện pháp: Giúp trẻ có cơ hội được tham gia vận động nhiều hơn, khiến trẻ cảm thấy vui thích hứng thú hơn trong hoạt động phát triển thể chất.
- Lựa chọn các lời thơ trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để cho trẻ được thích nghi dần dần. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Để tạo hứng thú cho trẻ chơi, tôi còn sưu tầm và sáng tác lời thơ cho trò chơi vận động gắn với hình ảnh và vận động đặc trưng của những con vật gần gũi như con vịt, con chim, cây cối... Tôi đơn giản hóa những vận động của con vật để trẻ dễ dàng bắt chước, kèm theo những lời thơ có vần điệu giúp trẻ hứng thú tham gia chơi đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ như trò chơi: Ví dụ trò chơi: “Ba chú vịt con tinh nghịch”. Cô và trẻ cùng đọc lời thơ và chơi như sau: Lời thơ Hành động chơi Ba chú vịt con. 3 ngón tay giả làm 3 chú vịt con. Nhảy chồm chồm trên 2 tay bàn tay nắm lại đưa lên cao và hạ xuống 2-3 lần. giường Cả bàn tay nắm để 1 ngón trỏ chỉ lên trên xong uốn Một chú ngã xuống, đầu ngón tay xuống đất, tiếp theo đến câu “đầu chú chú sưng to tướng. sưng to tướng”dùng cả 2 bàn tay vỗ nhẹ vào đầu. Mẹ gọi điện bác sỹ, bảo bác Tay nắm lại ngón cái và ngón út giơ lên cạnh tai sỹ dặn kỹ. giống đang gọi điện thoại. Không cho chú vịt con, 2 bàn tay đưa ra đưa vào đồng thời các ngón tay cử nhảy chồm chồm trên động linh hoạt. giường. Cô giơ lên 3 ngón tay biểu thị cho 3 con vịt, đến 3 chú vịt con bị ngã 1 chú câu 1 chú ngã xuống hỏi còn mấy. chú “cô giơ 2 hỏi còn mấy chú. ngón trẻ đếm cùng cô” còn hai ngón tay tương ứng với hai chú vịt con. Làm động tác tương tự như 3 chú vịt con nhưng giơ Hai chú vịt con. 2 ngón tay. Làm động tác tương tự như 3 chú vịt con nhưng giơ Một chú vịt con. 1 ngón tay. Khi không còn chú vịt nào Đến câu không còn chú vịt nào trẻ nắm tay lắc nhẹ. nữa trò chơi kết thúc.
- (Hình ảnh: Đồ dùng trò chơi “Ba chú vịt con tinh nghịch”) Ví dụ trò chơi: Trồng cây táo. Cô và trẻ cùng đọc lời thơ và chơi như sau: Lời thơ Hành động chơi Trồng cây táo. Nắm hai bàn tay lại xếp chồng lên nhau. Cao thật cao, Cao thật cao. Nắm hai bàn tay lại liên tục xếp chồng lên nhau. Hai tay xoè ra như bông hoa, đến câu hoa ra quả Táo ra hoa, hoa ra quả. trẻ nắm hai bàn tay lại. Quả thành pháo, nổ đùng đoàng. Hai nắm vào và tay xoè ra như pháo nổ.
- (Hình ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Trồng cây táo”) Ví dụ trò chơi: Ngón tay phép thuật. Cô và trẻ cùng đọc lời thơ và chơi như sau: Lời thơ Hành động chơi 1 ngón tay là con ong đang Trẻ giơ 1 ngón tay giả làm chú ong đang bay. bay. 2 ngón tay là con thỏ đáng yêu. Trẻ giơ 2 ngón tay giả làm hai tai thỏ xinh. 3 ngón tay là con mèo đáng Trẻ giơ 3 ngón tay trước mặt làm con mèo kêu meo meo yêu. 4 ngón tay là con mực đang Trẻ giơ 4 ngón tay và cử động như chú mực đang bơi. bơi. 5 ngón tay là con khỉ leo cây, Trẻ giơ 5 ngón tay và cử động như chú khỉ leo cây. leo cây, leo cây … + Điều kiện áp dụng biện pháp: Để thực hiện được biện pháp này bản thân phải có năng khiếu sáng tác thơ và học hỏi cùng đồng nghiệp để sáng tác các lời ca để ứng dụng vào 1 số trò chơi vận động cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn. 1.2.3. Làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo của trò chơi vận động bằng nguyên vật liệu tự nhiên.
- + Mục tiêu của biện pháp: Để tăng hấp dẫn của các trò chơi, giáo viên cần tạo nên những bộ đồ dùng, đồ chơi càng hấp dẫn sẽ càng kích thích sự tò mò khám phá giúp làm tăng khả năng vận động cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Để trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi tôi luôn chủ động làm 1 số đồ chơi tự tạo mới bằng các nguyên vật liệu phế thải như bìa hộp cát tông, vỏ chai, lọ, giấy hoặc các miếng xốp bong bóng, bông, đá, sỏi, hột hạt, rơm… Phù hợp với các vận động cho trẻ và những nguyên liệu trên phải đa dạng và phong phú để trẻ thích thú tham gia chơi. * Cách làm thảm xúc giác để chơi trò chơi đi trên thảm xúc giác. Giẫm các miếng xốp bong bóng, trên các viên sỏi, quả bông, vỏ ngô, hột hạt, cát… bằng chân không chỉ khiến trẻ thích thú mà còn giúp bé phát triển cảm giác khi di chuyển. Đây cũng chính là trò chơi cho trẻ rất hứng thú. - Chuẩn bị: + Miếng xốp bong bóng các viên sỏi, quả bông, hột hạt, mỗi vải dạ… - Cách làm: Cắt 2 miếng vải dạ dài 3m rộng 25cm. một thảm gắn xốp bong bóng, gắn sỏi, gắn hột hạt, gắn quả bông. Khi chơi yêu cầu bé đi chân không và bước từng bước một. Bong bóng nổ dưới chân và các viên sỏi, hột hạt làm bé thấy vui và thích thú…
- (Hình ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Thảm xúc giác”) * Cách làm đồ dùng cho vận động tinh nhón nhặt vào chai.
- Nhón nhặt các loại hột hạt vào chai bằng tay khiến trẻ rất thích thú mà còn giúp trẻ phát triển cử động linh hoạt của các ngón tay. - Chuẩn bị: Chai nhựa có kích thước khác nhau, súng bắn keo, bìa cát tông, màu nước, các loại hột hạt có kích thước khác nhau. - Cách làm: Cắt 1/3 chai cô ca 1,5 lít, với 2 chai 5 lít khoét 5-6 ô nhỏ trên chai nhựa 5 lít để trẻ thả vừa các loại hột hạt. Cắt 2 hình tròn bằng bìa cát tông sau đó đặt chai nhựa 5 lít ở giữa và dính các chai cô ca 1,5 lít đã cắt gắn xung quanh chai 5 lít. Dùng màu đỏ và vàng tô lần lượt vào hai chai 5 lít. Khi chơi trẻ dùng ngón tay nhón nhặt từng hạt đã được để ở chai 1,5 lít thả vào các ô trên chai nhựa 5 lít. + Điều kiện thực hiện biện pháp: Giáo viên phải tích cực danh thời gian nghiên cứu, sưu tầm nguyên vật liệu để làm. Phụ huynh tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu tự nhiên. (Hình ảnh:Cô và trẻ chơi trò chơi “Nhón nhặt hạt vào chai”) 1.3. Tính mới của sáng kiến: Các biện pháp tôi đưa ra trong sáng kiến đều có tính mới và được áp dụng lần đầu tại lớp D1, Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.
- 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng tại các lớp nhà trẻ 25-36 tháng tại Trường Mầm non Trưng Vương và tất cả các trường mầm non, mẫu giáo dân lập, tư thục… trên địa bàn TP Thái Nguyên. Áp dụng cho phụ huynh nâng cao thể chất cho trẻ tại nhà. 3. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Những điều kiện đối với nhà trường Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho lớp, đồ dùng đủ với số lượng trẻ trong lớp. * Điều kiện đối với giáo viên - Giáo viên luôn tâm huyết với nghề, có kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động, phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. - Tạo môi trường lớp học có tính mở, phong phú, đa dạng, và tuyệt đối an toàn cho trẻ khi sử dụng, phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. - Giáo viên nắm chắc chương trình giáo dục trẻ lứa tuổi mình đang giảng dạy, mục tiêu, yêu cầu cần đạt ở trẻ. * Điều kiện đối với phụ huynh học sinh - Cha mẹ trẻ đã hiểu được tầm quan trọng của phát triển vận động cho trẻ. - Luôn quan tâm đưa trẻ đi học đều hơn để trẻ được tham gia tập luyện vận động cơ bản và chơi trò chơi vận động. Phụ huynh phối hợp với giáo viên trong việc ủng hộ nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ, chuẩn bị trang phục cho các con tham gia hoạt động khi được cô giáo thông báo. - Tương tác thường xuyên hơn với giáo viên chủ nhiệm để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sáng kiến “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi, lớp D1 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên” đã thu được nhiều kết quả đáng mừng. Cụ thể:
- + Hiệu quả về mặt kinh tế Các phương tiện để thực hiện các trò chơi mới, thiết kế các bài thơ, đồng giao mới, đồ dùng làm bằng nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có nên tiết kiệm được về kinh phí. + Hiệu quả về mặt xã hội môi trường - Nhờ áp dụng những biện pháp trên mà trong năm học qua bản thân tôi và các đồng nghiệp của tôi dạy lớp nhà trẻ 25-36 tháng đã có nhiều chuyển biến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động mới. Những trò chơi mới, các đồ dùng trực quan tôi thiết kế phù hợp với lứa tuổi của trẻ và trẻ rất hứng thú tích cực tham gia. + Hiệu quả trong lĩnh vực theo sáng kiến của tác giả - Đối với giáo viên: Bản thân có thêm nhiều ý tưởng trong thiết kế trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ. Bản thân biết sáng tác một số lời ca cho trò chơi vận động và tích cực sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi của trò chơi vận động. Đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn trò chơi vận động cho trẻ. Biết tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi mà tôi đã thực hiện. Bản thân hiểu hơn về tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi. - Đối với trẻ: Sau khi tiến hành các giải pháp trên, qua khảo sát tôi đã thu được kết quả số trẻ đạt được nâng lên đáng kể. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ lớp D1 đạt được sau khi áp dụng biện pháp tính đến thời điểm tháng 3 năm 2024: Mức độ đánh giá Tổng số Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ TT Tiêu chí trẻ Đạt (%) đạt (%) Thực hiện các kỹ năng phát triển vận động 1 25 22 88 3 12 riêng biệt của trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn