Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại lớp mẫu giáo 4-5 Tuổi A Trường Mầm non 8/3 Nha Trang
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ tại lớp để đưa một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi A thông qua các hoạt động hàng ngày tại trường Mầm non 8/3 – TP Nha Trang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại lớp mẫu giáo 4-5 Tuổi A Trường Mầm non 8/3 Nha Trang
- MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Sự cần thiết của đề tài. 02 2. Mục đích nghiên cứu. 03 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 1. Thực trạng.của vấn đề cần giải quyết 04 2. Nội dung nghiên cứu 06 3. Đánh giá đề tài 16 4. Tổ chức thu thập minh chứng 19 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC 22 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
- 1. Sự cần thiết của đề tài Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành 3 nhóm cơ bản; và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm mộtgồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là “Khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện, đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân có thể an toàn”. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ cũng như cô giáo không thể bỏ quên. Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình luôn là quan điểm được các chuyên gia tâm lý giáo dục nhấn mạnh. Ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu đều tiềm ẩn những tình huống có thể xảy ra vì thế thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi giáo viên có thể giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm, vượt qua nguy hiểm, biết cấp cứu khi gặp nạn, biết cách đối phó với người lạ. Nếu trẻ có những cách xử lý tình huống chưa phù hợp, hoặc lo lắng, hoảng sợ… giáo viên có thể kịp thời phát hiện, giải thích và sửa sai ngay cho trẻ, để trẻ biết đó là những hành vi không đúng trẻ không nên bắt chước theo. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì. Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn, nhưng trẻ lại không biết phân biệt được đâu là nguy hiểm và không nguy hiểm để tự mình tránh xa. Thực tế hiện nay tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ…để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý, đặc biệt là bậc học mầm non phải suy nghĩ. Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại nhóm lớp mà tôi phụ trách, tôi thấy t rẻ trong lớp tuy đã tự tránh xa những đồ chơi, đồ vật nguy hiểm, trẻ biết được hành vi nào là nên, không nên, đúng hay sai nhưng khả năng xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm thì chưa cao, còn phải cần đến sự nhắc nhở giúp đỡ của người lớn … Bên cạnh đó, giáo viên chỉ chú ý các nội dung giáo dục hành vi tự bảo vệ cho trẻ mà chưa quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đúng mức, hoặc thực hiện còn mang tính hình 2
- thức, qua loa và đôi lúc còn gượng ép, có phần áp đặt ý muốn chủ quan của mình, cũng như chưa chú trọng đến vấn đề lồng ghép dạy trẻ kỹ năng tự bảo trong các chủ đề… Nắm bắt được tâm sinh lý trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi giáo viên dễ dàng định hướng và giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và vận dụng những hiểu biết của mình một cách phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với sự phát triển của trẻ, với mong muốn tích lũy thêm những tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại lớp mẫu giáo 45 Tuổi A Trường Mầm non 8/3 Nha Trang” 2. Mục đích nghiên cứu. Phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ tại lớp để đưa một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 45 tuổi A thông qua các hoạt động hàng ngày tại trường Mầm non 8/3 – TP Nha Trang. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ tự bảo vệ bản thân không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để trẻ có thể tự lập” hoặc theo tác giả Yayne Dendhire, trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo dục Macmillan, Úc đã nhận định: “Kỹ năng về giữ an toàn là tránh khỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần” Bên cạnh nghiên cứu các tài liệu dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân tôi đã đọc một số tác phẩm hữu ích hộ trợ sự hoàn thiện kỹ năng này, chẳng hạn: Tuyển tập “Những câu chuyện vàng những kỹ năng tự bảo vệ mình” của tác giả Bạch Băng cùng các đồng tác giả giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân thông qua các câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống của trẻ nhỏ. Hay trong tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoo Yeo Hong được nhà xuất bản Thông tin và truyền thông dịch, sản xuất năm 2011 đã trình bày đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình cũng như hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm tạm thời. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết cho con trẻ. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối 3
- nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ, cô giáo cần đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ở ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. * Đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 45 tuổi Ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là đối với trẻ 45 tuổi thì sự nhận thức và quá trình lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống, so với các lứa tuổi trước đã phong phú hơn. Điều này giúp trẻ có những nhận biết cơ bản về một số đồ vật không an toàn, những nơi nguy hiểm, những tình huống khó khăn…và có những cách ứng phó và bảo vệ bản thân. Tuy nhiên kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ rất dễ bị mất tập trung bởi những cảnh vật mới lạ hoặc nh ững đồ vật trong tay trẻ nếu thình lình rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như ao, hồ, bể chứa nước, giếng…trẻ sẽ tìm cách đuổi theo mà không chú ý đến những nguy hiểm trước mắt. Trí nhớ: Trẻ mẫu giáo 45 tuổi ít khi ghi nhớ những điều gì nếu chỉ nói một lần với trẻ, trí nhớ chủ định ở trẻ phát triển mạnh. Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh của trẻ rất lớn bất kể chúng có an toàn hay không. Đặc biệt, đối với những đồ vật hàng ngày bị người lớn cấm đoán không cho phép tiếp xúc hoặc chơi, vì thế trẻ không lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải. Ở trẻ 45 tuổi, tư duy của trẻ vẫn mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá của trẻ còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết phục, nếu những người xấu nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ như: Thích ăn kẹo, nhận quà, chơi đồ chơi…là cơ hội cho trẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ. Trẻ không đủ bình tĩnh để phán đoán, để quyết định hành động, xử trí như thế nào trong những tình huống gặp phải. Với những đặc điểm về những kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 45 tuổi nêu trên thiết nghĩ vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cấp thiết. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 45 tuổi có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện nhân cách trẻ về các mặt thể chất, tình cảmxã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sang đi học. Cụ thể, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, chủ động, có khả năng thích ứng được với những thay đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 1.1. Thuận lợi 4
- Trường Mầm non 8/3 là đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo Thành phố Nha Trang. Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, sạch đẹp đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao với các hoạt động của lớp, có những ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong lớp, trường. Chuyên môn đã triển khai và thực hiện công tác giáo dục phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong toàn trường; cũng như triển khai kịp thời các công văn chỉ đạo của cấp trên về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non và tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh về việc an toàn sử dụng các hạt nhựa, đồ chơi nhựa cho trẻ. Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Đa số các cháu trong độ tuổi đều theo học với nhau từ các năm học trước nên có sự thân thiết, gần gũi, đoàn kết. Bản thân tôi thường xuyên tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, các chuyên đề ở trường bạn, dự giờ, học hỏi từ các đồng nghiệp và cũng có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 1.2. Khó khăn Trẻ tuy đã được đến trường sớm, được trang bị những kiến thức về kỹ năng sống nhưng kỹ năng tự bảo vệ bản thân chưa nhiều, khả năng xử lý các tình huống gặp phải chưa cao vì thực tế trẻ chưa tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, ngoài gia đình và trường mầm non. Giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác. Giáo viên thường quan tâm việc giáo dục nhận thức và giáo dục kỹ năng sống chung chung cho trẻ nhiều hơn so với việc giáo dục từng kỹ năng một, chưa chú ý đúng mức, hoặc thực hiện còn mang tính hình thức, lồng ghép giáo dục còn qua loa và đôi lúc còn gượng ép, có phần áp đặt ý muốn chủ quan của mình. Phụ huynh còn bao bọc chưa dám cho trẻ tự lập, tự xử lý mà đa phần còn làm giúp trẻ. Giáo viên chưa chủ động tuyên truyền với phụ huynh phối hợp với nhà trường và xã hội trong vẫn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐẦU NĂM THÁNG 10/2018 (Chưa áp dụng) 5
- Tháng 3/2016 NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐẠT CHƯA ĐẠT Sĩ số % Sĩ số % + Trẻ nhận biết được những hành động 13/29 44,8 16/29 55,2 và tình huống nguy hiểm với bản thân + Trẻ chủ động giải quyết các vấn đề 15/29 51,7 14/29 48,3 trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động lễ hội nhằm tự bảo vệ bản thân. + Trẻ mạnh dạn, tự tin nêu các phương 10/29 34,4 19/29 65,6 án giải quyết của mình nhằm tự bảo vệ bản thân trong các tình huống. + Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của 11/29 37,9 18/29 62,1 những người đáng tin cậy nhằm tự bảo vệ bản thân Trẻ chủ động mạnh dạn xử lý các tình 9/29 31,1 20/29 68,9 huống bất trắc nảy sinh hằng ngày mà không cần có sự can thiệp của cô. Từ việc khảo sát thực trạng giáo dục này tôi đã chủ động đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 45 tuổi ở lớp tôi phụ trách như sau: 2. Nội dung nghiên cứu Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách toàn diện, thông qua các chủ đề trong năm học theo hướng tích hợp các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác là quan điểm hiện đại, không những phù hợp với tâm lý trẻ mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng này. Tôi lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng bảo vệ gần gũi với trẻ để tích hợp trong các chủ đề. DỰ KIẾN CHỦ ĐIỂM NĂM HỌC 2018 – 2019 Lớp : 4 5 TUỔI A STT CHỦ ĐIỂM KỸ NĂNG DẠY TRẺ 6
- Dạy trẻ biết không đi theo và TRƯỜNG MN +TẾT 1 nhận quà của người lạ khi chưa TRUNG THU được người thân cho phép Dạy trẻ biết tránh các hành vi xâm hại thân thể. 2 BẢN THÂN Dạy trẻ một số kỹ năng thoát hiểm NGHỀ NGHIỆP QUANH BÉ Dạy trẻ không chơi những đồ 3 vật gây nguy hiểm và cách sử dụng + CÔ GIÁO LÀ MẸ HIỀN những đồ vật nguy hiểm Dạy trẻ biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm 4 GIAO THÔNG Dạy trẻ biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông và nơi nguy hiểm Dạy trẻ biết địa chỉ số điện thoại của bố mẹ, biết các số điện thoại khẩn cấp và biết gọi người GIA ĐÌNH + BÉ YÊU CHÚ lớn khi gặp các tình huống xảy ra. 5 BỘ ĐỘI Dạy trẻ nhận diện người lạ người quen Dạy trẻ những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày Dạy trẻ biết không ăn những 6 TẾT VÀ MÙA XUÂN thức ăn có hại cho sức khỏe THỰC VẬT QUANH BÉ + Dạy trẻ phải làm gì trong một 7 NGÀY QTPN 8/3 thảm họa tự nhiên Dạy trẻ không chơi ở những 8 NƯỚC VÀ HTTN nơi nguy hiểm Dạy trẻ kỹ năng biết kêu cứu, 9 ĐỘNG VẬT QUANH BÉ giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm. 7
- Ví dụ: Trong chủ đề “Gia đình”, trong tuần 1 chủ đề con là “Đứa trẻ ở nhà” bao gồm các nội dung dạy trong tuần như sau: + Nhận diện người lạ, người quen. + Tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày (bị người thân đánh đập, cách sử dụng các đồ dùng sắc nhọn, không ăn những thức ăn nghi ngờ ôi thiu…) Hoặc trong chủ đề “Bản thân” chúng ta có thể giáo dục giới tình và kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục, một số kỹ năng thoát hiểm. Ví dụ: Vấn đề bảo vệ sức khỏe bản thân Tôi luôn chú ý trước mỗi bữa ăn đều cho trẻ lau chùi chén muỗng thật khô ráo và duy trì rửa tay sạch sẽ trước khi vào bàn ăn; vào mỗi bữa ăn đều giới thiệu món ăn và chất dinh dưỡng cho trẻ biết, cách nhận biết những món ăn ngon và những món ăn bị nghi ngờ ôi thiu, cho trẻ biết những món ăn không tốt cho sức khỏe. Việc duy trì bé làm nội trợ hằng tuần cũng đã cung cấp rất nhiều các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống như: Cách thao tác với những vật nguy hiểm như dao, kéo, điện…một cách an toàn. Để thực hiện tốt các nội dụng trên tôi đã: + Ra soát toàn bộ chương trình giáo dục mầm non, xem xét nội dung nào có thể lồng ghép nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tùy vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để giáo dục cho trẻ. + Xây dựng mục tiêu của từng nội dung và của kỹ năng tự bảo vệ cần đạt được về kỹ năng, kiến thức, thái độ + Xác định các mức độ cần đạt được dựa vào các tiêu chí và mức độ của từng kỹ năng + Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Như vậy nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 45 tuổi B được tập trung vào 3 vấn đề lớn: An toàn ở gia đình, an toàn nơi công cộng và an toàn giao thông. Đặc biệt trong thời gian gần đây vấn đề xâm hại tình dục đang rất nóng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh nên tôi đã mạnh dạn chọn lựa lồng ghép nội dung giáo dục “giáo dục giới tính, tránh xâm phạm thân thể và các hành vi xâm hại tình dục” dù trong chương trình không đưa ra. Ngoài ra tôi đã khảo sát, nghiên cứu cũng như những đề xuất của một số giáo viên trong tổ, tôi đã thiết kế nội dung khảo sát mức độ nhận thức về việc tự bảo vệ bản thân của trẻ 45 tuổi như sau (phụ luc 2, phụ lục 3): 8
- Nội dung1: Biết và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, chất tẩy rửa, bật lửa, thuốc pháo, phích nước sôi…) Nội dung 2: Biết không nên chơi ở những nơi nguy hiểm (nhà bếp, nơi bụi bẩn, có khói thuốc lá, bãi rác, ao hồ song suối…) Nội dung 3: Biết hành động nguy hiểm (xô đẩy, đá đấm, đánh nhau, cắn nhau, chơi trên đường đi…) Nội dung 4: Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm. Nội dung 5: Biết kêu cứu giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm (đi lạc, té ngã, chạy máu, khó chụi trong người, kẹt thang máy, đám cháy, động đất…) Nội dung 6: Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của bố mẹ và gọi bố mẹ khi gặp các tình huống bất trắc xảy ra Nội dung 7: Biết các số điện thoại khẩn cấp: 113 (công an), 114(cứu hỏa), 115(cứu thương) khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra Nội dung 8: Biết không đi theo người lạ khi chưa được người thân cho phép. Nội dung 9: Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. Nội dung 10: Biết các hành vi xâm hại thân thể (ôm, hôn, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ khi trẻ đó không phải là mẹ của mình) Sau khi xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách toàn diện, cũng như kết quả khảo sát được tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp 2 nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại nhóm lớp tôi phụ trách. Biện pháp 2: Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua việc tập giải quyết các tình huống. Trong trường mầm non giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Bài học trên lớp, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động hàng ngày và trong cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục kỹ năng cho trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động mà chỉ thông qua những tình huống giả định hoặc qua những buổi dã ngoại. Và với việc giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lung túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải. Để phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua các trò chơi tình huống tôi chú ý cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phải trong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như: Tình huống trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị, khi đi tham quan, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác 9
- tấn công, trẻ bị lam dụng… dưới nhiều hình thức khác nhau: Tình huống cô xây dựng lên, tình huống qua các video, qua các câu chuyện, qua các chuyến đi dạ ngoại. * Tình huống cô xây dựng lên VD 1: Trẻ bị lạc bố mẹ Đặt vấn đề: Khi đang đi chơi tại trung tâm thương mại, công viên, hay đi mua sắm, bé bị lạc bố mẹ. Cô cho trẻ nêu cách giải quyết khi gặp phải trường hợp như vậy Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng bé cần biết: + Nếu vừa bị lạc bố mẹ khi đang mua sắm hoặc vui chơi thì bé hãy đứng yên một chỗ, nơi mà bố mẹ bé dễ dàng nhìn thấy, không chạy lung tung. + Nhờ một người bên cạnh liên lạc vào số di động, điện thoại bàn…Bất kỳ số nào mà bé có thể nhớ. + Nếu bị lạc bố mẹ từ lúc nào mà bé cũng không biết thì bé cần hỏi người xung quanh và tìm đến các phòng trung tâm của khu thương mại, công viên…để nhờ họ đọc loa tìm bố mẹ. + Khi bé bị lạc trên đường, nếu có thể, hãy tìm đến sự giúp đỡ của một chú công an và đến đồn cảnh sát để bố mẹ có thể tìm thấy bé. VD 2: Nếu người lạ cho quà Đặt vấn đề: Có người lạ đến cho bé ăn kẹo, bánh, uống sữa hay đồ chơi… Cho trẻ tự giải quyết vấn đề Cô dạy trẻ kỹ năng bé cần biết: + Tuyệt đối không được nhận, cầm, ăn. + Không tiếp tục đứng gần, nói chuyện hay tiếp xúc với người đó nữa, hãy đi ra chỗ người thân, bạn bè, chỗ đông người. + Kể cho bố mẹ, người thân đang ở bên cạnh ngay. + Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu. * Tình huống cho trẻ xem qua video VD 1: Không đi theo ngươì lạ Đặt vấn đề: Những người không quen biết nói đưa bé đi mua kẹo bánh, bim bim, đồ chơi hay đưa bé về nhà… Kỹ năng bé cần biết: 10
- + Nói “không” với người lạ mặt. + Người lạ mặt cố nài ép, dụ giỗ bé thì bé cần đến chỗ chú bảo vệ, chú công an, ghé vào đồn công an gần nhất hoặc chạy vào một cửa hàng ở gần đó nhờ giúp đỡ. + Khi đang ở ngoài chỗ đông người mà bị ép đi theo, bé hãy hô thật lớn, kẻ xấu sẽ tự đi. VD 2: Vạch rõ giới hạn Đặt vấn đề: Một người ôm bé, thơm bé, hay chạm vào các bộ phận cấm trên cơ thể. Kỹ năng bé cần biết: + Nếu là cô giáo, bố mẹ, ông bà nội ngoại hay họ hàng thân thiết thì có thể bế, ôm hay thơm bé. + Không cho phép ai ngoài bố mẹ động chạm vào các vùng cấm trên có thể. VD3: Rút ra bài học Đặt vấn đề: Đọc câu chuyện trên báo về chuyện bắt cóc trẻ em, lừa đảo, trấn lột… Kỹ năng bé cần biết: + Dựa vào các bài học thực tế, cô giáo, bố mẹ phải đưa ra lời khuyên và cách xử lý cho trẻ. + Khi bị đe dọa trấn lột: Phải báo ngay cho cô giáo và bố mẹ… + Cho bé học võ để tự vệ: Ngày nay có rất nhiều các môn phái võ thuật phù hợp với bé. Việc tham gia vào các lớp võ tự vệ là rất cần thiết vì nó vừa giúp trẻ tự vệ lại có thể tăng cường sức khỏe cho bé. VD 3: Xảy ra cháy Đặt vấn đề: Trong nhà xảy ra cháy Kỹ năng bé cần biết: + Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám cháy nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúng nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. + Tuyệt đối không được cầm chảo đang sôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, gió sẽ làm lửa bốc lớn hơn. + Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu vực có lửa rồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu hỏa 114. 11
- + Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, nhắc trẻ không nên hốt hoảng bỏ chạy vì khi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn. Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé nên cởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay được thì nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn vào chỗ cháy để dập lửa. + Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy nước, lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình. Cần lưu ý, tuyệt đối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng. * Thông qua các câu chuyện (phụ lục 4) Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Ở chủ điểm “ Nước và mùa hè”. Với đặc thù trẻ đang sống ở thành phố, vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ ít gặp. Thì việc đi lại trong nhà vệ sinh không đúng cách cũng có thể có nhiều tình huống xảy ra có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng vệ sinh bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học : Sàn nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã. Hoặc câu chuyện “Chiếc ổ khóa” Với câu chuyện này tôi giáo dục trẻ: Không vào nhà vệ sinh một mình và chốt, khoá cửa. Bên cạnh đó tôi còn đưa ra những tình huống khác đối với trẻ như: Không tự ý xả nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh. Khi tắm bồn: Chờ người lớn xả nước và giúp vào bồn. Không tự ý xả nước và trèo vào đề phòng nước quá nhiều sẽ nguy hiểm, không nằm bồn tắm quá lâu… Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, có rất nhiều tình huống bất trắc trẻ rất dễ gặp trong cuộc sống, tuy nhiên chúng ta ít khi đưa vào dạy trẻ. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, nhiều gia đình sử dụng ô tô là phương tiện đi lại của gia đình hàng ngày. Xong việc chấp hành luật lệ an 12
- toàn giao thông khi đi ô tô và xe máy đối với trẻ thường các bậc phụ huynh vẫn còn coi nhẹ chưa được thực hiện nghiêm túc. Với “Chủ điểm giao thông” chúng tôi đưa tình huống cho trẻ qua câu chuyện “Một chuyến về quê” và “Đi xe máy” Sau khi cho trẻ nghe chuyện và toạ đàm với trẻ về nội dung câu chuyện, tôi thấy có nhiều cháu cũng nhận là thường xuyên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đi học. Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với cô giáo: Bản thân phụ huynh cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến trường, bởi một phần vướng, một phần công an thường không phạt trường hợp này nên các phụ huynh cũng hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con đòi đội mũ bảo hiểm khi đi học nên phụ huynh mới bắt đầu quan tâm. Như vậy tôi thấy rằng, qua câu chuyện trẻ đã nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu không thực hiện tốt thì có thể xảy ra rủi ro như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp hành luật lệ an toàn giáo thông từ bé. * Thông qua các hoạt động lễ hội Hay từ đầu năm nhà trường luôn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội trong một năm học, tôi đã dựa vào đó để xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại nhóm lớp. Ví dụ: Ngày 17/3 trường tổ chức cho các cháu đi du lịch champa, tôi đã kết hợp cho trẻ tự chuẩn bị những đồ dùng để cầm đi du lịch như: quần áo, giày, mũ, nước uống, ba lô… cho trẻ tự xếp đồ vào ba lô để đi. Trước khi đi mấy ngày tôi đã lồng ghép đưa ra các tình huống khi bị lạc để trẻ có thể tự sự lý. Tôi kết hợp ôn lại cho trẻ khi đi chơi. Ngày 31/3 trường tôi cũng tổ chức “Đêm xa mẹ” cho các cháu lớp mẫu giáo, kế hoạch này đã được đề ra từ đầu năm nên tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kỹ năng hướng dẫn trẻ như: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân khi xa mẹ trong chủ điểm “Gia đình”; Kỹ năng chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi đi chơi, kỹ năng an toàn khi chơi, không tới gần lửa vì kế hoạch nhà trường đưa ra có tổ chức vui chơi lửa trại nên trong chủ điểm “Bản thân” tôi đã chú ý lồng ghép. Tôi gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc đã quan sát thấy. Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng. Cung cấp kiến thức, làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ thông qua việc tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể làm quen với môi trường xung quanh, 13
- trong đó có cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua việc quan sát tranh ảnh, đọc và kể chuyện, tham quan, các giờ hoạt động… Khi xây dựng các tình huống tôi chú ý không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện để trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp. Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. Giáo viên phải luôn quan sát và kích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của trẻ. Các tình huống đưa ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của giáo viên có thể giải quyết được. Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội. Giáo viên cần tạo sự giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau. Bên cạnh đó tôi kết hợp sử dụng trò chơi để tổ chức cho trẻ một trò chơi mà thông qua đó giúp trẻ giải quyết một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo rất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng. Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận xâu rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập vào trong đó thông qua lăng kính của trẻ từ đó các kỹ năng được hình thành và phát triển. * Trò chơi học tập Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết kỹ năng tự bảo vệ qua việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên. Từ đó trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết trong tình huống cụ thể. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ em chơi nhiều hơn là học, những nhiệm vụ trí tuệ đặt ra cho các em không nhiều nên các trò chơi học tập cần độ khó vừa phải. Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị cho trò chơi học tập ở lứa tuổi này cần phải bắt mắt, đẹp để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi hướng dẫn trò 14
- chơi, giáo viên phải trực tiếp làm mẫu 23 lần thì các em mới có thể nắm bắt được cách chơi và luật chơi Khi thiết kế trò chơi, giáo viên phải: + Dựa vào nội dung bài học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học + Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục + Trò chơi phải tạo được hứng thú với trẻ + Trò chơi phải có mục đích rõ ràng: Nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào hay giới thiệu kiến thức nào. + Trò chơi phải có luật + Dự trù đồ dùng đồ chơi, số lượng người tham gia chơi và tình huống có thể xảy ra. + Chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc, đây là một yếu tố quyết định sự hứng thú của trẻ đối với trò chơi. Ví dụ: Trò chơi đoán tên đồ vật: Đây là trò giúp trẻ chú ý vào các chi tiết. Bạn lấy bất kỳ một đồ vật trong nhà, ở cửa hàng, miêu tả về chúng để trẻ đoán tên. Trò chơi miêu tả: Bạn cho trẻ nhìn bức tranh về phong cảnh, con người hoặc đồ vật sau đó hãy nói con nhắm mắt và kể lại những gì chúng nhớ. Ai nhớ nhiều chi tiết hơn sẽ là người chiến thắng. Trò chơi tìm đường: Đây là trò chơi giúp trẻ tìm đường về nhà hay đến một địa điểm nào đó. Bạn hãy chỉ cho trẻ những dấu hiệu nhận biết ở các lối rẽ, sau đó để trẻ miêu tả lại. Để trẻ hứng thú hơn bạn có thể đưa ra những phần thưởng nho nhỏ. Cũng tương tự như vậy, khi bạn cho con đi chơi công viên, đi cắm trại, du lịch hãy chơi trò tìm đường bằng cách đánh dấu trên thân cây hay hòn đá. * Trò chơi đóng vai Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được, trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. 15
- Ví dụ: Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa, phải đợi bố mẹ về đã”. Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống: “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đến đón. Tôi đóng một vai làm người đi đường và đến rủ bé: Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ. Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”. Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé. Với nhóm “Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai của mình: Ví dụ: Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. Việc tổ chức tốt các hoạt động, đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mới lạ và bầu không khí thân thiện cởi mở…có như vậy mới kích thích hứng thú chơi của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình. Để giáo dục và phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc mọi nơi có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững. Biện pháp 3: Nhà trường, giáo viên phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì trẻ sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống, điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau, quyết định phải xuất phát từ trẻ, nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính 16
- nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự che chở, bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Để phụ huynh hiểu hơn về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tôi đã chú trọng tuyên truyền các nội dung sau: Tuyên truyền về các nội dung “Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ” cho trẻ 4 5 tuổi được lồng ghép trong các chủ đề trong năm học của nhóm lớp hoặc tôi dán bài tuyên truyền “Dạy trẻ không nên đi theo người lạ” tại góc “Cha mẹ cần biết” của nhóm lớp để phụ huynh biết và cùng phối hợp trong quá trình rèn luyện khả năng này cho trẻ. Trong các buổi họp phụ huynh tôi dành thời gian để trao đổi với phụ huynh về khả năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trẻ 45 tuổi nói chung và những phụ huynh huynh có con chưa biết cách xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống riêng để họ nắm được khả năng tự bảo vệ của con mình. Bên cạnh đó tôi cũng trao đổi với các bậc phụ huynh để xây dựng một số tình huống có vấn đề nhằm mục đích kích thích, phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên trao đổi với phụ huynh về các hoạt động dã ngoại, tham quan, các lễ hội để họ phối hợp với cô giáo chuẩn bị cho trẻ các kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết, cách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết trong những chuyến đi để tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh. Giới thiệu cho phụ huynh biết các kỹ năng tự bảo vệ cũng như cách xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống để phụ huynh giáo dục con một cách đúng nhất. Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn khi thực hiện và kết quả đạt được… Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi. 17
- Không vội vàng phê phán đúng sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi như Dorothy Holte đã nói “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun sới của nhà trường, gia đình và xã hội”. Và ông bà, cha me, thầy cô, anh chị hãy là tấm gương sáng cho các em noi theo. Hãy gần gũi, chia sẽ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của bản thân mình vào trẻ. 3. Đánh giá đề tài 3.1 Đối với trẻ Sau thời gian triển khai thực hiện đề tài thực hiện ở lớp đang dạy, kết quả thu được như sau: Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM THÁNG 3/2019 (đã áp dụng) Tháng 3/2019 NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐẠT CHƯA ĐẠT Sĩ số % Sĩ số % + Trẻ nhận biết được những hành động 27/29 93,1 02/29 6,9 và tình huống nguy hiểm với bản thân + Trẻ chủ động giải quyết các vấn đề 25/29 86,2 04/29 13,8 trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động lễ hội. + Trẻ mạnh dạn, tự tin nêu các phương 28/29 96,5 01/29 3,5 án giải quyết của mình nhằm tự bảo vệ bản thân trong các tình huống. + Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của 26/29 89,7 03/29 10,3 những người đáng tin cậy nhằm tự bảo vệ bản thân Trẻ chủ động mạnh dạn xử lý các tình 22/29 75,9 07/29 24,1 huống bất trắc nảy sinh hằng ngày mà không cần có sự can thiệp của cô 18
- BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ ĐẠT TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG NỘI DUNG KHẢO SÁT Đầu năm Cuối năm Tháng 10/2018 Tháng 3/2019 Sĩ số % Sĩ số % + Trẻ nhận biết được những hành 13/29 44,8 27/29 93,1 động và tình huống nguy hiểm với bản thân + Trẻ chủ động giải quyết các vấn 09/29 31 25/29 86,2 đề trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động lễ hội. + Trẻ mạnh dạn, tự tin nêu các 10/29 34,4 28/29 96,5 phương án giải quyết của mình nhằm tự bảo vệ bản thân trong các tình huống. + Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của 11/29 37,9 26/29 89,7 những người đáng tin cậy nhằm tự bảo vệ bản thân + Trẻ chủ động mạnh dạn xử lý các 9/29 31,1 22/29 75,9 tình huống bất trắc nảy sinh hằng ngày mà không cần có sự can thiệp của cô Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với bài tập 01 đã tăng tỉ lệ từ 44,8% lên 93,1% bài tập 02 từ 31% tăng lên đến 86,2%. Bài tập 03 đã tăng từ 34,4% lên 96,5%... Như vậy, trẻ đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Với các biện pháp tác động sư phạm được tổ chức vào các hoạt động học, hoạt động chơi, tình huống… với mong muốn trẻ không chỉ được cung cấp các tri thức về kỹ năng tự bảo vệ mà còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Sau 6 tháng thử nghiệm với trẻ lớp mẫu giáo 45 tuổi A, trường MN 8/3 cho thấy, hầu hết mức độ nhận thức các nội dung giáo dục trong kỹ năng tự bảo vệ của trẻ lớp thực nghiệm, đã có sự tăng lên so với chính những trẻ này trước thực nghiệm. Với các phần trăm thu được trước thử nghiệm và sau thử nghiệm cho thấy trẻ nhận thức được các nội dung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng 19
- như nắm được tri thức, những cách ứng xử, thái độ tốt so với trước thử nghiệm. Với các nội dung khảo sát biết kêu cứu giúp đỡ và chạy khỏi nơi nguy hiểm; biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ; biết các số điện thoại khẩn cấp: Cứu hỏa, cứu thương, công an; biết không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; biết các hành vi xâm hại tình dục. Cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức của trẻ ở các nội dung giáo dục trước và sau khi thử nghiệm. Với sự tiến bộ về mức độ nhận thức của trẻ chứng tỏ những biện pháp tác động sư phạm này bước đầu đã thể hiện hiểu quả. 3.2. Đối với giáo viên Giáo viên tự tin mạnh dạn hơn khi xây dựng các loại kế hoạch và thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ trong việc hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, có biện pháp giáo dục phù hợp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ mạnh dạn tự tin khi gặp các tình huống xảy ra. Giáo viên có nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, có biện pháp tác động đến cá nhân và tập thể nhóm trẻ phù hợp. Định hướng nội dung các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong giờ học, chơi theo chủ đề giáo dục không còn máy móc, áp đặt mà hướng đến mục tiêu để trẻ tự do tự lực, tự lựa các cách giải quyết các sự việc gặp phải. Biết cách tạo nhiều cơ hội để trẻ chơi, tận dụng các hoạt động mọi lúc mọi nơi để lồng ghép các kỹ năng tự bảo vệ cần thiết, từ đo giúp tr ́ ẻ biết xử lý tình huống gặp phải một cách chủ động và là nền tảng bước đầu cho trẻ học thêm những kỹ năng tự bảo vệ cần thiết ở những lứa tuổi tiếp theo, tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. 3.3. Đối với phụ huynh Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động học nói chung và hoạt động mọi lúc mọi nơi nói riêng đối với việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Phụ huynh có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện, củng cố những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Nhiệt tình ủng hộ cho cô và trẻ mang thêm đồ dùng, đồ chơi; tranh ảnh, sách báo sưu tầm về các kỹ năng sống, các nguyên vật liệu mở, cây xanh, con vật, các biển báo … giúp lớp học có thêm nhiều đồ chơi mới, các góc chơi sinh động, góp phần giúp môi trường lớp học thêm đa dạng. Phụ huynh dành nhiều thời gian tạo điều kiện để trẻ được vui chơi, giao lưu, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè, người thân… tạo cơ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn