Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Sơn
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Sơn" được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ thông qua các trò chơi, tôi luôn chọn các nội dung chơi, trò chơi phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp nhiều phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp động viên khuyến khích, quan sát... cùng sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ được trãi nghiệm, khám phá cuộc sống xung quanh một cách hứng thú và tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Sơn
- PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn biện pháp Như chúng ta củng biết, sự tự tin mạnh dạn rất cần thiết và quan trọng với mỗi người. Mạnh dạn, tự tin giúp mỗi chúng ta chủ động trong mọi tình huống, là chìa khóa dẫn lối cho sự thành công. Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Người tự tin mạnh dạn thường không dễ dàng bỏ cuộc. Họ luôn tin vào bản thân, dám theo đuổi và dám đối mặt với thất bại. Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy lo sợ, chưa làm đã lo thất bại. Khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gục ngã, nhanh chóng từ bỏ. Giáo dục trẻ khả năng mạnh dạn tự tin và giao tiếp là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Như Bác Hồ đã từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng tự tin là người vô dụng” Trẻ em sinh ra và lớn lên trong vòng tay chăm sóc yêu thương của gia đình và đặc biệt là những người làm cha làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong cuộc sống. Nhưng không phải trẻ nào cũng đạt được điều đó mà cần phải trải qua sự giáo dục, rèn luyện và học hỏi. Một đứa trẻ tự tin, sẽ duy trì được khả năng học hỏi khám phá trong học tập, luôn mong muốn được yêu quý, đó là điểm khởi đầu cho trẻ gần gũi với mọi người. Đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt vào giao tiếp và vận dụng từ ngữ chính xác hơn. Trẻ sử dụng ngữ pháp phức tạp hơn cũng như số nhiều và thì chính xác hơn. Trẻ thể hiện bản thân với tông giọng khác nhau. nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ hình thành những thói quen tốt tạo tiền đề cho trẻ vững vàng trước khi vào lớp 1. Đến trường mầm non trẻ được vui chơi, trãi nghiệm, giao lưu, hợp tác cùng bạn giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, năng động hơn. Tuy nhiên không ít trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin, không dám thể hiện bản thân với cô và bạn đặc biệt là những nơi đông người hay trong môi trường tập thể.
- Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất cần sự mạnh dạn, tự tin giúp cho trẻ chủ động để chơi với bạn, biết chia sẻ với bạn khác trong nhóm lớp, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Vì thế, tôi thường đặt ra những câu hỏi đó là: Làm gì để trẻ thích thú khi đến lớp? Muốn trẻ mạnh dạn, tự tin thì giáo viên phải làm gì? Tổ chức hoạt động giáo dục như thế nào để trẻ thích thú và mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động?... Sự băn khoăn, trăn trở của một giáo viên đứng lớp đã tạo cho tôi một động lực muốn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp và xây dựng môi trường giáo dục nhằm thực hiện tốt Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 – 2025 và Chủ đề năm học “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục”, một cách có hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn biện pháp “Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Sơn”. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề: Năm học 2021-2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo ghép Khe Mương có tổng số trẻ 18 trẻ (trong đó có: 4 trẻ 18-24 tháng tuổi, 2 trẻ 25-36 tháng tuổi, 4 trẻ 3-4 tuổi, 4 trẻ 4-5 tuổi, 4 trẻ 5-6 tuổi) Bước đầu thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi” bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của bộ phận chuyên môn Phòng GD & ĐT huyện Hải Lăng. Sự bồi dưỡng, hướng dẫn kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cũng như sự đoàn kết, giúp đỡ của chị em đồng nghiệp. Chuyên đề “ Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã luôn tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm, khám phám và đã góp phần tích cực để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Nhiều hoạt động lễ hội: Ngày hội đến trường của bé, đêm hội trăng rằm, bé vui đón tết... cũng đã tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện sự mạnh dạn tự tin Giáo viên vững vàng về chuyên môn, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giáo dục Đa số phụ huynh quan tâm tới con em, kết hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ tốt. 1.2 Khó khăn: Đa số trẻ là con em vùng nông thôn, cha mẹ đi làm ăn xa vì vậy việc chăm sóc giáo dục chủ yếu là ông bà nên một số trẻ chưa qua các lớp mẫu giáo dưới 5 tuổi, trẻ còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và lúng túng khi tham gia hoạt động cùng cô và bạn Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ. 2. Trình bày biện pháp: “Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Sơn”. Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non, “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành và trãi nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau, phản ánh lại cuộc sống hằng ngày xung quanh trẻ, tuy nhiên để trẻ được thoải mái, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động cũng không phải dễ dàng. Làm thế nào để trẻ được hòa mình cùng bạn, cùng cô khi tham gia hoạt động vui chơi? Tổ chức trò chơi với mục đích gì? Vào thời điểm nào? Qua trò chơi để lại gì cho trẻ? Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ sự tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với người xung quanh. Chơi là một cách để giúp trẻ học và phát triển nhân cách toàn diện. Chính vì lẻ
- đó nên tôi đã sử dụng một số trò chơi để rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi như sau: 2.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề Mục đích: Tạo được mối quan hệ thân thiện, kết hợp cùng bạn trong quá trình chơi, phản ánh lại toàn bộ những hình ảnh của cuộc sống xung quanh trẻ một cách gần gũi nhất Ví dụ 1: Trò chơi bán hàng: Người bán hàng phải thân thiện, niềm nở chào hỏi khách. Người mua hàng thì trật tự, biết xếp hàng chờ đến lượt và nói tên hàng cần mua. Người bán hàng nhận tiền, đưa hàng và nói cám ơn. Qua trò chơi giáo viên rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, lich sự giữa người mua và người bán, hình thành thói quen văn minh chờ đến lượt, trả -thối tiền cho trẻ. Ví dụ 2: Trò chơi đóng vai bác sĩ: Qua trò chơi này, trẻ biết được công việc của bác sĩ: Phải khám chữa bệnh cho bệnh nhân, kê đơn thuốc, chỉ dẫn bệnh nhân cách uống thuốc cẩn thận. Khi bệnh nhân ốm thì phải đi khám bác sĩ, phải ăn uống đầy đủ...Qua đây, trẻ dần dần được rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin khi được làm bác sĩ khám bệnh cho mọi người, kỹ năng giao tiếp ân cần, chăm sóc, yêu thương bác sĩ và người bệnh, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người xung quanh. 2.2. Trò chơi đóng kịch: Trong những giờ hoạt động học tôi lồng ghép các trò chơi đóng kịch vào bài học để trẻ được trãi nghiệm và phối hợp vai diễn cùng cô và bạn. Với mục đích giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, kết hợp các cử chỉ khi tham gia đóng kịch, thể hiện được vai diễn một cách trọn vẹn Qua trò chơi này trẻ được thử mình trong các “vai diễn” là các nhân vật khác nhau. Trong quá trình đóng kịch trẻ phản ánh tính cách, hành động, quan hệ xã hội của các nhân vật trong tác phẩm văn học. Và thể hiện thái độ đối với nhân vật thông qua điệu bộ giọng nói và hành động. Việc này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn và bộc lộ cảm xúc, thái độ phù hợp.
- Ví dụ: Câu chuyện “ Ba cô gái” tôi lồng ghép hoạt động đóng kịch nhằm giúp trẻ sử dụng vốn câu, từ chính xác biểu lộ tình cảm yêu thương đối với mẹ biết hòa mình vào từng nhân vật trong câu chuyện. Qua đó, trẻ rất hứng thú và mỗi trẻ đều có cách thể hiện riêng của bản thân mình. Đó là hoạt động học thông qua vui chơi một cách có hiệu quả giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều 2.3. Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian được lồng ghép trong quá trình hoạt động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ quen dần với tính tập thể giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt trong mọi hoạt động hằng ngày. Ví dụ 1: Một số trò chơi dân gian có người quản trò như “rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, đếm sao, cáo và thỏ...” Khi trẻ làm quản trò trẻ rèn được tính độc lập, mạnh dạn, quản lý tốt nhóm chơi của mình. Trong các hoạt động học tôi cũng lồng ghép các trò chơi dân gian như trò chơi “Nu na nu nống, mèo đuổi chuột...” Ví dụ 2: Hoạt động làm quen chữ cái “ l, m, n” tôi cũng lồng ghép trò chơi dân gian như “ Mèo bắt chuột”. Mục đích: Qua trò chơi này phát triển cho trẻ sự nhanh nhẹn, nhận biết đúng hang chuột có chữ cái vừa học, tính khéo léo và sức khỏe dẻo dai. Đặc biệt là mạnh dạn, tự tin khi tham gia chơi cùng bạn. Cách chơi: Mỗi trẻ 1 mũ “chuột” và cầm một thẻ chữ cái vừa học (l,n,m). Cô đội mũ mèo, 3 hang chuột có chữ cái l, n, m. Khi chuột đi kiếm ăn, nếu nghe tiếng mèo kêu thì chuột sẽ chạy về hang có chứa chữ cái giống với chữ cái trên tay mình. Nếu chuột chạy chậm thì sẽ bị mèo bắt. Tôi luôn thay đổi hình thức chơi để trẻ chủ động cô chỉ là người quan sát, góp ý dưới hình thức cùng nhập vai chơi với trẻ. 2.4. Qua trò chơi tập thể: Với trẻ mầm non mạnh dạn, tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường và mọi người. Trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ, thân thiện, gần gũi, biết chia
- sẻ giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ muốn hứng thú đến trường, muốn giao tiếp với cô và bạn. Ví dụ 1: Trò chơi “Vòng tròn ngôn ngữ” Mục đích: Phát triển khả năng diễn đạt, nói rõ ràng, tạo cơ hội cho trẻ nhớ tên của bạn một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu, nhạc bài hát: “Bạn có biết tên tôi?” Cách chơi: Cô và trẻ ngồi vòng tròn. Tất cả cùng nhau hát theo nhạc: “Bạn có biết tên tôi”. Trong khi hát tất cả các bạn chuyền tay nhau 1 quả bóng. Đến cuối bài hát quả bóng dừng lại ở bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về bản thân mình cho các bạn nghe (Họ tên, tuổi, sở thích, địa chỉ…). Cứ chơi liên tục như vậy cho đến khi các trẻ nhớ được tên của bạn mình. Ví dụ 2: Trò chơi: Ước mơ của tôi. Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin, phát huy tính tích cực của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc đến cho người khác Chuẩn bị: Phòng rộng, bản nhạc nhẹ Cô giáo nói với trẻ: Bạn nào cùng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng + Con nhìn thấy gì? + Con thích nhất điều gì?. Ví dụ 3: Trò chơi “Vượt qua thử thách” Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và được sửa dụng làm trò chơi vận động trong giờ giáo dục thể chất rèn sự mạnh dạn, tự tin vượt qua thử thách thực hiện được cả hai nhiệm vu đó là đi trên ghế thể dục và gánh hàng sang kia sông.
- Chuẩn bị: Ghế thể dục, đôi quang gánh, các loại quả. Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu (ghế thể dục) sao cho không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài. Ví dụ 4: Trò chơi “Trổ tài nghệ sĩ” Mục đích: Các hoạt động nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ được sự tự tin nhiều nhất vì vậy giáo viên có thể tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ, cuộc thi trò chơi, vào ngày cuối tuần, và đôi khi ngay trên sân khấu trong giờ hoạt động ngoài trời để phát triển sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ. Chuẩn bị: Sân khấu, nhạc, dụng cụ âm nhạc ( nếu có) Cách chơi: Cô cho trẻ nghe một bài hát, trẻ về 3 nhóm hội ý cách vận động theo bài hát, sau khi hội ý xong từng nhóm lên thể hiện ý tưởng vận động của nhóm mình. Như vậy có rất nhiều trò chơi để rèn tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp nhưng tùy theo từng hoạt động, từng thời điểm, và giai đoạn mà tôi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ thông qua các trò chơi, tôi luôn chọn các nội dung chơi, trò chơi phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp nhiều phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp động viên khuyến khích, quan sát... cùng sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ được trãi nghiệm, khám phá cuộc sống xung quanh một cách hứng thú và tích cực. PHẦN III: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy rằng tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi tại lớp tôi phụ trách đã có những kết quả đáng khích lệ. Trẻ đã chủ động nhiều hơn khi thể hiện bản thân mình trong các hoạt động tại lớp, hứng thú tham gia vào tất cả các họat động tập thể, thường xuyên bày tỏ ý kiến trao đổi thảo luận cùng cô và bạn. Kết quả đạt được như sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Các kỹ năng được Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ đánh giá Đạt (%) đạt (%) Đạt (%) đạt (%)
- Trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng của 8 44,4 10 55,6 13 72,2 5 27,8 mình Trẻ tự tin giao tiếp với mọi người 6 33,3 12 66,7 14 77,8 4 22,2 xung quanh Biết bày tỏ cảm xúc của mình với 7 38,9 11 61,1 15 83,3 3 16,7 người khác Trẻ tự làm một số việc đơn giản 8 44,4 10 55,6 16 88,9 2 11,1 Kết quả trên cho thấy sau khi áp dụng biện pháp “Thông qua trò chơi để rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Sơn” thì tỷ lệ trẻ được nâng lên rõ rệt. Vì chỉ khi thông qua trò chơi, trẻ mới được bộc lộ hết khả năng của mình, trẻ tự nhiên thể hiện mình trước bạn. Ngoài ra, trò chơi còn kích thích, lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động khác. Trẻ vui vẻ và tự tin hơn khi đến lớp, thân thiết với nhau hơn và giờ đây đối với trẻ “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. PHẦN IV: KẾT LUẬN 1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp “Thông qua trò chơi để rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Chánh” đã góp phần lớn rèn luyện cho trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào tất cả các hoạt động ở trường Mầm non Giáo viên có được nhiều kinh nghiệm, linh hoạt, chủ động, sáng tạo,..trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện biện pháp giáo dục nói trên cho thấy đa số trẻ đều thành công và tiến bộ, giảm tải sức lực của giáo viên, giáo viên và trẻ tương tác gần gũi, thân thiện hơn, trẻ có nhiều cơ hội bày tỏ mong muốn và thể hiện ý tưởng của mình cùng cô và bạn, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng trước khi bước vào lớp 1.
- Thông qua biện pháp này nhằm tuyên truyền đến quý bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ để có sự phối hợp tốt hơn trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. Ảnh hưởng của biện pháp không những giúp trẻ đạt kết quả tốt, ngoài ra còn giúp giáo viên thường xuyên tự nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời góp phần thực hiện tốt chủ đề năm học “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng lực đổi mới sáng tạo của nhà giáo, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh” và xây dựng trường lớp mầm non thân thiện, an toàn. 2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với tổ chuyên môn: Tiếp tục bồi dưỡng các kỹ năng về chuyên môn như: Tổ chức hoạt động giáo dục, làm đồ dùng đồ chơi, ôn luyện các kiến thức về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại các nhóm lớp * Đối với nhà trường: Bổ sung các tài liệu, băng đĩa về giảng dạy về kỹ năng sống rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ mầm non để giáo viên tham khảo Tham mưu các cấp lãnh đạo để xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất cho điểm trường Khe Mương để trẻ có phòng học rộng, thoáng mát và sân chơi an toàn Xây dựng các tiết dạy mẫu về lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hội để giáo viên học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm lẫn nhau Trên đây là báo cáo biện pháp “Thông qua trò chơi nhằm rèn tính mạnh dạn, tự tin giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Sơn”. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp./. Hải Sơn, ngày 20 tháng 12 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA NHÀ NGƯỜI TRÌNH BÀY TRƯỜNG Lê Thị Thao Lê Thị Hiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn