intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết, những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào, trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày; Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON BA TRẠI A ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEAM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Hoàng Thu Hà Đơn vị công tác : Trường Mầm non Ba Trại A Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 – 2023
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN trường MN Ba Trại A, Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN ngành GD&ĐT huyện Ba Vì. Trình độ Ngày tháng Nơi công Chức Họ, tên chuyên Tên sáng kiến năm sinh tác danh môn Ứng dụng giáo dục Trường STEAM trong tổ chức Hoàng 29/10/1983 Mầm Non Giáo viên Đại Học hoạt động học khám Thu Hà Ba Trại A phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mẫu giáo - Ngày áp dụng sáng kiến: Bắt đầu từ tháng 9/2022. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Bản thân tôi nghiên cứu : “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” Đánh giá thực trạng khi“Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” . Giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết, những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào, trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ. - Trẻ được áp dụng những kiến thức được học hàng ngày và được trải nghiệm, được thực hành thực tiễn giúp trẻ phát huy hết tư duy của mình. - Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, chủ động trong mọi việc của mình. - Trẻ có cơ hội học tập trải nghiệm - Cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống - Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi hiểu biết về môi trường xung quanh. - Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ với bộ môn khám phá khoa học.
  3. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ba Trại, ngày 13 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Hoàng Thu Hà
  4. UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN BA TRẠI A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ - Họ tên tác giả: HOÀNG THU HÀ - Tên đề tài: Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Lĩnh vực: Giáo dục Mẫu giáo Điểm Điểm STT Tiêu chuẩn tối đạt đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 30 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 10 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây 0 Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 30 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị 20 có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0 Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả
  5. 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 30 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0 Nhận xét: 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5 Nhận xét: Tổng cộng:……………… Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ Hoàng Thị Nhân
  6. MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1. Tên đề tài: .......................................................................................................... 1 2. Lý do chon đề tài: .............................................................................................. 1 2.1 Cơ sở lý luận: .................................................................................................. 1 2.2. Cơ sở thực tiễn: .............................................................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ....................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 2 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: ...................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 3 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ..................................................................... 3 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..... 3 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài: ..................................................... 3 2. Thực trạng điều tra ban đầu: ............................................................................. 4 3. Những biện pháp thực hiện: .............................................................................. 6 4. Mô tả, phân tích các biện pháp: ........................................................................ 6 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học phù hợp với tẻ 5-6 tuổi . ........................................................ 6 4.3: Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ứng dụng giáo dục STEAM. .............................................................................................................. 10 4.4. Biện pháp 4: Tạo sự thích thú với trẻ sau giờ học. ...................................... 13 4.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh. ..................................................................................................................... 14 5. Kết quả thực hiện: ........................................................................................... 14 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 16 1. Kết luận: .......................................................................................................... 16 2. Các đề xuất và khuyến nghị: ........................................................................... 16 HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC BIỆN PHÁP TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. 1 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2. Lý do chon đề tài: 2.1 Cơ sở lý luận: Leonardodavinci là 1 họa sĩ nổi tiếng trên thế giới và chính ông là người có ý tưởng về máy bay trực thăng. Ông đã quan sát cách bay của hàng cây trò chỉ và nhận ra cách nó bay như thế nào, từ đó ông đã liên tưởng tới một cỗ máy có thể hoạt động được theo quy tắc đó. Ông đã vẽ ra bản thiết kế máy bay trực thăng bay thẳng có thể nói đây là sự kết hợp giữa hội họa, nghệ thuật, công nghệ, và khoa học. Nói đến đây chắc các thầy cô đều liên tưởng tới một hoạt động để từ đó trẻ có thể cùng một lúc lĩnh hội được nhiều nhất và đây cũng chính là mục tiêu của giáo dục STEAM, một trong những mô hình giáo dục tiên tiến mà đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Giáo dục STEAM là tích hợp của 5 yếu tố khoa học, công nghệ, mỹ thuật, nghệ thuật và toán học với mục tiêu là hướng tới giúp trẻ được trải nghiệm, thực hành những kiến thức thực tiễn và đặc biệt trẻ được chơi thông minh và học vui vẻ. Chính vì vậy muốn trẻ tiếp thu kiến thức thì chúng ta hãy biến những kiến thức đó thành một sản phẩm bằng sự sáng tạo tự do.Thì chúng trở nên vô cùng ý nghĩa và có tác động tích cực đến quá trình trẻ tiếp thu kiến thức. Từ đó giúp cho trẻ hứng thú, có niềm đam mê khám phá môi trường xung quanh và điều đó hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của bộ giáo dục sở giáo dục và đào tạo. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non Ba Trại A nơi tôi công tác là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường nhiều năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc, đạt cờ thi đua của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng, là ngôi trường luôn luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, đổi mới, sáng tạo trong quản lí giảng dạy và học tập. Bản thân tôi là một giáo viên của trường tôi luôn luôn có khát vọng, có mong muốn được đổi mới và luôn luôn dẫn đầu trong các việc ứng dụng những phương pháp tiên tiến để tôi có thể chủ động hơn, linh hoạt hơn sáng tạo hơn và có những kĩ năng cần thiết để trẻ hoạt động và phát triển trong thời kì công nghệ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên khi áp dụng, triển khai áp dụng biện pháp thì tôi đã khảo sát các thực trạng, kĩ năng của trẻ lớp mình và có thể thấy rằng cái tỉ lệ trẻ đạt các kĩ năng còn rất thấp.Và khi triển khai vào thực tế tôi đã nhận thấy rằng việc ứng dụng giáo dục STEAM không phải là một nhiệm vụ dễ dàng bởi vì đây là một
  8. 2 mô hình giáo dục mới tại Việt Nam. Chính vì vậy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn thách thức và điều khó khăn nhất chính là giáo viên chưa được tiếp cận nhiều và sâu các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới nhất là mô hình giáo dục STEAM và cha mẹ học sinh chưa hiểu và chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục STEAM đối với trẻ . Để triển khai có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 của bộ giao dục, sở giáo dục thành phố Hà Nội triển khai. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn mong muốn và luôn băn khoăn suy nghĩ tìm tòi mình phải làm gì, làm như thế nào để trẻ được thụ hưởng một cách tốt nhất những chương trình giáo dục đổi mới.Vì vậy tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp và một số những ứng dụng giáo dục tiên tiến.Tuy nhiên tôi tâm đắc nhất đó chính là mô hình giáo dục STEAM. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã triển khai đạt hiệu quả cao. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Qua đề tài này mục đích hướng tới của tôi đó chính là giúp trẻ kích thích khả năng tư duy và tính hiếu học của trẻ. Giúp trẻ được tự do tìm tòi, khám phá, thỏa thích vui chơi cùng bạn bè thầy cô đồng thời giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Để từ đó tìm ra những biện pháp đổi mới giáo dục, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, nêu lên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tập thể một cách tích cực, để trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 4. Đối tượng nghiên cứu: Những kinh nghiệm trên đây đã được tôi nghiên cứu và áp dụng thực tế tại lớp 5 tuổi A1 trường mầm non Ba Trại A nơi tôi đang công tác. 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: + Cơ sở vật chất: Môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng, đồ chơi… + Nghiên cứu thực trạng hứng thú tham gia hoạt động học của lớp 5 tuổi A1 + Nhận thức của giáo viên, phụ huynh về việc giúp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động học + Kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục. + Hồ sơ tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục để trẻ thực hiện hoạt động học.
  9. 3 Từ những vấn đề trên tôi cho rằng đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tôi còn tận dụng tất cả các không gian trong và ngoài lớp học, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc mọi nơi, tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ bộc lộ thể hiện bản thân mình từ đó giúp trẻ yêu trường lớp. Nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn nội dung “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2022-2023 6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện thành công đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát + Phương pháp lắng nghe trẻ + Phương pháp trò chuyện và giao tiếp với trẻ + Phương pháp điều tra, khảo sát + Phương pháp so sánh, đối chứng + Phương pháp thực hành, trải nghiệm + Phương pháp nêu gương 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi A1. Năm học 2022 - 2023, từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023 và những năm tiếp theo. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài: Steam là phương pháp giáo dục kết hợp giảng dạy nhiều môn học khác nhau như: toán học, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, cho đến nghệ thuật mà phương pháp Steam giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách đa dạng và toàn diện, đồng thời phát triển các kỹ năng bao gồm: - Kỹ năng khoa học- Science(S): Steam trong S giúp trẻ hiểu được cách thức hoạt động, sự liên kết giữa định nghĩa, nguyên lý của sự vật, sự việc. Ví dụ: trẻ hiểu được sự hòa tan caue muối trong nước, tác dụng của việc ngâm chân bằng nước muối pha loãng....
  10. 4 - Kỹ năng công nghệ- Technology(T) học sinh được tiếp xúc với công nghệ cao như ipad, máy tính để chơi trò chơi khi học...qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, nghi nhớ, thu thập thông tin. - Kỹ năng kỹ thuật- Engineering(E) đó là quá trình sáng tạo, thiết kế ra 1 sản phẩm nào đó ví dụ: trẻ có thể thiết kế tạo ra khẩu trang, thiết kế tạo ra chiếc ô tô chuyển động được... - Nghệ thuật- Art (A) đó là sản phẩm của trẻ sau khi hoàn thành, được sử dụng để trưng bày... - Toán học- Math( M) giúp trẻ khơi dậy tiềm năng, xây dựng nền tảng, tuy duy và biết sử dụng những kiến thức đã học như biết dùng thước để đo, đếm, so sánh, định hướng thời gian để tạo ra sản phẩm. Như vậy “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” - Giúp phần phát triển trí tuệ cho trẻ: Hình thành và phát triển hoạt động nhận thức. Chuyển từ tư duy trực quan hành động sang trực quan hình tượng, sau đó sang tư duy logic. Hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh. Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hơn...Giúp phần phát triển tư duy, chủ động trong việc học mà không bị áp lực, mang đến không khí vui vẻ thông qua những tiết học thực hành thú vị cho trẻ. Đó là tiền đề trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. 2. Thực trạng điều tra ban đầu: a. Thuận lợi: Lớp tôi ở tại khu trung tâm A là lớp có cơ sở vật chất đầy đủ theo Thông tư số 02/2010/TT/BGDĐT. Lớp tôi được bố trí đủ 2 giáo viên Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Mỗi giáo viên đều có kế hoạch công tác cá nhân rõ ràng và xây dựng kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất cụ thể ngay từ đầu năm học. Giáo viên trong lớp đoàn kết, luôn tìm tòi đưa ra các kinh nghiệm và biện pháp xây dựng môi trường giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường của lớp, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đa số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về trẻ luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo ủng hộ nguyên vật liệu như bìa giấy, các nguyên liệu như chai lọ, cốc một lần… để các con thỏa sức sáng tạo.
  11. 5 Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ như con của mình, tận tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng như bài giảng của cô Lê Bích Hồng để tìm ra phương pháp học mới, tiên tiến. Bên cạnh đó bản thân tôi được tham gia “ tập huấn tiếp cận phương pháp giáo dục steam” do phòng giáo dục Huyện tổ chức, nên tôi nắm được kiến thức về phương pháp giáo dục steam. b. Khó khăn: - Giáo viên chưa được tiếp cận nhiều và chưa được tiếp cận sâu các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới nhất là mô hình giáo dục steam - Cha mẹ học sinh chưa hiểu và chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục steam đối với trẻ. - Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của nhà trường còn hạn chế, đặc biệt các đồ dùng và trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính màn chiếu đã cũ khi sử dụng kém chất lượng. c. Số liệu khảo sát trẻ trước khi thực hiện: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát với các nội dung đánh giá khả năng hoạt động của trẻ và có kết quả như sau: Bảng khảo sát kỹ năng của trẻ lớp 5 tuổi A1 tháng 9/2022 Đạt Chưa đạt Tổng số TT Tiêu chí đánh giá Số Số trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ trẻ trẻ 1 Kỹ năng tư duy phản biện 32 12 37,5% 20 62,5% 2 Kỹ năng giao tiếp 32 19 59% 13 41% Kỹ năng hợp tác và làm việc 3 32 20 62,5% 12 37.5% nhóm 4 Kỹ năng sáng tạo 32 15 46.8% 17 53.2% Xuất phát từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì thế là một giáo viên được phân công tại lớp 5 tuổi A1 tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp và một số những ứng dụng giáo dục tiên tiến: “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Tôi rất vui khi được chia sẻ với quý thầy cô về những biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả ở trường tôi như sau:
  12. 6 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Biện pháp một: Xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học phù hợp với tẻ 5-6 tuổi 3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng môi trường áp dụng hiệu quả giáo dục STEAM 3.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ứng dụng giáo dục STEAM. 3.4. Biện pháp 4: Tạo sự thích thú với trẻ sau giờ học. 3.5. Biện pháp thứ 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh. 4. Mô tả, phân tích các biện pháp: 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học phù hợp với tẻ 5-6 tuổi . Đối với trẻ mầm non giáo viên đóng vai trò là điểm tựa, là thang đỡ cho trẻ phát triển một cách toàn diện và chủ động, linh hoạt. Bản thân tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, những buổi chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục STEAM tôi đã luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi trên sách báo và trên các kênh mạng internet do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Bên cạnh đó tôi đã tham gia một số lớp học STEAM qua nhiều hình thức. Tôi còn tham quan học hỏi các trường mầm non quanh và ngoài huyện để nâng cao kiến thức học điều hay, điều mới lạ, để áp dụng cho trẻ có hiệu quả. (Ảnh phụ lục 1) Sau khi đã hiểu rõ hơn về giáo dục STEAM tôi đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu và lựa chọn một số nội dung điển hình nhất của khám phá khoa học để xây dựng việc ứng dụng steam trong hoạt động khám phá khoa học. Trong chín chủ đề căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường của tổ chuyên môn và nhu cầu hứng thú của trẻ lớp mình, và điều kiện thực tế của lớp của trường cũng như cuả địa phương. Khi xây dựng kế hoạch tôi chú trọng vào những nội dung phát triển toàn diện cho trẻ qua ba hình thức: Khám phá đối STT Tên chủ đề tượng bằng 5 Thí nghiệm Thử Nghiệm giác quan - Khám phá quy -Làm đèn, chuông Trường 01 trình chơi đồ gió, trang trí mâm mầm non chơi ngoài trời ngũ quả
  13. 7 - Khám phá đôi bàn tay, đôi bàn chân - Pha nước ngâm - Khám phá các - Làm kính mắt, 02 Bản thân chân. giác quan. khẩu trang. - In dấu chân. - Bé cần gì để - Vắt nước cam, làm lớn lên và khỏe nước sinh tố hoa quả mạnh - Làm thiệp, quà - Tìm hiểu tặng mẹ, người người thân trong thân gia đình. - Thiết kế ngôi - Khám phá ngôi 03 Gia đình nhà. nhà. - Làm vườn cây - Tạo âm thanh từ - Khám phá bộ thẳng đứng tự tưới những chiếc bát. dụng cục, đồ - Làm cây gia dùng để ăn đình. - Làm chiếc nón - Khám phá bác - Thí nghiệm sự nẩy xinh. nông dân. Nghề mầm của cây. - Chế tạo mô hình 04 - Khám phá đồ nghiệp - Thiêt kế bàn ghế máy bay không dùng dụng cụ đứng người lái trợ giúp làm nông người. - Khám phá về - Sự phân hủy của lá - Gói bánh chưng, Thế giới hoa. 05 cây bánh tét thực vật - Khám phá về - Hoa đổi màu - Gieo hạt đỗ. quả - Chơi bọc vỏ - Khám phá quả trứng, Làm tranh trứng, sự phát mosiic từ vỏ Thế giới triển của gà con. Thí nghiệm trứng trứng. 06 động vật - Khám phá bay - Làm chuồng những chú cá nuôi con vật. đáng yêu. - Phân loại thức ăn cho con vật. - Khám phá ô tô Thí nghiệm chìm và - Làm thuyền, ô tô 07 Giao thông - Khám phá nổi chạy được
  14. 8 phương tiện - Làm bè nổi trên giao thông mặt nước đường thủy - Làm mô hình xe buýt - Khám phá tính - Thí nghiệm máy chất của nước, lọc nước Nước và sự kỳ diệu của - Làm chong - Làm mô hình tua- 08 hiện tượng nước. chóng gió. biển, tạo nặng năng tự nhiên - Khám phá - Làm chuông gió lượng gió, sự bốc mưa, khám phá hơi của nước. ngày và đêm - Khám phá - Làm thùng giác Quê hương cảnh đẹp quê bảo vệ môi -Sự phân hủy của túi 09 đất nước hương yêu dấu trường. ni lông Bác Hồ - Khám phá về - Làm khug ảnh Bác Hồ. Bác. Sau khi xây dựng chủ đề thì tôi sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch ngày phù hợp với yêu cầu và hứng thú của trẻ. Dưới đây là một bản kế hoạch ngày mà tôi đã thực hiện. Kế hoạch hoạt động tích hợp STEAM vào hoạt động khám phá khoa học. Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên: Độ tuổi 5-6 tuổi Tuần Hoạt động theo chương trình giáo dục Hoạt động steam thứ mầm non- lĩnh vực phát triển chính Hoạt động chính: Phát triển nhận thức - khám phá khoa học - Đề tài “mưa” 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự - Khám phá nhiện như gió, mây, mưa, sấm chớp,….Trẻ + Quá trình tạo thành biết được ích lợi, tác hại của hiện tượng tự mưa nhiên đối với đời sống của con người . 2. Kỹ năng - Rèn trẻ có kĩ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, đủ câu. - Phát triển trí thông minh, tưởng tượng, tư duy, sáng tạo thông qua quan sát thí nghiệm. - Giải pháp: Sự bốc hơi của nước. + Cho trẻ làm thí
  15. 9 - Trẻ thấy được sự thay đổi của cảnh vật và nghiệm sự bốc hơi của con người, khi trời mưa thấy được ích lợi và nước tác hại của mưa. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, không chơi ngoài trời mưa. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. Để kế hoạch giáo dục triển khai có hiệu quả hay không thì một yếu tố không thể thiếu tố không thể thiếu đó chính là việc xây dựng môi trường. 4.2: Biện pháp 2: Xây dựng môi trường áp dụng hiệu quả giáo dục STEAM mà tôi muốn chia sẻ. Môi trường chính là người thầy thứ ba của trẻ. Để tạo một môi trường tích cực để trẻ được trải nghiệm, được thực hành, được vui chơi và được học tập mọi lúc mọi nơi. Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường, tôi đã xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học như sau: - Môi trường ngoài lớp học chính là yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Nguyên tắc xây dựng môi trường ngoài lớp học cần phải đảm bảo đến an toàn về mặt thể chất cũng như về tinh thần cho trẻ. Các khu vực chơi được bố trí ngăn nắp gọn gàng, đẹp và hấp dẫn đối với trẻ. Khi thiết kế môi trường trong lớp học tôi đã chú ý những yêu cầu như sau: Góc khoa học của lớp tôi đã bố trí ở dưới cuối lớp với diện tích khoảng 5m². Các góc chơi phải hấp dẫn thu hút trẻ. Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Về nguyên vật liệu thì tôi sẽ sử dụng nguyên vật liệu thật, nguyên vật liệu tự nhiên và một số các phế liệu, phế thải đã sử dụng và an toàn dành cho trẻ. Tôi thiết kế gồm có các khu vực: + Khu vực để nguyên vật liệu + Khu vực để trẻ chưng bày sản phẩm + Khu vực để trẻ chế tạo - Ở góc khoa học có khu vực để trẻ hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau. Được lựa chọn các đồ chơi khác nhau. Các góc chơi được trang trí theo hướng mở. Là nơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với tầm tay để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí, tự tạo ra các sản phẩm bằng chính bàn tay của mình. Một ví dụ khi tôi đã chuẩn bị cho trẻ làm thí nghiệm núi lửa phun trào. Đồ dùng dụng cụ chuẩn bị cho trẻ như sau: + Nước lọc + Nước rửa chén
  16. 10 + Màu nước + Dấm trắng + Baking soda + Và một số dụng cụ như chai lọ, cốc thủy tinh (Ảnh môi trường lớp học phụ lục 2) 4.3: Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ứng dụng giáo dục STEAM. Đây cũng chính là giải pháp trọng tâm cốt lõi và là giải pháp mà tôi tâm đắc nhất. Khám phá khoa học trong STEAM có: - Khám phá khoa học vật lý - Khám phá khoa học trái đất - Khám phá khoa học đời sống Tuy nhiên đối với trẻ mầm non thì khám phá khoa học đời sống là thiết thực và gần gũi hơn cả. Để tổ chức tốt một hoạt động giáo dục STEAM trong hoạt động khám phá khoa học thì trước tiên giáo viên cần phải: - Xác định mục tiêu trong khám phá khoa học: đó chính là cung cấp cho trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, sự phát triển, … nguồn gốc các sự vật, hiện tượng. - Giáo viên cần nắm rõ quy trình 5E: Gắn kết, khảo sát, giải thích, áp dụng, đánh giá => khám phá khoa học trong STEAM thì trẻ của tôi sẽ được: quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận và chia sẻ: qua cách trẻ đặt câu hỏi: Vì sao? Tại sao? khi nào? ở đâu? …. để trẻ khám phá ra vấn đề cần giải quyết để đi đến kết luận, nhờ vậy trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết: Tư duy, phân biệt, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo. Dưới đây là một vài ví dụ của tôi: Ví dụ 1: Mục tiêu bài học: Quy trình pha nước muối - Về khoa học: Trẻ hiểu được ích lợi của muối dùng trong sinh hoạt, nấu nướng, với răng miệng, nhận biết tính chất, đặc điểm của muối: mặn, tan trong nước, màu trắng. - Về công nghệ: Trẻ biết pha theo quy trình để tạo ra nước muối. - Nghệ thuật: Trẻ biết vẽ, trang trí các ký hiệu để tạo ra nhãn dán cho sản phẩm của mình. - Toán học: Trẻ biết đọc kết quả, đong mực nước khi pha nước muối. Về phần chuẩn bị tôi đã chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng như sau: + Muối, đồ trang trí, nước lọc, thìa cafe, cốc đong ml, chai đựng nước muối sau khi pha, phễu và mỗi nhóm có một bảng quy trình pha nước muối. - Khi tiến hành cho trẻ tôi đã thực hiện theo năm bước như sau:
  17. 11 Bước 1: Gắn kết: - Thăm dò hiểu biết của trẻ về đặc điểm của muối ăn thông qua các câu hỏi như: Gia vị nào trong bữa ăn có vị mặn các bạn nhỉ? - Thăm dò hiểu biết của trẻ về lợi ích của muối ăn thông qua trò chơi hoặc một tình huống có vấn đề. Bước 2: Khảo sát: Thực hành quy trình pha nước muối, tôi cho trẻ xem video về quy trình pha nước muối, sau đó cho trẻ chia nhóm và cho trẻ tự phân công nhau lấy đồ dùng, dụng cụ về vị trí và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong 15 phút các nhóm sẽ thực hiện quy trình pha nước muối. Trẻ có thể làm theo nhóm theo cá nhân để mỗi trẻ có một chai nước muối cho riêng mình. Bước 3: Chia sẻ: Sau khi trẻ thực hiện xong quy trình pha nước muối thì trẻ sẽ chưng bày sản phẩm của mình trên bàn và đi xung quanh lớp để quan sát sản phẩm của bạn. Bước 4: Áp dụng: Sau khi trẻ pha xong nước muối thì cô cho trẻ thực hiện các bước xúc miệng nước muối. Bước 5: Đánh giá: Sau khi trẻ hoạt động xong cô sẽ hỏi một số trẻ câu hỏi: - Hôm nay các con được làm gì? - Các con hãy nhắc lại cho cô quy trình pha nước muối? - Bạn nào trong nhóm tích cực nhất Dưới đây là bản đánh giá sau bài học mà tôi đã thiết kế với mục đích là giúp trẻ tìm ra những mục tiêu mà trẻ chưa đạt để có giải pháp phù hợp giúp trẻ đạt được mục tiêu như mong đợi. Mẫu đánh giá mục tiêu bài học steam - pha nước muối đánh giá sau bài học. Chưa Vượt STT Mục tiêu cần đạt Đạt đạt trội 1 -Trẻ nói được lợi ích của muối đối với con người. Vệ sinh răng miệng. 2 - Trẻ nhận biết được đặc điểm tính chất của muối hòa tan trong nước, màu trắng bằng việc sử dụng các giác quan. 3 -Trẻ biết sử dụng các dụng cụ khác nhau để pha nước muối. 4 -Trẻ có thể dự đoán được độ mặn của nước muối nếu pha nhiều nước muối.
  18. 12 5 - Trẻ biết đọc kết quả đong mực nước khi pha. 6 - Trẻ biết pha theo quy trình hướng dẫn để tạo ra nước muối súc miệng. 7 -Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: Phân công nhiệm vụ, giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. 8 - Trẻ có kỹ năng thuyết trình bài khám phá của nhóm mình trước các bạn trong lớp. 9 - Trẻ biết trang trí, vẽ, viết các ký hiệu để tạo ra nhãn dán cho sản phẩm. (Ảnh minh họa phụ lục 3) Bên cạnh hình thức soạn giáo án 5E để áp dụng steam vào dạy học thì tôi còn áp dụng dạy học theo dự án. Ví dụ 2: Dự án về quả trứng áp dụng steam tạo ra bức tranh nghệ thuật mosaic từ vỏ trứng. Các thành tố STEAM trong bài: Khoa học: Trẻ biết được những con vật nào đẻ ra trứng, lợi ích của trứng, trẻ biết được các bài thơ câu chuyện về quả chứng. trẻ biết cách đập trứng. tách trứng biết trứng có lòng trắng long đỏ. Trẻ biết được lợi ích của vỏ trứng có thể tái sư dụng tạo thành tranh nghệ thuật mosaic. Trẻ hiểu được loại hình nghệ thuật mosaic (còn được gọi là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một hình thức nghệ thuật trang trí, tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm những mảnh nhỏ. Nói cách khác, mosaic sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Các mảnh nhỏ này gọi là “vật để khảm” thường là các vật chất rắn, phẳng, phần lớn ở hình dạng vuông vức như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính, vỏ trứng … Chất lượng vật lý của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép chính là điểm tạo nên giá trị đặc biệt, cũng là tính chất nghệ thuật của mosaic. - Nghệ thuật mosaic có lịch sử trên 4000 năm. - Ngày trước mosaic chủ yếu dùng trong trang trí tại các cung điện và đền thờ. Ngày nay Mosaic được tìm thấy ở mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, những bậc thang công cộng hoặc thậm chí là trên những vật nhỏ như gương nghệ thuật, các chậu hoa, đồ trang sức. Ngoài ra, Mosaic còn được trình bày như một thể loại trong nghệ thuật đường phố. Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nguyên liệu: vỏ trứng, bìa cứng… Dụng cụ: bút lông, keo dán, màu nước để tạo thành bức tranh…
  19. 13 Kỹ thuật: Trẻ biết dập vỏ trứng và dán khéo léo các manh trứng cạnh nhau trên giấy bìa. Trẻ có kỹ năng xếp, dán. Trẻ có kỹ năng tô màu, quyét màu lên những mạnh trứng nhỏ. Nghệ thuật: Trẻ trang trí, tạo hình từ vỏ trứng. Trẻ tưởng tượng ra các hình thù khác nhau đê tô màu tạo chủ đề cho tác phẩm của mình. Toán: Trẻ biết xắp sếp các mảnh nhỏ của vỏ trứng để tạo thành bức tranh. Trẻ đếm và biết được quy trình làm tranh Mosaic có bao nhiêu bước. 1. Gắn kết - Thăm dò hiểu biết của trẻ về tác dụng của trứng. Ngoài cung cấp chất dương dưỡng cho con người vỏ trứng con dùng để làm gì? 2. Khám phá (khảo sát) Bằng cách đặt các câu hỏi như: cô vừa cho các con xem quy trình làm tranh mosaic từ vỏ trứng rồi. có mấy bước làm tranh mosaic từ vỏ trứng? Đó là những bước nào? 3. Giải thích (chia sẻ) Trẻ về nhóm chia sẻ bàn bạc, theo luận và làm phiếu về quy trình làm tranh Mosaic từ vỏ trứng. 4. Củng cố, mở rộng (Áp dụng thực hiện) - Trẻ lấy nguyên vật liệu, đồ dùng về nhóm để thực hành 5. Đánh giá - Trẻ thực hiện rất khéo léo và tạo ra được những bức tranh rất đẹp (Ảnh minh họa phụ lục 4) Ngoài việc cho trẻ khám phá khoa học ứng dụng giáo dục steam ở trong lớp thì tôi còn cho trẻ khám phá ở bên ngoài lớp học như cho trẻ chăm sóc vườn rau, vườn ươm và sự phát triển của cây. Trẻ sẽ ra vườn cây dùng dụng cụ để đo sự phát triển của cây xem cây lớn được như thế nào và ghi vào bản ghi chép của trẻ. (Ảnh minh họa phụ luc 5) Tại hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên nên trẻ rất thích thú, rất vui và hạnh phúc, tích cực tham gia vào các hoạt động. 4.4. Biện pháp 4: Tạo sự thích thú với trẻ sau giờ học. Sau mỗi giờ học steam tôi đều cho trẻ sử dụng những thàng quả của mình khiến trẻ rất thích thú như cho trẻ in dấu tay trên sân trường, trẻ lần lượt cho ô tô chạy thử, khi làm giá đỗ xong mang xuống bếp nhờ các cô nuôi sào cho trẻ ăn, cho trẻ ăn xôi ngô do chính tay trẻ vẽ ngô, hay cho trẻ cùng nhau thả diều ngoài sân trường, … (Ảnh minh họa phụ lục 6)
  20. 14 4.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh. Sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội được ví như kiềng ba chân. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy tôi đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua những buổi họp phụ huynh, thông qua giờ đón trả trẻ. Tôi đã tuyên truyền và trao đổi với cha mẹ phụ huynh học sinh về những kiến thức, tầm quan trọng của giáo dục steam và trao đổi về tình hình ở lớp cũng như tình hình ở nhà của các con. Qua bản tuyên truyền hay qua nhóm zalo của lớp tôi đã đăng tải những tài liệu liên quan đến giáo dục steam và những hình ảnh, những video mà trẻ đã từng say sưa, từng hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động và trẻ rất hạnh phúc khi tạo ra được sản phẩm của riêng mình. Từ đó tôi đã vận động cha mẹ học sinh ủng hộ đóng góp nguyên vật liệu để cho trẻ thỏa sức sáng tạo. Ngoài ra tôi còn mời cha mẹ học sinh đến tham dự lớp học steam và cha mẹ học sinh đã cùng tham gia vào các hoạt động làm các đồ dùng như làm chuông gió, làm cây thông noenl… Từ đó cha mẹ học sinh đã phối hợp với giáo viên đưa cuộc sống thực vào trong lớp học. (Ảnh minh họa phụ lục 7) 5. Kết quả thực hiện: 5.1 Về phía trẻ. Sau một năm thực hiện đề tài kết quả đạt được như sau: Bảng so sánh kỹ năng của học sinh Đầu năm Cuối năm Tổng Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tiêu chí đánh TT số Tỉ Tỉ Tỉ giá Số Số Số Số Tỉ lệ trẻ lệ lệ lệ lượng lượng lượng lượng % % % % Kỹ năng tư 1 32 12 37.5 20 62.5 30 93.7 2 6.3 duy phản biện Kỹ năng giao 2 32 19 59 13 41 31 96.8 1 3.2 tiếp Kỹ năng hợp 3 tác và làm 32 20 62.5 12 37.5 31 96.8 1 3.2 việc nhóm Kỹ năng sáng 4 32 15 46.8 17 53.2 30 93.7 2 6.3 tạo Trên đây là bản kết quả so sánh có đối chứng đầu năm và cuối năm mà tôi đã tiến hành khảo sát trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài: “Ứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2