intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng bài giảng E-Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Xây dựng bài giảng E-Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hiểu rõ hơn về ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động khám phá thí nghiệm khoa học, tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp. Cũng như giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin một cách tích cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng bài giảng E-Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 – 6 TUỔI THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tài liệu kèm theo : 01 đĩa CD
  2. Xây dựng bài giảng E - Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học NĂM HỌC: 2015 – 2016 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, trong đó có giáo dục Mầm non. Với sự hỗ trợ của CNTT thì hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình... Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Giúp người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống nhưng E-Learning có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ. E- Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học.Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Việc ứng dụng bài giảng E-Learning trong trường mầm non là rất cần thiết, bởi một bài giảng E-Learning bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên kết hợp với hệ thống bài tập để học sinh có thể tự học tập, theo dõi lại tiết học qua bài giảng E-Learning của giáo viên. Bài giảng E-Learning có thể ứng dụng vào tất cả các hoạt động trong trường mầm non trong đó có hoạt động tổ chức cho trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học. 2/36
  3. Xây dựng bài giảng E - Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học Trước đây việc trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo tại lớp. Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức hoạt động này như: Kiến thức cung cấp cho trẻ cần chính xác, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng nên giáo viên thường rất ngại tổ chức. Nếu được lựa chọn giáo viên thường không thích tổ chức hoạt động thí nghiệm khoa học. Khi tiến hành trực tiếp làm thí nghiệm trên lớp: với những hoạt động khó nhiều khi cô không thể bao quát hết để hướng dẫn giúp đỡ cho trẻ đặc biệt là những trẻ yếu, kém. Trong khi đó hoạt động thí nghiệm là một hoạt động khô khan, lượng kiến thức cao đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung chú ý, quan sát. Tư duy của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ nhớ nhưng chóng quên, mỗi kiến thức giáo viên cung cấp cho trẻ đều đòi hỏi phải được ôn luyện củng cố. Một thí nghiệm nếu muốn thật sự khắc sâu cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải cho trẻ thực hiện nhiều lần. Đồng nghĩa với việc giáo viên phải mất thời gian nhiều lần chuẩn bị đồ dùng, mà trẻ thì lại cảm thấy nhàm chán. Chính vì vậy việc ứng dụng bài giảng E-Learning đem lại rất nhiều lợi ích: đồ dùng chuẩn bị ít hơn, trong tiết học cô quan tâm, bao quát giúp đỡ được những trẻ không tập trung hay những trẻ yếu kém. Việc ứng dụng bài giảng còn giúp trẻ hứng thú hơn, hình thức dạy học được đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy và học, trẻ được học nhiều lần mà cô thì chỉ mất công giảng bài một lần. Bài giảng E-Learning đã được được ứng dụng vào nhiều hoạt động của trẻ như: làm quen văn học, làm quen với toán và đều chứng minh thu được hiệu quả cao. Bởi bài giảng E-Learning đạt hiệu quả với âm thanh sống động, các hình ảnh động, màu sắc đẹp, gần gũi trẻ. Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về E-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Với mong muốn biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để trẻ tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …đã giúp trẻ có thể làm thí nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi như: ở nhà, ở trên lớp trong giờ hoạt động học, hoạt động góc cũng như trong mọi hoạt động trong ngày. Năm học 2015 - 2016 tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi hi vọng rắng với những bài giảng hiện đại, mới lạ, hấp dẫn sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức về thí 3/36
  4. Xây dựng bài giảng E - Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học nghiệm khoa học hiệu quả hơn. Từ đó hình thành ở trẻ niềm đam mê với khoa học, với tri thức, giúp trẻ làm quen với phương pháp học tập hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra các giải pháp" Xây dựng bài giảng E- learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học " . Trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động khám phá thí nghiệm khoa học, tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp. Cũng như giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin một cách tích cực. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: Ứng dụng phần mềm adobe presenter để thiết kế các bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng Internet có liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non cũng như kĩ năng sử dụng máy tính của học sinh. - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên để tìm hiểu về phần mềm Adobe presenter và việc ứng dụng phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng E-Learning dạy trẻ làm thí nghiệm. - Phương pháp kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ ở những giờ có sử dụng bài soạn giảng E-Learning và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống. - Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học. Mỗi tuần tôi học hỏi đồng nghiệp 2 hoạt động để rút ra bài học cho bản thân đồng thời học tập những kinh nghiệm của đồng nghiệp đã làm được để áp dụng vào tổ chức các hoạt động giáo dục. Đồng thời tôi dành 3h mỗi tuần để nghiên cứu qua các tài liệu sách báo có liên quan đến kiến thức tin học và tự bồi dưỡng qua mạng internet về cách sử dụng phần mềm Adobe presenter. Từ đó lựa chọn và ứng dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ sao cho phù hợp nhất. 4/36
  5. Xây dựng bài giảng E - Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học Từ điều kiện thực tế của nhà trường và bản thân nên đề tài bắt đầu thực hiện nghiên cứu từ tháng 8/2015 kết thúc đến tháng 4/ 2016. 5/36
  6. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đối với giáo dục mầm non, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy là một quan điểm rất đúng đắn và hợp lý. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học” những chương trình như Kidsmart, Bút chì thông minh…và những hình ảnh âm thanh đẹp ngộ nghĩnh… mà công nghệ thông tin mang đến đã góp phần phát triển tích cực trong việc phát triển trí tuệ và tư duy cho trẻ… Để giúp trẻ hoạt động tốt với bài giảng E- learning một cách tích cực, tôi đã suy nghĩ, chuẩn bị bài giảng, các hình ảnh, video clip,âm thanh và đặc biệt là nghiên cứu “ Xây dựng bài giảng E learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học” để có hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin và có ứng dụng bài giảng có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. *Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử E- learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi làm thí nghiệm khoa học: - Giúp người học ( trẻ) hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học (trẻ) có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, trẻ còn được cùng cô chuẩn bị các thí nghiệm tiến hành thực hiện thí nghiệm cùng cô, còn được giải thích hiện tượng xảy ra thông qua hình vẽ, đoạn phim hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm khoa học, kèm theo là một hệ thống câu hỏi được thu trực tiếp từ giáo viên, trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý trẻ, qua đó cung cấp kiến thức cho trẻ một cách chính xác.(điều này một giáo án thông thường muốn có được phải rất khó khăn và vất vả hơn nhiều.) Tuy nhiên, soạn một bài giảng E- Learning cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn bài giảng điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng, âm thanh vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo âm thanh không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ không chú ý tới nội dung mà cô cần chuyển tải. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ. 6/36
  7. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học Qua đó ta thấy được sự cần thiết của bài giảng với việc tổ chức hoạt động làm thí nghiệm. Thông qua bài giảng: + Trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động. + Tại nhà bố mẹ có thể cùng làm thí nghiệm, bố mẹ có thêm kinh nghiệm dạy con học, gia tăng sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. + Bài giảng cũng cung cấp kiến thức khoa học cho trẻ. + Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thí nghiệm khoa học vốn là hoạt động khó giáo viên rất ngại tổ chức. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Năm học 2015 – 2016 tôi nhận được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi. Thực tế lớp tôi có tổng số trẻ là 47 cháu, trong đó có: + 21 học sinh nam và 24 học sinh nữ. + 5 cháu chưa qua học lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé và nhỡ. + 30% phụ huynh làm nghề nông. + 70% phụ huynh làm công nhân viên chức và chạy chợ. Với 3 cô giáo phụ trách lớp trong đó có cả 3 cô đã và đang theo học lớp đại học để nâng cao trình độ. Từ thực tế khảo sát tôi nhận định khi thực hiện đề tài và thấy rằng tôi sẽ gặp được những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất: 100% các lớp trong nhà trường được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin như: máy tính kết nối mạng Internet, ti vi màn hình rộng, đầu đĩa. Trường có phòng Kidsmart cho học sinh học và chơi. 50% giáo viên trong trường có laptop, điện thoại có tính năng Internet. - Về Ban giám hiệu: Ban giám hiệu nhà trường cũng luôn quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy cô giáo cũng như việc học tập của trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đặc biệt bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ về công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên. Đã tổ chức 2 khóa học về thiết kế bài giảng E-Learning cho toàn bộ giáo viên trong trường. - Về phụ huynh: Ban phụ huynh nhiệt tình ủng hộ phối kết hợp cùng cô ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ. Phụ huynh xã hội hoá và ủng hộ nhiệt tình các tài liệu, tranh ảnh, đĩa CD… 75% phụ huynh trong gia đình có máy tính hoặc điện thoại kết nôi Internet. 7/36
  8. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học - Về học sinh: Nhận thức học sinh tương đối đồng đều. Các cháu luôn hứng thú thích tìm tòi khám phá. - Về giáo viên: Giáo viên tích cực tìm tòi, học hỏi, biết ứng dụng những cái mới vào giảng dạy. Đa số giáo viên trong trường đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn mà nhà trường đã tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên trẻ, yêu nghề, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Về tư liệu thiết kế: Hoạt động khám phá thử nghiệm là hoạt động mới nên trẻ rất hứng thú. Các nguồn thông tin về phần mềm rất đa dạng, dễ kiếm, dễ tìm và sẵn có trong các trang tài nguyên của ngành giáo dục. Trường đã xây dựng được kho học liệu, giáo viên có thể tự cập nhật bổ sung dữ liệu vào trong kho để mọi người sử dụng chung. Phần mềm soạn bài giảng E-Learning có âm thanh và hình ảnh luôn đồng bộ hoá tốt, có sự tương tác giữa các trò chơi. - Bản thân tôi công tác tại đơn vị điểm đi đầu trong việc thực hiện nên việc tiếp cận, học tập, vận dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nhệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên thật sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi như trên tôi cũng gặp những khó khăn như sau: - Về học sinh: + Học sinh ra lớp đông. + Một số trẻ trong lớp còn chưa mạnh dạn. - Về phụ huynh: Một số phụ huynh do còn hạn chế về thời gian, điều kiện kinh tế, nhận thức, nên việc phối hợp với cô cùng giáo dục trẻ còn chưa đạt hiệu quả tốt. - Về giáo viên: Thời gian để bản thân giáo viên chúng tôi nghiên cứu bài giảng E-Learning còn bị hạn chế. - Về tư liệu thiết kế: Phần mềm soạn bài giảng E-Learning độc lập, khá đắt, có thể cho tải về dùng thử 30 ngày. Chính vì vậy khi soạn bài giảng trên phần mềm này giáo gặp khá nhiều những lỗi nhỏ. Ví dụ: Đôi khi giáo viên đang thu tiếng thì hiện lên bảng virut báo lỗi, nếu chưa kịp lưu ngay thì giáo viên sẽ phải thu lại từ dầu, hay chỉ gặp những trục trặc nhỏ khi âm thanh và hình ảnh chưa đồng bộ hoá là khi đóng gói ( Publish) ta sẽ mất đi toàn bộ những file tiếng đã thu… Từ những đặc điểm của lớp học cùng với những thuận lợi và khó khăn trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng cuộc vận động:“Mỗi thầy 8/36
  9. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tôi xin mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm "Xây dựng bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học " bao gồm các biện pháp sau đây: III. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM KHOA HỌC: 1. Khảo sát chất lượng trẻ: Để giúp cho việc thiết kế các bài giảng E-Learning giúp trẻ làm thí ngiệm được thực sự hiệu quả, đáp ứng được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng mà học sinh của mình có được thì việc khảo sát trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Giáo viên cần nắm bắt được tình hình nhận thức của từng trẻ trong lớp mình. Mỗi một đứa trẻ khác nhau có mức độ tiếp xúc với công nghệ thông tin khác nhau và khác nhau về khả năng nhận thức. Việc khảo sát đầu vào sẽ giúp cô giáo hiểu rõ hơn về khả năng nhận thức của từng trẻ trong lớp. Từ đó, cô giáo sẽ có những cách để xây dựng bài giảng E-Learning cho phù hợp với nhận thức của trẻ. * Cách thực hiện: - Xây dựng nội dung khảo sát: + Trước tiên tôi sẽ khảo sát kĩ năng sử dụng máy tính của học sinh.Vì học sinh là đối tượng chính của đề tài và E-Learning là phương tiện giúp trẻ tự học nên trẻ cần có kĩ năng sử dụng máy tính nhất định. + Tiếp theo khảo sát kiến thức về khoa học của học sinh. Bởi vì giáo viên có nắm được mặt bằng kiến thức của trẻ ở lớp mình biết được kiến thức về khoa học của trẻ ở mức độ nào và trẻ đã có kiến thức gì, chưa có kiến thức gì thì mới có nền tảng để giáo viên lựa chọn thí nghiệm khoa học và cung cấp kiến thức cho trẻ một cách chính xác. Kiến thức về khoa học của học sinh, bao gồm: Kiến thức về tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng…). Kiến thức về xã hội (con người, con vật…). + Các kĩ năng tham gia hoạt động thí nghiệm (quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp). Việc dạy trẻ thực hiện thí nghiệm thông qua các bài giảng E- Learning đòi hỏi trẻ phải có một số kỹ năng cơ bản như kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. Nắm được về các kĩ năng của trẻ cô sẽ có các biện pháp bồi dưỡng trẻ, với trẻ yếu cô kèm cặp trẻ thêm. + Khảo sát mức độ hứng thú tham gia các hoạt động thí nghiệm khoa học. Để biết được khả năng hứng thú tham gia các hoạt động của trẻ ở mức độ nào dựa vào đó để xây dựng bài giảng đạt hiệu quả tối đa. - Xác định được cách thức khảo sát: 9/36
  10. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học + Trò chuyện với trẻ, phỏng vấn trẻ, quan sát và ghi chép việc trẻ thực hiện các kĩ năng, ghi chú những cháu có đặc điểm đặc biệt. + Kết hợp với giáo viên cùng lớp khảo sát đánh giá trẻ. Thay vì âm thầm một mình thực hiện khảo sát, tôi kết hợp với giáo viên cùng lớp trò chuyện phỏng vấn trẻ,kết hợp với quan sát, ghi chép tỉ mỉ việc thực hiện kĩ năng của trẻ, ghi chú những cháu có đặc điểm đặc biệt. Từ đó giúp việc giáo dục trẻ có sự thống nhất giữa tất cả các giáo viên trong lớp, nắm được đặc điểm riêng biệt của từng trẻ trong lớp để có sự tác động và hỗ trợ đúng đắn với từng trẻ. - Thời gian khảo sát: Tháng 8 năm 2014. * Kết quả: Sau một quá trình khảo sát trẻ và ghi chép cẩn thận kết quả tôi đã có kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát kĩ năng sử dụng máy tính Tổng số trẻ Tiếp xúc Chưa tiếp xúc Số trẻ 14/47 33/47 Tỉ lệ % 29% 71% Biểu đồ kĩ năng sử dụng máy tính 10/36
  11. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học Bảng khảo sát kiến thức của trẻ Tự nhiên Xã hội Tổng số trẻ Tốt Khá TB Tốt Khá TB Số trẻ 6/47 19/47 22/47 9/47 18/47 20/47 Tỉ lệ % 13% 40% 47% 19% 38% 43% Biểu đồ khảo sát kiến thức của trẻ Bảng khảo sát kĩ năng của trẻ Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Tổng quan sát so sánh phân tích tổng hợp số trẻ Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Số trẻ 10/47 22/47 15/47 8/47 16/47 22/47 9/47 14/47 24/47 9/47 15/47 23/47 Tỉ lệ 21% 47% 32% 17% 34% 47% 19% 30% 51% 19% 32% 49% % 11/36
  12. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học Biểu đồ khảo sát kĩ năng của trẻ Mức độ hứng thú tham gia hoạt động thí nghiệm khoa học Tổng số trẻ Hứng thú Không hứng thú Số trẻ 15/47 32/47 Tỉ lệ % 32% 68% Biểu đồ khảo sát mức độ hứng thú tham gia hoạt động thí nghiệm 12/36
  13. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học 2. Sưu tầm và lựa chọn các thí nghiệm khoa học có nội dung phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn để thiết kế bài giảng E-Learning cho trẻ. Sau khi đã khảo sát trẻ và nắm được tình hình mặt bằng chung về nhận thức của trẻ ở lớp mình. Trên cơ sở hiểu biết của bản thân tôi đã tiếp tục sưu tầm các thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi trẻ 5- 6 tuổi để dựa vào đó thiết kế bài giảng E-Learning giúp trẻ có thể tự thực hiện các thí nghiệm khoa học. Để giúp trẻ có thể thực hiện tốt các hoạt động thí nghiệm tôi cần phải có sẵn các thí nghiệm khoa học, cách thực hiện, hướng dẫn trẻ…Việc có sẵn các thí nghiệm sẽ giúp tôi chủ động hơn trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động cũng như thiết kế các bài giảng E-Learning, đặc biệt là đối với một giáo viên trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm như tôi việc này là rất cần thiết. Các thí nghiệm khoa học khi được thiết kế thành bài giảng để đem ra hướng dẫn trẻ cần phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Cô giáo cần phải nắm được kiến thức một cách chắc chắn và hệ thống thì mới có thể hướng dẫn trẻ. Hơn thế nữa đối tượng trẻ mầm non thường rất tò mò, hiếu kỳ, trẻ rất thích đặt câu hỏi về các sự vật hiện tượng xung quanh mình. Nếu cô không chủ động sưu tầm và tìm hiểu cách thức tiến hành thí nghiệm, giải thích nguyên nhân, hiệu quả cho trẻ thì chắc chắn không thể thiết kế thành công bài giảng hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ. Chính vì thế tôi đã sưu tầm các thí nghiêm khác nhau, hay, mới lạ từ đơn giản đến phức tạp phù hợp để đưa vào bài giảng của mình. * Cách thực hiện: - Tham khảo tài liệu qua sách giáo khoa. - Tìm kiếm thông qua mạng Internet. - Tham khảo một số website: + mammon.com + kienthuc.net.vn + tailieu.vn + thuvengiaoan.vn + giaoan.com.vn - Tham khảo tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp. - Sắp xếp thí nghiệm theo từng nội dung kiến thức. - Sắp xếp vào các chủ đề theo mức độ tăng dần độ khó, kiến thức cung cấp cho trẻ theo trình tự logic. Trong giảng dạy, các hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ rất nhiều, vì vậy tôi đã lựa chọn các thí nghiệm vừa cung cấp kiến thức mới, vừa có tác dụng củng cố các môn học. 13/36
  14. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học * Kết quả : Một số thí nghiệm khám phá khoa học Chủ đề STT Tên thí nghiệm Nội dung thí nghiệm Tên bài giảng Các vật nặng sẽ chìm Khám phá đồ Khám phá đồ chơi dưới nước, các vật nhẹ chơi chìm nổi. 1 chìm nổi. sẽ nổi trên mặt nước. Các vật có thể thăng bằng khi trọng tâm của Bập bênh bằng chúng đứng thẳng. Khi Trường 2 nến. giọt sáp nến rơi xuống mầm non sẽ làm dịch chuyển điểm thăng bằng điều đó tạo thành bập bênh. Từ các màu cơ bản khi Bé tập pha Pha màu. phối hợp với nhau sẽ màu. 3 tạo ra nhiều màu khác nhau. Khám phá về Chất nào nặng sẽ chìm Khám phá về 4 nước và các chất ở dưới, chất nào nhẹ sẽ nước và các lỏng. ở bên trẻn. chất lỏng. Nến cháy được là nhờ Nến cháy nhờ Vì sao nến cháy có oxi. Khi úp cốc khí gì? Gia đình 5 được. thủy tinh lên oxi hết và nến tắt. Bột giặt có thể tách Vì sao bột giặt Vì sao bột giặt tẩy phân tử dầu trên quần tẩy được vết 6 được vết dầu. áo để đưa vào trong dầu. nước. Nam châm chỉ hút Nghề những vật bằng kim nghiệp 7 Nam châm. loại còn những vật như giấy thì không bị nam châm hút. 8 Những cái chai ca Không khí rung động Những cái chai 14/36
  15. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học hát. tạo thành âm thanh. ca hát. Khi đặt cục đường ở Que diêm thần giữa chậu nó hút nước bí. vào, một dòng nước 9 Que diêm thần bí. nhỏ chảy về phía cục Giao đường sẽ kéo theo các thông que diêm. Khi thả tay ra không khí trong quả bóng sẽ 10 Tên lửa bóng bay. thoát ra và tạo ra áp lực đẩy quả bóng bay. Với tốc độ nhanh ánh Thả cá vào Khám phá tốc độ 11 sáng làm ta không nhìn chậu. của ánh sáng. rõ được các vật. Khi chặn 2 quả trứng lại và thả ra thì chất lỏng trong quả trứng Quả trứng chuyển 12 sống vẫn cũng chuyển Động vật động. động. Sự vận chuyển này khởi động cho quả trứng quay lại. Nước muối nặng hơn Quả bóng thần nước ngọt nên trứng có kì. 13 Quả bóng thần kì. thể nổi lên trong nước muối và chìm trong nước ngọt. Cho trẻ phát hiện ra 14 Xà lách cầu vồng. những đường dẫn nước lên lá trong mỗi thân cây. Tết và Hoa hút màu qua Nhuộm màu mùa xuân những ống hẹp trong cho hoa. Nhuộm màu cho cuống hoa và có khả 15 hoa. năng biến đổi thành màu đó. Thực vật 16 Cây cần gì để lớn. Điều kiện giúp cây Cây cần gì để phát triển: Đất, nước, lớn. 15/36
  16. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học ánh sáng, không khí. Với cùng một đồ dùng nhưng chọn đơn vị đo 17 Tập đo đếm. khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Núi lửa dưới Nước nóng nhẹ hơn Nước và 18 nước. nước lạnh. các hiện Ánh sáng mặt trời rọi tượng vào cái gương qua lớp thiên nước bị tách ra thành nhiên các luồng sáng (các Làm một cầu 19 màu) phản chiếu vồng. ngược lại nên tấm bìa khiến ta nhìn thấy một hình ảnh như cầu vồng. Ao rộng và nông sẽ Quê cạn nước trước vì có hương – bề mặt tiếp xúc với Bác Hồ- 20 Ao nào cạn nước. không khí và ánh sáng Trường nhiều hơn ao nhỏ và tiểu học sâu. Qua bảng trên có thể thấy thí nghiệm rất là nhiều, bản thân tôi trong một năm học tôi không thể xây dựng hết tất cả các bài giảng E-Learning. Có một số thí nghiệm tôi chưa hoàn thành việc xây dựng bài giảng E-Learning, việc này sẽ được tôi tiến hành trong dịp hè 2015 và trong năm học tiếp theo. Cùng một công sưu tầm, với những thí nghiệm này tôi thông qua các chủ đề, các giờ hoạt động khác nhau của trẻ tôi có thể cung cấp cho trẻ trực tiếp ở trên lớp, giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Và trong các năm học tiếp theo tôi dựa vào đây để xây dựng kho bài giảng E-Learning cho ngày càng phong phú hơn. 16/36
  17. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học 3. Tham khảo các bài giảng E - Learning của các bạn đồng nghiệp, lựa chọn sắp xếp hình ảnh, các đoạn video, âm thanh tạo nguồn tư liệu thiết kế bài giảng: 3.1. Tham khảo các bài giảng E -Learning của các bạn đồng nghiệp: Học hỏi không bao giờ là thừa, bên cạnh các kiến thức về thí nghiệm khoa học thì kiến thức về bài giảng E-Learning là một mặt rất quan trọng giúp giáo viên thiết kế thành công bài giảng. Bài giảng E-Learning dạy trẻ thí nghiệm khoa học đòi hỏi kết hợp hoàn hảo giữa việc cung cấp cho trẻ kiến thức về khoa học cũng như trẻ phải có yếu tố về công nghệ thông tin hỗ trợ việc cung cấp kiến thức cho trẻ đáp ứng việc tiếp thu kiến thức được hiệu quả.Vì vậy mà giáo viên rất cần có kiến thức về bài giảng E- Learning, bản thân tôi cũng mới chỉ được tập huấn và cách sử dụng phần mềm xây dựng bài giảng E-Learning chưa thực tế để xây dựng bài giảng. Vì vậy sau khi nghiên cứu tìm tòi các thí nghiệm khoa học phù hợp với trẻ, xác định nội dung các thí nghiệm, tôi tiến hành tham khảo các bài giảng về các hoạt động có trên mạng giúp tôi có thêm kiến thức thực tế, tìm ra cách làm thế nào phù hợp với trẻ mầm non, rút kinh nghiệm những điều chưa phù hợp. Tìm hiểu xem thiết kế một bài giảng giúp trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học có gì khác, và giống các hoạt động khác. Từ đó thiết kế bài giảng thật sự hay và hiệu quả. * Cách thực hiện: - Vào website: http:elearning.vn - Tham khảo bài giảng trong violet, website của sở GD&ĐT. - Xem các bài giảng của bạn bè được chia sẻ trên mạng. - Ghi chép vào sổ tay những sáng tạo, điểm hợp lí, chưa hợp lí để rút kinh nghiệm. - Tham khảo một số bài hướng dẫn thiết kế bài giảng E-Learning trên mạng. - Tham khảo cách xử lí hình ảnh, video, âm thanh tạo ra hình ảnh, video sắc nét. - Cho trẻ xem thử một số bài giảng E -Learning có sẵn để xem trẻ hứng thú với kiểu thiết kế bài giảng như thế nào, âm thanh, hình ảnh kiểu gì sẽ hấp dẫn được trẻ. Cho trẻ xem thử một số bài thiếu phần gây hứng thú dẫn dắt vào bài học, phần kết thúc so sánh với việc cho trẻ xem các bài giảng có đầy đủ các phần, ghi chép lại để thiết kế cho phù hợp với trẻ. * Kết quả: - Qua quá trình tham khảo các bài giảng tôi nhận thấy một số đặc điểm chưa hợp lí của giáo viên khi thiết kế bài giảng : 17/36
  18. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học + Nhiều bài giảng chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non. + Phần mục đích yêu cầu chỉ có chữ không có lời thuyết minh của giáo viên, nhiều hình ảnh thiếu phần dẫn dắt của giáo viên không phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ. + Câu hỏi tương tác thiếu hình ảnh minh họa. + Các bước chuyển tiếp đôi khi chưa linh hoạt. + Một số bài thiếu phần ổn định, gây hứng thú, kết thúc theo cấu trúc một bài học dành cho trẻ mầm non. Vì vậy không tạo tâm lý hứng thú, gây sự chú ý cho trẻ bước vào bài học, thiếu lời chúc kết thúc buổi học của giáo viên, giáo viên không chốt kiến thức rõ ràng..  Từ những điều đó tôi rút ra kinh nghiệm trong thực hiện bài giảng của mình. - Bên cạnh đó tôi được xem rất nhiều bài giảng có tính sáng tạo cao, hình thức thiết kế rất phù hợp với trẻ mầm non như: + Hình thức đưa ra câu hỏi vẫn là câu hỏi multiple choice, true/ false, fill- in-the-blank, matching. Nhưng hình thức sáng tạo, câu hỏi bằng hình ảnh rất dễ hiểu với trẻ. + Cách thiết lập số lần thực hiện cho từng câu hỏi: Với những câu hỏi dễ chọn phương án làm 1 lần, với những câu hỏi khó tôi chọn phương án làm nhiều lần. + Có phần hướng dẫn cách chơi rất cụ thể. + Một số bài sử dụng phông nền rất hiệu quả, làm nổi bật đối tượng chính, không gây mất tập trung cho trẻ. Hình ảnh, âm thanh sôi động.  Tôi đã học hỏi để đưa vào bài giảng của mình.  Thực tế cũng cho thấy với những bài giảng có phần dẫn dắt gây hứng thú của cô sẽ tạo được tâm lý tốt hơn cho trẻ bước vào bài học, có phần kết thúc, ghi âm lời chúc của giáo viên trẻ cảm nhận thấy điểm dừng bài học rõ ràng, không bị đột ngột. 3.2. Lựa chọn sắp xếp hình ảnh, các đoạn video, âm thanh: Sau khi tôi đã tham khảo các bài giảng E-Learning tôi bắt tay vào việc lựa chọn sắp xếp hình ảnh, các đoạn video, tạo âm thanh cho bài giảng của mình. Đây là bước quan trọng vì: + Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên dạy trẻ phải có đồ dùng trực quan, nếu cô chỉ đưa ra câu hỏi mà không có đồ dùng trực quan thì trẻ không bao giờ hiểu được và cũng không biết cô cung cấp cho trẻ những kiến thức gì. 18/36
  19. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học + Thực tế nhiều bài giảng trên mạng dành cho trẻ lứa tuổi mầm non nhưng câu hỏi tương tác đưa ra không có hình ảnh minh họa nên trẻ rất khó hiểu, nhiều khi trẻ không thực hiện được. + Việc lựa chọn sắp xếp hình ảnh, đoạn video, tạo âm thanh sẽ tạo nguồn tư liệu cho việc thiết kế bài giảng, bài giảng được thiết kế một cách thuận lợi hơn. + Kho học liệu của trường có đầy đủ hình ảnh, video của tất cả các chủ đề của trẻ nhưng còn thiếu các đoạn video ghi hình thực hiện các thí nghiệm, đồ dùng, dụng cụ chuẩn bị cho việc thực hiện thí nghiệm. * Cách thực hiện: - Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng để tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm các đoạn video trên các trang web công cộng để đưa vào xây dựng bài giảng của mình. + http://yahoo.com.vn + http://google.com.vn + http://timnhanh.com.vn + http://download.com.vn + www.ptc.com.vn + http://images.google.com.vn + http://youtobe.com.vn - Chụp ảnh các đồ dùng, dụng cụ làm thí nghiệm. - Kết hợp với giáo viên trên lớp thực hành thí nghiệm và quay video tiến trình thực hiện. - Sử dụng phần mềm biên tập các đoạn video, cắt ghép tạo thành đoạn video như ý, chuyển đổi đuôi về định dạng flv, wmv… bằng các phần mềm như: + Adobe Audition + CoolEditer + JetAudio + Aiseesoft Total Video Convetr Ví dụ: Thực tế có những đoạn video dài 30 phút. Để phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ không thể bắt trẻ ngồi theo dõi 1 đoạn video dài 30 phút. Và cũng không cần thiết bắt trẻ xem toàn bộ đoạn video. Vì vậy để đưa vào bài giảng cô giáo cắt đoạn đầu 30s, đoạn giữa 50s, đoạn sau 30s. Sử dụng phần mềm ulead video studio để biên đạo cho đoạn video.. - Còn với những đoạn video cô tự quay tôi kiểm tra xem lại cắt những phần không cần thiết, chỉnh sửa màu sắc, độ sáng tối, độ lớn của âm thanh. Nhằm giúp cho hình ảnh sắc nét, âm thanh to, rõ ràng. 19/36
  20. Xây dựng bài giảng E- Learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học - Sưu tầm âm thanh, bài hát phù hợp. Ví dụ: Tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, tiếng sóng biển… sưu tầm các bài hát để đưa vào phần ổn định, chuyển tiếp, kết thúc trong giáo án. - Phân loại hình ảnh, video, âm thanh thành các thư mục riêng biệt. * Kết quả: Tôi đã sưu tầm, chụp, quay được một kho dữ liệu về hình ảnh, âm thanh, video để chuẩn bị tốt cho việc thiết kế bài giảng. Các hình ảnh, đoạn video được tôi lưu trữ thành các thư mục riêng biệt thuận tiện cho việc sử dụng thiết kế bài giảng. Nguồn tư liệu phong phú sẽ giúp tôi thiết kế các bài giảng được thành công. Hình ảnh thư mục chứa các đoạn video về âm thanh và các hiện tượng thiên nhiên. 4. Xây dựng bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thực hiện thí nghiệm khoa học: Sau khi đã có được kiến thức, tên các thí nghiệm khoa học, xác định được lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ trong các thí nghiệm khoa học, nắm bắt được các đặc điểm tâm lí của trẻ cũng như là có những hiểu biết nhất định về thiết kế các bài giảng E-Learning và sưu tầm một kho dữ liệu về hình ảnh, video, âm thanh tương đối đầy đủ tôi bắt tay vào thiết kế bài giảng E-Learning: * Cách xây dựng bài giảng: a) Cài đặt phần mềm về máy: Cài đặt Adobe Presenter. Bạn có thể tải Adobe Presenter về để dùng thử từ địa chỉ www.adobe.com . Hiện có bản 7.0 dùng thử 30 ngày. Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau: 20/36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2