Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp dạy tốt Tin học ở bậc tiểu học
lượt xem 1.409
download
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT.
Bình luận(6) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp dạy tốt Tin học ở bậc tiểu học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp dạy tốt tin học ở bậc tiểu học A. Phần mở đầu I/ Lý do chọn chuyên đề: * Tầm quan trọng của công nghệ thông tin: Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo * Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc tiểu học: Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, … Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
- + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. * Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như: + Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học. + Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ. + Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp, … II. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề. - Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học. III/ Đối tượng nghiên cứu: - Môn tin học lớp 4. - Học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Đằng Hải. IV/ Phương pháp nghiên cứu: - Phỏng vấn học sinh khối 4. - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới) - Sử dụng bảng biểu đối chiếu. - Thăm lớp, dự giờ. - Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- B. Phần nội dung: I/ Cơ sở lý luận: + Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. + Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. + Trong nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguần nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004 – 2006 của ngành. II/ Cơ sở thực tiễn: * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường Tiểu học Đằng Hải: 1. Thuận lợi: * Nhà trường: - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Được sự ủng hộ của các cấp uỷ – UBND – các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. * Giáo viên: Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. * Học sinh:
- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. 2. Khó khăn: * Nhà trường: Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 3 – 4 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. * Giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo mới đang thí điểm dạy môn Tin học vào lớp 3 cho một số tỉnh và thành phố (trong đó có thành phố Hải Phòng) và biên soạn quyển sách cùng học tin học quyển 1. Năm học 2005 – 2006 Phòng giáo dục Hải An mới giao thí điểm cho trường tiểu học Cát Bi dạy thử chương trình sách cùng học Tin học quyển 1 vào lớp 3. Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức tin học, nhưng có một số giáo viên được chuyển từ môn văn hoá sang, nên chỉ được đào tạo hết chứng chỉ A nên kiến thức còn hạn hẹp, chưa có chiều sâu cũng như chiều rộng nên việc cập nhật những vấn đề mới còn hạn chế. Hơn nữa khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. Do mới là môn tự chọn nên đa số giáo viên dạy Tin học trong trường tiểu học đều là giáo viên hợp đồng trường, chỉ tiêu biên chế chưa có, lương thấp nên cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
- * Học sinh: Học sinh chưa có sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên dạy trên lớp. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. III/ Thực trạng: Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 4 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ thao tác Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 25/112 22% Thao tác đúng 40/112 36% Thao tác chậm 37/112 33% Chưa biết thao tác 10/112 9% IV/ Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc tiểu học: 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: - Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3) Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào.
- - Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản (khối 4). Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 4 (lớp 4A và lớp 4B) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 4A dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng mát tính, thao tác trên máy tính. Còn lớp 4B dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính. Khi tổng hợp kết quả thu được: Lớp 4A Lớp 4B Mức độ thao tác Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh 15/38 39% 8/35 23% Thao tác chậm 13/38 34% 15/35 43% Chưa biết thao tác 10/38 27% 13/35 34% Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
- Ví dụ: Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác. 2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Ví dụ: Trong một ca thực hành với bài vẽ hình vuông sau: ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn của hình vuông trên. Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã học ở môn Mỹ thuật 4. 3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
- 4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. 5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper) 6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân. C. Kết luận: I/ Kết quả: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 4, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực Mức độ thao tác hiện chuyên đề hiện chuyên đề Tỷ lệ tăng, Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ giảm Thao tác nhanh, đúng 25/112 22% 40/112 36% Tăng: 14% Thao tác đúng 40/112 36% 45/112 40% Tăng: 4% Thao tác chậm 37/112 33% 27/112 24% Giảm: 9% Chưa biết thao tác 10/112 9% 0/112 0% Giảm: 9%
- Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 4 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. II/ Bài học: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài . - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ… - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. - Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 4. tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đằng hải ngày 9 tháng 4 năm 2006 Người viết Phan Thị Thuỷ
- Giáo án minh hoạ vẽ hình chữ nhật, hình vuông A. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết sử dụng nút công cụ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông. từ đó vận dụng để vẽ và trang trí một số hình chữ nhật, hình vuông như trang trí khăn thêu, viên gạch, … - Liên hệ những hình đã học trong môn Mĩ thuật để vẽ, trang trí hình vẽ sao cho thẩm mĩ và hài hoà. B. Đồ dùng: Giáo viên: Đồ dùng dạy học công nghệ. Học sinh: Bút, vở. C. các hoạt động dạy và học: Stt Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (2 – 3’) - Em hãy nêu cách sao chép một hình? - 2 – 3 HS trả lời. - Em hãy nêu cách di chuyển hình? Giảng bài mới: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông 2. 1. Vẽ hình chữ nhật: (5 – 6’) H: - ở bài học trước muốn vẽ một hình chữ - Sử nút công cụ vẽ nhật ta sử dụng nút công cụ nào? đường thẳng. - Khi vẽ các em thấy hiện tượng gì xảy ra? - Vẽ không chuẩn, có nét thừa phải tẩy, nét thiếu phải nối lại, mất nhiều thời gian. Giáo viên làm mẫu. - HS quan sát. + B1: chọn biểu tượng . + B2: Chọn nét vẽ + B3: Chọn màu vẽ trong thanh bảng màu.
- + B4: Tiến hành vẽ. H: - Em hãy nêu lại các bước vẽ hình chữ nhật? - HS trả lời (4 bước). - Em hãy vẽ hình chữ nhật màu xanh, nét -1 -> 2 HS lên thực vẽ đậm? hành. * Chú ý: Vẽ hình chữ nhật có màu nền: ở bước 2 ta chọn nét vẽ thứ 3. H: Em hãy vẽ hình chữ nhật có màu nền là mầu hồng? - 1 ->2 HS lên vẽ. 2. Vẽ hình vuông (4 – 5’) H: - Như thế nào được gọi là hình vuông? - Là hình có 4 cạnh đều bằng nhau. Giáo viên làm mẫu: + B1: chọn biểu tượng . + B2: Chọn nét vẽ + B3: Chọn màu vẽ trong thanh bảng màu. + B4: Tiến hành vẽ. Trong quá trình vẽ giữ phím Shift trên bàn phím H: - Hãy so sánh cách vẽ hình vuông với hình chữ nhật? - Giống nhau: Đều chọn biểu tượng và đều có 4 bước vẽ. - Khác nhau: Khi vẽ hình vuông ta phải giữ - Em hãy vẽ hình vuông có đường viền nét phím Shift. mảnh, màu đỏ? - 1 -> 2 HS thực hành. - Vẽ hình vuông có màu nền màu vàng ta làm thế nào? - Chọn nét vẽ thứ 3 và 3. Luyện tập (20 - 21’) chọn màu vàng trong - Quan sát màn hình: thanh bảng màu - Hs quan sát. H: - Trong hình trên, hình nào là hình chữ nhật? - Thân ngôi nhà, cửa chính, cửa sổ.
- - Hình nào sử dụng nét thẳng? - Mái nhà. Chia nhóm thực hành (thảo luận trong 1’) - lần lượt từng nhóm lên thực hành. - Từng nhóm nhận xét bài làm của nhau, GV nhận xét, cho điểm. - Quan sát màn hình. - HS quan sát. H: - Hình trên được trang trí bởi hình gì và - Trang trí bởi hình những nét vẽ gì? vuông và các hoa văn được vẽ bởi các đường cong một chiều. * Giáo viên làm mẫu học sinh quan sát. - Chia nhóm thực hành. - Lần lượt các nhóm lên thực hành. - Đại diện các nhóm nhận xét bài làm của nhau. 4. Củng cố, dặn dò: (2 – 3’) - Giáo viên nhận xét, - Nêu lại các bước vẽ hình chữ nhật? cho điểm. - Khi vẽ hình vuông ta phải giữ phím gì? Dặn dò: Ôn lại lý thuyết vẽ hình chữ nhật, vẽ - 4 bước. hình vuông. Sưu tập một số hình ảnh có liên - Giữ phím Shift. quan đến hình chữ nhật, hình vuông để giờ sau thực hành. * Dự kiến sai lầm học sinh hay mắc phải: - Học sinh dễ nhầm cách vẽ hình chữ nhật với hình vuông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị
25 p | 4574 | 1708
-
Sáng kiến kinh nghiệm coi trọng tính chất thực hành trong giờ Tập viết lớp 2
14 p | 2125 | 880
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý lớp 5: Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy Địa lý 5
7 p | 6010 | 873
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp các trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6
21 p | 1555 | 381
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
11 p | 965 | 258
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - GV. Lê Văn Dõng
6 p | 1580 | 186
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
23 p | 466 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6
26 p | 211 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 214 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi
13 p | 203 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy so sánh phân số ở lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực tư duy
14 p | 55 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 91 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ thuật sử dụng máy tính cầm tay giải bài toán đại số
94 p | 52 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn sử dung phần mềm Zipgrade chấm trắc nghiệm bằng điện thoại smartphone và ứng dụng máy tính cầm tay vào làm nhanh bài tập toán trắc nghiệm thi THPT quốc gia
108 p | 50 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tiếp cận và giải quyết các bài toán thực tế chương II - Giải tích 12 bằng phương pháp dạy học tích hợp môn Toán với môn Vật lí và môn Địa lí
23 p | 52 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử ở Tiểu học
25 p | 47 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn