intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học Tại trường MN Bình Minh- Buôn Tuôr A- Đray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk

  1. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.  Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan   trọng trong việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ  và nó có tầm  quan trọng đặc biết đối với con người, nhất là đối với trẻ  mầm non. Thế  giới   xung quanh luôn là điều mới lạ, lúc nào trẻ  cũng muốn được tìm tòi, được quan   sát, tiếp xúc, sờ vào vật, trẻ luôn muốn được hiểu biết nhiều hơn về mối quan hệ  đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh. Từ đó phát triển ngôn ngữ, vốn   từ  của trẻ  ngày càng phong phú, đa dạng về  câu từ  và phát triển năng lực hoạt   động trí tuệ, tư duy của trẻ.  Đối với trẻ  đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này  tất cả mọi việc đều bắt đầu và trở  thành những thói quen, trong đó có thói quen   tốt và cả những thói quen xấu. Chính vì vậy chúng ta đang ở thế kỷ nền văn minh   trí tuệ, nền khoa học tiên tiến hiện đại, do vậy con người cần phải năng động  sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn được như vậy ngay từ  tuổi ấu thơ trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ 5­ 6 tuổi đang ở  những bước phát triển  mạnh về  nhận thức, tư  duy, ngôn ngữ, tình cảm ..... Thế  giới khách quan xung  quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ  hấp dẫn và còn bao lạ  lẫm   khó hiểu, trẻ  tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Từ  những vấn đề  trên tôi   đã có suy nghĩ cần tổ chức cho trẻ khám phá khoa học như  thế  nào và khám phá   những gì để tạo hứng thú kích thích trẻ chú ý góp phần nâng cao chất lượng giáo  dục. Tại các trường mầm non hiện nay, hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5­ 6 tuổi mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đạt được kết quả  cao. Thực tiễn   hiện nay  ở  trường Mầm non Bình Minh tôi đang công tác, hoạt động khám phá          Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 1 –
  2. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk khoa học cho trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số, một số hoạt động khám phá còn  rất tẻ nhạt, giáo viên còn lúng túng trong việc cho trẻ khám phá về thế giới xung   quanh,  một số hoạt động trẻ chưa có hứng thú học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi thấy  cần phải có một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học, nhằm  nâng cao chất lượng môn học, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một   cách khoa học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề  tài “Một số  biện pháp giúp   trẻ  5­6 tuổi người dân tộc thiểu số  học tốt môn Khám phá khoa học tại trường   MN Bình Minh­ buôn Tuôr A­ Dray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a.Mục tiêu của đề tài Giúp trẻ  phát triển toàn diện về  các mặt: thể  chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình   cảm xã hội, thẩm mĩ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống xung  quanh trẻ. b. Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu nhằm tìm ra một số  biện pháp giúp trẻ  học tốt môn khám phá  khoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc  cho trẻ  Mầm non  ở  độ  tuổi 5­ 6 tuổi, sau khi vận dụng đề  tài sẽ  góp phần giúp  trẻ học tốt môn Khám phá khoa học. 3. Đối tượng nghiên cứu  Một số  biện pháp giúp trẻ  5­6 tuổi người dân tộc thiểu số  học tốt môn   Khám phá khoa học. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 2 –
  3. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh ­ Xã  Dray sap­ Huyện Krông Ana­Tỉnh Dăk Lăk.  5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:  Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ.  b. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ) c. Phương pháp thống kê giáo dục II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của giáo dục mầm non mới trong thời kì hiện nay là giúp trẻ phát  triển toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm ­ quan hệ xã hội). “Học   mà chơi” “chơi mà học”. Trẻ mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi  các sự vật, hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học thỏa mãn nhu  cầu phát triển đó của trẻ. Qua hoạt động khám phá, trẻ  có khả  năng quan sát, so  sánh, phân loại…Từ đó, trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề  đơn giản theo nhiều  cách khác nhau. Trẻ  có một số  hiểu biết ban đầu về  con người, sự  vật, hiện  tượng xung quanh. Việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học là hết sức   cần thiết và quan trọng, quyết định đến cả quá trình trẻ tiếp thu bài tốt hay không.  Thực tế  hiện nay, việc giúp trẻ  học tốt hoạt động khám phá khoa học ở  trường  mầm non còn rất hạn chế về hình thức, phương pháp và nội dung vào bài. Vì vậy  khi vào bài trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động do vậy hoạt động chưa đạt  kết quả cao. Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 3 –
  4. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk quan trọng trong cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ  trước khi vào  lớp 1. 2. Thực trạng. Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 30 , Dân tộc:  30 ,  Nữ dân tộc: 14 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ  trẻ có khả  năng, quan sát, so sánh,  phân loại, giải quyết vấn đề, những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện  tượng xung quanh còn thấp, hạn chế.. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức  cho trẻ  tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học theo các chủ  đề, chủ  điểm. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số  thuận lợi và khó  khăn sau: 2.1. Thuận lợi, khó khăn. * Thuận lợi. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện cùng Ban giám  hiệu nhà trường, lãnh đạo xã và sự  quan tâm nhiệt tình của Ban tự  quản thôn,  buôn nơi tôi đang công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi  phục vụ cho   các hoạt động  tương đối đầy đủ, sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi  được tham dự  các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự  giờ  các đợt  chuyên đề  hoạt động khám phá khoa học cũng như  chuyên đề  của các môn học   khác do cấp trên tổ chức. Bản thân có trình độ  chuẩn về  chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề  mến trẻ.  Có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học và biết định  hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường hoạt động         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 4 –
  5. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk ở lớp tương đối phong phú. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử  thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp tích cực.  Giáo viên trong trường đoàn kết, giúp đỡ  nhau nhiệt tình trong các hoạt   động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Phụ huynh học sinh tín nhiệm và tin cậy nhà trường, giáo viên  khi gửi con   em mình đến lớp. Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan, lễ phép. Có tính tìm  tòi khám phá và rất hiếu động. * Khó khăn:  100% số trẻ trong lớp là người dân tộc thiểu số, nề nếp học tập cũng như  kiến thức của trẻ  còn hạn chế, sử  dụng tiếng mẹ  đẻ  là chủ  yếu, vốn từ  tiếng  Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho   trẻ. Một số  trẻ  chưa đi học bao giờ  nên còn nhút nhát, chưa tự  tin khi giáo tiếp   với cô và các bạn. Phụ  huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong  việc đưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và cần thiết.  Khi dạy trẻ  tham gia vào các hoạt động  ở  lớp một số  giáo viên chưa linh  hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách gây hứng thú vào bài, chưa sáng tạo trong  việc làm đồ  dùng, đồ  chơi. Chưa vận dụng triệt để  các môn học khác và chưa   đầu tư sưu tầm các trò chơi, câu đố ngoài chương trình.  Giáo viên tạo môi trường cho trẻ  hoạt động  ở  bên ngoài lớp học chưa đa  dạng, phong phú. Trẻ  nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Sự  chú ý hào  hứng của trẻ còn hạn chế.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 5 –
  6. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về khám  phá khoa học của trẻ qua các vấn đề: Trẻ nhận biết và phát âm đúng; trẻ nhận ra  sự  thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số  hiện tượng tự  nhiên khám phá các sự  vật hiện tượng xung quanh; trẻ  hay đặt câu hỏi; thích  khám phá các sự  vật, hiện tượng xung quanh; giải thích được mối quan hệ  giữa  nguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Thu được kết quả  như sau:   Tổng số khảo sát 30 trẻ trong lớp. Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả  đạt ­ Trẻ nhận biết và phát âm đúng tên gọi 20/30 trẻ = 70 % ­ Khả năng quan sát, so sánh, phân loại,  15/30 trẻ = 50% phán đoán, chú ý. ­  Những   hiểu   biết   ban   đầu   về   con  18/30 trẻ = 60% người, sự vật, hiện tượng xung . ­  Trẻ  thích khám phá các sự  vật, hiện  16/30 trẻ = 53,3% tượng xung quanh ­  Giải   thích   được   mối   quan   hệ   giữa   13/30 trẻ = 43,3% nguyên nhân và kết quả đơn giản trong  cuộc sống hằng ngày  2.2. Thành công, hạn chế Trước khi vận dụng một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiểu  số học tốt môn khám phá khoa học thì có những thành công và hạn chế sau. *Thành công.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 6 –
  7. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk 100% trẻ là người dân tộc thiểu số nhưng có khoảng 70% trẻ nói tiếng phổ  thông tương đối lưu loát. Trẻ  đã có một số  hiểu biết ban đầu về  con người, sự  vật và hiện tượng  xung quanh. Thái độ học tập tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi. Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, biết lựa chọn hoạt  động cho trẻ tham gia phù hợp với lứa tuổi, chủ đề, chủ điểm và tâm sinh lý của   trẻ. Đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  cho các hoạt động, giáo viên và trẻ  có thể  tự  tạo. * Hạn chế.  Khoảng 30% trẻ  nhút nhát chưa mạnh dạn, tự  tin tham gia vào các hoạt   động. Một số  phụ huynh học sinh thờ  ơ với việc đưa con em mình đến lớp. Cho  trẻ ở nhà đi lên nương, lên rẫy theo bố mẹ. Một số  đồ  dùng phục vụ  cho các hoạt động khám phá còn chưa có như:  kính lúp,…..và môi trường hoạt động chưa phong phú. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. * Mặt mạnh. Đa số trẻ thích tham gia vào các hoạt động ở trường lớp. Trường học khang trang, thoáng mát phù hợp cho trẻ tham gia vào các hoạt  động..        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 7 –
  8. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Giáo viên có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động, biết cách chăm  sóc và bảo vệ trẻ. Có khả năng tạo các bài giảng điện tử dạy cho trẻ. Vì vậy trẻ  rất tích cực và thích tham gia vào hoạt động. * Mặt yếu. Học sinh trong lớp 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Sự hiểu biết   của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế, khả năng diễn đạt của trẻ chưa lưu  loát. Chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Giáo viên còn lúng túng trong một số hoạt động cho trẻ làm quen, chưa sưu   tầm một số bài thơ, câu đố tích hợp vào bài dạy. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng. Trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động khám phá của cô  và trẻ còn thiếu như một số dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm. Giáo viên chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách  thu hút trẻ  vào hoạt động, chưa sáng tạo trong việc làm đồ  dùng, đồ  chơi. Giáo  viên đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học, bên cạnh   đó là cách sử  dụng đồ  dùng trực quan chưa phát huy đượ  hết công dụng của đồ  dùng sẵn có trong thực tế.  Tiết học tổ  chức nhưng dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ  học trở  nên  khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ  thu được trên tiết học còn  chưa đáp  ứng được với yêu cầu kiến thức của đề  tài đặt ra cho trẻ  đây cũng là  yếu tố ảnh đến đề tài. 100% trẻ có bố, mẹ là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, ít  có thời gian quan tâm đến con cái. Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn   tham gia vào một số  hoạt động  ở  trường, lớp. Trẻ  hạn chế  về  tiếng Việt, nói   năng diễn đạt còn hạn chế.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 8 –
  9. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Trẻ cùng một độ  tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa được đồng đều. Trẻ  phát âm chưa chuẩn chiếm 30 %, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi vẫn còn cao so  với những khu vực khác nên tình trạng sức khỏe trẻ không ổn định cũng là yếu tố  ảnh hưởng ít nhiều đến thực trạng của đề tài. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Như  chúng ta đã biết thực trạng về việc “Giúp trẻ  5­6 tuổi người dân tộc   thiểu số  học tốt môn khám phá khoa học” đã đặt ra rất nhiều vấn đề  đòi hỏi   người thực hiện đề tài cần phải phân tích, đánh giá để người đọc hiểu được thực  trạng cần thiết của vấn đề. Từ thực trạng thuận lợi, thành công, mặt mạnh của đề tài đã tạo được môi   trường hoạt động khám phá khoa học  ở  lớp cho trẻ  tương đối phong phú. Tạo  được sự  tín nhiệm và tin cậy của phụ  huynh học sinh khi gửi con em mình đến  trường, lớp. Tỉ  lệ  trẻ  5 tuổi ra lớp 100%, tăng so với các năm trước. Giáo viên  chọn hoạt động cho trẻ khám phá khoa học phù hợp theo đặc điểm của trẻ  vùng  dân tộc thiểu số…. Luyện cho trẻ quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý.  Dạy trẻ  tích lũy vốn từ  về  các sự  vật, hiện tượng, con người xung quanh trẻ  chính xác phù hợp với từng hoạt động. Luôn quan tâm đến việc sử  dụng câu từ,   cách phát âm của trẻ, sửa sai kịp thời.  Ví dụ: Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học, một số trẻ phát âm chưa  đúng  từ như: “Con khỉ” trẻ phát âm thành “con khi”, chữ “hôm qua” trẻ phát âm  thành “hôm toa” cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại nhiều lần theo cô. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những  đồng nghiệp giảng dạy lâu năm trong trường nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.  Tuy nhiên khó khăn, hạn chế và mặt yếu cũng là những thực trạng quan trọng đã  làm cho việc “Khám phá khoa học của trẻ  5­6 tuổi người dân tộc thiểu số  tại         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 9 –
  10. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk trường MN Bình Minh ” gặp không ít những trở  ngại như: Vốn từ  của trẻ  còn  nghèo nàn, phụ  huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao  trong việc đưa con em mình đến trường học. Trẻ còn theo bố mẹ lên nương, rẫy  để chăn trâu, chăn bò, hái điều. Trẻ còn nhút nhát, hạn chế hiểu biết ban đầu về  con người, sự  vật, hiện tượng xung quanh chiếm tỉ  lệ  cao: 50% (qua kết quả  khảo sát trước khi thực hiện) Đánh giá được tầm quan trọng của thực trạng, từ đó có phương pháp, biện  pháp phù hợp để  giải quyết vấn đề  và mang lại hiệu quả  cao cho đề  tài khi  nghiên cứu. Đó chính là “Giúp trẻ 5­6 tuổi người tộc thiểu số học tốt môn khám  phá khoa học tại trường MN Bình Minh”. Vốn từ  của trẻ  tăng, ngôn ngữ, hiểu   biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh, khả năng quan sát, so   sánh, phân loại, trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh, giải thích  được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả  đơn giản trong cuộc sống hằng   ngày của trẻ  phát triển dần theo chiều tiến bộ qua từng giai đoạn, qua từng lứa  tuổi . Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động bằng vốn từ, kiến thức, nhận thức trẻ  tích lũy được. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Thông qua mọi hoạt động  ở  trường mầm non sẽ  góp phần giúp trẻ  phát   triển vốn từ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc theo nguyên tắc đi từ dễ  đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp, chính xác mang tính khoa học nhưng phải   theo nguyên tác vừa sức, không mang tính trừu tượng khó hiểu và khô khan. Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách và  kỹ năng sống cho trẻ.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 10 –
  11. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích  thú, phát triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý… Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ  ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt   hơn. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy,   nhận biết, ghi nhớ   và đó cũng là tiền đề  để  trẻ  tiếp tục phát triển ở  phổ  thông   sau này. Giáo dục trẻ sống gần gũi với thế giới xung quanh trẻ. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Biện pháp giúp trẻ  5­6 tuổi người dân tộc thiểu số  trường MN Bình Minh   học tốt môn Khám phá khoa học là luyện cho trẻ tư duy, ghi nhớ về thế giới xung   quanh trẻ. Muốn cho trẻ  đạt được kết quả  cao nhất chúng ta cần phối hợp sử  dụng các giải pháp, biện pháp sau: *Biện pháp 1: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Biểu tượng về  thế  giới xung quanh đa dạng đến với trẻ  qua nhiều hình  thức: Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh  ảnh, đồ  vật, vật thật …   Giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành  biểu tượng của mình. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cua, ta đặt câu đố:  “ Con gì tám cẳng hai càng. Đầu thì không có bò ngang cả đời” Trẻ đoán ngay được đó là con cua vì trong đầu trẻ, biểu tượng về con cua  được hiểu chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang nữa . Cho trẻ làm  quen với con cá, tôi dùng câu đố: “Con gì có vẩy có vây Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 11 –
  12. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể,  có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng…Từ  đó trẻ  có thể  so sánh xem  con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau ? Sau đó trẻ  tiến hành  phân nhóm dễ dàng hơn. Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để  vào bài cung cấp biểu t ượng thế  giới  xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật … Thông qua chủ  đề: Thế  giới thực vật. Cô cho trẻ  xem tranh  ảnh liên quan  đến môi trường, tranh,  ảnh sưu tầm trên mạng Internet, cho thấy được sự  tương  phản giữa môi trường có nhiều cây xanh, hoa cỏ  và môi trường thiếu cây xanh,  hoa cỏ. Qua đó, cho trẻ nói lên những suy nghĩ của mình về môi trường đó. Từ đó  rút ra kết luận. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời giáo viên cho trẻ khám phá về một  số loại cây như: cây ăn quả; cây lấy gỗ và cho bóng mát, cây ăn rau, cây làm thuốc  để  chữa bệnh. Giáo viên cung cấp thêm kiến thức cho trẻ  ăn rau nhiều sẽ  cung   cấp Vitamin cho cơ  thể  và giúp cho da dẻ  hồng hào. Tuy công dụng khác nhau  nhưng quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối giống nhau. Giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động như: Vẽ, tô màu, cắt, dán  tranh  ảnh về  cây xanh, hoa. Xây mô hình vườn cây ăn quả, xây mô hình vườn   rau… Chơi trò chơi:  “Cây nào quả   ấy”, “Gắn quả  cho cây”… Sau khi cung cấp  kiến thức cơ bản về cây, hoa, cô và trẻ  cùng dành một khoảng thời gian để thảo   luận cùng nhau, cô đặt ra tình huống để trẻ giải quyết vấn đề như: Cây cần gì để lớn lên? Để có những loại quả ngon cho chúng ta ăn, chúng ta  cần phải làm gì? Nếu không có cây xanh thì môi trường sẽ như thế nào?         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 12 –
  13. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Rừng cung cấp gì cho chúng ta? Nếu rừng bị tàn phá thì ảnh hưởng gì đến   con người, động vật… Để  trẻ  dễ  dàng tiếp nhận vấn đề, trong quá trình sinh  hoạt hằng ngày, cô giới thiệu đối tượng cho trẻ tiếp cận. Qua đó giáo dục trẻ về  vấn đề  chăm sóc, bảo vệ  cây xanh. Nếu khai thác, chặt phá cây xanh bừa bãi sẽ  gây lũ lụt, ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền việc trồng cây gây rừng. * Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá. Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với với đối tượng cần khám phá bằng cách nhìn,  sờ, nếm, ngửi….các vật thật nhằm kích thích trẻ ghi nhớ, tích lũy kiến thức. Ví dụ: Cho trẻ  quan sát hai bình nuôi cá, một bình có nước và một bình  không có nước. Sau một thời gian quan sát xem điều gì xảy ra (bình cá không có  nước thì cá sẽ chết). Từ thí nghiệm trên, trẻ sẽ biết được sự  cần thiết của nước   đối với đời sống động vật, thực vật. Qua đó, giáo dục trẻ nếu ở nhà có nuôi cá thì   không được bắt cá lên để  chơi và thường xuyên phải thay nước  để  tạo môi  trường sống sạch sẽ cho cá. Ngoài ra, cô có thể cho trẻ biết lợi ích của việc nuôi cá cảnh (nuôi cá cảnh  không chỉ  để  làm cảnh mà còn để  tiêu diệt bọ  gậy, hạn chế  sự  sinh trưởng của   muỗi vằn góp phần giảm bệnh sốt xuất huyết). Đối với các loại quả, giáo viên cho trẻ quan sát vật thật như sờ, ngửi, nếm   rồi cho trẻ đưa ra nhận xét các loại quả có đặc điểm, mùi vị, màu sắc, hình dáng  như thế nào, dạy trẻ cách ăn quả cho hợp vệ sinh, kỹ năng ăn uống có văn hóa. Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã nngoại … khi   trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối  tượng đó.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 13 –
  14. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Ví dụ: Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, h ướng trẻ nhận biết màu sắc cánh  hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa. Ngửi hoa  có mùi thơm. Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ  so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh . * Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, suy luận, phán đoán   và đưa ra kết luận. Cho trẻ xem một số thí nghiệm thông qua các chủ đề như sau:  Chủ  đề: Các hiện tượng thiên nhiên. Cô làm thí nghiệm “Sự  bốc hơi của  nước”. Giáo viên cho nước đun sôi vào 1 cái ly thủy tinh, trẻ lấy nắp đậy kín lại.  Sau một hồi quan sát mở  nắp ly ra sẽ  thấy nước bám vào nắp. Cô hỏi trẻ  “Tại  sao nước lại bám vào nắp”? (trẻ  đưa ra ý kiến theo suy nghĩ của trẻ. Sau đó, cô   tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận là do nước bốc hơi nên bám vào nắp).  Chủ đề: Thế giới thực vật: Cô và trẻ  tiến hành gieo ba hạt đậu đen ở  góc  thiên nhiên. Hàng ngày cô và trẻ theo dõi, quan sát sự phát triển của cây. Sau khi   cây nảy mầm thì mang cây vào trồng trong ba cái chậu: Một chậu thường xuyên   được tưới nước, có ánh sáng, không khí. Một chậu có ánh sáng, không khí nhưng   không tưới nước. Một chậu có nước, có không khí nhưng không có ánh sáng. Cô  giao nhiệm vụ cho các tổ quan sát và nhận xét về các chậu cây:  Sau một thời gian chậu cây nào tươi tốt? vì sao? Để cây xanh phát triển tốt, ta phải làm thế nào? Từ những ý kiến của trẻ, giáo viên tổng hợp lại và đưa ra kết luận chung:   Muốn cây xanh phát triển tốt thì ta phải cung cấp đầy đủ  đất, nước, ánh sáng,   không khí.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 14 –
  15. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk * Biện pháp 4: Biện pháp cho trẻ  khám phá khoa học  ở  mọi lúc, mọi   nơi, trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để  giúp trẻ  học tốt môn khám  phá khoa học mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón ­ trả trẻ tôi có thể  cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và gọi tên hình ảnh trong tranh.  Ví dụ: Trong giờ đón trẻ. Cô hỏi hôm nay Y Khim thấy có gì mới? trẻ  trả  lời có nhiều tranh về thế giới động vật đẹp.  Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc câu đố, hò vè đoán nhau, luyện   phát âm cho trẻ và tích lũy từ mới. Ví dụ:  Cho cháu đọc câu đố về con vật trong chủ đề thế gới động vật Con gì có cánh, Ngày xuống ao chơi, Mà lại biết bơi, ` Đêm về đẻ trứng. Hoạt động làm quen văn học: Cho cháu đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, kể  chuyện sáng tạo… theo chủ  đề  chủ  điểm. Nhằm tích lũy cho trẻ  về tên gọi của   động thực vật, các sự vật hiện tượng… Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “Học mà chơi, chơi mà học”. Bởi vì nó  có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô và trẻ trong tiết học thông qua các   trò chơi giúp trẻ củng cố, tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, trẻ có   cảm giác chơi nhưng thực chất là học. Không chỉ những hoạt động nêu trên mà còn rất nhiều hoạt động trong ngày  ở  trường mầm non  để  giúp trẻ  học tốt môn Khám phá khoa học. Vì vậy tôi  thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ  để  theo dõi, đánh giá quá trình phát   triển, những kĩ năng cần thiết chuẩn bị  cho việc khám phá các hoạt động tiếp   theo của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ cho  phù hợp và đạt được chất lượng tốt hơn..         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 15 –
  16. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk * Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giúp trẻ học tốt   môn Khám phá khoa học. Tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp   thu công nghệ  thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được  ứng dụng  công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải  biết sử dụng máy vi tính. Bản thân tôi đã được dạy nhiều tiết giáo án điện tử cho   chị  em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử  đa số  trẻ  rất hứng thú  tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao. Tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ máy vi tính cho lớp   và sắp xếp lịch học trên máy cho trẻ. Trẻ  được tham gia vui chơi với những trò  chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học như:  Trò chơi học tập: “Ghép đúng hình”. Chủ  đề  phương tiện và luật lệ  giao   thông. Trong tiết Khám phá về một số phương tiện giao thông (cô đóng vai cảnh  sát giao thông) Cách chơi: Trẻ  sẽ  Clich con chuột và bấm chọn các hình có sẵn trên máy  (hình tròn, hình vuông, hình chữ  nhật, hình tam giác, hình ô van…) để  tạo thành  chiếc ô tô, tàu lửa, con chim, con cá, con bướm…. Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi, giáo viên hỏi trẻ: Cháu đã ghép thành  hình gì? Trẻ trả lời: Cháu ghép hình ô tô. Vậy ô tô cháu ghép từ những hình nào?   Trẻ kể tên hình. Ngoài ra, theo sự hướng dẫn của cô, trẻ còn thao tác được nhiều   hoạt động khác trên máy, từ đó tạo được sự chú ý, lôi cuốn trẻ vào tiết học và tiết  học đạt được kết quả cao hơn.         Tương tự giáo viên cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi khác như: Trò chơi: “Cái gì đã thay đổi” ;  “Gặp gỡ bạn mới”…  Và còn nhiều trò  chơi khác nữa trẻ  vô  cùng  hứng thú và rất thích  đến  trường để học. Từ những trò chơi giúp trẻ  phát triển khả  năng quan sát, so sánh,          Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 16 –
  17. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk phân loại, nhận xét, chú ý….. tùy thuộc vào sự sáng tạo của cô và mục đích cô đặt   ra phát triển, củng cố những gì cho trẻ. * Biện pháp 6:  Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ khám   phá khoa học. Trẻ mầm non dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên. Vì thế, tôi thường xuyên trao  đổi với phụ huynh vào giờ đón ­ trả trẻ để hiểu được tính cách, năng lực, trình độ  của từng cá nhân trẻ và để phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ khi về nhà. Thường xuyên giao nhiệm vụ  cho trẻ  thông qua phụ  huynh. Ví dụ: trẻ  A,  trẻ B rất thích đọc câu đố về con vật, câu đố  về các bộ phận trên cơ  thể cho bố  mẹ, ông bà nghe; trẻ C, trẻ D rất hay hỏi những người lớn trong nhà về những gì  lạ xung quanh… Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển sách tranh, ảnh hoặc lô tô   về  con vật, cây cỏ, phương tiện giao thông….phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ  mở  rộng biểu tượng về sự vật xung quanh. Tạo một góc bảng tin ở  trước lớp tuyên   truyền treo ngay  ở cửa ra vào để  phụ  huynh dễ  nhìn thấy. Trong đó có ghi thông   tin về tình trạng sức khỏe, tình hình học tập của trẻ và một số kiến thức về chăm   sóc, nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, tôi đã lồng ghép tên các hoạt động trong ngày, trong   tuần vào một bông hoa, đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học và viết cụ thể  những điều trẻ  được học  ở  phía dưới.  Ở  đó, tôi dán các bức tranh, hình ảnh về  quá trình trẻ tham gia học, làm thí nghiệm, dạo chơi quan sát ngoài trời…để phụ  huynh biết được  ở  lớp con em mình thường xuyên được trải nghiệm các hoạt   động. Từ đó, tạo thêm lòng tin ở phụ huynh và khi về nhà họ có thể kết hợp với   giáo viên củng cố thêm cho trẻ bằng nhiều hình thức. Điều này góp phần giúp trẻ  ngày càng học tốt môn khám phá khoa học tại trường, lớp.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 17 –
  18. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Việc kết hợp với phụ  huynh giúp trẻ  luyện tập nhiều hơn, từ  đó trẻ  có   được vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ  ở  môi   trường nông thôn nên được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cỏ  cây, hoa lá, chim  muông, đồng thời được bố  mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố  kiến thức về  môi trường xung quanh nên hiệu quả hoạt động khám phá khoa học là rất cao. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ  huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở  địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ môn học Khám phá   khoa học. Ngày   nay   khi   khoa   học   công   nghệ   thông   tin   bùng   nổ,   ngoài   giờ   học   ở  trường ra về  nhà một số  cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò  chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh về nhà nên  cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi như: Ai thông minh nhất, vườn cổ tích,  ca nhạc thiếu nhi, kể chuyện cho bé nghe…nhằm tích lũy vốn từ cho trẻ và cũng   để trẻ học tập theo các bạn.. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. Phải là giáo viên có trình độ  chuẩn về  chuyên môn, có lượng kiến thức  phong phú, nắm vững phương pháp dạy trẻ  khám phá khoa học, nhiệt tình yêu  nghề  mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với nghề. Nhạy bén trong  cách xử lý tình huống sư phạm, bao quát trả lời những thắc mắc của trẻ kịp thời.   Có khả năng giúp trẻ  tham gia hoạt động khám phá khoa học ở  mọi lúc mọi nơi   và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học có hiệu  quả. Giáo viên phải vận động học sinh 5 tuổi người dân tộc thiểu số  trong địa  bàn ra lớp 100% và duy trì sĩ số từ đầu năm cho đến cuối năm học.        Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 18 –
  19. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung cho trẻ tham gia khám phá, chuẩn bị  bài soạn đầy đủ  sáng tạo, có chất lượng. Chuẩn bị  đồ  dùng đồ  chơi, tranh ảnh,   thiết bị dạy học phù hợp với đề tài, nội dung dạy để giúp trẻ khám phá khoa học. Bằng nhiều hình thức giáo viên cung cấp kiến thức, rèn luyện cho trẻ tham  gia vào hoạt động khám phá khoa học một cách nhẹ  nhàng, tùy từng đối tượng  học sinh có phương pháp dạy thích hợp.  3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Để giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học,   đạt kết quả  cao thì cần phối hợp nhiều giải pháp, biện pháp với nhau. Song  những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề  tài có mối quan hệ  khăng khít và  hỗ  trợ  cho nhau. Biện pháp làm giàu vốn hiểu biết của trẻ  về  thế  giới xung   quanh; biện pháp cho trẻ  khám phá khoa học  ở  mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt   động hằng ngày của trẻ  và biện pháp kết hợp với phụ  huynh trong việc hướng   dẫn trẻ khám phá khoa học sẽ hỗ trợ cho các biện pháp khác. Bởi lẽ khi tạo môi   trường cho trẻ khám phá khoa học tức là hoạt động khám phá khoa học ở mọi lúc,  mọi nơi, trong các hoạt động hàng ngày tốt, thông qua các hoạt động tạo hình, văn   học, thể duc.. và trò chơi trẻ đã tích lũy được một số  vốn hiểu biết, trẻ giảm đi   cách phát âm bị ngọng, tăng thêm phần so sánh, nhận xét, phán đoán…. Như  vậy   khi tham gia vào tiết học trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin có hứng thú hơn, thích tham gia  vào hoạt động hơn.  3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. * Kết quả khảo nghiệm.  Qua quá trình áp dụng các giải pháp, biện pháp và sự  quan tâm nhiệt tình   của tôi cùng với sự giúp đỡ của các cô giáo ở lớp 5­6 tuổi, các đồng nghiệp, Ban         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 19 –
  20. Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa   học Tại trường MN Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Đray Sáp­ Krông Ana­ Đăk Lăk giám hiệu trường mầm non Bình Minh. Đến nay tôi thấy kết quả thu được từ kết  quả khảo nghiệm là: * Đối với trẻ: Nội dung khảo sát Trước khi thực  Sau khi thực hiện Tăng/giảm hiện ­ Trẻ  nhận biết và phát âm  đúng tên gọi 20/30 trẻ = 70 % 28/30 trẻ = 93,3  Tăng 23,3% % ­   Khả   năng   quan   sát,   so  sánh, phân loại, phán đoán,  15/30 trẻ = 50% 27/30 trẻ = 90% Tăng 40% chú ý. ­ Những hiểu biết ban đầu  về  con người, sự  vật, hiện   18/30 trẻ = 60% 28/30 trẻ = 93,3% Tăng 33,3% tượng xung quanh trẻ. ­ Trẻ  thích khám phá các sự  27/30 trẻ = 90% Tăng 36,7% 16/30 trẻ = 53,3% vật, hiện tượng xung quanh ­ Giải thích được mối quan    hệ  giữa nguyên nhân và kết  13/30 trẻ = 43,3% 25/30 trẻ = 83,3% Tăng 40% quả   đơn   giản   trong   cuộc  sống hằng ngày  Kết quả  thu được từ  kết quả  khảo nghiệm đã có những giá trị  khoa học   mang lại khi thực hiện đề tài hết sức quan trọng và khả quan đó là:  Giáo viên linh hoạt, tự  tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi  được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ.  Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ  đề, đồ  dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ.         Người viết: Nguyễn Thị Tươi             ­               Đơn vị: Mầm non Bình Minh ­ 20 –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2